1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những hình thức cụ thể giáo dục dân số qua môn địa lí ở trường phổ thông

28 738 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Những hình thức cụ thể giáo dục dân số qua môn địa lí ở trường phổ thông

Trang 1

Đề tài: Những hình thức cụ thể giáo dục dân số qua

môn địa lí ở trường phổ thông

Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Hiển Nhóm thực hiệnNhóm 5

CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA

NHÓM CHÚNG TÔI !!

Trang 2

Dạy học ngoại khoá

Trang 3

Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức học tập cho học sinh phù hợp với mục đích, nội dung của bài học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Trang 4

Là hình thức tổ chức hoạt động dạy học địa lí

được ghi cụ thể trong kế hoạch, chương trình môn học Đó là các hoạt động có tính bắt buộc đối với tất

cả HS trong lớp Kết quả học tập của HS phải được

GV nhận xét, kiểm tra, đánh giá

1 Dạy học nội khóa

Các hoạt động nội khoá địa lí được tổ chức dưới hình thức tiết học, có thời gian quy định chặt chẽ theo thời khoá biểu và được tiến hành ở trong lớp, trong phòng bộ môn hoặc ở ngoài vườn địa lí

Trang 6

1.1 Dạy học trong lớp

- Là hình thức tổ chức dạy học chủ yếu trong Nhà

trường phổ thông và được tổ chức hoạt động ngay trong lớp học, có thời gian quy

định chặt chẽ theo thời khoá biểu và được tiến hành ở

trong lớp dưới sự chỉ đạo

chặt chẽ của Nhà trường, của tập thể GV bộ môn

1.1.1 Khái niệm

Trang 7

- Mỗi lớp học có từ 35 đến 50 học sinh

- Nội dung của chương trình được chia ra thành các bài học Mỗi bài học có thể được hoàn

thành trọn vẹn trong một tiết học, nhưng cũng

có bài phải trong hai hoặc ba tiết Đối với mỗi tiết học, giáo viên dạy chung cho cả lớp trong một phòng học cố định

- Tất cả học sinh đều phải tham dự, nhưng tuỳ theo khả năng của từng người mà mức độ lĩnh hội có sự phân hoá khác nhau

Trang 8

GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học.

Giờ học không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời tiết.

Trang 9

- HS bị gò bó, tầm nhìn hẹp, khó liên hệ và vận dụng vào thực tế

HS khó có cơ hội để bộc lộ cá tính, sở trường riêng

- HS học tập một cách thụ động GV khó quan tâm đến từng đối tượng HS

- GV phải làm việc nhiều GV khó thu nhận thông tin ngược từ HS

- GV khó tổ chức các hoạt động, nhất là các hoạt động đòi hỏi phòng

học rộng rãi như làm thí nghiệm, hay trình bày trực quan  HS khó

theo dõi, quan sát.

- GV phải tuân thủ chặt chẽ về mặt thời gian

1.1.2.2 Hạn chế

Trang 10

1.2 Dạy học ngoài lớp

- Là hình thức tổ chức dạy học

mà nội dung của nó có ghi

trong chương trình và kế

hoạch dạy học, được tiến hành

dạy trong vườn địa lí, trong

vườn khí tượng hay trên thực

Trang 11

Là cơ hội

+ Bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học được từ các

môn học

+ Tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn

có liên quan, nối liền kiến thức trong

bài học với thực tiễn

+ Vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề

nảy sinh trong thực tiễn

1.2.2 Vai trò

Trang 12

1.2.3 Ưu điểm và hạn chế

- Không gò bó về mặt thời gian: Trong một số trường

hợp, thời gian có thể thay đổi (không phải chỉ là 45 phút)

để thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế

 Khắc phục được hạn chế của dạy học trong lớp: Học sinh bị gò bó, tầm nhìn hẹp, khó liên hệ và vận dụng vào thực tế

Trang 13

Dạy học ngoài lớp

GV khó quản lí, bao quát, theo dõi HS

GV khó đảm bảo thời gian.

Giờ học

bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu

tố của thời tiết.

1.2.3.2 Hạn chế

Trang 14

1.2.4 Ví dụ minh họa

Trong chương trình Địa lý lớp 12, có bài 15:

Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai GV

tiến hành tổ chức cho tất cả HS trong lớp của mình ra vườn địa lý của trường để học Một mặt giúp tạo hứng thú học tập cho HS, mặt khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài (thực vật, động vật trong vườn Địa lý) hình thành, nâng cao tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo

vệ môi trường cho các em HS Nhờ vậy mà giờ học đạt hiệu quả cao hơn

Trang 15

2 Dạy học ngoại khóa

- Là hình thức tổ chức hoạt động dạy học thường dựa trên cơ sở tự nguyện của HS, không được

ghi trong chương trình do thầy và trò tự nguyện

tổ chức, tham gia với sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường, tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương để phát triển hứng thú, phát triển nhận thức và phát huy tính tự lực, sáng tạo của học sinh nhằm mục tiêu mở

rộng, bổ sung những tri thức được quy định trong chương trình

2.1 Khái niệm

Trang 17

- Giúp GV phát hiện năng khiếu của HS.

- Làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về mặt đạo đức, là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trang 18

Dạy học trong lớp Dạy học ngoài lớp

Khái

niệm - Là hình thức dạy học ngoại khóa được tổ chức ngay trong lớp học - Là hình thức dạy học ngoại khóa được tổ chức ở

ngoài lớp học.

Ưu điểm + GV dễ quản lí, bao quát, theo dõi HS.

+ GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học.

+ Giờ học không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời tiết.

+ GV dễ đảm bảo thời gian khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa.

+ Phát huy được tính chủ động, sáng tạo, óc thẩm mĩ cũng như lòng yêu thiên nhiên và hứng thú học tập của HS

+ Không bị khống chế về không gian tổ chức hoạt động.

Hạn chế - GV khó tổ chức các hoạt động, nhất là các

hoạt động đòi hỏi phòng học rộng rãi.

+ Giờ học bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời tiết.

+ GV khó quản lí, bao quát, theo dõi học sinh.

+ GV khó đảm bảo thời gian.

Trang 19

Nội dung của hoạt động ngoại khóa môn Địa lý THPT

Vấn đề bảo vệ đất đai, nguồn nước, vấn đề chống phá rừng, săn bắn bừa bãi các động vật quý,

hiếm …

Tình hình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, các ngành kinh tế chính của địa phương…

2.4

Trang 20

2.5 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Địa lý

Bao gồm:

Tham quan Địa lý

Câu lạc bộ (clb Địa lý, clb bảo vệ môi trường, clb tư vấn)

Đố vui Địa lý

Thi làm đồ dùng dạy học Địa lýHội thảo khoa học về Địa lý

Hoạt cảnh Địa lý

Trang 21

5 Ví dụ minh họa

Trang 22

Tham quan là một hình thức dạy học tiến hành ngoài nhà trường với cả lớp hay một nhóm học sinh Cùng là hình thức tham quan địa lí nhưng:

- Nếu nội dung tham quan là một vấn đề được ghi trong chương trình và kế hoạch dạy học thì

nó thuộc nội khóa

- Còn nếu nội dung tham quan là một vấn đề không có ghi trong chương trình, kế hoạch dạy học, thì đó là hình thức ngoại khóa Khác với tiết học trong lớp, tham quan thường được tiến hành

ở ngoài nhà trường, trong thiên nhiên hoặc trong các cơ sở sản xuất, nhà bảo tàng, khu triển lãm v.v…

Trang 23

Ví dụ về hình thức ngoại khóa:

GV tổ chức một buổi tham quan nhà máy

thủy điện cho HS trong lớp mình chủ nhiệm Buổi tham quan này dựa trên cơ sở tự nguyện của HS, không được ghi trong chương trình do thầy và trò

tự nguyện tổ chức, tham gia với sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường

Buổi tham quan được thực hiện, sau khi đã học xong chương: Địa lí công nghiệp, chủ yếu là

“Công nghiệp năng lượng” và các em đã có khái niệm về các nhà máy thuỷ điện

Trang 24

Để chuẩn bị cho cuộc tham quan, giáo viên vạch hướng cho các em lưu ý tìm hiểu một số vấn đề

- Quy trình sản xuất của nhà máy.

- Triển vọng phát triển của nhà máy.

Sau buổi tham quan, GV hướng dẫn HS trao đổi, viết bài thu hoạch ( nếu cần) để làm tài liệu học tập sau này.

Trang 25

3 Mối quan hệ giữa dạy học nội khóa và

Trang 26

Nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh

Tư duy (đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận…)

Tư duy (đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận…)

Hành động

có sự hướng dẫn nhằm giải quyết nhu cầu tìm hiểu

Hành động

có sự hướng dẫn nhằm giải quyết nhu cầu tìm hiểu

Trang 27

4 Khác nhau giữa nội khóa và ngoại khóa

So với dạy học nội khóa thì dạy học ngoại khóa:

- Không bị khống chế về nội dung, có thể gắn liền với nội dung kiến thức của một môn học chính khóa; có thể

có nội dung nhằm hưởng ứng cuộc vận động của các bộ ngành khác trong xã hội.

- Hoạt động dưới các hình thức khác nhau, có thể gắn với phong trào tập thể có sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng

đồng, nhà trường, giáo viên, tổ chức đoàn, đội thiếu

niên…;

- HS được kích thích hứng thú học tập hơn do nơi tổ

chức và hình thức tổ chức đa dạng và phong phú hơn;

- Học sinh có cơ hội được trang bị và rèn luyện các kỹ

năng sống; hoạt động theo phương thức tự chọn

Trang 28

Cám ơn cô và các bạn đã

theo dõi!!!

Ngày đăng: 04/12/2015, 07:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w