Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học học sinh lớp 11 (Trang 65)

3.4.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1

Sau khi dạy thực nghiệm được 5 bài chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm (phụ lục). Bài kiểm tra được tiến hành ở 3 lớp TN và 3 lớp ĐC với tổng số 211 học sinh, kết quả bài kiểm tra được dùng excel thống kê trong bảng 3.1

Bảng 3.1.Tần suất điểm kiểm tra (đợt 1)

Phƣơng án Xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X S2 ĐC 111 0.87 6.09 8.7 27.0 28.7 17.4 5.21 2.61 0.0 5.68 1.91 TN 100 0 2.91 8.74 14.6 32.04 24.3 10.68 3.88 0.0 6.17 1.82 Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy giá trị trung bình điểm kiểm tra của lớp

TN nhỏ hơn lớp ĐC. Phương sai lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Như vậy điểm kiểm tra lớp thực nghiệm tập trung hơn so với các lớp ĐC.

Từ bảng 3.1, dùng quy trình vẽ đồ thị của excel ta lập được đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra đợt 1

0 5 10 15 20 25 30 35 fi(%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 xi ĐC TN

Trên hình 3.1, nhận thấy giá trị mod điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC là 6. Từ giá trị mod trở xuống tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp thực nghiệm. Ngược lại, từ giá trị mod trở lên, tần suất điểm của các lớp TN cao hơn tần suất điểm của các lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả các bài kiểm tra ở lớp TN cao hơn so với kết quả ở lớp ĐC.

Từ số liệu của bảng 3.1, dùng excel lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.

Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 1)

Phƣơng án Xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 111 100 99.1 93.0 84.3 57.39 28.7 11.3 6.09 3.48 TN 100 100 100 97.1 88.3 73.79 41.71 17.48 6.8 2.91

Số liệu bảng 3.2 cho biết tỷ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị từ Xi trở lên. Từ liệu bảng 3.2, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm tra đợt 1.

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 xi fi (% ) ĐC TN

Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 1)

Trong hình 3.2, đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về phía bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Như vậy điểm số bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

Để khẳng định điều này, phải so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm số bài kiểm tra của lớp TN và các lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả kiểm định bằng excel thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Kiểm định X điểm kiểm tra (đợt 1)

z-Test: Two Sample for Means

ĐC TN

Mean (XTN và XĐC ) 5.68 6.17

Known Variance (Phương sai) 1.91 1.82

Observations (Số quan sát) 111 100

Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z (Trị số z = U) - 2.58

P(Z<=z) one-tail (Xác suất một chiều của z) 0 z Critical one-tail (Trị số tiêu chuẩn theo XS 0.05 một chiều) 1.64 P(Z<=z) two-tail ( Xác suất 2 chiều của trị số z tín toán) 0

z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn SX 0.05 hai chiều) 1.96 H0 bị bác bỏ vì tri tuyệt đối của z (U) bị bác bỏ

Số liệu phân tích số liệu ở bảng 3.3 cho thấy XTN > XĐC (XTN = 6.17; XĐC

= 5.68). Trị số tuyệt đối của U = 2.58, giả thuyết H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của trị số U > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác suất (P) là 1,64 > 0,05. Như vậy, sự khác biệt của XTN và XĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Phân tích phương sai để khẳng định kết luận trên nay, đặt giả thuyết HA là “ Tại TN đợt 1, dạy học hợp tác và các phương pháp dạy học truyền thống tác động như nhau đến chất lượng học tập của lớp TN và lớp ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Phân tích phương sai điểm kiểm tra (đợt 1)

Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor)

Tổng hợp (SUMMARY) Nhóm (Groups) Số lượng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phương sai (Variance) ĐC 111 631 5.68 1.91 TN 100 617 6.17 1.82

Phân tích phương sai (ANOVA)

Nguồn biến đông (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (df) Phương sai (MS) FA=Fa 2 /S2N Xác suất (P-value) F crit Giữa các nhóm Between Groups 12.39 1 11.39 6.64 0.0 3.88 Trongnhóm Within Groups 390 209 1.86

Trong bảng 3.4 phần tổng hợp (summary) cho thấy số bài kiểm tra (count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (Anova) cho biết trị số FA= 6.64 > Fcrit (tiêu chuẩn) = 3.88 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là 2 phương pháp dạy học khác nhau đã ảnh hưởng tới chất lượng dạy học.

* Bàn luận về kết quả TN đợt 1

Phân tích kết quả TN đợt 1, nhận thấy khả năng hiểu bài và tổng hợp kiến thức của học sinh khi sử dụng phương pháp học tập hợp tác (lớp TN) tốt hơn khi học bằng các phương pháp dạy học truyền thống (lớp ĐC). Sau khi kết thúc TN đợt 1, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét sau:

- Nhiều giáo viên ngại sử dụng phương pháp dạy học hợp tác vì cho rằng khó bao quát lớp học và không kiểm soát được về thời gian.

- Đôi khi giáo viên dạy bằng dạy học hợp tác mới chỉ dừng lại ở mức độ tổ chức lớp học theo cặp hoặc theo các nhóm nhỏ mà chưa phát huy được ưu điểm của học hợp tác là sự hợp tác, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập (phần lớn các nhóm trong quá trình học tập chỉ có một vài học sinh là tích cực hoạt động).

Kết quả học tập ở các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn lắm, nó biểu hiện sự chênh lệch của điểm số trung bình của các lớp TN và các lớp ĐC chỉ là 0.49 điểm.

3.4.2. Phân tích kết quả TN đợt 2

Rút kinh nghiệm kết quả thực nghiệm đợt 1, chúng tôi đã trao đổi với giáo viên để điều chỉnh lại cách tiến hành dạy học hợp tác ở đợt 2 để có thể thu được kết quả tốt nhất.

Sau khi phân tích kết quả TN đợt 2 chúng tôi đã thấy được hiệu quả rõ ràng hơn của dạy học hợp tác. Vì vậy chúng tôi phân tích kết quả thực nghiệm lần lượt đợt 2 để có thể đưa ra những kết luận.

* Kết quả TN đợt 2

Chúng tôi đã tiến hành bài kiểm tra thứ 2 và kết quả được thể hiện trong bảng 3.5

Bảng 3.5. Tần suất điểm kiểm tra (đợt 2)

Ph. án Xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X S2 ĐC 111 0.0 5.22 6.09 16.5 28.7 23.5 12.17 4.35 0.0 6.17 2.05 TN 100 0.0 1.94 3.88 7.77 13.59 31.1 27.18 11.7 0.0 7.02 1.92

Số liệu trong bảng cho thấy điểm trung bình của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Đồ thị so sánh tần suất điểm kiểm tra đợt 2 (biểu đồ 3.3).

0 5 10 15 20 25 30 35 fi(%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 xi ĐC TN

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra (đợt 2)

So sánh tần suất điểm của lớp ĐC với lớp TN (biểu đồ 3.3), ta thấy giá trị mod của lớp ĐC là 6 thấp hơn so với lớp TN là 7. Tần suất điểm ở dưới điểm mod của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN. Ngược lại, tấn suất điểm trên giá trị mod của lớp TN lại cao hơn các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ lần TN thứ 2 cho kết quả khả quan hơn lần TN thứ nhất. Lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh.

Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 2)

Từ số liệu bảng 3.6 vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến để so sánh.

Ph. án

Xi

n 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 111 100 100 94.8 88.7 72.17 43.5 20.0 7.83 3.48

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 xi fi (% ) ĐC TN Biểu đồ 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra (đợt 2)

Đường biểu diễn hội tụ tiến điểm số của các lớp TN nằm bên phải đường biểu diễn kết quả của lớp ĐC. Như vậy có thể nói kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN cao hơn lớp ĐC. Chúng tôi đã tiến hành phân tích một số tham số đặc trưng và thu được kết quả như sau.

Bảng 3.7. Kiểm định X điểm kiểm tra (đợt 2)

z-Test: Two Sample for Means

ĐC TN

Mean (XTN và XĐC ) 6.17 7.02

Known Variance (Phương sai) 2.05 1.92

Observations (Số quan sát) 111 100

Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z (Trị số z = U) - 4.37

P(Z<=z) one-tail (Xác suất một chiều của z) 0 z Critical one-tail (Trị số tiêu chuẩn theo XS 0.05 một chiều) 1.64 P(Z<=z) two-tail ( Xác suất 2 chiều của trị số z tín toán) 0

z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn SX 0.05 hai chiều) 1.96 H0 bị bác bỏ vì tri tuyệt đối của z (U) bị bác bỏ

Giả thuyết H0 đặt ra là “ HS lớp TN và các lớp ĐC đạt được kết quả học tập như nhau khi sử dụng hai phương pháp giảng dạy khác nhau”. Trong bảng 3.7, điểm trung bình của các lớp TN cao hơn so với điểm của các lớp ĐC

(XTN = 7.02; XĐC = 6.17). Trí số U = - 4.37, như vậy trị tuyệt đối của U lớn hơn so với trị số z tiêu chuẩn là 1.96, giả thuyết H0 bị bác bỏ. Sự khác biệt giữa XTN và XĐC có ý nghĩa về mặt thống kê. Qua đó cho thấy, giá trị điểm số của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Tức là hai cách dạy khác nhau cho kết quả học tập khác nhau, để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành phân tích phương sai.

Bảng 3.8 Phân tích phương sai điểm kiểm tra (đợt 2)

Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor)

Tổng hợp (SUMMARY) Nhóm (Groups) Số lượng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phương sai (Variance) ĐC 111 685 6.17 2.05 TN 100 702 7.02 1.92

Phân tích phương sai (ANOVA)

Nguồn biến đông (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (df) Phương sai (MS) FA=Fa 2 /S2N Xác suất (P-value) F crit Giữa các nhóm Between Groups 37.90 1 37.90 19.05 0 3.88 Trongnhóm Within Groups 415.7 209 1.99

Bảng 3.8 cho thấy điểm trung bình của các lớp ĐC là thấp hơn của các lớp TN. Phương sai của mẫu TN nhỏ hơn phương sai của mẫu ĐC. Điều này cho thấy kết quả kiểm tra ở các lớp TN cao hơn kết quả của các lớp ĐC.

Trong phân tích phương sai (Anova), giả huyết HA được nêu ra là: “Kết quả TN cao hơn ĐC không phải do ảnh hưởng của phương pháp dạy học”. Những tính toán cho thấy trị số FA = 19.05 lớn hơn so với Fchuẩn = 3.88. Do đó, giả thuyết HA bị bác bỏ. Điều này cho thấy phương pháp dạy học đã ảnh hưởng đến kết quả của học sinh.

* Bàn luận kết quả TN đợt 2

Từ những kết quả phân tích cho thấy, trong TN đợt 2 các lớp TN có kết quả học tập tốt hơn so với các lớp ĐC. Tức là dạy theo dạy học hợp tác, học

sinh hiểu bài hơn, nhớ được lâu hơn so với dạy bằng các phương pháp dạy học khác. Qua dự giờ và trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy các lớp TN, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Rút kinh nghiệm thực nghiệm đợt 1 và trao đổi với giáo viên về việc điều chỉnh cách dạy, sau thời gian tiến hành TN giáo viên và học sinh đã quen dần với dạy học hợp tác.

- Kết quả TN đợt 2 so với kết quả TN lần 1 có sự chênh nhau chứng tỏ qua một thời gian tiến hành TN học sinh đã bắt nhịp được với sự thay đổi phương pháp dạy học mới.

- Qua các kết quả thực nghiệm này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng dạy học hợp tác so với các phương pháp dạy học truyền thống.

3.5. Kết luận chung về thực nghiệm sƣ phạm

Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được qua 2 vòng thực nghiệm có thể rút ra những nhận xét sau:

- Việc vận dụng dạy học hợp tác đã tạo ra một động lực tinh thần và trí tuệ để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Các giờ học theo phương án TN không chỉ giúp cho HS lĩnh hội tri thức và kĩ năng với chất lượng cao hơn, mà còn giúp HS phát triển các kĩ năng hợp tác tương trợ và giúp đỡ nhau trong học tập. Có thể nói, dạy học hợp tác đã giúp cho thầy và trò biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây là điều mà các phương pháp dạy học truyền thống khó mà đạt được.

- Các kết quả thu được từ 2 đợt thực nghiệm đã cho chúng tôi khá nhiều dẫn liệu để bổ sung chỉnh lí cách tiến hành dạy học bằng dạy học hợp tác. Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định dạy học bằng mô hình dạy học hợp tác hoàn toàn mang tính khả thi và có hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ A. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn chúng tôi có những kết luận sau:

1. Về mặt lí thuyết, dạy học hợp tác là một mô hình dạy học mà dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên học sinh liên kết lại với nhau trong những nhóm nhỏ với phương thức tác động qua lại của các thành viên bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Trong qua trình giảng dạy, các thành tố thầy,trò và tri thức vừa tồn tại độc lập, với các chức năng riêng biệt, vừa vận động và phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau.

Dạy học hợp tác về bản chất là quá trình thực hiện những biện pháp có cơ sở khoa học, tổ chức và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa các thành tố trên nhằm làm cho chúng vận động và phát triển theo logic nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy - học.

2. Trên thực tế, các giáo viên đã có thái độ ủng hộ việc đưa dạy học hợp tác vào thực hiện ở trường THPT đặc biệt là đối với lớp 11 nhằm giúp các em hình thành thói quen và các kĩ năng học trong học tập. Tuy nhiên phương pháp dạy học hợp tác còn ít được sử dụng và hiệu quả sử dụng chưa cao do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ yếu là chưa hình thành được kĩ năng dạy - học mang tính hợp tác.

3. Trong quá trình thực hiện DHHT hoạt động dạy và hoạt động học có thể phân chia thành nhiều giai đoạn, các bước, các thao tác. Trên cơ sở đó chúng tôi đã hoàn chỉnh quy trình tiến hành DHHT giúp cho GV và HS sử dụng như một bản chỉ dẫn để tổ chức thực hiện dạy và học mang tính hợp tác.

4. Trong quá trình thực hiện có rất nhiều nhân tố tác động vào DHHT. Đó có thể là các nhân tố bên ngoài (gia đình, nhà trường, xã hội…) hoặc là các nhân tố bên trong (tiền năng trí tuệ, vốn sống, phong cách dạy - học…). Tuy nhiên

DHHT vẫn thể hiện được nhiều ưu điểm mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với các phương pháp dạy học khác.

5. Việc triển khai thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông đã cho kết quả tốt. Hiệu quả học tập của HS nhóm TN, xét trên nhiều phương diện, đều cao hơn nhóm ĐC. Điều đó có thể khẳng định tính phù hợp, tính khả thi của DHHT, đồng thời chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra. Vì vậy, DHHT có thể triển khai và ứng dụng trên diện rộng. Đây sẽ là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông.

B. Đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình thực hiện DHHT.

2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với chương trình sinh học 12 và các môn học khác nhau trong chương trình giáo dục THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

[1]. Hoàng Ngọc Anh (2002), “Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học”, Tạp chí giáo dục, số 36.

[2]. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Hữu Châu, Nguyên Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên THCS, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Phúc Chỉnh (2007), Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học học sinh lớp 11 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)