Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện t
Trang 1Môn học pháp luật
(Dùng cho hệ Cao đẳng nghề)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trường Cao đẳng nghề cơ điện xây dựng Việt Xô
Bài giảng: Hệ thống pháp luật Việt Nam Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An
Trang 2Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy
phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản pháp luật
do Nhà nước ban hành theo trình tự và hình thức nhất định
Hệ thống pháp luật Việt Nam
Trang 3Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong
các trường hợp cụ thể mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước đảm bảo thực hiện
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành phục vụ cho hội nhập
và để sớm đưa vào cuộc sống
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành phục vụ cho hội nhập
và để sớm đưa vào cuộc sống
Đội mũ bảo hiểm
Trang 4Cơ cấu của Quy phạm pháp luật
Giả định Quy định Chế tài
là bộ phận trong đó nêu lên những hoàn
cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc
sống mà con người gặp phải cần xử sự
là bộ phận trong đó nêu quy tắc xử sự, bắt buộc các chủ thể phải thực hiện khi ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định
là bộ phận nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thế không thực hiện mệnh lệnh của Nhà nước
đã nêu ở phần quy định
Trang 5Phân loại chế tài
+ Chế tài hình sự+ Chế tài dân sự+ Chế tài hành chính+ Chế tài kỷ luật
Trang 6Khoản 1, điều 102 – Bộ luật Hình sự năm 1999
“ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm”
Hãy xác định các bộ phận giả định, quy định,
chế tài của các QPPL sau?
Trang 7Khoản 1, điều 136 – Bộ luật Hình sự 1999
“ Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm ”
Trang 8Chế định pháp luật
• Khái niệm: Chế định pháp luật là một nhóm quy
phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội
có tính chất, đặc điểm giống nhau và có quan hệ mật thiết với nhau trong cùng một loại.
• Ví dụ: chế định về thừa kế bao gồm một loạt quy
phạm pháp luật về di sản thừa kế, người thừa kế,
về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế…
Trang 9Ngành luật
Khái niệm: ngành luật là hệ thống các quy
phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong từng lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội Mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật và được điều chỉnh bằng phương pháp riêng.
Trang 10Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gồm 11 ngành luật
HỆ THỐNG
Luật Luật
Luật Luật
Luật Luật
Luật
Luật thương mại
Luật
Luật
Luật
Trang 11Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp) là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật XHCNViệt Nam, đóng vai trò là
cơ sở chỉ đạo cho các ngành luật khác hình thành và phát triển, quy định những nguyên tắc về chế độ chính trị, chế
độ kinh tế và xã hội, địa vị pháp lý của công dân, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Trang 12- Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý Nhà nước
Trang 13- Luật Hình sự là một ngành
luật độc lập bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành xác định phạm vi những hành
vi những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, loại và mức án hình phạt áp dụng đối với từng loại tội phạm, các điều kiện để quyết định
và áp dụng hình phạt
Trang 14- Luật Tố tụng Hình sự là
một ngành luật độc lập trong
hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử, và chấp hành án hình sự
Trang 15- Luật Dân sự là một ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật Dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó
Trang 16- Luật Tố tụng Dân sự là
một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự
Trang 17- Luật Kinh tế là một ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh
tế Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế
Trang 18- Luật Lao động là ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng thể các quy phạm do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động giữa những người lao động làm công
ăn lương với người sử dụng lao động và các quan
hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động
Trang 19- Luật Tài chính gồm những quy phạm pháp luật điều
chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước
- Luật Đất đai gồm những quy phạm pháp luật điều
chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo
vệ, quản lý và sử dụng đất đai
- Luật Hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ thân thuộc khác trong gia đình
Trang 20Ngoài ra, bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia còn tồn tại
hệ thống pháp luật quốc tế (gồm Công pháp quốc tế và
Tư pháp quốc tế) Những quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia và thể hiện ý chí chung của quốc gia đó Luật pháp Quốc tế bao gồm Công pháp quốc tế
và Tư pháp quốc tế
Trang 21Hệ thống
Pháp luật
Hệ thống
Pháp luật
Chế định luật
Ngành luật
Ngành luật
Trang 22Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô
đã lắng nghe!