Trọng tâm ôn tập: - Nội dung yêu nước và nhân đạo của VH giai đoạn từ thế kỉ XVIII đếnnửa đầu thế kỉ XIX và văn học nửa cuối thế kỉ XIX qua những tác phẩm vàtrích đoạn tác phẩm trong chư
Trang 1Tiết 1, 2 Ngày soạn: 01 / 07/ 2013.
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11.
II HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11.
A Phần Văn học.
* PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM
I Phần kiến thức chung về giai đoạn văn học và các tác gia văn học.
* Phần kiến thức chung về giai đoạn văn học.
1 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam.
Trọng tâm ôn tập:
- Nội dung yêu nước và nhân đạo của VH giai đoạn từ thế kỉ XVIII đếnnửa đầu thế kỉ XIX và văn học nửa cuối thế kỉ XIX qua những tác phẩm vàtrích đoạn tác phẩm trong chương trình lớp 11 So với các giai đoạn văn họctrước đã học ở lớp 10, nội dung yêu nước và nhân đạo trong 2 giai đoạn vănhọc này có biểu hiện gì mới?
Trên cơ sở cảm hứng chủ đạo của tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm, cóthể phân chia một cách tương đối thành 2 nội dung:
+ Nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích: Chạy giặc, Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Ch Mạnh Trinh), Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương).
Trang 2+ Nội dung nhân đạo qua các tác phẩm và đoạn trích: Tự tình (Bài II của Hồ Xuân Hương), đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), Thương vợ (Trần Tế Xương), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến).
- Giá trị phản ánh hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Phân
tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
2 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Namtừ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đó chính là cơ sở, điềukiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VH thời kìnày
- Nắm vững những kiến thức cần thiết, tối thiểu về một số xu hướng, tràolưu VH Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả,tác phẩm cụ thể
* Các tác gia văn học.
+ Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nướccất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuấtsắc mang đậm sắc thái Nam Bộ
2 Nam Cao (1917 – 1951).
Trang 3- Hiểu được những nét chính về con người, về quan điểm nghệ thuật, cácđề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
+ Nam Cao là nhà văn hịên thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghã lớn, cóđóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyếtViệt Nam nửa đầu thế kỉ XX Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ,đạt được những thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và người nôngdân cùng khổ Ông đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người,luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xóimòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính
+ Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo: luôn hướng tới thế giớinội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viếtvề cái nhỏ nhặt hằng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội tolớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc
II Các tác phẩm.
* Văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế
kỉ XIX và văn học nửa cuối thế kỉ XIX).
1 Kí sự Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác
Khuyến
Đọc thêm
Trứ
8 Hành Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản
ca
Cao Bá Quát
9 Tr.thơ Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên ) Nguyễn Đình
Chiểu
Trang 411 Hát nói Bài ca phong cảnh Hương Sơn Chu Mạnh
Trinh
Đọc thêm
12 Văn tế Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình
Chiểu
13 Chiếu Chiếu cầu hiền(Cầu hiền chiếu ) Ngô Thì Nhậm Đọc thêm
14 Điều trần Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều) Nguyễn Trường Tộ Đọc thêm
* Văn học hiện đại (Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm
3 Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số
đỏ)
Vũ Trọng Phụng
Chánh
Đọc thêm
6
Tr.ngắn Vi hành
Nguyễn ái Quốc Đọc thêm
16 Lai Tân (trích Nhật kí trong tù) Hồ Chí Minh Đọc thêm
20 Văn chính
luận Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu
Trinh
Trang 521 Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các DT bị áp bức Nguyễn An Ninh Đọc thêm
22 Tiểu luận Một thời đại trong thi ca(trích Thi nhân
* PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
1 Kịch Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và
Giu-li-ét) (1594 - 1595)
U.Sếch-xpia
(1564-1616)
N.Anh2
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
(Trích Những người khốn khổ) (1862)
Trang 6- Phải tóm tắt được cốt truyện; học thuộc những bài thơ và những đoạntrích ngắn.
- Phải nắm được những nội dung cơ bản và thành công về phương diệnnghệ thuật của từng tác phẩm
B Phần Tiếng Việt.
1 Từ ngôn ngữ
chung đến lời
nói cá nhân
- Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội còn lờinói là sản phẩm của cá nhân?
4 Ngữ cảnh - Định nghĩa
- Ngữ cảnh bao gồm những yếu tố nào?
- Vai trò của ngữ cảnh
5 Phong cách
ngôn ngữ báo
chí.
- Khái niệm
- Những đặc trưng cơ bản
6. T hành về lựa
chọn trật tự các
bộ phận trong
câu
- Trật tự trong câu đơn
- Trật tự trong câu ghép
7. Thực hành về sử
dụng một số kiểu
câu trong VB.
- Dùng kiểu câu bị động
- Dùng kiểu câu có khẩu ngữ
- Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
8 Nghĩa của câu - Nghĩa của câu bao gồm những thành phần nào? Nêu định
nghĩa?
9. Đặc điểm loại
hình của tiếng Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ gì? với các đặc điểm
nổi bật nào?
Trang 7C Phần Làm văn.
*NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
1 Thống kê, phân loại và hệ thống hóa các bài học phần Làm văn trongSGK Ngữ văn 11
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Thao tác lập luận phân tích
- Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phântích và so sánh
- Thao tác lập luận bác bỏ
- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Thao tác lập luận bình luận
- Luyện tập thao tác lập luận bình luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận2
Viết bản tin
- Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
- Cách viết bản tin
- Luyện tập viết bản tin: Viết được những bản tin vềnhững sự kiện xảy ra trong đời sống
3 Phỏng vấn và
trả lời PV
- Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lờiphỏng vấn
- Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
- Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
4 Tiểu sử - Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
Trang 8tóm tắt.
- Cách viết tiểu sử tóm tắt
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt: Viết được bản tiểu sửtóm tắt
2 Trình bày quan niệm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác lậpluận: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận
3 Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận
4 Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin
*BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Đề số 1: (Nhóm 1)
Câu 1(2 điểm): Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, còn lời
nói là sản phẩm của cá nhân?
Câu 2(3 điểm): Ô nhiễm môi trường – trách nhiệm của toàn xã hội.
Câu 3( 5 điểm): Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Đề số 2: (Nhóm 2)
Câu 1(2 điểm): Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 2(3 điểm): Từ ý kiến dưới đây, anh/chị suy nghĩ gì về việc “chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới”?
“Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới…Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do xu hướng chạy theo những môn học
“thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…” (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Câu 3(5 điểm): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Đề số 3: (Nhóm 3)
Câu 1(2 điểm): Tóm tắt truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao?
Trang 9Câu 2(3 điểm): Qua một số bài thơ trong tác phẩm “Nhật kí trong tù”
của Hồ Chí Minh, anh/chị hãy phát biểu quan niệm về nghị lực của một con người
Câu 3( 5 điểm): Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua
đoạn trích: “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ”).
Đề số 4: (Nhóm 4)
Câu 1(2 điểm): Giới thiệu ngắn gọn về V Huy-gô?
Câu 2(3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về tác hại của rượu, ma túy, thuốc
lá đối với con người
Câu 3( 5 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong tác
phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Tiết: 3,4,5 Ngày soạn: 05/ 07/ 2013.
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC.
I MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp HS :
1 Nắm lại toàn bộ những kiến thức cơ bản của chương trình Văn học lớp
11 gồm: văn học Việt Nam và văn học nước ngoài
2 Biết phân tích văn học theo từng cấp độ: từ sự kiện văn học đến tácgiả, tác phẩm văn học; từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật
3 Có ý thức trau dồi những kiến thức đã học để tạo điều kiện tiếp thunhững kiến thức sẽ học ở lớp 12
II VỀ NỘI DUNG; PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Trang 101 Về nội dung.
- Đây là bài ôn tập, do đó khối lượng kiến thức rất lớn, nội dung kiếnthức phong phú, đa dạng GV cần giúp HS nắm lại những kiến thức trọng tâm
cơ bản nhất, tránh chung chung, dàn trải
2 Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Sau một năm học, nhiều kiến thức HS có thể quên, vì vậy cần có nhữnghình thức dạy và học gợi nhớ lại kiến thức: nhớ theo bộ phận, nhớ theo giaiđoạn, nhớ theo những sự kiện tiêu biểu, nhớ theo đặc trưng… GV có thể phâncông cho mỗi nhóm HS đảm nhiệm một vấn đề và giúp các nhóm làm thật tốtviệc tổng kết để cả lớp cùng tham khảo, học tập
Trên cơ sở các nhóm HS đã ôn tập, GV hướng dẫn HS ôn tập, tổng kếttrên lớp theo hệ thống vấn đề, nhấn mạnh những trọng tâm, trọng điểm Cómột số vấn đề, GV có thể tổng kết bằng cách lập các sơ đồ, bảng biểu
- Bên cạnh những hoạt động ôn tập của tập thể lớp, GV cần hướng dẫn
HS làm việc cá nhân ở nhà bằng việc: đọc lại SGK, xem lại vở ghi chép ở lớptheo bài giảng của GV… Mỗi HS cũng cần nêu những yêu cầu cần giải đáp đốivới những kiến thức chưa thật hiểu rõ, những kiến thức khó…
- Bài ôn tập thường dễ biến thành bài nhắc lại không đầy đủ những kiến
thức đã học Vì vậy, để tránh xảy ra điều này GV cần hướng dẫn HS ôn tập
theo hệ thống vấn đề chứ không theo thứ tự bài học Đây cũng là một cách rèn
luyện tư duy hệ thống cho HS
III TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
* Bài ôn tập sẽ lần lượt đề cập tới các nội dung sau:
- Ôn tập khái quát về văn học trung đại Việt Nam.
- Ôn tập văn học viết Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Ôn tập phần văn học nước ngoài.
* Mỗi một hoạt động GV đưa ra những câu hỏi gợi mở yêu cầu HS làm việctheo nhóm, sau đó GV nhận xét, đánh giá và tổng kết
Trang 11Hoạt động 1: ÔN TẬP KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và nửa cuối thế kỉ XIX).
1 Ôn tập về nội dung kiến thức
Nhóm 1: Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong giai đoạn văn học trước, ở 2 giai đoạn văn học này (giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và nửa cuối thế kỉ XIX) xuất hiện những nội dung gì mới?.
Gợi ý trả lời:
- Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong giai đoạn văn họctrước, ở 2 giai đoạn văn học này (giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ
XIX và nửa cuối thế kỉ XIX) xuất hiện những nội dung mới:
+ Ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước (“Chiếu cầu hiền”của Ngô Thì Nhậm)
+ Tư tưởng canh tân đất nước (“Xin lập khoa luật” của NguyễnTrường Tộ) v.v…
+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX mang âmhưởng bi tráng (qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu)
Nhóm 2: Theo anh (chị), vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này? Cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn này có những biểu hiện gì mới so với giai đoạn trước?
Gợi ý trả lời:
- Có thể nói chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIIIđến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện thành trào lưu bởi lẽ: những tác phẩm mang
Trang 12nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, xuất hiện liên tiếp với nhiều tác phẩm cógiá trị lớn như “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, thơ Hồ Xuân Hương,…
- Những nội dung nhân đạo chủ yếu trong văn học giai đoạn từ thế kỉXVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người
+ Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc,…
- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn văn học này có những biểu hiệnmới so với giai đoạn trước: hướng vào quyền sống của con người, nhất là conngười trần thế (“Truyện Kiều”, thơ Hồ Xuân Hương); ý thức về cá nhân đậmnét hơn (quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân,… qua “ĐọcTiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương, “Bài
ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ)
Nhóm 3: Giá trị phản ánh hiện thực của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác)
Gợi ý trả lời:
“Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô) ghi lại việc tác giả đến kinh đô chữa
bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ Chúa, được khắc họa ở 2
phương diện: cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và cuộc sống thiếu sinhkhí
- Trịnh phủ là nơi thâm nghiêm, đầy uy quyền Uy quyền nơi phủ chúa
thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những conngười oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt Phủ chúa là một thế giớiriêng biệt Người vào phải qua rất nhiều cửa gác, mọi việc đều phải có quantruyền lệnh, chỉ dẫn Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải nín thở, khúmnúm lạy tạ
Trang 13Phủ chúa là nơi cực kì giàu sang và hết sức xa hoa Giàu sang từ nơi ởđến tiện nghi sinh hoạt Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống…
- Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh khí Sự thâm nghiêm kiểu
mê cung càng làm tăng ám khí nơi phủ chúa Ám khí bao trùm không gian,cảnh vật Ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người Vị chúa nhỏTrịnh Cán cái gì cũng “quá” trong sự xa hoa nhưng lại thiếu một điều căn bảnlà sự sống, sức sống
Nhóm 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Gợi ý trả lời:
- Những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của NguyễnĐình Chiểu:
+ Về nội dung đề cao đạo lí nhân nghĩa qua truyện “Lục Vân Tiên”, nội
dung yêu nước qua “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, bài thơ “Chạy giặc” và nhất là qua “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
+ Về nghệ thuật, chú ý 2 nét riêng và cũng là đóng góp nổi bật của
Nguyễn Đình Chiểu: tính chất đạo đức – trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn
ngữ, qua hình tượng nghệ thuật (phân tích một số dẫn chứng trích từ “Lục Vân
Tiên”).
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: phân tích được vẻ đẹp bi tráng của hình
tượng người anh hùng nông dân - nghĩa sĩ trong bài văn tế này.(Trước Nguyễn
Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ.) Hình tượng người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ
mang vẻ đẹp bi tráng bởi vì ở hình tượng này có sự kết hợp giữa yếu tố bi (đau
thương) và yếu tố tráng (hào hùng, tráng lệ)
+ Yếu tố bi được gợi lên qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất
mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót đau của người còn sống
+ Yếu tố tráng qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả
cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ngợi ca công đức những người đã hi sinh vì
Trang 14quê hương, đất nước Tiếng khóc trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng
khóc đau thương mà lớn lao, cao cả
2 Ôn tập về phương pháp.
- Nhấn mạnh những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam về tư duy
nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật Hướng dẫn HS phân tích
một số dãn chứng để làm nổi bật lên những đặc điểm đó
Ví dụ: Tư duy nghệ thuật thời trung đại nhiều khi theo kiểu mẫu đã thành
công thức, bút pháp nghệ thuật thiên về ước lệ, tượng trưng Tuy nhiên, các tácgiả tài năng một mặt tuân thủ theo tính quy phạm, mặt khác sáng tạo trong tính
quy phạm Có thể thấy điều này qua bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn
Khuyến:
+ Thơ ca trung đại khi nói về mùa thu thường có các hình ảnh ước lệ như
thu thiên, thu thủy, thu hoa, thu diệp,…Ở “Câu cá mùa thu” cũng có những yếu
tố này: thu thiên (“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”), thu thủy (“Ao thu lạnh
lẽo nước trong veo”), thu diệp (“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”), ngư ông
(“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”).
+ Sáng tạo trong trong những quy phạm, ước lệ: Cảnh thu mang nét riêngcủa mùa thu đồng bằng Bắc Bộ Chiếc ao làng với sóng gợn hơi, nước trongveo, lạnh lẽo Lối vào nhà với ngõ trúc quanh co… Có thể tham khảo lời bình
của Xuân Diệu: “Cả huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm trũng kia mà Nhiều ao
cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo, sóng biếc gợn
rất nhẹ…” Đặt trong văn cảnh bài “Câu cá mùa thu”, vần eo gợi cảm giác
không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng, thu hẹp dần
- Nắm vững đặc điểm thể loại khi tìm hiểu, phân tích tác phẩm
Khi sáng tác, các tác giả trung đại thường tuân theo đặc điểm thể loại
VD bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu mang đầy đủ
những đặc điểm cơ bản của thể loại văn tế:
+ Bố cục 4 phần (Lung khởi: bàn luận chung về lẽ sống chết; Thích thực: kể công đức, phẩm hạnh, cuộc đời người đã khuất; Ai vãn: niềm thương tiếc đối với người đã chết; Kết: bày tỏ lòng htương tiếc và lời cầu nguyện của
người đứng tế)
Trang 15+ Sử dụng từ hoặc cụm từ đã thành công thức khi mở đầu các phần của
bài văn tế: mở đầu phần Lung khởi thường bằng các từ Thương ôi! Hỡi ôi!; mở đầu phần Thích thực là cụm từ Nhớ linh xưa.
+ Giọng điệu bài văn tế lâm li, thống thiết (sử dụng nhiều thán ngữ và
những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh mẽ),…
Hoạt động 2: ÔN TẬP KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ
ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.
Nhóm 1: N hững đặc điểm cơ bản của VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Gợi ý trả lời:
- N hững đặc điểm cơ bản của VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945:
(GV hướng dẫn cho HS lập bảng)
TT Những đặc
1 Văn học đổi
mới theo
hướng hiện
đại hóa
* Nguyên nhân (cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển
của nó chính là hoàn cảnh lịch sử – xã hội, văn hóa):
- XHVN từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 biến đổi theohướng hiện đại (về kinh tế, về cơ cấu XH, về văn hóa,…)
- Trong sự thay đổi chung của XH, văn hóa VN thời kì nàycũng có sự thay đổi Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa VN dầndần thoát khỏi ảnh hưởng của PK Trung Quốc, tiếp xúc với
Trang 16văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp Đây là
thời kì “mưa Âu, gió Mĩ”, “á - Âu xáo trộn”, cũ – mới giao
tranh Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở cả 2chiều tiến bộ và lạc hậu , nền văn hóa VN thời kì này đãchuyển biến theo hướng hiện đại, từng bước lấn át nền vănhóa cổ truyền phong kiến có bề dày hàng nghìn năm Mộtcuộc vận động văn hóa đã dấy lên, chống lại lễ giáo phongkiến hủ hậu, đòi giải phóng cá nhân
- Vai trò của Đảng cộng sản VN đối với sự phát triển nềnvăn hóa dân tộc (trong thời kì Mặt trận Dân chủ, nhất làsau khi có Đề cương văn hóa Việt Nam, 1943) Đây chínhlà nhân tố quan trọng làm cho nền văn hóa nước ta pháttriển theo hướng tiến bộ và cách mạng, bất chấp âm mưucủa kẻ địch trong việc nuôi dưỡng một thứ văn hóa có tínhchất cải lương và nô dịch
- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữdần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật pháttriển; lớp trí thức “Tây học” thay thế lớp trí thức Nho học,đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này
* Khái niệm: Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho
văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đạivà đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thểhội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới
* Nội dung: ND HĐH văn học diễn ra trên mọi mặt, ở
nhiều phương diện:
- Trước hết là sự thay đổi về quan niệm văn học: từ “vănchương chở đạo”, “thơ nói chí” của văn học trung đạichuyển sang quan niệm văn chương như một hoạt độngnghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp; văn chương để nhậnthức và khám phá hiện thực
+ Văn học thời hiện đại đã tách ra khỏi các hoạt động trước
Trang 17tác khác, không còn tình trạng “văn, sử, triết bất phân” nhưtrước nữa.
+ Cũng từ đây, văn học thoát khỏi những quan niệm thẩm
mĩ và hệ thống thi pháp của văn học trung đại (tính quyphạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ tượng trưng, tính chất sùngcổ, phi ngã,…)
+ Về mặt chủ thể sáng tạo, quá trình hiện đại hóa văn họccũng dẫn đến sự thay đổi kiểu nhà văn: từ các nhà nho sangkiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp; thay đổi vềcông chúng văn học: từ tầng lớp nho sĩ sang tầng lớp thịdân
- Một nội dung quan trọng hàng đầu của hiện đại hóa vănhọc là xây dựng, phát triển nền văn xuôi tiếng Việt, nóirộng ra là hiện đại hóa hệ thống thể loại văn học Ngoài ra,sự đổi mới còn được thể hiện qua việc xuất hiện các thểloại mới, chưa từng có trong văn học các giai đoạn trướcnhư kịch nói, phóng sự và phê bình văn học
* Quá trình hiện đại hóa của văn học thời kì này diễn ra
qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920):
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn “Thầy rô Phiền”(1887) của Nguyễn Trọng Quản; Tiểu thuyết
La-za-“Hoàng Tố Anh hàm oan”(1910) của Thiên Trung (tứcTrần Chánh Chiếu); Thơ văn của các chí sĩ cách mạng:Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền,Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng,…
- Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930):
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết của Hồ BiểuChánh; Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học;thơ của Tản Đà, á Nam Trần Tuấn Khải; Kịch của Vũ Đình
Trang 18Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương,…; Truyện kí củaNguyễn ái Quốc…
- Giai đoạn thứ 3 (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945):
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: các nhà thơ mới…; các nhàvăn hiện thực phê phán như nam Cao, Vũ Trọng Phụng,Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…; các nhà văn lãng mạnnhư Nguyễn Tuân, Thạch Lam…
> Hiện đại hóa văn học là một quá trình ở 2 giai đoạn đầu,đặc biệt là ở giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràngbuộc, níu kéo của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời củavăn học Đến giai đoạn thứ 3, công cuộc hiện đại hóa mớithực sự toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại
hóa văn học (Để làm rõ đặc điểm văn học phát triển mạnh
mẽ theo hướng hiện đại hóa, GV có thể chọn, phân tích quá trình hiện đại hóa thơ ca của nột số nhà thơ tiêu biểu cho từng giai đoạn: thơ Phan Bội Châu (gđ thứ 1), thơ Tản Đà (Gđ thứ 2) và thơ Xuân Diệu trong phong trào thơ Mới (Gđ thứ 3)).
đấu tranh với
nhau, vừa bổ
sung cho nhau
để cùng phát
triển.
- Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phốimạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dântộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Támnăm 1945 hình thành 2 bộ phận: công khai và không côngkhai
+ Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong
vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến
+ Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật,
phải lưu hành bí mật
- Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướngthẩm mĩ nên bộ phận văn học công khai lại phân hóa thành
nhiều xu hướng, trong đó nổi lên 2 xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Trang 193 Văn học phát
triển với một
tốc độ hết sức
nhanh chóng.
- Sự phát triển nhanh chóng của nhiều thể loại văn học
(tiểu thuyết, truyện gắn, phóng sự, tùy bút, thơ, lí luận và
phê bình văn học).
- Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại; sự
vận động tự thân của nền văn học dân tộc (NN chính); sựthức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân; thời kìnày, văn chương đã trở thành một thứ hàng hóa, viết vănđã trở thành một nghề kiếm sống Đây là một lí do thiếtthực, một nhân tố kích thích người cầm bút
Nhãm 3: N hững thành tựu chủ yếu của VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Gợi ý trả lời:
- Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945:
Thành tựu về nội dung tư tưởng Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ văn học
- Những truyền thống tư tưởng
lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử
văn học Việt Nam là: Chủ nghĩa
yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo,
chủ nghĩa anh hùng
- Văn học Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX đến Cách mạng tháng
Tám 1945 đã kế thừa và phát
huy truyền thống quý báu của
văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu
- Những thể loại văn học mới xuất hiện trongVHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạngtháng Tám năm 1945:
+ Tiểu thuyết, truyện ngắn là dấu hiệu quan
trọng của văn học hiện đại Những thể loạiấy đã bắt đầu xuất hiện cuối thế kỉ XIXnhưng thực sự đạt được thành tựu phải kể đếntừ đầu thế kỉ XX
+ Phóng sự là một thể loại văn học mới ra
Trang 20nước, chủ nghĩa nhân đạo, đồng
thời đem đến cho văn học thời kỳ
này đống góp mới của thời đại:
tinh thần dân chủ.
- Về truyền thống yêu nước, văn
học thời phong kiến gắn với tư
tưởng trung quân, nay gắn với tư
tưởng yêu nước của dân tộc Việt
nam, tư tưởng chủ nghĩa xã hội
và tinh thần quốc tế vô sản; yêu
nước, yêu truyền thống văn hóa,
yêu tiếng Việt, yêu làng quê,
phong tục lối sống của cha ông,…
- Về truyền thống nhân đạo, ý
thức dân chủ cũng làm cho văn
học đổi mới Văn học quan tâm
tới số phận của những con người
bình thường, những kiếp người
cực khổ, lầm than Chủ nghĩa
nhân đạo thời kỳ này còn thể
hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt
của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp
hình thức, phẩm giá và phát huy
cao độ tài năng của mỗi con
người
- Truyền thống anh hùng, cũng
được phát huy trên tinh thần dân
chủ sâu sắc Bộ phận văn học bất
đời từ đầu những năm 30 Cùng với phóng sự,
kịch nói cũng là một thể loại văn học mới Tiếp đến là bút kí, tùy bút Không thể không kể đến lí luận, phê bình nghiên cứu văn học
– một thể loại mới mẻ và đạt được nhữngthành tựu đáng ghi nhận,… Tất cả góp phầnthúc đấy nền văn học phát triển
- Sự cách tân hiện đại hóa diễn ra ở mọi mặt,mọi thể loại Tuy nhiên, sâu sắc và đạt nhiềuthành tựu hơn cả phải kể đến tiểu thuyết vàthơ:
+ Tiểu thuyết: Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ
trước 1930 xuất hiện chưa nhiều Nhà tiểuthuyết đầu tiên khẳng định vị trí của mình làHồ Biểu Chánh Song tác phẩm của ông cònmô phỏng cốt truyện của tiểu thuyết phươngTây, chưa thoát khỏi lối kết cấu chương hồi,ngôn ngữ mang tính bình dân, đậm chất NamBộ, chưa đạt tới chuẩn mực của ngôn ngữ vănchương,… Đầu những năm 30, nhóm Tự lựcvăn đoàn khẳng định bước tiến mới trong tiểuthuyết: miêu tả tâm lí tinh vi, miêu tả chândung gây ấn tượng, cách dựng truyện tựnhiên, tổ chức kết cấu linh hoạt, ngôn ngữgiản dị, trong sáng tuy về sau đôi lúc kiểucách, sáo mòn Từ năm 1936, các nhà tiểuthuyết hiện thực đã đưa công cuộc cách tântiểu thuyết lên tầm cao mới Các nhà vănhiện thực khai thác đề tài từ cuộc sống nhândân, dựng nên bức tranh hiện thực có tầm
Trang 21hợp pháp, chủ nghĩa nh hung
được phát hiện như là phẩm chất
phổ biến ở những con người bình
thường nhất trong nhân dân Một
chủ nghĩa anh hùng không phải
chỉ thể hiện ở tinh thần kiên
cường bất khuất mà còn ở tư thế
ung dung tự chủ với tinh thần lạc
quan chiến thắng
khái quát, phản ánh những mâu thuẫn, xungđột chủ yếu của xã hội, khắc họa thành côngnhững tính cách điển hình trong hoàn cảnhđiển hình Họ đã khai thác vốn ngôn ngữphong phú, giản dị, trong sáng, khỏe khoắn,mang hơi thở của cuộc sống
+ Thơ ca: Trước năm 1930, tên tuổi sáng chói
trên bầu trời thi ca là Tản Đà - “người của
hai thế kỉ” Cùng với Tản Đà là á Nam Trần
Tuấn Khải Từ đầu những năm 30, phong trào
“Thơ mới” đã đem đến “một cuộc cách mạng
trong thi ca” với những đổi mới sâu sắc từ
hình thức, ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu,…đến cách cảm nhận, bố cục, kết cấu, giọngthơ đều đổi mới Các qui tắc trói buộc nhưniêm, đối, hạn vần, hạn câu … đều bị phá bỏ.Bên cạnh thơ Mới, phải kể đến sự đóng gópkhông nhỏ của bộ phận văn học không côngkhai của các nhà yêu nước bị địch bắt giam
Nhóm 2,4: Lập bảng hệ thống các tác phẩm đã học trong chương trình theo mẫu sau: cột 1(TT); cột 2(Thể loại); cột 3(Tên tác phẩm); cột 4(Giá trị nội dung và nghệ thuật): Nhóm 2: 5 tác phẩm; Nhóm 4: 5 tác phẩm.
Gợi ý trả lời:
* Lập bảng hệ thống các tác phẩm đã học trong chương trình
TT Thể Tác giả Tên tác phẩm Giá trị nội dung và nghệ thuật
Trang 22- TênKS:
NguyễnTườngVinh
- Quê HàNội
Hai đứa trẻ: In
trong tập “Nắng
NĐ sâu sắc
- Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốttruyện đơn giản, Thạch Lam đã thểhiện một cách nhẹ nhàng mà thấmthía niềm xót thương đối với nhữngkiếp người sống cơ cực, quẩn quanh,tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cáchmạng Đồng thời, ông cũng thể hiện sựtrân trọng ước mong vươn tới cuộcsống tốt đẹp hơn của họ Như vậycũng có nghĩa thiên truyện ngắn nàythể hiện một tư tưởng nhân đạo đángtrân trọng
- Truyện Hai đứa trẻ rất tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
với những trang viết vừa đậm đà yếu
tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ Đặc biệt Hai đứa trẻ là
minh chứng rõ nhất cho loại truyện
tâm tình của Thạch Lam (cái tình
người chân chất nhẹ nhàng thấm sâukhắp thiên truyện; tập trung chú ý tớithế giới nội tâm của nhân vật; lối kểchuyện thủ thỉ như tâm sự với ngườiđọc)
Tuân(1910 –1987)
- Quê Hà
Chữ người tử tù:
là một tác phẩmxuất sắc của NTđược viết trước
CM, rút từ tập
- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù,
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành cônghình tượng Huấn Cao – một con ngườitài hoa, có cái tâm trong sáng và khíphách hiên ngang, bất khuất Qua đó,
Trang 23Nội “Vang bóng một
thời” (1940)
nhà văn thể hiện quan niệm về cáiđẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹpvà bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
- Tác phẩm thể hiện tài năng nghệthuật của Nguyễn Tuân trong việc tạotình huống truyện độc đáo; trong nghệthuật dựng cảnh, khắc họa tính cáchnhân vật, tạo không khí cổ kính, trangtrọng; trong việc sử dụng thủ pháp đốilập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
3 Tiểu
thuyết
VũTrọngPhụng(1912 –1939)
- Sinh tại Hà Nội;
quê Hưng Yên.
Hạnh phúc của một tang gia
(Trích “ Số đỏ”):
Thuộc chươngXV
- Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén,
qua đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán
mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lốlăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu”
ở thành thị những năm trước Cáchmạng
4 Truyệ
n ngắn
NamCao(1917 –1951)
- TênKS: TrầnHữu Tri
- Quê HàNam
Chí Phèo : lúc
đầu có cái tên
“Cái lò gạch cũ”;
khi in thành sáchlần đầu (NXB
“Đời mới”, H Nội1941), NXB đã tự
ý đổi tên là “Đôilứa xứng đôi”
Đến khi in lạitrong tập “Luốngcày” (Hội V Hóacứu quốc xuất
- Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại Qua truyệnngắn này, Nam Cao khái quát mộthiện tượng xã hội ở nông thôn ViệtNam trước Cách mạng: một bộ phậnnông dân lao động lương thiện bị đẩyvào con đường tha hóa, lưu manh hóa.Nhà văn đã kết án đanh thép cái xãhội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâmhồn người nông dân lao động, đồngthời, khẳng định bản chất lương thiệncủa họ, ngay trong khi họ bị vùi dập
mất cả nhân hình, nhân tính Chí Phèo
Trang 24bản, HN 1946),Tác giả đặt lại tên
“Chí Phèo”
là một tác phẩm có giá trị hiện thực vàgiá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ
- Chí Phèo thể hiện tài năng truyện
ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựngthành công những nhân vật điển hìnhbất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt,tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ;ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc
HuyTưởng(1912 –1960)
- QuêBắcNinh –nay làĐôngAnh, HàNội
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích
Vũ Như Tô):
Thuộc hồi V (Mộtcung cấm) của vởkịch
- Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tácgiả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có
ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệgiữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lítưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túycủa muôn đời với lợi ích thiết thân vàtrực tiếp của nhân dân,…
- Đoạn trích thể hiện những đặc sắc vềnghệ thuật kịch của Nguyễn HuyTưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, cótính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ,hành động của nhân vật để khắc họatính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắtvà đẩy xung đột kịch đến cao trào
6 Thơ* Phan Bội
Châu(1867 –1940)
- Tênthưởnhỏ:
VN, hướng về N
Bản cũng có nghĩa
- Bằng giọng thơ tâm huyết có sức layđộng mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuấtdương đã khắc họa vể đẹp lãng mạnhào hùng của nhà chí sĩ cách mạngnhững năm đầu thế kỉ XX, với tưtưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệthuyết sôi trào và khát vọng cháy bỏngtrong buổi ra đi tìm đường cứu nước