1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015.doc

48 1,3K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 387 KB

Nội dung

Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu : 3

4 Phạm vi nghiên cứu : 4

5 Phương pháp nghiên cứu : 4

6.Kết cấu chuyên đề: 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 5 1.1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 5

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của chiến lược kinh doanh 5

1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh 6

1.1.3 Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh 7

1.1.4 Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh 8

1.1.5 Phân loại chiến lược kinh doanh 9

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 10

1.2.1 Môi trường vĩ mô: 10

1.2.2 Môi trường vi mô: 14

1.2.3 Mô hình phân tích chiến lược 15

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 18 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 18

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 20

2.1.3 Các nguồn lực của công ty 21

2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu trong giai đoạn 2011- 2015 23

Trang 2

2.2.1 Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 -

2015 23

2.2.2 Xác định các nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2015 24

2.3 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty 25

2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 25

2.3.2 Phân tích môi trường bên trong 28

2.4 Căn cứ để lựa chọn chiến lược kinh doanh 30

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011-2015 36

3.1 Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh 36

3.1.1 Sử dụng mô hình cặp sản phẩm - thị trường của công ty so sánh với các đối thủ cạnh tranh lớn 36

3.1.1 Các chiến lược kinh doanh dự thảo 38

3.2 Các giải pháp cho chiến lược kinh doanh 38

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty 40

3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng các phương án chiến lược 41

3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn chiến lược 43

3.2.4 Các giải pháp hoàn thiện công tác kiếm soát xây dựng chiến lược 44

3.3 Các kiến nghị nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011- 2015 44

3.4 Nhận xét và đề xuất về môn học 45

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhậpvào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết tất cả các quốc gia đều phảithừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh Công ty chỉ có thểqua một thời gian ngắn mà phát triển rất mạnh hay có thể phá sản, thì việckhông ngừng đổi mới nâng cao khả năng thích ứng với những biến độngcủa môi trường đã trở thành nguyên tắc hàng đầu trong kinh doanh

Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xác định rõ mình muốn điđâu? phải đi như thế nào? Những khó khăn, thách thức nào phải vượtqua? Và quan trọng hơn cả là làm thế nào để mọi thành viên trong doanhnghiệp cùng đồng tâm, nhất trí, nỗ lực hết mình vì thành công chung củadoanh nghiệp Điều này trước hết phụ thuộc vào công tác xây dựng vàtriển khai chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ làđảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững, lâu dài theo những mục tiêudài hạn của doanh nghiệp

Với ý nghĩa thực tiễn đó thì : "Xây dựng chiến lược kinh doanh

cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015 " đã được chọn

làm đề tài cho chuyên đề môn học

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế ở công ty bánh kẹo Hải Châu, có 2mục tiêu chính cho đề tài:

- Phân tích cụ thể các yếu tố quyết định đến sự thành công hay thấtbại trong kinh doanh của công ty, để từ đó xây dựng được chiến lượckinh doanh hợp lí và hiệu quả

- Xác định và đưa ra các giải pháp để triển khai và áp dụng các chiến lượckinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp công ty tồn tại vàphát triển bền vững

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

- Phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánhkẹo Hải Châu trong giai đoạn 2011-2015.

4 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu trong phạm vi công ty bánh kẹo Hải Châu và một sốtài liệu khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp phân tích thống kê

+ Phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu để phân tích

+ Phương pháp dự báo, thực chứng ( giải thích và dự báo)

+ Phương pháp phân tích chuẩn mực – lựa chọn và quyết định

6.Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo thìchuyên đề gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lí luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải

Châu giai đoạn 2011- 2015.

Chương 3: Xây dựng, đưa ra giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011- 2015.

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH

1.1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của chiến lược kinh doanh.

Thuật ngữ đã được xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực quân sự từ xaxưa, là phương pháp cách thức chỉ huy , điều khiển các trận đánh Khi xãhội ngày càng phát triển , nhờ tính ưu việt, chiến lược đã được phát triểnsang nhiều lĩnh vực khác: chính trị, văn hóa, kinh tế, công nghệ…

Đến năm 1950, chiến lược đã được sử dụng trong lĩnh vực quản trịkinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đó là một số chủ trương, ý tưởnghoạch định chiến lược trong doanh nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở pháttriển các tiềm lực tài nguyên.Vào giai đoạn này môi trường kinh doanhcủa doanh nghiệp đã có nhiều biến đổi lớn như:

Sự phát triển nhanh chóng một xã hội tiêu dùng, cung vượt xa cầu,người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ phía nhà sản xuất, khótính hơn và có được thong tin đưa ra nên cạnh tranh ngày một quyết liệthơn

Xu thế hay sự phát triển các giao dịch kinh tế quốc tế phát triểnnhanh, trao đổi hang hóa thong qua xuất nhập khẩu, đầu tư công nghiệptrực tiếp từ nược ngoài, các công ty liên doanh lien kết phát triển mạnh,Xuất hiện ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia có quy mô lớn, hoạtđộng đa ngành, đa lĩnh vực và nhiều công ty hoạt động có tính chất toàncầu

Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ứng dụng của khoa học kĩ thuật

và thực tiễn diễn ra với tốc độ cao Đặc biệt sự phát triển công nghệ thongtin và công nghệ sinh học,…Sự ứng dụng của chúng trong các ngànhcông nghiệp đã làm thay đổi hành vi, nếp nghĩ của nhiều mặt đời sốngkinh tế, xã hội Trong khi đó, chu kì sống của sản phẩm ngày càng ngắn,mức độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh ngày càng cao

Trang 6

Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu, năng lượng … có xuhướng bị khai thác cạn kiệt dẫn đến nhiều thách thức lớn đặt ra cho doanhnghiệp

Chính từ những biến đổi mạnh mẽ trên đã kéo theo sự biến đổi môitrường cạnh tranh: mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, phương thức cạnhtranh đa dạng hơn, phạm vi cạnh tranh lớn hơn…Trong điều kiện như vậycác doanh nghiệp nhận thấy rằng quản trị nội bộ đến nay chỉ là điều kiệncần và điều kiện đủ để cho một doanh nghiệp thành công còn phụ thuộcvào khả năng phản ứng của doanh nghiệp đó trước những biến đổi củamôi trường

Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật… thì chiến lượckinh doanh đã được áp dụng từ những năm 1950 và đã mang lại hiệu quảkinh tế rất lớn

Ở Việt Nam, trong thời kì bao cấp thì chiến lược kinh doanh la phạm trùtương đối mới mẻ Các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch của nhànước, mang tính tập trung Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong xâydựng phát triển chiến lược toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong các lĩnhvực: kinh tế, văn hóa, xã hội…Do đó vấn đề xây dựng chiến lược kinhdoanh ở các doanh nghiệp chưa được áp dụng rộng rãi

Từ khi có sự chuyển đổi cơ chế tị trường đa số các doanh nghiệp nước taphải đối măt với những điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, phứctạp hơn Mà mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của chính mình Chính vì lí do đó, các doanh nghiệp và các cơquan đã bắt đầu có hoạt động quản trị chiến lược và trở thành nhiệm vụnhất của nhà quản trị doanh nghiệp

1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh

Hiện nay có nhiều khái niệm chiến lược kinh doanh :

Theo cách tiếp cận khác nhau các nhà kinh tế đã đưa ra mọt sốquan điểm về chiến lược kinh doanh như:

Trang 7

 Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một công cụthì chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vàmục đích của nó là mang lại điều kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánhgiá đúng thời điểm tấn công hay rút lui để xác định ranh giới thỏa hiệp

để đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh

 Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạmtrù kế hoạch quản lí thì chiến lược kinh doanh là việc xác định các mụctiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách,chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được mụctiêu cơ bản đó

 Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa thì chiến lược kinh doanh làmột dang thức hay một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chinh: chínhsách, chương trình … thành một tổng thể dính lại với nhau để đảm bảocác mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp

 Theo cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay thì chiến lượckinh doanh là tổng hợp các mục tiêu, chính sách, sự phối hợp hoạt độngcác đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp

1.1.3 Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong quá trình liên tục từxây dựng, thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược

Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợpmột cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong kinh doanhnhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt được những cơ hội để giành ưu thếtrong cạnh tranh

Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ mục tiêu cơ bản cần đạtđược trong từng giai đoạn

Chiến lược kinh doanh được lập ra trong khoảng thời gian tươngđối dài: 3 năm, 5 năm, hay 10 năm

Trang 8

1.1.4 Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh.

Gíup cho doanh nghiệp nhận thấy rõ mục đích, hướng đi của mình,làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể , tạo ra những phương ánkinh doanh tốt hơn thong qua sử dụng các phương pháp tiếp cận hệthống, tăng sự lien kết và gắn bó của cán bộ quản trị trong thực hiện mụctiêu của doanh nghiệp

Gíup doanh nghiệp nhận biết các cơ hội và thách thức trong tươnglai, qua đó có thể thích nghi bằng cách giảm thiểu sự tác động xấu từ môitrường, tận dụng cơ hội khi nó xuất hiện, giúp cho doanh nghiệp đưa raquyết định đúng đắn, phù hợp với biến đổi của môi trường để đảm bảohoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất

Giúp doanh nghiệp tạo được thế chủ động với môi trường, làm thayđổi môi trường cho phù hợp sự phát triển của doanh nghiệp

Cho phép doanh nghiệp phân phối hiệu quả thời gian, nguồn lựccho các lĩnh vực hoạt động khác nhau

Xây dựng chiến lược khuyến khích doanh nghiệp hương đến tươnglai, phát huy sáng tạo, ngăn chặn tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ tráchnhiệm cá nhân, tăng tính tập thể

Làm cho doanh nghiệp tăng vị thế cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu

về doanh số, năng xuất lao động, hiệu quả quản trị, tránh rủi ro về tàichính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn củadoanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, đảm bảo cho doanhnghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh

Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệchặt chẽ giữa một bên là nguồn lực và các mục tiêu của doanh nghiệp,một bên là cơ hội và vị thế cạnh tranh trên thị trường

Trang 9

1.1.5 Phân loại chiến lược kinh doanh:

a, Phân loại căn cứ phạm vi tác dụng của chiến lược kinh doanh.

Chiến lược chung : là chiến lược đề cập đến vấn đề quan trọngnhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài Nó quyết định đến vấn đề sốngcòn của doanh nghiệp

Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh hay lĩnh vực kinh doanh : lànhững chiến lược cạnh tranh, cạnh tranh bằng giá thấp,bằng sự khác biệtcủa sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một khúc chiến lược riêng

Chiến lược bộ phận : là chiến lược chức năng bao gồm: chiến lượcsản xuất, tài chính, phát triển nguồn nhân lực, marketing, hoạt động thôngtin, nghiên cứu và phát triển,…bao gồm :

+ Chiến lược thương mại: là chiến lược các chính sách dài hạnnhằm xác định vị trí doanh nghiệp

+ Chiến lược tài chính : là tập hợp các chính sách dài hạn nhằmđảm bảo sự phù hợp nhu cầu tài chính để theo đuổi các mục tiêu thươngmại với điều kiện đặt ra bởi thị trường vốn

+ Chiến lược sản xuất : là tập hợp các chính sách dài hạn nhằm xácđịnh loại sản phẩm cần sản xuất, số lượng từng loại và phân bổ phươngtiện hay nguồn lực một cách hiệu quả cho thị trường

+ Chiến lược xã hội : là tập hợp chính sách xác lập hành vi củadoanh nghiệp đối với thị trường lao động

+ Chiến lược đổi mới công nghệ : là tập hợp chính sách nhằmnghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới , hoàn thiện các sảnphẩm hiện hành cũng như các phương pháp đang sử dụng

+ Chiến lược mua sắm và hậu cần : là tập hợp chính sách nhằmđảm bảo doanh nghiệp mua tốt và tiêu thụ tốt sản phẩm

Trang 10

Các chiến lược nêu trên tác động qua lại với nhau, chiến lược này

là tiền đề xác định cho chiến lược kia và thực hiện một chiến lược sẽ ảnhhưởng đến việc thực hiện chiến lược còn lại

b, Phân loại căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh

Chiến lược dựa vào những yếu tố then chốt : tư tưởng chỉ đạo hoạtđộng chiến lược kinh doanh ở đây không dàn trải các nguồn lực mà dồntập trung cho những hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quyết định đối vớisản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược linh doanh dựa trên ưu thế tương đối : bắt đầu từ sựphân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu làm chỗ dựa chochiến lược kinh doanh

Chiến lược sáng tạo tấn công : được xây dựng bằng cách nhìnthẳng vào vân đề phổ biến

Chiến lược khai thác tiềm tàng : khai thác khả năng tiềm tàng củanhân tố thuận lợi, tiềm năng sử dụng nguồn lực dư thừa, nguồn lực hỗ trợcủa các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu

Như vậy, khi xác đinh chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp phảicăn cứ vào những định hướng phát triển kinh tế xã hội, chế độ chính sáchcủa nhà nước, kết quả điều tra dự báo nhu cầu thị trường, kết quả phântích, tính toán, dự báo về nguồn lực mà doanh nghiệp có thể khai thác.Vìthế chiến lược kinh doanh phải luôn được hoàn thiện, sửa đổi khi cónhững biến động lớn về chủ trương và sự thay đổi lớn của môi trường

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.2.1 Môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố tác động đến đơn vị mộtcách toàn diện, đặc điểm hoạt động của đơn vị đó Nó được xác lập bởicác yếu tố như: các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá tự nhiên,

Trang 11

dân số, công nghệ và kỹ thuật Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thểảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong liên kết với các yếu

 Luật pháp:

Việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng là điều kiện đầu tiênđảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộccác doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm Pháp luậtđưa ra những quyết định cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanhnghiệp phải tuân thủ Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luậtpháp như thuế, đầu tư…sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõtinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật,nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lýmang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từnhững quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết vềpháp lý trong kinh doanh

Trang 12

b Các yếu tố kinh tế:

 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:

Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc đọ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hộicho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,ngược lại, khi nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồngthời làm tăng lực lượng cạnh tranh Thông thường sẽ gây nên chiến tranhgiá cả trong ngành

 Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế:

Lãi suất và xu hướng của lãi suất có ảnh hưởng đến xu thế của tiếtkiệm, tiêu dùng và đầu tư Do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanhnghiệp Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp.Đồng thời, khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và

do vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống

 Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái :

Yếu tố này cũng có thể tạo ra vận hội tốt cho doanh ngiệp nhưng cũng

có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt nó tác độngđiều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu

 Lạm phát:

Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh

tế Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra nhữngrủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng

bị giảm sút vì thế làm cho nền kinh tế bị đình trệ Trái lại, thiếu lạm phátcũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừaphải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thịtrường tăng trưởng

 Hệ thống thuế và mức thuế: Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc

mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanhnghiệp vì nó làm cho mức phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi

Trang 13

c Yếu tố văn hóa xã hội:

Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các chuẩn mực và các giá trị đượcchấp thuận và tôn trọng bởi một văn hóa hoặc một văn hóa cụ thể Yếu tốvăn hoá - xã hội tác động rất chậm đến doanh nghiệp Nhung nếu khônglưu tâm rất khó nhận ra nhưng lại có ảnh hưởng rất sâu và rộng Do đó taphải quan tâm đến yếu tố văn hóa – xã hội

– Tổng dân số xã hội, tỉ lệ tăng dân số

– Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số: tuổi tác, giới tính, dântộc, nghề nghiệp, tôn giáo, phân phối thu nhập

– Xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng

e Yếu tố công nghệ:

Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội

và đe dọa đối với các doanh nghiệp Những áp lực và đe dọa từ yếu tốnày có thể là:

- Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưuthế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyềnthống của ngành hiện hữu

- Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bịlỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ

để tăng cường khả năng cạnh tranh

- Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi chonhững người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanhnghiệp hiện hữu trong ngành

Trang 14

1.2.2 Môi trường vi mô:

a Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh là những đơn vị cùng chia sẻ lượng khách hàng củadoanh nghiệp Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xácđịnh được mức độ bản chất của cạnh tranh tè đó đưa ra những biện phápthích hợp trong cạnh tranh để giữ vững vị trí và gia tăng áp lực lên đốithủ Những nội dung then chốt khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh baogồm:

- Mục tiêu tương lai của đối thủ cạnh tranh

- Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh

b Khách hàng:

Khách hàng là những người tiêu thụ và sử dụng sản phẩm của doanhnghiệp Các doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải lôi kéo khách hàng nhiềuhơn, khách hàng trung thành là một lợi thế của doanh nghiệp

Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải làm thoã mãn những nhucầu và những mong muốn của khách hàng ngày càng một tốt hơn Vì vậy,việc nghiên cứu khách hàng là rất quan trọng nhằm giúp doanh nghiệpgần gũi với khách hàng hơn

c Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp bao gồm những người cung cấp các yếu tố đầu vào chodoanh nghiệp như: những nhà cung ứng trang thiết bị, vật tư, cung ứng tàichính hay các nguồn lao động Các nhà cung cấp có thể tạo ra những áplực cho các doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

– Khi chỉ có một số ít các nhà cung cấp

– Khi sản phẩm thay thế không có sẵn

– Khi sản phẩm của nhà cung cấp có tính khác biệt và được đánhgiá cao hơn khách hàng của người mua

– Người mua phải chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp– Khi nhà cung ứng đe doạ hội nhập về phía trước

Trang 15

Vì vậy, thông tin về các nhà cung cấp là những dữ liệu cần thiết mànhà quản trị chiến lược cần phải có và cập nhật thường xuyên để địnhhướng chiến lược kinh doanh lâu dài, đảm bảo cho các quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tiến triển liên tục

d Đối thủ tiềm ẩn:

Đối thủ tiểm ẩn hay còn gọi là đối thủ tiềm năng, là các đối thủchưa nguy hiểm ở hiện tại, nhưng sẽ rất nguy hiểm trong tương lai Mặcdầu chưa có sức mạnh trong ngành cạnh tranh, nhưng đang nắm vững lợithế kỹ thuật hoặc ưu thế về phát triển Do đó doanh nghiệp phải nghiêncứu đề phòng các đối thủ này, vì khi các đối thủ này nhảy vào ngành thì

có thể làm giảm thị phần hoặc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp,cũng như nó làm ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp

e Sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ, là yếu tốthường tạo ra mối đe doạ làm cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp giatăng, trong khi lợi nhuận giảm Do áp lực từ sản phẩm thay thế làm hạnchế mức lợi nhuận của mỗi nghành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa chocác mức giá mà doanh nghiệp có thể kinh doanh có lãi Các nhà quản trịcần phải xác định sản phẩm thay thế thông qua tìm kiếm các sản phẩm cócùng công năng như sản phẩm của ngành

1.2.3 Mô hình phân tích chiến lược

Có nhiều mô hình phân tích chiến lược kinh doanh như : mô hìnhphân tích môi trường cạnh tranh theo M.PORTER, mô hình củaI.ANSOFF, mô hình BOSTON CONSULTING GROUP, phương phápphân tích ma trận SWOT,…

Tuy nhiên, hiện nay phương pháp phân tích được áp dụng phổ biến nhất

là mô hình phân tích ma trận SWOT

Phương pháp phân tích ma trận SWOT thực chất là phân tích những điểmmạnh( S- Strengths), điểm yếu( W-Weaknesses), cơ hội( O-Opertunities),

Trang 16

nguy cơ ( T- Threats) phối hợp với nhau để lựa chọn chiến lược kinhdoanh phù hợp.

Ma trận SWOT bao gồm 9 ô, trong đó 4 ô chứa yếu tố quan trọng(S,W,O,T), 4 ô chiến lược( SO,WT ,WO, ST)

Bảng 1:

Cấu trúc swot:

-O1-O2-O3

NGUY CƠ(T)-T1-T2-T3ĐIỂM MẠNH(S)

hội

PHỐI HỢP (S-T) sử dụng điểm mạnh

để vượt qua nguy cơ

dụng cơ hội để khắcphục điểm yếu

PHỐI HỢP (W-T)Giảm các điểm yếu ,tìm cách tránh nguy cơ

Để tiến hành lập ma trận SWOT cần thực hiện các bước sau:

 B1: liệt kê các cơ hội chính

 B2 : liệt kê các nguy cơ từ bên ngoài doanh nghiệp

 B3 : liệt kê các điểm mạnh chủ yếu

 B4 : liệt kê điểm yếu tiêu biểu cho doanh nghiệp

 B5 : kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để đề xuấtphương án chiến lược SO ( chiến lược maxi- maxi) thích hợp.Đó là pháthuy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

 B6 : kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài để đề xuấtphương án chiến lược WO( chiến lược mini-maxi) đó là khắc phục điểmyếu bằng cách tận dụng cơ hội

Trang 17

 B7: kết hợp điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài và đề xuấtphương án chiến lược ST(chiến lược max-mini) thích hợp.Đó là lợi dụngthế mạnh để đối phó nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

 B8 : kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và đề xuấtphương án chiến lược WT( chiến lược mini - mini) thích hợp Đó là giảmthiểu điểm yếu và phòng thủ trước những nguy cơ đe dọa từ bên ngoài

Trang 18

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG GIAI

ĐOẠN 2011-2015.

2.1 Giới thiệu chung về công ty bánh kẹo Hải Châu.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Công ty bánh kẹo Hải châu được thành lập ngày 02/09/1965, làmột doanh nghiệp nhà nước và là một đơn vị nhà nước thuộc tổng công tymía đường 1 thuộcc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên gọi : Công ty bánh kẹo Hải Châu

Tên giao dịch quốc tế : Haichâu Confectionery Company

Địa chỉ : 15 Phố Mạc Thị Bưởi- Phường Vĩnh Tuy – Quận Hai BàTrưng - Hà Nội

Địa chỉ website: http://www.haichau.com.vn

Công ty có 7 chi nhánh trên toàn quốc

 Chi nhánh công ty CP Bánh Kẹo Hải Châu tại Hà Nội:

Địa chỉ: 15 phố Mạc Thị Bưởi - Hà Nội

Điện thoại: 04 636 5592

Email: pkdtt@haichau.com

 Chi nhánh công ty CP Bánh Kẹo Hải Châu tại Hải Dương:

Địa chỉ: Số 7 Đinh Văn Tả, p Bình Hàn, Tp Hải Dương

Điện thoại: 0320 222 030   Fax: 0320 848 805

Email: haiduongbranch@haichau.com

 Chi nhánh công ty CP Bánh Kẹo Hải Châu tại Hà Nam:

Địa chỉ: Số 278 Nguyễn Văn Trỗi, Thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà NamĐiện thoại: 0351 211 787   Fax: 0351 847 028

Email: hanambranch@haichau.com

 Chi nhánh công ty CP Bánh Kẹo Hải Châu tại Đà Nẵng:

Địa chỉ: Số 98 Nguyễn Tri Phương, q Thanh Khê, Tp Đà NẵngĐiện thoại: 0511 646 071   Fax: 0511 646 071

Email: danangbranch@haichau.com

 Chi nhánh công ty CP Bánh Kẹo Hải Châu tại Nghệ An:

Trang 19

Địa chỉ: Xóm 3, Xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ AnĐiện thoại: 0383 516 654   Fax: 0383 516 655

Email: ngheanbranch@haichau.com

 Chi nhánh Việt Trì:

Địa chỉ: Tổ 59 khu 14 Thanh Miếu, Tp Việt Trì, Phú Thọ

Điện thoại: 0210 913 386   Fax: 0210 913 387

từ sự quản lý của Bộ Công Nghiệp nhẹ sang Bộ Lương Thực và ThựcPhẩm

b Thời kỳ 1975 – 1985

Năm 1976, Bộ Công Nghiệp Nhẹ cho nhận nhà máy sữa Mẫu Đơn

và thành lập phân xưởng sấy phun

Năm 1978, Bộ lại điều cho nhà máy 4 dây chuyền sản xuất mỳ ănliền Đến năm 1981, nhà máy lắp đặt thêm 4 lò sản xuất bánh kem xốp

Năm 1982, Công ty lắp đặt thêm 6 lò kem xốp, cải tạo dây chuyền

mỳ ăn liền để sản xuất mỳ phồng tôm chất lượng cao

c Thời kỳ 1992 – 1996

Trang 20

Năm 1993, Công ty đầu tư một dây chuyền bánh kem xốp củaCHLB Đức Năm 1994, Công ty lắp thêm một dây chuyền sản xuất bánhkem xốp phủ Sôcôla và các sản phẩm bánh kẹo khác.

Năm 1996, Công ty triển khai dự án liên doanh với Bỉ sản xuất kẹoSôcôla Công ty đã xây dựng và triển khai lắp đặt thêm 2 dây chuyền sảnxuất kẹo cứng và kẹo mềm cao cấp với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ,chuyển giao công nghệ của CHLB Đức

Đặc biệt có sự giúp đỡ, tài trợ của Bộ y tế và đề án Việt Nam –Australia, Công ty đã nghiên cứu và triển khai thành công và đưa côngnghệ sản xuất Bột canh I ốt vào hoạt động

d Thời kỳ 1997 - đến nay

Năm 1998, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh quyĐài Loan lên gấp đôi Giữa năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sảnxuất, nâng gấp đôi công suất của dây chuyền bánh kem xốp lên

Cuối năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo sôcôla(công nghệ của Đức)

Cuối năm 2003, Công ty lắp đặt thành công dây chuyền bánh mềmcao cấp của Hà Lan và đang tiến hành sản xuất nhằm tung sản phẩm mớixâm nhập thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của công ty

Công ty dự định trong năm 2004 này sẽ hoàn tất đầu tư dây chuyềnbánh quy mặn của Đài Loan

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

a- Chức năng

Công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh thương mại.Thôngqua đó, Công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển,đảm bảo đời sống cho người lao động và tăng thuc cho Ngân sách Nhànước

Hoạt động của công ty bao gồm một số nội dung chủ yếu sau :

- Sản xuất va kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo

Trang 21

- Kinh doanh vật tư nguyên vật liệu bao bì ngành công nghiệp thựcphẩm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

- Xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng sản xuất và kinh doanh

b- Nhiệm vụ

Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của công ty bánh kẹo Hải Châu(theo giấy phép kinh doanh bổ sung cấp ngày 29-09-1994) là xuất khẩutrực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà công ty kinh doanh.Ngoài

ra, công ty còn có một số nhiệm vụ cụ thể :

- Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh

- Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và quản lý khai tháchiêu quả nguồn vốn ấy

- Thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng kinh tế có liênquan

- Tổ chức khâu bảo quản, đảm bảo quá trình lưu thông hàng hoádiễn ra thường xuyên liên tục và ổn định trên thị trường

- Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinhdoanh

- Chăm lo và không ngừng nâng cao vật chất cũng như tinh thầncho người lao động Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên

2.1.3 Các nguồn lực của công ty.

a, Nguồn nhân lực

Hiện nay, công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 1.220 ngườitrong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm khoảng 13,9%lao động toàn công ty Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như trên, công

ty có một nguồn nhân lực mạnh và có một bề dày trong công tác quản trịkinh doanh Họ gắn bó với công ty, nhiệt tình công tác, am hiểu về tìnhhình thị trường, có kinh nghiệm về mặt hàng kinh doanh Đây là điểmmạnh về nhân lực, tạo thế vững mạnh cho sự phát triển của công ty trong

Trang 22

tương lai Từ khi chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế mới, công ty

đã đổi mối tổ chức và cơ cấu quản lý nhằm có được một bộ máy quản lýgọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả

Bảng cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu

Sốlượng Tỉ lệ %

Sốlượng Tỉ lệ %

Sốlượng Tỉ lệ %

b Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Máy móc trang thiết bị là yếu tố lao động không thể thiếu trong bất cứmột doanh nghiệp sản xuất nào Là một doanh nghiệp nhà nước trongnền kinh tế bao cấp: các dây chuyền sản xuất của công ty đều do nhànước cung cấp, chủ yếu là dây chuyền cũ, lạc hậu, năng suất thấp, chấtlượng không cao Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhận thức đượctầm quan trọng của yếu tố này, công ty đã nhanh chóng thanh lý nhữngdây chuyền khkông hoạt động được,mạnh dạn đầu tư những trang thiết bịtiên tiến,hiện đại Hiện nay công ty có hơn 7 phân xưởng Công ty khôngngừng xây dựng nhà xưởng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh

Trang 23

Mức(Trđ)

Tỷtrọng(%)

Mức(Trđ)

Tỷtrọng(%)

Mức(Trđ)

Tỷtrọng(%)Theo cơ cấu

1 Vốn cố định 60378 62,18 78.274 72,97 85.132 72,59 155.132 81,48

2 Vốn lưu động 26.720 37,82 29.652 27,03 32.143 27,41 35243 18,52Tổng 97.098 100,00 107.926 100,00 117.275 100,00 190.350 100,00Theo nguồn:

1.Ngân sách 32.453 33,42 33.541 31,08 34.165 29,13 35360 18,572.Vay ngân hàng 51.860 53,41 58.247 53,97 64.873 55,32 129.873 68,21

3 Tự có 12.785 13,15 16.138 14,95 18.237 15,55 25.142 13,22Tổng 97.098 100,00 107.926 100,00 117.275 100,00 190.35 100,00Ngoài cơ cấu vốn kinh doanh,công ty còn đầu tư vốn để nâng cấp cải tạo

mua sắm trang thiết bị, công nghệ, từng bước chuyể hướng hoạt động

kinh doanh với quy mô lớn hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của

thị trường, cải tạo nâng cấp kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại

hoá của Bộ Nông Nghiệp

2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty bánh kẹo

Hải Châu trong giai đoạn 2011- 2015.

2.2.1 Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015

Công ty xác định ba mục tiêu chiến lược kinh doanh quan trọng mới

mà công ty cần đạt được trong giai đoạn 2011-2015 Đó là:

Trang 24

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của công ty.

+ Tăng mức lợi nhuận

+ Tăng thị phần trong nước và bắt đầu xâm nhập thị trường nướcngoài

2.2.2 Xác định các nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2015.

Để có thể đạt được ba mục tiêu chiến lược quan trọng trên thì yêu cầuđặt ra cho công ty là phải từng bước thực hiện các nhiệm vụ chiến lượctrong giai đoạn này Đó sẽ là các cách thức giúp Công ty bánh kẹo HảiChâu có thể hoàn thành được các mục tiêu của mình

 Nhiệm vụ chiến lược đầu tiên mà công ty cần thực hiện là tiếp thu

hoàn thiện công nghệ, trang thiết bị sản xuất để ngày một nâng cao chấtlượng sản phẩm và gia tăng năng suất hoạt động của máy móc

 Nhiệm vụ chiến lược thứ hai là nghiên cứu các loại sản phẩm mới

có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, làn tăng tính đa dạng của sảnphẩm

 Nhiệm vụ chiến lược thứ ba là nghiên cứu, phân tích và đánh giá

các nhu cầu mới của thị trường để có hướng đầu tư mới

 Nhiệm vụ chiến lược thứ tư là nâng cao công tác lập kế hoạch sản

xuất, dự báo chính xác nhu cầu thị trường để xác lập nên các phương ánsản xuất kinh doanh tốt nhất, tránh hiện tượng các sản phẩm có cầu caothì sản xuất thiếu, hoặc đáp ứng không đủ, các sản phẩm có cầu thấp thìsản xuất nhiều gây hiện tượng ứ đọng, không tiêu thụ được

 Nhiệm vụ chiến lược thứ năm là nâng cao công tác cung ứng

nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, đồng thời giảmmức chi phí nguyên vật liệu ở mức thấp nhất có thể để hạ giá thành sảnphẩm Điều này liên quan đến mối quan hệ và cách lựa chọn các nhà cungứng

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: - Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng 1 (Trang 15)
Bảng cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2008-2010 - Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng c ơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2008-2010 (Trang 21)
Bảng 3.Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2007-2010 - Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2007-2010 (Trang 22)
Bảng 3.Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2007- 2010 - Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015.doc
Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2007- 2010 (Trang 22)
3.1.1. Sử dụng mô hình cặp sản phẩm - thị trường của công ty so sánh với các đối thủ cạnh tranh lớn - Quản trị chiến lược Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2011-2015.doc
3.1.1. Sử dụng mô hình cặp sản phẩm - thị trường của công ty so sánh với các đối thủ cạnh tranh lớn (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w