Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài:
Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 xác định phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành một Tập đoàn Công nghiệp- Thương mại- Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh hoạt động trong và ngoài nước.
Với nhiệm vụ xây dựng PVFC trở thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, hoạt động đầu tư, trong đó có hoạt động đầu tư chứng khoán đang ngày càng phát triển trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty Tài chính Dầu khí Với việc nguồn vốn đầu tư, bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn uỷ thác đầu tư đang ngày càng tăng nhanh, danh mục đầu tư của PVFC cũng ngày càng đa dạng, cả về khối lượng đầu tư, hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế Việt nam nói chung và môi trường đầu tư nói riêng đang có rất nhiều cơ hội và thách thức Đặc biệt, đối với thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt nam, hoạt động đầu tư chứng khoán còn gặp phải nhiều thách thức to lớn hơn Do đó, để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả, đạt được các mục tiêu chiến lược là bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao vị thế của Công ty Tài chính Dầu khí và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam trong lĩnh vực đầu tư tài chính, thì bên cạnh việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, vai trò quản trị danh mục đầu tư là vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứngkhoán tại Công ty Tài chính Dầu khí” sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng và
hệ thống phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư tại PVFC, góp phần tăng hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 2- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư chứng khoán, quản lý rủi ro đầu tư chứng khoán.
- Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán, các biện pháp quản lý rủi ro tại PVFC, từ đó nêu lên những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế.
- Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí từ năm 2001 đến năm 2007.
4 Các phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở các lý luận cơ bản vị kinh tế học và phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Khảo sát số liệu thực tế qua các báo cáo tổng kết tại Công ty Tài chính Dầu khí.
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm rút ra những kết luận có tính quy luật đối với các vấn đề nghiên cứu.
5 Đóng góp của luận văn.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư chứng khoán, quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư chứng khoán, quản lý rủi ro đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí.
- Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC.
Trang 36 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro đầu tư chứng khoán tại
Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán
tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Trang 4CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI ROTRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Trang 51.1 Chứng khoán và đầu tư chứng khoán.
1.1.1 Chứng khoán
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán, tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá và có thể mua bán trên thị trường, gọi là thị trường chứng khoán, khi đó chứng khoán là hàng hóa trên thị trường đó Dùng Security, nghĩa gốc là an toàn, để gọi tên chứng khoán xuất phát từ việc coi nắm giữ chứng khoán là việc sở hữu an toàn và thuận tiện một tài sản nào đó Chứng khoán chính là tài sản tài chính vỉ nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về Chứng khoán có rất nhiều loại: cổ phiếu, trái phiếu và một số loại khác như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư Nói chung, người ta phân chia chứng khoán thành 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có thể chuyển đổi và các chứng khoán phái sinh.
* Cổ phiếu: là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ
hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.
Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hai loại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
- Cổ phiếu phổ thông: là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty
- Cổ phiếu ưu đãi: tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại
Trang 6có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông và được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể
* Trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của
người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Thông thường, căn cứ vào đối tượng phát hành Trái phiếu, người ta chia Trái phiếu thành 2 loại: Trái phiếu chính phủ và Trái phiếu Công ty.
* Chứng khoán có thể chuyển đổi: là những chứng khoán cho phép
người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác.
Thông thường, có cổ phiếu ưu đãi được chuyển thành cổ phiếu thường và trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
* Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được phát hành trên
cơ sở các loại chứng khoán đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và thu lợi nhuận.
Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Trang 71.1.2 Đầu tư chứng khoán:
1.1.2.1 Khái niệm
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai Các nguồn lực sử dụng vào quá trình đầu tư được gọi là vốn đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ), kim khí quý, đá quý, đất đai, bất động sản, tài nguyên, giá trị thương hiệu, phát minh sáng chế…
Lợi ích của đầu tư cũng được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo mục đích của hoạt động đầu tư như: lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường…Trong hoạt động kinh tế mục đích chủ yếu và trước hết của hoạt động đầu tư là để thu lợi nhuận.
Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện dưới nhiều hình thức Song nếu căn cứ vào mối liên hệ trực tiếp giữa chủ đầu tư và đối tượng đầu tư người ta thường chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các hình thức như góp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các hình thức như đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với các tổ chức kinh tế.
Như vậy đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp, ở đó chủ đầu tư bỏ vốn để mua
Trang 8các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường chứng khoán nhằm đạt được những lợi ích nhất định.
Đầu tư chứng khoán là một hình thức đầu tư khá phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường và thị trường chứng khoan phát triển Mục đích của đầu tư chứng khoán trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầu tư Phần lợi nhuận này được hình thành từ lợi tức chứng khoán mà chủ doanh nghiệp trả cho người đầu tư theo quy định và phần chênh lệch giá chứng khoán khi họ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán trên thị trường Tiếp đến mục đích của đầu tư chứng khoán là để phân tán rủi ro có thể gặp trong tương lai như đa dạng hoá các hình thức đầu tư; để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp với tư cách người nắm cổ phần, vốn góp chi phối Các mục đích có thể khác nhau tuỳ theo ý định của nhà đầu tư, song cũng có thể là tổng hợp các mục tiêu trên trong những tình huống cụ thể.
1.1.2.2 Các hình thức đầu tư chứng khoán
Theo loại chứng khoán đầu tư
Các chứng khoán doanh nghiệp có nhiều loại như cổ phiếu (cổ phiếu ưuđãi, cổ phiếu thường…), trái phiếu (trái phiếu thường, trái phiếu có khả năngchuyển đổi…), các chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng lựachọn, chứng quyền, chứng khế…) Mỗi loại chứng khoán có khả năng sinh lời
cũng như mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản, quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp khác nhau Vì vậy, khi lựa chọn quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải tính toán, cân nhắc kỹ các điểm lợi hoặc bất lợi khi đầu tư vào loại chứng khoán được lựa chọn sao cho có thể tối đa hoá được lợi ích của mình.
Theo phương thức đầu tư chứng khoán
Trang 9Nhà đầu tư chứng khoán có thể thực hiện đầu tư theo các phương thức khác nhau Về cơ bản có hai phương thức đầu tư chứng khoán là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức các nhà đầu tư trực tiếp mua chứng khoán cho mình thông qua các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường Trái lại, trong phương thức đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư chứng khoán thông qua các định chế, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như Quỹ đầu tư chứng khoán, Quỹ tín thác đầu tư…để thực hiện hoạt động đầu tư cho mình Do các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp có đội ngũ các chuyên gia đầu tư và quản lý đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá thị trường nên có thể giúp cho các nhà đầu tư tránh được các rủi ro không đáng có và đạt được hiệu quả đầu tư chứng khoán cao hơn.
Theo thời hạn đầu tư chứng khoán
Theo thời hạn thanh toán, các chứng khoán của doanh nghiệp có thể chia thành chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán dài hạn Các chứng khoán ngắn hạn là các chứng khoán có thời hạn từ dưới 01 năm (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…); ngược lại, các chứng khoán có thời gian đáo hạn thanh toán từ 01 năm trở lên được gọi là các chứng khoán dài hạn Các chứng khoán có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ rủi ro có thể gặp càng lớn và tính thanh khoản càng thấp
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ĐTCK
Các nhân tố cơ bản để xem xét quyết định đầu tư bao gồm:
- Khả năng sinh lời từ khoản đầu tư chứng khoán trong tương lai Mục
đích trước hết của đầu tư chứng khoán là nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai, vì vậy khả năng sinh lợi của khoản đầu tư chứng khoán là nhân tố cần được xem xét hàng đầu Tuy nhiên khả năng sinh lời của chứng khoán lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như: lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh;
Trang 10chính sách kinh tế của nhà nước; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; chính sách chi trả lợi tức cổ phần của doanh nghiệp… Vì thế để tối đa hoá lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải phân tích, đánh giá kỹ các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nêu trên để lựa chọn quyết định đầu tư cho phù hợp.
- Mức độ rủi ro có thể gặp của loại chứng khoán được đầu tư; để có thể
thu được lợi nhuận tối đa trong đầu tư chứng khoán nhà đầu tư còn phải biết cách tối thiểu hoá các rủi ro có thể gặp Việc đánh giá mức độ rủi ro trong đầu tư chứng khoán không chỉ đối với từng loại chứng khoán riêng rẽ mà còn đối với toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán nhằm hạn chế và phân tán rủi ro Thông thường, mức độ rủi ro có sự khác biệt nhất định giữa các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, giữa chứng khoán có thời hạn thanh toán khác nhau, giữa chứng khoán có khả năng chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, giữa chứng khoán của các doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh khác nhau Việc đánh giá mức độ rủi ro đầu tư chứng khoán cũng đòi hỏi năng lực, kỹ năng phân tích đánh giá rủi ro nhất định của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường.
- Khả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư: tính thanh khoản (hay
còn gọi là tính lỏng) của chứng khoán là khả năng dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt Thông thường khi có số tiền mặt nhàn rỗi nhà đầu tư thường đầu tư chứng khoán để thu lợi nhuận, song khi cần tiền mặt để đáp ứmg các nhu cầu cá nhân hoặc chuyển hướng đầu tư họ lại muốn chuyển nhượng chứng khoán đang sở hữu để thu tiền về Nếu cá chứng khoán mà họ sở hữu có khả năng thanh khoản cao, việc sở hữu chứng khoán cũng tiện ích không khác gì việc nắm giữ tiền mặt thì sẽ khuyến khích họ đầu tư chứng khoán và ngược lại Do đo tính thanh khoản của chứng khoán cũng là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cần xem xét, lựa chọn.
Trang 11- Mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp.
Đôi khi mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp cũng là một nhân tố được xét đến khi lựa chọn quyết định đầu tư chứng khoán Quyền hạn và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán thường được tăng them theo mức độ nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp Vì vậy khi đầu tư chứng khoán họ cũng cần cân nhắc quy mô đầu tư sao cho có thể đạt được mục đích kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.
1.2 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
1.2.1 Định nghĩa:
Rủi ro theo định nghĩa của từ điển là một từ bị động, có nghĩa là bị đặt trước mối nguy hoặc nguy hiểm Vì vậy nó mang ý nghĩa xấu.
Trong kinh tế, khái niệm rủi ro được mở rộng hơn và có sự khác biệt lớn Rủi ro chỉ đến một khả năng chúng ta nhận được thu nhập cho một khoản đầu tư khác với thu nhập mà chúng ta mong đợi Vì vậy rủi ro không chỉ mang ý nghĩa xấu mà còn có ý nghĩa tốt ( khi mà thu nhập nhận được lớn hơn thu nhập mong đợi) Rủi ro chứa đựng cả sự nguy hiểm và những cơ hội, chính vì vậy nó phản ánh sự đánh đổi rõ ràng giữa rủi ro và lợi nhuận Vì vậy trong kinh tế thường có câu: rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
Khi nhà đầu tư mua một tài sản với hy vọng nó sẽ đem lại lợi nhuận trong suốt thời gian họ nắm giữ tài sản đó Thu nhập thực tế sẽ có thể khác biệt so với thu nhập mong đợi, và đó là nguồn gốc của rủi ro.
Khi một nhà đầu tư đầu tư vào tín phiếu kho bạc, họ nhận được đúng trái tức theo mong đợi của họ, có nghĩa là họ đầu tư vào tài sản không có rủi ro.
Ngược lại, khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, họ kỳ vọng thu được lợi nhuận là 15%, thực tế thu nhập của họ có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Cần phải ghi nhớ rằng thu nhập mong đợi và độ lệch mà chúng ta xác định trong thực tế được tính toán dựa vào thu nhập quá khứ hơn là thu nhập tương
Trang 12hơn hoặc yếu hơn
Tỷ giá hối đoái và rủi ro chính mọi khoản đầu tư lai Giả định rằng khi sử dụng những biến động trong quá khứ để tính toán có nghĩa là chúng là những chỉ số tốt nhất của phân phối thu nhập tương lai Khi những giả định này bị vi phạm, đặc biệt trong trường hợp đặc tính của tài sản thay đổi lớn qua thời gian ( các công cụ vốn như cổ phiếu…), những số liệu quá khứ không phải là một phương pháp xác định rủi ro tốt.
1.2.2 Phân loại rủi ro chứng khoán:
Như đã phân loại ở trên, nguyên nhân dẫn đến rủi ro có hai loại, một loại
xuất phát từ đặc điểm của bản thân công ty (rủi ro không hệ thống), một loạikhác từ toàn bộ thị trường (rủi ro hệ thống) Những rủi ro đặc thù tác động
đến một hoặc một vài khoản đầu tư, trong khi rủi ro hệ thống tác động đến tất cả các khoản đầu tư Đây là một điều hết sức quan trọng trong quá trình tính toán rủi ro Rủi ro được phân chia thành dạng bảng như sau:
Bảng 1 Phân loại rủi ro
Trang 131.2.2.1 Rủi ro hệ thống:
Là những rủi ro có ảnh hưởng đồng thời đến hầu hết các chứng khoán đang được lưu hành trên thị trường Nguyên nhân của rủi ro hệ thống thường là các tác nhân kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty phát hành như: tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường, sự suy thoái hay khủng hoảng của nền kinh tế… Các loại rủi ro hệ thống tiêu biểu bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro sức mua…
- Rủi ro thị trường là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng khoán trên
thị trường Đó là kết quả của những hiệu ứng về tương quan giữa cung và cầu của các loại chứng khoán trên thị trường Nguyên nhân của những biến động giá cả chứng khoán thường rất phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hình hoặc vô hình, cả những yếu tố bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp Sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư về mức sinh lời của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũng có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền (hiệu ứng đôminô) đối với giá cả các loại chứng khoán khác, làm cho giá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm.
- Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường Giá
cả chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá thị trường của chứng khoán giảm và ngược lại Vì thế biến động lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư chứng khoán ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau, do đó ảnh hưởng đến mức doanh lợi thu được của đầu tư chứng khoán.
- Rủi ro sức mua (còn gọi là rủi ro lạm phát) là loại rủi ro do sự giảm sút
về sức mua đồng tiền Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai nhưng họ lại mất đi cơ hội mua sắm các loại hàng hoá, dịch vụ trong thời hạn nắm giữ chứng khoán Nếu trong
Trang 14khoảng thời gian đó giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên do yếu tố lạm phát, họ sẽ mất đi một phần sức mua từ số thu nhập sẽ có được trong tương lai Giá trị phần sức mua bị giảm sút do lạm phát phản ánh mức rủi ro sức mua của nhà đầu tư chứng khoán.
1.2.2.2 Rủi ro không hệ thống:
Là những rủi ro có nguyên nhân từ nội tại của một công ty hoặc một ngành kinh doanh mà không gắn liền với toàn bộ thị trường Ảnh hưởng của rủi ro không hệ thống vì thế chỉ tác động trong phạm vi công ty, một ngành hay một số loại chứng khoán nhất định.
Rủi ro không hệ thống thường bao gồm các loại như: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý trong hoạt động của một công ty hoặc một ngành kinh doanh nhất định.
Rủi ro kinh doanh là những rủi ro về sự không ổn định của thu nhập
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do những thay đổi bất lợi của môi trường kinh doanh hoặc do cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Khác với rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính lại là những rủi ro về khả
năng thanh toán lợi tức chứng khoán hoặc hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán do việc lựa chọn cơ cầu tài chính không hợp lý hoặc có sự mất cân đối giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Rủi ro quản lý là rủi ro do tác động của các quyết định quản lý không
hợp lý từ các nhà quản trị doanh nghiệp.
1.3 Các biện pháp quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Để thực hiện đầu tư chứng khoán có hiệu quả, hạn chế rủi ro, chúng ta cần thực hiện việc đầu tư và quản lý đầu tư chứng khoán theo các bước sau:
Trang 15- Phân tích và lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán: Việc đầu tư chứng
khoán thường bắt đầu bằng việc phân tích và lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu sao cho vừa có thể đem lại tỷ suất sinh lời cao, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro đầu tư có thể gặp phải Việc lựa chọn một danh mục đầu tư chứng khoán cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào chiến lược đầu tư chứng khoán của từng nhà đầu tư riêng biệt.
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: Hoạt động đầu tư chứng khoán
không chỉ dừng lại ở chỗ lựa chọn được danh mục đầu tư chứng khoan mà còn ở chỗ quản lý, điều chỉnh danh mục đầu tư trong suốt thời gian nắm giữ chúng phù hợp với những diễn biến cụ thể của thị trường.
1.3.1 Phân tích chứng khoán
1.3.1.1 Khái niệm và quy trình thực hiện
Phân tích chứng khoán là bước khởi đầu cho hoạt động đầu tư chứng khoán Mục tiêu của phân tích chứng khoán là giúp cho nhà đầu tư chứng khoán lựa chọn được các quyết định đầu tư chứng khoán có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận tối đa và rủi ro tối thiểu.
Kết quả phân tích chứng khoán phải làm rõ được các căn cứ cho sự lựa chọn quyết định đầu tư Nó phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: khi nào thì nên đầu tư, nên đầu tư vào loại chứng khoán nào và với giá cả ra sao, khi nào thì nên rút khỏi thị trường… Để đạt được kết quả đó, việc phân tích chứng khoán cần được tiến hành theo một quy trình cụ thể, khoa học.
Về lý thuyết phương pháp phân tích chứng khoán có thể theo quy trình từ trên xuống hoặc từ dưới lên Theo phương pháp phân tích từ trên xuống, người ta thường bắt đầu từ những phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩ mô (phân tích vĩ mô) cả trong nước và quốc tế, xem xet những ảnh hưởng, tác động của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán,
Trang 16sau đó mới đi đến phân tích tình hình hoạt động của ngành kinh doanh (phân tích ngành) và cuối cùng là hoạt động của từng doanh nghiệp, công ty riêng biệt Ưu điểm nổi bật của quy trình phân tích này là đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với logic nhận thức Do mục tiêu cuối cùng của hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán là đi tới một quyết định đầu tư chứng khoán cụ thể, vì thể nó được sử dụng khá phổ biến trong phân tích đầu tư chứng khoán.
Ngược lại với trình tự trên, phương pháp phân tích chứng khoán từ dưới lên lại bắt đầu từ phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty cụ thể và đặt nó trong mối liên hệ tương quan giữa hoạt động của công ty với môi trường kinh doanh bên ngoài là tình hình hoạt động của ngành hoặc nền kinh tế Do đặc điểm trên, phương pháp này tỏ ra thích hợp hơn đối với các tổ chức có vai trò tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán hơn là đối với nhà đầu tư chứng khoán.
1.3.1.2 Phân tích kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc phân tích kinh tế vĩ mô nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và tác động của nó đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Phân tích kinh tế vĩ mô bao gồm:
- Phân tích môi trường chính trị- xã hội của đất nước:
Môi trường chính trị, xã hội của mỗi quốc gia thể hiện ở hệ thống các yếu tố về thể chế quản lý xã hội (như hiến pháp, luật pháp, các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính); cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lý hành chính nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, tôn giáo…
Trang 17Sự ổn định của môi trường chính trị- xã hội của đất nước là yếu tố quan trọng hang đầu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp và thị trường chứng khoán Bởi lẽ sự thay đổi về thể chế chính trị thường kéo theo sự thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội, chính sách chi tiêu ngân sách… ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế của đất nước.
- Ảnh hưởng của môi trường pháp luật
Ngày nay, hầu hết các nước đều quản lý đất nước theo chế độ pháp quyền, vì thế môi trường pháp luật cũng có tác động quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán Nền kinh tế thị trường có đặc điểm cơ bản là thị trường đóng vai trò chính trong sự phân bổ sử dụng các nguồn lực trong xã hội, còn nhà nước chỉ là người tạo lập khung pháp lý và giám sát thực thi pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường Do đó, việc ban hành các bộ luật, các chính sách của Nhà nước, các ban ngành, đặc biệt là các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việc phân tích môi trường pháp lý cần được xem xét trên nhiều mặt như: tính hệ thống, đồng bộ, ổn định, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật chi phối đến hoạt động của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.
- Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác như chu kỳ kinh tế, năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô:
Sự phát triển của nền kinh tế thường biến động theo nhiều chu kỳ kinh tế nhất định Thông thường một chu kỳ kinh tế thường bao gồm các giai đoạn tăng trưởng, ổn định, suy thoái và hồi phục Việc nghiên cứu, nắm bắt và dự đoán các chu kỳ kinh tế là rất cần thiết trong đầu tư chứng khoán.
Việc mở cửa, hội nhập kinh tế cũng là một xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế của mỗi nước Mở cửa, hội nhập vừa đem lại những thời cơ, song
Trang 18đồng thời cũng đem lại những thách thức, nguy cơ đối với nền kinh tế mỗi nước Để đối phó với những nguy cơ trong quá trình hội nhập đòi hỏi kinh tế các nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh,thích ứng dần với nền kinh tế thê giới.
Khi phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô không thể không xem xét sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP),tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái, thu nhập của dân cư, kim ngạch xuất nhập khẩu, mức bội chi (bội thu) ngân sách, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường… Các yếu tố vĩ mô cơ bản trên đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán.
1.3.1.3 Phân tích ngành
Mục đích của phân tích ngành là giúp cho nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể Những nội dung cần thực hiện trong phân tích ngành bao gồm: phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành, xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh, mức doanh lợi kỳ vọng và các hệ số tài chính khác của ngành kinh doanh
- Chu kỳ kinh doanh của ngành: Triển vọng và chu kỳ kinh doanh của
ngành ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Nếu một công ty hoạt động trong một ngành còn kém phát triển thì khó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao Vào cùng một thời điểm nhất định, các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành khác nhau sẽ có mức doanh lợi thu được khác nhau, mức rủi ro khác nhau Do đó cần có sự phân tích đánh giá ngành kinh doanh để chọn ngành có mức doanh lợi cao, mức độ rủi ro thấp để đầu tư Ngay trong một ngành, mức doanh lợi thu được từ hoạt
Trang 19động đầu tư cũng không ổn định Vì thế, cũng cần có sự theo dõi phân tích ngành để lựa chọn thời điểm quyết định đầu tư hay rút khỏi đầu tư phù hợp.
- Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh:
Mỗi ngành kinh doanh khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau Việc xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngành đầu tư có hiệu quả β với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được.
Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro của ngành kinh doanh thường được tiến hành theo trình tự sau:
- Xác định hệ số rủi ro (β) của ngành, từ đó tính toán được mức lợi suất đòi hỏi dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Công thức xác định như sau:
E(R) = Rf + β( Rm- Rf) Trong đó: E(R) : Mức lợi suất đòi hỏi
Rf : Mức lợi suất phi rủi ro
Rm: Mức sinh lời bình quân thị trường β: Hệ số rủi ro ngành
- Phân tích hệ số P/E của ngành: Hệ số P/E phản ánh thị trường trả giá cho một đồng thu nhập sau thuế của cổ phiếu công ty như thế nào Nếu hệ số P/E cao chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả nên được thị trường đánh giá cao và ngược lại Việc phân tích hệ số P/E thường được xem xét cả trên 2 góc độ:
- (i) xem xét mối quan hệ giữa hệ số P/E của ngành và hệ số P/E tổng thể của thị trường để thấy được tính hiệu quả trong hoạt động của công ty so với các doanh nghiệp trong cùng ngành như thế nào;
- (ii) Xem xét các nhân tố ngành tác động đến hệ số P/E ngành như: hệ số trả cổ tức, mức doanh lợi đòi hỏi, tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm
Trang 20- Uớc tính thu nhập trên một cổ phiếu (EPS hoặc E): thu nhập trên một cổ phiếu được xác định dựa vào các phương pháp chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh, phân tích đầu vào- đầu ra, phân tích mối quan hệ giữa ngành và nền kinh tế.
- Ước tính mức lợi suất đạt được: Để ước tính mức lợi suất đạt được phải tiến hành qua 2 bước Trước hết cần xác định được giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ tính toán được với ước tính thu nhập trên một cổ phiếu Sau đó so sánh giá trị chỉ số cuối kỳ với giá trị đầu kỳ để ước tính lợi suất đạt được ( r) theo công thức:
Giá trị chỉ số cuối kỳ - giá trị đầu kỳ + cổ tức nhận trong kỳ Giá trị đầu kỳ
- Lựa chọn quyết định đầu tư hay không: So sánh lợi suất đạt được r với mức doanh lợi đòi hỏi E (R), nếu r > E(R) thì nên rút khỏi đầu tư vào ngành này.
1.3.1.4 Phân tích báo cáo tài chính công ty
Thông thường, ta phân tích báo cáo tài chính qua các tỷ số tài chính đặc trưng, để có thể phân tích rõ tình hình tài chính của công ty trong một thời kỳ nhất định
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản < tổng nợ, như vậy toàn bộ số tài sản
r =
Trang 21hện có của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ công ty mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính và có nguy cơ phá sản.
- Hệ số khả năng thanh toán tạm thời
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng nợ ngắnhạn
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn Nếu hệ số này <1 thì công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ và ĐT ngắn hạn -Vốn vật tư HH)/ Tổng nợngắn hạn
Chỉ tiêu này là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu Nhìn chung, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì công ty sẽ bị giảm uy tín với khách hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, và có thể công ty phải bán tài sản với giá bất lợi đẻ trả nợ Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lãi vay phải trả + Lợi nhuận trước thuế) / Lãi vayphải trả
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không và mức độ sẵn sàng trả lãi vay cảu công ty ra sao Nếu hệ số lớn hơn 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay, hoạt động kinh doanh có lãi, sử dụng vốn vay hiệu quả và ngược lại.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản
Trang 22- Hệ số nợ
Hệ số nợ = Tổng số nợ/ Tổng tài sản
Thông thường, các chủ nợ thích hệ số nợ nhỏ, vì hệ số an toàn cao Ngược lại, các nhà quản lý lại muốn có một hệ số nợ cao vì chỉ cần bỏ ra mộ lượng vốn nhỏ nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn.
- Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số nợ
Hệ số này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của công ty đối với các chủ nợ, khả năng tự tài trợ cho hoạt đông jkinh doanh của mình.
- Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản cho ta biết tỷ lệ của TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản như thế nào
Hệ số đầu tư và TSLĐ = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng tài sảnHệ số đầu tư vào TSCĐ = Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn/ Tổng tài sản
Cơ cấu tài sản = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn Bố trí cơ cấu tài sản phản ánh sử dụng bình quân 1 đồng vốn thì dành ra bao nhiêu đồng đầu tư hình thành TSCĐ và bao nhiều đồng đầu tư hình thành TSLĐ
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Chỉ số này càng cao càng được đánh giá là tốt vì số tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vấn đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng ứ
Trang 23đọng vốn Nếu chỉ số này thấp phản ánh hàng tốn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Số dư bình quân các khoản phảithu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt Vòng quay càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu Nếu vòng quay nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây ra thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh buộc doanh nghiệp phải đi vay vốn từ bên ngoài và trả lãi cho số vốn đi vay đó.
- Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình = 360/Vòng quay cá khoản phải thu = (Số dư bình quân cáckhoản phải thu/Doanh thu thuần) x 360
Kỳ thu tiền trung bình có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thanh toán, khả năng thu hồi chậm, doanh nghiệp cần phải có biện pháp cụ thể để thu hồi nợ.
- Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu đông bình quân
Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân sử dụng 1 đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nghĩa là đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Nếu hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vì hàng hoá tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp, ít có các khoản phải thu giảm chi phí, tăng lợi nhuận Ngược lại, hệ số thấp phản ánh hàng tồn kho lớn, lượng tiền tồn quỹ nhiều, doanh nghiệp
Trang 24không thu được các khoản phải thu từ đó doanh nghiệp phải xem xét lại tình hình tài chính của mình để có biện pháp chấn chỉnh.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn cố định dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, nghĩa là cứ đầu tư trung bình một đồng vào vốn cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/ Vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu này nói lên cứ 1 đồng sử dụng bình quân tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý vốn có hiệu quả như thế nào Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì hiệu quả càng cao, lợi nhuận tăng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
- Tỷ suất doanh lợi doanh thu
Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần/ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu phản ánh cứ trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
- Tỷ suất sinh lợi của tài sản
Tỷ suất sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng bình quân 1 đồng tài sản thì tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- Tỷ suất doanh lợi tổng vốn
Tỷ suất doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần/ Vốn sản xuất bình quân
Trang 25Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, phản ánh sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Giá trị của chỉ tiêu càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại càng thấp càng kém hiệu quả.
- Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần
Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần = Tổng lợi nhuận sau thuế/ Vốn cổ phần bình quân
Vốn cổ phần bao gồm vốn của cổ đông ưu đãi và vốn cổ đông thường, được xác định bằng chênh lệch giữa tổng vốn với tổng nợ phải trả Tổng lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, phần còn lại được gọi là thu nhập của cổ đông Do vậy chỉ tiêu thu nhập vốn cổ phần phản ánh khả năng đảm bảo thu nhập cho tất cả mọi đối tác góp vốn cổ phần vào công ty.
- Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần thường
Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần thường = (Lợi nhuận sau thuế - Lợi tức cổ phần ưuđãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân
Vốn cổ phần thường là phần vốn do các cổ đông thường nắm giữ và được xác định bằng chênh lệch giữa vốn cổ phần với vốn cổ phần ưu đãi Còn thu nhập của vốn cổ phần thường là phần còn lại của lợi nhuận sau thuế, sau khi đã trả lợi tức cho cổ phiếu ưu đãi Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần thường cho biết tỷ lệ hoàn vốn mà công ty tạo ra cho cổ đông thường.
Đây là chỉ tiêu đo lường sự thành công của công ty Các nhà đầu tư thường so sánh chỉ tiêu này với lãi suất trên thị trường vốn Khi công ty tạo ra thu nhập trên vốn cổ phần thường lớn hơn mức sinh lời trên thị trường vốn thì việc đầu tư vào công ty là đáng giá và hấp dẫn.
- Thu nhập một cổ phần thường
Thu nhập một cổ phần thường = Thu nhập của cổ phần thường/ Số lượng CPthường đang lưu hành (bình quân)
Trang 26Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm, bởi lẽ nó là căn cứ để chi trả lãi và là văn cứ đối với sự tăng lên của giá trị cổ phần thường.
- Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu thường = Cổ tức mỗi cổ phiếu thường/ Thu nhập mỗi cổphiếu thường
Chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần thường cho biết công ty quyết định dành ra bao nhiêu % thu nhập mỗi cổ phiếu thường để trả cổ tức, qua đó cũng biết được công ty quyết định dành ra bao nhiêu % thu nhập mỗi cổ phần thường để tái đầu tư.
- Tỷ lệ sinh lãi cổ phần theo giá trị thị trường
Tỷ lệ sinh lãi cổ phần theo giá trị thị trường = Lợi tức một cổ phần thường/ Trị giá mộtcổ phần thường
Bằng cách sử dụng giá trị thị trường hiện hành, chúng ta ghi nhận chi phí cơ hội của vốn đầu tư theo khả năng sinh lời của nó.
- Tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập
Tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập = Giá trị thị trường một cổ phần thường/ Thunhập một cổ phần thường
Mối quan hệ giữa giá trị thị trường và thu nhập hiện hành của một cổ phiếu thường được gọi là tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập Tỷ lệ này được các nhà đầu tư sử dụng một cách rộng rãi như là một sử hướng dẫn để đánh giá giá trị cổ phiếu Nếu các nhà đầu tư nhận định là công ty có triển vọng phát triển lớn bình thường thì khi đó giá cổ phiếu sẽ tăng, và đương nhiên tỷ lệ giá trị thị trường trên thu nhập cũng sẽ tăng.
- Giá trị ghi sổ của cổ phiếu thường
Giá trị ghi sổ của cổ phiếu thường = Giá trị tài sản thuần/Số lượng CP thường đanglưu hành bình quân
Trang 27Đây cũng là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá quá trình sinh lợi của cổ đông có cổ phiếu thường Nếu toàn bộ tài sản hiện có được bán bằng với giá trị ghi trên sổ sách, mọi khoản nợ hiện hành đã được thanh toán kể cả cổ phần ưu đãi và số tiền còn lại được phân phối cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu thường, thì các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu thường sẽ nhận được giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu thường.
1.3.2 Xây dựng danh mục đầu tư
1.3.2.1 Các chiến lược đầu tư chứng khoán
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận mỗi nhà đầu tư đều lựa chọn cho mình một chiến lược đầu tư thích hợp Chiến lược đầu tư được thiết lập từ trước khi thực hiện đầu tư, thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư trên khắp các lĩnh vực, nó thể hiện ý chí và mong muốn của nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ theo đuổi chiến lược này trong suốt một thời gian dài Các chiến lược đầu tư chủ yếu bao gồm: chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị, chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, chiến lược đầu tư thụ động và chiến lược đầu tư chủ động.
- Chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị: là chiến lược đầu tư trong đó nhà
đầu tư sẽ tìm kiếm và đầu tư vào các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị đích thực của nó.
Có những công ty do những lý do nhất định nào đó giá cổ phiếu của công ty trên thị trường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực có của công ty Các cổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị thực sẽ vẫn bị đánh giá thấp nếu không có động lực để giải toả giá trị của nó Do đó, sau khi tìm được các cổ phiếu giá trị, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các cổ phiếu này và tìm "chất xúc tác" để giải toả giá trị của Công ty, đưa giá cổ phiếu về đúng giá trị thực của nó "Chất xúc tác" trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để giải toả giá trị công ty,
Trang 28đưa giá trị công ty về đúng giá trị thực, khi đó nhà đầu tư sẽ kiếm được một món lợi lớn.
Thông thường các nhà đầu tư giá trị là những người ưa thích đầu tư vào các chứng khoán có chỉ số P/E thấp nhưng có mức tăng trưởng EPS cao.
- Chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng
Công ty tăng trưởng là công ty có mức sinh lời cao hơn mức sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty đó Nhưng cổ phiếu tăng trưởng không nhất thiết là cổ phiếu của các công ty tăng trưởng Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu cho phép nhà đầu tư đạt được mức lợi suất đầu tư cao hơn các cổ phiếu khác trên thị trường có mức rủi ro tương đương Cổ phiếu này cho phép nhà đầu tư đạt được mức lợi suất cao hơn các loại khác do thị trường không hoàn hảo làm giảm giá trị hiện tại của cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực Nói cách khác, trong giai đoạn giá thị trường chưa được điều chỉnh về đúng giá trị thực thì cổ phiếu đó được gọi là cổ phiếu tăng trưởng.
Đối với chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, nhà đầu tư quan tâm đến EPS và mức tăng trưởng EPS trong thương lai của công ty với giả định răng P/E ít thay đổi, cho rằng giá cổ phiếu tăng lên khi thông tin về mức tăng trưởng EPS được thị trường nhận biết.
- Chiến lược đầu tư thụ động
Chiến lược đầu tư thụ động là chiến lược mua và nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài theo một chỉ số chuẩn nào đó Nói cách khác, sau khi lựa chọn một chỉ số trên thị trường làm chuẩn đó mà không cần quan tâm đến các biến động trên thị trường và hy vọng sẽ đạt được mức sinh lời ngang bằng với mức chỉ số chuẩn mà mình đã lựa chọn.
- Chiến lược đầu tư chủ động:
Trang 29Là chiến lược mà nhà đầu tư dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, sự nhanh nhạy, tài tiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng danh mục đầu tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.
Trong suốt thời gian đầu tư, nhà đầu tư phải liên tục theo dõi sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến danh mục như xu hướng phát triển của nền kinh tế, sự biến động giá cổ phiếu trong và ngoài danh mục để có sự thay đổi cho phù hợp.
1.3.2.2 Xây dựng danh mục đầu tư
* Khái niệm:
Danh mục đầu tư là một tập hợp các khoản đầu tư vào các chứng khoán đang giao dịch trên thị trường Chúng có thể gồm cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản Danh mục đầu tư thị trường là một danh mục đầu tư bao gồm tất cả những tài sản có nguy cơ rủi ro trên thị trường Lợi suất kỳ vọng của một danh mục đầu tư P được mô tả như sau:
Rp là lợi suất của danh mục đầu tư P
Wi là tỷ trọng giá trị của chứng khoán i trong tổng giá trị của P
Ri là lợi suất của chứng khoán i trong một chu kỳ nắm giữ chứng khoán này Hay Ri là tỷ lệ biến động về giá chứng khoán giữa đầu kỳ và cuối kỳ Do có nhiều yêu tố tác động đến giá chứng khoán nên ta có thể coi Ri là một biến ngẫu nhiên với E(Ri) là lợi suất kỳ vọng của chứng khoán i và б2
i là phương sai Một danh mục đầu tư luôn chứa đựng những rủi ro, phương sai của một danh mục đầu tư gồm nhiều tài sản tài chính là cơ sở để đo lường mức độ rủi
Trang 30Nghiên cứu mối quan hệ hiệu quả của một danh mục đầu tư và rủi ro của nó là một trong những vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư.
Mô hình do Harry Markowitz đưa ra là một mô hình cho phép chúng ta đánh giá được mối quan hệ này.
* Mô hình Markovitz xác định danh mục đầu tư hiệu quả:
Mô hình Markovitz được Harry Markovitz đề xuất từ những năm 60 của thế kỷ 20 Mô hình của ông đã cung cấp một khái niệm quan trọng là danh mục đầu tư hiệu quả: đó là danh mục mà với mức lợi suất cho trước sẽ có rủi ro nhỏ nhất hoặc với mức rủi ro cho trước ứng với một lợi suất kỳ vọng lớn nhất Tuy nhiên, mô hình khá phức tạp về mặt toán học, do vậy có thể mô tả ý tưởng trên qua một mô hình cụ thể như sau:
Giả sử trên thế giới chỉ có 5 tài sản A(1), A(2), A(3), A(4), A(5) với vị trí của chúng trên mặt phẳng toạ độ (Rủi ro x lãi suất)
Lợi nhuận
Trang 31Rủi ro
Đồ thị 1 : Lựa chọn Danh mục đầu tư thông qua quan hệ giữa lợinhuận và rủi ro (Mô hình Markovitz) (I)
+ Nếu một người có thể mua chỉ một trong các tài sản trên thì tâm lý của họ ra sao? Chắc chắn tài sản A(1), A(3) và A(4) bị loại còn lại A(2), A(5) Rõ ràng là việc lựa chọn tài sản A(2) hay A(5) là tuỳ thuộc vào mức độ ưa thích rủi ro của người đó Kết luận ở đây là chỉ có các tài sản mà lợi suất cao hơn thì rủi ro cao hơn mới là đối tượng nghiên cứu trong danh mục đầu tư.
+ Nếu chọn cả A(2) và A(5) thì người đầu tư sẽ chia số tiền cho hai tài sản như thế nào? Người đầu tư sẽ có bài toán như sau:
Đồ thị 2 : Lựa chọn Danh mục đầu tư thông qua quan hệ giữa lợinhuận và rủi ro (Mô hình Markovitz) (I)
Gọi W là trọng số của tài sản A(2) thì (1-W) là trọng số của tài sản A(5) trong danh mục đầu tư, theo (1.1) và (1.2) ta có:
E(Rp) = WE(R2) + (1-W)E(R5) (1.3) Lợi nhuận
Trang 32Hệ (1.3) và (1.4) xác định một đường cong quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư và rủi ro của nó trong đó W là một tham số: phần đường cong in đậm là phần hiệu quả Mỗi điểm trên đường cong này tương ứng một cách tổ hợp A(2) và A(5) hiệu quả Ngoài giới hạn của hai điểm A(2) và A(5) thì một tài sản được bán khống để mua tài sản kia nếu luật lệ cho phép Mô hình xác định danh mục đầu tư hiệu quả của Markowwitz cho kết quả tương tự khi có nhiều tài sản trong danh mục này.
Mô hình Markowitz cho chúng ta một phương pháp lựa chọn danh mục đầu tư và những phân tích từ kêt quả của mô hình này là rất bổ ích, có thể giúp ta giải thích sự hình thành mức cầu của các loại chứng khoán Tuy vậy, trong thực tế khó khăn đặt ra là vấn đề ước lượng các tham số của mô hình Nếu chúng ta có N tài sản để lựa chọn thì số tham số sẽ là 2N+N(N-1)/2, trong khi lợi suất cổ phiếu theo thời gian có thể không dừng… Như vậy, trong trường hợp thị trường quá đa dạng người ta sử dụng một mô hình đơn giản hơn xet về cấu trúc, đó là mô hình định giá tài sản vốn.
* Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Một trong những vấn để quan trọng của phân tích tài chính hiện đại là phân tích sự liên hệ giữa mức đánh đổi giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức rủi ro Nếu ta thiết lập và phân tích được quan hệ này thì có thể phân tích được những biến động trong giá chứng khoán Theo cảm nhận chung thì đầu tư vào ngành có nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán nhìn chung sẽ đạt được lợi nhuận lớn hơn đầu tư vào những ngành ít rủi ro hoặc không có rủi ro Nhờ sự phát triển của mô hình định giá tài sản vốn, các nhà tài chính có khả năng xác định được mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận được.
Những giả định trong mô hình CAPM
Trang 33Nhằm mục địch đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi tính chất của vấn đề, trong mô hình CAPM, chúng ta lưu ý những giả định sau:
+ Nhà đầu tư là những người không thích rủi ro và là những người tối đa hoá thu nhập kỳ vọng từ các cơ hội đầu tư.
+ Nhà đầu tư là người chấp nhận giá và lợi suất của tài sản là biến ngẫu nhiên giống nhau đối với mọi nhà đầu tư.
+ Tồn tại một tài sản phi rủi ro mà các nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay với số lượng không hạn chế theo lãi suất phi rủi ro.
+ Số lượng tài sản là không đổi và tất cả các tài sản đều có thể mua, bán trên thị trường và chúng có thể phân chia nhỏ tuỳ ý.
+ Thị trường tài sản có tính cạnh tranh và tất cả các nhà đầu tư đều có thông tin đầy đủ về thị trường.
+ Không có sự cản trở nào trên thị trường như thuế, quy định hoặc hạn chế bán khống.
Nội dung của mô hình CAPM
Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường- Đường đặc thùchứng khoán
Đường đặc thù chứng khoán là đường thẳng mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận của một chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường.
Danh mục đầu tư thị trường được lựa chọn theo từng loại thị trường, ví dụ ở Mỹ người ta chọn S&P 500 Index, trong khi ở Canada người ta chọn Toronto Stock Exchange 300 Index (TSE 300) Lấy ví dụ minh hoạ được đặc thù chứng khoán giữa cổ phiểu của CTCP A so với danh mục thị trường X-Index ứng với bốn tình huống khác nhau tuỳ theo hai tình trạng nền kinh tế như sau:
Tình huống Nền kinh tếLợi nhuận thị trường Lợi nhuận của A
Trang 34III Suy thoái -5% -5%
Bảng 2- Phân tích tình hình cổ phiếu với các tình huống thị trường (I)
Trong ví dụ này ứng với hai tình huống của nền kinh tế tăng trưởng và suy thoái lợi nhuận thị trường lần lượt là % và 5%, nhưng lợi nhuận của A có thể xảy ra 4 trường hợp 25%, 15%, -5% và -15% Giả sử xác suất xảy ra tình trạng nền kinh tế tăng trưởng và suy thoái bằng nhau, chúng ta có:
Tình trạng kinh tếLợi nhuận thị
Hệ số β được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động lợinhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận β danh mục cổphiếu thị trường Trong ví dụ chúng ta đang xem xét hệ số β bằng tỷ số
giữa mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu A, ứng với tình trạng kinh tế tăng trưởng và kinh tế suy thoái, và mức độ biến động lợi nhuận thị trường, ứng với hai tình trạng kinh tế trên:
β = {20-(-10)}/{15-(-5)} = 30/20 =1,5
Trang 35Hệ số β =1,5 cho biết rằng lợi nhuận cổ phiếu cá biệt A biến động gấp
1,5 lần lợi nhuận thị trường, nghĩa là khi nền kinh tế tốt thì lợi nhuận cổ phiếu A tăng nhanh hơn lợi nhuận thị trường nhưng khi nền kinh tế xấu thì lợi
nhuận cổ phiếu A giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường β được xem như làhệ số đo lường rủi ro của chứng khoán Hệ số β =1 được định nghĩa như là
hệ số của danh mục thị trường.
Ước lượng β trên thực tế
Trên thực tế, các nhà kinh doanh chứng khoán sử dụng mô hình hồi quy dựa
trên số liệu lịch sử để ước lượng β Ở các nước có thị trường tài chính pháttriển có một số công ty chuyên xác định và cung cấp thông tin về hệ số β
Quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
III
Trang 36Lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng khoán đó, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao sẽ có lợi nhuận cao và ngược lại.
Giả sử thị trường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đa dạng hoá danh mục đầu tư sao cho rủi ro không toàn hệ thống không đáng kể Như vậy, chỉ còn rủi ro toàn h ệ thống ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu Cổ phiếu có hệ số
β càng lớn thì rủi ro càng cao, do đó, đòi hỏi lợi nhuận cao để bù đắp rủi
ro Theo mô hình CAPM mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro được diễn tả bởi công thức sau:
Rj = Rf + ( Rm -Rf ) β j
Trong đó:
- Rf là lợi nhuận không rủi ro, Rm là lợi nhuận kỳ vọng của thị trường và
β j là hệ số bêta của cổ phiếu j.
Phương trình trên biểu diễn nội dung của mô hình CAPM, có dạng hàm số bậc nhất y=b + ax với biến phụ thuộc ở đây là Rj , biến độc lập là β j và
hệ số góc là ( Rm -Rf )
Về mặt hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu và hệ số rủi ro bêta được biểu diễn bằng đường thẳng có tên gọi là đường thị trường
chứng khoán SML (security market line) Hình dưới đây mô tả quan hệ giữalợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán với hệ số β của nó.
Trang 37Đường TTCK (SML)
Khoảng gia tăng bù đắp rủi ro
Lợi nhuận không rủi ro
Đồ thị 4: quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán với hệ số β
β =0: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β =0 là lợi nhuận không
rủi ro.
β =1: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β =1 là lợi nhuận thị
1.3.3 Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.3.3.1 Các nguyên tắc trong đánh giá chất lượng quản lý rủi ro
Chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán thể hiện ở toàn bộ công tác phân tích, dự báo, xây dựng, quản lý danh mục đầu tư, nhằm làm rõ các vấn đề sau:
+ Dự báo được những thay đổi về thu nhập và rủi ro của Danh mục đầu tư trong tương lai.
+ Nắm bắt được nhưng thay đổi về nhu cầu tài chính của những nhà đầu tư là người sở hữu danh mục đầu tư.
Bê ta của chứng khoán
Rf
Trang 38+ Đánh giá được kết quả hoạt động hay hiệu quả hoạt động đầu tư.
Khi đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán, mà thực chất chính là đánh giá hoạt động quản lý danh mục đầu tư, chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:
+ Phải luôn xem xét danh mục đầu tư trong tổng thể: một danh mục đầu tư lớn có thể có nhiều tiểu danh mục đầu tư Vì vậy, khi xem xét, phân tích và đánh giá hoạt động của một danh mục đầu tư, trước hết đánh giá phân tích danh mục đầu tư tổng thể và sau đó có thể xem xét, phân tích đánh giá các tiểu danh mục đầu tư cấu thành nên danh mục đầu tư tổng thể.
+ Việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của danh mục đầu tư cần phải xem xét ở cả hai mặt thu nhập và rủi ro: Việc đánh giá thu nhập đã được thực hiện của danh mục đầu tư không cho chúng ta nhiều thông tin về thực trạng hoạt động của danh mục đầu tư cho đến khi chúng ta có số liệu thực về thu nhập gắn liền với mức độ rủi ro của danh mục đầu tư.
+ Xác định hoặc dự kiến kế hoạch hành động, hay các biện pháp xử lý sẽ áp dụng căn cứ vào các mức độ hoạt động (hiệu quả) của danh mục đầu tư đã dự kiến trước: Việc hiểu rõ tại sao danh mục đầu tư không mang lại kết quả mong đợi (kỳ vọng), các nguyên nhân dẫn đến tình hình này giúp cho chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư.
1.3.3.2 Các chuẩn mực trong đánh giá
Nhằm đạt được những kết quả có chất lượng, việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán cần tuân thủ theo những chuẩn mực dưới đây:
- Các chuẩn mực bắt buộc phải tuân thủ:
+ Tổng thu nhập: số liệu phải đầy đủ và bao gồm các cổ tức, lãi suất các nguồn thu, lãi hoặc lỗ vốn;
Trang 39+ Kế toán cộng dồn: thu nhập từ trái phiếu phải bao gồm lãi suất các khoản thu nhập, điều này không đòi hỏi đối với cổ tức từ cổ phiếu;
+ Thu nhập tính theo thời gian phải được xác định tối thiểu theo quý; + Tiền mặt và các thu nhập bằng tiền mặt: danh mục đầu tư phải nêu rõ lượng tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặt đang nắm giữ;
+ Toàn bộ các tiểu danh mục đầu tư phải thông báo đầy đủ trong danh mục đầu tư tổng thể;
+ Phân định rõ giữa danh mục đầu tư thực đang thực hiện và các mô hình danh mục đầu tư khác;
+ Thu nhập tính theo thị trường cần được tính dựa trên thu nhập tính theo thị trường của các tiểu danh mục đầu tư và căn cứ theo mức thu nhập thị trường;
+ Kết quả thu nhập của toàn bộ danh mục đầu tư yêu cầu phải bao gồm cả các danh mục đầu tư mới hình thành;
+ Không được đính chính/thông báo lại kết quả thu nhập của danh mục đầu tư;
+ Không được ghép lẫn kết quả hoạt động của các đơn vị khác cùng với kết quả hoạt động của danh mục đầu tư;
+ Tính toán đủ chi phí, như chi phí giao dịch, chi phí phòng ngừa rủi ro và trừ đi từ kết quả hoạt động;
+ Thông tin về danh mục đầu tư ví dụ về thu nhập phải được công bố cho thời gian hoạt động đủ lớn, ví dụ 10 năm kể từ khi thành lập danh mục đầu tư - Các khuyến cáo nên áp dụng khi đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Trang 40+ Kế toán cộng dồn nên áp dụng cho tất cả các loại hình đầu tư của danh mục đầu tư;
+ Thu nhập tính theo thời gian cần đánh giá khi có thêm tiền mặt đầu tư vào danh mục đầu tư hay khi rút tiền ra khỏi danh mục đầu tư Việc đánh giá lại thu nhập của danh mục đầu tư căn cứ vào dòng tiền và biến động thị trường là cần thiết và nên thực hiện khi dòng tiền mặt vượt quá 10% giá trị danh mục đầu tư;
- Các thông tin khác nên bổ sung thêm:
+ Các thông số đo lượng rủi ro bên ngoài danh mục đầu tư như hệ số lệch chuẩn của thu nhập tổng hợp theo thời gian;
+ Mức thu nhập chuẩn của các danh mục đầu tư và mức rủi ro tương tự khác;
+ Đo lường rủi ro nội tại của danh mục đầu tư như độ phân tán về thu nhập của các tiểu danh mục đầu tư so với thu nhập của danh mục đầu tư chung; + Thu nhập cộng dồn cho suốt thời gian hoạt động của danh mục đầu tư; + Các biện pháp rào chắn rủi ro và kết quả của hoạt động này;
+ Thu nhập danh mục đầu tư chung và thu nhập tính theo cơ cấu tài chính của danh mục đầu tư;
- Thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư bao gồm:
+ Khả năng phân tích và dự báo những biến động (sự vận động) của thị trường có ý nghĩa quan trọng đến việc ra quyết định đầu tư và là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà quản lý rủi ro hoạt động đầu tư.
+ Quy mô thị trường và khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả danh mục đầu tư.