• Đối tượng đánh thuế Là các khách thể của thuế, khoản thu nhập, lợi nhuận… • Căn cứ tính thuế Là những yếu tố mà người thu thuế dựa vào đó để tính số thuế phải nộp.. Thuế trực thu• Là l
Trang 1Chương 2:
THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 Thu NSNN
2 Chi NSNN
3 Cân đối NSNN
Trang 21 Thu NSNN
a Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thu NSNN
b Nguồn thu NSNN
c Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN
d Phân loại thu NSNN
Trang 3a Khái niệm, đặc điểm, vai trò của
thu NSNN
• Khái niệm
Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà nước
• Đặc điểm
- Nguồn tài chính là khoản thu nhập của NN
- Thu NSNN nảy sinh trong quá trình phân chia nguồn tài chính quốc gia
- Gắn với thực trạng kinh tế và sự vận động
Trang 4a Khái niệm, đặc điểm, vai trò của
thu NSNN
• Vai trò của thu NSNN
- Là công cụ động viên, huy động các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ tiền tệ
- Là công cụ của NN trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế
- Góp phần hướng dẫn và điều tiết hoạt động SXKD
- Góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của NN đối với hoạt động SXKD
Trang 6Thu thuế
• Khái niệm
Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ đối với NN được quy định bởi pháp luật do các pháp nhân và thể nhân thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN.
Trang 7Thu thuế
• Các yếu tố cấu thành sắc thuế
- Tên gọi
- Người nộp thuế,
- Người chịu thuế
- Đối tượng đánh thuế
- Căn cứ tính thuế
- Thuế suất
Trang 8Các yếu tố cấu thành của
1 sắc thuế
• Người nộp thuế
Là chủ thể của thuế, là 1 pháp nhân hay thể nhân có nghĩa vụ phải nộp khoản thuế do luật thuế quy định.
• Người chịu thuế
Là người trích 1 phần thu nhập của mình để gánh chịu khoản thuế của NN.
• Đối tượng đánh thuế
Là các khách thể của thuế, khoản thu nhập, lợi nhuận…
• Căn cứ tính thuế
Là những yếu tố mà người thu thuế dựa vào đó để tính số thuế phải nộp Loại thuế khác nhau thì căn cứ tính thuế cũng khác nhau.
Trang 9Thuế suất
+ Thuế suất tỷ lệ: thuế suất được quy định theo tỷ
lệ % trên đối tượng đánh thuế.
+ Thuế suất lũy tiến: thuế suất tăng dần lên theo
từng nấc của đối tượng đánh thuế Gồm 2 loại:
* Thuế suất lũy tiến từng phần: thuế suất tăng dần
lên theo từng nấc của đối tượng đánh thuế
* Thuế suất lũy tiến toàn phần: thuế suất tăng lên
theo toàn bộ mức tăng của đối tượng đánh thuế.
+ Đối tượng tính thuế: là đơn vị được sử dụng làm
phương tiện tính toán của đối tượng đánh thuế.
Trang 11Vai trò của thuế
• Thuế là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu quan trọng của NSNN và có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế
• Chính sách thuế tác động trực tiếp đến giá cả, cung cầu, sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế
• Thuế là công cụ phân phối lại lợi tức, làm gia tăng tiết kiệm trong khu vực tư nhân và đảm bảo công bằng xã hội
Trang 12Thu thuế
• Phân loại thuế
1 Căn cứ vào phương thức đánh thuế
2 Căn cứ vào cơ sở đánh thuế
3 Căn cứ theo chế độ phân cấp và điều
hành ngân sách
4 Căn cứ theo phương thức sử dụng
Trang 131 Căn cứ vào phương thức
đánh thuế
• Thuế trực thu
• Thuế gián thu
Trang 14Thuế trực thu
• Là loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các thể nhân và pháp nhân khi có thu nhập hoặc tài sản được quy định nộp thuế
• Người nộp thuế là người chịu thuế và không được chuyển số thuế ấy sang cho người khác
• Số thuế trực thu nhà nước sẽ thực hiện phân phối và điều tiết thu nhập của người nộp thuế lúc phát sinh thu nhập
Trang 15Thuế gián thu
• Là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hóa hoặc chi phí dịch vụ
• Là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng
• Qua cơ chế giá cả thuế gián thu được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu, người sản xuất, kinh doanh hàng hóa cung ứng dịch vụ thu hộ thuế gián thu cho nhà nước
Trang 162 Căn cứ vào cơ sở đánh
thuế
• Thuế thu
nhập
• Thuế tiêu dùng
• Thuế tài sản
Trang 17Thuế thu nhập
• Bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế
là thu nhập có được Thu nhập có được hình thành từ các nguồn: tiền lương, thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần…
• Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Trang 19Thuế tài sản
• Là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản của các thể nhân, pháp nhân Tuy nhiên, không phải mọi thể nhân và pháp nhân đều bị đánh thuế tài sản mà tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
• Tài sản của thể nhân và pháp nhân gồm: chứng khoán, thương phiếu, nhà cửa, đất đai, máy móc, nhãn hiệu…
• Thuế nhà, thuế đất
Trang 203 Căn cứ theo chế độ phân cấp
và điều hành ngân sách
• Thuế trung ương
• Thuế địa phương
Trang 21Thuế trung ương
• Là loại thuế được nhà nước ban hành luật pháp và điều tiết 100% vào ngân sách nhà nước ở trung ương
Thuế địa phương
• Là loại thuế được nhà nước quy định trên lãnh thổ được phân công quản lý và được điều tiết vào ngân sách nhà nước ở địa phương 100%
Trang 224 Căn cứ theo phương thức sử
dụng
• Thuế tổng hợp: là loại thuế đánh vào tất
cả các thành phần của cơ sở đánh thuế
mà không có trường hợp ngoại lệ, không
có miễn, giảm thuế
• Thuế có lựa chọn: là loại thuế chỉ đánh
vào một phần nhất định của cơ sở đánh thuế như thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao…
Trang 23Hệ thống thuế VN hiện hành
• Thuế xất nhập khẩu.
• Thuế tiêu thụ đặc biệt.
• Thuế giá trị gia tăng.
• Thuế thu nhập doanh nghiêp.
• Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
• Thuế môn bài.
• Thuế tài nguyên.
• Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
• Thuế nhà, đất.
• Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
• Các loại phí và lệ phí.
Trang 24Thuế xuất, nhập khẩu
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, kể cả thị trường trong nước vào khu thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
Trang 25Thuế tiêu thụ đặc biệt
• Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh vào
sự tiêu dùng của một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo danh mục do Nhà nước quy định Đó là những mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu, thậm chí là xa xỉ đối với đại bộ phận dân cư hiện nay
Trang 26Thuế giá trị gia tăng
• Thuế GTGT là loại thuế đánh trên tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở VN.
Thuế nhà đất
• Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đất ở, xây dựng công trình.
• Đất ở: đất thuộc khu dân cư thành thị, nông thôn gồm đất
đã xây nhà, đất làm vườn, làm ao, đường đi, đất bỏ trống
• Đất công trình: đất xây dựng các công trình công nghiệp, KHKT, giao thông, thủy lợi
Trang 27Thuế thu nhập cá nhân
• Thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu trực tiếp trên thu nhập nhận được của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm hoặc từng lần phát sinh
Trang 28Những đối tượng được giảm
trừ gia cảnh
•Từ 1-1-2009, cá nhân có
thu nhập từ kinh doanh, tiền
lương, tiền công sẽ được
giảm trừ gia cảnh khi tính
thuế Mức giảm trừ là 4 triệu
đồng/tháng đối với người có
thu nhập và 1,6 triệu
đồng/tháng đối với mỗi người
phụ thuộc.
•Người bị đánh thuế thu
nhập, được giảm trừ cho bản
thân là 4 triệu đồng/tháng
nhưng vẫn đưa vào bậc chịu
thuế với mức thuế suất 0%)
Trang 29Mỗi người phụ thuộc gồm:
1 Con chưa thành niên;
2 Vợ, chồng và con đã thành niên nhưng
không có khả năng lao động;
3 Con đang là sinh viên hoặc có thu nhập
từ 500 ngàn đồng/tháng trở xuống;
4 Ông, bà, cha, mẹ không có khả năng
lao động có thu nhập từ 500.000 đồng/tháng trở xuống
5 Mức giảm trừ tối đa khoảng 10 triệu đồng,
đủ nuôi 5 - 6 người phụ thuộc
Trang 30Thuế sử dụng đất nông nghiệp
• Những tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất
Trang 31Thuế môn bài
• Thuế môn bài là loại thuế đánh vào khai trương nghề nghiệp trong 1 năm, được tính vào đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh
Thuế tài nguyên
• Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên do nước VN quản lý Tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN quản lý
Trang 32o Tối đa hóa nguồn thu
o Kiểm soát được nhu cầu
sử dụng
Trang 33Thu phí
• Phí là khoản thu mang tính chất thuế, là khoản thu
mang tính bù đắp một phần chi phí thường xuyên
và không thường xuyên về các dịch vụ công cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu
bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho người nộp phí
• Phí có hai loại: thứ nhất, các lọai phí mang tính
phổ biến do Chính phủ quy định; thứ hai, các lọai phí mang tính địa phương
• Phí gồm: học phí, phí cầu đường, thủy lợi phí,
cước phí hàng hải, án phí
Trang 34Thu lệ phí
• Lệ phí là khoản thu bắt buộc đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm một mặt bù đắp chi phí hoạt động hành chính mà nhà nước cấp cho các pháp nhân và thể nhân đồng thời vừa mang tính chất là khoản động viên sự đóng góp cho NSNN.
• Khoản thu này gắn liền với việc nhà nước cung cấp lợi ích hoặc dịch vụ chuyên dùng nào đó Vì vậy, nó mang tính chất hoàn trả trực tiếp
• Lệ phí gồm: lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động, lệ phí đăng ký kết hôn, lệ phí hải quan,
lệ phí xuất nhập cảnh, lệ phí đăng ký hộ khẩu
Trang 35Thu từ hoạt động kinh tế của NN
• Thu từ việc góp vốn vào các cơ sở kinh tế
• Thu hồi tiền vốn và tiền cho vay tại cơ sở kinh tế
• Thu từ việc bán hoặc cho thuê tài sản thuộc
sở hữu nhà nước (tài nguyên thiên nhiên)
• Thu từ hợp tác lao động với nước ngoài và khoản thu khác (tiền phạt, viện trợ không hoàn lại…)
Trang 36Nhân tố ảnh hưởng nguồn thu
NSNN
• Thu nhập bình quân đầu người
• Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế
• Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên
• Mức độ trang trải các khoản phí của NN phụ thuộc vào:
- Quy mô tổ chức và hiệu quả hoạt động của bộ máy NN.
- Nhiệm vụ kinh tế - xã hội của NN
- Chính sách sử dụng kinh phí của NN
- Tổ chức bộ máy thu, nộp NSNN.
Trang 37Cân đối NSNN
Thu NSNN
Bù đắp Thiếu hụt
1 Thuế
2 Phí – Lệ phí
3 HĐ Kinh tế của NN
Thu NSNN
Bù đắp Thiếu hụt
1 Thuế
2 Phí – Lệ phí
3 HĐ Kinh tế của NN
Thu NSNN
Bù đắp Thiếu hụt
Trang 38Viện trợ nước ngoài
• Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cấp cho chính phủ một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn viện
trợ phát triển chính thức (ODA-Official
Development Assistance)
Trang 39Viện trợ chính thức - ODA
• Là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước (chính phủ) với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương
và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ
• Hình thức cung cấp ODA gồm:
o ODA không hoàn lại
o ODA vay ưu đãi
o ODA vay hỗn hợp
Trang 40Hình thức cung cấp ODA
• ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA
không phải hoàn lại cho nhà tài trợ.
• ODA vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi) là khoản vay với
các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại.
• ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn
lại hay các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại.
Trang 41Các phương thức cung cấp ODA
• Hỗ trợ dự án
• Hỗ trợ ngành
• Hỗ trợ chương trình
• Hỗ trợ ngân sách
Trang 42Ưu điểm của ODA
• Lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình từ 0,25%năm)
• Thời gian cho vay, thời gian ân hạn dài
(25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
• Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA
Trang 43Những bất lợi khi nhận ODA
• Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ
và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ
• Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, không cần thiết đối với các nước nghèo
• Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ
• Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ
• Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị
Trang 51Khái niệm, đặc điểm chi NSNN
- Khoản chi NSNN được xem xét trên tầm vĩ
mô, không mang tính hoàn trả trực tiếp và gắn với phạm trù giá cả, tiền lương, lãi suất
Trang 52Vai trò chi NSNN
• Là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của NN
• Là công cụ để thực hiện vai trò của NSNN
Ngày nay, NN can thiệp vào hoạt động kinh
tế ở các nội dung:
- Hiệu quả
- Công bằng
- Ổn định
Trang 53Chi đầu tư phát triển
• Vai trò
- Là quá trình phân phối sử dụng một phần vốn tiền tệ
từ quỹ NSNN để đầu tư xây dựng CSVC.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn trong
và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.
• Đặc điểm
- Là khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định.
- Là khoản chi mang tính chất tích lũy.
- Là khoản chi gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế
Trang 54Chi đầu tư phát triển
- Chi dự trữ NN để mua hàng hóa vật tư dự trữ
NN có tính chất chiến lược của quốc gia
Trang 55Chi sự nghiệp
• Vai trò
- Là khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí của dân cư.
- Về nội dung, khoản chi này gồm chi bảo đảm hoạt động sự nghiệp và hỗ trợ cho các đối tượng xã hội.
- Đảm bảo quá trình tái sản xuất được kết hợp với sức lao động có chất lượng cao.
- Góp phần nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và sức khỏe cho người lao động.
- Về mặt XH, khoản chi này góp phần nâng cao mức sống và thu nhập thực tế cho dân cư
Trang 56Chi sự nghiệp
• Nội dung
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
- Chi sự nghiệp y tế
- Chi cho hoạt động, công nghệ, thể dục – thể thao
Trang 57Chi quản lý hành chính
• Vai trò
- Là sự thể hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị được thể hiện qua quỹ tiền tệ tập trung của NN
- Khoản chi này góp phần tăng cường vai trò
và hiệu lực quản lý bộ máy NN
- Mục đích khoản chi này là củng cố và nâng cao chất lượng vũ trang trong việc đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc
Trang 58Chi quản lý hành chính
• Nội dung
- Bắt nguồn từ sự tồn tại của NN và phù hợp với chức năng của NN Gồm các khoản chi:
+ chi về hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp
+ Chi hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật
+ Chi hoạt động các cơ quan trực thuộc ĐCSVN.
+ Chi hoạt động quản lý vĩ mô nền KT-XH
- Chi quốc phòng, an ninh
+ Mục đích sử dụng: chi phòng thủ, bảo vệ tổ quốc và chi bảo vệ, giữ gìn xã hội, an ninh của dân cư.
+ Về nội dung:
Trang 59Chi an ninh, quốc phòng
• Nội dung
- Chi đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn quân và công an nhân dân
- Chi đào tạo, huấn luyện, NCKH
- Chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí, phương tiện quân sự.
- Xây dựng, sửa chữa công trình chiến đấu, cơ quan quân sự, trại giam cấp huyện trở lên.
- Xây dựng phương án phòng thủ khu vực
- Huấn luyện dân quân tự vệ
- Phòng cháy chữa cháy
- Quản lý cải tạo phạm nhân