Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

38 5K 39
Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược

Trang 1

MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION

Assignment No (Tiểu luận số):

Trang 2

TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa

CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN

Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra

Ngày nộp bài: ……… Chữ ký: ………

LƯU Ý

Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên

Trang 3

Tên đồ án: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ (HAIHACO) THEO MÔ HÌNH DELTA VÀ BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC

CHƯƠNG I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Việt Nam tiến hành đổi mới hơn 20 năm qua, hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế toàn cầu Các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đã đề ra cho mình chiến lược kinh doanh riêng nhưng chưa khoa học, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, cũng như vận dụng được kiến thức về quản trị chiến lược, chưa phát huy lợi thế của doanh nghiệp, do đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế

Với những kiến thức đã thu nạp được, tôi sẽ tiến hành phân tích, đánh giá được chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà xem đã hợp lý chưa? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược mà Công ty đang theo đuổi? Từ đó tôi đề xuất một số ý kiến của mình về chiến lược trong thời gian tới

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong các doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo Trong những năm qua, công ty đã phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua các thử thách của thời kỳ chuyển đổi, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam thì công ty phải nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển toàn diện Theo lãnh đạo công ty thì cả 3 định vị của mô hình delta: Giải pháp khách hàng, các thành phần cố định vào hệ thống, Sản phẩm tốt nhất, đều được công ty quan tâm, bởi 3 yếu tố này không tách rời, trong đó đặc biệt quan tâm đến chiến lược sản phẩm tốt nhất bởi vì với mức sống và đối tượng khách hàng của HAIHACO Với thực tế trên, trong thời gian tìm hiểu, qua khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, được sự hướng dẫn của thầy giáo, Tôi đã chọn đề tài: “PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ (HAIHACO) THEO MÔ HÌNH DELTA VÀ BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC” với mong muốn từ thực trạng kinh doanh của công ty, tôi phân tích đánh giá từ đó đề xuất chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới

Trang 4

Đồ án Quản trị chiến lược 4

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài này nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà là

một trong các doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo III CÁC NHIỆM VỤ PHẢI THỰC HIỆN

Nhiệm vụ 1:

Trên cơ sở lý thuyết mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để vận dụng vào chiến lược của Công ty bánh kẹo Hải Hà Là một Công ty bánh kẹo, Hải Hà nên tập trung vào các đặc thù, chất lượng về sản phẩm, cơ cấu ngành, phạm vị hoạt động của Công ty tại thị trường Việt Nam và nước ngoài

Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực tiễn

Vì thời gian thực hiện hạn hẹp nên tôi tập trung tìm hiểu số liệu hiện có của Công ty bánh kẹo Hải Hà là chính (tài liệu thứ cấp) Trong một số trường hợp đặc biệt, tôi cũng sẽ tiến hành tự khảo sát, phỏng vấn một số cá nhân là lãnh đạo Công ty và lấy ý kiến các chuyên gia qua thảo luận nhóm để phục vụ cho mục đích bài luận của mình là đánh giá, phân tích thực trạng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà Trên cơ sở đó để đưa ra những nhận xét thật khách quan về chiến lược của Công ty trong giai đoạn hiện tại

Nhiệm vụ 3: Đề xuất ý kiến

Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi sẽ có một số đề xuất để xây dựng chiến lược cho Công ty bánh kẹo Hải Hà đến năm 2015 (chỉ là những gợi ý và đề xuất)

Để đánh giá thực trạng chiến lược của công ty bánh kẹo Hải Hà, tôi đã tập trung tiến hành thu thập tài liệu qua hai nguồn “thứ cấp” và “sơ cấp” cụ thể:

IV CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng chiến lược của HAIHACO như thế nào? Chiến lược hiện nay có hiệu quả không?

- Bằng cách nào để xây dựng, hoàn thiện chiến lược mới của HAIHACO đến năm 2015? - Kế hoạch để Hải Hà tiến hành thực thi thắng lợi chiến lược đã đề ra?

- Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh theo chiến lược của công ty là gì?

- Công ty có áp dụng các công cụ trong quản trị chiến lược để xây dựng và đánh giá chiến lược không?(Bản đồ chiến lược, mô hình Delta, Mô hình PEST, Mô hình PORTER, Ma trận SWOT )

Trang 5

V CÁC KẾT QUẢ MONG MUỐN

- Bằng các công cụ cơ bản: Mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ mô tả được thực trạng chiến lược của Hải Hà

- Xây dựng được chiến lược của Hải Hà đến năm 2015 qua các công cụ Quản trị chiến lược đã nghiên cứu

CHƯƠNG II TỔNG QUAN LÍ THUYẾT

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1 Quản trị

Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai

Nhiệm vụ 4: Thực hiện và triển khai chiến lược Nhiệm vụ 5: Giám sát, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần

Năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau từ nhiệm vụ xác định tầm nhìn, sứ mệnh đến đặt ra mục tiêu, lập chiến lược đến triển khai, thực hiện chiến lược và cuối cùng là đánh giá chiến lược doanh nghiệp đề ra còn vấn đề gì chưa hợp lý?, các bước triển khai nào thực hiện chưa tốt? để có thể chỉnh sửa cho hợp lý hơn và phương pháp triển khai chiến lược tốt hơn (Phụ lục 1)

Trang 6

Đồ án Quản trị chiến lược 6

II MỘT SỐ MÔ HÌNH TRONG QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC 1 Mô hình căn bản của quản trị chiến lƣợc

Hình 1 Mô hình căn bản của Quản trị chiến lƣợc

Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia

Mô hình căn bản của quản trị chiến lƣợc

Trang 7

2 Mô hình Delta Project

4 quan điểm khác nhau

Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi & Tăng trưởng

Xác định vị trí cạnh tranhCơ cấu ngànhCông việc kinh doanh Hình 2 Mô hình Delta Project

Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia

Mô hình Delta là tam giác phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp khách hàng;Các thành phần cố định vào hệ thống; Sản phẩm tốt nhất Mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt (Chi phí thấp hay Khác biệt hóa) không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công

Trang 8

Đồ án Quản trị chiến lược 8

Điểm mới của tiếp cận chiến lƣợc theo chiến lƣợc Delta là xác lập xây dựng chiến lƣợc với triển khai chiến lƣợc thông qua cái gọi là quy trình thích ứng

Với mô hình này, chúng ta có thể đánh giá chính xác quá trình thực hiện chiến lƣợc của doanh nghiệp

Quy trình này đƣợc thể hiện với 3 nội dung cơ bản: - Hiệu quả hoạt động

- Đổi mới, cải tiến

- Xác định khác hàng mục tiêu

Trang 9

3 Bản đồ chiến lược

Hình 3: Bản đồ chiến lược

Valuebasedmanagement.net

Bản đồ chiến lược được phát triển trên cở sở Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – công cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp): mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rõ ràng Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển

4 Các công cụ hỗ trợ khác

- Mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô: Mô hình PEST nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô

Political (Thể chế- Luật pháp) Economics (Kinh tế)

Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội) Technological (Công nghệ)

Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như

Trang 10

Đồ án Quản trị chiến lược 10

một yếu tố khách quan Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp

- Phân tích môi trường ngành (Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.PORTER): Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh nghiên cứu tác động cạnh tranh của một doanh nghiệp trong mọi ngành sản xuất kinh doanh.

Năng lực của người cung cấp Năng lực của khách hàng mua Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng

Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế Sự ganh đua của các công ty hiện có

- Phân tích môi trường bên trong (Ma trận SWOT): Ma trận SWOT được dùng để phân tích điểm mạnh điểm yếu, các cơ hội, thách thức của một doanh nghiệp

Trang 11

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở kiến thức môn học Quản trị chiến lược, đặc biệt qua mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược tôi tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của Hải Hà và đưa ra những đề xuất

Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phân tích dữ liệu (định tính và định lượng)

1 Quy trình nghiên cứu

- Xác định và lên danh mục dữ liệu cần thu thập để đánh giá chiến lược của Hải Hà theo từng yếu tố của hai công cụ này

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của Công ty Hải Hà Các dữ liệu này được thu nhập từ Báo cáo tại các phòng chức năng của Hải Hà như: Phòng kế hoạch thị trường; phòng tài vụ; phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng kỹ thuật phát triển, phòng vật tư…

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Như đã đề cập ở phần I (Nhận định vấn đề) do thời gian hạn hẹp nên chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua hai phương pháp đó là phỏng vấn trực tiếp và lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sẽ được thực hiện với các ông Phó Tổng giám đốc và một số trưởng phòng của công ty Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu vào trong bốn tiêu chí: Tài chính; Khách hàng; Nội bộ; Đào tạo và phát triển Thời gian phỏng vấn vào cuối buổi làm việc, thời lượng phỏng vấn: 15-20 phút

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm sẽ được thực hiện với nhóm 5 thành viên ở các lĩnh vực nhưng cùng có chung mục đích nghiên cứu về quản trị chiến lược doanh nghiệp Số lần thảo luận là 2 lần trong vòng 1 giờ cho mỗi lần phỏng vấn Lần 3

Trang 12

Đồ án Quản trị chiến lược 12

sẽ là lần kết luận cho nội dung phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia để đánh giá kết quả phỏng vấn phục vụ vấn đề đang quan tâm: Và đánh thực trạng chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty Hải Hà

2 Phân tích dữ liệu thu thập đƣợc

Sử dụng các lý thuyết, mô hình trong quản trị chiến lƣợc đặc biệt là mô hình Delta và bản đồ chiến lƣợc để phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc, từ đó thấy đƣợc những điều cốt lõi trong quá trình thực hiện chiến lƣợc của Hải Hà

Trang 13

CHƯƠNG IV MÔ TẢ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC HẢI HÀ

I SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

Tên Công ty: Công ty bánh kẹo Hải Hà

Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery Joint-Stock Company Viết tắt: HAIHACO

Trụ sở: Số 25 đường Trương Định Hà Nội Cơ cấu tổ chức.(Phụ lục 2)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Phụ lục 3 )

II CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI THÔNG QUA MÔ HÌNH DELTA 1 lưa chọn chiến lược

Công ty bánh kẹo Hải Hà là công ty chủ yếu sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh kẹo nên các hoạt động, chiến lược của công ty là phát triển sản phẩm về doanh thu cũng như về chất lượng Từ mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh và kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty bánh kẹo Hải Hà có thể thấy chiến lược của Bánh kẹo Hải Hà là sản phẩm tốt nhất - Best products

2 Tầm nhìn - Sứ mệnh của công ty bánh kẹo Hải Hà

- Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực

- Doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành cho người có thu nhập cao

- HAIHACO định hướng đầu tư vào đổi mới trang thiết bị, phát triển thêm những dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của Công ty, phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam

- Kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực, thu hút lực lượng lao động giỏi, lành nghề Không ngừng cải thiện điều kiện việc làm và các chế độ phúc lợi cho người lao động

3 Giá trị cốt lõi

- Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của HAIHACO

- Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, văn hóa của HAIHACO

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Trang 14

Đồ án Quản trị chiến lược 14

- Lợi nhuận là yêu cầu sống còn của sự tồn tại và tăng trưởng của HAIHACO - Trách nhiệm với xã hội là phương châm hoạt động của HAIHACO

4 Cấu trúc ngành

4.1 Các nhân tố theo mô hình Pest

Môi trường chính trị, luật pháp (P)

- Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh

- Việt Nam đang tập trung xây dựng luật vì vậy luật pháp hiện nay của Việt Nam còn thiếu và chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc hành nghề của các doanh nghiệp

Môi trường kinh tế (E)

- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -:- 8%/năm Tuy nhiên cuối năm 2008 đầu năm 2009 phát triển chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Việt Nam khoảng 7%

- Trong thời gian dài đầu tư sản xuất hàng chất lượng trung bình và thấp, Việt Nam đang dần nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ nhằm cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và các doanh nghiệp từng bước thâm nhập thị trường quốc tế…

- Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước

Môi trường xã hội – dân số (S)

- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao ảnh hưởng tốt sản phẩm thực phẩm (sản phẩm ăn uống)

Môi trường công nghệ (T)

- Việc ứng dụng công nghệ mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo ngày càng cao (sản xuất tự động trong một dây chuyền khép kín)

- Công nghê cao đi đôi với những quy trình, thiết bị kiểm tra chất lượng có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người tiêu dùng

Môi trường quốc tế

- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, Thi trường bánh kẹo Việt Nam không bị ảnh hưởng lớn bởi thị trường tiêu thu chính của sản phẩm bánh kẹo Việt Nam chính là thị trường trong nước, thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ

Các nhân tố trên được thể hiện theo mô hình như sau: (phu lục 4)

Trang 15

4.2 Năm thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter

Chúng ta sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành Như chúng ta biết ngành kinh doanh ở đây là ngành sản xuất bánh kẹo, bao gồm các doanh nghiệp cùng làm ra các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) có thể thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng Nhiệm vụ của nhà chiến lược là phân tích các tác lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh để nhận diện ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải theo lý thuyết, việc lựa chọn 5 thế lực tác động cạnh tranh của Mr.Porter sẽ giúp cho nhà hoạch định chiến lược nhận diện vấn đề đó Ta vận dụng mô hình này để phân tích cụ thể các lực lượng cạnh tranh mà HAIHACO gặp phải

Sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành

Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tường đồng, có năng lực tài chính và thiết bị có khả năng cạnh tranh cao so với HAIHACO Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống, bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh bánh kẹo (có thể ví dụ ở đây như Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty bánh kẹo Tràng An, Công ty TNHH Kinh Đô….) Thời gian qua với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc, đào tạo, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương hiệu, chủ động sáng kiến, cải tiến sản phẩm mới (Đây là thế lực mạnh nhất trong 5 thế

lực cạnh tranh)

Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng

Đó là các doanh nghiệp mới ra đời tham gia vào ngành bánh kẹo bao gồm cả các công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần Sự tham gia cạnh tranh của các doanh nghiệp liên doanh như Công ty liên doanh Hải Hà- Kotobuki lớn hay nhỏ phụ thuộc vào rào cản gia nhập ngành lớn hay bé và phản ứng của các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo thế nào

Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và giá cả của bánh kẹo Tuy nhiên, sản phẩm bánh kẹo vẫn có thể khẳng định được vị thế của mình với thị trường vì nó chính là sản phẩn tiêu dùng thiết yếu của một nhóm người

Sự cạnh tranh của nhà cung ứng

Trong ngành kinh doanh, sản xuất bánh kẹo có rất nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu Sự cạnh tranh của các nhà cung ứng này càng ngày càng khốc liệt vì ngày càng nhiều nhà cung

Trang 16

Đồ án Quản trị chiến lược 16

ứng có tiềm năng về: tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyến mãi lớn Ngoài ra còn có các liên kết, liên doanh đấu giá cung ứng vật liệu, máy móc, thiết bị cho khách hàng thỏa mãn mọi điều kiện của khách hàng

Sự cạnh tranh của khách hàng

Khách hàng ngày càng tăng qua từng năm, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi qua từng thời kỳ, đặc biệt những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng

Khách hàng có thể chọn sản phẩm của công ty khác có chất lương tốt hơn Tuy nhiên, mỗi người tiêu dùng đều có chuẩn của riêng mình: có người yêu cầu rất cao, có người yêu cầu o mức trung bình hoặc có người sẵn sàng chấp nhận những sản phẩm không có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng Như vậy, ta có thể thấy sự cạnh tranh của khách hàng đối với sản phẩm bánh kẹo của HAIHACO nói riêng, ngành bánh kẹo nói chung là không cao

Mô hình 5 lực lượng canh tranh của HAIHACO được thể hiện như sau: (phụ lục 5)

5 Vị trí cạnh tranh

5.1 Những điểm mạnh của HAIHACO

HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay Gần đây nhất, HAIHACO được bình chọn vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam

Thương hiệu HAIHACO đã được đăng ký sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt Nam và một số nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Nga, Singapore…

Sản phẩm của HAIHACO rất phong phú và đa dạng, chất lượng đồng đều đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Nhiều sản phẩm chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có hương vị thơm ngon đặc trưng Đặc biệt, HAIHACO được đánh giá có thế mạnh về sản xuất kẹo và bánh xốp

Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên liệu trong và ngoài nước đảm bảo để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu

Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý đã được cổ phần hoá nên so với các doanh nghiệp khách trong ngành sản xuất bánh kẹo thì quy mô vốn của công ty tương đối lớn

5.2 Những điểm yếu của HAIHACO

Là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên chất lượng sản phẩm của HAIHACO vẫn chưa khẳng định được trên thị trường quốc tế

Trang 17

Trình độ lao đông thấp khó có thể tiếp cận nhanh với những thiết bị có kết tinh trình độ kỹ thuật cao

Cơ sở hạ tầng của công ty còn manh mún, nhỏ lẻ không đáp ứng được những nhà máy có quy mô lớn

Vốn lớn nhưng khả năng huy động vốn lưu động chưa linh hoạt

Máy móc thiết bị của công ty còn thiếu đồng bộ, bên cạnh các thiết bị sản xuất khá hiện đại thì vẫn còn tồn tại các máy móc lạc hậu được sản xuất từ nhữn năm 1960

5.3 Các cơ hội và thách thức

Về thị trường: Sản lượng của công ty được tiêu thụ ở Miền Bắc, đây là những thị trường truyền thống của công ty Cụ thể năm 2009, Công ty cung cấp cho thị trường này 10893 tấn

So với thị trường miền Bắc thì thị trường miền Trung và miền Nam còn khiêm tốn hơn + Thị trường miền Trung, năm 2009 là 3350 tấn

+ Thị trường Miền Nam, năm 2009 sản lượng tiêu thụ tăng so với 2008 là 140 tấn Đây là thị trường mà công ty cần phải mở rộng và chiếm lĩnh, đặc biệt là thị trường vùng sâu, vùng xa

Như vậy đối với thị trường trong nước, công ty cần phát huy hết tiềm năng để mở rộng và tạo uy tín, vị thế trên thị trường này

Về các yếu tố bên trong: một số sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường, Chuyển đổi cơ cấu chính là cơ hội cho công ty có thể hoạch toán tốt hơn để phát triển, đã dăng ký sở hữu công nghiệp ở một số nước trên thế giới Tuy nhiên, có một số thách thức như: Sự cạnh tranh gay gắt từ các đơn vị quốc tế và những đơn vị mới gia nhập, giá nguyên vật liệu chính gia tăng, thị trường quốc tế có những yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như kiểu dáng, mẫu mã, phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác, nguồn vốn, cơ cấu vốn thay đổi qua từng thời kỳ kinh doanh nên cần sự kiểm soát chặt chẽ và trung thực, chịu áp lực cạnh tranh của nhiều thương hiệu nổi tiếng và có uy tín khác, là doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá…

Bảng phân tích SWOT (Phụ lục 6)

6 Hiệu quả hoạt động

6.1 Kết quả sản xuất kinh doanh

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo ở nước ta, tốc độ tăng sản lượng bình quân vài năm gần đây đạt khoảng 10%

So với năm 2008 thì năm 2009 có:

+ Sản lượng tiêu thụ tăng từ 14217 tấn đến 15986 tấn, tức là tăng 1769 tấn hay tăng12,44% Do đó dẫn tới:

Trang 18

Đồ án Quản trị chiến lược 18

+ Doanh thu tăng từ 172,56 tỷ đồng đến 193,319 tỷ đồng tức là tăng 20,759 tỷ đồng hay tăng 12,03%

+ Lợi nhuận tăng từ 5,57 tỷ đồng lên 6,56 tỷ đồng tăng 0,99 tỷ đồng hay tăng 17,77%

+ Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng từ 1 triệu đồng/tháng lên1,2 triệu đồng/tháng

Do đặc tính sản phẩm ít phải đầu tư chiều sâu mà chủ yếu bằng đa dạng hoá sản phẩm, nên công ty luôn cố gắng nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới Việc nhập thêm một số dây chuyền sản xuấtkẹo Jelly, Caramen đã giúp Công ty có những sản phẩm đặc trưng

6.2.Chiến lược của công ty đã và đang thực hiện

Mặc dù là một công ty lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo nhưng hiện nay công ty mới chỉ dừng ở việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh do Ban kế hoạch thuộc phòng kinh doanh thực hiện Ban kế hoạch bao gồm: trưởng ban là trưởng phòng kinh doanh, phó ban là phó phòng kinh doanh, ngoài ra còn 2 thành viên khác Công ty lập ra một bộ phận thu thập và xử lý thông tin gồm 14 người của phòng kinh doanh Mỗi một người phụ trách một khu vực thị trường trên cả nước và các đơn đặt hàng được gửi về phòng kinh doanh Thông tin sau khi được xử lý sẽ gửi lên Ban kế hoạch, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất theo các chỉ số về thị trường, tình hình thực tế của công ty như nguồn lực, vốn, máy móc kỹ thuật, định mức kỹ thuật, hợp đồng đã ký… Ban kế hoạch lập dự toán nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rồi trình lên Tổng giám đốc thông qua hoặc sửa đổi nếu cần, sau đó nó sẽ được đưa xuống các phòng ban liên quan để phân bổ lực lượng sản xuất, tính chi phí kinh doanh, giá bán, doanh thu và lợi nhuận…

Để thực hiện kế hoach sản xuất của mình công ty đã áp dụng một số quy trình như: Vòng tròn deming: (PDCA), Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm…

A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào vào mới (Giám đốc và các phòng ban chức năng)

Trang 19

- Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm:

Là một công ty sản xuất bánh kẹo(sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người sử dụng) nên công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm thể hiện ở chỗ Công ty đã thành lập Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm Mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường đều được kiểm tra thông qua một quy trình kiểm tra kỹ càng, chính xác với những thiết bị tiên tiến nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao.

Hệ phương pháp 6 Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: Define (Xác Định), Measure (Đo Lường), Analyze (Phân Tích), Improve (Cải Tiến) và Control (Kiểm Soát), mặc dù không được áp dụng một chách chính thống ở Công ty nhưng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty cũng thực hiện đầy đủ các bước trong tiến trình 6 sigma.

7 Khách hàng mục tiêu

Đối với những khách hàng quốc tế và trong nước có nhu cầu cao, Công ty đã và đang tiến hành đổi mới về công nghệ, dây chuyền nhằm đưa ra thi trường sản phẩm có chất lượng cao

Sản phẩm của công ty rất đa dạng đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng

8 Đổi mới, cải tiến

Để đạt được mục tiêu ổn định thị trường trong nước, từng bước khẳng định trên thị trường quốc tế công ty đã có những đổi mới trong dây truyền sản xuất và giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm cũng như chí phí sản xuất

Trong năm 2007, Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ sôcôla và bánh snack Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh bộ phận nghiên cứu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và hướng tới xuất khẩu

Mô hình Delta của HAIHACO (Phụ lục 7)

IV CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC YẾU TỐ CỦA BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC

Sau khi phân tích điều kiện môi trường kinh doanh, vị trí cạnh tranh, điểm mạnh – điểm yếu của HAIHACO và lựa chọn mục tiêu phù hợp từ đó xây dựng chiến lược nhằm đạt được mục tiêu đề ra Sau đây là sự xây dựng, lựa chọn về giải pháp chiến lược kinh doanh dưới bốn góc độ:

1 Về khả năng học hỏi và phát triển:

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:59

Hình ảnh liên quan

II. MỘT SỐ MÔ HÌNH TRONG QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC 1.  Mô hình căn bản của quản trị chiến lƣợc   - Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

1..

Mô hình căn bản của quản trị chiến lƣợc Xem tại trang 6 của tài liệu.
2. Mô hình Delta Project - Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

2..

Mô hình Delta Project Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 3: Bản đồ chiến lƣợc - Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

Hình 3.

Bản đồ chiến lƣợc Xem tại trang 9 của tài liệu.
Trên cơ sở kiến thức môn học Quản trị chiến lƣợc, đặc biệt qua mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lƣợc tôi tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Hải Hà và  đƣa ra những đề xuất - Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

r.

ên cơ sở kiến thức môn học Quản trị chiến lƣợc, đặc biệt qua mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lƣợc tôi tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Hải Hà và đƣa ra những đề xuất Xem tại trang 11 của tài liệu.
PHỤ LỤC 4 Mô hình PEST đƣợc sử dụng để phân tích môi trƣờng vĩ mô - Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

4.

Mô hình PEST đƣợc sử dụng để phân tích môi trƣờng vĩ mô Xem tại trang 29 của tài liệu.
PHỤ LỤC 6 Bảng phân tích swot - Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

6.

Bảng phân tích swot Xem tại trang 31 của tài liệu.
PHỤ LỤC 7 Mô hình Delta của HAIHACO - Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải hà (haihaco) theo mô hình delta và bản đồ chiến lược.pdf

7.

Mô hình Delta của HAIHACO Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan