1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài tập xác xuất thống kê lê thiên hương

120 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

C Số các tổ hợp chập k của n phần tử Pn Số các hoán vị của n phần tử PA Xác suất của biến cố A A Biến cố đối lập của biến cố A PA/B Xác suất của biến cố A với điều kiện B Pnk = Pnk ;

Trang 1

LÊ THỊ THIÊN HƯƠNG

BÀI TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

2005

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

CÁC KÝ HIỆU 3

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I ĐẠI SỐ TỔ HỢP A.Tóm tắt lý thuyết 6

B Các bài giải mẫu 7

C Bài tập 10

CHƯƠNG II XÁC SUẤT A Tóm tắt lí thuyết 11

B Các bài giải mẫu 15

C Bài tập 26

CHƯƠNG III ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN A Tóm tắt lí thuyết 29

B Các bài giải mẫu 32

C Bài tập 41

CHƯƠNG IV CÁC QUY LUẬT PHÂN PHỐI A Tóm tắt lí thuyết 44

B Các bài giải mẫu 48

C Bài tập 53

CHƯƠNG V LÝ THUYẾT MẪU A Tóm tắt lí thuyết 55

B Các bài giải mẫu 56

C Bài tập 59

CHƯƠNG V LÝ THUYẾT ƯỚC LƯỢNG A Tóm tắt lí thuyết 61

B Các bài giải mẫu 62

C Bài tập 69

CHƯƠNG VII KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT THỐNG KÊ A Tóm tắt lí thuyết 72

B Các bài giải mẫu 74

C Bài tập 77

CHƯƠNG VIII TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY A Tóm tắt lí thuyết 80

B Các bài giải mẫu 82

C Bài tập 89

MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO 93

Đáp án và thang điểm 99

CÁC BẢNG SỐ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Trang 3

C Số các tổ hợp chập k của n phần tử

Pn Số các hoán vị của n phần tử

P(A) Xác suất của biến cố A

A Biến cố đối lập của biến cố A

P(A/B) Xác suất của biến cố A với điều kiện B

Pn(k) = Pn(k ; p) Xác suất để một biến cố xuất hiện k lần trong n phép thử (p là xác

suất thành công)

X, Y Các đại lượng ngẫu nhiên

f(x) Hàm mật độ xác suất

F(x) Hàm phân phối xác suất

(X) Độ lệch của X

X  B(n ,p) X có phân phối nhị thức

Trang 4

X  H (N, M, n) X có phân phối siêu bội

X  P(a) X có phân phối Poisson

X  N(, 2) X có phân phối chuẩn

X  N(0 ; 1) X có phân phối chuẩn chuẩn tắc

X2(n) X có phân phối khi bình phương n bậc tự do

X  T(n) X có phân phối Student

2

S Độ lệch mẫu hiệu chỉnh

 Độ chính xác của ước lượng

 = 1 -  Độ tin cậy của ước lượng

RXY Hệ số tương quan giữa X, Y

rXY Hệ số tương quan tuyến tính mẫu

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Các bạn sinh viên thân mến,

Lới nói đầu xin dành riêng cho các bạn – đối tượng phục vụ của quyển Bài tập Xác

suất – Thống kê mà các bạn đang có trong tay

Trong quyển sách này các bạn sẽ tìm thấy những nội dung sau đây:

Phần đầu cuốn sách trình bày cách giải bài tập theo từng chương thuộc lĩnh vực xác suất và thống kê toán học Mỗi chương gồm 3 mục chính

Mục A chỉ nêu tóm tắt các khái niệm, định lý và công thức cơ bản sẽ được sử dụng

để giải bài tập Muốn hiểu và nắm vững lý thuyết, các bạn cần tham khảo thêm các sách

lí thuyết xác suất thống kê khác

Mục B, “Các bài giải mẫu”, là trọng tâm của sách Trong mục này, các bài tập được

phân loại theo từng dạng, phù hợp với thứ tự trình bày lí thuyết Một số dạng bài tập có tổng kết thành phương pháp giải chung Để giúp sinh viên có thể tự đọc và làm được bài

tập, sách Bài tập Xác suất – Thống kê đã cố gắng trình bày các lời giải khá tỉ mỉ, đặc biệt

là các bài tập ở chương II Mỗi lời giải đều chú trọng đến việc phân tích yêu cầu của đề bài và mục đích của từng lời giải Các kết quả của bài tập xác suất thường được viết ở dạng phân số (tức là số đúng) Còn các bài tập thống kê có kết quả là số gần đúng với bốn chữ số thập phân Do đó, sai số khá bé nên có thể bỏ qua

Mục C giới thiệu những bài tập tương tự để các bạn tự giải

Trong sách Bài tập Xác suất – Thống kê còn có 6 đề thi học kỳ môn xác suất thống

kê trong các năm học gần đây Mỗi đề thi có thời gian làm bài 90 phút Các bạn hãy tự giải các đề thi đó trong thời gian qui định Sau đó thử chấm điểm theo đáp án và thang điểm kèm theo để tự đánh giá năng lực của mình Đề thi học kỳ thường có tính chất tổng hợp, trong đó có một câu khó dành cho sinh viên khá giỏi Các bạn có thể xem cách phân tích và lập luận một cách chi tiết trong đáp án để hiểu lời giải

Phần phụ lục cuối sách là các bảng thống kê, dành cho việc tra cứu các số liệu và giá trị của các hàm phân phối xác suất, rất cần cho việc giải bài tập

Sau cùng, tác giả chân thành cảm ơn TS Lê Anh Vũ và Th.S Nguyễn Duy Thanh đã đọc góp ý và sửa chữa bản thảo Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Dân lập Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Ban Khoa học cơ bản và tập thể giảng viên Bộ môn Toán đã động viên, giúp đỡ để quyển

sách này đến tay bạn đọc

Hi vọng Bài tập Xác suất – Thống kê sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu rõ môn học vừa

thú vị, vừa có rất nhiều ứng dụng thực tế này

Chúc các bạn thành công

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 3 năm 2005

Tác giả

Trang 6

CHƯƠNG I ĐẠI SỐ TỔ HỢP

A TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1 Quy tắc đếm

a) Quy tắc cộng

Giả sử một công việc V có thể tiến hành theo một trong hai phương án A hoặc B Phương án A có thể thực hiện bởi m cách, phương án B có thể thực hiện bởi n cách Mỗi cách thực hiện A không trùng với bất kỳ cách thực hiện B nào Khi đó công việc

V có thể thực hiện bởi m + n cách

b) Quy tắc nhân

Giả sử một công việc V bao gồm hai công đoạn A và B Công đoạn A có thể làm theo m cách, công đoạn B có thể làm theo n cách Mỗi cách thực hiện A đều có n cách thực hiện B Khi đó công việc V có thể thực hiện theo m.n cách

2 Chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp

a) Chỉnh hợp

Giả sử A là tập hợp gồm n phần tử và k là số tự nhiên (1  k  n)

Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau thuộc A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử

Số chỉnh hợp chập k của n phần tử kí hiệu là K

n

A Ta có :

)!

kn(

!n

Akn

 (1  k  n) với quy ước : 0 ! = 1, n ! = 1.2.3 n (n  N*)

b) Chỉnh hợp lặp

Kết quả của việc lấy k phần tử, không cần khác nhau, từ n phần tử đã cho và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử Số chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử kí hiệu là k

n

A Ta có : k

n

A = nk (n  N* , k  N)

Pn  nn 

Trang 7

Số các tổ hợp chập k của n phần tử kí hiệu là K

!n

!

k

AC

K n K

n

B CÁC BÀI GIẢI MẪU

1 Quy tắc cộng

Bài 1 Từ tỉnh X đến tỉnh Y có thể đi bằng ôtô hoặc tàu hỏa Mỗi ngày có 10 chuyến

ôtô, 5 chuyến tàu hỏa đi từ X đến Y Hỏi có bao nhiêu sự lựa chọn để đi từ X đến Y ?

Giải

Ta xem công việc V là đi từ X đến Y Có hai phương án thực hiện :

- A là đi ôtô, có 10 cách chọn

- B là đi tàu hỏa, có 5 cách chọn

Mỗi cách chọn A không trùng với bất kì cách chọn B nào

Theo quy tắc cộng, số cách lựa chọn để đi từ X đến Y là : 10 + 5 = 15

Bài 2 Từ các chữ số 1, 2, 3 có thể lập được bao nhiêu số khác nhau có chữ số khác

nhau ?

Giải

Ta có ba phương án lập số :

- A : Lập số có một chữ số, có 3 số, đó là các số 1, 2, 3

- B : Lập số có hai chữ số, có 6 số, đó là các số : 12, 13, 21, 23, 31, 32

- C : Lập số có ba chữ số, có 6 số, đó là các số : 123, 132, 213, 231, 312, 321 Các cách lập trên đôi một không trùng nhau

Vậy, theo quy tắc cộng, ta sẽ lập được :

3 + 6 + 6 = 15 số có các chữ số khác nhau từ ba chữ số đã cho

2 Quy tắc nhân

Bài 3 Một thiết bị được lắp ráp từ hai loại linh kiện Linh kiện loại một có 10 chiếc,

linh kiện loại hai có 8 chiếc Hỏi có bao nhiêu cách lắp thiết bị đó ?

Giải

Ta xem công việc V là lắp thiết bị, bao gồm hai công đoạn :

- A : Lắp linh kiện loại một, có 10 cách chọn ;

- B : lắp linh kiện loại hai, có 8 cách chọn

Mỗi cách chọn linh kiện loại một đều có 8 cách chọn linh kiện loại hai

Theo quy tắc nhân, số cách lắp thiết bị là : 10 8 = 80

Bài 4 Nếu không kể mã số vùng thì một biển số xe máy có 6 kí tự Kí tự ở vị trí đầu

tiên là một chữ cái trong bảng 24 chữ cái, ở vị trí thứ hai là một chữ số thuộc tập hợp 1, 2, , 9 Bốn vị trí tiếp theo là bốn chữ số thuộc tập hợp 0, 1, 2, , 9 Hỏi có thể làm được bao nhiêu biển số xe máy khác nhau, nếu không kể mã số vùng ?

Trang 8

3 Chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp

Bài 5 Một lớp học có 60 sinh viên Hỏi có bao nhiêu cách chọn một Ban cán sự gồm

một lớp trưởng, một lớp phó học tập, một lớp phó đời sống ?

Giải

Cách thứ nhất Mỗi cách chọn là một chỉnh hợp chập 3 của 60 phần tử Do đó, số cách chọn là

3 30

A = 60 59 58 = 205 320

Cách thứ hai Ta xem V là công việc chọn Ban cán sự lớp, bao gồm ba công đoạn :

- Thứ nhất, chọn lớp trưởng từ 60 sinh viên, có 60 cách

- Thứ hai, chọn lớp phó học tập từ 59 sinh viên còn lại, có 59 cách

- Thứ ba, chọn lớp phó đời sống, tương tự có 58 cách

Theo quy tắc nhân, số cách chọn Ban cán sự lớp là

60 59 58 = 205 320

Bài 6 Trong trận chung kết bóng đá phải phân định thắng thua bằng đá luân lưu 11

mét Huấn luyện viên của mỗi đội cần trình với trọng tài một danh sách sắp thứ tự 5 cầu thủ trong số 11 cầu thủ để đá luân lưu Hỏi huấn luyện viên của mỗi đội có bao nhiêu cách chọn?

Giải

Mỗi danh sách là một chỉnh hợp chập 5 của 11 phần tử Vậy, số cách chọn của huấn luyện viên mỗi đội là :

5 11

A = 55 440

Bài 7 Có 8 người lên một đoàn tàu gồm 5 toa Hỏi có bao nhiêu cách lên tàu một

cách tùy ý?

Giải

Cách thứ nhất Mỗi cách lên tàu là một chỉnh hợp lặp chập 8 của 5 phần tử Vậy, số cách lên tàu là

8 5

A = 58 = 390 625

Cách thứ hai ta xem công việc V là 8 người lên tàu, bao gồm 8 công đoạn :

- Người thứ nhất lên tàu, có 5 cách chọn toa

- Người thứ hai lên tàu, cũng có 5 cách chọn toa

- v.v Tương tự, người thứ tám vẫn có 5 cách chọn toa

Theo quy tắc nhân, số cách lên tàu của 8 người đó là :

5 5 5 5 5 5 5 5 = 390 625

Bài 8 Trong giờ học môn Giáo dục quốc phòng, một tiểu đội 10 sinh viên được xếp

thành hàng ngang Hỏi có bao nhiêu cách xếp ?

Giải

Mỗi cách xếp là một hoán vị của 10 người Vậy số cách là :

P10 = 10 ! = 3 628 800

Bài 9 Một lớp học có 50 sinh viên, mỗi buổi học cần chọn 3 sinh viên làm trực nhật

lớp Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?

Trang 9

4 Bài tập tổng hợp

Bài 10 Một chi đoàn có 30 sinh viên nam và 15 sinh viên nữ Cần chọn một nhóm

gồm 8 sinh viên để tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh” của Thành Đoàn Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho nhóm đó có

a) 8 sinh viên bất kì của chi đoàn ?

b) 3 sinh viên nữ ?

c) nhiều nhất 1 sinh viên nữ ?

d) ít nhất 1 sinh viên nữ ?

Giải

a) Mỗi cách chọn là một tổ hợp chập 8 của 45 đoàn viên, do đó số cách là

8 45

C = 215 553 195

b) Việc chọn 8 sinh viên theo yêu cầu đề bài bao gồm hai công đoạn :

- Chọn 3 sinh viên nữ trong số 15 sinh viên nữ, có 3

C C = 64 840 230 530c) Việc thành lập nhóm theo yêu cầu đề bài có hai phương án thực hiện :

- Nhóm có 1 sinh viên nữ và 7 sinh viên nam, tương tự câu b), số cách là

1 15

- Nhóm có ít nhất 1 sinh viên nữ, số cách là n

Theo câu a), số cách lập nhóm gồm 8 sinh viên bất kì là 8

45

C Theo quy tắc cộng, ta có :

8 30

C + n = 8

45

C Suy ra, số cách lập nhóm để có ít nhất 1 sinh viên nữ là :

n = 8 45

C - 8

30

C = 209 700 270

Cách thứ hai Việc lập nhóm để có ít nhất 1 sinh viên nữ có 8 phương án thực hiện :

- Nhóm có 1 sinh viên nữ và 7 sinh viên nam, theo câu c), số cách là 1

Trang 10

C BÀI TẬP

1 Một tòa nhà có 10 tầng, 7 người vào thang máy xuất phát từ tầng 1 Hỏi có bao

nhiêu cách sao cho

a) mỗi người ra ở một tầng khác nhau ?

b) mỗi người ra ở một tầng tùy ý ?

c) có hai người cùng ra ở một tầng, những người còn lại ra ở các tầng khác ?

2 Một đội công nhân có 15 người, gồm 9 nam và 6 nữ Có bao nhiêu cách thành lập

một tổ công tác gồm

a) 5 người ?

b) 3 nam và 2 nữ ?

c) 3 nam và 2 nữ nhưng anh A và chị B không đi cùng nhau ?

3 Một lô hàng có 100 sản phẩm, trong đó có 5 phế phẩm Chọn ra 12 sản phẩm để

kiểm tra Hỏi có bao nhiêu cách chọn

a) các sản phẩm bất kì ?

b) sao cho trong số các sản phẩm đó có không quá 2 phế phẩm ?

c) sao cho chọn được ít nhất 1 phế phẩm ?

4 Người ta lấy ra 3 viên bi từ một cái hộp đựng 6 viên vi đỏ, 4 viên bi xanh, 5 viên

bi vàng Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra

a) các viên bi tùy ý ?

b) 2 viên bi đỏ, 1 viên bi xanh ?

c) các viên bi có mầu khác nhau ?

d) một viên màu đỏ ?

e) nhiều nhất một viên màu đỏ ?

f) ít nhất một viên màu đỏ ?

5 Một bộ bài có 52 lá với 4 chất khác nhau, trong đó chất rô và cơ có màu đỏ, chất

pic và chuồn có màu đen Chọn 8 lá bài từ bộ bài đó Hỏi có bao nhiêu cách lấy được

a) 3 lá màu đỏ ?

b) 2 lá cơ ?

c) 1 lá át và 2 lá K ?

d) 2 lá rô và 4 lá màu đen ?

e) không quá một lá màu đỏ ?

f) ít nhất một lá màu đen ?

g) ít nhất 2 lá át ?

Trang 11

CHƯƠNG II XÁC SUẤT

A TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1 Phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố

Một trong những khái niệm cơ bản của lí thuyết xác suất là phép thử Một thí nghiệm, một hành động, một phép đo,… được hiểu là phép thử

Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó

Tập hợp mọi kết quả của một phép thử được gọi là không gian mẫu (của phép thử) và kí hiệu là 

Biến cố là một tập con của không gian mẫu Một biến cố liên quan với phép thử là một tập hợp bao gồm các kết quả nào đó của phép thử

Tập hợp Þ được gọi là biến cố không thể, tập hợp  được gọi là biến cố chắc chắn

Ta nói rằng biến cố A xảy ra khi và chỉ khi kết quả của phép thử là một phần tử của

A Như vậy, biến cố không thể Þ không bao giờ xảy ra, biến cố chắc chắn  luôn luôn xảy ra Biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra được gọi là biến cố ngẫu nhiên

2 Quan hệ giữa biến cố

a) Biến cố bằng nhau

Biến cố A được gọi là kéo theo biến cố B nếu A xảy ra thì B xảy ra, kí hiệu A  B Nếu A  B và B  A thì các biến cố A và B được gọi là bằng nhau, kí hiệu là A = B Với mọi biến cố A, ta có

Þ  A, A 

b) Tổng, tích các biến cố

Giả sử A và B là các biến cố liên quan với một phép thử Khi đó :

- A cộng B là biến cố xảy ra nếu A hoặc B xảy ra, kí hiệu là A + B (hoặc A  B) ;

- A nhân B là biến cố xảy ra nếu A và B đồng thời xảy ra, kí hiệu là AB

c) Biến cố xung khắc, biến cố đối lập

- Biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu chúng không đồng thời xảy ra, tức là

Trang 12

 A + A =  ; A A = Þ

 AB = A B ; AB A + B

d) Nhóm đầy đủ các biến cố

Các biến cố A1, A2, … , An được gọi là đôi một xung khắc, nếu hai biến cố khác nhau bất kì trong đó đều xung khắc, tức là AiAj = Þ với i  j

Các biến cố A1, A2, … , An được gọi là một nhóm đầy đủ các biến cố, nếu chúng đôi một xung khắc và ít nhất một trong chúng chắc chắn xảy ra, tức là AiAj = Þ với i  j và

A1 + A2 + … + An = 

Như vậy, với mọi biến cố A thì A, A là một nhóm đầy đủ các biến cố

3 Định nghĩa xác suất

a) Định nghĩa cổ điển

Cho phép thử T có không gian mẫu  là một tập hợp hữu hạn và các kết quả của T là đồng khả năng (tức là có cùng khả năng xuất hiện)

Giả sử A là một biến cố liên quan với phép thử T và A là tập hợp các kết quả mô tả A (còn gọi là các kết quả thuận lợi cho A)

Khi đó, xác suất của A là một số, kí hiệu là P(A), được xác định bởi công thức :

Số phần tử của A

P(A) = Số phần tử của Hay

b) Định nghĩa hình học

Giả sử các kết quả đồng khả năng của phép thử T được đặt tương ứng với các điểm của một tập hợp có độ đo M, các kết quả thuận lợi cho biến cố A tương ứng với các điểm của một tập hợp có độ đo m Khi đó ta gọi xác suất của biến cố A là số

P(A) =

Mm

Ở đây độ đo có thể là độ dài, diện tích hay thể tích, tùy theo tập hợp đang xét thuộc

R, R2 hay R3

c) Định nghĩa thống kê

Giả sử trong n phép thử với điều kiện giống nhau, biến cố A xuất hiện k lần Ta gọi

fn(A) =

nklà tần suất xuất hiện biến cố A trong n phép thử và gọi giới hạn lim fn(A)



n là xác suất P(A) của biến cố A

Xác suất của một biến cố luôn có ba tính chất sau đây

Số kết quả thuận lợi cho A P(A) =

Số kết quả có thể của phép thử T

Trang 13

d) Định nghĩa theo tiên đề

Kí hiệu @ là tập hợp tất cả các biến cố trong một phép thử Ta gọi xác suất là một quy tắc đặt mỗi A  @ với một số P(A) thỏa mãn ba điều kiện sau

(1)  A  @ : 0  P(A)  1;

(2) P(Þ) = 0 ; P() = 1 ;

(3) AB = Þ => P(A + B) = P(A) + P(B)

Từ định nghĩa, ta có

4 Công thức cộng xác suất

a) Trường hợp tổng của hai biến cố

- Nếu các biến cố A, B xung khắc thì

P(A + B) = P(A) + P(B)

- Nếu A, B bất kì thì

P(A + B) = P(A) + P(B) – P(AB)

b) Trường hợp tổng của n biến cố

- Nếu A1, A2, … ,An là các biến cố đôi một xung khắc thì

P(A1 + A2 +… + An) = P(A1) + P(A2) + … + P(An)

k j i j

i

(-1)n – 1P(A1A2…An)

5 Xác suất có điều kiện Công thức nhân xác suất

a) Xác suất có điều kiện

Ta gọi xác suất của biến cố A khi biến cố B đã xảy ra là xác suất của biến cố A với điều kiện B, kí hiệu là P(A/B)

Ta có

b) Biến cố độc lập

Hai biến cố A và B được gọi là độc lập, nếu xác suất của biến cố này không phụ thuộc vào sự xảy ra hay không xảy ra của biến cố kia, tức là :

P(A/B) = P(A) hoặc P(B/A) = P(B)

0  P(A)  1, với mọi biến cố A

P(Þ) = 0, P() = 1 Nếu A, B xung khắc thì P(A + B) = P(A) + P(B)

P( A ) = 1 – P(A)

P(A/B) =

P(B)P(AB)

Trang 14

Các biến cố A1, A2,…,An được gọi là độc lập toàn thể, nếu xác suất của một biến cố trong đó không phụ thuộc vào sự xảy ra hay không xảy ra của một tổ hợp bất kì các biến cố khác

Nếu A, B độc lập thì các cặp A, B ; A , B ; A , B cũng độc lập Tính độc lập toàn thể của nhiều biến cố cũng có tính chất tương tự

c) Công thức nhân xác suất

Trường hợp tích của hai biến cố

- Nếu A, B bất kỳ thì

P (AB) = P (A) P (B/A) = P (B) P (A/B)

- Nếu A, B độc lập thì

P (AB) = P (A) P (B) Trường hợp tích của n biến cố

- Nếu A1, A2, … , An bất kỳ thì

P (A1 A2 … An) = P (A1) P(A2/A1) … P(An/A1A2…An-1)

- Nếu A1, A2, … , An độc lập toàn thể thì

P (A1 A2 … An) = P (A1) P(A2) … P(An)

6 Công thức xác suất đầy đủ Công thức Bayes

Cho A1, A2 , … , An là một nhóm đầy đủ các biến cố và B là một biến cố bất kỳ Ta có

(Công thức xác suất đầy đủ)

(Công thức Bayes, còn gọi là công thức xác suất giả thiết)

7 Công thức Bernoulli

a) Dãy phép thử Bernoulli

Một dãy n phép thử (n  N*) được gọi là một dãy n phép thử Bernoulli, nếu :

- các phép thử là độc lập với nhau

- trong mỗi phép thử biến cố A mà ta quan tâm có xác suất P(A) = p không đổi

c) Số có khả năng nhất

Số K0 sao cho Pn(K0, p) lớn nhất được gọi là số có khả năng nhất Ta có

Trang 15

B CÁC BÀI GIẢI MẪU

1 Biểu diễn một biến cố thành phép toán đối với các biến cố khác

Bài 1 Một sinh viên phải thi hai môn : Toán và Lý Gọi T, L lần lượt là các biến cố

sinh viên đó đậu Toán, Lý Hãy biểu diễn các biến cố sau đây qua T và L

a) Sinh viên đó rớt Toán

b) Sinh viên đó chỉ đậu Toán

c) Sinh viên đó đậu cả hai môn

d) Sinh viên đó rớt cả hai môn

e) Sinh viên đó chỉ đậu một môn

f) Sinh viên đó đậu không quá một môn

g) Sinh viên đó đậu ít nhất một môn

h) Sinh viên đó rớt ít nhất một môn

i) Sinh viên đó rớt nhiều nhất một môn

d) Tương tự, biến cố sinh viên đó rớt cả 2 môn là D = T L

e) Gọi E là biến cố sinh viên đó chỉ đậu 1 môn Ta có E xảy ra khi sinh viên đó chỉ đậu Toán (biến cố B) hoặc sinh viên đó chỉ đậu Lý (biến cố B’ = T L) Vậy E = B + B’ hay E = T L + T L

f) Gọi F là biến cố sinh viên đó đậu không quá một môn

- Cách thứ nhất Ta có F xảy ra khi sinh viên đó rớt cả 2 môn (biến cố D) hoặc chỉ đậu một môn (biến cố E) Do đó F = D + E hay F = T L + T L + T L

- Cách thứ hai Ta có biến cố đối lập của F là sinh viên đó đậu quá 1 môn, tức là đậu cả hai môn (biến cố C) Vậy F = C hay F = TL

- Cách thứ ba Biến cố F xảy ra khi sinh viên đó rớt Toán hoặc rớt Lý

Vậy F = T + L g) Gọi G là biến cố sinh viên đó đậu ít nhất 1 môn Tương tự, ta có ba cách biểu diễn G

Trang 16

Ta có H = F Vậy :

H = T + L ,

H = C = TL ,

H = T L + T L + T L i) Gọi I là biến cố sinh viên đó rớt nhiều nhất 1 môn Ta có I = G Vậy

I = T L + T L + TL,

I = (T L),

I = T + L

2 Tính xác suất của biến cố theo định nghĩa cổ điển

Bài 2 Đề cương thi môn Triết có 70 câu hỏi Một sinh viên chỉ ôn 40 câu Cho biết đề

thi tự luận gồm 3 câu thuộc đề cương và nếu sinh viên trả lời ít nhất 2 câu thì đậu Tìm xác suất để sinh viên đó đậu môn Triết

- Cả ba câu hỏi của đề thi đều nằm trong số 40 câu mà sinh viên đã ôn, có 3

40

C cách ;

- Có hai câu nằm trong số 40 câu đã ôn và một câu còn lại nằm trong số 30 câu anh

ta không ôn, có 2

40

C C130 cách

Theo quy tắc cộng, số kết quả thuận lợi cho Đ là

3 40

C + 2

40

C C130Vậy, theo định nghĩa, xác suất sinh viên đậu môn Triết là

2737

166454740

33280C

C.CC

3 70

1 30 2 40 3

3 Tính xác suất của biến cố theo định nghĩa hình học

Nêu phép thử, tính số kết quả có thể có của phép thử

Nếu biến cố cần tìm xác suất, tính số kết quả (của phép thử) thuận lợi cho biến cố đó Áp dụng định nghĩa để tìm xác suất của biến cố

Nêu phép thử, tìm tập hợp biểu diễn phép thử và độ đo của tập hợp này

Nêu biến cố cần tìm xác suất, tìm tập hợp biểu diễn biến cố và độ đo của tập hợp đó

Áp dụng định nghĩa để tìm xác suất của biến cố

Trang 17

Bài 3

a) Cho một tấm bia có hình dạng và kích thước

như hình vẽ Một sinh viên bắn một viên đạn vào tấm

bia đó Nếu bắn trúng hình tròn ở tâm có bán kính 5cm

thì đạt yêu cầu Tìm xác suất để sinh viên đó bắn đạt

yêu cầu

b) Hai người hẹn gặp nhau tại một địa điểm trong

khoảng thời gian từ 17h đến 18h Họ giao hẹn : ai đến

trước sẽ đợi người kia 15 phút, nếu không thấy thì hủy

cuộc hẹn Tìm xác suất để họ gặp nhau

Giải

a) Phép thử là bắn một viên đạn vào tấm bia Tập hợp biểu diễn phép thử là hình chữ nhật (có chiều dài 40cm, chiều rộng 30cm) và nửa hình tròn (đường kính 30cm) Độ đo của tập hợp này (hay diện tích) là :

25S

,600

y x

Gọi G là biến cố hai người đó gặp nhau thì điều kiện để G xảy ra là

.1515

x y

Như vậy, phép thử được biểu diễn bởi hình vuông

OABC có cạnh 60 (xem hình vẽ bên) Còn biến cố G

được biểu diễn bởi lục giác OMNBPQ

Ta có diện tích hình vuông là

S = 602 = 3600,

30cm

40cm 5cm

Trang 18

diện tích lục giác là

s = dtOABC – (dtAMN + dtCPQ) = 3600 – 452 = 1575

Vậy xác suất hai người gặp nhau là :

.4375,03600

1575)

S

s G P

4 Tính xác suất của biến cố bằng các công thức

Bài 4 Một sinh viên phải thi Toán và Lý Cho biết xác suất đậu hai môn đó lần lượt

là 0,7 ; 0,6 Hãy tính các xác suất sau đây

a) Sinh viên đó rớt Toán

b) Sinh viên đó chỉ đậu Toán

c) Sinh viên đó đậu cả 2 môn

d) Sinh viên đó rớt cả 2 môn

e) Sinh viên đó chỉ đậu 1 môn

f) Sinh viên đó đậu không quá 1 môn

g) Sinh viên đó đậu ít nhất 1 môn

Tính xác suất của các biến cố “đơn giản” (nếu cần)

Tính xác suất của biến cố ban đầu

Trang 19

Cách thứ hai F = C nên P(F) = 1 – P(C) = 0,58

Cách thứ ba F = T + L và T L  Þ nên

P(F) = P( T ) + P( L ) – P( T L ) = 0,3 +0,4 – 0,12 = 0,58 g) Cách thứ nhất G = E + C và EC = Þ nên

Cách thứ hai G = D nên P(G) = 1 – P(D) = 1 – 0,12 = 0,88

Cách thứ ba G = T + L và TL  Þ nên

P(G) = P(T) + P(L) – P(TL) = 0,7 + 0,6 – 0,42 = 0,88

Bài 5 Một lô hàng có 50 sản phẩm, trong đó có 8 phế phẩm Minh lấy ra 3 sản

phẩm, sau đó Huy lấy ra 2 sản phẩm Tính các xác suất sau đây

a) Huy lấy trúng 1 phế phẩm khi Minh đã lấy đi 1 phế phẩm

b) Hai bạn lấy được toàn sản phẩm tốt

c) Hai bạn lấy ra đúng 1 phế phẩm

d) Hai bạn lấy ra ít nhất 1 phế phẩm

Giải

Gọi Mi là biến cố Minh lấy ra i phế phẩm (và 3 – i sản phẩm tốt), i = 0,3 ; HK là biến cố Huy lấy ra k phế phẩm (và 2 – k sản phẩm tốt), k = 20,

a) Gọi A là biến cố cần tìm xác suất Ta có P(A) = P(H1/M1)

Ta áp dụng định nghĩa để tính xác suất trên Khi Minh đã lấy đi 1 phế phẩm (và 2 sản phẩm tốt) thì phép thử là việc Huy chọn 2 sản phẩm từ 47 sản phẩm còn lại, có 2

47

C cách

Để H1 xảy ra thì cần chọn 1 phế phẩm trong số 7 phế phẩm còn lại và chọn 1 sản phẩm tốt trong số 40 sản phẩm tốt còn lại, do đó số cách là 1

40 1

b) Gọi B là biến cố Minh và Huy lấy được 5 sản phẩm tốt

Cách thứ nhất Ta có biểu diễn

B = M0 H0 , trong đó MO, HO không độc lập nên

C

C ; P (H0/ M0) = 2

47

2 39

CC

Vậy P(B) = 3

50

3 42

C

47

2 39

C

C = 19600

11480

1081

741  0,4

Trang 20

Cách thứ hai Không quan tâm đến thứ tự thời gian mà Minh và Huy lấy các sản phẩm, ta có thể xem phép thử là việc hai bạn cùng lấy 5 sản phẩm từ 50 sản phẩm đã cho Để B xảy ra thì phải lấy được 5 sản phẩm tốt trong số 42 sản phẩm tốt Vậy, theo định nghĩa, xác suất hai bạn lấy được toàn sản phẩm tốt là

P(B) = 5

50

5 42

c) Gọi C là biến cố Minh và Huy lấy ra đúng 1 phế phẩm

Cách thứ nhất Ta có biểu diễn

C = M1H0 + M0H1 Các biến cố tham gia vào tổng là M1H0 và M0H1 xung khắc, các biến cố tham gia vào tích là M1, H0 và M0, H1 không độc lập Do đó

P(C) = P(M1) P(H0/M1) + P(M0) P(H1/M0) Tương tự câu b), ta tính được

P(C) = 3

50

2 42 1 8

C

CC

2

47

2 40

C

C + 3

50

3 42

C

47

1 39 1 8

C

CC

= 21187600

Bài 6 Có hai hộp phấn Hộp thứ nhất có 6 viên phấn trắng, 4 viên phấn màu Hộp

thứ hai có 7 viên phấn trắng, 3 viên phấn màu Từ hộp thứ nhất lấy ra 2 viên phấn, từ hộp

thứ hai lấy ra 1 viên Tìm xác suất lấy được

a) 2 viên phấn trắng

b) ít nhất 1 viên phấn màu

Giải

Theo đề bài, từ hai hộp ta sẽ lấy được 3 viên phấn Các biến cố cần tìm xác suất liên quan đến số lượng các viên phấn trắng lấy từ mỗi hộp Do đó ta sẽ biểu diễn các biến cố qua các phép toán tương ứng

Gọi AK là biến cố lấy được k viên phấn trắng từ hộp thứ nhất, k = 0,2, Bi là biến cố lấy được i viên phấn trắng từ hộp thứ hai, i = 0,1

a) Gọi A là biến cố trong 3 viên phấn lấy từ hai hộp có 2 viên màu trắng Ta có

Trang 21

Các xác suất ở vế phải được tính bằng định nghĩa

Chẳng hạn, đối với A1 : phép thử là việc lấy 2 trong 10 viên phấn của hộp thứ nhất ;

A1 xảy ra khi lấy 1 viên phấn trắng từ 6 viên và 1 viên phấn màu từ 4 viên ở hộp đó Suy

ra

P(A1) = 2

10

1 4 1 6

C

10

2 6

C

10

1 3

10

2 6

C

C 1

10

1 7

C

C =

307 Suy ra P(B) = 1 – P( B ) =

30

23 Cách thứ hai Ta có B xảy ra khi lấy được 1 viên phấn màu và 2 viên phấn trắng ; hoặc 2 viên phấn màu và 1 viên phấn trắng ; hoặc 3 viên phấn màu (và 0 viên phấn trắng) Do đó

B = A + (A1B0 + A0B1) + A0B0 , P(B) = P(A) + P(A1) P(B0) + P(A0) P(B1) + P(A0) P(B0) =

= 150

71 + 2

10

1 4 1 6

C

10

2 4

C

10

1 7

C

10

2 4

C

10

1 3

C

30

23

Bài 7 Một nhà máy có ba phân xưởng cùng sản xuất một loại sản phẩm Phân xưởng

thứ nhất sản xuất 25%, phân xưởng thứ hai sản xuất 35% và phân xưởng thứ ba sản xuất 40% tổng số sản phẩm của toàn nhà máy Tỉ lệ phế phẩm của từng phân xưởng tương ứng

là : 1% ; 3% ; 2% Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm từ lô hàng do ba phân xưởng sản xuất

a) Tìm xác suất lấy được phế phẩm

b) Giả sử lấy được phế phẩm Tìm xác suất phế phẩm này do phân xưởng thứ hai sản xuất

c) Nếu lấy được sản phẩm tốt, theo bạn thì sản phẩm đó do phân xưởng nào sản xuất? Tại sao ?

Giải

Các biến cố cần tìm xác suất phụ thuộc vào việc sản phẩm lấy từ lô hàng do phân xưởng nào sản xuất Do đó, cần chỉ ra các biến cố này

Trang 22

Gọi XK là biến cố sản phẩm lấy được do phân xưởng thứ k sản xuất, k = 1,3 Dễ dàng nhận thấy ba biến cố X1, X2, X3 lập thành nhóm đầy đủ các biến cố (vì luôn có một và chỉ một biến cố trong số chúng xảy ra, khi ta thực hiện phép thử lấy một sản phẩm từ lô hàng)

a) Gọi A là biến cố sản phẩm lấy được là phế phẩm Theo công thức xác suất đầy đủ

P(A) = P (X1) P(A/X1) + P(X2) P (A/X2) + P (X3) P (A/X3)

Các số liệu trong đề bài chính là các xác suất tương ứng ở vế phải Vậy

P(A) = 0,25 0,01 + 0,35 0,03 + 0,40 0,02 = 0,021 = 2,1%

Lưu ý rằng, 2,1% là tỉ lệ phế phẩm chung của cả ba phân xưởng

b) Theo đề bài, biến cố A đã xảy ra và ta cần tìm P(X2 / A) Áp dụng công thức Bayes, ta được

021,0

03,0.35,0)

)()

P(A

A/XPX

)01,01.(

25,0)

A(P

)X/A(P)X(

)03,01.(

35,0)

A(P

)X/A(P)X(

)02,01.(

4,0)

A(P

)X/A(P)X(

Bài 8 Các sản phẩm được đóng thành hộp, mỗi hộp có 10 sản phẩm, trong đó 4 sản

phẩm do máy thứ nhất sản xuất, còn lại do máy thứ hai sản xuất Tỷ lệ sản phẩm loại A do

hai máy đó sản xuất lần lượt là 90%, 80%

Một người đến mua hàng quy định kiểm tra như sau Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm trong hộp Nếu đó là sản phẩm loại A thì chấp nhận hộp, ngược lại thì loại hộp này

a) Tính xác suất để người mua hàng chấp nhận một hộp bất kì

b) Phải kiểm tra tối thiểu bao nhiêu hộp để xác suất người mua hàng chấp nhận ít nhất một hộp sẽ lớn hơn 0,9 ?

Giải

a) Biến cố cần tìm xác suất phụ thuộc vào việc sản phẩm lấy ra kiểm tra do máy nào sản xuất

Gọi MK là biến cố lấy được sản phẩm do máy thứ k sản xuất, k = 1,2 Hai biến cố

M1, M2 tạo thành nhóm đầy đủ

Gọi H là biến cố người mua hàng chấp nhận hộp đang được kiểm tra Theo công thức xác suất đầy đủ

P(H) = P(M1) P(H/M1) + P(M2).P(H/M2)

Trang 23

Từ đề bài ta có

b) Giả sử n là số hộp mà người mua hàng sẽ kiểm tra (n  N*) Gọi L là biến cố anh

ta loại cả n hộp, thì Llà biến cố anh ta chấp nhận ít nhất một hộp trong số chúng

Theo đề bài, ta phải có

(0,16)n < 0,1 ,

16,0ln

1,0ln1,0

Vì n là số tự nhiên nên ta được n  2

Vậy, phải kiểm tra tối thiểu hai hộp

Bài 9 Xác suất bắn trúng mục tiêu của một xạ thủ ở mỗi lần bắn là 0,6 Biết rằng

xác suất mục tiêu bị diệt khi trúng 1, 2, 3 phát đạn lần lượt là 0,2 ; 0,5 ; 0,8 Còn nếu trúng

4 phát đạn thì chắc chắn bị diệt.Tìm xác suất mục tiêu bị diệt nếu xạ thủ đó bắn 4 phát đạn

Giải

Gọi D là biến cố cần tìm xác suất Theo đề bài, D phụ thuộc vào việc mục tiêu bị trúng mấy phát đạn Ta gọi biến cố mục tiêu trúng k phát đạn là TK Muốn có một nhóm đầy đủ thì k phải nhận các giá trị 0 , 4 Khi ấy, xác suất của D được tính bởi công thức :

P(D) = 

 4

P(T0) = P4(0 ; 0,6) = 0 0 4

4p q

C = 0,44 = 0,0256 ; P(T1) = P4(1 ; 0,6) = 1 1 3

4p q

C = 4.0,6.0,43 = 0,1536 ;

Trang 24

P(T2) = P4(2 ; 0,6) = 2 2 2

4p q

C = 6.0,62.0,42 = 0,3456 ; P(T3) = P4(3 ; 0,6) = 3 3 1

4p q

C = 4.0,63.0,4 = 0,3456 ; P(T4) = P4(4 ; 0,6) = 4 4 0

4p q

C = 0,64 = 0,1296 ; Vậy xác suất mục tiêu bị diệt nếu xạ thủ bắn 4 phát đạn là :

P(D) = 0,0256.0 + 0,1536.0,2 + 0,3456.0,5 + 0,3456.0,8 + 0,1296.1 = 0,6096

Bài 10 Có ba hộp, mỗi hộp đựng 5 viên bi, trong đó hộp thứ k có k viên đỏ, k = 1 _,3

1 Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra một viên bi

a) Tìm xác suất lấy được 3 bi đỏ

b) Tìm xác suất để trong 3 bi thu được sẽ có 1 bi đỏ

c) Biết rằng trong 3 bi lấy ra có 1 bi đỏ, tìm xác suất để viên bi đỏ này là của hộp thứ nhất

2 Chọn ngẫu nhiên một hộp, từ đó lấy ngẫu nhiên 3 viên bi Tìm các xác suất như ở câu 1

Giải

1 Các biến cố cần tìm xác suất phụ thuộc vào việc từ mỗi hộp lấy ra được viên bi màu gì

Gọi ĐK là biến cố lấy được 1 viên bi đỏ từ hộp thứ k, k = 1 _,3

a) Gọi A là biến cố lấy được 3 bi đỏ từ 3 hộp

Ta có phép toán

A = Đ1Đ2Đ3 Các biến cố ở vế phải trong biểu diễn trên độc lập với nhau nên

P(A) = P(Đ1)P(Đ2)P(Đ3) =

125

65

35

25

3)5

21()5

11()5

31(5

2)5

11()5

31()5

21(5

c) Theo đề bài, biến cố B đã xảy ra, ta cần tìm P(Đ1/B)

Vì B là điều kiện để Đ1 xảy ra nên ta áp dụng công thức xác suất có điều kiện để tính

P(Đ1/B) =

)P(B

)B(

P Đ1 Từ cách biểu diễn biến cố B ở câu b) ta có

Đ1B = Đ1(Đ1

3

2 Đ

Đ Suy ra

P(Đ1B) =

125

6)5

31()5

21(5

1    

Trang 25

Vậy

P(Đ1/B) =

29

3125/58

125/6

2 Trong trường hợp này, các biến cố cần tìm xác suất lại phụ thuộc vào việc chọn hộp Do đó ta gọi HK là biến cố chọn được hộp thứ k, k = 1 _,3

Rõ ràng các biến cố H1, H2, H3 cho ta một nhóm đầy đủ

a) Gọi C là biến cố lấy được 3 bi đỏ từ hộp đã chọn Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có

bi đỏ từ hai hộp này là không thể)

P(C/H3) = 3

5

3 3

C

C =

10

1 Vậy

P(C) =

30

110

13

103

103

1     

b) Gọi D là biến cố lấy được 1 bi đỏ và 2 bi trắng từ hộp đã chọn Tương tự, ta có

P(D) = 

 3

1

)/()(

K

K

K P D H H

2 4 1

2 3 1

C

C C

; P(D/H3) =

10

3

3 5

2 2 1

C

C C

Suy ra

P(D) =

2

110

33

110

63

110

63

1     

c) Theo đề bài, biến cố D đã xảy ra, ta cần tìm P(H1/D)

Khác với câu 1c), trong trường hợp này, vì H1 thuộc nhóm đầy đủ, nên ta áp dụng công thức Bayes Ta có :

P(H1/D) =

522110

631)

)

P(D)P(D/H

Trang 26

C BÀI TẬP

1 Hai người cùng bắn, mỗi người bắn một viên đạn vào tấm bia Gọi Ni là biến cố người thứ i bắn trúng bia, i = 1,2 Hãy biểu diễn các biến cố sau qua N1, N2

a) Chỉ có người thứ nhất bắn trúng bia

b) Có đúng một người bắn trúng

c) Cả hai người đều bắn trúng

d) Không có ai bắn trúng

e) Có ít nhất một người bắn trúng

f) Có không quá một người bắn trúng

2 Người ta chọn ngẫu nhiên 3 linh kiện từ một lô hàng Gọi LK là biến cố linh kiện thứ k đạt tiêu chuẩn loại A, k = 1 Hãy biểu diễn các biến cố sau qua L ,3 1, L2, L3

a) Cả ba linh kiện đều đạt loại A

b) Chỉ có một linh kiện đạt loại A

c) Có đúng hai linh kiện đạt loại A

d) Không có kinh kiện nào đạt loại A

e) Có nhiều nhất một linh kiện đạt loại A

f) Có không quá hai linh kiện đạt loại A

g) Có ít nhất một linh kiện không đạt loại A

h) Có ít nhất một linh kiện đạt loại A

3 Một chiếc tàu thủy gồm có 1 bánh lái, 2 tuyếc bin, 3 nồi hơi Gọi A là biến cố

bánh lái hoạt động tốt ; Bi là biến cố tuyếc bin thứ i hoạt động tốt (i = 1,2) ; Cj là biến cố nồi nơi thứ j hoạt động tốt (j = 1 ) _,3

Biết rằng, tàu thuỷ sẽ chạy được khi và chỉ khi bánh lái, ít nhất một tuyếc bin và ít nhất một nồi nơi hoạt động tốt Gọi D là biến cố tàu thủy chạy được Hãy biểu diễn các biến cố D và D qua A, B1, B2, C1, C2, C3

Cho biết tàu thuỷ sẽ chạy tốt khi bánh lái, ít nhất một tuyếc bin và ít nhất hai nồi hơi hoạt động tốt Gọi E là biến cố tàu thủy chạy tốt Hãy biểu diễn E và E qua các biến cố trên đây

4 Lớp học môn xác suất có 64 sinh viên, trong đó có 15 sinh viên nữ Chọn ngẫu

nhiên một nhóm gồm 10 sinh viên Tìm xác suất trong nhóm chọn ra có

a) 4 sinh viên nữ

b) không quá 2 sinh viên nữ

c) ít nhất 1 sinh viên nữ

5 Thang máy của một trường đại học xuất phát từ tầng trệt với 10 sinh viên và có

thể lên đến lầu 8 là cao nhất Tìm xác suất để

a) tất cả cùng ra ở lầu 8

b) tất cả cùng ra ở một lầu

c) có 3 người cùng ra ở lầu 2, những người còn lại ra ở các lầu khác

6 Gieo một cách ngẫu nhiên một điểm vào hình tròn bán kính R (R > 0) Tìm xác

suất sao cho điểm rơi vào

a) hình vuông nội tiếp đường tròn

Trang 27

b) tam giác đều nội tiếp đường tròn

c) lục giác đều nội tiếp đường tròn

d) đa giác đều n cạnh nội tiếp đường tròn

7 Hai tàu thủy đến dỡ hàng tại một bến cảng trong cùng một ngày Biết thời gian dỡ

hàng của tàu thứ nhất là 1 giờ, của tàu thứ hai là 2 giờ và hai tàu không thể cùng dỡ hàng Tìm xác suất để một trong hai tàu phải chờ tàu kia

8 Có ba người, mỗi người bắn một viên đạn vào bia với xác suất bắn trúng lần lượt

là 0,6 ; 0,7 ; 0,8 Tìm các xác suất sau đây:

a) Chỉ có người thứ hai bắn trúng

b) Có đúng một người bắn trúng

c) Chỉ có người thứ ba bắn trượt

d) Có đúng hai người bắn trúng

e) Cả ba người đều bắn trúng

f) Không có ai bắn trúng

g) Có ít nhất một người bắn trúng

h) Có không quá hai người bắn trúng

i) Có ít nhất hai người bắn trúng

9 Một cuộc thi có ba vòng Vòng thứ nhất lấy 90% số thí sinh dự thi Vòng thứ hai

lấy 80% thí sinh đã qua vòng thứ nhất Vòng thứ ba lấy 70% thí sinh đã qua vòng hai

a) Tìm xác suất để một thí sinh lọt qua cả ba vòng thi

b) Biết rằng thí sinh đó bị loại, tìm xác suất để anh ta bị loại ở vòng thứ hai

10 Một bài thi trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm 12 câu hỏi Mỗi câu có 5 phương án

trả lời, trong đó chỉ có 1 phương án đúng Cho biết mỗi câu trả lời đúng được 4 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ đi 1 điểm Một sinh viên không học bài nên đã làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên 1 phương án trả lời trong từng câu hỏi Tìm xác suất anh ta

a) được 13 điểm

b) bị điểm âm

11 Một người bắn ba viên đạn Xác suất để cả ba viên trúng vòng 10 là 0,008 Xác

suất để một viên trúng vòng 8 là 0,15 Xác suất để một viên trúng vòng dưới 8 là 0,4 Tìm xác suất để người đó đạt ít nhất 28 điểm

12 Một máy bay có 5 động cơ, trong đó có 3 động cơ ở cánh phải, 2 động cơ ở cánh

trái Mỗi động cơ ở cánh phải có xác suất bị hỏng là 0,1 ; ở cánh trái là 0,05 Các động cơ hoạt động độc lập Tính xác suất để máy bay thực hiện chuyến bay an toàn trong các trường hợp sau

a) Máy bay chỉ bay được nếu có ít nhất hai động cơ làm việc

b) Máy bay chỉ bay được khi trên mỗi cánh của nó ít nhất một động cơ hoạt động

13 Hai máy cùng sản xuất ra một loại chi tiết Năng suất của máy thứ hai gấp đôi

máy thứ nhất Tỉ lệ chi tiết đạt tiêu chuẩn của máy thứ nhất là 65%, của máy thứ hai là 80% Lấy ngẫu nhiên một chi tiết từ lô hàng do hai máy sản xuất

a) Tìm xác suất lấy được chi tiết đạt tiêu chuẩn

b) Nếu chi tiết đó là phế phẩm, tìm xác suất chi tiết đó do máy thứ hai sản xuất

Trang 28

14 Có hai lô hàng, lô thứ nhất có 10 sản phẩm loại A, 2 sản phẩm loại B ; lô thứ hai

có 16 sản phẩm loại A, 4 sản phẩm loại B Từ mỗi lô ta lấy ngẫu nhiên ra một sản phẩm Sau đó, trong hai sản phẩm thu được lại lấy ra một sản phẩm Tìm xác suất để sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm loại A

15 Có ba cái hộp đựng bút Hộp thứ nhất có 5 bút đỏ, 10 bút xanh Hộp thứ hai có 3

bút đỏ, 7 bút xanh Hộp thứ ba có 3 bút đỏ, 4 bút xanh Từ hộp thứ nhất lấy ra 1 cái bút, từ hộp thứ hai lấy ra 2 cái, cùng bỏ vào hộp thứ ba

a) Tìm xác suất để trong hộp thứ ba số bút đỏ nhiều hơn số bút xanh

b) Từ hộp thứ ba lấy ra 2 cái bút Tìm xác suất lấy được 2 bút cùng màu

16 Ở một vùng cứ 100 người thì có 30 người hút thuốc lá Biết tỉ lệ người bị viêm

họng trong số người hút thuốc là 60%, còn trong số người không hút là 10%

a) Khám ngẫu nhiên một người Tìm xác suất để người đó bị viêm họng

b) Giả sử người được khám bị viêm họng Tìm xác suất anh ta hút thuốc

c) Nếu người đó không bị viêm họng thì xác suất để anh ta hút thuốc bằng bao nhiêu ?

17 Có bốn nhóm xạ thủ tập bắn Nhóm thứ nhất có 6 người, nhóm thứ hai có 7

người, nhóm thứ ba có 8 người và nhóm thứ tư có 4 người Xác suất bắng trúng đích của mỗi người trong bốn nhóm đó lần lượt là 0,8 ; 0,7 ; 0,6 ; 0,5 Chọn ngẫu nhiên một xạ thủ

a) Tìm xác suất anh ta bắn trúng đích

b) Giả sử xạ thủ này bắn trượt Hãy xác định xem người đó có khả năng ở trong nhóm nào nhất ?

18 Một tín hiệu vô tuyến được phát đi 4 lần Xác suất thu được ở mỗi lần phát đều

là 0,4

a) Tìm xác suất để nơi thu nhận được tín hiệu đó

b) Muốn xác suất thu được tín hiệu không bé hơn 95% thì phải phát tối thiểu bao nhiêu lần ?

19 Giả sử xác suất sinh con trai là 0,51 Một gia đình có 4 người con Tìm xác suất

để gia đình đó có

a) hai con trai

b) không quá một con trai

c) Nếu muốn có ít nhất một con trai với xác suất trên 80% thì gia đình đó phải sinh tối thiểu mấy con ?

20 Một xạ thủ có xác suất bắn trúng đích ở mỗi lần bắn là 0,7 Anh ta đã bắn 5 lần,

mỗi lần 1 viên đạn

a) Tìm xác suất có 3 viên trúng đích

b) Tìm xác suất có không quá 3 viên trúng

c) Trong 5 viên đạn đó khả năng mấy viên trúng là nhiều nhất ?

d) Muốn xác suất có ít nhất 1 viên đạn trúng đích không nhỏ hơn 99% thì xạ thủ đó phải bắn tối thiểu bao nhiêu viên đạn ?

Trang 29

Chương III

ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN

A TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1 Khái niệm và các tính chất

a) Khái niệm và các tính chất

Đại lượng cho tương ứng mỗi kết quả của phép thử với một số được gọi là đại lượng ngẫu nhiên trên các kết quả của phép thử đó

b) Các loại đại lượng ngẫu nhiên

Đại lượng ngẫu nhiên X có dạng X = x1, x2,…,xn hoặc X = x1, x2,…, xn,… được gọi là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Đại lượng ngẫu nhiên X = c chỉ nhận một giá trị duy nhất được gọi là hằng số và được viết là X = c

Đại lượng ngẫu nhiên có giá trị lấp đầy một khoảng hay đoạn nào đó được gọi là đại lượng ngẫu nhiên liên tục

c) Bảng phân phối xác suất

Cho X = x1, x2,…, xn,… là một đại lượng ngẫu nhiên rời rạc Đặt pi = P(X = xi) Khi đó bảng sau đây được gọi là bảng phân phối xác suất của X

d) Hàm phân phối xác suất

Cho X là đại lượng ngẫu nhiên Ta gọi hàm số

F(x) = P(X < x) (x  R ) là hàm phân phối xác suất của X

Hàm phân phối xác suất có các tính chất sau

(1) F(x) là hàm không giảm;



(4) P(a  X < b) = F(b) – F(a), với mọi a, b  R , a < b

Ngược lại, nếu F(x) là hàm số xác định trên R và có các tính chất (1) – (3) thì F(x) là hàm phân phối xác suất của một đại lượng ngẫu nhiên nào đó

Nếu X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất

Với x1 < x2 < … < xn, thì hàm phân phối xác suất của X là

Trang 30

F(x) =

n

n n

n

x x

x x x

x x x

x x

p p

1 2

nếu,

nếu,

nếu,

e) Hàm mật độ xác suất

Nếu đại lượng ngẫu nhiên liên tục X có hàm phân phối xác suất F(x) khả vi thì hàm

f(x) = F’(x) được gọi là hàm mật độ xác suất của X

Hàm mật độ xác suất có các tính chất sau

f( ) ; (a,b  R , a < b)

f( ) Ngược lại, một hàm số f(x) có các tính chất (1) – (2) phải là hàm mật độ xác suất của một đại lượng ngẫu nhiên nào đó

2 Các phép toán đối với đại lượng ngẫu nhiên

y x

Trang 31

j i

'' K

'

p p p

3 Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên

x được gọi là kì vọng của X

Nếu X là đại lượng ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ xác suất f(x) thì số

E(X) = 

xf(x)dx ( nếu vế phải hội tụ) được gọi là kì vọng của X

Kì vọng của một đại lượng ngẫu nhiên là trung bình theo xác suất các giá trị có thể nhận của đại lượng đó

Kì vọng có các tính chất sau

(1) E(C) = C, với C là hằng số ; (2) E(X + Y) = E(X) + E(Y) ; (3) E(XY) = E(X) + E(Y) ; nếu X, Y độc lập

(4) E(CX) = CE(X) ; với C là hằng số

Trang 32

(4) D(X) = E(X2) – E2(X) ; (5) D(X + Y) = D(X) + D(Y), nếu X,Y độc lập

c) Độ lệch

Số (X) = D(X)

được gọi là độ lệch của đại lượng ngẫu nhiên X

B CÁC BÀI GIẢI MẪU

1 Lập bảng phân phối xác suất

Bài 1 Một xạ thủ được phép bắn 3 viên đạn Biết xác suất bắn trúng mục tiêu của mỗi

viên đạn đều 0,8 Gọi X là số viên đạn anh ta bắn trúng bia Hãy lập bảng phân phối

xác suất của X

3

C 0,81.0,22 = 0,96 ; P(X = 2) = P3(2 ; 0,8) = 2

3

C 0,82.0,21 = 0,384 ; P(X = 3) = P3(3 ; 0,8) = 0

Bài 2 Một xạ thủ được phát 3 viên đạn và được phép bắn lần lượt từng viên cho đến

khi trúng mục tiêu thì dừng bắn Biết xác suất bắn trúng từng viên đều là 0,8 Hãy lập bảng phân phối xác suất của số viên đạn

a) trúng mục tiêu

b) anh ta đã sử dụng

Giải

a) Gọi X là số viên đạn trúng mục tiêu

Theo đề bài, nếu trúng mục tiêu thì dừng bắn nên X = 0, 1 Ta tính P(X = 0), P(X=1)

Gọi LK là biến cố lần thứ k bắn trúng mục tiêu, k = 1,3

Ta có X = 0 xảy ra khi cả 3 lần đều bắn trượt Các lần bắn độc lập với nhau nên :

P(X = 0) = P(L1 L2 L3 ) = P(L1)P(L2)P(L3 ) = (1 – 0,8)3 = 0,008

Để tính P(X = 1) ta có hai cách sau

Cách thứ nhất Theo tính chất của bảng phân phối xác suất, ta có

P(X = 0) + P(X = 1) = 1

Suy ra P(X = 1) = 1 – P (X = 0) = 0,992

Trang 33

Cách thứ hai Tương tự cách tính P(X = 0) ta có

Rõ ràng Y = 1 xảy ra khi và chỉ khi L1 xảy ra, do đó P(Y = 1) = P(L1) = 0,8

Y = 2 xảy ra khi và chỉ khi lần thứ nhất bắn trượt và lần thứ hai bắn trúng Suy ra

P(Y = 3) = P(L1 L ) = 0,22 2 = 0,04

Cách thứ hai Ta cũng có

P(Y = 3) = 1 – ( P(Y = 1) + P(Y = 2)) = 0,04

Vậy, bảng phân phối xác suất của Y là :

2 Tìm hàm phân phối xác suất

Bài 3 Một sinh viên thi ba môn Toán, Lý, Hóa với xác suất đậu lần lượt là 0,6 ; 0,7 ;

0,8 Hãy tìm hàm phân phối xác suất của số môn anh ta đậu trong ba môn đó

Vậy, bảng phân phối xác suất của X là

Trang 34

Từ đó, ta có hàm phân phối xác suất của X là

3x2nếu ,

2x1nếu,

1x0nếu ,

0xnếu,

1

664,0452,0188,0024,0

212,0188,0024,0

024,00

Bài 4 Cho X là đại lượng ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ xác suất là

f(x)

0xkhi,

0xkhi,x/

Trang 35

3 Tìm hàm mật độ xác suất

Bài 5 Hàm phân phối xác suất của một đại lượng ngẫu nhiên có dạng

x1

0

0 0

x

x x

x

nếunếu

x, Tại x = x0

)( 0

x x

)( 0

xFxF

0

1lim

xx

x x

nên F(x) không khả vi tại x0

Vậy, hàm mật độ xác suất cần tìm có dạng

0

xxnếu,

xxnếu,0xx

Bài 6 Chứng minh rằng hàm số

1

1)

dxdx

Trang 36

P( < X < + ) =   

dxf(x)dx

=

4

xarctgπ

1

π

4 Các phép toán đối với đại lượng ngẫu nhiên

Bài 7 Cho hai đại lượng ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối xác suất lần lượt là

Hãy lập bảng phân phối xác suất của các đại lượng X+Y, XY

Giải

Đối với từng phép toán đã cho ta lập bảng ghi các giá trị và xác suất tương ứng

a) Trường hợp X+Y

Ta có hai bảng sau đây

Ở bảng thứ nhất (xem Bảng 1)

- dòng 1 ghi các giá trị của X,

- cột 1 ghi các giá trị của Y,

- các ô giữa ghi giá trị tương ứng của X+Y Kết quả ở mỗi ô là tổng các giá trị thuộc dòng 1 lần lượt với các giá trị thuộc cột 1

Ở bảng thứ hai (xem Bảng 2)

- dòng 1 ghi xác suất ứng với mỗi giá trị của X,

- cột 1 ghi xác suất ứng với mỗi giá trị của Y,

- các ô giữa ghi xác suất ứng với mỗi giá trị của X+Y Kết quả ở mỗi ô là tích các giá trị thuộc dòng 1 lần lượt với các giá trị thuộc cột 1

Trang 37

X

Y

0 0,2

1 0,3

2 0,5

3 0,09

4 0,12

0,06

2 0,09

4 0,15

Trang 38

5 Tính kì vọng, phương sai, độ lệch

Bài 8 Cho đại lượng ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất như sau

- Để tính phương sai, ta có hai cách sau

Cách thứ nhất (Áp dụng định nghĩa)

D(X) = (0 – 2,15)2.0,1 + (1 – 2,15)2.0,2 + (2 – 21,5)2.0,3 + (3 – 2,15)2.0,25

+ (4 – 2,15)2.0,15 = 1,4275

Cách thứ hai (Áp dụng tính chất)

E(X2) = 02.0,1 + 12.0,2 + 22.0,3 + 32.0,25 + 42.0,15 = 6,05 ; D(X) = E(X2) – E2(X) = 6,05 – 2,152 = 1,4275

- Độ lệch của X là

1

2 2

xdxxodx

xa

xdxxodx

dx)x(xf

a

a

a 2 2π

1 a

(vì hàm số lấy tích phân là hàm lẻ)

- Phương sai của X là

xa

dxxdx

)x()0x

dxx2

2)2cos1(

adt

nếu x (- a , a ) nếu x (- a , a )

Trang 39

6 Bài tập tổng hợp

Bài 10 Một xạ thủ bắn 2 viên đạn vào một tấm bia gồm hai vòng tròn Bắn trúng

vòng thứ nhất được 10 điểm, trúng vòng thứ hai được 6 điểm, còn bắn trượt thì bị điểm 0 Gọi X là điểm trung bình của xạ thủ đó sau 2 lần bắn độc lập, mỗi lần 1 viên đạn Hãy lập bảng phân phối xác suất, hàm phân phối xác suất và tính kì vọng, phương sai của X Cho biết ở lần bắn thứ nhất xác suất bắn trúng vòng thứ nhất là 0,5, vòng thứ hai là 0,3 và xác suất bắn trượt là 0,2 Ở lần thứ hai các xác suất đó lần lượt là 0,4 ; 0,2 ; 0,4

Giải

Gọi LK là số điểm mà xạ thủ đạt được ở lần bắn thứ k, k = 1,2 Theo đề bài

LK = 0, 6, 10, k = 1,2, và bảng phân phối xác suất của L1, L2 lần lượt là

0 0,4 0 0,08 3 0,12 5 0,20

6 0,2

3 0,04

6 0,06

8 0,10

10 0,4

5 0,08

8 0,12

10 0,20 Bảng E

Từ bảng E suy ra bảng phân phối xác suất của X là

58,0

52,0

24,0

08,0

0 , nếu x ≤ 0

, nếu 0 < x ≤ 3 , nếu 3 < x ≤ 5 , nếu 5 < x ≤ 6 , nếu 6 < x ≤ 8 , nếu 8 < x ≤10 , nếu 10 > x

Trang 40

- Kì vọng của X là

E(X) = 0.0,08 + 3 0,16 + 5.0, 28 + 6 0,06 + 8.0, 22 + 10.0,20 = 6

E(X2) = 02.0,08 + 32.0,16 + 52.0,28 + 62.0,06 + 82.0,22 + 102.0,20 = 44,68

- Phương sai của X là

D(X) = 44,68 – 62 = 8,68

Bài 11 Cho đồ thị của hàm mật độ xác suất của đại

lượng ngẫu nhiên X là nửa đường ellip bán trục a, b (xem hình

vẽ)

Cho biết a Hãy tìm b

Lập hàm phân phối xác suất và tính kì vọng, phương sai

)a,a(xnếu,xaa

a

xaa

tdtcosaa

xdt

2 2 2

a

dttaπa

2dt

=

x a

2 2 2

tarcsin2

ata2

tπa

xarcsinπ

1xaπa

Ngày đăng: 06/12/2015, 17:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đậu Thế Cấp, Lê Thiên Hương. Lý thuyết xác suất và Thống kê toán học. Trường Đại học kĩ thuật công nghệ (Lưu hành nội bộ), 1998 Khác
2. Đinh Văn Gắng. Bài tập xác suất và thống kê. NXB Giáo dục, 2000 Khác
3. Đặng Hấn. Bài tập xác suất thống kê. Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh (Lưu hành nội bộ), 1994 Khác
4. Hoàng Ngọc Nhậm. Bài tập xác suất thống kê. NXB Thống kê, 1996 Khác
5. Đặng Hùng Thắng. Bài tập xác suất. NXB Giáo dục, 1998 Khác
6. Tống Đình Quỳ. Hướng dẫn giải bài tập Xác suất Thống kê. NXB Giáo duùc, 1998 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w