MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 17 1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 11 1.1.1 Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 11 1.1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế 11 1.1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 12 1.1.1.3 Các mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế 14 1.1.2 Các quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế 17 1.1.2.1 Khái niệm tài chính của tập đoàn kinh tế 17 1.1.2.2 Các quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế 18 1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ…………….. 28 1.2.1. Hệ thống thông tin kinh tế của tập đoàn kinh tế 28 1.2.1.1 Thông tin kinh tế và hệ thống thông tin kinh tế 28 1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kinh tế......................44 1.2.1.3 Mục tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá HTTTKT........................53 1.2.1.4 Vai trò của hệ thống thông tin kinh tế 59 1.2.2. Nội dung và mô hình tổ chức hệ thống thông tin kinh tế phục vụ việc ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế 62 1.2.2.1 Nội dung của hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế 62 1.2.2.2 Mô hình tổ chức hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế 63 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống thông tin kinh tế của tập đoàn kinh tế 71 1.3 KINH NGHIỆM CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC vụ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 75 1.3.1 Kinh nghiệm việc xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra quyết định tài chính 75 1.3.2 Bài học trong việc xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế 87 Chương 2. THựC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VNPT 98 2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VNPT 98 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT 98 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT 104 2.1.3 Đặc điểm về tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT.......................................................................................................110 2.2 THỤC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỀN THÔNG VNPT 116 2.2.1 Quan điểm về hệ thống thông tin kinh tế của VNPT: 123 2.2.2 Thực trạng về các yếu tố cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tài chính 124 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC vụ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VNPT 150 2.3.1 Những kết quả đạt được đối với hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của VNPT 162 2.3.2 Những hạn chế đối với hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn VNPT 163 Chương 3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VNPT 167 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VNPT TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................................................................167 3.1.1 Mục tiêu phát triển của VNPT trong thời gian tới 167 3.1.2 Phương hướng thực hiện mục tiêu của VNPT 170 3.2 QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH 175 3.2.1 Thông tin kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong việc ra quyết định tài chính 170 3.2.2 Hệ thống thông tin phải phù hợp với trình độ nhà quản trị 174 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỂN THÔNG VNPT 180 3.3.1 Giải pháp về tổ chức cấu thành hệ thống thông tin 180 3.3.2 Giải pháp về nội dung cấu thành hệ thống thông tin 194 3.3.3 Giải pháp về phương thức cấu thành hệ thống thông tin 197 3.3.4 Giải pháp về công cụ cấu thành hệ thống thông tin 199 3.3.5 Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán 201 3.3.6 Một số giải pháp khác 208 KẾT LUẬN 205 DANH MỤC VIẾT TẮT VNPT: Viet Nam Posts and Telecommunications Group Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam SXKD: Sản xuất kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định DPP: Discount Payback Period Thời gian hoàn vốn đầu tư có tính đến yếu tố chiết khấu NPV: Net Present Value Giá trị hiện tại thuần IRR: Internal Rate of Return Tỷ suất sinh lợi nội bộ PI: Proíitability Index Chỉ số sinh lời CNTT: Công nghệ thông tin CSDL: Cơ sở dữ liệu TMĐT: Thương mại điện tử HTTT: Hệ thống thông tin KTTT: Kinh tế thị trường WACC: The weighted of average cost of Capital Chi phí sử dụng vốn bình quân ROI: Return on Interested DT: Doanh thu TB: Thuê bao DV: Dịch vụ DVVT: Dịch vụ viễn thông RMQT: Roaming quốc tế Khách hàng doanh nghiệp Sản phẩm Công nghệ thông tin Giá trị gia tăng Very Important Person nhân vật quan trọng Tập đoàn kinh tế Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc Asymmetric Digital Subscriber Line Băng thông rộng Tác nghiệp Chiến thuật DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống thông tin theo tổng hợp của Knight và Bum 56 Bảng 1.2: Các mô hình thu thập thông tin 67 Bảng 1.3: Bảng tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường KD 69 Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ 107 Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi 107 Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán của tập đoàn VNPT 110 Bảng 2.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT 104 Bảng 2.5: Hệ số thanh toán 105 Bảng 2.6: Hệ số phản ánh cơ cấu vốn 105 Bảng 2.7: Hệ số phản ánh hiệu suất hoạt động 106 Bảng 2.8: Hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động 107 Bảng 2.9: Bảng phân phối lợi nhuận của Tập đoàn VNPT 108 Bảng 2.10: Bảng phản ánh tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn VNPT 1139 Bảng 2.11: Bảng cân đối kế toán trong trường hợp cập nhật thông tin đồng bộ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT 155 Bảng 2.12: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong trường hợp cập nhật thông tin đồng bộ của Tập đoàn Biru chính Viễn thông VNPT 156 Bảng 3.1: Kế hoạch đầu tư doanh thu đến năm 2020 của VNPT 163 Bảng 3.2: Bảng so sánh giữa hai quy trình quản lý của VNPT trước và sau khi thay đổi cơ cấu quản lý 198 DANH MỤC Sơ ĐỒ Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức và phân phối thông tin 35 Sơ đồ 1.2: Phân loại theo kênh thông tin kinh tế độc lập với Tập đoàn 48 Sơ đồ 1.3: Phân loại theo kênh thông tin trực tiếp từ Tập đoàn 48 Sơ đồ 1.4: Phân loại theo kênh thông tin kết hợp 49 Sơ đồ 1.5: Các bước quy trình thu thập thông tin 51 Sơ đồ 1.6: Mô hình hệ thống thông tin kinh tế 63 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT 1083 Sơ đồ 2.2: sơ đồ hệ thống thông tin kinh tế của Tập đoàn Viễn thông VNPT 136 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ sử dụng thông tin kết hợp để ra quyết định tài chính 160 Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý thông tin 183 Sơ đồ 3.2: Hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm phục vụ ra quyết định đầu tư trong nước 187 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt, cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và bắt đầu với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy những tập đoàn kinh tế mạnh ở cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân sẽ là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Do đó, trong quá trình đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là hội nhập quốc tế với nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước đã chỉ đạo xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh để trở thành những quả đấm thép phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế nhiều thành phần, các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, tập đoàn kinh tế nhà nước còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân; các tập đoàn kinh tế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước về các mặt như: góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đóng góp không nhỏ vào nguồn thuế, tạo nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất nước... mà tập đoàn kinh tế nhà nước còn là trụ cột kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh... Xu thế hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam là một hướng đi đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam và phù hợp với sức ép cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa; thực tế ở nước ta cho thấy, tập đoàn kinh tế nhà nước chính là lực lượng quan trọng của Nhà nước đảm nhận sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình liên kết kinh tế tiên tiến và có sức mạnh nhất; với đặc điểm là mô hình có quy mô lớn, nguồn lao động dồi dào, thị trường và công nghệ vượt trội, các tập đoàn kinh tế nhà nước có một vị thế khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại. Điếm quan trọng đầu tiên quyết định sự liên kết, hợp tác giữa các công ty trong mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là lợi ích; bởi lẽ, đối với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, lợi ích đến với cả tập đoàn kinh tế và cả công ty thành viên. Các công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế nhà nước luôn được sự hỗ trợ phát triển thông qua thương hiệu của tập đoàn: hỗ trợ về vốn, công nghệ, hoạt động đào tạo quản lý, lao động... Những hỗ trợ đó sẽ tạo ra điều kiện và động lực, môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển nhanh và bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế xã hội của quốc gia. Với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường, các tập đoàn kinh tế nhà nước phải khai thác nguồn vốn nhà nước nhằm tạo ra lợi nhuận bổ sung cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra việc làm và thu nhập hợp pháp nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt của người lao động. Hơn nữa, các tập đoàn kinh tế nhà nước với ưu thế về quy mô và kết hợp được các ưu thế của phân công lao động, chuyên môn hóa với hợp tác hóa trong sản xuất, kinh doanh nên tránh được sản xuất trùng lặp và nâng cao hiệu quả sử dụng công suất máy móc, thiết bị nhằm Đểm lại hiệu quả kinh tế xã hội cao V.V.. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong những năm vừa qua dù đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhung vẫn có những khó khăn và vướng mắc cần giải quyết, cụ thể: + về môi trường kinh doanh: mô hình tập đoàn kinh tế không giống mô hình tổng công ty, mô hình tập đoàn hiện nay chỉ dựa vào Luật doanh nghiệp và Nghị định 153 của Chính phủ về việc quản lý Tổng công ty nhà nước; bên cạnh đó còn nhiều hạn chế trở ngại như thiếu các chính sách khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền, thiếu chính sách đầu tư ra nước ngoài. + về tài chính: chưa tách biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý vốn chủ sở hữu của nhà nước với cơ chế hoạt động của thị trường và chức năng khác. Vì thế, để các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả, phát huy được sức mạnh vai trò của chúng đối với nền kinh tế, thì việc nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn hệ thống các thông tin kinh tế là điều rất cần thiết; tuy nhiên, việc tổ chức, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin kinh tế này phục vụ cho việc ra các quyết định quản trị kinh doanh nói chung, quản trị tài chính nói riêng của các tập đoàn kinh tế hiện nay như thế nào? Cụ thể: V Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc phân tích môi trường kinh doanh và lựa chọn mục tiêu hợp lý? V Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc phân tích và lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp? s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng mục tiêu và chiến lược về nguồn nhân lực? S Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính? s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng mục tiêu và chiến lược về marketing? S Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng mục tiêu và chiến lược về sản xuất? s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng mục tiêu và chiến lược về nghiên cứu và phát triển? S Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc thâm nhập vào thị trường vốn quốc tế? s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn? Đó là một số vấn đề hiện nay về mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế mà NCS còn băn khoăn trăn trở; tuy nhiên, luận án này thuộc chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, nên NCS chỉ nghiên cứu sâu vấn đề hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các tập đoàn kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức. Trong những năm qua, công tác quản trị tài chính của các tập đoàn kinh tế được chú trọng hơn, việc phân tích, đánh giá và ra các quyết định tài chính được thực hiện một cách bài bản hơn. Tuy nhiên, đế đưa ra quyết định tài chính đúng đắn thì đòi hỏi cần phải dựa trên một cơ sở dữ liệu và thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng, nhất là những thông tin về kinh tế tài chính. Quyết định tài chính là quyết định có vai trò hết sức quan trọng trong các Tập đoàn kinh tế, bởi nó liên quan trực tiếp đến mức độ rủi ro và lợi ích của các chủ sở hữu. Để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn, nhà quản trị tài chính cần phải nghiên cứu nhiều nhân tố chủ quan, khách quan, bên trong và bên ngoài tập đoàn; điều này phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức, xử lý và cung cấp thông tin về các nhân tố này nhằm phục vụ cho việc đưa ra các quyết định tài chính của Tập đoàn. Tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ, công ty con ở nước ta đã được hình thành từ hơn thập kỷ qua, bên cạnh những thành tựu đạt được rất quan trọng, hoạt động của các tập đoàn kinh tế nói chung, VNPT nói riêng đã bộc lộ nhiều vướng mắc và bất cập, nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định quản lý nói chung, quyết định tài chính nói riêng chưa được cung cấp, xử lý đầy đủ, chính xác và kịp thời. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một trong số các Tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời sớm nhất ở Việt Nam; trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ độc quyền nhà nước, độc quyền doanh nghiệp đến mở cửa hội nhập cạnh tranh và phải thực hiện tái cơ cấu để tăng năng lực cạnh tranh. VNPT được đánh giá là Tập đoàn kinh tế đã tổ chức hoạt động kinh doanh khá hiệu quả và nhất là: đã thực hiện tái cơ cấu thành công. Là một tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn VNPT đã và đang chứng tỏ vị thế quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Thành công của VNPT một phần là nhò’ các quyết định tài chính được ban hành với những căn cứ đáng tin cậy, đó chính là hệ thống thông tin kinh tế. Tuy nhiên, công tác quản trị tài chính của Tập đoàn VNPT vẫn còn một số hạn chế; cụ thể: V Bộ phận quản trị tài chính của Tập đoàn VNPT chưa có một vị trí độc lập trong doanh nghiệp, nó nằm trộn lẫn với bộ phận kế toán; vì thế, việc ra quyết định tài chính cũng như việc sử dụng hệ thống thông tin kinh tế để đưa ra lời tư vấn quyết định tài chính của Tập đoàn có tính chuyên môn chưa sâu; V Tập đoàn VNPT có vốn đầu tư 100% là vốn của nhà nước, nên việc thực hiện những chính sách tài chính phải tuân theo chế độ hướng dẫn tài chính của Nhà nước, vì thế tính linh hoạt trong quản trị tài chính chưa cao. Vì thế, để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn, bộ phận tài chính cần thiết phải được sự hỗ trợ của hệ thống thông tin kinh tế, nhưng hệ thống thông tin kinh tế lại phụ thuộc trực tiếp vào việc thu thập, xử lý thông tin; nếu việc thu thập, xử lý thông tin tốt thì việc ra quyết định tài chính sẽ thuận lợi hơn; và ngược lại, việc thu thập, xử lý thông tin chưa tốt thì việc ra quyết định tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế để hệ thống thông tin kinh tế được chuẩn hóa hơn nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tài chính là một việc cần làm và cần sớm được thực hiện. Chính vì thế, NCS ấp ủ và mạnh dạn nghiên cứu đề tài luận án: “Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận án Tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về việc sử dụng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Qua khảo sát thực trạng hệ thống thông tin kinh tế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT ở những năm vừa qua, đề tài nêu cao vai trò của hệ thống thông tin kinh tế, đánh giá thực trạng việc hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế và rút ra những ưu điểm, hạn chế của việc hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kinh tế, về lý thuyết cũng như thực tiễn rất cần có những nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu nhằm tổng kết đánh giá một cách khách quan, khoa học về tổ chức, quy trình cung cấp và xử lý hệ thống thông tin kinh tế hiện hành nhằm phục vụ có hiệu quả cho các nhà quản lý kinh tế và các nhà quản trị tài chính khi đưa ra các quyết định tài chính. Vì thế, mục tiêu nghiên cứu của luận án được thể hiện cụ thể trên các mặt sau: a. Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định đầu tư, phát huy tính sáng tạo trong quyết định đầu tư của Tập đoàn; tăng cường liên kết đầu tư mở rộng ở thị trường nước ngoài thông qua việc góp vốn với các đối tác giúp VNPT ngày càng nâng cao uy tín thương hiệu; b. Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định huy động vốn, thông qua việc nâng cao khả năng thâm nhập thị trường vốn; do VNPT là Tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, có quy mô vốn lớn và thị trường mở rộng, có uy tín trong lĩnh vực viễn thông ở trong nước cũng như trên thế giới, vì thế khả năng thâm nhập thị trường vốn của Tập đoàn VNPT rất cao, nên VNPT có cơ hội chọn lựa nguồn vốn huy động có chi phí sử dụng vốn thấp, và là nguồn tài trợ ổn định; và đây cũng chính là cơ hội đế VNPT tăng cường sử dụng vốn có hiệu quả thông qua việc mở rộng đầu tư ở thị trường nước ngoài thông qua việc sử dụng nguồn vốn ở bên ngoài có chi phí sử dụng vốn thấp. c. Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định huy phân phối lợi nhuận, do VNPT có khả năng thâm nhập thị trường vốn lớn nên việc huy động vốn đối với VNPT khá thuận lợi, vì thế VNPT vẫn ổn định chính sách phân phối lợi nhuận nhằm tăng thu nhập thực tế cho người lao động. Để thực hiện những mục tiêu đã được đề ra ở phần trên, luận án cần giải quyết 3 vấn đề chính có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: 1 Vai trò của hệ thống thông tin kinh tế đối với quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT? Mục đích của phần này là hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế, các quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế, mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế. 2 Thực trạng về việc hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT? Mục đích của phần này là nhằm đánh giá những thành tựu đạt được những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện và chất lượng thông tin chưa cao. 3 Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT? Mục đích của phần này là hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính bằng cách đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài s Đối tượng nghiên cứu: + Tìm hiểu các đối tượng ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kinh tế, luận án sẽ chọn đối tượng nghiên cứu là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, nhung do hiện nay Bưu chính đã tách khỏi Viễn thông, nên luận án chỉ tiếp cận ngành Viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. + Tìm hiểu thực trạng hệ thống thông tin kinh tế ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT; luận án chọn đối tượng nghiên cứu là nhà quản trị cấp chiến lược, cấp chiến thuật, cấp tác nghiệp và nhà quản lý công nghệ thông tin của tập đoàn VNPT, vì họ là những người chủ chốt theo suốt dự án từ khi lập kế hoạch cho tới khi hoàn thành sử dụng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính. V Phạm vi nghiên cứu: + Là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. + Thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu từ năm 2011 đến năm 2015. Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề chất lượng thông tin trên góc độ hoàn thiện hệ thống thông tin Để hỗ trợ người sử dụng thông tin ra quyết định tài chính. Điều này nghĩa là hệ thống thông tin đã xây dựng và được hoàn thiện sẽ tạo ra những thông tin phù hợp, chính xác, kịp thời và đầy đủ nhằm giúp cho việc ra các quyết định tài chính được thuận lợi hơn. Các nghiên cứu liên quan tới việc thay đổi các chính sách kinh tế nhằm phục vụ việc ra quyết định tài chính sẽ nằm ngoài phạm vi của luận án. về phạm vi hệ thống thông tin, luận án chỉ dừng lại nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính trong nội bộ tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. về phạm vi các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin, luận án chỉ nghiên cứu vấn đề kinh tế liên quan đến việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Luận án không nghiên cứu các nhân tố kinh tế không liên quan tới việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, các nhân này được coi nằm ngoài phạm vi luận án. 4. Nguồn dữ liệu của luận án: Dữ liệu thứ cấp: Luận án sử dụng một số nguồn thông tin thứ cấp như các công trình nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu liên quan, các báo cáo chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác: Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Dữ liệu sơ cấp: là các thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để có được các đánh giá thực tiễn về hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, tác giả đã khảo sát Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Với quy mô khảo sát này, tác giả thu thập thông tin về thực trạng hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế trên cơ sở các phương pháp phát phiếu điều tra, thực hiện phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, thư điện tử...Bên cạnh nguồn số liệu sơ cấp đó, tác giả còn sử dụng số liệu thứ cấp mà chủ yếu từ các báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê và các nguồn khác đã được công bố. Luận án nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế và sử dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin làm cơ sở đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phù hợp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đối với Tập đoàn VNPT, thì đây là một Tập đoàn lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, việc đưa ra quyết định tài chính đúng đắn sẽ Đểm lại nhiều lợi ích cho Tập đoàn, và hơn nữa Đểm lại lợi ích cho nhà nước và dân cư. Trước yêu cầu của thị trường, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng VNPT vẫn còn nhiều tồn tại, sức phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của một Tập đoàn lớn. Mặt khác, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, cạnh tranh khốc liệt, thông tin bùng nổ đa chiều, hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của VNPT tỏ ra thiếu về lượng và thấp về chất. Trong những tồn tại đó, việc xây dựng cho mình một hệ thống thông tin kinh tế là một nội dung lớn cần phải thực hiện. Nếu hệ thống thông tin kinh tế không sớm được hoàn thiện thì trở ngại sẽ phát sinh trong việc ra quyết định tài chính, hệ lụy tất yếu là các quyết định tài chính sẽ trở nên không phù hợp, thậm chí sai lầm, an ninh tài chính của VNPT sẽ khó được đảm bảo. Vì thế ta thấy, thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó Đểm đến những cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh; nếu thông tin đầy đủ, chính xác, phù hợp và kịp thời thì nó càng trở nên quan trọng, bởi nó liên quan đến việc ra các quyết định tài chính, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tổ chức, hiệu quả sử dụng đồng vốn của Tập đoàn; vì thế, hoàn thiện hệ thống thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn VNPT. Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa góp phần làm phơng phú thêm những vấn đề lý luận về hệ thống thông tin kinh tế và mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kinh tế với các quyết định tài chính của Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT nói riêng; nó có ý nghĩa góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thông qua khảo sát thực trạng về hệ thống thông tin kinh tế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, luận án đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin kinh tế và đề xuất các giải pháp đế hoàn thiện hệ thống thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng và kịp thời nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT’ là rất cần thiết trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng về hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Chương 3: Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và mọi thành phần kinh tế luôn là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp nào, vấn đề tổ chức quản trị tài chính hợp lý và khoa học đều được những nhà quản lý và nhà chuyên môn quan tâm đúng mức. Vì chỉ có tổ chức khoa học và hợp lý, quản trị tài chính mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời cho việc điều hành Tập đoàn. Hơn ai hết, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT phải chịu sức ép cạnh tranh từ việc gia nhập WTO (do có nhiều đối tác Viễn thông nước ngoài đầu tư vào Việt Nam), cũng như các công ty Viễn thông vừa và nhỏ (cũng bị áp lực tồn tại trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh) đều hiểu rõ sự cần thiết về hệ thống thông tin kinh tế, vì hệ thống này có vai trò cung cấp thông tin kinh tế kịp thời, phù hợp, đầy đủ và chính xác cho nhà quản trị, từ đó nhà quản trị có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định tài chính được chính xác hơn, hiệu quả hoạt động được nâng cao hơn, và sức cạnh tranh trên thị trường viễn thông ngày càng lớn hơn. Vì tầm quan trọng như vậy nên có nhiều nghiên cứu liên quan tới hệ thống thông tin, và liên quan quyết định tài chính. Cụ thể: Công trình nghiên cứu về hệ thống như luận án của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Liên (2012) nói về việc ứng dụng hệ thống EPR để hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp, luận án này nói về việc sử dụng hệ thống thông tin để nghiên cứu thực hiện phân tích dữ liệu liên quan tới quy trình làm việc của công ty. Hệ thống thông tin tác động tới tất cả các hoạt động, các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Nhờ hệ thống thông tin EPR làm thay đổi quy trình làm việc, rút ngắn thời gian làm việc cho một nghiệp vụ kinh tế, vì thế hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nói đến chất lượng thông tin, kiểm soát chất lượng thông tin trong doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới vấn đề các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin, một nghiên cứu đã được công bố trong luận án tiến sĩ 2003 của đại học Southern Queensland “Critical Success Factors for Accounting Iníòrmation Systems Data Quality”. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng trong phạm vi hệ thống kế toán nói riêng chứ không phải cho cả ngành kinh tế nói chung. Ngoài ra luận án trên sử dụng cách tiếp cận xây dựng mô hình nghiên cứu trên quan điểm quản lý chất lượng hệ thống thông tin kế toán tống thế chứ không sử dụng mô hình hệ thống thông tin kinh tế, hệ thống hoạt động khi phân tích. Mặt khác, vai trò của nghiên cứu tài chính trong phát triển kinh tế được giải thích bởi Okab và đồng sự (2014), thông qua nghiên cứu của họ, họ đã chứng minh rằng các thông tin kinh tế đóng một vai trò tích cực trong sự toàn vẹn của các quyết định cũng như sự thành công của kế hoạch phát triển, thực hiện kế hoạch hợp thời phụ thuộc vào quyết định chiến lược được thực hiện bởi những nhà quản lý, những loại quyết định này dựa vào các thông tin kinh tế. Đó là lý do tại sao Ưllah và đồng sự (2014) đã phát triển một mối quan hệ có ý nghĩa giữa các thông tin kinh tế và các quyết định chiến lược. Mặt khác, Rapina (2014) xác định ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức (cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức) đến chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế và tác động của nó đến chất lượng thông tin kinh tế; Chiriac (2014) phát triển một phương pháp định tính, bởi một quan điểm lý thuyết, về tầm quan trọng của thông tin kinh tế trong việc ra quyết định; Nobes Stadler (2014) thực hiện đầu tiên nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng công khai dữ liệu có sẵn để cung cấp bằng chứng trực tiếp về vai trò của thông tin kinh tế trong các quyết định; Caraiman (2015) cho thấy rằng các thông tin kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ thống chính trị; Một số chuyên gia như Fitriati Mulyani (2015) đã chứng minh rằng sự thành công của hệ thống thông tin kinh tế có liên quan đến chất lượng thông tin; Susanto (2015) tin rằng tổng chất lượng của thông tin kinh tế bị ảnh hưởng bởi chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế; Alamin và đồng sự (2015) điều tra các yếu tố (nhận thức phù hợp với công nghệ, điều kiện thuận lợi,...) ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kinh tế; ngoài ra, Iskandar (2015) đã chứng minh qua nghiên cứu của mình rằng chất lượng hệ thống thông tin kinh tế có thể được cải thiện thông qua cải thiện quản lý. Mặt khác, luận án tiếp cận giải quyết vấn đề hoàn thiện hệ thống thông tin có chất lượng trên góc độ của qui trình tạo lập thông tin nhằm giúp người sử dụng thông tin ra quyết định tài chính đúng đắn hơn. Điều này nghĩa là dựa vào quy trình hoạt động của công ty viễn thông mẹ và các Trung tâm viễn thông con, hệ thống thông tin sẽ được hoàn thiện để tạo ra các thông tin phù hợp và chính xác, đảm bảo sự an toàn, độ tin cậy dữ liệu cao. Các nghiên cứu liên quan tới việc thay đổi các chính sách kinh tế hay thay đổi các quy định của pháp luật về quản lý tài chính sẽ nằm ngoài phạm vi của luận án. Xuất phát từ các lý do trên, ta thấy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT cần được nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phù hợp để phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính đúng đắn hơn. Vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Buy, chính Viễn thông Việt Nam VNPT”. Với đề tài này, tác giả mong muốn sẽ có nhưng đóng góp về lý luận, thực tiễn cũng như xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phù hợp với thực trạng của Tập đoàn. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHƯNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC vụ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1 Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia tiếng Anh thì:Tập đoàn là sự liên kết của hai hay nhiều tổng công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo thành một cấu trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp Vì thế, về ý nghĩa tập đoàn, ta có thê hình dung như một công ty mẹ và một số (hay nhiều) công ty con cùng bắt tay kinh doanh ở một hay nhiều lĩnh vực nào đó; nhìn chung, tập đoàn là một công ty đa ngành, có quy mô rất lớn và thường kinh doanh đa quốc gia. Theo Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM thì khái niệm về tập đoàn kinh tế được hiếu “là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia ”. Trong mô hình này, công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của công ty con về tài chính và chiến lược phát triển. Theo TS.Trần Tiến Cường, Trưởng Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TƯ) trong dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với TĐ kinh tế nhà nước thì tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm các công ty, liên kết chủ yếu dưới hình thức công ty mẹ công ty con, có từ hai cấp DN trở lên, tạo thành tổ hợp kinh doanh gắn bó với nhau, hay tập đoàn kinh tế là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp nhân độc lập. Có nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung nhất là: Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận 1.1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trước áp lực cạnh tranh, các công ty có xu hướng sáp nhập hoặc liên kết với nhau tạo thành tập đoàn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên không phải tập đoàn kinh tế nào cũng có thể tồn tại và phát triển được; hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế luôn là vấn đề quan trọng được quan tâm hiện nay bởi những lợi ích và ảnh hưởng của tập đoàn kinh tế đối với một quốc gia là rất lớn. Sự mở rộng không hợp lý về quy mô của tập đoàn sẽ gây ra những hệ lụy không tốt, khó khắc phục đối với nền kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, việc xác định đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế để tìm ra một mô hình quản lý và xây dựng chiến lược phát triển cho tập đoàn kinh tế là cần thiết. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy đặc điểm nổi bật của tập đoàn kinh tế thường được thể hiện qua ba yếu tố cơ bản: cơ chế đầu tư vốn, cơ chế liên kết kinh doanh, cơ chế quản lý. Theo cơ chế đầu tư vốn: Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy, khi đã hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó, tông tài sản trong toàn tập đoàn cũng khá lớn, vì thế đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tư vào lượng tài sản này. Do đó, nguồn vốn đầu tư này chủ yếu một phần được tài trợ từ công ty mẹ, phần còn lại được huy động từ nước sở tại. Theo cơ chế liên kết kinh doanh: Các công ty trong tập đoàn có thể liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang hoặc liên kết hỗn hợp. + Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành (ví dụ: các công ty viễn thông từ cấp tập đoàn đến cấp cơ sở). Các mối liên kết này thường mang lại lợi thế về chi phí, sự chủ động cho các sản phấm đầu vào và đầu ra của các công ty. Tuy nhiên, nó cũng có một số khó khăn như nguồn lực bị phân tán, khó tập trung vào các hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị. + Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các công ty có sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thế sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả (ví dụ: các công ty viễn thông con đồng cấp). Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro. Tuy nhiên, nó cũng gặp trở ngại là thiếu sự chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên liệu sản xuất, kho vận... so với liên kết dọc. + Liên kết hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai dạng liên kết dọc và ngang. Vì vậy, ưu nhược điếm của liên kết này là tích hợp ưu nhược diêm của cả hai dạng. Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của tập đoàn, nếu biết phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu của từng dạng liên kết đơn lẻ sẽ tạo nên mô hình hoạt động khá hoàn chỉnh. Đồng thời, các tập đoàn cũng cần chú ý hạn chế những tác hại do việc mở rộng quy mô, giảm thiểu chi phí đầu tư không hiệu quả. Theo cơ chế quản lý: Tập đoàn kinh tế có thể được quản lý theo mô hình tập trung, phân tán hay hỗn hợp. Trong mô hình tập trung, quyền lực được tập trung ở cơ quan đầu não thường là công ty mẹ. Trong mô hình phân tán, công ty mẹ chỉ đưa ra định hướng và kiểm soát định hướng (kiểm soát chiến lược, các chính sách lớn về tài chính, nhân sự, đầu tư...), giao quyền tự chủ hoạt động cho các công ty con. Trong mô hình hỗn hợp, công ty mẹ vừa giao quyền tự chủ cho các công ty con, vừa thâu tóm quyền lực ở một số lĩnh vực trọng yếu. 1.1.1.3 Các mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế thường được hình thành dựa trên các tác động của (i) môi trường chính trị, pháp luật của mỗi quốc gia; (ii) môi trường kinh doanh; (iii) tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của tập đoàn; (iv) đặc điểm của các thành viên trong tập đoàn. Mô hình tập đoàn thông thường được phân loại theo ba yếu tố: cơ chế đầu tư vốn, cơ chế liên kết kinh doanh, cơ chế quản lý. > Theo cơ chế đầu tư vốn: Tập đoàn kinh tế có thể lựa chọn một trong các mô hình đầu tư đơn cấp, đồng cấp, đa cấp hoặc hỗn hợp. + Trong mô hình đầu tư đơn cấp, công ty mẹ lẫn công ty con đều chỉ đầu tư xuống một cấp trực tiếp, không đầu tư xuống cấp xa hơn. + Trong đầu tư đồng cấp, các công ty trong cùng một cấp đầu tư qua lại. + Trong đầu tư đa cấp, các công ty, đặc biệt là công ty mẹ vừa đầu tư trực tiếp vào công ty con, đồng thời đầu tư trực tiếp vào các công ty cháu, chắt ở dưới mà không thông qua công ty trung gian nào. + Mô hình hỗn hợp là mô hình phối hợp nhiều hình thức đầu tư (đơn cấp, đồng cấp, đa cấp) giữa các công ty trong tập đoàn. > Theo co chế liên kết kinh doanh: Các công ty có thể liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang hoặc liên kết hỗn hợp. + Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành. Liên kết theo chiều dọc có thể là tích hợp ngược (ví dụ: các công ty sản xuất, mua lại hoặc đầu tư vốn vào các công ty cung ứng nguyên vật liệu cho mình); hoặc tích hợp xuôi (ví dụ: các công ty sản xuất, mua lại hoặc đầu tư vốn vào một công ty thương mại, tiếp thị để tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất hoặc cả hai). Các mối liên kết này thường mang lại lợi thế về chi phí, sự chủ động cho các sản phẩm đầu vào và đầu ra của các công ty. Tuy nhiên, nó cũng có một số khó khăn như nguồn lực bị phân tán, khó tập trung vào các hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị... Như vậy, có thế thấy liên kết dọc là mô hình kinh doanh trong đó mục tiêu chính là tạo mối liên kết giữa bản thân doanh nghiệp với các đối tác liên quan như các nhà cung cấp và nhà phân phối. Liên kết dựa trên nguyên lý cộng sinh. Với sức mạnh của sự liên kết này thì công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, thị trường của tập đoàn, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Còn các công ty con thì được tổ chức theo sự phân công chuyên môn hóa và phối hợp hợp tác hóa theo đặc thù công nghệ của ngành. Ví dụ: Sony sử dụng mô hình liên kết dọc theo sự tích hợp ngược bằng việc hảng này sản xuất ra máy chơi game console là PlayStaion nhưng cũng kiêm luôn studio phát triển game; Hay Apple cũng là một điển hình trong mô hình liên kết dọc. Nó vừa cung cấp phần cứng iPad, iPhơne, iPod... vừa tạo ra phần mền iOS, MacOS, bán dịch vụ và đảm nhận luôn khâu phân phối sản phẩm. Apple gần như bao trọn cho một sản phấm công nghệ mà nhiều tập đoàn cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ với Apple chưa làm được. Điều này đã làm cho Apple trở thành đối thủ đáng gờm trong làng công nghệ và việc cạnh tranh với hảng là điều vô cùng khó khăn. Tất nhiên không phải cứ công ty nào liên kết theo chiều dọc cũng chiếm được lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. Hãy nhìn vào HP dù sở hữu trong tay kệ điều hành WebOS đầy tiềm năng nhưng việc mua lại Plam và không có hệ thống bán hàng và marketing xuất sắc nên HP cũng khó lòng vươn mình lớn mạnh được như Apple. + Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các công ty có sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả (ví dụ: công ty sản xuất máy ảnh với công ty sản xuất ống kính máy ảnh). Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro. Tuy nhiên, nó cũng gặp trở ngại là thiếu sự chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên liệu sản xuất, kho vận... so với liên kết dọc. Thuộc mô hình này gồm có Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam... + Liên kết hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai dạng liên kết dọc và ngang. Vì vậy, ưu nhược điếm của liên kết này là tích hợp ưu nhược điếm của cả hai dạng. Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của tập đoàn, nếu biết phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu của từng dạng liên kết đơn lẻ sẽ tạo nên mô hình hoạt động khá hoàn chỉnh. Đồng thời, các tập đoàn cũng cần chú ý hạn chế những tác hại do việc mở rộng quy mô, giảm thiểu chi phí đầu tư không hiệu quả. > Theo cơ chế quản lý: Tập đoàn kinh tế có thể được quản lý theo mô hình tập trung, phân tán hay hỗn hợp. + Trong mô hình tập trung, quyền lực được tập trung ở cơ quan đầu não thường là công ty mẹ. + Trong mô hình phân tán, công ty mẹ chỉ đưa ra định hướng và kiểm soát định hướng (kiểm soát chiến lược, các chính sách lớn về tài chính, nhân sự, đầu tư...), giao quyền tự chủ hoạt động cho các công ty con. + Trong mô hình hỗn hợp, công ty mẹ vừa giao quyền tự chủ cho các công ty con, vừa thâu tóm quyền lực ở một số lĩnh vực trọng yếu. 1.1.2 Các quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế 1.1.2.1 Khái niệm tài chính của tập đoàn kinh tế Tài chính của tập đoàn kinh tế là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường; vì thế, tính chất và mức độ phát triển tài chính của tập đoàn kinh tế cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế thị trường, và có những đặc trưng chủ yếu sau: Thứ nhất, tài chính của tập đoàn kinh tế phản ánh những luồng dịch chuyền giá trị trong nền kinh tế: đó là sự vận động các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ tập đoàn để tiến hành hoạt động SXKD; được diễn ra giữa tập đoàn với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế hoặc tài trợ tài chính; hay được diễn ra giữa tập đoàn với thị trường. Thứ hai, sự vận động các nguồn tài chính tập đoàn không phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó được hòa nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận động chuyển hóa từ các nguồn tài chính thành các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của tập đoàn và ngược lại. Sự chuyển hóa qua lại đó được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, phục vụ cho các mục tiêu SXKD của tập đoàn. Từ những đặc trưng nêu trên có thể rút ra kết luận: Tài chính của tập đoàn kinh tế là hệ thống các luồng dịch chuyển giá trị phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phốỉ đế tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tói các mục tiêu kỉnh doanh của tập đoàn kinh tế trong khuôn khổ pháp luật.
MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 17 1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ .11 1.1.1 Tập đoàn kinh tế đặc điểm tập đoàn kinh tế 11 1.1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế 11 1.1.1.2 Đặc điểm tập đoàn kinh tế 12 1.1.1.3 Các mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế 14 1.1.2 Các định tài tập đoàn kinh tế .17 1.1.2.1 Khái niệm tài tập đoàn kinh tế 17 1.1.2.2 Các định tài tập đoàn kinh tế 18 1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ…………… 28 1.2.1 Hệ thống thông tin kinh tế tập đoàn kinh tế 28 1.2.1.1 Thông tin kinh tế hệ thống thông tin kinh tế 28 1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kinh tế 44 1.2.1.3 Mục tiêu tiêu chuẩn đánh giá HTTTKT 53 1.2.1.4 Vai trò hệ thống thông tin kinh tế 59 1.2.2 Nội dung mô hình tổ chức hệ thống thông tin kinh tế phục vụ việc định tài tập đoàn kinh tế 62 1.2.2.1 Nội dung hệ thống thông tin kinh tế phục vụ định tài tập đoàn kinh tế 62 1.2.2.2 Mô hình tổ chức hệ thống thông tin kinh tế phục vụ định tài tập đoàn kinh tế 63 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống thông tin kinh tế tập đoàn kinh tế 71 1.3 KINH NGHIỆM CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC vụ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 75 1.3.1 Kinh nghiệm việc xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc định tài 75 1.3.2 Bài học việc xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc định tài tập đoàn kinh tế 87 Chương THựC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VNPT 98 2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VNPT .98 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT 98 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT 104 2.1.3 Đặc điểm tài Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT .110 2.2 THỤC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỀN THÔNG VNPT 116 2.2.1 Quan điểm hệ thống thông tin kinh tế VNPT: 123 2.2.2 Thực trạng yếu tố cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT nhằm phục vụ cho việc định tài 124 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC vụ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VNPT 150 2.3.1 Những kết đạt hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc định tài VNPT 162 2.3.2 Những hạn chế hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc định tài Tập đoàn VNPT 163 Chương HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VNPT 167 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VNPT TRONG THỜI GIAN TỚI 167 3.1.1 Mục tiêu phát triển VNPT thời gian tới 167 3.1.2 Phương hướng thực mục tiêu VNPT 170 3.2 QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH 175 3.2.1 Thông tin kinh tế yếu tố quan trọng việc định tài 170 3.2.2 Hệ thống thông tin phải phù hợp với trình độ nhà quản trị 174 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỂN THÔNG VNPT 180 3.3.1 Giải pháp tổ chức cấu thành hệ thống thông tin 180 3.3.2 Giải pháp nội dung cấu thành hệ thống thông tin 194 3.3.3 Giải pháp phương thức cấu thành hệ thống thông tin 197 3.3.4 Giải pháp công cụ cấu thành hệ thống thông tin 199 3.3.5 Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán 201 3.3.6 Một số giải pháp khác 208 KẾT LUẬN 205 DANH MỤC VIẾT TẮT VNPT: Viet Nam Posts and Telecommunications Group SXKD: Tập đoàn Bưu Viễn thông Việt Nam Sản xuất kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định DPP: Discount Payback Period NPV: Thời gian hoàn vốn đầu tư có tính đến yếu tố chiết khấu Net Present Value - Giá trị IRR: Internal Rate of Return - Tỷ suất sinh lợi nội PI: Proíitability Index - Chỉ số sinh lời CNTT: Công nghệ thông tin CSDL: Cơ sở liệu TMĐT: HTTT: Thương mại điện tử Hệ thống thông tin KTTT: Kinh tế thị trường WACC: The weighted of average cost of Capital Chi phí sử dụng vốn bình quân ROI: Return on Interested DT: Doanh thu TB: Thuê bao DV: DVVT: Dịch vụ Dịch vụ viễn thông RMQT: Roaming quốc tế KHDN: Khách hàng doanh nghiệp SP: Sản phẩm CNTT: Công nghệ thông GTGT: tin Giá trị gia tăng VIP: Very Important Person - nhân vật quan trọng TĐKT: Tập đoàn kinh tế ITƯ: Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line- Băng thông rộng TN: Tác nghiệp CT: Chiến thuật DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống thông tin theo tổng hợp Knight Bum 56 Bảng 1.2: Các mô hình thu thập thông tin 67 Bảng 1.3: Bảng tổng hợp kết phân tích dự báo môi trường KD 69 Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ 107 Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi .107 Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán tập đoàn VNPT 110 Bảng 2.4: Bảng báo cáo kết hoạt động kinh doanh VNPT 104 Bảng 2.5: Hệ số toán 105 Bảng 2.6: Hệ số phản ánh cấu vốn 105 Bảng 2.7: Hệ số phản ánh hiệu suất hoạt động 106 Bảng 2.8: Hệ số phản ánh hiệu hoạt động 107 Bảng 2.9: Bảng phân phối lợi nhuận Tập đoàn VNPT .108 Bảng 2.10: Bảng phản ánh tốcđộ tăng trưởng Tập đoàn VNPT 1139 Bảng 2.11: Bảng cân đối kế toántrong trường hợp cập nhậtthông tin đồng Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT 155 Bảng 2.12: Bảng Báo cáo kết hoạt động kinh doanh trường hợp cập nhật thông tin đồng Tập đoàn Biru - Viễn thông VNPT 156 Bảng 3.1: Kế hoạch đầu tư - doanh thu đến năm 2020 VNPT .163 Bảng 3.2: Bảng so sánh hai quy trình quản lý VNPT trước sau thay đổi cấu quản lý 198 DANH MỤC Sơ ĐỒ Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức phân phối thông tin 35 Sơ đồ 1.2: Phân loại theo kênh thông tin kinh tế độc lậpvới Tập đoàn 48 Sơ đồ 1.3: Phân loại theo kênh thông tin trực tiếp từ Tập đoàn 48 Sơ đồ 1.4: Phân loại theo kênh thông tin kết hợp 49 Sơ đồ 1.5:Các bước quy trình thu thập thông tin 51 Sơ đồ 1.6: Mô hình hệ thống thông tin kinh tế 63 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT 1083 Sơ đồ 2.2: sơ đồ hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn Viễn thông VNPT 136 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ sử dụng thông tin kết hợp để định tài 160 Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý thông tin 183 Sơ đồ 3.2: Hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm phục vụ định đầu tư nước 187 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Việt Nam đường phát triển hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào kinh tế quốc tế, tập đoàn kinh tế Việt Nam phải đối mặt, cạnh tranh bình đẳng với tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh giới, đặc biệt sau gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO bắt đầu với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Kinh nghiệm quốc gia giới cho thấy tập đoàn kinh tế mạnh khu vực nhà nước khu vực tư nhân “đội quân chủ lực” đảm bảo trình hội nhập thành công Do đó, trình đổi đất nước giai đoạn nay, đặc biệt hội nhập quốc tế với kinh tế thị trường, Đảng nhà nước đạo xây dựng phát triển tập đoàn kinh tế trở thành tập đoàn kinh tế mạnh để trở thành đấm thép phục vụ phát triển kinh tế đất nước Bên cạnh đó, kinh tế nhiều thành phần, tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, giữ vai trò trụ cột kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng Đảng Nhà nước Ngoài ra, tập đoàn kinh tế nhà nước nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân; tập đoàn kinh tế không mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước mặt như: góp phần quan trọng vào tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước, đóng góp không nhỏ vào nguồn thuế, tạo nguồn thu ngoại tệ nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất nước mà tập đoàn kinh tế nhà nước trụ cột kinh tế, góp phần giải việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần giải vấn đề an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh Xu hình thành phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam hướng đắn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn kinh tế Việt Nam phù hợp với sức ép cạnh tranh trình toàn cầu hóa; thực tế nước ta cho thấy, tập đoàn kinh tế nhà nước lực lượng quan trọng Nhà nước đảm nhận sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nhân dân, góp phần quan trọng việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh lượng, an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước mô hình liên kết kinh tế tiên tiến có sức mạnh nhất; với đặc điểm mô hình có quy mô lớn, nguồn lao động dồi dào, thị trường công nghệ vượt trội, tập đoàn kinh tế nhà nước có vị khác biệt so với doanh nghiệp kinh doanh loại Điếm quan trọng định liên kết, hợp tác công ty mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước lợi ích; lẽ, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, lợi ích đến với tập đoàn kinh tế công ty thành viên Các công ty thành viên tập đoàn kinh tế nhà nước hỗ trợ phát triển thông qua thương hiệu tập đoàn: hỗ trợ vốn, công nghệ, hoạt động đào tạo quản lý, lao động Những hỗ trợ tạo điều kiện động lực, môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp thành viên tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển nhanh bền vững, từ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tạo sức mạnh kinh tế - xã hội quốc gia Với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận thị trường, tập đoàn kinh tế nhà nước phải khai thác nguồn vốn nhà nước nhằm tạo lợi nhuận bổ sung cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo việc làm thu nhập hợp pháp nhằm nâng cao đời sống mặt người lao động Hơn nữa, tập đoàn kinh tế nhà nước với ưu quy mô kết hợp ưu phân công lao động, chuyên môn hóa với hợp tác hóa sản xuất, kinh doanh nên 93 Keynes, J.M (1936), The General Theory of Empỉoyment, Interest and Money Macmillan Cambridge ưniversity Press for Royal Economic Society 94 Kim, J., Garman, E.T and Sorhaindo, B (2003), Relationships among credỉt counselỉng cỉỉents’ Jĩnancial welỉ-being, ỷỉnancial behaviors, /ỉnancial stressor events, and health Financial Counseling and Planning 14(2): 75-87 95 Lacko, J and Pappalardo, J (2004, The effect of mortgage broker compensation discỉosures on consumers and competỉtion: a controlled experiment Federal Trade Commission Bureau of Economics Staff Report 96 Lusardi, A (2004), Savings and the effectiveness of Ịìnanciaỉ education In o.s Mitchell, and s ưtkus (eds.), Pension Design and Structure: New Lessons from Behavioral Finance (pp 157-184) Oxford: Oxíord University Press 97 Lusardi, A (2008), Household saving behavior: the role of Ịinancìaỉ literacy, inýormatỉon, and fĩnancial education programs NBER Working Paper 1382 98 Lusardi, A and Mitchell o.s (2007), Fỉnancial lỉteracy and planning: implỉcationsỊor retirement xvellbeing Business Economics 42(1): 35-44 99 Lusardi, A (2008), Planning and ỷinancỉaỉ ỉiteracy: how xvomen fare? American Economic Review: Papers & Proceedings 98: 100 Lyons, A.c (2005), Tinancìaỉ education and program evaluation: challenges and potentials forỊinanciaỉ proỷessionals lournal of Personal Finance 4(4): 56-68 101 Lyons, A.C., Rachlis, M., Staten, M and Xiao, J.J (2006), Translating fỉnancỉaỉ education into knoxvỉedge and behavior change Consumer Interests Annual 52: 397-403 102 Lyons, A.c (2010), Consideraciones clave para una evaluacion eficaz de 219 los programas de educaci ' on' economica y financiera presented at the 4th Simposio ' La educacion econ ' omica y financiera en M ' exico ' , Mexico D.F.: Museo Interactivo de Econom ' 'la, mide, 10 Septiembre, 2010 103 Okab Reem, Al-Oqool Mohammed Ali & Bashayreh Mohammed Mahmoud (2014), The Importance of the Accounting ỉnỷormation and the Role of the Scientỉỷic Accounting Research in Developing the Economic Development Service in the Developing Countries (Case Study Jordan), Research in Applied Economics vol.6, nol, pp.240-257, ISSN 1948-5433, article downloaded from the site http://www macrothink.org/j ournal/index php/rae/article/vie w/4699/4327 104 Maenhout, p (2004), Rohust portỷoỉio rules and asset pricing The Review of Financial Studies 17(4): 951- 983 105 Malhotra, N.K., Jain, A.K and Lagakos, s.w (1982), The inýormation overload controversy: an alternative viexvpoint lournal of Marketing 46: 27-37 106 Martin, M (2007), A ỉiterature review on the effectiveness of /inancial education Working Paper 07-03, Federal Reserve Bank of Richmond, Richmond, VA Available at http://www.richmondfed org/publications/research/working_papers/2007/wp_07_3 cfm (last accessed 11 May 2011) 107 Mastrobuoni, G (2009), The role of inỊormationỊor retirement behavior: evidence hased on the stepwise introduction of the sociaỉ security statement Working Papers, Center for Retirement Research at Boston College, Center for Retirement Research 108 Meier, s and sprenger, c (2008), Discounting Ịìnanciaỉ literacy: time pre/erences and participation ìnỊinancìaỉ education programs Working Paper 220 109 Merton, R.c (1969), Lựetime portỊoỉio selection under uncertainty: the continuous-time model Review of Economics and Statistics 51: 247- 257 110 Modigliani, F and Brumberg, R.H (1954), Utility analysis and the consumption Ịunction: an interpretation of cross-section data In K.K Kurihara (ed.), Post Keynesian Economics (pp 388-436) New Brunswick, NJ: Rutgers ưniversity Press 111 Mullainathan, s and Shleiíer, A (2005), Persuasion in ýinance Working Paper, Harvard ưniversity 112 Muth, J (1961), Rational expectations and the theory of price movements Econometrica 29: 315- 335 113 Nobes Christopher w & Stadler Christian (2014), The quaỉitative characterỉstics of fìnancỉal information, and managers ’ accounting decisions: evidence from IFRS policy changes, article downloaded from the site http://www.ifrs.org/Meetings/MeetingDocs/Other%20Meeting/2014/Oct ober/ABR-2014- 0103-Qualitative-characteristics.pdf 114 Petroianu Grazia-Oana (2012), The role of accounting inỷormation in the decỉsỉon makỉng process, “Ovidius” University Annals, Economic Sciences Series vol.XII, issue 1, pp 1594-1598, article downloaded from the site http://stec.univ- ovidius.ro/html/anale/ENG/cuprins%20rezumate/volum2012p pdf and https://ideas.repec.Org/a/ovi/oviste/vxiiy2012i 12p 1594-1598.html 115 0’Brien James & Marakas George (2012), Introduction to inỷormation Systems, 16th edition, Published by McGraw-Hill Companies Inc., USA, New York, book downloaded from the site 116 http ://www amazon.com/gp/reader/0073376884/?tag=foxebook-20 117 Rapina (2014), Factors Inýỉuencing The quality of accounting inỷormatỉon System and its implications on the qualỉty of accounting 221 ìnỊormatỉon, Research Journal of Finance and Accounting vol.5, no2, pp 148-154, ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online), article downloaded from the site http://www.iiste.org/ Joumals/index.php/RJFA/article/viewFile/l 0689/10894 118 Romney Marshall B & Steinbart Paul John (2015), Accounting Inỷormation Systems, 13th edition, Publisher Pearson - Prentice Hall, USA, New Jersey, book downloaded from the site http://www.downloadslide.com/2015/12/slides-accountinginformation- systems_97.html 119 Sacer Ivana Mamic & Olouic Ana (2013), In/ormatỉon technology and accounting informatỉon Systems ‘quality in creation middỉe and large companies, lournal of Iníormation and Organizational Sciences vol.37, no2, pp.117-126, ISSN 1846-9418 (online), ISSN 1846-3312 (print), article downloaded from the site http ://j ios foi hr/index php/j io s/article/vie w/820/694 120 Salehi Mahdi, Rostami Vahab & Mogadam Abdolkarim (2010), Useỷulness of Accounting ỉnỷormation System in Emergỉng Economy: Empiricaỉ Evidence of Iran, International Journal of Economics and Finance vol.2, no2, pp 186-195, article downloaded from the site http://www.ccsenet.org/journal/index.php /ijef/article/view/5906 121 Scorte Carmen Mihaela, Cozma Adina & Rus Luminita (2009), The importance of accounting inỊormation in crisis times, Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica vol.ll, issue 1, pp 194-200, article downloaded from the site http ://www oeconomica.uab.ro/upload/lucrari/1120091/18.pdf 122 Susanto Azhar (2015), What ỷactors inỷluence the quality of accountỉng inỷormation?, International Journal of Applied Business and Economic Research vol.13, no6, pp.3995-4014, article downloaded from the site 222 http ://w w w seri al sj ournal s com/ seri alj ournal man ager/pdf/1457760294.P df 123 Toth Zsuzsanna (2012), The current role of accounting inỷormatỉon Systems, Review Club of Economics in Miskolc TMP vol.8, nol, pp.91- 95, article downloaded from the site http://webcache googleusercontent.com/search?q=cache:8fIFH6Lx7ưcJ:tmp.gtk.unimiskolc.hu/volumes/2012/01/ TMP_ 2012_01_13_Toth_Zsuzsanna.pdf+&cd= &hl=en&ct=clnk&gl=ro 124 Vătăs oiu Cristian Ionel, Gheorghe Mihaela, Motoniu loan Dumitru & Boca (Rakos) Ileana Sorina (2010), Accounting inýormation - the base of Ịìnancìaỉ anaỉysis in investment decisions, Annals of the Constantin Brâncu§i” University of Târgu Jiu, Economy Series, vol.4, issue 1, pp.244254, article downloaded from the site http://www.utgjiu.ro/revista/ec/pdf/2010-04.II/24_CRISTIAN _IONEL _VATASOIU.pdf 125 Yenni Carolina (2015), Towards AIS success and its ỉmplications to in/ormation quality and User satis/action, International Journal of Applied Business and Economic Research vol.13, no7, pp.5031-5044, article downloaded from the site http ://w w w serialsj ournals.com/serialj ournalmanager/pdf/ 1456983941.pdf 126 http://www.accountingtools.com/questions-and-answers/what-are-thecharacteristics-of-useful-accounting - informatio.html 127 http://www.ifrs.org/Meetings/MeetingDocs/Other%20Meeting/2014/Oct ober/ABR-2014-0103- Qualitative-characteristics.pdf 128 http://simplestudies.com/what-are-the-qualities-of-accountinginformation.html 129 joumal homepage: www.elsevier.com.locate/isis 223 130 Xu, H J., 2003Critical Success Factors For Accounting Iníormation Systems Data Quality” Dissertation for Doctor of Philosophym 2003, University of Douthern Queensland 131 www.diva-portal.orgáo 132 Báo cáo tài Tập đoàn VNPT năm 2015 PHỤ LỤC Bảng chi tiết câu hỏi khảo sát thể thang cấp độ: A QUAN ĐIỂM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VNPT 224 a Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT có sử dụng thông tin nhằm phục vụ định tài chính? ’ b Thông tin kinh tế thường sử dụng nhằm phục vụ định tài thông tin kinh tế vi mô, thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin kinh tế bên trong, thông tin kinh tế bên ngoài, thông tin kinh tế khứ, thông tin kinh tế tại, thông tin kinh tế tương " lai? c Tập đoàn VNPT hoàn thiện tốt hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ định ' tài chính? d Hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn Bưu Viễn thông VNPT sử dụng yếu tố quan trọng việc định tài chính? ' e Hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT sử dụng có ’ phù hợp với trình độ nhà quản trị? B CÁC YẾU TỐ PHẢN ÁNH THựC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TỂ CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỀN THÔNG VNPT J Thực trạng tổ chức cấu thành: Thực trạng quy trình thu thập hệ thống thông tin kinh tế VNPT: a Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT tiến hành xây dựng 225 ' nội dung thông tin cần thu thập trước tiến hành thu thập? 226 b Tập đoàn VNPT có tiến hành xác định nguồn thu thập tin cậy trước " tiến hành thu thập? c VNPT có tiến hành tiếp nhận thông tin từ nguồn thông tin bên ’ khảo sát khách hàng, tìm hiếu đối thủ cạnh tranh ? d VNPT có tiến hành tiếp nhận thông tin từ nguồn thông tin bên nội như: sổ sách kế toán, thông tin thức quản lý với nhau, ' thông tin thức quản lý với nhân viên? ' f Thông tin thu thập có phân loại thành: thông tin chiến lược, thông tin chiến chiến thuật, thông tin tác nghiệp? e Sau thu thập thông tin, VNPT có tiến hành phân loại thông tin? 1 " g Tập đoàn VNPT có đánh giá thông tin thu thập để phân loại thành thông tin: tin cậy không tin cậy 227 ' h Khi tiếp nhận nguồn thông tin, Tập đoàn VNPT có xử lý thông tin trước đưa vào sử dụng? " 1 Quy trình xử lý thông tin có đảm bảo đầy đủ đặc điểm: " i Thông tin đảm bảo độ tin cậy? j " Thông tin đảm bảo cần thiết? 228 k Thông tin đảm bảo tính kịp thời? Thông tin đảm bảo tính phù hợp? 5 5 5 m Thông tin đảm bảo độ xác? n Thông tin đảm bảo tính đầy đủ? 1 Thông tin đảm bảo tính dễ sử dụng? p Thông tin đảm bảo tính bảo mật? 3 Quy trình sử dụng hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn VNPT có thực qua bước: d Cấp chiến lược có sử dụng thông tin nhằm mục đích đưa định tài chiến lược như: định đầu tư, định huy động vốn, định phân chia lợi nhuận? " e Cấp chiến thuật tiếp nhận thông tin từ mệnh lệnh cấp chiến lược đưa xuống nhằm triển khai thực định tài dài hạn định tài ngắn hạn Tập đoàn " f Cấp tác nghiệp tiếp nhận thông tin từ cấp chiến thuật để triển khai công việc hàng ngày? " 229 II Thực trạng Hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn Bưu - Viễn thông VNPT Thực trạng nội dung cấu thành hệ thống thông tin a Những thông tin kinh tế bên Tập đoàn, thông tin từ tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, từ khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ khách hàng, có tác " động đến định tài Tập đoàn? b Những thông tin kinh tế bên Tập đoàn, sổ sách kế toán, thông tin nội nhà quản lý với có tác động đến định tài ' Tập đoàn? Thực trạng phương thức cấu thành hệ thống thông tin a Thời gian tiếp nhận thông tin Tập đoàn có lúc? b Thông tin cung cấp để phục vụ định tài có phù hợp? ' ’ 3 4 5 c Tiến độ định tài có kịp thời? Thực trạng phương tiện hỗ trợ cấu thành hệ thống thông tin kinh tế a Máy vi tính phục vụ cho nhà quản trị sử dụng hệ thống thông tin kinh tế nhằm định tài có tính chất đại? 230 b Phần mềm có tương thích, phù hợp? 231 > Để mang tính bảo mật thông tin cao, mạng internet Tập đoàn sử dụng, Tập đoàn VNPT có sử dụng mạng nội riêng có Tập đoàn? " D MỨC Độ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN Bưu CHÍNH VIỄN THÔNG VNPT J Hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn VNPT sử dụng có tác động hiệu đến việc định tài Tập đoàn? ’ II Tính hiệu định tài sử dụng hệ thống thông tin kinh tế, mặt: Đối với định tài dài hạn: a Quyết định đầu tư có phù hợp? 5 d Chi phí sử dụng vốn có tối ƯU? b Hiệu đầu tư có cao c.Quyết định huy động vốn có phù hợp e Quyết định phân chia lợi nhuận có phù hợp? f Phân chia lợi nhuận có đảm bảo hài hòa lợi ích người lao động? Đối với định tài ngắn hạn: a Quyết định tiền mặt có phù hợp? " 232 4 b Quyết định khoản phải thu có phù hợp? " c Quyết định hàng tồn kho có phù hợp? ' 233 ... thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc định tài Tập đoàn Bưu - Viễn thông Việt Nam VNPT Chương 3: Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc định tài Tập đoàn Bưu - Viễn thông Việt. .. việc sử dụng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ định tài Tập đoàn Bưu - Viễn thông Việt Nam VNPT Qua khảo sát thực trạng hệ thống thông tin kinh tế Tập đoàn Bưu - Viễn thông Việt Nam VNPT năm vừa... trò hệ thống thông tin kinh tế định tài Tập đoàn Bưu - Viễn thông Việt Nam VNPT? Mục đích phần hệ thống hóa lý luận tập đoàn kinh tế, định tài tập đoàn kinh tế, mối quan hệ hệ thống thông tin kinh