Bài luận án tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Kế toán gồm 224 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo.Lời cam đoanTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu thông tin được sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO BO TAI CHÍNH HỌC VIEN TAI CHÍNH
DO THI THOA
HOAN THIEN HE THONG KIEM SOAT NOI BO NHAM
TANG CUONG KIEM SOAT HOAT DONG THU, CHI NGAN
SACH NHA NUOC QUA KHO BAC NHA NUOC
LUAN AN TIEN Si KINH TE
HÀ NỘI - 2017
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO BO TAI CHÍNH
HỌC VIEN TAI CHÍNH
DO THI THOA
HOAN THIEN HE THONG KIEM SOAT NOI BO NHAM
TANG CUONG KIEM SOAT HOAT DONG THU, CHI NGAN
SACH NHA NUOC QUA KHO BAC NHA NUOC Chuyén nganh: Kiém toan
Mã số: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1 PGS.TS Giang Thị Xuyén
2 PGS.TS Ngô Trí Tuệ HÀ NỘI - 2017
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, tài liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ rằng
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Trang 4LOI CAM ON
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Giang Thị Xuyến
và PGS.TS Ngô Trí Tuệ - giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn
nghiên cứu sinh trong suốt quá trình thực hiện Luận án
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và
quý báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà lãnh đạo, cán bộ,
công chức của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong quá trình phỏng vấn, thu thập tài
liệu cho luận án
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Tài chính, Khoa sau đại học, các đồng nghiệp trong Khoa Kế toán - Học viện Tài chính đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
và hoàn thành luận án
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án này
NGHIÊN CỨU SINH
ĐỖ THỊ THOA
Trang 5MUC LUC
LOI CAM DOAN ooecececececscssscssscscscscscscscscscscscsescsscscscscscscscscscenscscecssisisecisenenenes i
LOI CAM ON ecececcessssessssssssessssesesssesessssssssesessssssssesessscssusscicsessisessesteusaceeaes ii
¡1809009 2 ảăằ ` 11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT cS St S13 E 1S 111 1E ST TH nrryp vi
DANH MUC SO BO.ieeeesesessssssssssssssssssssssssssssssssesessscssusssscscsusicssscseeusssscseeees viii
MỞ ĐẦU Q.2: 221 1 1 2212111211121 2111121210111 re 1
Chuong 1: LY LUAN CHUNG VE HE THONG KIEM SOAT NOI BO VOI KIEM SOAT HOAT DONG THU, CHI NGAN SACH NHA NUGC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC 22222 E222 2E2E2E212121211111111111 111.1 xe 15
1.1 KHAI QUAT VE THU, CHI NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIÊM SOÁT
THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 15
1.1.1 Khái quát về thu, chỉ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 15 1.1.2 Kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN 5S Scctxxxexexexexekerrke 22
1.1.3 Rủi ro đối với hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ KBNN .- 1-1 n n1 11 1518151118151 Eeererree 26
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THÓNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ CỦA KBNN 28
1.2.1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ . - - +c+c+c+c+xzxs+2 28
1.2.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước 34
1.2.3 Các yếu tố cầu thành hệ thống kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước 36
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ KBNN với kiểm
soát hoạt động thu, chỉ NSNN L TQ HT nghe 42 1.3 HE THONG KIEM SOAT NỘI BỘ KHO BẠC NHÀ NƯỚC VỚI KIEM
SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 44
1.3.1 Mơi trường kiểm sốt với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua
KBNN 2 2c 1 222212 2221211211111 reo 45
1.3.2 Đánh giá rỦi rO cccc TT rrt 49
1.3.3 Hoạt động kiểm soát đối với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua
KBNN 2 2c 1 n2 2 2212112121111 re 52
1.3.4 Thông tin và truyền thông về kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN 58
Trang 61.3.5 Giám sát kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN 61
1.4 HE THONG KIEM SOÁT NỘI BỘ CỦA KBNN VỚI KIÊM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN QUA KBNN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THÉ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO KBNN VIỆT NAM :-s++ 62 1.4.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ của KBNN với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN ở một số nước trên thế giới s+s+s+z+zvzvzezrzvee 62 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho hệ thống kiểm soát nội bộ KBNN Việt Nam với kiểm soát thu, chỉ NSNN 5-11 n1 1E11111111111111111111101111111010101010 01 xe 69 KET LUẬN CHƯƠNG l -:- 2 5:22 12E2E5212121212121212121 21c re 70 Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ VỚI KIEM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 022225212121 2212111111211 1112121111111 1111111211211 111111111 re 71 2.1 KHAI QUAT VE KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ¿ 71
2.1.1 Quá trình hình thành va phat triển Kho bạc Nhà nước Việt Nam 71
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động chủ yếu và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của KBNN 5 S22 121 1E221212111221112 11111111212 xe 72 2.1.3 Khái quát về kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN Việt Nam 74
2.2 THUC TRANG HE THONG KIEM SOAT NOI BO VỚI KIÊM SOÁT HOAT DONG THU, CHI NSNN QUA KHO BAC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM :¡80/50 7 ẰẰẰẰằẰằẰằằ 78 2.2.1 Thực trạng về môi trường kiểm soát với kiểm soát hoạt động thu, chi 384 80 2.2.2 Thực trạng đánh giá rủi ro đối với kiểm soát thu, chi NSNN 97
2.2.3 Thực trạng về hoạt động kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN 103
2.2.4 Thực trạng thông tin và truyền thông về thu, chi NSNN qua KBNN 122
2.2.5 Thực trạng về giám sát kiểm soát đối với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN 133
2.3 ĐÁNH GIÁ HỆ THÓNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ VỚI KIÊM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 135 2.3.1 Những kết quả đạt được - - c2 212121 21212121212121212121212121 2121 xe 135 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân . 2-2 +2+E2E2E2E2E2E2E2E 2E rxek 141
Trang 72.3.3 Nguyên nhân hạn chế của hệ thống KSNB đối với kiểm soát thu, chỉ
NSNN qua KBNN tại Việt Nam 0 eee eee ceeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 154
KET LUẬN CHƯƠNG 2 - 5: 2 122222121221 25212121 2121212121112 re 156
Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THÓNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ KHO BẠC NHÀ
NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG KIÊM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2c cv ssrsrerskt 157 3.1.1 Định hướng phát triển KBNN Việt Nam đến năm 2020 và phương hướng hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm tăng cường kiểm soát thu, chỉ NSNN 157
3.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng
cường kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN 5-52 162
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THÓNG KSNB NHẰM TĂNG CƯỜNG
KIEM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN QUA KBNN VIỆT NAM 164
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện mơi trường kiểm sốt - 5 +5+2+z+s+z+<+z 164 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro ¿2522222 2c2c2csxsxsxes 176 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát thu, chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước - - cv vờ 183
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện về thông tin và truyền thông .- 192
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động giám sát - ¿5255525522 199
3.3 DIEU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP -+ccc>cc+2 200
3.3.1 Về phía các cơ quan Nhà nước ¿+ 222222 2E2E2E E222 rrrrres 200 3.3.2 Về phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến kiểm soát thu, chỉ
NSNN qua KBNN HH Tnhh kg 203
3.3.3 Về phía Kho bạc Nhà nước 5: 2 t+ts 221218121 212121221 1121 EErex 204
KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 .- tk vn T1 ST TT TH TH TH Hàng TH it 206 KET LUẬN CHUNG ¿L1 2121 EE511123 1515115 1111111111111 111111 xEE 207 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BÓ CỦA TÁC GIÁ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MUC CAC TU VIET TAT
Chir viet tat Giai nghia
BCTC Báo cáo tài chính BKNT Bảng kê nộp thuế CBCC Cán bộ, công chức CBKSC Cán bộ kiểm soát chỉ CĐT Chỉ đầu tư CNTT Công nghệ thông tin CTMT Chương trình mục tiêu CTX Chi thường xuyên ĐP Địa phương ĐTN Đối tượng nộp ngân sách DVSDNS Đơn vị sử dụng ngân sách GNT Giấy nộp tiền GPMB Giải phóng mặt bằng
HDKS Hoạt động kiêm soát
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KBNN Kho bạc Nhà nước KSNB Kiểm soát nội bộ KTNN Kế toán Nhà nước MDCK Mẫu dấu, chữ ký MLNS Mục lục ngân sách
MTKS Mơi trường kiểm sốt
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCS Nghiên cứu sinh
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
Trang 9
NHTM Ngan hang thuong mai NS Ngân sách NSNN Ngân sách Nhà nước
NSTW Ngân sách Trung ương
NSDP Ngân sách địa phương
RDT Rút dự toán
TABMIS Treasury and budget management Information
Trang 10DANH MUC SO DO
Bảng 1.1 Các yếu tố cấu thành HTKSNB tiếp cận theo 5 yếu tố 37
Bảng 2.1 Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán KBNN áp dụng theo TABMIS 126
Bảng 3.1 Bảng trọng số đánh giá rủi ro không tuân thủ quy trình chỉ tiền mặt trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN -¿-c2c+©ccccecxersrsecee 179
Bảng 3.2 Bảng đánh giá mức độ rủi ro không tuân thủ quy trình chỉ tiền trong thanh
toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN của KBNN A -: 180 Bảng 3.3 Bảng đánh giá mức độ rủi ro không tuân thủ quy trình chỉ tiền trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN của KBNN B -ccccscsrreee 181 Bảng 3.4 Ma trận hoạt động quản lý rỦI TO -.- «6+ + s£veeserereererse 182
DANH MUC BANG
Sơ đồ 2.1 Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên 111
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm soát thanh toán VĐT XDCB qua KBNN 116
Trang 11MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với
nền kinh tế thế giới, đòi hỏi nước ta cần nhanh chóng thúc đầy cải cách cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung và chính sách tài chính- ngân sách (NS) nói riêng để
hình thành khuôn khổ pháp lý của nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp tích cực, hữu
hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý Ngân sách Nhà nước (NSNN) nói chung và lĩnh vực kiểm soát thu, chỉ NSNN nói riêng Với vai trò là một tổ chức trong bộ máy quản lý Tài chính của quốc gia, Kho bạc Nhà nước (KBNN) được giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN - là đầu mối tập trung, quản lý toàn bộ các
khoản thu NSNN, đồng thời KBNN cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và thanh toán
các khoản chi NSNN Với vai trò, chức năng quan trọng như vậy nên việc nâng cao
hiệu quả và chất lượng hoạt động của KBNN, trước hết là thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) thích hợp và hiệu quả đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học quản lý, các nhà lãnh đạo và nhân viên trong hệ thống KBNN và các bên liên quan
Trên giác độ lý luận, cho đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu đề xây dựng, bổ sung và hoàn thiện lý luận về HTKSNB của KBNN nhưng vẫn còn những quan điểm khác biệt cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ
Trên giác độ thực tiễn, từ khi thành lập và tái thành lập cho đến nay, KBNN Việt
Nam ngày càng phát huy vai trò trong việc tập trung các khoản thu vào quỹ NSNN, việc kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ NSNN ngày càng đi vào nề nếp theo các chính sách và chế độ quy định, góp phần quan trọng cho việc quản lý, điều hành NS của Chính phủ được chủ động, an toàn và có hiệu quả Công tác quản lý tập trung nguồn thu NSNN đã có nhiều đổi mới theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan thu và KBNN trong quá trình thu nộp KBNN đã cùng các cơ quan Thuế, Hải quan, ngân hàng (NH) triển khai thực hiện đề án hiện đại hóa thu nên đã giảm thiểu
thời gian, thủ tục cho cả đối tượng nộp thuế, KBNN và cơ quan thu, đảm bảo khớp đúng về số liệu giữa KBNN và cơ quan thu Cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN được cải cách về cơ chế góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu
Trang 12thu, chỉ NSNN qua KBNN vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều
kiện nên kinh tế thị trường phát triển sâu và rộng như hiện nay Đặc biệt trong điều
kiện cả nước đang đây mạnh cải tiến cải cách hành chính, việc tìm kiếm những giải pháp để quản lý tốt các nguồn thu, tiết kiệm các khoản chỉ và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực của NSNN cảng đòi hỏi KBNN phải quan tâm đến việc cải tiến và hoàn
thiện HTKSNB
Qua những phân tích trên cho thấy đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
nhằm tăng cường kiêm soát hoạt động thu, chỉ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước” mà nghiên cứu sinh (NCS) chọn nghiên cứu là đề tài có tính thời sự, cần thiết cấp bách cả về lý luận và thực tiễn
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án
Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến HTKSNB có ý nghĩa rất quan trọng giúp tác giả hệ thống hóa được những vấn đề có tính lý luận chung về HTKSNB Bên cạnh đó NCS cũng thấy được những vấn đề cần được tập trung nghiên cứu làm rõ như: Nghiên cứu sâu hơn về HTKSNB dưới góc độ chức năng và công cụ quản lý; nghiên cứu về HTKSNB ở phạm vi rộng cho toàn ngành để HTKSNB có thê phục vụ tốt hơn cho kiểm soát quản lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô
Có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về HTKSNB và HTKSNB của KBNN
ở các khía cạnh khác nhau NCS đã nghiên cứu tổng quan về các công trình, đề án, đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và có thê điểm qua một số nghiên cứu chủ yếu như sau:
2.1 Các công trình nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ
a) Các nghiên cứu trên thế giới về HTKSNB
Cho đến nay đã có rất nhiều tô chức trên thế giới nghiên cứu về HTKSNB trong đó
đề cập đến kiểm soát nội bộ (KSNB) trong mối liên hệ với kiểm toán nội bộ và kiểm toán tài chính Bên cạnh các tô chức cũng có nhiều nhà khoa học có thể kế đến một số
tác giả và tác phẩm như: Nghiên cứu của tác giả Robert Montgomery (1905) trong tác
pham “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”; Tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt
(1941) về “Kiểm toán nội bộ hiện đại- đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát”;
các Tác giả Alvin A.Arens và Jame Loebecke về “Kiểm toán”; Tác giả O.Ray Wittington và Kurt Pany (1995) về “Các nguyên tắc của kiểm toán”; Tác giả Jack C
Trang 13bộ hiện đại”, công trình nghiên cứu về KSNB của tác giả Mark A Steinwert (2011), kiểm toán viên và cộng sự nghiên cứu về “Soát xét lại hệ thống kiểm soát nội bộ -
Review of System of Internal Control”,
Ngoài lĩnh vực kiểm toán, những nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp cũng được các nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều tác phẩm, có
thể kế đến như: Tác giả Merchant, K.A (1985) về “Kiểm soát trong tổ chức kinh
doanh”; Tác giả Anthony, R.N và Dearden, J Bedford (1989) về “Hệ thống kiểm soát
quản lý”; Tác giả Bob Tricker (2009) về “Kiểm soát quản trị”;
Qua tìm hiểu các nghiên cứu điển hình trên thế giới cho thấy hệ thống lý luận về HTKSNB đã có được khung lý thuyết căn bản và đầy đủ Cùng với sự biến đổi của
môi trường kinh doanh, khả năng tư duy, nhận thức của nhà quản lý và cá nhân các nhà khoa học, lý luận về HTKSNB đã và đang được nghiên cứu bổ sung và phát triển chuyên sâu vào những ngành nghề, tô chức khác nhau
b) Các nghiên cứu ở Việt Nam về HTKSNB
Ở Việt Nam, HTKSNB đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đề cập ở các
luận án, công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí chuyên ngành Cụ thê cho đến nay đã có những nghiên cứu tiêu biểu như sau:
* Các luận án tiễn sĩ có liên quan đến HTKSNB
Qua khảo sát các luận án tiến sĩ trên các trang web tại Thư viện quốc gia và thư
viện các trường Đại học kinh tế tại Việt Nam, NCS nhận thấy cho đến nay có khá
nhiều các luận án nghiên cứu về HTKSNB theo hướng tiếp cận hoàn thiện HTKSNB
tại một doanh nghiệp hoặc một ngành cụ thé Có thể kế đến các luận án tiến sĩ của các tác giả tiêu biểu như:
+ Luận án tiễn sĩ: “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán
trực thuộc Bộ Quốc phòng” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) Luận án đã nghiên cứu HTKSNB của đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
trên góc độ đánh giá về cơ cấu tổ chức trong quân đội, quy chế quản lý tài chính của quân đội với đặc điểm của đơn vị quốc phòng, đúc rút kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia liên quan đến việc kiểm soát NS trong các đơn vị quân đội và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho ngành Luận án đã khái quát lý luận về HTKSNB theo 3 yếu tố cấu
thành đó là: Môi trường kiểm soát (MTKS), hệ thống thơng tin kế tốn; các thủ tục kiêm
Trang 14(ĐVSDNS), chỉ ra sự khác biệt với HTKSNB trong doanh nghiệp Tuy nhiên luận án
chưa đi sâu phân tích tác động qua lại của các yếu tố của HTKSNB với việc kiểm soát NS trong các đơn vị quân đội
+ Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thong kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp
sản xuất xi măng thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam” - Học viện Tài chính - Tác giả
Nguyễn Thu Hoài (2011) Luận án đã khái quát lý luận về HTKSNB theo 3 yếu tố cấu
thành đó là: MTKS, hệ thống kế toán; các TTKS Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận
án đưa ra giải pháp hoàn thiện trong việc thiết kế và vận hành HTKSNB tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến giải pháp áp dụng cho doanh nghiệp mà chưa đề cập đến HTKSNB toàn ngành
+ Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp
may mặc Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Bùi Thị Minh Hải (2012)
Luận án nghiên cứu HTKSNB theo 3 yếu tố cấu thành và phân tích các yếu tố trong thực tiễn các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đưa ra các giải pháp đề xuất hoàn
thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến HTKSNB ở phạm vi doanh nghiệp mà chưa đề cập đến HTKSNB toàn ngành
+ Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hoá chất
Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Nguyễn Thị Lan Anh (2013) Luận án
đã nghiên cứu về lý luận và thực trạng việc thiết kế và vận hành HTKSNB trong các doanh nghiệp của tập đoàn (theo 3 yếu tố) đưa ra các giải pháp đề xuất hoàn thiện HTKSNB của các đơn vị trong tập đoàn Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến giải pháp áp dụng cho tập đoàn mà chưa đề cập đến HTKSNB toàn ngành
+ Luận án tiễn sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật Dâu khí tại Việt Nam” — Học viện Tài chính — Nguyễn Thanh
Trang (2015) Luận án đã nghiên cứu về lý luận và thực trạng HTKSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam bao gồm 5 yếu tố theo quan
điểm của COSO bao gồm: MTKS; đánh giá rủi ro; HĐKS; thông tin và truyền thông;
giám sát Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến HTKSNB ở phạm vi doanh nghiệp mà
chưa đề cập đến HTKSNB toàn ngành dầu khí
+ Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp
trong Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị” - Học viện Tài chính - Đinh Hoài
Trang 15nghiệp trong Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị ở Việt Nam bao gồm 3 yếu tố cầu thành Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến HTKSNB ở phạm vi doanh nghiệp, cũng chưa đề cập đến HTKSNB ở phạm vi toàn ngành
+ Luận án tiến sĩ: “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Bảo hiểm
phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay ” - Học viện Tài chính - Nguyễn Thị Thu Hà (2016) Luận án đã nghiên cứu về lý luận và thực trạng HTKSNB tại các doanh nghiệp Bảo
hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam bao gồm 5 yếu tố theo quan điểm của COSO Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập đến HTKSNB ở phạm vi doanh nghiệp mà chưa đề cập đến HTKSNB ở phạm vi toàn ngành bảo hiểm
+ Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Thanh hóa” - Học viện Tài chính - Nguyễn Thị Thu Phương (2016) Luận án đã nghiên cứu về lý luận và thực trạng HTKSNB trong các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Thanh hóa bao gồm 5 yếu tố theo quan điểm của COSO Tuy
nhiên, luận án chỉ đề cập đến HTKSNB ở phạm vi doanh nghiệp chưa đề cập đến HTKSNB
ở phạm vi toàn ngành chế biến thủy sản
Bên cạnh các luận án tiến sĩ, đến nay cũng có khá nhiều các luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về HTKSNB, tuy nhiên cũng thường nghiên cứu ở phạm vi từng đơn vị mà
chưa đề cập đến HTKSNB toàn ngành
* Các đề tài nghiên cứu có liên quan đến HTKSNB
Qua khảo sát của NCS, cho đến nay các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành, nghiên cứu về HTKSNB tiêu biểu có các đề tài như sau:
+ Đề tài khoa học cấp Bộ (2004) “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc
tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam ” của tác
giả PGS TS Ngô Trí Tuệ và cộng sự Đề tài nghiên cứu về HTKSNB đối với quản lý tài
chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện HTKSNB giúp tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông
Việt Nam Đề tài cũng chưa đề cập đến HTKSNB toàn ngành
+ Đề tài khoa học cấp Bộ (2013) “Máng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình
kiểm toán do kiểm toán nhà nước tiến hành” do GS.TS Ngô Thế Chi và TS Phạm
Tiến Hưng đồng chủ nhiệm Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực trạng
Trang 16đối với công tác nghiên cứu và đánh giá HTKSNB do Kiểm toán Nhà nước thực hiện Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và đánh
giá đánh giá HTKSNB các Tập đoàn kinh tế Như vậy, dé tài đã tiếp cận HTKSNB từ
góc độ đánh giá HTKSNB để phục vụ hoạt động kiểm toán khi thực hiện quá trình
kiểm toán tại các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, không tập trung nghiên cứu về HTKSNB nhằm đối phó với các rủi ro của doanh nghiệp và cũng chưa đề cập đến HTKSNB toàn ngành
Tóm lại, hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về HTKSNB ở góc độ hoàn
thiện HTKSNB Tuy nhiên, phạm vì nghiên cứu và khảo sát, đánh giá thực trạng HTKSNB trong hẳu hết mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực, hoặc một quá trình, quy trình trong một đơn vị cụ thể, chưa đưa ra được đánh giá chung cho toàn ngành
2.2 Các nghiên cứu về hệ thống Kho bạc Nhà nước và HTKSNB tại KBNN a) Các nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về KBNN như: Nghiên cứu của
Mark Stock (1999), kiểm tốn viên cơng ty kiểm toán KPMG về “Kiển soát nội bộ-
hướng dẫn thực hành” đề cập đến quy trình đánh giá HTKSNB trong quá trình kiểm
toán dưới góc độ của kiêm toán viên khi thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về
KBNN Tác giả Michael Schur (2009), Giám đốc Kho bạc xứ Wales nghiên cứu về
kiểm toán nội bộ và chính sách quản lý rủi ro trong lĩnh vực công của KBNN xứ
Wales; tac gia Ronald MacEwan Wright (2014)- Dai hoc Victoria về kiểm toán nội bộ
Kho bạc, trong đó có nhấn mạnh đến vai trò của kiểm toán bội bộ KBNN đối với kiểm
tra các khoản thu, chi NS
b) Các nghiên cứu trong nước
* Các nghiên cứu về hoạt động nghiệp vụ của KBNN
Kể từ khi tái thành lập hệ thống KBNN Việt Nam năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN đã có nhiều thay đổi và hoạt động của KBNN cũng được mở rộng Đã có nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực hoạt động của KBNN, có thể
kê đến các nghiên cứu tiêu biểu như sau:
+ Về các luận án có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của KBNN
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bất (1993) với đề tài “Đổi mới và hoàn
Trang 17trong hoạt động của KBNN như quan ly quy NSNN, tín dụng Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu về kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN trong mối quan hệ với HTKSNB
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Anh Dũng (1994) với đề tài “Hệ thống Kho
bạc Nhà nước trong việc đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước” Luận án trình bày
những nội dung chủ yếu về việc đối mới việc quản lý, điều hành NSNN thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Tuy nhiên, luận án chưa tập trung
nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về kiểm soát quản lý hoạt động thu, chỉ NSNN trong
mối quan hệ với HTKSNB ở phạm vi rộng cho toàn hệ thống KBNN
- Luận án tiến sĩ của tác giả Hà Đức Trụ (1996) với đề tài “Những cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới và hoàn thiện hoạt động Kho bạc Nhà nước” Luận án trình bày các giải
pháp hoàn thiện hoạt động KBNN phù hợp với sự phát triển công tác tài chính với nội dung chủ yếu là công tác quản lý quỹ NSNN, cơng tác thanh tốn trong nền kinh tế và nội dung liên quan đến chức năng tín dụng Nhà nước, hoạt động đối ngoại, quản lý dự trữ quốc gia, mối liên hệ công tác của KBNN với các cơ quan trong và ngoài ngành
Tài chính Tuy nhiên, luận án chưa tập trung nghiên cứu đầy đủ và toàn điện về kiểm
soát quản lý hoạt động thu, chỉ NSNN trong mối quan hệ với HTKSNB của KBNN
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Nam (1999) với đề tài “Những biện pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý vốn Ngân sách của Kho bạc Nhà nước các tỉnh Tây Nguyên ” Luận án nghiên cứu các mối quan hệ trong quá trình hình thành và sử dụng vốn ngân sách thông qua KBNN thực hiện tập trung các khoản thu vào NS và
cấp phát, chi trả từ NS cho ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên Luận án chưa tập trung nghiên cứu về kiểm soát quản lý hoạt động thu, chỉ NSNN ở phạm vi rộng cho toàn ngành KBNN
- Luận án tiến sĩ của tác giá Lê Hùng Sơn (2003) với đề tài “Giải pháp nâng cao chat lượng quản lý tài chính dự án đầu tư tại hệ thống Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam”
Trang 18- Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Ngọc Châu (2004) với đề tài “Một số giải pháp tang
cường quản lý kiểm soát chỉ Ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng tin học ” Luận án trình bày thực trạng kiểm soát chỉ NSNN trong điều
kiện ứng dụng tin học và đưa ra các giải pháp chủ yếu hỗ trợ việc kiêm soát chỉ NSNN
trong môi trường tin học Luận án chưa nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về kiểm soát
quản lý hoạt động thu, chí NSNN qua KBNN
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quang Hưng (2015) với đề tài “Đổi mới kiểm soát
chỉ ngân sách thường xuyên của chính quyên địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước”- Học viện Tài chính Luận án tập trung làm rõ lý luận, thực trạng và đưa ra giải pháp đổi mới chỉ NS thường xuyên của chính quyền địa phương (DP) cdc cấp qua KBNN Tuy nhiên, luận án chưa tập trung nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về kiểm soát quản lý hoạt động thu, chỉ NSNN qua hệ thống KBNN
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Quảng Thống (2015) với đề tài “Xây đựng hệ
tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ”- Đại học Đà Nẵng Luận án đã trình bày và phân tích rất chỉ tiết về các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN mà chưa nghiên cứu đầy đủ và toàn điện
về kiểm soát quản lý hoạt động thu, chỉ NSNN qua toàn hệ thống KBNN
Bên cạnh các luận án tiến sĩ, cũng có khá nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về kiểm
soát thu, chỉ NSNN qua KBNN
+ Về các đề án, đề tài nghiên cứu có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của KBNN
Qua tìm hiểu NCS được biết đã có các đề tài cấp Bộ, ngành nghiên cứu về hoạt
động của KBNN Điền hình như các đề án, đề tài trong những năm gần đây như sau:
- Đề tài NCKH cấp ngành KBNN của tác giả Võ Xuân Tịnh và các cộng sự —
KBNN tỉnh Quảng Trị (2013) “Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm soát chỉ đâu tr
công qua KBNN Quảng Trị” Đề tài nghiên cứu lý luận về đầu tư, đầu tư công, chỉ đầu tư công qua KBNN và vận dụng lý luận đó để phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
kiểm sốt chỉ đầu tư công qua KBNN Quảng Trị đồng thời tham chiếu kinh nghiệm
các nước và ĐP khác để đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện kiểm soát chỉ đầu tư công qua KBNN Quảng Trị Tuy nhiên đề tài không đề cập tới kiểm soát hoạt động chỉ đầu tư công trong mối liên hệ với các yếu tô của HTKSNB ở phạm vi toàn ngành KBNN
Trang 19Nguyễn Đình Linh và các cộng sự (2014) “Nhận điện sai sót và biện pháp xử lý trong
công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chỉ trả của Kho bạc Nhà nước” Trong đó
nhóm tác giả nhắn mạnh những vấn đề mới như: Nhận diện sai sót thay đổi về TTKS chỉ NSNN, những vấn đề nội dung liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong cơng tác
kế tốn, thanh toán chỉ trả của KBNN, về công nghệ thông tin (CNTT) đang triển khai
ứng dụng Tuy nhiên đề tài không nghiên cứu sâu về biện pháp xử lý sai sót trong cơng tác kiểm sốt kế toán, thanh toán chỉ trả của KBNN trong mối liên hệ với các yếu tố của HTKSNB ở phạm vi toàn ngành KBNN
- Để tài nghiên cứu của Trường Nghiệp vụ Kho bạc do tác giả Lê Hùng Sơn và
các cộng sự thực hiện (2015) “Một số vấn đề cơ bản về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chỉnh nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” Đề tài nghiên cứu một số vẫn
đề cơ bản về quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính Nhà nước qua KBNN nhằm trang bị cho công chức KBNN những kiến thức cơ bản mang tính lý luận và vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính Nhà nước trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ Tuy nhiên đề tài không đề cập về quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính Nhà
nước trong mối liên hệ với các yếu tổ của HTKSNB tại KBNN
Như vậy, qua nghiên cứu các luận án, để tài NCKH nghiên cứu chuyên sâu về các
nh vực hoạt động của KBNN cho thấy các luận án, đề tài trên đã nghiên cứu lý luận,
thực trạng và dé xuất các giải pháp có phân liên quan đến kiểm soát hoại động thu, chi NSNN qua KBNN Tuy nhiên nội dung của các đề tài chủ yếu liên quan đến góc độ quản lý và hoàn thiện nghiệp vụ của KBNN mà không nghiên cứu về góc độ hoàn thiện HTKSNB của KBNN nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
+ Về các bài viết có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của KBNN
Ngoài các Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ, đề tài NCKH về KBNN, trên các tạp
chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết liên quan đến hoạt động nghiệp vụ kiểm soát
thu, chi NSNN qua KBNN Có thê kê đến một số bài tiêu biểu gần đây đăng trên Tạp
chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia như các bài viết sau: “Tổng kế toán Nhà nước: thống
nhất tổ chức thông tin Nhà nước ” số 136 (trang 30 sỗ 10/2013) của TS.Vũ Đức Chính
Bài viết “Cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN — những nội dung cần quan tâm” số 143- 5/2014 trang 23 của tác giả Vũ Đức Hiệp và bài “7hanh toán song phương điện tu: bước tiễn quan trọng hướng tới hình thành Kho bạc điện tử” số 145- 7/2014 Bài viết
Trang 20số 159- 9/2015 của tác giả Nguyễn Công Điều Bài viết “Chế độ kiểm soát, thanh toán
các khoản chỉ NSNN qua KBNN- những vấn đề cần hoàn thiện” số 159- 9/2015 của
tác giả Ngô Hải Trường Bài viết “Quản lý rủi ro trong hoạt động chuyên môn của KBNN- Phương thức quản lý hữu ích” của tác giả La Dũng số 160- 10/2015,
Các bài viết đăng tạp chí đã nghiên cứu các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn
của KBNN, trong đó có hoạt động thu, chỉ NSNN và cũng đề cập ở mức độ nhất định
đến các yếu tố cấu thành HTKSNB, tuy nhiên chưa đưa ra hướng nghiên cứu cho toàn
bộ HTKSNB của KBNN
* Các nghiên cứu về HTKSNB của KBNN
+ Các để tài nghiên cứu về HTKSNB của KBNN
Theo hiểu biết của NCS, các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về HTKSNB của
KBNN ở Việt nam cũng có một số đề tài NCKH tiêu biểu như:
- Đề tài NCKH cấp ngành KBNN của tác giả Nguyễn Văn Hiệp - KBNN Trung ương (KBNN TW) (2006) “Xây đựng hệ thống kiển tra, kiển toán nội bộ KBNN” Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm toán, kiểm tốn nội bộ và mơ hình hoạt động
kiểm toán nội bộ ở một số nước trên thế giới và tại một số tổ chức ở Việt Nam, từ đó
đề xuất các giải pháp chuyển đổi hệ thống kiểm tra, kiểm soát KBNN sang hệ thống
kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN Tuy nhiên đề tài này không đi sâu nghiên cứu về
HTKSNB trong mối quan hệ với việc kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
- Đề án cấp ngành KBNN “Chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động kiểm tra, kiển
toán nội bộ Kho bạc Nhà nước” (2007) của TS Giang Thị Xuyến và Ths Phạm Tiến Hưng
thực hiện Đề án đã đưa ra một số khuyến nghị về xây dựng HTKSNB và thực hiện cơng tác kiểm tốn nội bộ KBNN Việt Nam đồng thời đề xuất mô hình thực hiện hoạt
động kiểm soát, kiểm toán nội bộ KBNN trong giai đoạn 2006-2010 Đề án tư vấn và
đưa ra các giải pháp chuyển đổi mô hình tô chức, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN, một mắt xích quan trọng trong HTKSNB của KBNN Đề án có đề cập đến
HTKSNB của KBNN nhưng không đi sâu nghiên cứu mối liên hệ của hệ thống này với
tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
- Đề tài NCKH cấp ngành KBNN của tác giả Vũ Duy Minh - KBNN TW (2013)
“Một số giải pháp triển khai thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành KBNN” Đề tài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp triển khai chức năng thanh tra chuyên ngành
KBNN Nội dung đề tài chỉ đề cập đến khía cạnh thanh tra, kiểm tra các hoạt động thu,
Trang 21chi NSNN qua KBNN mà không đi sâu nghiên cứu mối liên hệ của HTKSNB với tăng cường kiêm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
- Đề tài NCKH cấp Học viện (2013) của Học viện Tài chính do PGS TS Giang Thị Xuyến chủ nhiệm với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng
cường kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN” Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về HTKSNB của KBNN và giải pháp hoàn thiện HTKSNB nhằm tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) tại KBNN mà không nghiên cứu HTKSNB ở phạm vi rộng hơn là kiểm soát thu, chi NSNN qua KBNN
- Để án nghiên cứu ứng dụng của Trường Nghiệp vụ Kho bạc do tác giả Lê Phú
Phong và các cộng sự thực hiện (2014) - “Kho bạc Nhà nước và công vụ, công chức
hệ thống Kho bạc Nhà nước” Đề án nghiên cứu về lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN, nghiên cứu một cách tông quan về công chức, những nguyên tắc và định hướng mới cho công vụ, công chức dựa trên nền tư tưởng đạo đức mới, pháp luật mới; cập nhật các quy chế làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và KBNN nói riêng để nâng cao ý thức, trách nhiệm từ Thủ trưởng đơn vị đến cán bộ, công chức (CBCC) trong việc giải quyết công việc được giao theo đúng quy trình, trình tự của quy chế Đề án có đề cập đến yếu tổ tổ chức bộ
máy và công tác nhân sự trong HTKSNB tại KBNN nhưng không đề cập tới toàn bộ các
yếu tố của HTKSNB tại KBNN
+ Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về HTKSNB của KBNN
Theo hiểu biết của NCS, ở Việt Nam cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về HTKSNB của KBNN, tiêu biểu như sau:
- Luận văn Thạc sĩ - Học viện Tài chính “Hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính kế toán ngân sách và nghiệp vụ KBNN tại KBNN Hoa Liv” cua tac giả Bùi
Thị Hương Thùy (2014) nghiên cứu về HTKSNB của KBNN nhằm tăng cường quản lý tài chính kế toán và nghiệp vụ KBNN Luận văn Thạc sỹ - Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu (2015),
Như vậy, qua nghiên cứu các luận án, đề án, đề tài NCKH và luận văn thạc sĩ
nghiên cứu chuyên sâu về HTKSNB của KBNN cho thấy các đề tài trên đã nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất các giải pháp có phần nào liên quan đến HTKBNN đối với kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu
Trang 22sâu và toàn điện về hoàn thiện HTKSNB của KBNN nhằm tăng cường kiểm soát hoạt
động thu, chỉ NSNN qua KBNN
2.3 Kết luận chung thông qua tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề
tài của luận án
Qua tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy:
+ Đã có nhiều công trình nghiên cứu về HTKSNB nhưng có rất ít công trình đi
sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn điện về HTKSNB của toàn ngành mà các nghiên cứu thường chỉ đi sâu nghiên cứu về HTKSNB của một đơn vị, tổ chức riêng biệt, đặc biệt không nhiều công trình nghiên cứu về HTKSNB trong khu vực công
+ Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về kiểm soát hoạt động của KBNN nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN qua KBNN
+ Đã có các nghiên cứu về HTKSNB tại KBNN nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về HTKSNB trong mối liên hệ với tăng cường kiểm
soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN ở phạm vi toàn hệ thống KBNN
Như vậy, theo hiểu biết của NCS thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện ca về lý luận và thực tiễn về HTKSNB của
KBNN nhằm tăng cường kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN Dé tai “*Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chỉ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước" mà NCS chọn nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế, bổ sung những điểm trống nêu trên có ý nghĩa thời sự, cần thiết cả về
lý luận và thực tiễn
3 Mục đích nghiên cứu của Luận án
Xuất phát từ sự cần thiết hoàn thiện HTKSNB của KBNN nhằm tăng cường kiếm
soát hoạt động thu, chí NSNN qua KBNN, Luận án hướng tới các mục đích cụ thể sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về HTKSNB và làm rõ hơn
HTKSNB của KBNN với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN;
- Phân tích, đánh giá thực trạng về việc thiết kế và vận hành HTKSNB với kiểm
soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN Việt Nam hiện nay;
- Nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hoàn thiện HTKSNB của KBNN nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN qua KBNN Việt Nam
Trang 234.1 Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu HTKSNB của KBNN đối với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu của Luận án
Luận án tập trung phân tích các yếu tố cấu thành HTKSNB đối với kiểm soát
hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN Việt Nam (Trong đó tập trung nghiên cứu chủ yếu về kiểm soát các khoản thu nội địa và kiểm soát chi NSNN liên quan đến chỉ thường xuyên và chi đầu tư qua KBNN)
Thời gian nghiên cứu, khảo sát từ năm 2012- 2016 tại hệ thống KBNN Việt Nam
(bao gồm KBNN trung ương và các KBNN địa phương cấp Tỉnh, Huyện)
5 Phương pháp nghiên cứu của Luận án
Quá trình nghiên cứu Luận án, NCS dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin
Đồng thời NCS sử dụng tổng hợp các phương pháp kỹ thuật dé thu thập và xử lý thông tin tài liệu, tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu nhằm rút ra kết luận làm
cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện Cụ thể các phương pháp NCS đã sử dụng như sau: 5.1 VỀ các phương pháp thu thập thông tin tài liệu
NCS đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài luận án trong và ngoài
nước bao gồm: Giáo trình, sách tham khảo, đề tài NCKH các cấp, luận án, luận văn
thạc sĩ, các bài báo đăng tạp chí
+ Thu thập và nghiên cứu các tài liệu thực tế về HTKSNB của KBNN trong mối liên
hệ với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN trong toàn hệ thống KBNN Việt Nam
+ Điều tra phỏng vấn để khảo sát thực trạng HTKSNB của KBNN với việc
kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN trong hệ thống KBNN Việt Nam bằng cách soạn câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra đối với lãnh đạo các
cấp của KBNN; các cán bộ, công chức KBNN thực hiện kiểm soát thu, chỉ NSNN tại
KBNN; bộ phận thanh tra KBNN,
5.2 Về phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, tài liệu
Dựa trên các thông tin, tài liệu thu thập được từ việc sử dụng các phương pháp nêu ở trên, NCS đã kiểm tra độ tin cậy của tài liệu đề tổng hợp các kết quả nghiên cứu về lý luận và vận dụng các phương pháp tổng hợp, cân đối, tính toán để xử lý, tong hợp kết quả khảo sát thực tế
Trang 245.3 Về phương pháp phân tích
Dựa trên kết quả tổng hợp, NCS phân tích đối chiếu giữa lý luận và thực trạng
để rút ra kết luận về ưu điểm, hạn chế của HTKSNB của KBNN với kiểm soát hoạt
động thu, chỉ NSNN qua KBNN làm cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện HTKSNB nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
- VỀ mặt khoa học: Luận án đã hệ thông, bổ sung những vấn đề lý luận về
HTKSNB và làm rõ hơn lý luận về HTKSNB của KBNN với kiểm soát hoạt động thu,
chi NSNN qua KBNN
- Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng HTKSNB của KBNN
với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN Việt Nam Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện HTKSNB của KBNN theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ôn định vững chắc nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN Việt Nam Đồng thời kết quả nghiên cứu luận án
về HTKSNB của KBNN nhằm kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN còn có
ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu, đánh giá rủi ro kiểm soát phục vụ quá trình kiểm
toán NSNN (đặc biệt do kiểm toán Nhà nước thực hiện)
7 Kết cầu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, các danh mục tài liệu và phụ lục, luận án bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát hoạt động
thu, chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với kiểm soát hoạt động thu,
chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước nhằm tăng
cường kiêm soát hoạt động thu, chỉ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Trang 25Chuong 1
LY LUAN CHUNG VE HE THONG KIEM SOAT NOI BO VOI KIEM SOAT
HOẠT ĐỘNG THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1 KHÁI QUÁT VẺ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIÊM SOÁT
THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái quát về thu, chỉ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1.1.1.1.Ngân sách Nhà nước và chu trình Ngân sách Nhà nước a Ngân sách Nhà nước
Bat ky mot quéc gia nao khi hinh thanh va phat trién cũng phải tạo lập nguồn lực tài chính để bảo đảm chỉ tiêu nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước NSNN là
quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và là công cụ tài chính của Nhà nước Sự hình
thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng
hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng
cộng đồng NSNN cé vai tro rt quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước, vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo từng thời kỳ lịch sử nhất định
Có nhiều quan điểm khác nhau về NSNN, nhưng có điểm giống nhau ở chỗ đều cho rằng NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất nằm trong tay Nhà nước trong đó có phan thu va phan chi NSNN
Theo tac gia Raymond Muzellec trong Finances Publiques (2013) dinh nghia: “Ngdn sách (Nhà nước) la một văn kiện chính trị, pháp lý và tài chính thống kê toàn bộ các khoản
thu và khoản chỉ của Nhà nước ” [84]
Theo tác giả Smith, Robert W và Thomas D.Lynch (2004) trong cuốn sách Public budgeting in America đưa ra khái niệm: "Ngân sách là một kế hoạch cho việc hoàn thành các chương trình liên quan đến các mục tiêu trong một giai đoạn nhất định, khác với tài khoản chỉ phản ánh các giao dịch tài chính sau khi nghiệp vụ đã
phát sinh ”.[85]
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2003) đưa ra khái niệm NSNN như sau: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyên (Quốc hội) quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”.[65, tr74]
Theo Luật NSNN năm 2002 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ
Trang 26quan Nhà nước có thẩm quyên quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”[48].Theo Luật NSNN năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực năm 2017 định nghĩa:
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẳm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”.[49]
Như vậy có nhiều khái niệm khác nhau về NSNN, nhưng có thể hiểu một cách
ngan gon nhu sau: NSNN la tong sé thu và chỉ của Nhà nước trong thời gian nhất định nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước do Hiến pháp quy định
Các quốc gia trên thế giới đều có sự phân chia NSNN thành ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) các cấp NSTW cung ứng nguồn tài
chính cho các nhiệm vụ chung của cả nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ chuyên giao nguồn tài chính
cho NSNN tỉnh, thành phố trực thuộc TW NSĐP cung ứng nguồn tài chính cho các nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước ở ĐP trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và hỗ trợ chuyên giao nguồn tài chính cho chính quyền cấp dưới
Tại Việt Nam, hệ thống NSNN gồm: NSTW và NSĐP Trong đó: NSTW là NS
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở TW;
NSĐP bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân bao gồm: NS cấp tỉnh; NS cấp huyện; NS cấp xã b Chu trình ngân sách Nhà nước
Chu trình NSNN dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của NS kể từ khi bắt đầu hình
thành cho tới khi kết thúc chuyển sang NS mới Một chu trình NSNN bao gồm ba khâu
nối tiếp nhau, trong một năm NS đồng thời diễn ra cả ba khâu của chu trình NS, đó là:
chấp hành NS của chu trình NS hiện tại; quyết toán NS của chu trình NS trước đó và
lập NS cho chu trình tiếp theo KBNN tham gia vào các khâu của chu trình NSNN thơng qua việc kiểm sốt hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
1.1.1.2 Khái quát về thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng quyên lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng
nhu câu chỉ tiêu của Nhà nước.[40, tr 67]
Thu NSNN bao gồm rất nhiều loại, như: các khoản thu chính từ thuế, phí, lệ phí;
Trang 27các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật Trong
các nguồn thu NSNN, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
a Phan loại các khoản thu NSNN
Để phục vụ yêu cầu quản lý, các quốc gia thường căn cứ vào những tiêu thức
nhất định để phân loại các khoản thu NSNN
+ Căn cứ vào phạm vi phát sinh: Các khoản thu NSNN được chia thành khoản
thu trong nước (thu nội địa) và khoản thu ngoải nước
- Thu trong nước bao gồm các khoản thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (chủ yếu là thu thuế và phí) và thu từ các hoạt động khác ở trong
nước (như thu về bán, cho thuê tài sản, tài nguyên quốc gia)
- Thu ngoài nước gồm các khoản thu từ các hoạt động ngoại thương, thu từ nhận viện trợ của chính phủ nước ngoài, tổ chức và cá nhân ở ngoài nước
+ Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế: Các khoản thu NSNN được chia thành khoản thu thường xuyên và khoản thu không thường xuyên
+ Căn cứ vào tính chất động viên: Các khoản thu NSNN bao gồm các khoản thu
mang tính chất bắt buộc, các khoản thu mang tính chất tự nguyện, các khoản thu mang tính chất trao đồi và đầu tư hoạt động kinh tế trực tiếp của Nhà nước Ngoài các tiêu thức phân loại thu NSNN trên, còn có các tiêu thức phân loại khác như phân loại thu
NSNN theo tổ chức, theo chức năng của Nhà nước, theo khu vực kinh tế b Phương thức, hình thức, thu NSNN qua KBNN
* Các phương thức thu NSNN qua KBNN
Các tô chức, cá nhân, kế cả các tổ chức, cá nhân nước ngoàải hoạt động trên lãnh
thổ của quốc gia có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN theo quy định của pháp luật, toàn bộ các khoản thu NSNN phải tập trung vào KBNN
Việc quản lý thu NSNN thường được cơ quan tài chính ở từng quốc gia quy định
cụ thể trong từng thời kỳ, trong đó quy định rõ trách nhiệm của KBNN và các cơ quan thu Các cơ quan thu có trách nhiệm quản lý (lập kế hoạch số thu, đôn đốc kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch thu), KBNN có trách nhiệm tập trung và quản lý các khoản thu của NSNN, hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NS Về phương thức thu
thường theo nguyên tắc chung: các khoản thu NSNN qua KBNN được nộp qua ngân
hàng (NH) hoặc nộp trực tiếp tại KBNN Trong một số trường hợp có thể cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp
Trang 28+ Thu qua NH: Là phương thức thu mà đối tượng nộp NSNN (ĐĨTN) thực hiện
nộp qua NH thông qua tài khoản (TK) mở tại NH hoặc nộp tiền mặt trực tiếp tai NH dé
chuyên nộp cho KBNN NH có trách nhiệm trích TK tiền gửi hoặc chuyên tiền gửi của ĐTN vào NSNN thông qua các phương thức thanh toán giữa KBNN và hệ thống NH
+ Thu trực tiếp tại KBNN: Là phương thức thu mà ĐTN mang tiền nộp trực tiếp
vào KBNN hoặc trích từ TK của ĐTN được mở tại KBNN
+ Thu qua cơ quan thu hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu từ ĐTN: Trường
hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua NH hoặc nộp tại KBNN thì cơ
quan thu được trực tiếp thu hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người
nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN theo quy định
* Các hình thức thu, (nộp) NSNN
Đối với mỗi phương thức thu lại có thể áp dụng những hình thức thu (nộp) nhất
định, thông thường có các hình thức thu như sau: + Thu qua NH có các hình thức như sau:
- ĐTN nộp tiền mặt cho NH, NH chuyền tiền cho KBNN dé ghi thu NSNN
- ĐTN chuyển khoản từ TK của DTN tai NH, NH chuyên tiền vào TK của
KBNN dé ghi thu NSNN Thoi điểm xác định khoán thu NSNN được thực hiện là thời
điểm NH thực hiện trích tiền trên TK của ĐTN để chuyên vào NSNN Thời điểm xác
định ĐTN đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN là thời điểm KBNN, NH xác nhận trên giấy nộp tiền (GNT) vào NSNN bằng chuyên khoản;
- ĐTN nộp qua điểm chấp nhận thẻ (POS- Point of Sale): KBNN phối hợp với ngân hàng thương mại (NHTM) nơi KBNN mở TK và đã tô chức phối hợp thu NSNN
để thực hiện thu NSNN thông qua điểm chấp nhận thẻ (POS) của NHTM đặt tại đơn vị
KBNN Toàn bộ các khoản thu NSNN phát sinh qua POS đều phải được chuyên về TK của KBNN mở tại NH theo quy định
- DTN nộp qua máy rút tiền tự động (ATM- Automatic Teller Machine): DTN
sử dụng thẻ NH đã tham gia phối hợp thu với KBNN để nộp NSNN, NH nơi quản lý
máy ATM gửi số liệu thu NSNN vào KBNN
- ĐTN nộp qua mạng internet, dịch vụ ủy nhiệm thu không chờ chấp thuận: ĐTN có
TK tại các NH đăng ký sử dụng dịch vụ nộp NSNN qua mạng ¡internet hoặc sử dụng dịch
vụ thu không chờ chấp thuận với NHTM, đồng thời cho phép NHTM tự động trích TK
của ĐTN đề nộp NSNN vào KBNN
+ Thu tai KBNN, có các hình thức như sau:
Trang 29- ĐIN nộp tiền mặt trực tiếp vào KBNN: ĐTN trực tiếp đến nộp tiền tại KBNN
- ĐTN chuyển khoản từ TK của mình đã mở tại KBNN và KBNN thực hiện trích
TK của ĐTN để ghi thu NSNN Thời điểm xác định ĐTN đã thực hiện nghĩa vụ nộp
NSNN là thời điểm KBNN xác nhận trên GNT bằng chuyền khoản
- ĐTN nộp tiền mặt vào NH nơi KBNN mở TK: Áp dụng đối với các NH có thoả
thuận với KBNN về việc thu tiền mặt vào TK của KBNN mở tại NH
+ TÌu qua cơ quan thu, thường có các hình thức như sau:
- ĐTN nộp tiền mặt qua cơ quan thu: áp dụng đối với các khoản thuế, phí, lệ phí của
các hộ kinh doanh không cố định, không thường xuyên, không có TK tại KBNN hoặc NH và có khó khăn trong việc nộp tiền vào KBNN do ở xa điểm thu của KBNN hoặc xa NH được KBNN uỷ nhiệm thu Cơ quan thu có trách nhiệm thu tiền từ ĐTN, sau đó nộp toàn
bộ số tiền đã thu được vào KBNN hoặc NH nơi KBNN mở TK
- ĐTN nộp tiền mặt qua cơ quan được uỷ nhiệm thu: Các tổ chức, cá nhân có đủ
điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính, được cơ quan thu uỷ nhiệm thì được trực
tiếp thu các khoản thu NSNN từ ĐTN tiền, sau đó nộp vào KBNN hoặc NH nơi
KBNN mở TK KBNN được quyền uỷ nhiệm cho các tổ chức có đủ điều kiện để thu một số khoản thuế, phí, lệ phí, thu phạt
- ĐTN nộp tiền mặt qua các tô chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp theo quy định của Nhà nước Sau đó các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nộp vào
KBNN hoặc NH nơi KBNN mở TK
Thời điểm xác định ĐTN đã nộp NSNN là thời điểm KBNN, cơ quan thu hoặc tổ
chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu xác nhận trên chứng từ thu bằng tiền mặt
1.1.1.3 Khái quát về chỉ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Chỉ ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên
tắc nhất định.[26, tr 270]
Chi NSNN bao gồm các khoản chỉ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ
và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Chi NSNN là phân bổ NSNN cho
từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước và
thường do KBNN quản lý và kiểm soát
a Phân loại chỉ NSNN qua KBNN
Để phục vụ yêu cầu quản lý, các quốc gia thường căn cứ vào những tiêu thức nhất định dé phân loại các khoản chỉ NSNN Thông thường có những tiêu thức phân loại sau:
Trang 30+ Theo muc dich kinh té - xd hội của các khoản chỉ: Chỉ NSNN được chia thành
chỉ tiêu dùng và chi dau tư phát triển
+ Theo tinh chất các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi cho Y tế; chỉ cho
Giáo duc; chi Phúc lợi; chỉ quản lý Nhà nước; chi đầu tư Kinh tế
+ Theo tính chất pháp lý: Chi NSNN được chia thành các khoản chỉ theo luật
định; các khoản chi da duoc cam kết; các khoản chỉ có thể điều chỉnh
+ Theo các tiêu thức thống kê tài chính của chính phủ: các khoản chi được chia theo mục lục ngân sách (MLNS) Đây là cách phân loại thông dụng theo chuẩn mực của quỹ tiền tệ quốc tế để phục vụ cho công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán quỹ NSNN tại các quốc gia trên thế giới Trong đó phân loại chi NSNN được phân loại chỉ NSNN theo chương và cấp quản lý; chỉ NSNN theo ngành quản lý; chỉ NSNN theo
danh mục mã số nội dung kinh tế
+ Theo yếu tổ thời hạn và phương thức quản lý: gồm Chỉ thường xuyên; Chỉ đầu
tư phát triển: chỉ trả nợ và viện trợ: chi dự trữ Trong đó:
- Chỉ thường xuyên (CTX): là các khoản chỉ chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên của Nhà nước như các khoản chỉ về: các
hoạt động sự nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin, văn học, nghệ
thuật, thể dục thé thao theo quy định của pháp luật
- Chi dau tu phát triển (CĐT): là các khoản chỉ dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất
của Nhà nước và thúc đầy tăng trưởng kinh tế như chi đầu tư, xây đựng các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo quy định của pháp luật
- Chỉ trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ
trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chỉ làm nghĩa vụ quốc tế
- Chỉ dự trữ là những khoản chỉ NSNN để bỗ sung quỹ dự trữ Nhà nước và quỹ
dự trữ tài chính
b Điều kiện để KBNN chỉ NSNN: Thông thường theo luật định, KBNN chỉ được
chỉ NSNN khi khoản chỉ đó có đủ các điều kiện sau:
- Đã có trong dự toán chỉ NSNN được giao, trừ các trường hợp chi khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thầm quyền quy định
- Đã được thủ trưởng ÐĐVSDNS hoặc người được ủy quyền quyết định chỉ
- Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Trang 31Trong quá trình kiểm soát chỉ NSNN, nếu phát vi phạm về chính sách, chế độ quản lý
tài chính thì KBNN có quyền từ chối thanh toán các khoản chỉ NSNN
c Phuong thức và hình thức chỉ các khoản chỉ NSNN
Phương thức chỉ NSNN thường được cơ quan tài chính của mỗi quốc gia quy định cụ thể theo từng thời kỳ Ở hầu hết các quốc gia đều quy định KBNN kiểm soát các khoản chi NSNN, tuy nhiên còn một số khoản chỉ chưa được kiểm soát thanh toán qua
KBNN (ví dụ như ở Việt Nam có các khoản chi NSNN chỉ do cơ quan tai chính cấp
phát bằng lệnh chỉ tiền; một số khoản chỉ NSNN từ nguồn vốn ODA)
Trong trường hợp quốc gia không có cơ quan KBNN riêng (ví dụ như Trung Quốc, Nga, một số nước Đông Âu và Châu phi ) thì cơ quan (bộ phận) quản lý NSNN trực thuộc ngân hàng trung ương (NHTW) kiểm soát chỉ NSNN, tuy nhiên cũng do bộ phận quản lý ngân quỹ quốc gia đảm nhiệm
Thông thường việc cấp phát NSNN qua KBNN được thực hiện theo hai hình
thức đó là: hình thức rút đự toán (RDT) và cấp phát bằng lệnh chỉ tiền
* Hình thức RDT
Hình thức RDT từ KBNN được áp dụng cho chi các khoản chi NSNN cho các ĐVSDNS khi các don vi nay đã được phê duyệt dự toán chỉ NSNN hàng năm
Theo hình thức này, các đơn vị thụ hưởng NSNN được RDT theo các cách như:
Cấp tạm ứng; Tạm cấp kinh phí; Chi ứng trước dự toán năm sau; Thanh toán trực tiếp
+ Cấp tạm ứng: Cấp tạm ứng là việc chỉ trả NSNN cho ĐVSDNS trong trường
hợp khoản chỉ NSNN của ĐVSDNS chưa hồn thành cơng việc nên chưa đủ hồ sơ để
thanh toán trực tiếp theo quy định
+ Tạm cấp kinh phí: Tạm cấp kinh phí cho các ĐVSDNS theo quy định của cơ
quan tài chính khi các ĐVSDNS chưa có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt + Chỉ ứng trước dự toán năm sau: Chi ứng trước dự toán cho các dự án, công trình quốc gia hay một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện nhanh nhưng chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đủ đáp ứng
+ Thanh toán trực tiếp: Thanh toán trực tiếp cho ÐĐVSDNS hoặc cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ khi cơng việc đã hồn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện chỉ NS theo quy định
* Hình thức cấp phát bằng lệnh chỉ tiễn: áp dụng trong các trường hợp sau:
- Khi ĐVSDNS cấp trên chuyển tiền cho ĐVSDNS cấp dưới theo số đã được phê duyệt dự toán chỉ NSNN hàng năm KBNN chỉ thanh toán bằng lệnh chỉ tiền cho các ĐVSDN§S cấp dưới từ TK của các đơn vị này tại KBNN cấp dưới theo quy định
Trang 32- Khi ĐVSDNS được cấp bổ sung NS và khoản chi đặc biệt theo quy định
- Khi chỉ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính (KBNN chỉ thực hiện xuất quỹ NSNN mà khơng kiểm sốt thanh toán, cơ quan tài chính chịu trách nhiệm về sự quyết định chỉ NSNN của mình trước cơ quan pháp luật Nhà nước)
Các ĐVSDNS có thể được nhận chỉ NSNN theo các cách như: Cấp tạm ứng;
Tạm cấp kinh phí; Chi ứng trước dự toán năm sau; Thanh toán trực tiếp tùy từng
trường hợp cụ thể theo quy định
1.1.2 Kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN
Kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN là một chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực NSNN thông qua việc KBNN xem xét các căn cứ, điều kiện theo quy định của Nhà nước để tập trung và xuất quỹ NSNN theo các chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu đo Nhà nước quy định Thông qua việc kiểm soát thu, chỉ NSNN để KBNN cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thu, chỉ NSNN phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Nhà nước
1.1.2.1 Kiểm soát thu NSNN qua KBNN
KBNN đóng vai trò quan trọng trong kiêm soát thu NSNN đảm bảo thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời và quyết toán thu NSNN, góp phần kiểm soát chặt chẽ quỹ NSNN KBNN khơng thực hiện tồn bộ mọi nội dung của công tác quản lý thu NSNN mà
chỉ thực hiện nhiệm vụ ở một số khâu của quy trình thu NSNN
Trong quá trình tổ chức triển khai thu NSNN, các cơ quan: KBNN, cơ quan
Thuế, Hải quan, Tài chính, NH có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối chiếu số thu nộp NSNN đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời; đồng thời, phối hợp xử lý các sai sót phát
sinh theo đúng quy định
Công việc kiêm tra, đối chiếu của từng bên và phối hợp giữa các bên thường được quy
định cụ thê ở mỗi quốc gia, trong đó KBNN thường thực hiện những khâu công việc sau:
+ KBNN tổ chức thực hiện việc phối hợp thu NSNN giữa với cơ quan thu và các
NHTM đối chiếu số liệu, đảm bảo khớp đúng về số phải thu, số đã thu NSNN; kiểm
tra, đối chiếu số liệu với cơ quan thu về tình hình nộp NSNN của các đơn vi, tổ chức,
cá nhân, để phát hiện và xử lý các vấn đề sai sót phát sinh liên quan đến khoản thu,
nộp vào NSNN theo quy định
+ KBNN thực hiện hoàn trả các khoản thu NSNN theo quyết định của cơ quan có thâm quyền, như trường hợp thu không đúng chính sách, chế độ; cơ chế, chính sách thu có
thay đổi, ĐTN được miễn, giảm, hoàn thuế, .KBNN chịu trách nhiệm xác nhận khoản
Trang 33nộp đã thực sự được hạch toán vào thu NSNN và KBNN trực tiếp trích tiền từ TK thu dé
hoàn trả cho ĐTN theo lệnh thoái thu của cơ quan Tài chính
+ KBNN tổ chức hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cung cấp thông tin và bảo mật thông tin về thu NSNN theo quy định KBNN thực hiện hạch toán số thu NSNN của các cấp NS theo quy định của pháp luật và của cơ quan Nhà
nước có thâm quyền nhằm phản ánh kịp thời, đầy đủ số liệu thu NSNN theo nội tệ, chỉ tiết theo niên độ NSNN, cấp NSNN và MLNS Các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ,
bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng nội tệ theo quy định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn tra cho ĐTN Trong quá trình hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán thu NSNN,
KBNN cần kiểm soát các khoản thu NSNN để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, góp phần kiểm soát chặt chẽ quỹ NSNN
Để thực hiện kiểm soát thu qua KBNN có hiệu quả KBNN cần đám bảo các yêu
cầu: Bảo đảm phân chia chính xác các khoản thu cho từng cấp NSNN theo quy định của pháp luật và thủ tục thu NSNN qua KBNN phải dam bảo đơn giản, nhanh chóng, chính
xác Qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ĐTN, giảm bớt sự trùng lặp giữa các cơ quan
thu và cung cấp thông tin, số liệu thu NSNN đây đủ, kịp thời, chính xác cho các cơ quan thu, cơ quan Tài chính và cơ quan hữu quan nhằm nâng cao chất lượng công tác điều hành NSNN góp phần quản lý vĩ mô nền kinh tế
1.1.2.2 Kiếm soát chỉ NSNN qua KBNN
Kiểm soát chỉ NSNN qua hệ thống KBNN là việc KBNN thông qua các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chỉ NSNN qua hệ thống
KBNN, đảm bảo các khoản chỉ đó được thực hiện đúng luật, đúng nguyên tắc cấp
phát, thanh toán và có đủ các điều kiện chỉ theo quy định của pháp luật
Công việc kiểm soát các khoản chỉ NSNN thường được quy định cụ thể ở mỗi
quốc gia, trong đó KBNN thường thực hiện những khâu công việc sau:
+ KBNN phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các khoản chỉ NSNN có trong đự toán
NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thâm quyền quy định và phải được kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ theo quy định
+ Khi chỉ trả theo hình thức RDT thì KBNN phải kiểm tra để đảm bảo các khoản
chi đáp ứng các điều kiện chỉ NSNN theo quy định và hạch toán theo đúng quy định
của MLNS hiện hành
+ KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN các khoản chỉ sai trình tự quy định
Trang 34+ KBNN tổ chức hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán chỉ NSNN, cung cấp thông tin và bảo mật thông tin về chỉ NSNN gửi cơ quan tài chính đồng cấp, cơ quan hữu quan, KBNN cấp trên và Bộ Tài chính theo chế độ quy định
KBNN cần đảm bảo chính sách, cơ chế và thủ tục kiểm soát chỉ NSNN được quy
định rõ và phù hợp quy định của cơ quan Tài chính từng thời kỳ Việc quản lý và kiểm
soát chỉ NSNN qua hệ thống KBNN phải gọn nhẹ, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản
hoá quy trình và thủ tục hành và phải tôn trọng thực tế khách quan, không nên khắt khe,
gây ra những ách tắc, phiền hà cho các DVSDNS KBNN phải luôn chú ý đánh giá, rút
kinh nghiệm để cải tiến quy trình kiểm soát chỉ cho phù hợp tình hình thực tế Bộ máy
kiểm soát chỉ NSNN phải được tô chức chặt chẽ, thống, trong đó phân định rõ vai trò,
trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan, đồng thời cần có cơ chế kiểm tra,
giám sát lẫn nhau đề tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình kiểm soát chỉ NSNN
Kiểm soát chỉ NSNN qua KBNN chủ yếu bao gồm kiểm soát CTX và kiểm soát CĐT
a Kiểm soát CTX qua KBNN
KBNN là một mắt xích quan trọng trong kiểm soát chỉ NSNN nói chung, kiểm soát CTX nói riêng Việc kiểm soát các khoản CTX cần phải đảm bảo nhanh chóng và đúng quy định nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước được trôi chảy Trong
điều kiện NSNN còn hạn hẹp thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản CTX có ý nghĩa
quan trọng giúp tiết kiệm các khoản chỉ Kiểm soát CTX diễn ra đều đặn từng tháng, từng quý, từng năm, ít có tính thời vụ, ngoại trừ những khoản chỉ mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định Các khoản CTX có nhiều nội dung nên những quy định trong kiểm soát CTX cũng rất đa dạng, từng lĩnh vực chi, từng nội dung chi, từng tính chất nguồn kinh phí có những tiêu chuẩn, định mức riêng
Kiểm soát CTX của NSNN bao gỗm:
- Kiểm soát chỉ theo hình thức RDT: Theo hình thức này, KBNN căn cứ nội
dung chỉ đã có trong dự toán và các điều kiện khác theo luật định để kiểm tra, kiểm
soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ của từng khoản chi, đối chiếu các khoản chỉ so với dự toán NSNN để bảo đảm các khoản chỉ phải có trong dự toán
NSNN và theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có
thấm quyền quy định, số dư TK dự toán của đơn vị còn đủ để chi Đối với các khoản
chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN thì KBNN căn cứ vào dự toán
NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thâm quyền giao cho ÐĐVSDNS để kiểm soát
- Kiểm soát chỉ theo hình thức lệnh chỉ tiền: Đối với hình thức chi theo Lệnh chi
Trang 35tiền mà cấp trên chuyền xuống hoặc cấp bổ sung NS cho ÐĐVSDNS hoặc chỉ trong các trường hợp đặc biệt thì KBNN cần kiểm tra xem có đầy đủ điều kiện chỉ NSNN qua
KBNN hay không Đối với hình thức chỉ theo Lệnh chỉ tiền của cơ quan tài chính thì
KBNN thường chỉ kiểm tra xem có đầy đủ hỗ sơ, chứng từ kiêm soát chỉ theo quy định
của cơ quan tài chính phê duyệt Lệnh chỉ tiền mà không kiểm tra điều kiện chỉ NSNN
b Kiểm soát chỉ đầu tư qua KBNN
CĐT từ NSNN là khoản chỉ lớn nhưng không có tính ôn định Quy mô và tỷ trọng
CĐT trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của
Nhà Nước và khả năng nguồn vốn NSNN nên thường được sắp xếp theo mức độ và thứ tự
ưu tiên chỉ NSNN cho CĐT để đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Tùy theo thừng tiêu thức phân loại mà nội dung CĐT có thể khác nhau, cụ thé:
+ Dựa vào nguồn vốn CĐT từ NSNN gồm: nguồn vốn đầu tư phát triển của
NSNN, nguồn vốn sự nghiệp của NSNN và nguồn vốn các chương trình mục tiêu (CTMT) của NSNN
+ Dựa vào sự phân cấp nhiệm vụ chi NSNN, CĐT của NSNN bao gồm: CĐT
cho các dự án đầu tr do TW quản lý và CĐT các dự án đầu tư đo ĐP quản lý
+ Dựa theo ngành kinh tế quốc dân, nội dung CĐT của NSNN bao gồm: chỉ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi; thuỷ sản;
+ Dựa theo tính chat và quy mô của dự án đầu tư xây dựng, CĐT của NSNN gồm các khoản chỉ cho dự án quan trọng quốc gia: dự án nhóm A, nhóm B và dự án nhóm C
+ Dựa theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư (VĐT), nội dung CĐT gồm: chỉ phí
vốn xây dựng, chi vốn thiết bị và chỉ khác của dự án đầu tư
Quá trình đầu tư và xây dựng của một dự án đầu tư được chia thành ba giai đoạn, đó là: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây
dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng Theo đó, KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và căn cứ vào các điều khoản
thanh toán được quy định trong hợp đồng đề thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư Kiểm soát CĐT từ nguồn vốn NSNN qua KBNN thường bao gồm:
- Kiểm soát tạm ứng vốn: KBNN cần kiểm tra các hồ sơ tạm ứng xem việc tạm
ứng VĐT có đảm bảo đúng đối tượng, nội dung, đúng mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng hay không, đồng thời kiêm tra việc thanh toán, thu hồi tạm ứng có đúng theo quy định của Nhà nước hay không
Trang 36toán khối lượng hoàn thành xem có đảm bảo phù hợp về loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng các khoản chỉ cho hay không trên cơ sở bảng kê khối lượng công
việc hoàn thành và dự toán được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công vIỆc
1.1.3 Rủi ro đối với hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN và vai trò của hệ thống
kiểm soát nội bộ KBNN
a Rui ro đối với hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
Cũng như bất cứ hoạt động của tô chức nào trong nền kinh tế, hoạt động của KBNN nói chung trong đó hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN nói riêng cũng không tránh khỏi những rủi ro Với đặc thù luôn liên quan với tiền và tài sản của Nhà nước nên hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN có thể xảy ra những rủi ro sau đây:
+ Rui ro đối với hoạt động thu NSNN: Hoạt động thu NSNN qua KBNN có thể
gặp phải những rủi ro, ví dụ như các trường hợp sau:
- Tiền thu NSNN bị chiếm dụng do quy trình thu qua NHTM thực hiện không đúng, các NHTM không báo cáo, đối chiếu kịp thời với KBNN
- Phân chia thu NS sai tỷ lệ quy định đối với NSTW (ví dụ như phân chia khoản
thuế gia tri gia tang, thuế tiêu thụ đặc biệt của các đơn vị hạch tốn tồn ngành) và
đối với NSĐP (ví dụ phân chia sai ở các khoản thu phạt, các khoản thu của NS xã)
- Hạch toán thu trợ cấp NS không phù hợp giữa NS cấp trên và NS cấp dưới, thu
giảm chỉ không đúng mục cấp phát
- Chứng từ kế tốn khơng đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp: Thiếu định khoản kế toán,
thiếu chữ ký kế toán, chữ ký lãnh đạo, thiếu số tiền bằng chữ, số tiền bằng chữ
- KBNN vẫn chấp nhận thanh toán đối với các trường hợp chứng từ của khách hàng không đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, chứng từ “lưu không”
+ Rủi ro đối với chỉ NSNN qua KBNN: Hoạt động chỉ NSNN qua KBNN có thê gặp
phải những rủi ro sau, ví dụ như các trường hợp sau:
- Kiểm soát chỉ NSNN chưa chặt chẽ, ví dụ như: chỉ lương thiếu bảng danh sách
tiền lương: chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản thiếu hợp đồng, phiếu báo giá, biên bản nghiệm thu; chỉ bằng tiền mặt đối với khoản chỉ thuộc đối tượng thanh toán chuyển
khoản, Giấy rat VDT thiếu chữ ký của Giám đốc KBNN,
- Vào thời điêm khóa số cuối năm, chưa chấp hành các quy định về chuyên số dư
tiền gửi, đối chiếu số dư TK tiền gửi chưa đầy đủ
- Chuyén hoặc cấp thanh toán vượt dự toán chỉ NSNN được duyệt, có trường hợp
Trang 37- Do so ho trong viéc kiểm tra, kiểm soát dẫn đến các rủi ro, ví dụ như: Kế tốn
thơng đồng với khách hàng lập chứng từ khống chuyên tiền sang NH vụ lợi cá nhân, nhận tiền lệ phí thanh toán của khách hàng bằng tiền mặt không nộp vào KBNN
- Số liệu tạm ứng, thanh toán giữa bộ phận thanh toán VĐT và bộ phận kế toán
còn chênh lệch, giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành cao hơn giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu Thanh toán chỉ phí cho Ban quản lý dự án thiếu dự
toán chỉ tiết được duyệt,
- Phân công nhiệm vụ cho cán bộ kế toán chưa hợp lý, chưa khoa học, vi phạm
nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Kế toán tiền gửi NH kiêm giao nhận chứng từ và đối chiếu số dư TK tiền gửi kiêm kế toán đối chiếu liên kho dẫn đến nhiều gian lận, sai sót
b Vai trò của HTKSNB Kho bạc Nhà nước với kiểm soát thu, chi NSNN
HTKSNB của KBNN có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và
hiệu quả của kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN
HTKSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu trong việc đạt được mục tiêu hoạt
động và ngăn ngừa sự mất mát các nguồn lực của bat kỳ tổ chức nào KBNN cần có một
HTKSNB được thiết kế và vận hành sao cho có thể ngăn chặn được gian lận, sai sót liên
quan đến vốn, tài sản của Nhà nước trong việc kiểm soát thu, chi NSNN, cu thé:
- Việc thiết kế các TTKS thu, chỉ NSNN qua KBNN: KBNN cần ban hành các văn
bản quy định và hướng dẫn chính sách và TTKS thu, chi NSNN chặt chẽ, kịp thời, nằm
trong khuôn khổ các quy định pháp lý do cơ quan Nhà nước ban hành, phù hợp với từng
hoạt động và từng giai đoạn phát triển cụ thể của KBNN
- Việc vận hành các quy chế KSNB đối với thu, chỉ NSNN qua KBNN: Các văn
bản, chính sách do cơ quan Nhà nước chỉ đạo cho KBNN, hoặc văn bản KBNN ban
hành cần được phổ biến cho toàn thể các cá nhân trong từng bộ phận, phòng ban thực
hiện nhiệm vụ kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN Trong quá trình thực hiện các
TTKS, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thu, chỉ NSNN cần đảm bảo thực
hiện đúng quy trình kiêm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện những trường hợp thu, chi
NSNN sai quy định KBNN cần duy trì sự hiệu quả của các quy trình kiểm soát đã
được xây dựng và tăng cường thực hiện thường xuyên, liên tục, nâng cao hiệu quả của các quy trình đó thông qua giám sát, kiểm tra để có biện pháp cải tiến thích hợp
- Để đảm bảo HTKSNB hoạt động hiệu quả đối với kiểm soát thu, chi NSNN qua
KBNN, cần đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc kiểm soát như nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiêm; nguyên tắc phê chuẩn ủy quyền trong
Trang 38kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN nhằm giảm rủi ro trong kiểm soát thu, chi NSNN
Nhân sự thực hiện kiểm soát cần đảm bảo có chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm nghề nghiệp với việc quản lý tiền và tài sản Nhà nước
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THÓNG KIỀM SOÁT NỘI BỘ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.2.1.1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ
a) Khái niệm về kiểm soát nội bộ trong đơn vị
Trong tất cả các đơn VỊ, tổ chức, cơ quan (gọi chung là đơn vỊ) khi thực hiện hoạt
động kinh doanh hay hoạt động sự nghiệp, các nhà quản lý luôn mong muốn hoạt động
của đơn vị mình đạt được các mục tiêu đã đề ra Quản lý và điều hành đơn vị là một
quá trình định hướng và tổ chức thực hiện tốt mục tiêu của đơn vị trên cơ sở những
nguồn lực đã xác định Trong quá trình quản lý và điều hành đơn vị, chức năng kiểm
soát được thực hiện ngay từ khi xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho đến khi đạt được mục tiêu Chức năng kiểm soát được thực hiện tùy thuộc vào từng tổ chức và cấp quản lý, từng loại hình hoạt động và điều kiện kinh tế xã hội nhất định Thông qua
kiểm soát, các nhà quản lý và nhân viên trong đơn vị có thể nhìn nhận được những
thiếu sót, hạn chế trong hệ thống tô chức để từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời Khi có kiểm soát, các nhà quản lý sẽ có thông tin để đưa ra quyết định thích hợp, nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội, “kiêm soát” được hiểu là “xé xem có gì sai quy tắc, điều lệ, kỷ luật không” [64, tr684] Quan niệm này thiên về đánh
giá tính tuân thủ, nhưng có thể hiểu kiểm soát theo nhiều chiều, nhiều cấp: cấp trên kiểm sốt cấp đưới thơng qua các chính sách hoặc biện pháp cụ thể, đơn vị này kiểm
soát đơn vị khác thông qua các ràng buộc thỏa thuận về lợi ích và sở hữu, nội bộ đơn
vị kiểm soát nhau thông qua quy chế và chính sách kiểm soát Nhà quản lý đơn vị đưa
ra mục tiêu cho đơn vị đồng thời thiết lập và tổ chức thực hiện các chính sách và
TTKS để đảm bảo đơn vị đạt được mục tiêu đặt ra - đó chính là KSNB
KSNB là một quá trình, một chức năng kiểm soát của quản lý Khái niệm về KSNB theo các quan điểm của các tổ chức đưa ra như sau:
Theo quan điểm của COSO (Ủy ban các tổ chức tài trợ COSO - The Committee of Sponsoring Organizations') có định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chỉ phối, nó
được thiết lập dé cung cap một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được ba mục tiêu: Hoạt
Trang 39động hữu hiệu và hiệu quả; Độ tin cậy của báo cáo tài chính; Tuân thủ pháp luật và
các quy định hiện hành”.[75, tr 64]
Định nghĩa trên được COSO công bố năm 1992 trong khuôn khổ hợp nhất về
KSNB Định nghĩa về KSNB nêu trên bao gồm các khía cạnh cơ bản: KSNB là một quá trình; KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người; KSNB cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý; và xác định mục tiêu của KSNB Đây là một định nghĩa được chấp
nhận khá rộng rãi trên thế giới và được cả Liên đoàn kế toán quốc tế (IEAC) thừa nhận
vì nó đáp ứng được yêu cầu minh bạch thông tin của các công ty (nhất là các công ty niêm yết) Các bộ phận của KSNB trong báo cáo của COSO bao gồm năm bộ phận đó là: MTKS; đánh giá rủi ro; HĐKS; thông tin và truyền thông; giám sát
Khái niệm KSNB của COSO cũng được vận dụng trong một số tổ chức nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động, cụ thể như sau:
- Các tô chức nghề nghiệp ở một số quốc gia đã xây đựng và ban hành các khuôn khổ
về KSNB, trong đó nổi bật là Báo cáo COCO 1995 (Criteria of Control Board of Canadian
Institute of Chartered Accountants) cua Hiép héi Kế toán viên Công chứng Canada
- Năm 1996 Hiệp hội Kiểm soát va Kiém ton Théng tin (Information System Audit
and Control Association — IACA) đã đưa ra các mục tiêu kiểm soát cho công nghệ thông tin và các kỹ thuật liên quan (Control ObJection and Related Technology — CoBIT)
- Theo chuân mực kiểm toán quốc tế ISA 315 do IFAC ban hành năm 2003 và
chuẩn mực kiểm toán Việt NamVSA 315 ban hành năm 2012 “Xác định và đánh giá
rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường
của đơn vị” (thay thế cho chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA và VSA 400 trước đây)
cũng đồng nhất với quan điểm của COSO về định nghĩa cũng như các yếu tố cấu thành
của KSNB Theo chuẩn mực kiểm toán 315, kiểm soát nội bộ (internal control) được
hiểu như sau: “Kiểm soát nội bộ là quá trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế và thực hiện nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hướng
tới các mục tiêu sau: Độ tin cậy của lập báo cáo tài chính; Tính hiệu quả và hiệu năng
trong hoạt động của đơn vị; Tuân thủ luật lệ và quy định Thuật ngữ “kiểm soát”
được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát
nội bộ” [80, tr 269]
- Theo báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát NH, báo cáo đã
nghiên cứu khá đầy đủ và chỉ tiết về KSNB trong lĩnh vực NH có định nghĩa về KSNB
như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chỉ phối bởi Hội đồng quản trị, các nhà
Trang 40quản lý cao cấp và nhân viên Nó không chỉ là một thủ tục hay chỉnh sách được thực
hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng
Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết lập một nên văn
hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình kiểm soát nội bộ cũng như liên tục giám sát sự
hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia quá trình này
Các mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ bao gom: Sự hữu hiệu và hiệu quả của các
hoạt động; Sự tin cậy, đây đủ và kịp thời của thông tin tài chính và quản trị; Sự tuân
thủ pháp luật và các quy định liên quan” [74, tr12] Về cơ bản báo cáo Basel không
đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng lý luận của COSO vào lĩnh vực NH
- Theo Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI), trong chuẩn
mực hướng dẫn KSNB cho lĩnh vực công, chuẩn mực số 9100 có định nghĩa: “Kiểm
soát nội bộ là một quá trình ảnh hưởng bởi người quản lý và các nhân viên của đơn vị
trong việc thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu sau: Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả; Độ tin cậy của báo cáo tài chính;
Tuân thủ các luật và các quy định; Bảo vệ tài sản và thông tin của đơn v°[78, tr13]
Như vậy về cơ bản INTOSAI đã vận dụng lý luận về KSNB của COSO vào việc hướng
dẫn thực hiện các kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công
- Theo các chuẩn mực đã hệ thống hóa của Viện Kế tốn cơng chứng Mỹ AICPA, phần thực hành kiểm toán cũng đồng quan điểm của COSO về Kiểm soát nội bộ
Qua những trình bày về khái niệm KSNB nêu trên có thể nhận thấy khái niệm về
KSNB đã có sự thay đổi theo thời gian: Ban đầu chỉ chủ yếu đề cập đến kiểm soát nội
bộ về kế toán, đến nay các quan điểm hiện đại đã đưa ra sự nhìn nhận đầy đủ, toàn
diện hơn về KSNB Theo đó KSNB không chỉ đề cập đến KSNB về kế toán mà đề cập
đến KSNB đối với mọi hoạt động trong đơn vi b) Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ
Trên đây là vài nét sơ lược về KSNB trong đơn vị Khi nghiên cứu nhìn nhận đầy đủ và toàn diện hơn về KSNB của đơn vị trong mối quan hệ thống nhất giữa các yếu tố
cấu thành của KSNB ta đề cập đến khái niệm HTKSNB
Theo đại từ điển Tiếng Việt “hệ thống” được hiểu là “thể thống nhất bao gỗm những
tự tưởng, những nguyên tắc, quy tắc liên kết nhau một cách chặt chẽ và logic” [66]
Dé quan ly va điều hành đơn vị, các nhà quản lý cần phải thiết lập các quy chế, chính sách, các TTKS và tổ chức vận hành chúng trong quá trình hoạt động của đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu của đơn vị Hệ thống các quy chế, chính sách và TTKS đó
được gọi là HTKSNB