1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Đông Triều

33 762 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 596 KB

Nội dung

Cho vay là một quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau, trong đó chủ thể này chuyển sang cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 4

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 4

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM 4

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTM 5

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM 6

1.1.4 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM 7

1.1.5 Các phương thức cho vay của NHTM 10

1.1.6 Quy trình cho vay của NHTM 15

1.1.7 Điều kiện vay vốn của NHTM 19

1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp của NHTM 21

1.2.1 Sự khác nhau trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp của NHTM 21

1.2.2 Vai trò của vốn vay NHTM đối với doanh nghiệp 23

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHTM: 25

1.3.1 Các nhân tố chủ quan (thuộc về ngân hàng) 25

1 3.2 Các nhân tố khách quan 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT ĐÔNG TRIỀU 30

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và các doanh nghiệp ở Đông Triều 30

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của Đông Triều 30

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của Đông Triều 30

2.1.3 Khái quát về các doanh nghiệp ở Đông Triều 32

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đông Triều 33

2.2.1 Hoạt động huy dộng vốn 33

2.2.2 Hoạt động đầu tư tín dụng 36

2.2.3 Công tác tài chính 41

2.2.4 Công tác hiện đại hóa ngân hàng: 41

2.3 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Đông Triều 42

2.3.1 Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Đông Triều 42

Trang 2

2.3.2 Phương thức cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT

Đông Triều 43

2.3.3 Chính sách lãi suất trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều 44

2.3.4 Kết quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều 45

2.3.5 Chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Đông Triều 49

2.4 Đánh giá về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều 51

2.4.1 Những mặt đã đạt được 51

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều 54

CHƯƠNG III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNO &PTNT ĐÔNG TRIỀU 59

3.1 Định hướng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều 59

3.2 Ý kiến đề xuất 60

3.2.1 Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng 60

3.2.2 Thực hiện tốt việc nghiên cứu, thu thập thông tin về doanh nghiệp 62

3.2.3 Mở rộng hệ thống mạng lưới để tiếp cận được nhiều hơn và gần hơn với doanh nghiệp 63

3.2.4 Tiếp tục làm tốt công tác khoán tài chính đến từng CBTD 64

3.2.5 Hoàn thiện chính sách tín dụng, trong đó chính sách lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn và các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp cần phải đa dạng hơn .64

3.2.6 Hoàn thiện quy trình cho vay đối với doanh nghiệp, trong đó khâu thẩm định tài sản bảo đảm cần phải thông thoáng và khâu kiểm tra kiểm soát trong và sau khi cho vay cần phải được nâng cao 65

3.2.7 Triển khai nghiệp vụ cho thuê tài chính, đổi mới công nghệ ngân hàng và phát triển các dịch vụ đi kèm với hoạt động cho vay doanh nghiệp 67

3.3 Kiến nghị 68

3.3.1: Kiến nghị với Nhà Nước 68

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 69

3.3.3 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 70

3.3.4 Kiến nghị đối với UBND Huyện Đông Triều 71

3.3.5 Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Quảng Ninh: 72

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Phát huy vai trò là một ngân hàng thương mại chủ lực, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thông ( AgriBank) đã tích cực thực thi các giải pháp chỉđạo của Chính Phủ, chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước (NHNN) nhằm hỗ trợphục vụ tốt nhất cho ổn định phát triển kinh tế đất nước Đối tượng chủ yếu củaNHNo&PTNT là “tam nông”, nhưng những năm vừa qua, đối tượng là các doanhnghiệp cũng rất được chú trọng Qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với thực tế hoạtđộng cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng, được sự giúp đỡ tận tình để tìm hiểu,nắm rõ các hoạt động trong cho vay đối với các doanh nghiệp; em đã quyết định chọn

đề tài “Đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Đông Triều”.

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là phân tích rõ thực trạng cho vay đối vớidoanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm đẩymạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng Phạm vi nghiên cứu củachuyên đề là tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về cho vay đối với doanh nghiệpcủa NHTM, nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn và thực trạng hoạt động chovay của NHNo&PTNT Đông Triều đối với doanh nghiệp trên địa bàn Huyện.Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phươngpháp thống kê làm phương pháp nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề còn có các phần sau:

Chương I: Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHTM

Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh

NHNo&PTNT Đông Triều

Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại

chi nhánh NHNo&PTNT Đông Triều

Chuyên đề đã được hoàn thành với sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình, chu đáocủa thầy giáo, PGS.TS Vũ Duy Hào, giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội và các cô chú phòng tín dụng doanh nghiệp NHNo&PTNT Đông Triều Tuynhiên, do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứuchuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ýquý báu của các thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Cty CP: Công ty cổ phần

- DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

- NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

- NHNN: Ngân hàng Nhà nước

- NHTM: Ngân hàng thương mại

- TG dân cư: Tiền gửi dân cư

- TG TCKT- XH: Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội

- TG UTĐT: Tiền gửi uỷ thác đầu tư

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn huy động

Bảng 2.2:Tình hình dư nợ cho vay qua các năm

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay phân theo thời hạn cho vay

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu qua các năm

Bảng 2.5: lãi suất cho vay bình quân qua các năm

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7: Kết quả cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của khối doanh nghiệp

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo kỳ hạn cho vay

Bảng 2.10:Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Đông Triều

Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu phân theo loại hình doanh nghiệp

Trang 6

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP CỦA NHTM1.1 Hoạt động cho vay của NHTM

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM

Cho vay là một quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tếvới nhau, trong đó chủ thể này chuyển sang cho chủ thể khác quyền sử dụng mộtlượng giá trị (có thể dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) trong một thời gian nhấtđịnh, sau thời gian này chủ thể đi vay phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầugồm cả phần dôi dư mà người ta gọi là phần lãi cho chủ thể cho vay Lãi cho vay tỷ

lệ với số lượng giá trị vay và thời gian vay

Một trong những chủ thể cho vay trong nền kinh tế là ngân hàng thương mại.Đây là một tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế, là mạch máu của nền kinh

tế, giúp nền kinh tế vận hành một cách thông suốt, là “cầu nối” giữa người có vốn dưthừa và người có nhu cầu về vốn Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại lànhận tiền gửi để cho vay - bằng cách dùng nguồn vốn huy động được từ các chủ thểkinh tế có dư thừa vốn, hoặc có vốn nhàn rỗi để cho vay đối với chủ thể kinh tế thiếuvốn, có nhu cầu bổ sung vốn

Vậy: Hoạt động cho vay là nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Trong đó ngân hàngthương mại sẽ cho người đi vay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặctiêu dùng Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi Ngân hàng kiểmsoát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn Người đi vay có ýthức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả

để hoàn trả nợ vay Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốnvay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan Do đókhi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp,cầm cố …

Trang 7

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTM

Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng thương mại.Hoạt động cho vay của NHTM phải an toàn, hiệu quả thì NHTM mới tồn tại và pháttriển Muốn vậy các khâu của hoạt động cho vay phải tuân thủ các nguyên tắc nhấtđịnh và thực hiện trôi chảy để NHTM thu hồi được vốn và lãi khi kết thúc thời hạncho vay Hoạt động cho vay của NHTM có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng chỉ xảy ra khi

khách hàng cam kết hoàn trả cả gốc là lãi đủ và đúng thời hạn cho ngân hàng vì chovay chỉ là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, chỉ là sự cung cấp một lượnggiá trị trên cơ sở lòng tin, tức là người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ sử dụng vốnvay có hiệu quả, đúng mục đích và có khả năng hoàn trả cho mình Khi một ngânhàng được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên củangân hàng là sẽ cho ai vay và sẽ đầu tư vào đâu, lợi tức cho vay có cao và an toànkhông Chính vì vậy, ngân hàng rất thận trọng trong hoạt động cho vay của mình vànhư vậy để được vay vốn của ngân hàng thì khách hàng phải có cam kết bảo đảm vớingân hàng về khả năng trả nợ và phải đưa ra được phương án sử dụng vốn hiệu quả,thuyết phục được ngân hàng và chỉ khi nào ngân hàng tin tưởng vào khách hàng thìhoạt động cho vay mới được thực hiện

Thứ hai: Cho vay là việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có thời hạn, việc

xác định thời hạn dựa vào quá trình luân chuyển của đối tượng vay nghĩa là thời hạncho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng đi vay Sự phù hợpgiữa thời hạn vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để người vay có thể trả

nợ cả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng Hơn nữa, nguồn vốn ngân hàng cho vaychủ yếu là nguồn vốn huy động của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế có vốn tạmthời nhàn rỗi, nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải hoàn trả lại số vốn đócho người gửi Vì vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng chỉ diễn

ra trong một thời gian nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng đểđảm bảo nhu cầu chi trả và khả năng thanh toán của ngân hàng

Trang 8

Thứ ba: Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng để tài trợ cho

chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ Do vậy, hoạt độngcho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tạikhu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanhnghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Kinh tế càng phát triển lượng cho vay củacác NHTM càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên phong phú

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM

* Đối với xã hội

Cho vay của NHTM là một hoạt động đầu tư đa dạng, có khả năng tham gia vàotất cả các khâu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung Hoạt động chovay của ngân hàng có vai trò hết sức to lớn đối với xã hội vì thông qua hoạt động nàyvốn cho vay đã đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho tiêu dùng, sản xuất, lưuthông hàng hoá Từ đó góp phần giải quyết việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, khai tháckhả năng tiềm tàng vốn, lao động, tài nguyên trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trìnhtích tụ, tập trung vốn cho sản xuất hàng hoá, góp phần giữ vững an ninh trật tự, ổnđịnh phát triển xã hội, tăng thu nhập cho nhân dân và tạo ra nguồn thu lớn cho ngânsách Nhà nước, là động lực kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần nâng cao vịthế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

* Đối với khách hàng vay

Hoạt động cho vay của NHTM là cầu nối trung gian giữa người cung ứng vốn

và người cần vốn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt đời sống, đồng thời hoạt độngcho vay của NHTM cũng góp phần điều hoà vốn giữa vốn nơi thừa và thiếu vốn Vìvậy, thông qua hoạt động cho vay của NHTM mà nhu cầu về vốn của khách hàng vayđược đáp ứng Hơn nữa, nhờ có các khoản vay của ngân hàng mà khách hàng có thểnâng cao đời sống bản thân và gia đình, có thể hưởng các tiện ích khi mà khả năng tàichính hiện tại của họ chưa đủ khả năng Quan trọng hơn các khoản vay này có thểgiúp khách hàng trong những trường hợp chi tiêu cấp bách Như vậy, nhờ các khoản

Trang 9

vay này mà khách hàng có thể kết hợp được với khả năng tài chính hiện tại với tươnglai từ đó tạo ra một động lực thúc đẩy họ phải cố gắng trong các hoạt động ở hiện tại.

* Đối với NHTM

Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa tổng giá trịtài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Trong hoạt động cho vaymức độ và quy mô cho vay phải phù hợp với thực lực, khả năng của ngân hàng đồngthời đảm bảo đầy đủ nguyên tắc và điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng thanh khoản

và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên thịtrường việc mở rộng hoạt động cho vay là một yêu cầu bức xúc và đảm bảo đượcthắng lợi trong cạnh tranh vì việc mở rộng cho vay sẽ đem lại lợi nhuận cho ngânhàng nhiều hơn và đủ để bù đắp chi phí Ngoài ra, việc đầu tư cho vay là hoạt độnghết sức quan trọng cả trước mắt và lâu dài Thực tế cho thấy, đầu tư cho vay đã làmcho ngân hàng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, tăng thu nhập cho ngân hàng,đồng thời hoạt động cho vay của ngân hàng đã làm cho các cán bộ ngân hàng nắmbắt nhanh các thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động khác của ngân hàng mình ngàycàng có hiệu quả hơn

1.1.4 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng vàphong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau Việc áp dụng hình thức cho vaynào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sửdụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặcđiểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng Dưới đây là một số cách phân loạiphổ biến

* Căn cứ vào phương pháp cho vay

Cho vay trực tiếp: Là loại cho vay mà người vay là người trực tiếp nhận vốn

vay và trực tiếp trả nợ cho ngân hàng

Trang 10

Cho vay gián tiếp: Là loại cho vay được thực hiện thông qua người thứ ba như

cho vay qua tổ, nhóm, cho vay thông qua tổ chức tín dụng khác dưới hình thức đồngtài trợ

* Căn cứ vào thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhậnkhoảng tiền vay đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ vay bao gồm gốc và lãi vay đãđược thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NHTM và Khách hàng (bên đi vay)

Dựa vào thời hạn cho vay hoạt động cho vay được phân làm 3 loại:

Cho vay ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, tài

trợ cho tài sản lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn Cho vay ngắn hạn thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục cho vay của NHTM

Cho vay trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm,

tài trợ cho tài sản cố định như: mua sắm, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án cóquy mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống, cải tiến thiết bị công nghệ, mua sắm phươngtiện vận tải

Cho vay dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, tài trợ cho công

trình xây dựng như: máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu, nhà máy,

xí nghiệp, cầu, đường, sân bay,

* Căn cứ vào tài sản bảo đảm cho vốn vay

Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong chovay và tránh rủi ro Luật pháp đã qui định những vấn đề về nguyên tắc cho vay, cáchạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng, hợp đồng tín dụng, xét duyệt cho vay, kiểm traviệc sử dụng vốn vay Ðể hoạt động cho vay của ngân hàng được lành mạnh và cóhiệu quả, các NHTM phải làm tốt việc kiểm tra, đánh giá khả năng hoàn trả vốn vaycủa người vay vốn Căn cứ vào tài sản bảo đảm cho vốn vay, có thể phân loại hoạtđộng cho vay như sau:

Cho vay có tài sản bảo đảm: Cho vay có bảo đảm là việc cho vay vốn của NHTM

mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết thực hiện bằng tài sản thế

Trang 11

chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ

ba Việc cho vay có tài sản bảo đảm áp dụng đối với khách hàng khong có uy tín caođối với ngân hàng Trong hoạt động cho vay, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng

có tài sản bảo đảm Tài sản bảo đảm của khách hàng phải thoả mãn những yêu cầunhất định do ngân hàng đề ra Hình thức bảo đảm bằng tài sản cho vốn vay có thể làthế chấp tài sản hoặc cầm cố tài sản Khi khách hàng đem tài sản ra thế chấp chongân hàng thì khách hàng vẫn có quyền sử dụng để sinh lời đối với tài sản này,nhưng trong trường hợp tài sản đem ra để cầm cố thì không được quyền sử dụng tàisản cầm cố đó nữa Trong cả hai hình thức này, khách hàng không được quyềnnhượng, bán hay cho thuê tài sản đó và phải chịu sự giám sát của ngân hàng

Cho vay không có tài sản bảo đảm : Là các khoản cho vay được bảo đảm trên

cở sở lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng, lòng tin này thể hiện ở khả năng

và ý chỉ trả nợ của khách hàng Đây còn được gọi là bảo đảm dưới hình thức tínchấp Ngân hàng chỉ cho vay trong trường hợp khách hàng có uy tín với ngân hàng,khách hàng có uy tín là những khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tàichính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần, dây dưa Hoặc khách hàng vay với sốvốn vay tương đối nhỏ so với vốn tự có của mình Ngân hàng cũng cho vay trongtrường hợp khách hàng được bảo lãnh bởi bên thứ ba, các khoản cho vay dựa trên

sự bảo lãnh của bên thứ ba được bảo đảm bằng khả năng tài chính và uy tín của bênthứ ba đối với ngân hàng

* Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay

Cho vay nông nghiệp: Là các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu trong

nông nghiệp Như: cho vay để mua cây trồng, vật nuôi, cho vay để mua phân bón,thuốc trừ sâu, cho vay để mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sảnxuất nông nghiệp

Cho vay tiêu dùng: Là các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như

mua sắm các vận dụng đắt tiền: ti vi, xe máy , cho vay để trang trải các chi phíthông thường trong đời sống hàng ngày

Trang 12

Cho vay xuất nhập khẩu: Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

thường phải có sự can thiệp của ngân hàng không những về mặt kỹ thuật mà còn vềmặt tài chính Cho vay xuất nhập khẩu là các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu vốncho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

Cho vay công nghiệp và thương mại: Là các khoản cho vay trong lĩnh vực công

nghiệp và thương mại (Cho vay để mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ hiện đạitrong các doanh nghiệp…)

Cho vay bất động sản: Là các khoản cho vay liên quan đến việc mua sắm và

xây dựng nhà ở, bất động sản, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại và dịch vụ

* Căn cứ vào đối tượng vay vốn

Cho vay doanh nghiệp: Là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Cho vay cá nhân: Là các khoản cho vay đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng

cá nhân Nhóm đối tượng khách hàng cá nhân của ngân hàng bao gồm: cá nhân, hộgia đình, chủ trạng trại, tổ hợp tác

1.1.5 Các phương thức cho vay của NHTM

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay vốn của khách hàng và khảnăng kiểm tra giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng, ngân hàngcùng với khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương thức cho vay sau đây:

* Cho vay từng lần:

Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm các thủ tục cầnthiết (lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định xét duyệt cho vay…) và ký kết hợpđồng tín dụng Khi có nhu cầu khách hàng đến ngân hàng xin vay một khoản tiền chomục đích sử dụng của mình như thanh toán tiền hàng hóa, nguyên vật liệu và các chiphí sản xuất kinh doanh khác Phương pháp này áp dụng cho các khách hàng có nhucầu vay vốn không thường xuyên hoặc ngân hàng thấy cần thiết phảo áp dụng

Trang 13

phương pháp cho vay này để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay đượcchặt chẽ.

Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn củakhách hàng, giá trị tài sản bảo đảm và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năngnguồn vốn của ngân hàng và giới hạn cho vay theo qui định của Luật pháp

Vốn khác(nếu có)

Thời hạn cho vay và số kỳ hạn trả nợ được xác định tùy thuộc vào đặc điểmsản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn trả nợ trong giai đoạn vay

Trong hợp đồng tín dụng khách hàng có thể vốn vay làm nhiều lần tùy theotiến độ hoặc nhu cầu sử dụng thực tế Khi rút vốn vay khách hàng phải lập bảng kêrút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận, số tiền ngân hàngduyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó

Việc trả nợ được thực hiện theo lịch trả nợ đã được ghi trong hợp đồng tíndụng, bất cứ khoản nợ nào khi đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký khách hàng phảichủ động trả nợ cho ngân hàng, nếu không thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoảntiền gửi của khách hàng để thu nợ hoặc khách hàng sẽ bị phạt quá hạn nếu không cótiền trả nợ cho khoản nợ đến hạn

Ngân hàng cũng có thể cho vay theo hình thức “cho vay trên tài sản” – là hìnhthức cho vay được bảo đảm trực tiếp bằng bằng các khoản phải thu hoặc hàng tồnkho của khách hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trịghi sổ các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho Khi thu được nợ hoặc khi bán hàng thuđược tiền khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng, trường hợp này giống như chiết khấu

bộ chứng từ bán hàng

Trang 14

* Cho vay theo hạn mức tín dụng

Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuậnmột hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoản thời gian nhất định Hạn mức tíndụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoản thời gian nhất định màngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng

có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với ngân hàng Mỗi lần rút tiềnvay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, trong đó nêu rõ thời gian trả nợ cho từngkhoản rút vốn Thời gian này được xác định căn cứ vào kỳ luân chuyển của đối tượngvay vốn hoặc thời gian thu tiền bán hàng của khách hàng

Vốn khác(nếu có)

Nhu cầu vốn lưu

động trong kỳ =

Doanh thu hoặc chi phí SXKDVòng quay vốn lưu động trong kỳTheo phương thức này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ, khi kháchhàng có thu nhập thì ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ chokhách hàng Nhưng các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngânhàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay và ngân hàng gặp khó khăn trongviệc kiểm soát rủi ro vì chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tàichính hoặc dư nợ lâu không giảm sút

* Cho vay theo dự án đầu tư

Theo phương thức này, ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các

dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đờisống nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng caochất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong khoản thời gian xác định

Trang 15

Ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tưduy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ

Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thi công của dự án

Mức cho

Tổng nhu cầuvốn của dự án -

Vốn tự có của chủ

dự án tham gia

-Vốn khác(nếu có)Thời hạn

cho vay =

Thời gianXDCB + Thời hạn trả nợThời hạn

trả nợ =

Mức cho vayKhấu hao cơ bản dùng để trả nợ + Lợi nhuận + Nguồn khác

* Cho vay trả góp

Cho vay trả góp được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợcho TSCĐ hoặc hàng lâu bền Thường được sử dụng chủ yếu trong cho vay đời sống.đặc biệt là cho vay đối với các đối tượng hưởng lương, đối tượng hưởng chính sách

xã hội có thu nhập thường xuyên hàng tháng

Khi vay vốn, ngân hàng cùng với khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốnvay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thờihạn cho vay Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số tiền mà khách hàng cònphải trả Các cửa hàng bán lẻ sau khi nhận tiền từ phía ngân hàng sẽ làm đại lý thutiền cho ngân hàng hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng

Đây là phương thức cho vay nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá, nhưng đốivới ngân hàng đây là phương thức cho vay có rủi ro cao do khách hàng thường thếchấp bằng hàng hoá mua trả góp và khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặncủa người vay Vì vậy lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khunglãi suất cho vay của ngân hàng

Trang 16

Cho vay hợp vốn là việc nhiều tổ chức tín dụng (2 tổ chức tín dụng trở nên)cùng cho vay một dự án của khách hàng Cho vay hợp vốn thường xảy ra trong cáctrường hợp sau: khi khả năng tài chính và nguồn vốn của một ngân hàng không đápứng được nhu cầu cho vay của một dự án, hoặc khi ngân hàng có nhu cầu phân tánrủi ro, hoặc khi bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụngkhác nhau, hoặc khi nhu cầu xin vay của khách hàng vượt giới hạn cho vay của ngânhàng (15% vốn tự có).

* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

NHTM nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trongphạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặttại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng Khi cho vaythông qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng nơi cho vay và kháchhàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN về phát hành và sử dụngthẻ tín dụng

* Cho vay theo hạn mức thấu chi

Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay theo hạn mứcthấu chi, có thu nhập ổn định, có tín nhiệm với ngân hàng Theo phương thức nàykhách hàng phải mở tài khoản thấu chi tại ngân hàng, phải có cam kết chuyển thunhập của mình vào tài khoản thấu chi và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung vàtính hợp pháp của khoản chi của khách hàng trên tài khoản thấu chi

Khi khách hàng có nhu cầu chi vượt trội số tiền có trên tài khoản thấu chi củamình, gửi giấy đề nghị vay tiền, giấy đề nghị vay tiền được lập lần đầu cho cả hạn mứcthấu chi (nhu cầu vay trong kỳ) Trong phạm vi hạn mức thấu chi, mỗi lần rút vốnkhách hàng chỉ gửi đến ngân hàng các chứng từ: phiếu chuyển khoản, giấy lĩnh tiềnmặt

Ngày đăng: 23/04/2013, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w