Một số khái niệm Định nghĩa suất chiết khấu trong dự án: là suất sinh lời kz vọng của nhà đầu tư đối với số vốn cần đầu tư cho dự án.. Hai phương pháp thường được sử dụng để quy đổi giá
Trang 1Chương 3 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
DỰ ÁN
Trang 2I Một số khái niệm
Định nghĩa suất chiết khấu trong dự án: là
suất sinh lời kz vọng của nhà đầu tư đối với số vốn cần đầu tư cho dự án
Hai phương pháp thường được sử dụng để quy đổi giá trị của tiền tệ theo thời gian thông qua suất chiết khấu r là:
+ Phương pháp tích lũy + Phương pháp chiết khấu
Trang 3I Một số khái niệm
Phương pháp tích luỹ: quy đổi giá trị đồng tiền ở các thời điểm hiện tại về một thời điểm nào đó trong tương lai
FV = PV ( 1+r)t
Phương pháp chiết khấu: quy đổi giá trị đồng tiền ở các thời điểm trong tương lai về một thời điểm nào đó ở hiện tại
PV = FV/(1+r)t
Trang 6Chi phí vốn trung bình trọng số (WACC)
Chi phí vốn bình quân của một dự án chính là suất sinh lời yêu cầu trên tài sản Nếu một dự án có vay
nợ, cơ cấu vốn của dự án bao gồm một phần là nợ và một phần là vốn chủ sở hữu, thì suất chiết khấu có lá chắn thuế được xác định theo công thức sau:
Trang 7Trong trường hợp dự án được đầu tư trong một môi trường có độ rủi ro cao, người ta thường cộng thêm vào lãi suất chiết khấu một tỷ
lệ rủi ro Lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá
và vì vậy mà ngân lưu của dự án bị biến dạng
Trong đó: r là suất chiết khấu không có lạm phát, g là tỷ lệ lạm phát bình quân dự kiến hàng năm
I Một số khái niệm
Trang 8II CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1 Hiện giá ròng (NPV: Net Present Value)
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty
Trong đó: NCFt là ngân lưu ròng năm t
r là suất chiết khấu của dự án
Trang 9Ưu điểm của tiêu chuẩn NPV:
•Có tính đến thời giá của tiền tệ
•Xem xét toàn bộ ngân lưu dự án
•Đơn giản và có tính chất cộng: NPV (A+B) = NPV (A) + NPV (B)
•Có thể so sánh giữa các dự án có qui mô khác nhau
Nhược điểm:
Việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc
vào suất chiết khấu, do đó, đòi hỏi phải quyết định suất chiết khấu phù hợp mới áp dụng tiêu chuẩn này được
Trang 10
Sử dụng NPV để ra quyết định lựa
chọn dự án:
•Bác bỏ dự án khi NPV < 0
•Khi phải lựa chọn giữa các dự án
loại trừ nhau, chọn dự án nào có NPV cao nhất
•Trong trường hợp ngân sách bị
hạn chế, sẽ chọn tổ hợp các dự án
có tổng NPV cao nhất
Trang 11
2 Suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)
Suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0 Để xác định suất sinh lợi nội bộ, IRR, chúng ta thiết lập phương trình:
0 )
Trang 122 Suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)
Giải phương trình này để tìm IRR Suất sinh lợi nội bộ (IRR) chính là suất sinh lời thực
tế của dự án đầu tư
Vì vậy một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất sinh lời yêu cầu (suất chiết khấu)
Trang 13Ưu điểm của chỉ tiêu IRR:
•Thấy ngay được khả năng sinh lời
•Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết
Trang 14Tính IRR của dự án sau:
NCF -300 200 200 200 -200
Trang 15Để tính IRR có nhiều phương pháp nhưng tính IRR theo phương pháp nội suy thường được sử dụng vì việc tính toán không phức tạp, độ chính xác hợp lý có thể chấp nhận được
2 1
1 1
2 1
NPV NPV
NPV )
r r
( r
Trang 163 Thời gian hoàn vốn (PP: Payback
Trang 17
3 Thời gian hoàn vốn (PP: Payback
Period)
a.Thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án Công thức tính thời gian hoàn vốn như sau:
Trang 183 Thời gian hoàn vốn (PP: Payback
Period)
a.Thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Trong đó n là số năm để ngân lưu tích lũy của dự
án < 0, nhưng ngân lưu tích lũy sẽ dương khi đến năm n+1, tức là:
0 0
1
0 0
NCF
Trang 19Ví dụ: Tính thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng ngân lưu như sau:
NCF -500 200 200 200 250
Luỹ kế NCF -500 -300 -100 100 350
Trang 20Ví dụ: Tính thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng ngân lưu như sau:
2 200
200 200
Trang 21Ưu điểm: của chỉ tiêu hoàn vốn là đơn giản, nó thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự
án
Nhược điểm:
- Không xem xét dòng ngân lưu sau thời gian
hoàn vốn, vì vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này
- Chỉ tiêu hoàn vốn không chiết khấu không quan
tâm đến giá trị của tiền theo thời gian
- Cuối cùng, thời gian hoàn vốn yêu cầu mang
tính chủ quan, không có cơ sở nào để xác định
Trang 22
b Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
không chiết khấu, người ta có thể sử dụng phương
pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu Thời gian
hoàn vốn có chiết khấu được tính toán giống như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng ngân lưu có chiết khấu Cũng ví dụ trên, nhưng giả sử suất chiết khấu
12%
Trang 23b Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Trang 24b Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
,
388
,158
36,14244
,15957
,178
Trang 25Chỉ số lợi nhuận (PI: Profit Index)
Chỉ số lợi nhuận hay còn gọi là tỉ số lợi chi phí là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án
ích-
Trang 26Chỉ số lợi nhuận (PI: Profit Index)
PI =
Hay PI = (NPV / I) + 1
Nguyên tắc ra quyết định dựa trên PI là chấp nhận dự án khi PI>1và bác bỏ dự án khi PI < 1
( chi phí dau tu ròng)
) ròng ích
(
PV
loi PV
Trang 27Ví dụ: PI của dòng ngân lưu ròng của một
Trang 28Chỉ tiêu PI cũng có những ưu nhược điểm như chỉ tiêu NPV Tuy nhiên NPV là một số đo tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải gia tăng từ một dự án, trong khi
PI là số đo tương đối, biểu thị của cải tạo ra trên 1 đồng đầu tư
Trang 29LỰA CHỌN DỰ ÁN TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI
Trình tự lựa chọn dự án:
Tính toán chỉ số PI cho tất cả các dự án
Sắp xếp các dự án theo thứ tự PI từ cao đến thấp
Bắt đầu từ dự án có PI cao nhất, các dự án sẽ được lựa chọn theo thứ tự cho đến khi toàn bộ ngân sách vốn đầu tư được dùng hết
Ví dụ:
Trang 30CHỌN DỰ ÁN TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN
Trong trường hợp ngân sách vốn đầu tư không dùng hết vì dự án cuối cùng có vốn đầu tư lớn hơn ngân sách vốn đầu tư còn lại, ta có 3 phương án lựa chọn:
* Tìm một tổ hợp dự án mới, có thể bao gồm một vài dự án nhỏ hơn, cho phép sử dụng hết ngân sách, nhưng NPV cao nhất
* Cố gắng nới lỏng ràng buộc về nguồn vốn
để có đủ vốn chấp nhận dự án sau cùng
Trang 31Ví dụ: Công ty BW đang xem xét lựa chọn các
dự án đầu tư trong điều kiện hạn chế của ngân sách công ty năm nay là $32.500 cho việc đầu
Trang 32Phương pháp Dự án được chấp nhận Giá trị gia tăng
Trang 33ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
Khi thẩm định dự án, các nhà thẩm định rất quan tâm đến độ an toàn của dự án về mặt tài chính Đây là một mặt thể hiện tính khả thi của dự án Cần đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án trên các mặt sau :
- An toàn về vốn
- An toàn về khả năng trả nợ
Trang 34
1 An toàn về vốn
Tỷ lệ vốn tự có = Vốn tự có/ Vốn đầu tư
Tỷ lệ này càng cao càng tốt Dự án có tỷ lệ vốn tự có >50% được xem là an toàn về vốn
Trang 35
ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
* An toàn về trả nợ
Trong các dự án có vốn vay thì phải xét kỹ độ an toàn trả nợ (Vốn gốc + lãi vay) hàng năm
Trong thể lệ vay phải qui định chặt chẽ cụ thể số vốn vay, lãi suất vay, thời hạn trả, chế độ vay (lãi tức đơn hay ghép)
Nguyên tắc vay bằng đồng tiền nào thì trả bằng đồng tiền đó, nếu không như vậy thì phải qui định rõ từ đầu trong thể lệ vay
Trang 36
ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
* An toàn về trả nợ
a Nghĩa vụ trả nợ hàng năm
Nghĩa vụ trả nợ hàng năm = Lãi vay phải trả hàng năm + Nợ gốc phải trả hàng năm
b Khả năng trả nợ
Khả năng trả nợ = Khả năng tạo vốn bằng
tiền của dự án / Nghĩa vụ trả nợ
Khả năng tạo ra tiền của dự án bao gồm lợi
nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay
Trang 37
ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
Bảng về khả năng trả nợ qua các năm :
A Khả năng tạo tiền :
I Lợi nhuận sau thuế
II Khấu hao III Lãi vay
B Nghĩa vụ trả nợ
I Lãi vay hàng năm
II Nợ dài hạn đáo hạn
Trang 38ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
Bảng dự trù trả nợ :
Năm
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm dự trù
trả hết nợ
thêm)
Các chỉ tiêu để đánh giá an toàn về vốn, về trả nợ sẽ được đối chiếu với các chỉ tiêu chuẩn tùy theo ngành nghề để biết được có an toàn hay không