Từ khi chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng, đến khi thành hình khugiải phóng Việt Bắc, thời gian chỉ gần 4 năm, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp cực kỳ quan trọng cho
Trang 1sự kiện quan trọng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ cuối tháng 1 năm 1941 đến cuối tháng 5 - 1945 là thời gian Bác Hồ từPác Bó về Tân Trào chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám Thời gian này ViệtBắc được xây dựng thành căn cứ địa, quê hương giải phóng Giữa năm 1945,sau khi nghe báo cáo về nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, lãnh tụ Hồ
Chí Minh đã ra chỉ thị; "Nay vùng giải phóng ở miền ngược đã bao gồm các tỉnh: Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, địa thế nối liền với nhau, nên lập thành một khu căn cứ lấy tên là khu Giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang lại, đặt tên là Quân giải phóng".
Từ khi chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng, đến khi thành hình khugiải phóng Việt Bắc, thời gian chỉ gần 4 năm, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đã có nhiều đóng góp cực kỳ quan trọng cho phong trào cách mạng ở Việt Bắc
và cách mạng cả nước Những thành công của phong trào cách mạng ở Việt Bắcvừa là kết tinh truyền thống yêu nước, đoàn kết của các dân tộc ở đây, vừa thểhiện tính đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến hành khởinghĩavũ trang giành chính quyền cách mạng ở vùng núi cao, nhiều dân tộc nóiriêng và cả nước nói chung Việt Bắc tự hào với địa danh căn cứ địa cách mạng,
tự hào có Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ lôí, dẫn đường Cả nước tôn vinhViệt Bắc, nơi khởi nguồn của cách mạng giải phóng dân tộc Việt nam
Nhân dân các dân tộc Việt Bắc theo lời dạy của "Già Thun, Ông Ké" cùngtoàn dân làm cách mạng giải phóng dân tộc Việt Bắc được đồng bào cả nước
Trang 2biết ơn, trân trọng vì ở đó trong lòng Việt bắc có Bác Hồ Đồng Bào Việt Bắc tựhào, lưu truyền cho đời đời cho con cháu về hoạt động của Người ở đây.
Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Ở đâu u ám quân thù Trông về Việt Bắc, Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà"
Ngày nay, đồng bào các dân tộc Việt Bắc cùng nhân dân cả nước đang tiếptục thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng thànhcông CNXH, ra sức thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tất cả vì
sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Vịêc tiếp tục nghiên cứu và phổ biến tư liệu về hoạt động của Người ở ViệtBắc là một nhu cầu khoa học góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh
và cũng là nguyện vọng của đồng bào các dân tộc Việt Bắc
"Hoạt động của Hồ Chí Minh ở Việt Bắc" (1941 - 1945) là đề tài nghiêncứu lịch sử Đảng về Chủ tịch Hồ Chí Minh Khoá luận cung cấp phần nàonhững tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác trên quê hương ViệtBắc, góp phần vào kho tàng lý luận nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằmvận dụng sáng tạo vào thực tiễn Đó chính là hành động thiết thực góp phần thựchiện đường lối đổi mới của Đảng và mong ước của Bác Hồ
Khoá luận sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ yêú làphương pháp duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgich Ngoài ra khoá luậncòn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, so sánh Các nguồn sửliệu là Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập) và Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử (10 tập),Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (xuất bản từ 1993 - 1996-2001); cuốn sự ghiệp
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, NXB QĐND năm 2002 Ngoài ra Khoá luận
Trang 3còn sử dụng một số tư liệu trong cuốn Kỷ yếu khoa học "Bác Hồ với nhân dâncác dân tộc tỉnh Cao Bằng" do Tỉnh uỷ Cao Bằng xuất bản năm 1995.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận kết cấu chia thành 2 chương:
Chương I: Nguyễn Ái Quốc chọn Cao bằng làm căn cứ địa cách mạng.Chương II: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc (1941 - 1945)
Trang 4
CHƯƠNG I NGUYỄN ÁI QUỐC CHỌN CAO BẰNG LÀM CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG
1 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước khi về Cao Bằng (1890 - 1940)
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêunước nguồn gốc nông dân lao động, lúc còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, từthời niên thiếu, đã được giáo dục ý thức lao động, nếp sống trong sạch, giản dị
và đạo lý làm người Quê hương của Người, bên dãy núi Hồng và dòng sôngLam (Kim liên- Nam Đàn - Nghệ an) Đây là nơi đã sinh ra nhiều bậc vĩ nhântiêu biểu cho phẩm chất, tinh hoa văn hoá Việt nam và là một cái nôi của phongtrào yêu nước đương thời
Những cảnh đồng bào bị hành hạ tàn nhẫn vì thiếu tiền nộp tô nộp thuế,hoặc bị bắt đi phu làm đường và những gương hy sinh lẫm liệt của các chiến sỹCần Vương ngay tại xóm làng đã khiến Nguyễn Sinh Cung căm hờn quân cướpnước và bè lũ tay sai bán nước Những buổi đàm luận về thời cuộc của các sỹphu yêu nước taị nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ra Người, hoặctại nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý, thầy học của Người, đã sớm khơi dậy choNguyễn Sinh Cung tinh thần yêu nước thương nòi Các cuộc khởi nghĩa Hươngkhê, Yên thế, các phong trào Đông du, Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục, cũngnhư cuộc vận động Cải lương ở Trung quốc, sự phát triển của Nhật bản, cuộcchiến tranh Nga- Nhật đều tác động đến Người thiếu niên yêu nước này
Khi còn ở gia đình, Nguyễn Sinh Cung đã "sớm hiểu biết","rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào","có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào" và"đã tham gia công tác bí mật" nhận việc liên lạc cho các văn thân
yêu nước ở quê hương
Nguyễn Sinh Cung khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làmcủa một người nào: Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đánh Pháp là rấtnguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; Phan ChâuTrinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiên cải lương là sai lầm, chẳng khác gì "xingiặc rủ lòng thương" Lúc này, tiếng súng của nghĩa quân Yên thế còn đang sôi
Trang 5động, tư tưởngbạo lực vũ trang đang day dứt bao người Việt nam nặng lòng vìnước vì dân Nguyễn Sinh Cung cho rằng " trực tiếp đấu tranh chống Pháp" nhưHoàng Hoa Thám là "thực tế hơn", nhưng cụ còn nặng "cốt cách phong kiến".Chính giữa lúc thực dân Pháp đàn áp các phong trào yêu nước và đặt được
bộ máy thống trị của chúng trên toàn lãnh thổ Việt nam, Lào và Căm- Pu- Chia,Nguyễn Sinh Cung đã nhìn thấy những nhược điểm của các phong trào yêunước đương thời và tán thành trực tiếp chống thực dân Pháp là thực tế hơn cả.Năm 16 tuổi, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế Người được đổi tên làNguyễn Tất Thành, học tại trường Tiểu học Đông Ba, rồi vào trường Quốc học.Thực dân Pháp mở trường Quốc học Huế nhằm đào tạo một lớp tay sai ngườibản xứ cho chúng Nhưng chính tại trường này, Nguyễn Tất Thành đã tích luỹmột vốn kiến thức cần thiết và đã đọc một số sách, báo truyền bá tư tưởng "tự
do, bình đẳng, bác ái" của cách mạng tư sản Pháp Sau đó Người vào dạy học ởtrường Dục Thanh ( Phan Thiết) Người đã thấy rõ sự thất bại của các phongtrào yêu nước đương thời và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp trên tàu Đô đốcLa-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng sang phươngTây Người qua Pháp và các nước thuộc địa châu Phi Từ 1912 đến 1913,người sống ở Mỹ Năm 1914, Người về nước Anh Người đã phải trải qua nhiềunghề như phụ bếp, quét tuyết, hầu bàn, thợ ảnh; tìm tòi, kiên trì học tập, chịuđựng gian khổ để xem xét, tích luỹ hiểu biết Những năm đi qua nhiều nơi trênthế giới, hoà mình vào cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân nhiềunước châu Á, châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Nguyễn Tất Thành đã nhìn thấy sựthống trị của Chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa và với chính nhândân nước chúng Ở đâu, người dân mất nước cũng thống khổ như nhau Ở đâu,
tư bản đế quốc cũng độc ác như nhau "Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.
Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"
Cuối năm 1917, Người về Pháp hoạt động trong nhóm "Những người yêunước Việt Nam", cùng trao đổi với các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường về
Trang 6con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở việt nam, Người tham gia nhiều hoạtđộng ủng hộ cách mạng tháng Mười Nga và nước Nga Xô Viết.
Vừa hoạt động thực tế, vừa trau dồi kiến thức, Nguyễn Tất Thành tìm hiểunền văn hoá châu Âu, đặc biệt là nền văn hoá Pháp Người đọc một số tác phẩmtiêu biểu của Các Mác và Ph.Ăng ghen, tìm hiểu cách mạng Pháp, công xã Pa ri,cách mạng Nga Với tinh thần học tập không mệt mỏi và ý chí phấn đấu kiêncường, vượt qua những thử thách của cảnh nghèo túng, Nguyễn Tất Thành trongquá trình tìm đường cứu nước đã từ chủ nghĩa yêu nước hướng tới đỉnh cao trítuệ của thời đại là Chủ nghĩa Mác- Lê nin
Năm 1918, Người vào Đảng xã hội Pháp vì Đảng này ủng hộ cuộc đấu
tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa Đầu năm 1919, Người gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đến Hội nghị Véc xây (Pháp), ký tên là
Nguyễn Ái Quốc Đây là tiếng nói chính nghĩa của đại biểu đầu tiên cho phongtrào giải phóng dân tộc Việt nam trên diễn đàn quốc tế
Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản tức quốc tế III, bộ tham mưu cáchmạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới được thànhlập taị Mát- xcơ- va Đây là một thắng lợi của phong trào cộng sản và công nhânthế giới Quốc tế cộng sản đóng vai trò to lớn trong việc vạch trần chủ nghĩa cơhội, xây dựng và củng cố các Đảng cộng sản, phát triển phong trào cách mạngtren toàn thế giới
Đại hội II QTCS (28/7/1920) thông qua "Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin Báo Nhân Đạo của
Đảng cộng sản Pháp đã đăng toàn văn tác phẩm này
Cũng như các đảng xã hội khác ở châu Âu lúc bấy giờ, trong Đảng xã hộiPháp nổ ra cuộc tranh luận gay gắt: ra nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II?Điều mà Nguyễn Ái Quốc muốn biết hơn cả-và cũng là điều mà người ta khôngthảo luận tại các cuộc họp, là: Vậy quốc tế nào bênh vực nhân dân các nướcthuộc địa? Trong một cuộc họp Nguyễn Aí Quốc đã nêu câu hỏi ấy lên Cóngười trả lời: đó là quốc tế III chứ không phải quốc tế II Và một người nữa đưa
Trang 7cho Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địa Lần đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc được đọc một tác phẩm của Lê-nin.Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12 năm
1920 Là đại biểu của thuộc địa Đông dương, tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc cùngphái đa số do Mác-xen Ca-sanh lãnh đạo bỏ phiếu tán thành ra nhập quốc tế III
và Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
Từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Aí Quốc đã đến với chủ nghĩa Lê-nin vàtrở thành người cộng sản đầu tiên của Việt nam Tiếp nhận Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Aí Quốc đã hướng sự nghiệpgiải phóng dân tộc của cách mạng Việt nam vào con đường cách mạng vô sản,gắn phong trào cách mạng Việt nam với phong trào cách mạng thế giới, mởđường cho cách mạng Việt nam thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đường lối kéodài hơn nửa thế kỷ
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô và làm việc tại Bộ PhươngĐông của Quốc tế Cộng sản, học tập tại trường Đại học phương Đông, đi thămnhiều nơi, Người tìm hiểu mọi mặt xã hội Liên Xô, tham gia nhiều hội nghịquốc tế, dự các khoá bồi dưỡng ngắn hạn của Quốc tế Cộng sản Từ đó Người
có điều kiện củng cố và phát triển tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc là phái viên Ban thư ký Viễn Đông củaQuốc tế Cộng sản hoạt động ở Trung Quốc Tháng 6 - 1925, Người thành lậpViệt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (Hội Việt Nam cách mạng thanhniên) và ra báo Thanh niên của Hội, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam
Từ năm 1925 đến năm 1927, Người tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạonguồn cán bộ cốt cán đầu tiên cho cách mạng Việt Nam Các bài giảng và tàiliệu huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc, năm 1927 được Bộ tuyên truyền Hội liên
hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản thành cuốn "Đường Kách Mệnh" Tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trình bày hệ thống một số cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu ở Anh , Pháp, Mỹ và so sánh với cách mạng Nga Tác phẩm kếtluận: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cáchmạng vô sản Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước cần phải khai thác
Trang 8Cách mạng là việc chung của dân chúng Muốn làm cách mạng thành công phải
có một Đảng cách mạng Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, phải đượcxây dựng vững mạnh thống nhất, gan góc, không sự hy sinh Người cách mạngphải có tư cách, có đạo đức cách mạng, có lý luận cách mạng, có ý chí không sợgian khổ hy sinh
Tư tưởng nổi bật nhất trong Đường cách Mệnh là tư tưởng chiến lược về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tư tưởng đó của Nguyễn Ái Quốcthể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác-Lê nin với thực tiễn cáchmạng nước ta, là ngọn cờ chỉ đạo cách mạng nước ta trong thời kỳ xúc tiếnchuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Sau năm 1927, Nguyễn Ái Quốc trở lại Liên Xô, dự hội nghị chống đếquốc ở Bỉ (12 - 1927), qua Đức, Thuỵ Sĩ, Italia rồi về Pháp Mùa thu 1928,Người trở về Xiêm hoạt động trong Việt kiều và liên hệ theo dõi phong tràotrong nước
Cuối năm 1928 đến năm 1930 phong trào cách mạng trong nước lên cao
Ba tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập ở ba kỳ: Đông Dương Cộng sảnĐảng (6-1929), An Nam cộng sản Đảng (11 - 1929), Đông Dương cộng sản liênđoàn (01 - 1930) Theo sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đãtriệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thànhĐảng Cộng sản Việt nam (3 - 2 - 1930) Các văn kiện do Người soạn thảo nhưChính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng đã được Hộinghị thành lập Đảng thông qua và trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên củaĐảng Cộng sản Việt nam Người đã ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, báocho toàn thể công nhân,nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và đồng bào bị
áp bức rằng Đảng Cộng sản Việt nam đã được thành lập Đó là Đảng của giaicấp vô sản Đảng sẽ lãnh đạo cách mạng Việt nam đấu tranh giải phóng đồngbào khỏi bị áp bức, bóc lột
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện rõ những vấn đề cơ bản về
chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam Con đường cách mạng ViệtNam là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN
Trang 9Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai đểgiành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày Thành lập chính quyền côngnông binh Thực hiện quyền dự do dân chủ nhân dân Tổ chức ra quân đội côngnông Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Đảng có tổ chức chặtchẽ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Đảng chủ trương đoàn kếtdân tộc, đoàn kết quốc tế Đảng tuyên truyền giáo dục và kêu gọi toàn dân cổ vũ,ủng hộ Đảng.
Từ năm 1931 đến năm 1940, Nguyễn Ái Quốc gặp những thử thách lớn vàNgười đã kiên trì giữ vững quan điểm tư tưởng về đấu tranh giải phóng dân tộc.Tháng 6 - 1931, Người bị nhà cầm quyền Anh ở Hồng Công bắt giữ trái phép.Nhờ nghị lực đấu tranh kiên trì của Người và được sự giúp đỡ của Quốc tế cứu
tế đỏ, trực tiếp là ông bà luật sư Lô-giơ-bai (người Anh), cuộc đấu tranh chốngnhà cầm quyền Anh (ở Hồng công) bắt người vô cớ giành thắng lợi Mùa xuânnăm 1934, Người thoát khỏi nhà lao của Anh ở Hồng Công về Bắc Kinh rồisang Liên Xô
Trong thời gian ở Liên Xô, Người vào học ở Trường Quốc tế Lê nin, làmviệc ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản,tham gia với tư cách tư vấn đoàn đại biểu Đảng ta dự Đại hội VII Quốc tế Cộngsản Khi đó, xu hướng "Tả khuynh" đang chiếm ưu thế trong Ban chấp hànhQuốc tế Cộng sản Xu hướng này coi quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cáchmạng giải phóng dân tộc là hữu khuynh, là nặng tư tưởng "dân tộc chủ nghĩa" và
để Người trong trạng thái gần như không hoạt động
Tuy vậy, với bản lĩnh và nghị lực lớn, Người đi sâu nghiên cứu lý luận Mác
- Lê nin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô Do hiểu biết sâu sắcthực tiễn cách mạng Việt Nam, Người kiên trì bảo vệ các quan điểm của mình
về vấn đề dân tộc, đặt vấn đề đoàn kết mọi lực lượng để giải phóng dân tộc lêntrên hết và gắn với vấn đề giai cấp và giải phóng giai cấp
Cuối năm 1938 Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc hoạt động Sau Đại hộiVII, Quốc tế Cộng sản chuyển hướng lãnh đạo thành lập mặt trận nhân dân rộngrãi chống phát xít; thực tiễn Đảng ta đã kịp thời chủ trương chỉ đạo chiến lược
Trang 10trong thời kỳ này (1936 - 1939) với việc thành lập Mặt trận dân chủ ĐôngDương, mở rộng lực lượng và hình thức đấu tranh đã chứng minh tư tưởng HồChí Minh về việc đoàn kết mọi lực lượng tập trung mũi nhọn chống đế quốc làhoàn toàn đúng đắn
Trong suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã phải làm nhiềucông việc lao động vất vả; trải qua nhiều nghề, có lúc bị đói rét, bị giam cầm;Người đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế, tham gia Bát lộ quân Trung Quốcv.v Đặc điểm xuyên suốt của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động ởngoài nước là Người luôn luôn tìm cách liên hệ với phong trào cách mạng ViệtNam, đặt phong trào cách mạng Việt nam trong bối cảnh quốc tế và thườngxuyên tìm đường trở về Tổ quốc
Hành trang tư tưởng và là thành công lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trongsuốt 30 năm hoạt động ở nước ngoài là tìm ra con đường cứu nước giải phóngdân tộc Việt Nam, chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thànhlập Đảng Cộng sản Việt nam và hình thành đội ngũ cán bộ nòng cốt cho phongtrào cách mạng Việt Nam
2 Nguyễn Ái Quốc chọn và xây dựng căn cứ địa Cao Bằng.
Nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng các nước, Nguyễn Ái Quốc đã nắmvững được lý luận xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng nông thôn, miền núi
Từ đây có thể xây dựng các tổ chức quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang,phát triển và mở rộng ra khắp đất nước Người cho rằng đó là những công việcquan trọng và cần tiến hành trước hết
Ngay từ năm 1928, khi viết tác phẩm "Công tác quân sự của Đảng trong nông dân", Người tổng kết: "Việc tuyên truyền cổ động cách mạng phải được tiến hành trong nông dân ở mọi nơi, nhưng sức mạnh chủ yếu của Đảng phải được dồn cho một tỉnh hoặc một vài tỉnh đặc biệt Khi Đảng cách mạng đoán trước được tình thế cách mạng trực tiếp đang tới gần thì (trong khi tiếp tục giáo dục và vận động giai cấp công nhân) phải chỉ ra được tỉnh nào hay huyện nào
là quan trọng nhất theo quan điểm tuyên truyền trong nông dân, phải dồn sự chú ý của Đảng và tập trung các nguồn lực của Đảng cho các tỉnh này" Từ tư
Trang 11tưởng đó đến việc lựa chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng là một sáng tạocách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Trong lúc Nguyễn Ái Quốc đẩy mạnh hoạt động truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lê nin vào Việt Nam, những thanh niên yêu nước của nhân dân các tỉnh CaoBằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng, đi vào phongtrào quần chúng yêu nước, tuyên truyền, giác ngộ, khơi dậy lòng yêu nước, đoànkết đấu tranh chống cường quyền và bạo ngược, bảo vệ quyền lợi của cộngđồng Lịch sử đấu tranh cách mạng ở Việt Bắc gắn liền với tên tuổi và hoạt độngcủa những người con ưu tú của quê hương như Hoàng Đình Giong, Hoàng VănNọn
Sau khi Đảng CSVN ra đời, từ những cơ sở của phong trào yêu nước vàphong trào công nhân, những chi bộ Đảng cũng sớm được thành lập và đã pháthuy hiệu quả trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở cách mạng và phong tràođấu tranh của quần chúng
Sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình trong nước chuyển biếnnhanh chóng, đấu tranh khởi nghĩa vũ trang diễn ra ở một số nơi như cuộc khởinghĩa Bắc Sơn (9 - 1940) và khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940), cuộc binh biến ở ĐôLương (1 - 1941) Các cuộc khởi nghĩa đó nổ ra lẻ tẻ và chưa đủ điều kiện thắnglợi Nguyễn Ái Quốc nhận định rằng tình hình chung thế giới và Đông Dươngngày càng lợi cho ta, nhưng thời cơ chưa đến, chưa thể khởi nghĩa được Songnay khởi nghĩa đã nổ ra rồi, thì cần tổ chức rút lui cho khéo để duy trì phongtrào
Để phong trào đi đến thắng lợi, không chỉ cần nắm vững thời cơ, mà cònphải có đội ngũ cán bộ nòng cốt, vừa có lý luận cách mạng, vừa có năng lực vàkinh nghiệm chỉ đạo thực tế Nguyễn Ái Quốc một mặt thấy rõ vị trí chiến lượccủa Cao Bằng nói riêng và các tỉnh Việt Bắc nói chung trong việc xây dựng căn
cứ địa cách mạng; đồng thời đã ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt đầutiên cho cách mạng
Khoảng tháng 10 - 1940, do bị Nhật - Pháp khủng bố mạnh, 40 thanh niêndân tộc Cao Bằng đã lánh sang Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc), đang tìm
Trang 12cách liên hệ với nhà cách mạng Trương Bội Công và bắt liên lạc với tổ chứcĐảng hoạt động ở nước ngoài Nắm được tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã cửcác đồng chí Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh và Vũ Anh đến Tĩnh Tây liên hệ.Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp tổ chức mở lớp huấn luyện cho cho 40 thanhniên dân tộc Cao Bằng ở Nam Quang, Ngàm Tày (Trung Quốc) Lớp huấn luyệnkết thúc, 40 thanh niên trở về nước toả đi các địa phương hoạt động Lúc này,Nguyễn Ái Quốc, Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp,Hoàng Văn Lộc khẩn trương hướng về Pác Bó, xã Trường Hà, châu Hà Quảng,Cao Bằng.
Trong suốt thập kỷ ba mươi, phong trào cách mạng ở Cao bằng nói riêng
và cả Việt bắc nói chung đã góp phần quan trọng trong công tác xây dựng vàphát triển tổ chức Đảng và phong trào cách mạng trong cả nước qua các thời kỳ.Quần chúng cách mạng ở Cao Bằng đã tham gia đưa đón cán bộ của Đảng, giúp
đỡ thành lập Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng (năm 1934), giúp đỡ tổ chức Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (1935) họp tại Ma Cao (Trung Quốc)
Từ năm 1939, ngay khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Nguyễn ÁiQuốc đã nhận định: Cơn lốc khổng lồ này sẽ biến đổi số mệnh hàng trăm triệungười trên thế giới Ngày 20 - 6 - 1940, đang ở Côn Minh, nghe tin thủ đô Pa ri
của Pháp thất thủ, bị phát xít Đức chiếm đóng, Người nói: "Việc Pháp mất nước
là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng" Phát
xít Đức - Ý, Nhật đang tiến công ở khắp các chiến trường Châu Âu, Châu á vàThái Bình Dương, nhưng Người vẫn cho rằng bọn phát xít cuối cùng sẽ thất bại,cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ và thành công ở nhiều nước Người chủtrương chuyển hướng hoạt động của các lực lượng cách mạng về sát biên giớiViệt - Trung Người chỉ thị cho các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh đến QuýDương cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đi Quế Lâm,
về Nam Ninh gần biên giới Quảng Tây - Cao Bằng
Tháng 9 - 1940, thực dân Pháp dâng Đông Dương cho Nhật, phát xít Nhậtkéo quân vào Đông Dương và ngày càng bị sa lầy ở Châu Á Trước tình hình đó,
Trang 13Người nhận định: Đồng minh sẽ thắng Nhật, Pháp ở Đông Dương sẽ bắn nhau.Việt Nam sẽ giành được độc lập Nhận định đó của Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ thời
cơ cho dân tộc ta giành độc lập, tự do đã đến
Cuối năm 1940, trước khi về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạngViệt Nam, Nguyễn Ái Quốc bàn với một số đồng chí cách mạng Việt Nam đang
ở Trung Quốc: Lúc này vấn đề đoàn kết toàn dân để giải phóng dân tộc càng
quan trọng, ta phải nghĩ đến "việc lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên gọi cho thích hợp Việt Nam giải phóng đồng minh? Việt Nam phản đế đồng minh? Hay là Việt Nam độc lập đồng minh, có thể gọi tắt là Việt Minh cho dễ nhớ" Những ý kiến của Nguyễn Ái Quốc nói hồi đó, sau này được Hội nghị
Trung ương lần thứ tám(mở rộng) của Đảng họp ở lán Khuồi nặm ( Pác Bó)thảo luận và quyết định thành lập Mặt trận Việt minh
Người nói với đồng chí Lê Thiết Hùng: "Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị Nói chính trị quân sự đi đôi thì dễ, nhưng làm thì khó Chúng ta trở về Tổ quốc, việc trước tiên là phải có chỗ đứng chân Lúc đầu là một điẻm nhỏ, sau mở rộng thành điểm to, rồi thành căn cứ Chỗ đứng chân phải đứng vững chắc Vững chắc nhất là lòng dân".
Thực ra trong quá trình tìm đường cứu nước, qua nghiên cứu thực tiễn cáccuộc cách mạng ở nước ngoài và từ sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa chốngthực dân Pháp ở trong nước, Nguyễn Aí Quốc đã sớm hình thành tư tưởng vềtìm chỗ đứng chân, xây dựng căn cứ địa cách mạng Có xây dựng được căn cứđịa cách mạng thì khi tiến hành phát động khởi nghĩa giành chính quyền mớibảo đảm thắng lợi (thể hiện qua những bài viết và tham luận cuả Người từ năm
1923 đến năm1928, tiêu biểu là các tác phẩm: Đường cách mệnh(1927), Côngtác quân sự của Đảng trong nông dân-1928)
Ngaỳ 28 tháng 1 năm 1941, Người vượt cột mốc 108 biên giới Việt- Trung
về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Người xúc động, đứng lặng hồi lâu rồi cúixuống hôn mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, sau ba mươi năm xa cách naymới trở về Ngày 8-2-1941, Người dọn đến ở trong hang Cốc Bó, thuộc địa phận
Trang 14Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng Tại đây Người viết bài thơ
mô tả địa danh này:
"Non xa xa, nước xa xa, Nào phải thêng thang mới gọi là Đây suối Lênin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà"
Thoạt đầu, Người định chọn Lào cai làm chỗ đứng chân khi về nước hoạtđộng Người đã phái Bùi Đức Minh, Hoàng Văn Lộc về Hà khẩu để điêù tranắm tình hình trong nước và đặt cơ sở liên lạc Nhưng do giao thông khó khăn,nên Người quyết định về nước theo đường Cao bằng và chọn nơi đây làm chỗđứng chân đầu tiên để lãnh đạo cách mạng Việt nam Người nhận thấy Cao bằng
là nơi có truyền thống đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, là địa phương có
"những con người tính tình chất phác, chịu dựng bia ghi nhớ, không quyên côngđức, thích việc nghĩa, có việc đã qua mà vẫn tưởng nhớ, dựng cờ xướng nghĩa,đánh kẻ thù chung" Các tổ chức cách mạng được thành lập ở đây từ rất sớm.Đồng bào các dân tộc ở đây sớm được tiếp nhận ánh sáng của Đảng Đây là nơi
có địa thế thuận lợi, núi non hiểm trở, tiếp giáp với nước ngoài, điều kiện kinh tế
có thể tự cung, tự cấp trong phạm vi địa phương Người giải thích lý do chọn nơi
đặt chân đầu tiên khi trở về Tổ quốc: "Căn cứ địa Cao bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng ta Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang cách mạng, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ" Tầm nhìn xa trông rộng của Người khi quyết định chọn Cao Bằng làm
căn cứ địa thuở ban đầu của cách mạng có ý nghĩa chiến lược to lớn như lịch sửcách mạng Việt nam đã chứng minh Tầm nhìn đó thể hiện sự kết hợp nhuần
nhuyễn các yếu tố "thiên thời", "địa lợi", "nhân hoà"; Phản ánh được mối quan
hệ biện chứng giữa phong trào cách mạng ở một địa phương với phong tràochung cả nước
Trang 15Từ đây, Pác Bó, Cao Bằng trở thành đầu nguồn của cách mạng Việt Nam.
CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở VIỆT BẮC (1941 - 1945)
1 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương 8 và xây dựng lực lượng cách mạng (1941 - 1942)
Gần19 tháng, kể từ khi về Việt Bắc lần đầu tiên (1- 1941) đến khi lênđường sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việtnam và lực lượng Đồng minh Đồng minh (13- 8-1942), Nguyễn Ái Quốc đã tiếnhành nhiều công việc quan trọng chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam
Trong tháng 1 năm 1941, taị một địa điểm gần biên giới Việt -Trung,Nguyễn Aí Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho công cuộc giải phóng.Người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm VănĐồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh biên soạn tài liệu và giảng bài Tài liệu của lớp
huấn luyện này về sau được in thành sách với nhan đề "con đường giải phóng".
Tác phẩm này đánh dấu bước phát triển hoàn chỉnh lý luận của Người về khởinghĩa vũ trang giải phóng dân tộc ở Việt nam
Cao Bằng là địa phương đầu tiên đã trực tiếp thể nghiệm tư tưởng Hồ ChíMinh và thành công của phong trào cách mạng ở đây cũng chứng minh lý luậncách mạng của Người là đúng Những thắng lợi của phong trào cách mạng ởCao bằng đã trở thành căn cứ thực tiễn để Người hoàn thiện lý luận cách mạngcủa mình Phân tích đúng xu thế phát triển của tình hình thế giới và cách mạngtrong nước, Nguyễn Ái Quốc dự đoán, nhận định đúng con đường và bước ngoặtđặc biệt của tình thế, đưa quần chúng tới cuộc đấu tranh quyết định cuối cùng.Cuối tháng 4 - 1941, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu triệu tập Hội nghị cán bộtỉnh Cao Bằng để rút kinh nghiệm qua việc tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh
ở tỉnh Hội nghị này được tổ chức tại Pác Bó do đồng chí Hoàng Văn Thụ chủtrì Những Châu có phong trào quần chúng tương đối mạnh như Hoà An, HàQuảng, Nguyên Bình đều có đại biểu dự hội nghị Hội nghị đã nêu ra những
Trang 16kinh nghiệm tiêu biểu trong xây dựng lực lượng cách mạng, củng cố khối toàndân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh ở địa phương Chủ trương thí điểm xâydựng Mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa rất quantrọng để phát triển phong trào cả nước Tư tưởng toàn dân đoàn kết trong mộtMặt trận dân tộc thống nhất của Nguyễn Ái Quốc trở thành vấn đề chiến lượccủa Đảng ta Sau này tại Hội nghị Trung ương 8, Mặt trận Việt Minh đã chínhthức được thành lập (19 - 5- 1941).
Từ 10 đến 19 - 5 - 1941, tại Bác Pó, Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc chủ trìHội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám - hội nghị có vai trò quyết định dẫn tớithắng lợi của cách mạng Tháng tám năm 1945 Tại hội nghị này, tư tưởngNguyễn Ái Quốc về giải phóng dân tộc, chuẩn bị lực lượng và phương hướngcách mạng, chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã được phát triển và cụthể hoá Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược vàsách lược đề ra ở Hội nghị TW 6 (11 - 1939), giương cao hơn nữa ngọn cờ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu trong tình hình mới: "Trong lúc này, quyền lợi của
bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, sự tồn vong của quốc gia, của dân tộc Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại độc lập tự do cho toàn dân tộc, thì không những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến hàng vạn năm cũng không đòi lại được" 4
Hội nghị đã quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từngnước Việt Nam - Lào - Campuchia; quyết định ở mỗi nước thành lập một Mặttrận đoàn kết dân tộc Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc và kinh nghiệm thíđiểm ở Cao Bằng từ trước, hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lậpđồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêunước, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo kể cả xu hướng chính trị, đặngcùng nhau giải phóng dân tộc Mặt trận Việt Minh thực sự trở thành lực lượngquần chúng rộng lớn thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là nhân tố quan trọngdẫn đến thắng lợi cách mạng Tháng Tám 1945
Hội nghị còn đề ra chủ trương tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chínhquyền; xác định rõ những điều kiện phát động khởi nghĩa thành công Cuộc cách
Trang 17mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang Muốn gâymột cuộc khởi nghĩa bằng vũ trang, phải nhằm vào những điều kiện sau đây:
- Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc
- Nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp - Nhật,
mà đã sẵn sàng hy sinh bước vào con đường khởi nghĩa
- Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng hoảng đến cực điểmvừa về kinh tế, chính trị lẫn quân sự
Những điều kiện khách quan tiện lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dươngnhư: Quân Trung Hoa đại thắng quân Nhật; cách mạng Pháp hay cách mạngNhật nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng,cách mạng các nước thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Trung Hoa hayquân Anh - Mỹ tràn vào Đông Dương
Chủ trương Hội nghị Trung ương 8 của Đảng đã có tác dụng quyết địnhtrong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực tiến tới cuộc khởi nghĩa vũtrang giành chính quyền
Giữa năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức lớp huấn luyện chính trị quân
sự ngắn hạn cho cán bộ địa phương Việt Bắc và Người đã trực tiếp giảng bài.Cũng dịp này Người cử 10 thanh niên Việt Bắc đi học vô tuyến điện ở LiễuChâu (Trung Quốc)
Ngày 6 - 6 - 1941, Người viết thư kính cáo đồng bào: "Nay cơ hội giải phóng đã đến rồi, đế quốc Pháp bên Âu đã không thể tự cứu, càng không thể cứu bọn thống trị Pháp ở ta Đế quốc Nhật đã bị sa lầy ở Trung Hoa, lại đương gay go với Anh - Mỹ Hiện thời muốn đánh Pháp - Nhật, ta chỉ cần một điều:"Toàn dân đoàn kết".
Ngày 1 - 8 - 1941, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo Việt Nam độc lập là cơ
quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng Mục đích đó của báo như
Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: "Tây cốt làm cho ta ngu hèn, báo Việt Nam độc lập cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do" Mặc dầu bận nhiều
Trang 18việc chung của cả nước, Nguyễn Ái Quốc vẫn dành cho Báo Việt Nam độc lập
sự chỉ đạo trực tiêp và Người còn tham gia duyệt bài, viết bài, có khi cả việc
trình bày, minh hoạ và in báo Báo Việt Nam độc lập đã góp phần to lớn vào
việc tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức nhân dân Việt Bắc vào đội ngũ cáchmạng từ thiếu niên, nông dân, công nhân, binh lính đến thanh niên, phụ nữ vàphụ lão
Tháng 10 - 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội vũ trang đầutiên ở Cao Bằng Người giao cho các đồng chí Lê Quảng Ba Lê Thiết Hùng,Hoàng Sâm tổ chức và phân công họ làm đội trưởng, chính trị viên và đội phó.Người đặc biệt chú ý đến việc xây dựng về công tác chính trị của đội, biên soạn
Mười điều kỷ luật và chiến thuật cơ bản của chiến tranh du kích, và tham gia
trực tiếp huấn luyện họ
Đầu năm 1942, Nguyễn Ái Quốc mở lớp chính trị tại hang Kéo Quảngthuộc xã Gia Bằng, Châu Nguyên Bình, châu "Việt Minh hoàn toàn" Sau mỗibài giảng Người thường giải đáp những thắc mắc do học viên nêu ra Người nói:
"đánh giặc phải có căn cứ Sau này khởi nghĩa đánh đế quốc Pháp - Nhật ta phải lấy núi rừng làm căn cứ địa" "Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh đoàn kết toàn dân Toàn dân đoàn kết, cả miền xuôi, miền núi đoàn kết, thì ta nhất định thắng"
Tháng 2 - 1942, Nguyễn ái Quốc viết diễn ca "Lịch sử nước ta", phần
"Những năm quan trọng", Người có một dự đoán thiên tài về thời cơ cách mạng
Việt Nam sẽ thành công, dòng cuối cùng Người viết "1945- Việt Nam độc lập".
Đầu tháng 3 - 1942, Nguyễn Ái Quốc chỉ thị cho Tỉnh uỷ Cao Bằng phải
mở rộng căn cứ địa, nối liền Cao Bằng với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, xâydựng một hành lang chính trị vững chắc từ Cao băng về miền xuôi để giữ vững
liên lạc trong mọi tình huống Người nói:"Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi".