1.3.2.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
* Đặc điểm của dự án vay vốn
Dự án vay vốn có khả năng thực thi cao, có khả năng tạo lợi nhuận lớn, ít rủi ro thì khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp được đảm bảo, do đó ngân hàng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay để đầu tư những dựa án như vậy. Hơn nữa, doanh nghiệp sử dụng tiền vay đúng đối tượng, đúng mục đích thì mới có giá trị thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội và việc thu nợ gốc và lãi vay sẽ khả thi. Như vậy, đặc điểm của dự án vay vốn, tính hiệu quả của dự án vay vốn, thời gian thu hồi vốn của dự án sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng.
* Năng lực tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở mức vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo. Năng lực tài chính của doanh nghiệp cao, lành mạnh thì khả năng trả nợ ngân hàng được đảm bảo. Uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng thể hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ngân hàng ghi nhận là tốt, có hiệu quả, được ngân hàng xếp vào nhóm khách hàng tốt. Những doanh nghiệp có uy tín với ngân hàng thì khả năng được vay vốn ngân hàng là cao và thuận lợi.
1.3.2.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài:
* Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít bị thiên tai sẽ tác động tích cực tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Giao thông đi lại cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng.
Nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Môi trường kinh tế lành mạnh tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển tốt và ngược lại. Môi trường kinh tế tác động đến hoạt động cho vay thể hiện trên các mặt như: Thứ nhất là trình độ phát triển của nền kinh tế, một nền kinh tế của một quốc gia đạt đến trình độ phát triển cao hoặc trung bình, lạc hậu nó sẽ thể hiện rõ môi trường cho vay của các NHTM có hệ thống ổn định hay là manh mún, nhỏ lẻ. Thứ hai là tính tăng trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng ổn định thể hiện môi trường kinh tế lý tưởng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Song, trong thực tế nền kinh tế thị trường luôn có bước phát triển đặc thù của nó vì vậy trong mỗi giai đoạn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải đối mặt với những thách thức như: nếu giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh hoặc kinh tế phục hồi thì hoạt động ngân hàng diễn ra thuận lợi, ngược lại trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng lạm phát, giảm phát diễn ra sẽ khó có thể tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng vì cả doanh nghiệp và ngân hàng đều gặp phải những khó khăn.
Tình hình xã hội cũng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Một xã hội ổn định, an ninh trật tự được giữ vững là môi trường tốt để các doanh nghiệp cũng như các NHTM ổn định hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp sẽ an toàn và thuận lợi hơn.
* Chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp và ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các quan hệ pháp luật của NHTM với các pháp nhân, thể nhân rất phong phú, đa dạng, phức tạp. Vì vậy, hoạt động cho vay
của ngân hàng đối với các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của hệ thống pháp luật hiện hành đặc biệt là các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Đây là yếu tố rất quan trọng bởi vì sự can thiệp của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế là một tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng những công cụ pháp luật để làm cơ sở và hành lang pháp lý cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Có thể nói rằng một hệ thống pháp luật tốt, thông thoáng sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, ngăn chặn được những tiêu cực xảy ra trong xã hội như tham nhũng, buôn lậu, hụi họ, số đề, cờ bạc..., và sẽ khuyến khích được sự phát triển của các doanh nghiệp và ngân hàng. Từ đó việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH
NHNO & PTNT ĐÔNG TRIỀU
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và các doanhnghiệp ở Đông Triều nghiệp ở Đông Triều
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Đông Triều
Chi nhánh đóng ngay trên địa bàn phía Tây của Tỉnh Quảng Ninh- một khu vực được đánh giá là có tốc độ công nghiệp hoá cao, thị trường sôi động. Đây là địa bàn tập trung đông dân cư một số khu đô thị mới, khu công nghiệp, nằm giữa tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương và có nguồn tài nguyên than mỏ, nguyên liệu cho phát triển ngành công nghiệp gốm, vật liệu xây dựng phong phú ...Tất cả đem lại một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn về huy động, cho vay và cho các dịch vụ ngân hàng.
Với những điều kiện tự nhiên như trên, Huyện Đông Triều đã thu hút được nhiều nguồn vốn, đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư và hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Đông Triều
Đông Triều trước đây là một huyện nông nghiệp, có hơn 70% dân số là nông dân. Đông Triều có vùng nông thôn rộng lớn, đất đai chứa đựng những tiềm năng kinh tế đa dạng. Thế mạnh của huyện là phát triển nông nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi. Đây là môi trường thuận lợi để NHNo&PTNT huy động vốn, đầu tư tín dụng, giúp các thành phần kinh tế và hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nông thôn Đông Triều ngày một giàu mạnh, văn minh tiến bộ.
Trong những năm qua nền kinh tế Đông Triều phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế hằng năm đều đạt hai con số, năm sau
cao hơn năm trước và năm 2007 đạt 15,7%. Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp chiếm 56,1%, nông - lâm - ngư nghiệp: 20,9%, dịch vụ - thương mại 23%. Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lãnh đạo huyện tích cực chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện đầu tư và thu hút nhiều dự án. Việc triển khai nhiều dự án có mức đầu tư cao đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động trên địa bàn. Huyện khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 18,3%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng 44%; dịch vụ đạt mức tăng trưởng 16,3%. Về đầu tư xây dựng cơ bản, mặc dù còn gặp khó khăn về nguồn vốn, song Huyện ủy đã chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động tạo nguồn vốn, huy động các nguồn lực, tập trung các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, cải thiện môi trường đầu tư chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, cụm, điểm công nghiệp, khu dân cư, tạo cơ hội thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp phát triển, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng về mở chi nhánh và phòng giao dich tại địa bàn. Toàn huyện có 7 đơn vị hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng, bao gồm: NHNo&PTNT, NH Đầu tư và phát triển, NH Công thương, NH Chính sách xã hội, NH cổ phần quốc tế, hệ thống quỹ Tín dụng nhân dân. Đây là những đối thủ cạnh tranh của NHNo&PTNT Đông Triều. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì một khách hàng có thể có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, do vậỵ để đứng vững được trên thị trường thì NHTM nói chung và NHNo&PTNT Đông Triều nói riêng phải hết sức cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Ý thức được những thuận lợi và khó khăn trên, để phát triển kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường, trong những năm qua NHNo&PTNT Đông Triều đã nhận thức đầy đủ định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và thường xuyên bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, đề ra nhiều giải pháp kinh doanh phù hợp và đã đạt được nhiều thành công như ngày hôm nay.