1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM

76 369 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 715 KB

Nội dung

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định

Trang 1

● Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cáchchi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt đượcnhững kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

● Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quanvới nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xácđịnh như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính…

Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào đểthu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể Đầu vào là lao động,nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sựgiảm bớt đầu vào Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹthuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…

Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thànhphần chính sau:

+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽmang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng

Trang 2

+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ cáchoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện cácmục tiêu của dự án

+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiệntrong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và tráchnhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án

+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếuthiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người Giá trị hoặc chi phícủa các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án

DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn.Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhautạo thành chu trình của dự án Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn:Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hànhkết quả Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công haythất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạncủa chu trình dự án là rất quan trọng Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau,mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khácnhau Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự Đó làđiều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả

1.1.2 Những vai trò của DADT với chủ thể tham gia

Vai trò của DAĐT được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau:

- Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốnđầu tư DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiêncứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý Do đó,chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khảnăng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro Mặt khác, vốn đầu tư của một dự ánthường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần đếnphần vốn vay ngân hàng Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp chủđầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ chovay vốn DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo

Trang 3

dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư Quá trình này là những kếhoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế hoạch sảnxuất kinh doanh Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịpthời những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, khai tháccông trình.

- Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xemxét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư Vốn ngân sách Nhà nước sửdụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình,kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước,cac DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ Dự án sẽ được phêduyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối,chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự ánkhông gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội

Dự án được phê duyệt thì các bên liên q uan đến dự án phải tuân theo nộidung, yêu cầu của dự án Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bênliên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết

- Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tưthì họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tàichính, để đi đến quyết định có tài trợ hay không Dự án chỉ được đầu tư vốnnếu có tính khả thi theo quan điểm của nhà tài trợ Ngược lại khi chấp nhậnđầu tư thì dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc chovay theo mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồivốn

1.1.3 Những yêu cầu cơ bản của 1 dự án

-TÍnh khoa học

Tính khoa học ở đây được hiểu là 1 dự án đầu tư phải bao gồm nhữngthông tin chính xác, trung thực và có nguồn gốc căn cứ rõ ràng; các nội dungđược trình bày logic chặt chễ, phương pháp tính toán phải đơn giản hiệu quả.Đây là yêu cầu rất quan trọng của DADT, đảm bảo yêu cầu này sẽ là cơ sởcho việc triển khai và thực hiện thành công dự án

-Tính pháp lý

Trang 4

Tất cả các dự án đầu tư khi đưa vào triển khai phải được sự đồng ý của

cơ quan có thẩm quyền, do vậy DADT phải mang nội dung đúng với chínhsách, đường lối chung của quốc gia, không được trái với pháp luật Như vậytính pháp lý là yêu cầu tiên quyết để thực hiện một dự án đầu tư, dự án có đầy

đủ tính pháp lý mới có thể tiến hành xem xét các bước tiếp theo

-Tính thực tiễn

DADT phải có tính thực tiễn được hiểu rằng mọi dự án đều phải hướngđến mục tiêu là có thể thực hiện được, dự án lập ra phải phù hợp với các yêucầu đòi hỏi của thực tiễn để thể hiện được và mang lại hiệu quả nhu mongmuốn

-Tính thống nhất

Thông thường một dự án thường do nhiều bên tham gia, do vậy để đảmbảo lợi ích giữa các bên tham gia cũng như để thống nhất trong giai đoạn thựchiện dự án cần phải có tính thống nhất giữa các bên Một dự án thành côngthì không thể thiếu được tính thống nhất

-Tính giả định

Đa phần các dự án để có tính dài hạn do vậy mà các số liệu tính toán đềuphải mang tính dự trù, phỏng định dựa trên cơ sở thực tế Một dự án sau khitriển khai có sai xót so với thực tế cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên sự sai số đócũng phải nằm trong giới hạn cho phép

1.2 Khái quát chung về thẩm định dự án đầu tư

1.1.1.Khái niệm thẩm định DADT

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan cókhoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thicủa một dự án, từ đó ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư

1.1.2 Vai trò của công tác thẩm định DADT

Thẩm định dự án đầu tư giúp cho các dự án đầu tư khỏi bị bác bỏ, ngănchặn những dự án mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và chủđầu tư cũng như các chủ thể có liên quan khác Góp phần đảm bảo cho việc

sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư được thểhiện như sau:

Trang 5

- Thẩm định dự án đầu tư giúp cho chủ đầu tư có lựa chọn được phương

án đầu tư tốt nhất

- Thẩm định dự án đầu tư giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhànước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chungcủa ngành, vùng lãnh thổ và cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô, quyhoạch và hiệu quả

- Thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc xác định những cái lợi, cái hạicủa dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động Từ đó có biện pháp khai thác cáckhía cạnh có lợi và hạn chế được các mặt hạn chế

- Giúp cho các định chế tài chính ra quyết định chính xác cho vay hoặctài trợ cho dự án đầu tư

- Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của cácbên tham gia đầu tư

1.2.3 Yêu cầu cơ bản với công tác thẩm định

Để một dự án được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốncông tác thẩm định dự án phải đạt được những yêu cầu sau:

Thứ nhất công tác thẩm định dự án đầu tư phải luôn bám sát dường lốichủ trương , chính sách nhà nước, phù hợp với xu hương phát triển chung củatừng ngành trong từng thời kỳ nhất định

Thứ 2, công tác thẩm định phải phù hợp với chính sách dầu tư tín dụngcũng như chính sách phát triển của mỗi NH vào từng thời điểm cụ thể Ngoài

ra công tác thẩm định phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước.Thứ 3,công tác thẩm định cần được thực hiện một cách khách quan, kịpthời, chính xác, khoa học,toàn diện và chặt chẽ

1.2.4 Mục tiêu của công tác thẩm định DADT

Công tác thẩm định dự án đầu tư được tiến hành nhằm mang lại hiệu quảkinh tế-xã hội, lợi ích vật chất cho chủ đầu tư và các tổ chức khác có liênquan Như vậy mục tiêu công tác thẩm dịnh đối với ngân hàng được hiểu nhưsau:

Thẩm định dự án sẽ giúp cho NH có được kết luận chính xác về tính khảthi, hiệu quả của DA, ngoải ra thẩm định dự án sẽ giúp cho NH tính toán tính

Trang 6

toán đúng nguồn vốn trả nợ, khả năng trả nợ…Từ đó đưa ra được lượng vốntài trợ cho dự án

Hơn thế nữa kết quả phải chỉ ra được những vướng mắc, khó khăn của

dự án, điều này hết sức quan trọng bởi lẽ nó làm cho Ngân hàng có cái nhìn rõhơn về một dự án mình sắp rót vốn có mức độ rủi ro như thế nào rồi từ đó đưa

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

- Bản điều lệ công ty

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

-Giấy phép hành nghề ( đối với những ngành nghề có yêu cầu của phápluật)

- Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, kế toán trưởng…

- Biên bản bầu hội đồng quản trị kèm theo văn bản bổ nhiệm các vị tríquan trọng

- Các quyết định ủy quyền liên quan

- Biên bản họp hội đồng quản trị

- Các văn bản pháp lý có liên quan khác

Ngân hàng có thể căn cứ vào hồ sơ pháp lý để xác định tính pháp lý củadoanh nghiệp và ngoài ra còn xác định xem người đại diện ký kết hợp đồngvới ngân hàng có phải là người được phép đại diện cho doanh nghiệp không

Trang 7

Bên cạnh các vấn đề về pháp lý, uy tín doanh nghiệp cũng là yếu tố quantrọng tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp do đó Ngân hàng phảithông qua các mối quan hệ của doanh nghiệp để tìm hiểu kỹ về uy tín củadoanh nghiệp

b Thẩm định tình hình tài chính DN

Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp có một vai trò rất to lớnđối với doanh nghiệp Kết quả việc thẩm định tài chính doanh nghiệp sẽ cho

ta thấy được hiệu quả của dự án và thấy được mức độ an toàn của nguồn vốn

NH, phản ánh được một phần những rủi ro mà NH sẽ phải đối mặt Nh sẽthẩm định những vấn đề liên quan đến việc phân tích, xem xét, đánh giá vềmặt tài chính của DAĐT bao gồm các phương pháp đánh giá hiệu quả tàichính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT trên cơ sỏ nghiên cứu báo cáo kết quảkinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và thuyết minhbáo cáo tài chính qua đó đưa ra kết luận NH có bỏ vốn hay không

Các chỉ tiêu chính trong khi thẩm định

- Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán:

 Hệ số thanh toán lãi vay: khả năng thanh toán lãi vay cho NH

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay phải trả

Hệ số thanh toán ngắn hạn: khả năng thanh toán nợ nh từ ts lưu động Chỉtiêu này phải đánh giá tương quan tùy theo ngành và thời gian

Tổng tài sảnTổng nợ phải trả

Trang 8

- Nhóm tỷ lệ về hoạt động:

 Vòng quay khoản phải thu: Cho thấy chất lượng của các khoản phải thu và

sự thành công của doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ Hệ số này cao là tốt,

nó thể hiện rủi ro ít, vốn bị chiếm dụng ít, tuy nhiên quá cao sẽ là không tốt vìnếu quá cao có nghĩa là DN ko cho bán chịu, điềunayf có thể do căng thẳngngân quỹ hoặc quan hệ với chủ nợ không tốt, đang bị siết nợ nhiều

Doanh thu thuầnCác khoản phải thu bình quân

 Vòng quay hàng tồn kho: hiệu quả trong quản lý hàng tồn kho của DN Làtốc độ luân chuyển hàng hóa nên càng cao sẽ càng tốt

Giá vốn hàng bán

Nợ ngắn hạn

 Vòng quay các khoản phải trả: khả năng chiếm dụng vốn Vòng quay thấp

có nghĩa uy tín doanh nghiệp cao có thể chiếm dụng nhiều vốn hoặc không cókhả năng trả nợ Thông thường chỉ số này tương đương số vốn DN chiếmdụng của khách hàng

Mua hàng ròngCác khoản phải trả bình quân

 Vòng quay vốn lưu động: hiệu quả của ts lưu động để tạo doanh thu, tỷ lệcao nghĩa là vốn luân chuyển nhanh

Doanh thu thuầnTài sản lưu động bình quân

 Vòng quay tổng tài sản: Tính hiệu quả của DN trong việc dùng tổng tài sảntạo doanh thu, tỷ lệ này cao là tốt

Doanh thu thuầnTổng Tài sản

- Các hệ số về cơ cấu vốn

Trang 9

 Hệ số nợ : Thể hiện % tài sản dn có được từ vốn vay Phản ánh mức độphụ thuộc về tài chính của DN với bên ngoài, nếu cao có nghĩa là rủi ro cũng

sẽ cao và chịu sự kiểm soát từ bên ngoài nhiều

Tổng nợ phải trảTổng tài sản

 Tỷ suất tự tài trợ: nguồn vốn CSH tài trợ cho tổng vốn

Vốn CSHTổng nguồn vốn

- Các hệ số sinh lời

 Tỷ lệ lãi gộp: cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận gộpDoanh thu thuần

 Tỷ lệ lãi ròng: Khả năng sinh lời sau khi trừ chi phí

LN ròngDDT

 Thu nhập trên vốn chủ sở hữu : khả năng sinh lời cho cổ đông

LN ròngVốn CSH

Nếu doanh nghiệp đạt được 4 chỉ tiêu này thì hoàn toàn thuận lợi trongviệc thực hiện dự án và đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính.Đây có thể nói là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như tổ chức chovay vốn và các dự án có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép thực hiện dựán

1.2.5.2 Thẩm định dự án đầu tư

a Thẩm định cơ sỏ pháp lý của DAĐT

Cơ sở pháp lý là cơ sở đầu tiên của một dự án xin vay Kiểm tra tính đầy

đủ hợp pháp của hồ sơ dự án:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp

- Các hợp đồng kinh tế liên quan đến dự án

Trang 10

- Các giấy tờ đảm bảo nợ vay

- Giấy tờ văn bản pháp luật liên quan

b Xem xét tính cấp thiết của DADT

Xem xét tính cấp thiết của dự án chính là đánh giá tổng thể về dự án,xem xét mục tiêu của DA, chỉ ra những lợi ích mà các bên tham gia DA nhậnđược và cho cộng đồng xã hội

c Phân tích về mặt thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường đóng vai trò rất quan trọng quyết định việc thành bại của một

dự án đầu tư Do đó khi thẩm định dự án một công việc rất quan trọng chính

là phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư Những công việcchính cần làm là

Xem xét về nhu cầu sản phẩm của dự án:

- Đặc điểm của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tìnhhình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩmđịnh dự án đầu tư

-Xác định rõ sản phẩm của dự án

- Xác định nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sảnphẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm củathị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án trong đó lưu ýliên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án có thể

bị thay thế bởi sản phẩm thay thế

Trang 11

Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh :

Dự án cần nghiên cứu các nội dung :

- Thị trường xuất khâu: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất khẩu,quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản phẩm cùngloại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kếtquả…

- Thị trường trong nước: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã ,giá cả, chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ

-Tiêu thụ và mạng lưới phân phối:

Xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến được tiêuthụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không Mạng lưới phânphối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểmcủa thị trường hay không, phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dựkiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phân tích tínhtoán hiệu quả của các dự án

Đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năngcạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dựkiến về khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt độngtheo các chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sựthay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm, diễn biến giábán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm

Đánh giá khả năng cung ứng của sản phẩm

Xem xét hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ,đánh giá đáp ứng đến khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm Các nhàcung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà cung cấp, quan hệ từtrước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm Chính sáchnhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có Biến động về giá mua,nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ giá trong trường hợp phải nhậpkhẩu

Trang 12

Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấn đềchính sau đây:

- Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tính ổnđịnh lâu dài của nguồn nguyên vật liệu

- Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động đượcnguyên nhiên vật liệu đầu vào

-Đánh giá về thị trường mục tiêu của DA

Mọi doanh nghiệp đều lựa chọn cho mình một thì trường mục tiêu riêng

để đáp ứng tôt nhất nhu cầu của khách hàng tiến đến mục tiêu tối đa hóa giátrị tài sản cho chủ sở hữu Do vậy việc nghiên cứu thị trường mục tiêu phảiđược tiến hành rất cẩn thận Trước tiên CBTD đánh giá xem việc lựa chọn thịtrường mục tiêu của doanh nghiệp có hợp lý không, xem xét kỹ lưỡng điểmmạnh yếu của sản phẩm doanh nghiệp định cung cấp Nghiên cứu xem sảnphẩm của doanh nghiệp có ưu điểm gì vượt trội hơn so với các sản phẩm cùngloại trên thị trường rồi từ đó xem xét triển vọng , mức độ mở rộng của thịtrường sản phẩm và khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm

d Đánh giá về tình hình cung cấp các yếu tố đầu vào cho DA

Các yếu tố đầu vào đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trính sảnxuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanhnghiệp Trước tiên phải đánh giá xem nhu cầu về nguyên vật liệu của dự ándựa trên các báo cáo nghiên cứu một cách hợp lý và chính xác, sau đó cầntham khảo thị trường nguyên vật liệu và thị trường các nhà cung cấp Nênchọn một vài nhà cung cấp hợp lý tránh tình trạng chọn một nhà cung cấp sẽ

bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, ngoài ra cũng nên tránh chọn quá nhiều nhàcung cấp, điều này cũng gây nhiều bất lợi cho DN khi đàm phán giá cả

e.Khảo sát về phương diện kỹ thuật của DA

Địa diểm xây dựng DA

Vị trí được chọn phải đáp ứng các tiêu chí:

-Tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc, thuận lợi vềgiao thông, gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu, tận dụng được cơ sở

hạ tầng kỹ thuật sẵn có trong vùng

Trang 13

-Việc xây dựng ở địa điểm mới cần phải xem xét đến khả năng đền bùgiải phóng mặt bằng để có thể ước lượng đúng chi phí và tiến độ thực hiện dự

án

Quy mô sản xuất và sản lượng của DA

Quy mô dự án được xác định phải phù hợp với khả năng tài chính của

DA và nhu ầu thị trường với sản phẩm đó Phải xem xét các yếu tố :+Sảnphẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường, quy cáchphẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào Yêu cầu kỹ thuật tay nghề đểsản xuất sản phẩm có cao hay không Công suất dự kiến của dự án là baonhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thịtrường tiêu thụ hay không

Công nghệ và trang thiết bị

Điều quan trọng đối với việc thẩm định chính là thẩm định về công nghệthiết bị, cần xem xét các yếu tố :

-Thiết bị công nghệ có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam,nguồn nhân lực sử dụng trang thiết bị có được đáp ứng được công nghệ haykhông, lý do lựa chọn công nghệ này Tránh trường hợp mua trang thiết bịhiện đại về mà không có người vận hành

- Về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị cóchuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không

-Về phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảmbảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không

-Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thìthiết bị này có đáp ứng được hay không

-Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.-Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới.Việc đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết,kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhàchuyên môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn về các thông số

kỹ thuật những quy ước chung của ngành

g Đánh giá phương diện tổ chức , quản trị của DA

Trang 14

Để đánh giá được tốt phương diện tổ chức DA trước tiên ta phải xemxét năng lực uy tín của các nhà đầu tư Ngoài ra còn phải xem xét kinhnghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của các nhà đầu tư, đánh giá sựhiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành côngnghệ, thiết bị mới của dự án và khả năng ứng xử của khách hàng khi thịtrường dự kiến biến mất.

Việc đánh giá phương diện tổ chức của dự án cần đòi hỏi về tay nghề,trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho

dự án, trình độ ban quản lý, các kế hoạch được lập ra có đạt yêu cầu không.h.Thẩm định nhu cầu vốn và nguồn vốn

Thẩm định về nhu cầu vốn đòi hỏi CBTD phải thẩm định rất chi tiết cụthể, phải thẩm định các mục như sau:

+Tổng nguồn vốn đầu tư

Tổng nguồn vốn đầu tư là toàn bộ tổng chi phí được đưa vào để thựchiện dự án đầu tư, Vốn đầu tư chia làm 3 phần chính:

Thứ nhất là vốn cố định:

Vốn cố định là nguồn vốn bằng tổng chi phí để hình thành nên tài sản cốđịnh trong suốt quá trình thực hiện dự án Vốn cố định nhằm tạo ra năng lựcmới tăng thêm để đạt mục tiêu DA Bao gồm:

- Vốn chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩm địnhDAĐT

- Vốn chuẩn bị xây dựng: chi phí ban đầu về đất đai(tiền đền bù, giảiphóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…) Chi phí khảo sát, lập và thẩmđịnh thiết kế, tổng dự toán Chi phí đấu thầu hoàn tất các thủ tục đầu tư Chiphí xây dựng đường điện, nước, lán trại thi công

- Vốn thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạng mụccông trình xây dựng, lắp đặt thiết bị Chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển,bảo quản Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư Chi phí sản xuất thử vànghiệm thu bàn giao Chi phí huy động vốn, các khoản lãi vay vốn đầu tư vàcác chi phí khác trong thời gian thực hiện đầu tư

- Vốn lưu động

Trang 15

- Vốn lưu động chính là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyênsau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư Vốn lưu động là số vốn tối thiểucần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ tài sản lưu động nhằm đáp ứng cho nhucầu hoạt động của DA Bao gồm:

- Vốn sản xuất: Chi phí nguyên , nhiên vật liệu, điện, nước, phụ tùngthay thế

-Vốn lưu thông: Thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bánchịu, vốn bằng tiền

-Vốn dự phòng:

Vốn dự phòng là tổng mức vốn dùng để dự phòng các biến động của dự

án Ví dụ dự phòng cho trường hợp giá cả vật tư tăng cao, trường hợp gặp sự

cố biến động khi tiến hành thực hiện dự án Vốn dự phòng là tổng mức vốnđầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá trìnhthực hiện đầu tư

Khi đánh giá vốn dự phòng CBTD phải xem xét đánh giá tổng hợp vốnđầu tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cầnthiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinhthêm khối lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụngngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhucầu vốn lưu động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau nàynhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tàichính sau này

h Thẩm định hiệu quả tài chính của DA

-Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời

- Chỉ tiêu thu nhập thuần (NPV)

Chỉ tiêu này cho biết giá trị hiện thuần của cả đời dự án, là hiệu số giữatổng giá trị hiện tại các khoản thu được trong tương lai và tổng số vốn đầu tưban đầu

Trong đó r là chi phí vốn của DA ( lãi suất chiết khấu)

) 1 ( )

1 (

11

Trang 16

NPV >0 dự án có lợi nên đầu tư.

NPV <0 dự án không có hiệu quả, không nên đầu tư

NPV=0 dự án hoà vốn, nếu dự án có hiệu quả về mặt xã hội thì có thể doNhà nước đầu tư Dự án cần được xem xét lại

NCFi = Bi-Ci

Trong đó :

NCFi là dòng tiền hàng năm ( năm thứ i)

Bi là Thu nhập năm thứ I ( Dòng tiền vào)

Ci là Chi phí năm thứ I ( Dòng tiền ra)

Ưu điểm của chỉ tiêu này là cho biết chính xác số lợi nhuận ròng mà dự

án mang lại

Nhược điểm là không so sánh được giữa các dự án có quy mô và tuổi thọkhác nhau

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR

Dự án được coi là khả thi khi IRR>IRRđm (IRR định mức)

IRR là một chỉ tiêu được dùng phổ biến nhất hiện nay Đó là một mức lãisuất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của

dự án về mặt bằng thời gian ở hiện tại thì tổng thu sẽ bằng tổng chi

Ta có cách tính IRR như sau:

IRR = r1 + NPV1 (r2 - r1)

NPV1 - l NPV2 lTrong đó: r2>r1

Trang 17

đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ củamột doanh nghiệp: Dự án xin vay là DAĐT mới hay DAĐT chiều sâu, nguồntrả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay cónhững nguồn trả nợ khác

Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức: Tổng số nợ gốc phải trả

i Thẩm định rủi ro

Thực hiện một dự án đầu tư các nhà đầu tư thường gặp phải rât nhiều cácloại rủi ro Do vậy để phòng ngừa được các rủi ro đó NH phải đánh giá đượcmức độ của từng loại rủi ro Rủi ro có thể do khách quan hoặc chủ quan: do

cơ chế chính sách; xây dung, hoàn tất; thị trường, thu nhập, thanh toán; cungcấp; kĩ thuật và vận hành; môi trường và xã hội; kinh tế vĩ mô…

Rồi từ đó chúng ta có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp vớitừng loại rủi ro Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, nhữngbiện pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện- đối với những vấn đềthuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàngphối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện- đối với những vấn đề mà Ngân hàng

có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu theo những dự án cụ thể vớinhững đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích đánhgiá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảmbảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả năng thamgia cho vay để đầu tư dự án Từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro:

- Rủi ro do cơ chế chính sách:

Trang 18

Đây là loại rủi ro được xem là chủ đầu tư không thể can thiệp vào được

mà chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của nó đối với DADT Nó bao gồm tất cảnhững bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: cácsắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật,nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự

án Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, cán bộthẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dựán) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liênquan tới dự án; chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định vềvấn đề này

- Rủi ro xây dựng hoàn tất:

Hoàn thành dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số

và tiêu chuẩn thực hiện Đây cũng là loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điềuchỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đềxuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như: Lựa chọn nhà thầu xây dung

có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm; thực hiện nghiêm túcviệc bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình; giám sát chặt chẽtrong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tàichính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán; quy định rõ vấn đề đền

bù trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá traotay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ các bên…

- Rủi ro về thị trường:

Loại rủi ro này là loại rủi ro xảy ra khi thị trường không chấp nhận hoặckhông đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnhtranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án.Loại rủi ro này giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường, đánh giá phântích thị trường, thị phần cẩn thận; dự kiến cung cầu thận trọng; phân tích vềkhả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối cùng; tăng sứccạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phântích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phísản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khảnăng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính phủ…

- Rủi ro về bán hàng:

Trang 19

Đây là loại rủi ro xảy ra khi nguồn nguyên nhiên vật liệu của dự án bịảnh hưởng như việc không cung cấp được hàng hóa với số lượng, giá cả vàchất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảokhả năng trả nợ Loại này có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách: trong quá trìnhxem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá trọng các báo cáo

về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, đưa ranhững nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chínhcủa dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư; linh hoạt

về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu đưa vào…

- Rủi ro về kĩ thuật

Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảotrì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu Loại rủi ro này, chủđầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Sửdụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phận vận hành phải được đào tạotốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hành và bảo trì với những điềukhoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo hiểm các sự kiện bất khảkháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh; kiểm soát ngân sách và kếhoạch vận hành; quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủnghĩa vụ…

- Rủi ro về môi trường- xã hội:

Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dânxung quanh Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thựchiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải kháchquan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; nên có

sự tham gia của các bên liên quan( cơ quan quản lý môi trường, chính quyềnđịa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án; tuân thủ các quy định về môitrường…

- Rủi ro kinh tế vĩ mô:

Loại rủi ro này là rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm

tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…

Loại rủi ro này cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng Loạirủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô

cơ bản; sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm; bảo vệ

Trang 20

trong các hợp đồng; đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấpngoại hối

- Từ việc phân loại rủi ro chúng ta có thể đánh giả rủi ro bằng cácphương pháp sau:

+ Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quảtài chính của dự án

Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thểxảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng thấp,giá cả chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi vềchính sách thuế theo hướng bất lợi .khảo sát những tác động của những yếu

tố đó đến hiệu quả của đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án

Độ nhạy của một nhân tố tác động đến DA có thể tính theo công thức:

∆ Fi: Mức biến động của chỉ tiêu đánh giá

∆ Xi muacs biến động nhân tố ảnh hưởng

Mức độ rủi ro của các rủi ro dự kiến thường được chọn từ 10 đến 20% vànên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án

để xem xét Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiềubất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có tính vững chắc, độ antoàn cao Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét khả năng hạn chế cóthể xảy ra để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay giảmbớt các bất trắc có thể xảy ra

Nói chung, biện pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệuquả cao hơn mức bình thường nhưng cơ sở nhiều yếu tố thay đổi do kháchquan

+Phương pháp phân tích tình huống

Đây là phương pháp phân tích rủi ro bằng cách kết hợp cả 2 nhân tố vàtính đến xác xuất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó

Trang 21

đối với DA Ta tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó

so sánh với các giá trị chuẩn

1.3.1 Quan điểm về chất lượng thẩm định DA

Việc thẩm định dự án được coi là chất lượng khi việc thẩm định đạt hiệuquả khi đồng thời dự án đạt được mục tiêu của NH và thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng một cách thỏa đáng Công tác thẩm định có chất lượng cao sẽgiúp cho NH loại bỏ những khách hàng kém và cung cấp tín dụng cho nhữngkhách hàng tốt ngoài ra việc thẩm định tốt còn khiến cho NH xác định đượcđúng về số tiền cho vay,thời gian va, thời điểm giải ngân, thời điểm thu nợ đểlàm cho việc thẩm định đạt được hiệu quả cao hơn Như vậy đối với NH thẩmđịnh dự án đạt chất lượng khi NH đạt được mục đích của mình, và đối vớikhách hàng công tác thẩm định đạt hiệu quả khi nó chỉ ra được những hạn chếcủa DA, giúp chủ đầu tư thực hiện dự án tốt đẹp hơn

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án:

1.3.2.1 Tính khoa học ,hợp lý của quy trình cà nội dung thẩm định

Tính khoa học ở đây được thể hiện ở các mặt sau: Trước tiên nó thể hiện

ở nội dung trình tự các bước công tác thẩm định Công tác thẩm định phải bao

δNPV

NPV

Trang 22

gồm những nội dung thẩm định phản ánh được tình hình cụ thể của dự án,những nội dung được lựa chọn cần giúp đánh giá được tổng quan đến chi tiếtcủa DA để từ đó có nhận định chính xác về khả năng thành công của DA.

1.3.2.2 Sự tuân thủ quy trình thẩm định

Trong quá trình hoạt động mỗi NH đều xây dựng cho mình một quytrình thẩm định riêng Đây chính là cơ sở cho CBTD dựa vào trong quá trìnhthẩm định Quy trình thông thường bao gồm: Nội dung thẩm định, phươngpháp thẩm định và trình tự thẩm định Quy trình ở các NH khác nhau thường

có những điểm khác nhau riêng phụ thộc vào hoàn cảnh cụ thể và đặc điểmcủa mỗi NH nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh tốt đa, hạn chế rủi ro cho

NH Do vậy sự tuân thủ quy trình thẩm định tốt chính là một tiêu chí đánh giáchất lượng thẩm định

1.3.2.3 Phục vụ thông tin thẩm định

Xem xét về thông tin thẩm định ta cần đánh giá xem thông tin đó có đầy

đủ tính pháp lý không, thông tin đó có nguồn gốc rõ ràng, có cơ sở vững chắc.Đặc biệt đối với các thông tin liên quan đến văn bản pháp luật thì cần dẫnchiếu được nguồn luật cụ thể Ngoài ra thông tin còn phải thể hiện tính chínhxác, có nghĩa là thông tin phải thể hiện thật chính xác phản ánh được đúnghiện thực tạo cơ sở cho hoạt động thẩm định DA Đây là yêu cầu quan trọngnhất của thông tin thẩm định Ngoài tính chính xác thông tin còn phải thể hiệntính kịp thời và tính kinh tế Tính kịp thời làm cho thông tin có giá trị hơn khithẩm định, nếu thông tin chậm trễ có thể sẽ khiến cho quá trình thẩm định raquyết định sai lầm Thông tin còn phải được thu thập với một chi phí thấpnhất để giamar chi phí thẩm định cho NH

1.3.2.4.Kết quả thẩm định

Kết quả thẩm định là sản phẩm cuối cùng của quá trình thẩm định, nó làyếu tố quan trọng nhất để NH đi đến kết luận có cho DN vay hay không Nó

là yếu tố quan trọng nhất để chỉ ra công việc thẩm định có đạt kết quả không

1.3.3 Các nhân tố ảnh hương đến chất lượng công tác thẩm định

1.3.3.1 Nhóm các nhân tố chủ quan

a Công tác tổ chức điều hành thẩm định

Trang 23

Công tác tổ chức điều hành: Thẩm định DAĐT là tập hợp nhiều hoạtđộng có liên quan chặt chẽ với nhau Công tác thẩm định bao gồm cả 3 giaiđoạn: Trước, trong và sau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cầnthiết để các bước thực hiện một cách hợp lý và khoa học Mặt khác, phươngthức điều hành hợp lý của ban lãnh đạo sẽ là cơ sở phát huy năng lực của cán

bộ thẩm định Việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận sẽgiúp cho việc thẩm định được chính xác, khách quan và dễ dàng hơn

b.Thông tin thẩm định

Thông tin: thẩm định DAĐT được tiến hành trên cơ sở các thông tin thuthập từ nhiều nguồn Vì thế thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho việc thẩmđịnh được thành công Việc thu thập các thông tin đúng, đủ, chính xác sẽ tạođiều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự án và doanh nghiệp,

ra quyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho hoạt động tài trợ của Ngân hàng

c Cơ sở vật chất của NH

Hiện nay trong các Ngân hàng việc lưu trữ và xử lý thông tin hầu hếtđược thực hiện trên máy tính Đồng thời hệ thống mạng cũng giúp Ngân hàngthuận lợi trong việc khai thác thu thập thông tin Nhờ đó, công tác thẩm địnhđược tiến hành dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro do sai sót trong tính toán, tiếtkiệm thời gian tạo hiệu quả cao trong thẩm định

d Nhân tố con người

Con ngưòi: Đây là nhân tố được xem là cơ bản và quan trọng nhất.Trong công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM, cán bộ Ngân hàng là ngườitrực tiếp thẩm định Chất lượng thẩm định có đạt được hay không, trình độthẩm định só đầy đủ hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ

Có thể hiểu đây là sự am hiểu về quy trình, nắm chắc nội dung, kỹ thuật chủyếu khi xem xét dự án của cán bộ Bên cạnh đó, để cho các phân tích đượcxác thực, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ là phải có sự hiểu biết sâu rộng vớicác lĩnh vực khác ngoài Ngân hàng Đó là những kiến thức về kinh tế chínhtrị, pháp luật…Bên cạnh trình độ và kinh nghiệm, vấn đề đạo đức nghềnghiệp cũng là một vấn đề đáng quan tâm

g Phương pháp thẩm định:

Trang 24

Phương pháp thẩm định: Với nguồn thông tin đã thu thập được, do mỗi

dự án có một đặc trưng riêng nhất định nên cán bộ thẩm định phải lựa chọn,đưa ra được phương pháp thẩm định thống nhất và phù hợp Làm được điều

đó sẽ đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và thành công

1.3.2.2.Nhóm nhân tố khách quan

a Khách hàng

Khách hàng là yếu tố rất quan trọng của mọi dự án đầu tư Chất lượngthẩm định của dự án phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá chính xác nhân tốkhách hàng của dự án Do đó khi tiến hành thẩm định DADT CBTD sẽ phảirất cẩn thận khi thẩm định DADT

b Nền kinh tế và chính sách quản lý của nhà nước

Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: Các DAĐTphát triển là các dự án thường sử dụng nguồn lực của đất nước và để đạt đượcnhững mục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội Nhà nước baogiờ cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vực này vì nó ảnh hưởng tới

sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội Sự quan tâm đó thể hiện qua côngtác quản lý Nhà nước với các DAĐT Một DAĐT , nhất là các dự án có quy

mô lớn đều cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền Vì vậy khi Ngân hàng thẩm định dự án không thể đi ngược lại vớichiến lược chung của quốc gia

Trang 25

Chương 2:

Thực trạng công tác thẩm định DADT tại sở giao dịch

NHNT VN2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch NHNTVN

Sớm nhận thức được những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạtđộng tài chính, ngân hàng, VCB đã không ngừng mở rộng hoạt động và nângcao chất lượng dịch vụ Đặc biệt, với việc cổ phần hoá thành công, VCB đãthay đổi toàn diện để trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại thích ứngnhanh trong một môi trường kinh doanh mới

Đến cuối năm 2007, hệ thống mạng lưới của VCB đã được mở rộng tớinhững vùng trọng điểm trên toàn quốc với gần 200 chi nhánh và phòng giaodịch Một trong những sự kiện đáng chú ý trong nỗ lực mở rộng mạng lướicủa VCB đó là việc tách sở giao dịch hoạt động như một chi nhánh độc lập.Mặc dù gặp những khó khăn nhất định, song hơn hai năm qua, với nỗ lực chỉđạo sát sao của ban giám đốc và sự cố gắng phấn đấu của toàn thể CBNV, sởgiao dịch đã đạt được các kết quả đáng khích lệ

Xác định chiến lược kinh doanh tập trung vào công tác huy động vốn đểtrở thành chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống về hoạt động huy động vốn, là đầumối cung ứng vốn cho toàn hệ thống VCB, do vậy, tổng dư nợ của sở giaodịch được duy trì ở mức trên dưới 10% tổng nguồn vốn huy động Hiện nay,với mạng lưới 19 phòng giao dịch có vị trí thuận lợi, cùng hệ thống 144 máyATM, sở giao dịch đảm bảo mang tới cho khách hàng những dịch vụ hiện đại,tiện ích cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu củanền kinh tế, trong thời gian qua sở giao dịch đã áp dụng thành công dịch vụquản lý tiền và giao dịch tiền mặt cho các nhà đầu tư chứng khoán

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hànghiện nay, để đạt được những kết quả như thời gian qua, sở giao dịch đã kếthừa và không ngừng phát huy những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương

về nguồn nhân lực và công nghệ Hàng năm sở giao dịch không ngừng cậpnhật, đầu tư công nghệ mới áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo

Trang 26

hướng phù hợp với thói quen sử dụng dịch vụ cũng như phù hợp với thông lệquốc tế.

Sở giao dịch đã xây dựng được một hệ thống quy trình nghiệp vụ, bộmáy tổ chức theo tư vấn của chuyên gia nước ngoài Theo đó, bộ máy tổ chứcđược xây dựng theo mô hình ngành dọc, nhiệm vụ, chức năng của các phòngban được quy định rõ ràng, hợp lý không chồng chéo Về quy trình nghiệp vụđược quy định chi tiết, khoa học, chặt chẽ, nêu rõ được trách nhiệm, quyềnhạn của từng thành phần, từng cấp, từng bộ phận Bên cạnh đó, với việc thựchiện thành công đề án tái cơ cấu, quy mô vốn, năng lực tài chính, chất lượngtín dụng, chất lượng dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch đã có bước tiến lớn,góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Với những kết quả đã đạt được năm 2007, sở giao dịch vinh dự đượcChính phủ tặng thưởng Cờ thi đua danh hiệu tập thể đã hoàn thành xuất sắctoàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các chức năng chủ yếu của SGD :

- Huy động vốn ngắn trung và dài hạn:

+Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửithanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư

+ Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và cácloại giấy tờ có giá

- Nghiệp vụ tín dụng

+ Cho vay ngắn trung dài hạn

+Chiết khấu các giấy tờ có giá

+Nghiệp vụ bảo lãnh

+Trực tiếp hoặc là đại lý cho thuê tài chính theo sự ủy nhiệm của công tycho thuê tài chính NHNT

+ Mua bán , chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối

+ Dịch vụ thanh toán, xuất nhập khẩu trong và ngoài nước

+ Tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu chính phủ, trái phiếuNHNN

+ Dịch vụ tư vấn

Trang 27

2.2 Vài nét về hoạt động kinh doanh của SGD NHNT

2.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn có thể nói là nghiệp vụ chủ đạo của các NHTM

do vậy NHNT cũng như SGD cũng sẽ không nằm ngoài quy luật này

Biểu 1: Nghiệp vụ huy đông vốn tại SGD NHNTVN

2006 đến 2007 do nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển nên lượngvốn huy động tăng mạnh hơn ( 43.25%)

Tuy nhiên nếu cuối năm 2008 do ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàncầu nên lượng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 32.12% Đây là 1 con số thấp hơncon số tăng trưởng vào năm trước đó, nhưng ta có thể thấy rằng khi nền kinh

tế phải chịu 1 sự suy thoái chung vào cuối năm thì việc lượng tín dụng huyđộng này là một con số rất khả quan, cho thây ngân hàng đã kiểm soát đượcvấn đề một cách khá tốt

- Huy động nội tề tăng hơn tuy nhiên năm 2008 có xu hướng tăng chậm

 dự đoán 2009 giảm do kinh tế suy thoái

Trang 28

T Chỉ tiêu

Sốdư

Tỷ trọn g (%)

Sốdư

Tỷ trọn g (%)

Số dư

Tỷ trọn g (%)

Số dư

Tỷ trọn g (%)

6567

78,6

83,4 4

12776

81,1 2

Từ năm 2005 cho đến năm 2008 vốn huy động băng nội tệ đều chiếm tỷtrọng lớn

Cơ cấu theo kỳ hạn

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

TỶ trọng (%)

Trang 29

2008 tăng 38,7% so với năm 2007, nguồn vốn có kỳ hạn 24 tháng trở lênchiếm 30,04% tổng cơ cấu tiền gửi vốn huy động và chiếm phần lớn trongloại nguồn vốn có kỳ hạn ( 72,79%) Điều này ghóp phần tăng thêm sự ổnđịnh trong nguồn vốn của ngân hàng tạo cơ sở để ngân hàng cho vay những

Số dư Tỷ trọng

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

- Huy động vốn theo loại tiền tại SGD tỷ trọng huy động bằng nội tệ tănghơn

- Huy động vốn theo kỳ hạn tăng hơn so với không kỳ hạn từ năm 2005đến 2007, năm 2008 huy động không kỳ hạn hay kỳ hạn ngắn tăng hơn

Như vậy ta có thể thấy rằng tình trạng huy động vốn của SGD nhìnchung khá tốt, để đạt được điều này SGD NHNT đã phải nỗ lực trong côngtác quản lý và hoạt động thể hiện ở các mặt sau Trước tiên SGD đã điều hànhtốt lãi suất huy động, phù hợp với xu hướng chung, tiến hành gia tăng nguồnvốn huy động trên các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bằng các hình thứckhuyến mãi, giảm phí giao dịch và lãi suất huy động hấp dẫn Ngoài ra SGDcòn chủ động đa dạng hoác hình thức huy động vốn với mục đích tăng lượngvốn huy động trong năm

Trong năm 2008 kinh tế thế giới bắt đầu đi vào quá trình suy thoái, SGDNHNT đã nỗ lực rất nhiều, vào cuối năm tuy gặp nhiều khó khăn nhưng SGD

đã linh hoạt kiểm soát được tình hình

Trang 30

Ta thấy rằng dư nợ của NH tăng trưởng nhanh, năm 2007 tăng 1417 tỷ(47,6%) so với năm 2006, tuy răng trong năm 2008 ta có thể thấy rằng tỷ lệtăng trưởng tín dụng thấp hơn năm 2008 tuy nhiên đây là do lượng tín dụng

về số tuyệt đối đã tăng cao vào năm 2007 do mở rộng danh mục đầu tư kháchhàng Mặt khác vào cuối năm 2008 kinh tế thế giới có phần suy thoái nênlượng tín dụng khó tăng mạnh được, tuy nhiên lượng tín dụng vẫn đạt mứccao và tăng trưởng là thành công đối với NH

s

tt Chỉ tiêu

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Trang 31

từng năm năm 2008 đạt 45%, tỷ lệ vay trung hạn chỉ còn 3,8% Điều này chothấy NH chưa chú trọng đến việc cho vay trung hạn nhiều.

-Cơ cấu dư nợ nội tệ ngoại tệ

st

t Chỉ tiêu

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

st

t Chỉ tiêu

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Sốdư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Khách hàng xin vay ở đây chủ yếu là các DN, doanh nghiệp vay chiếm

tỷ trọng hơn 80% lượng tín dụng cho vay của SGD Trong đó DNNN chiếm

tỷ trọng lớn nhất

2.2.3 Các hoạt động khác

a Hoạt động chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Trang 32

Đây là hoạt động mũi nhọn của SGD ngân hàng ngoại thương, là nghiệp

vụ giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của SGD NHNT Hoạt độngthanh toán quốc tế đóng vai trò trung gian giúp cho quá trình thanh toán củakhách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi Hơnthế nữa, trong nghiệp vụ thanh toán NH có thể cho KH vay để thanh toánhoặc bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu hoặc ứng trước từ bộ chứng từxuất khẩu… Điều này mang lại cho các doanh nghiệp một sự thuận lợi đáng

kể trong kinh doanh và bên cạnh đó cũng mang lại nguồn thu lớn cho ngânhàng

b Hoạt động kinh doanh thể

Đây là hoạt động phát triển rất nhanh và mạnh của VCB, VCB hiện nay

là đứng đầu trong Liên minh thẻ VCB với mạng lưới giao dịch rộng nhất ViệtNam, các máy ATM đã được lắp đặt thêm trong năm 2008 đủ để đáp ứngngười tiêu dùng trong nước và nước ngoài

c Hoạt động thanh toán trong nước

Nghiệp vụ thanh toán trong nước là nghiệp vụ mà SGD NHNT cung cấpcác dịch vụ tiện ích trong thanh toán cho KH một cách nhanh chóng, an toànthuận tiện

2.3 Thực trạng công tác thẩm định DADT tại SGD VCB

Trang 33

2.3.1.2 Quy trình thẩm định

CBTD sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn tư vấn cho khách hàng về hồ sơ,thời hạn, và cách thức vay vốn CBTD kiểm tra bộ hồ sơ vay của KH và điềuchỉnh theo yêu cầu của khách hàng nếu thiếu sót so với quy định của SGD.Sau khi xem xét bộ hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ, CBTD sẽ báo cáo và chuyểncho trưởng phòng TTDA để trưởng phòng chỉ định cán bộ thẩm định dự án vàlưu bản sao hồ sơ gửi cho phòng quản lý rủi ro thẩm định nếu cần thiêtes phảithẩm định rủi ro CBTD sẽ tiến hành phân tích tín dụng ngay sau khi nhậnđược phân công của trưởng phòng Trong quá trình thẩm định CBTD sẽ phảithu thập thông tin cần thiết và thực hiện các cuộc tiếp xúc trực tiếp để tìmhiểu về DA mình đang thẩm địn và từ đó đưa ra được kết luận chính xác hơn.Kết quả thẩm định sẽ gửi lại cho trưởng phòng tài trợ dự án và cán bộ thẩmđịnh phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định đó Trưởng phòng tài trợ dự

án sẽ xem xét dự án và tài liệu thẩm định rồi lập báo cáo tín dụng gửi lên chogiám đốc ký duyệt, nếu dự án lớn sẽ cần hội đồng tín dụng phê duyệt

2.3.1.3 Thu thập và xử lý thông tin thẩm định

CBTD thu thập thông tin từ các nguồn chủ yếu từ báo cáo tài chính của

DN, ngoài ra cán bộ thẩm định còn phải thu thập thông tin từ các đối tác bạnhàng của DN hay phải đến DN trực tiếp gặp gỡ với ban lãnh đạo để xác minh

và tìm hiểu thông tin đã thu thập được Không chỉ dừng lại ở nguồn thông tinđến từ khách hang, CBTD còn phải thu thập thông tin từ các cơ quan hữuquan để biết được về tình hình chung của nền kinh tế vĩ mô cũng như hướngphát triển của các ngành, từ đó đưa ra quyết định tùy vào từng thời kỳ kinh tế.Ngoài ra thì cũng có các nguồn thông tin đại chúng hay nguồn thông tin từcác tổ chức chuyên nghiệp đẻ CBTD tham khảo thêm

2.3.1.4 Nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định của dự án được tiến hành bởi phòng tài trợ dự án.Việc thẩm định đòi hỏi tiến hành rất cụ thể, rõ ràng

a Thẩm định doanh nghiệp xin vay:

Trước tiên là đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng.

Năng lực pháp lý của khách hàng cần chú ý: Doanh nghiệp phải có tưcách pháp nhân đẩy đủ Tư cách pháp lý của người đại diện phải hợp pháp,

Trang 34

chủ doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự… Để tìm hiểu được

rõ những vấn đề này NH cần yêu cầu những giấy tờ :

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Điều lệ tổ chức và hoạt động cảu DN

- Biên bản họp hôi đồng quản trị

- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị cũng như kế toántrưởng và giám đốc điều hành

Những giấy tờ này phải được đóng dấu hoặc công chứng theo quy địnhcủa SGD NHNT

Thẩm định lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Tiến hành thẩm định các nội dung sau:

- Xuất xứ doanh nghiệp

- Sự thay đổi trong quá trình phát triển của doanh nghiệp ( thay đổi vềvốn góp, thành phần ban lãnh đạo…)

- Lịch sử các quá trình liên kết hợp tác giải thể

- Vị thế trên thị trường

Sau khi thẩm định xong các nội dung như trên NH có thể biết được tổng quan

về doanh nghiệp cũng như tư cách uy tín của doanh nghiệp

Thẩm định tư cách và năng lực ban lãnh đạo

- Danh sách ban lãnh đạo

- Trình độ chuyên môn học vấn

- Đạo đức trong quan hệ tín dụng

- Khả năng kinh nghiệm của ban lãnh đạo

- Uy tín ban lãnh đạo với đối tác

- Những thay đổi thành phần ban lãnh đạo và lý do thay đổi

Những yếu tố này có thể giúp cho NH biết được về những người điều hành

DN qua đó có thể thấy được hướng phát triển của DN

Phân tích ngành

Để đánh giá chính xác về doanh nghiệp, đánh giá về xu hướng phát triển của

DN , cán bộ thẩm định cần phân tích

Trang 35

- Xu hướng phát triển của ngành

- Hệ số về khả năng sinh lời

Như vậy CBTD cần thu thập được: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

b Thẩm định phương án xin vay

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

SGD NHNT sẽ tiến hành thẩm định theo các tiêu chí sau:

- Thẩm định về mục đích vay vốn

- Thẩm định nhu cầu vay vốn

- Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án

- Khả năng thực hiện dự án

- Khả năng trả nợ của dự án

Thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án bao gồm các nội dung

- Xem xét đánh giá tính khả thi và tính pháp lý của dự án

- Phân tích đánh giá những điểm chính của dự án

- Phân tích đánh giá về phương diện thị trường

- Phân tích đánh giá về phương diện kỹ thuật của DA

- Phân tích đánh giá phương diện tổ chức quản lý của dự án

- Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và nguồn vốn đầu tư

- Kiểm tra điều kiện an toàn vốn vay

- Phân tích rủi ro của DA

- Đánh giá chung, khái quát và đưa ra kết luận về DA thẩm định

c Thẩm định TSĐB

Trang 36

Việc đánh giá tài sản đảm bảo là một công việc rất khó khăn, đòi hỏiphải thực hiện rất tỷ mỉ Đây chính là cơ sở để định mức cho vay dự án:

- Tính pháp lý

- Tình trạng tranh chấp về tài sản

- Tài sản được phép giao dịch

- Đăng ký giao dịch bảo đảm

 Một số dự án chính được thực hiện trong thời gian vừa qua tạiSGD NHNT VN:

- Dự án cho vay tổng công ty xây dựng Trường Sơn: dự án cho vay xâydựng tòa nhà văn phòng: 597,89 tỷ

- Dự án cho vay Công ty cổ phần nhựa Binh Minh(PLASCO) dự áncho vay xây dựng trung tâm thương mại văn phòng: 114 tỷ VND

- Dự án cho vay CTy Cổ phần Bánh kẹo Tràng An dự án cho vay đầu

tư trang thiết bị sản xuất: 324, 66 tỷ VND

- Dự án cho vay CTy Cổ phần Xây lắp và Cơ khí cơ khí cầu đường dự

án cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng: 456,55 tỷ VND

- Dự án cho vay CTy Dệt kim Đông Xuân dự án cho vay mua dâytruyền sản xuất: 224,55 tỷ VND

- Dự án cho vay CTy Cổ phần đầu tư và phát triển vận tải dự án chovay mở rộng quy mô 55,6 tỷ VND

- Dự án cho vay Cty Cơ khí Xây dựng dự án cho vay sửa chữa và nângcấp thiết bị 28,3 tỷ VND

- Dự án cho vay Cty Công ty thi công cơ giới cho vay mua và sửa chữanâng cấp xà lan 10,3 tỷ VND

- Dự án cho vay CT TNHH Xây dựng Hà Nam Dự án cho vay thànhlập chi nhánh mới: 800 tr VND

Trong số các dự án cho vay chỉ có một dự án có nợ khó đòi đó là dự áncho vay công ty X nợ xấu 13,28 tỷ ( dự án giải ngân từ năm 1995 )

nhiều thành công, kết quả đạt được là rất lớn trên các mặt hoạt động: Dư nợtín dụng trong những năm qua đạt hơn 3000 tỷ tín dụng trung và dài

Trang 37

hạn.Riêng năm 2008 tín dụng cấp cho dự án đầu tư tăng lên 283,86 tỷ vnd.Nhìn chung thực trạng về hoạt động thẩm định dự án tại SGD NHNT thống

kê cho thấy:

- Dư nợ tín dụng tài trợ cho dự án vừa qua đạt khoảng hơn 3000 tỷ đồng.Trong số đó tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp trong khối cácdoanh nghiệp nhà nước là khối các doanh nghiệp truyền thống củaSGD NHNT:

DNNN

Tư nhân DNNQD

NHNT là một ngân hàng lớn, đi đầu trong các hoạt động của mình, nhờvậy SGD NHNT cũng có một lượng khách hàng truyền thống lớn, là các công

ty, tổng công ty nhà nước Các khách hàng này là các khách hàng lâu năm củaSGD có uy tín cao và hoạt động hiệu quả SGD tập trung vào điểm mạnh này

và tiếp tục tăng trưởng tín dụng dựa trên khu vực này do đã có những kiếnthức hiểu biết nhất định về DNNN là rất hợp lý

Cơ cấu ngành tập trung cho vay là các ngành

Trang 38

sẽ khó khăn hơn trong quá trình thẩm định bởi yếu tố kỹ thuật sẽ rất phức tạp,khoa học kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho các dự án trở nên phức tạp về mặtchuyên môn hơn Ngoài ra cán bộ cũng sẽ không có điều kiện tích lũy kinhnghiệm trong các ngành khác, không có điều kiện tham gia vào các dự án đặcthù khác, do vậy sẽ tạo sự kém linh hoạt khi thẩm định.

2.3.2 Phân tích quy trình thẩm định 1 dự án cụ thể

Để tìm hiểu về việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại SGD NHNT chúng

ta nghiên cứu về quy trình thực hiện của một dự án mẫu và các thành tựu chung đã đạt được

2.3.2.1 Giới thiệu dự án:

khu đô thị mới Dương Nộ- đường Lê Văn Lương- Hà Đông

Sốtiền 886.8 1423.37 115.56 86.13

Tỷ lệ

Ngày đăng: 23/04/2013, 22:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

8 100 8321 100 11920 100 15749 100 1NV nội tệ533680,7 - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
8 100 8321 100 11920 100 15749 100 1NV nội tệ533680,7 (Trang 28)
- Nhìn vào bảng huy động vốn phân theo thởi hạn ta thấy rằng nguồn tiền gửi có không kỳ hạn không ngừng tăng lên qua từng năm - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
h ìn vào bảng huy động vốn phân theo thởi hạn ta thấy rằng nguồn tiền gửi có không kỳ hạn không ngừng tăng lên qua từng năm (Trang 28)
Nhìn chung về tình hình tín dụng theo cơ cấu thời hạn ta thấy rằng cơ cấu dư nợ được điều chỉnh lại - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
h ìn chung về tình hình tín dụng theo cơ cấu thời hạn ta thấy rằng cơ cấu dư nợ được điều chỉnh lại (Trang 30)
Một số thông số phản ánh tình hình tài sản-nguồn vốn của Cty như sau: - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
t số thông số phản ánh tình hình tài sản-nguồn vốn của Cty như sau: (Trang 42)
TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại) 5,667 115,841  Hao mòn luỹ kế            (2,917)          (31,620)  Tài sản cố định vô hình                  -                     -     XDCB dở dang           14,867              1,547  - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
h ữu hình (giá trị còn lại) 5,667 115,841 Hao mòn luỹ kế (2,917) (31,620) Tài sản cố định vô hình - - XDCB dở dang 14,867 1,547 (Trang 42)
Một chỉ số phản ánh tình hình tài chính của Công ty như sau: - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
t chỉ số phản ánh tình hình tài chính của Công ty như sau: (Trang 43)
BẢNG 2: TỔNG MỨC ĐẦU T CỦA DỰ ÁN (CÓ VAT) - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
BẢNG 2 TỔNG MỨC ĐẦU T CỦA DỰ ÁN (CÓ VAT) (Trang 48)
BẢNG 2:   TỔNG MỨC ĐẦU T CỦA DỰ ÁN (Cể VAT) - Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM
BẢNG 2 TỔNG MỨC ĐẦU T CỦA DỰ ÁN (Cể VAT) (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w