1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.

88 357 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Tiên Du
Tác giả Nguyễn Văn Hiển
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp
Chuyên ngành Đầu tư
Thể loại Chuyên đề
Thành phố Tiên Du
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 480 KB

Nội dung

Hệ thống Ngân hàng nhà nước ta đang trong quá trình phấn đấu để đi lên đổi mới một cách toàn diện không thể không tránh khỏi những khó khăn trở ngại nhất định.

Trang 1

Lời nói đầu

Đầu tư được coi là động lực phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế đilên, nâng cao tổng sản phẩm xã hội, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam theo kịp cácnước trên thế giới

Nhu cầu tư đối với nước ta hiện nay rất lớn và khẩn trương, nhưng vấn đề đặt

ra không kém phần quan trọng là làm thế nào để đầu tư có hiệu quả?

Một trong những phương thức cho vay có hiệu quả là lập và thẩm định dự ánđầu tư Đối với các Ngân hàng thương mại để đạt được hiệu quả cao khi cho vay, nhất

là cho vay trung và dài hạn thì việc phân tích đánh giá dự án đầu tư đặc biệt là vềphương diện tài chính của dự án là khâu quan trọng trong cho vay tín dụng đầu tư làmtốt công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vốn vay làm rủi rocho Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất

Trong những năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư đã có nhiều đổi mớithích ứng với nền kinh tế thị trường Hơn nữa trong công cuộc đổi mới, với chínhsách mở cửa của Đảng và Nhà nước có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào ViệtNam, vì vậy chúng ta cũng thu được nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định đểngày càng hoàn thiện về nội dung và phương pháp

Hệ thống Ngân hàng nhà nước ta đang trong quá trình phấn đấu để đi lên đổimới một cách toàn diện không thể không tránh khỏi những khó khăn trở ngại nhấtđịnh Bên cạnh những kết quả đạt được, đáng khích lệ, công tác thẩm định dự án đầu

tư vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu về đầu tư cũng như yêu cầu đổi mới của hệthống Ngân hàng và của cả Đất nước Vấn đề quan trọng là phải rút ra những mặt tồntại thiếu sót để có biện pháp khắc phục nhằm đưa ra hoạt động thẩm định dự án đầu tưngày càng hoàn thiện hơn

Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Tiên Du, từ thực tế của hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh em

đã chọn đề tài nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, chuyên đề mong muốn đưa ra một cái

Trang 2

nhìn có hệ thống lý luận và thực tế hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, qua đó nêu lên những khó khăn,vướng mắc và tồn tại trong quá trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Chuyên

đề cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và giải pháp mong muốn phần nào có thểgóp phần giải quyết những khó khăn và tồn tại đó

Nội dung chuyên đề gồm ba phần:

Phần I:Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.

Phần II:Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.

Phần III:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu

tư tại chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.

Trang 3

PHẦN I:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU.

I.Qúa trình hình thành và phát triển,chức năng ,nhiệm vụ của Chi nhánh

NHNo&PTNT huyện Tiên Du.

1.1 -Tình hình kinh tế ,xã hội của huyện Tiên Du.

Tiên Du là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh gồm 15 xã và 1 thị trấn,

có vị trí tự nhiên khá thuận lợi: nằm trên trục quốc lộ 1A Bắc-Nam, có đường sắt, đường cao tốc chạy qua với diện tích tự nhiên 105,5km2, dân số 126.286 người, với 29.668 hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp : 28.207, hộ làng nghề: 800, hộ làm kinh

tế trang trại: 66, hộ kinh doanh:298, hộ khác: 297

Thu nhập của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp quy thóc đạt 62.500 tấn, đến hết năm 2008 toàn huyện có đàn trâu: 1.441 con, đàn bò 5.227 con,đàn lợn: 60.000 con Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị tổng sản lượng 35,5 tỷ đồng Hoạt động thương mại và dịch vụ đã phát triển thông qua việcbuôn bán qua biên giới Trung Quốc và vào Nam, nhưng nhìn chung còn nhỏ lẻ, tự phát Toàn huyện chỉ có hơn 500 hộ có đăng ký kinh doanh Khu công nghiệp cũng đãđược hình thành và đang đi vào hoạt động, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, cho ngân sách huyện

Trên địa bàn huyện cũng có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, gồm: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình cá nhân, thuộc các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như dệt vải, sản xuất giấy ngày càng phát triển mạnh

Trang 4

Trên địa bàn huyện hiện nay đã có rất nhiều các tổ chức tín dụng cùng hoạt động, gồm Ngân hàng khu công nghiệp, Ngân hàng công thương, Ngân hàng Sài Gòn- Thương tín, ngân hàng chính sách xã hội và 3 quỹ tín dụng nhân dân.

Tóm lại: Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đã và đang phát triển tốt,

nhu cầu đầu tư ngày càng lớn, cho vay tín dụng của ng ân hàng ngày càng nhiều, đặc

biệt quy mô vốn vay của các doanh nghiệp ,các xí nghiệp ngày càng cao đòi hỏi hoạt động thẩm định của ngân hàng ngày càng phải chặt chẽ hơn,bộ máy thẩm định ngày càng phải được hoàn thiện hơn

1.2 -Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Du tiền thân trước đây làChi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện Tiên Sơn trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Hà Bắc (cũ) Khi Chính phủ ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Tiên Sơn được chuyển thành chi nhánh Ngân hàngPhát triển nông nghiệp huyện Tiên Sơn (hoạt động từ tháng 7/1988)

Sau khi có 2 pháp lệnh Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Tiên Sơn được chuyển thành Chi hánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Tiên Sơn trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Bắc

Thực hiện Quyết định số 68/TTg ngày 25/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện là Từ Sơn và Tiên Du, Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam đã ra QĐ thành lập NHNo & PTNT huyện Tiên Du trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh

Trang 5

Theo quyết định của hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số 169/QĐ/HĐQT ngày 07/09/2000 đã qui định :

Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Tiên Du nói riêng có chức năng:

Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Ngân Hàng Nông nghiệp

Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự uỷ quyền của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nông nghiệp

Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nông nghiệp

Chi nhánh NHNN &PTNT Huyện Tiên Du có nhiệm vụ :

Huy động vốn :

a) Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ,có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức ,cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằngđồng Việt Nam và ngoại tệ

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp

c) Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ ,chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế ,cá nhân trong nước và nước ngoài theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp

d) Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép

Cho vay :

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế; cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền

Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, với các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết :trìnhNgân hàng Nông nghiệp cấp trên quyết định

Trang 6

Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.

Kinh doanh dịch vụ : thu, chi tiền mặt; két sắt,nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền ;thẻ thanh toán ; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tín dụng tài chính, tín dụng các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước ; các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định

Làm dịch vụ cho Ngân hàng Người nghèo

Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp

Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định

Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tièn tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Chấp hành đầy đủ các báo cáo ,thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên giao

Trong thực tế Huyện Tiên Du là một địa bàn tập trung nhiều xí nghiệp lớn của tỉnh Bắc Ninh, đã và đang hình thành các khu công nghiệp, các dự án đầu tư xin vay vốn càng nhiều ,đặc biệt các dự án có quy mô vốn lớn,thời gian đầu tư dài,đời sống kinh tế xã hội của huyện ngày càng cao, thuận lợi cho ngân hàng mở rộng và phát huycác nghiệp vụ của mình Cho đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônHuyện Tiên Du có những sản phẩm chính như là:

Thanh toán trong nước:

Trang 7

Thu chi tại chỗ theo khả năng và yêu cầu của khách hàng.

Thu hộ, chi hộ; chi trả hộ lương

Chi trả kiều hối

Sản phẩm tiền gửi và kho quỹ:

Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức,cá nhân với lãi suất linh hoạt

Nhận tiền gửi qua đêm

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

Sản phẩm tín dụng:

Cho vay ngắn, trung và dài hạn tổ chức kinh tế, cá nhân

Phát hành bảo lãnh Ngân hàng các loại

Chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá

Tư vấn đầu tư, thương mại, thẩm định các đối tác

Cho vay trả góp

Cho vay thấu chi

Cho vay tiêu dùng CBCNV

Cho vay mua nhà ở

Với quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên khá nhanh cùng với sự đa dạng hoá hoạt động và nâng cao chất lượng kinh doanh, NHNN &PTNT Huyện Tiên Du đã thực sự trưởng thành đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế xã hội không chỉ với tỉnh Bắc Ninh mà còn với các tỉnh khác

II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.

2.1 -Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.

Sơ đồ cơ cấu các phòng tổ

Trang 8

Ghi chú:

· :Chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc

· :chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng trung tâm

Ban giám đốc

Phòng

KH - KD

Phòng Tín dụng

Phòng KT

HC - NS

Ngân hàng cấp III chợ Sơn

Ngân hàng cấp III chợ Và

Ngân hàng cấp III xã Hoàn Sơn

Ngân hàng cấp III khu công nghiệp

Trang 9

2.2 -Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

2.2.1 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh.

 Nghiên cứu, đề xuất chiến lược của khách hàng, chiến lược huy động vốn tạiđịa phương

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướngkinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

 Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán đến cácchi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn

 Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chinhánh NHNo& PTNT trên địa bàn

 Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm Dự thảo báo cáo sơ kết,tổng kết

 Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng

 Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định

 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng

và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theohướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu và gắn tíndụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng

 Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựachọn cho vay an toàn và đạt hiệu qua cao

 Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo sự phân cấp uỷ quyền.Cán bộ thẩm định đi sâu xem xét tìm hiểu tính chính xác, những tồn tại của dự

án, những chỗ nào thắc mắc cần phải tìm hiểu làm thế nào để không bỏ sót các cơ hộiđầu tư và đồng thời hạn chế thấp nhất yếu tốt rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

Trang 10

Để đảm bảo đạt được các mục tiêu của công tác thẩm định dự án Ngân hàngHuyện Tiên Du có một phương án hay quy trình thẩm định dự án đầu tư một cáchkhoa học trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin đồng thời kết hợp với kinh nghiệmthực tế.

Việc thẩm định dự án được tiến hành cụ thể từng nội dung nhưng trong thực tếcác nội dung của dự án thường liên quan chặt chẽ với nhau nên có thể tiến hành đồngthời nhiều nội dung và tuỳ theo tính chất đầu tư cụ thể của dự án, người thẩm định cóthể lược bỏ bước nào được coi là không cần thiết

Một dự án được chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng Huyện Tiên Du, sau khi tiếp nhận

dự án ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung sau:

+ Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn

- Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

Khi xem xét hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp cán bộ thẩm định thường yêu cầu

có đủ các hồ sơ sau:

 Quyết định thành lập doanh nghiệp

 Quyết định bổ nhiệm giám đốc; kế toán trưởng

 Biên bản bầu hội đồng quản trị

 Giấy phép kinh doanh

 Giấy phép hành nghề phù hợp

+ Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư.

+ Thẩm định các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực laođộng )

Khi thẩm định cầm xem xét các mặt

Trang 11

 Chất lượng các yếu tố đầu vào

 Vấn đề khả năng sinh lời

 Vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro

 Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trongnước, nước ngoài.Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ vàcác tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.Đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết,tổng kết; đề xuất Tổng Giám đốc cho phép nhân rộng

 Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địabàn

 Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đềxuất hướng khắc phục

 Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chinhánh NHNo& PTNT trực thuộc trên địa bàn

 Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT giao

2.2.2 Phòng Kế toán – Ngân quỹ.

 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp

Trang 12

 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi, tài chính,quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn trình Ngân hàngNông nghiệp phê duyệt.

 Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo& PTNTtrên địa bàn

 Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báocáo theo quy định

 Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định

 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước

 Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề

 Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động củachi nhánh

 Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống

kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinhdoanh

 Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quyđịnh

 Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học

Trang 13

 Xây dựng triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánhtrực thuộc địa bàn.Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo& PTNT.

 Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợpđồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liênquan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh NHNo& PTNT

 Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơquan

 Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản địnhchế của Ngân hàng Nông nghiệp

 Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT

 Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, vănthư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo&PTNT

 Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạocủa Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo& PTNT

 Thực hiện công tác xây dựng cơ bản,sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ laođộng, vật dẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan

 Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá-tinh thần và thăm hỏi

ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên

 Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng,Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn

 Đề xuất mạng lưới kinh doanh trên địa bàn

 Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánhNHNo&PTNT trực thuộc tên địa bàn theo cơ chế khoán tài chính của NHNo& PTNT

 Thực hiện các công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đicông tác, học tập trong và ngoài nước Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhânviên được quy hoạch, đào tạo

Trang 14

 Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng,ngành Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trongphạm vi phân cấp thẩm quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.

 Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNo& PTNT quản lý vàhoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhànước, của ngành Ngân hàng

 Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNo& PTNT

 Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao

2.2.4 Phòng tín dụng.

Phòng tín dụng có vai trò không thể thiếu tại ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn huyện Tiên Du Phòng tín dụng có quan hệ trực tiếp với khách hàng,giữ các chức năng làm thủ tục, kí kết hợp đồng tín dụng với khách hàng Tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du phòng tín dụng có 08 cán

bộ, trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng Trưởng phòng quản lý hoạt độngchung hoạt động của phòng, 01 phó phòng đảm nhiệm hoạt động cho vay doanhnghiệp phó phòng còn lại đảm nhiệm hoạt động cho vay khác Các cán bộ còn lạiphân địa bàn mỗi người phụ trách cho vay một địa bàn cụ thể Phòng tín dụng khôngnhững có chức năng kí kết hợp đồng mà còn đảm nhiệm chức năng tư vấn cho kháchhàng thủ tục cho vay cũng như thủ tục kí kết hợp đồng với ngân hàng Cán bộ tíndụng cũng có chức năng thẩm định tài sản cầm cố cho vay của khách hàng, đảm bảotiến độ trả lãi cũng như hoàn vốn của khách hàng

Trang 15

 Chi nhánh cấp 3: Có chức năng và nhiệm vụ như trung tâm hoạt động theo sựchỉ huy trực tiếp của trung tâm, có trụ sở đặt tại các địa bàn xa trung tâm Hiện tại cácchi nhánh cấp 3 của Ngân hàng huyện Tiên Du vẫn đi thuê trụ sở làm việc, cơ sở hạtầng còn thiếu thốn quy mô nhỏ Các Chi nhánh cấp 3 hoạt động độc lập với trung tâmcuối tháng các giao dịch được gửi về trung tâm để vào sổ tính toán.

III.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du những năm gần đây.

Mặc dù điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, môi trường cạnh tranh ngàycàng gay gắt nhưng NHNo & PTNT huyện Tiên Du đã luôn cố gắng để thực hiệnnhững mục tiêu kinh doanh đã đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tếtrên địa bàn huyện và xây dựng Ngân hàng ngày càng lớn mạnh

Các biện pháp đơn vị đã triển khai thực hiện:

- Từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện đầu tư có hiệu quả; giữvững quan hệ với các khách hàng truyền thống và không ngừng khai thác các kháchhàng mới

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, học tập các văn bản mới cho cán

bộ công nhân viên

- Thực hiện chiến lược khách hàng: Tổ chức tuyên truyền, mở rộng huy độngvốn, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, các chủ trương chính sách tín dụng đốivới nông nghiệp, nông thôn

Trang 16

- Bám sát định hướng phát triển kinh tế của huyện, tập trung đầu tư vốn gópphần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Phối hợp chặt chẽ vớichính quyền các xã, thôn, các Đoàn thể, đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ để thựchiện đầu tư có hiệu quả, mở rộng các loại hình tín dụng khác(Vay đời sống, cầm cố,cho vay vốn đi lao động ở nước ngoài )

- Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng quý, các chỉ tiêu về cho vay, huyđộng vốn được giao cụ thể cho từng phòng, từng cán bộ công nhân viên, và được tínhvào lương kinh doanh theo kết quả thực hiện

- Đặc biệt coi trọng công tác tư tưởng, phong cách giao dịch và ý thức, thái độphục vụ khách hàng

- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua quý, các ngày lễ lớn thựchiện chế độ thưởng phạt nghiêm túc, kịp thời

Với việc triển khai thực hiện tốt đã mang lại kết quả rất khả quan, thể hiện quabảng sau:

Trang 17

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2006-2008

2006

NĂM2007

NĂM 2008

Tăng, giảm 2007 sovới 2006

Tăng, giảm 2008 sovới 2007

Trang 18

0 50000

Tổng NV huy động Tổng D nợ Lợi nhuận

Nhỡn vào bảng 1 ta thấy kết quả kinh doanh của ngõn hàng ngày càng thu được kết quả cao Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 ,2007 của chi nhỏnh NHNo và PTNT huyện Tiờn Du thu được kết quả cao Riờng năm 2008 nguồn vốnhuy động và lợi nhuận tăng trưởng rừ rệt Cụ thể:

Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 so với năm 2007 tăng là 23,13% tăng lờn 3,21% so với tổng nguồn vốn huy động của năm 2007 so với năm 2006.Tổng thu trong năm 2008 so với năm 2007 là 51,88% tăng 25,05% so năm 2007 với

2006 Vỡ vậy, lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 tăng vượt lờn 2982,09% Như vậy, ta thấy trong 3 năm 2006, 2007, 2008 kết quả hoạt động kinh doanh của Ngõn hàng tăng lờn rừ rệt Tổng nguồn vốn huy động tăng đồng thời tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ giảm xuống Điều này làm cho lợi nhuận tăng lờn gần 3 lần Cúđược kết quả như trờn là do sự cố gắng của tập thể lónh đạo và nhõn viờn NHNo

và PTNT huyện Tiờn Du đó triển khai và thực hiện cỏc giải phỏp đó nờu ra ở trờn

Trang 19

Nguồn vốn là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu đối với

NHNo&PTNT huyện Tiên Du, chi nhánh đã thực hiện rất nhiều biện pháp để tăngnguồn vốn huy động, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gay gắt, quyết liệt Những năm qua NHNo&PTNT huyện Tiên Du

đã có quá trình tăng trưởng quy mô nguồn vốn lớn, liên tục, ổn định; luôn đứng đầu trong tỉnh về huy động vốn Đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ ngày càng lớn được huy động chủ yếu từ nguồn kiều hối

Trang 20

HUY ĐỘNG 2006-2008

Đơn vị: Triệu đồng

Năm2006

Năm2007

Năm

2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %Tổng nguồn vốn

Trang 21

0 50000

Nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán của các TCKT, cá nhân năm 2008 so với

2007 tăng 1241,72%, ngược lại nguồn vốn này năm 2007 so 2006 giảm 3,36% Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm năm 2008 so với năm 2007 tăng 36,78% cao hơn 36,6% so năm 2007 với năm 2006 Nguồn vồn từ phát hành giấy tờ có giá năm

2008 so 2007 giảm 88,73% nhưng nguồn vốn này năm 2007 so năm 2006 tăng 2217,98%

Qua đó, ta thấy tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt nguồn vốn huy động

từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư Điều này cho thấy tầm quan trọng của huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư Do vậy, Ngân hàng nên huy động tối đa nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư, đó là một tiềm năng lớn cần được đẩy mạnh

Trang 22

* - Theo loại đồng tiền huy động

KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI TIỀN

HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2008

Đơn vị: Triệu đồng

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Trang 23

0 50000

NV Néi tÖ NV Ngo¹i tÖ quy VN§

Qua bảng 3 ta thấy, bên cạnh sự tăng trưởng của nguồn vốn từ nội tệ thì nguồn vốnngoại tệ cũng tăng nhanh qua các năm Cụ thể:

Nguồn vốn huy động từ nội tệ năm 2008 so 2007 tăng 21,69% cao hơn 4,91% so năm 2007 với 2006 Nguồn vốn huy động từ nội tệ quy VNĐ năm 2008 so 2007 tăng 39,73% thấp hơn tỷ lệ tăng năm 2007 so 2006 là 73,57%

Nguồn vốn nội tệ tăng lên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn do tiền gửi từ dân cư trong nước tăng lên Ngân hàng đã có chính sách hợp lý để huy động tối đa nguồn vốn trong nước

Trang 24

Năm2008

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Tổng nguồn vốn

huy động

231.273

Trang 25

0 50000 100000

TiÒn göi K.K.H¹n TiÒn göi Cã kú h¹n

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên quacác năm Tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 so 2007 giảm 26,73% thấp hơn 25,54%năm 2007 so năm 2006 Tiền gửi có kỳ hạn năm 2008 so năm 2007 tăng 29,29% caohơn 6,12% so năm 2007 với 2006 Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm

2008 so năm 2007 giảm 56,77%, ngược lại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng tăng1,65 % và tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng tăng 1642,71% năm 2008 so năm 2007 Như vậy, nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn dần giảm xuống, ngượclại nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên Trong đó, loại tiền gửi có kỳhạn trên 24 tháng tăng lên đồng thời tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng giảmxuống Do vậy, NHNo và PTNT huyện Tiên Du nên coi trọng nguồn vốn này vì đây

là nguồn vốn tạo ra sự chủ động trong việc mở rộng đầu tư và nâng cao nguồn vốn

Trang 26

NĂM 2008

Tăng, giảm 2007 sovới 2006

Tăng, giảm 2008 sovới 2007

Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ %Tổng dư nợ 184.895 201.044 288 973 +16149 +8,73 + 16.149 +43,74

Tỉ lệ % NQH/Dư

nợ

( Nguồn Báo cáo tổng kết cuối năm của phòng Tín Dụng)

Tồng dư nợ năm 2008 so với năm 2007 tăng 43,74%, tỉ lệ này tăng 35,01% so với tỷ lệ tăng năm 2007 với năm 2006 Trong đó, tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ năm 2008

so với năm 2007 giảm 0,31%, giảm đi 2,63% so với NQH/ Tổng dư nợ năm 2007 so với năm 2006

Trang 27

( Nguồn báo cáo tổng kết chi nhánh năm 2008 )

Uỷ thác đầu tư là việc ngân ngân hàng uỷ thác cho tổ chức ,cá nhân,công ty nào đó thay mặt mình đầu tư vào các dự án ,chứng khoán hay vào các đơn vị tổ

chức…Trong đó ngân hàng phải có vốn nhàn rỗi ,mong muốn tham gia vào các dự

án ,thị trường chứng khoán,mong muốn thực hiện đầu tư thông qua một định chế đầu

tư với năng lực chuyên môn cao,có khả năng thu nhập,nắm bắt phân tích các thông tinthị trường ,đưa ra quyểt định đầu tư đúng đắn dựa trên phân tích khách quan

3.3.Công tác Kế toán - Ngân quỹ

Công tác hạch toán kế toán ngày càng được hoàn thiện, phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, quản lý được khối lượng lớn dư nợ, tiền gửi của khách hàng Làm tốt các dịch vụ thanh toán chuyển tiền,

Trang 28

chi trả kiều hối …từ năm 2006 đến 2008 đã thực hiện 3528 cuộc chuyển tiền với doanh số chuyển tiền là 2.690.849 triệu đồng.

Công tác ngân quỹ luôn luôn được quan tâm coi trọng hàng đầu, đảm bảo tuyệtđối an toàn không để xảy ra thiếu mất tiền

3.4.Công tác Hành chính – Nhân sự

Công tác hành chính, văn phòng đã đi vào hoạt động có nề nếp, mở sổ sách theodõi công văn đi, đến, theo dõi kho ấn chỉ một cách khoa học

Bố trí cán bộ trực cơ quan 24/24 giờ, do đó việc bảo vệ tài sản, an ninh trật tự

cơ quan được giữ vững Công tác điều chuyển tiền đến các chi nhánh, phòng giao dịch

và chuyển tiền nộp về tỉnh đúng quy trình, đảm bảo an toàn

Việc chấp hành nội quy cơ quan, giờ giấc làm việc được thực hiện tương đối tốt

3.5.Công tác kiểm tra và tự kiểm tra.

Trong năm, NHNo huyện Tiên Du đã tổ chức 2 đoàn tự kiểm tra các chuyên đềtại Trung tâm và các chi nhánh ngân hàng cấp III, các phòng giao dịch Sau kiểm tra

đã có biên bản đưa ra những vấn đề còn sai sót cần chỉnh sửa theo từng chuyên đề tíndụng, kế toán Hàng tháng các phòng chuyên đề thực hiện tự kiểm tra chuyên đề củamình nhằm phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót trong quá trình tác nghiệp.Sau các đợt kiểm tra, tự kiểm tra đã tổ chức họp rút kinh nghiệm và chỉnh sửangay những sai sót, có báo cáo chỉnh sửa gửi phòng chuyên đề và phòng kiểm trakiểm toán nội bộ của tỉnh

3.6.Hoạt động phong trào đoàn thể.

Trang 29

được giao như: Thi đua hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh quý I, II, III, IV năm 2008;Thi đua phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lao động, ra sức phấn đấu hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2008; Tổ chức đợt thi đua vận động huy động vốn

có thưởng trên toàn quốc và huy động vốn trên địa bàn,…

Vận động chị em phụ nữ tham gia phong trào " Phụ nữ tích cực học tập, laođộng, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc" …

Tổ chức các phong trào văn hoá thể thao trong đơn vị, các cuộc giao lưu thể thao

với Huyện ủy, UBND huyện và các xã tạo bầu không khí thân thiện, hiểu biết lẫn

nhau, tranh thủ sự giúp đỡ và thúc đẩy mối quan hệ phối hợp bền chặt giữa ngân hàngvới chính quyền các cấp

Hoạt động của Đoàn thanh niên sôi nổi, hiệu quả hơn do được chi bộ, chínhquyền, công đoàn quan tâm hướng dẫn về nội dung, giúp đỡ kinh phí để hoạt động

3.7.Những kết quả đạt được,hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.

3.7.1.Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, NHNo & PTNT huyện Tiên Du đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động tín dụng và công tác huy động vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế của địa phương và phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá Ngân hàng nói riêng.Hoạt động kinh doanh của Ngân hang luôn đạt hiệu quả cao

Có được thành tích đó là do ban Giám đốc đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao đến công tác huy động vốn và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ quan

Ngân hàng đã luôn quan tâm, giữ mối quan hệ mật thiết với các khách hàng truyền thống, theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế của địa phương để triển khai các biện pháp huy động phù hợp Đồng thời cũng tìm hiểu các Ngân hàng bạn để có chính sách tiếp thị, chính sách lãi suất hiệu quả

Trang 30

NHNo huyện Tiên Du cũng đã chú trọng tới việc đổi mới phong cách giao dịch, áp dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hoá các hình thức huy động, kỳ hạn huyđộng và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, quảng cáo.

Nhờ có những biện pháp trên mà nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng đượctăng lên,lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm

3.7.2.Mặt tồn tại

- Nhìn vào cơ cấu nguồn tiền gửi phân theo kỳ hạn gửi ta thấy tiền gửi thanhtoán còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn huy động (10%), đây là nguồn vốn cólãi suất thấp và có thể thu được lệ phí thông qua các dịch vụ thanh toán, từ đó tăng thunhập cho Ngân hàng Vì vậy, NHNo & PTNT huyện Tiên Du cần có biện pháp đểnâng cao tỷ trọng của nguồn vốn này

- Mức lãi suất của NHNo & PTNT huyện Tiên Du còn thấp hơn các tổ chức tíndụng khác trên cùng địa bàn, phong cách giao dịch tuy đã được đổi mới nhưng cònchưa tốt, các tiện ích của dịch vụ còn hạn chế, hệ thống luân chuyển chứng từ còn quanhiều khâu nên thời gian giao dịch với khách hàng còn chậm

- Các kỳ hạn huy động vốn đã được đa dạng hoá nhưng vẫn chưa thuận tiệnbằng các tổ chức tín dụng khác, ví dụ: kỳ hạn huy động của NHNo & PTNT huyệnTiên Du thấp nhất là 1 tháng trong khi tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín có kỳ hạn 1tuần, 2 tuần

- Một vài doanh nghiệp vay vốn với số lượng lớn, do làm ăn thua lỗ dẫn đếntình trạng nợ quá hạn phát sinh, không trả được lãi

3.7.3.Nguyên nhân

* - Nguyên nhân khách quan

+ Môi trường kinh tế xã hội: Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng Tình hình giá cả thị trường tăng lên, sự mất giá của đồng

Trang 31

+ Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp lý trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng vẫn còn nhiều thiếu sót, không đồng bộ, nhất quán:

- Thủ tục rườm rà, nhiều chữ ký kiểm soát, các thể chế quy định về huy động nguồn vốn chậm đổi mới, quy định quá tỷ mỷ chặt chẽ có chỗ không cần thiết, sổ tiết kiệm,

kỳ phiếu 24 đến 36 tháng là những chứng từ có giá nhưng không được chiết khấu, không được chuyển nhượng … như vậy, không phù hợp nền kinh tế khi có thị trường chứng khoán ra đời

- Do yếu tố về khung lãi suất và chính sách lãi suất của NHNN: Trong những năm qua, thông qua chính sách lãi suất NHNN đã giảm dần sự can thiệp trực tiếp của mình vào hoạt động kinh của các NHTM Như vậy từ thấp đến cao, NHNN đã tạo thế chủ động, linh hoạt cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh và điều tiết cung cầu về vốn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức tín dụng trong một khung lãi suất qui định

+ Môi trường cạnh tranh: Hiện nay, NHNo &PTNT huyện Tiên Du phải chịu

một sức ép cạnh tranh với các TCTD trên địa bàn cũng như các TCTD ( tổ chức tín dụng) ở địa bàn khác vì các TCTD này đã được hình thành từ rất sớm như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Điều này đòi hỏi NHNo&PTNT huyện Tiên Du phải không ngừng vươn lên, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn, sự cạnh tranh diễn ra trên nhiều phương diện khác nhau (lãi suất, chất lượng dịch vụ, chính sách khách hàng, tiếp thị, phong cách giao dịch )

* - Nguyên nhân chủ quan.

Một là, các hình thức huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự phong phú,

chưa có hình thức huy động tiền ở một nơi và có thể rút được tiền ở nhiều nơi trong cùng một hệ thống để tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng, mới dừng lại ở việc chuyển tiền qua thanh toán liên Ngân hàng

Hai là, chính sách khách hàng của Ngân hàng vẫn chưa phát huy tối đa tác

dụng của mình Qua khảo sát thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu biết nhiều về các

Trang 32

dịch vụ mới của Ngân hàng, về các hình thức huy động vốn của Ngân hàng, nhiều khách hàng truyền thống của Ngân hàng có tài khoản tiền gửi tại nhiều Ngân hàng khác nhau Điều này đồng nghĩa với việc nguồn huy động của Ngân hàng bị phân tán

và đang chịu một sức hút mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng bạn Do đó, chính sách khách hàng phải tạo ra được động lực, đánh thẳng vào tâm lý và quyền lợi của khách hàng

Ba là chưa áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phong cách giao dịch còn

chưa tốt do nhận thức của cán bộ còn chưa đầy đủ

Bốn là, hình thức quảng cáo, tiếp thị của Ngân hàng còn chưa hấp dẫn, liên

tục, chỉ làm công tác quảng cáo, tiếp thị mỗi khi cần huy động vốn đáp ứng được nhu cầu cấp bách của mình trong một thời gian nào đó, chính vì thế sự hiểu biết và lòng tin của người dân về Ngân hàng còn hạn chế và làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng

Năm là ,Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế

đặc biệt là khâu thẩm định tài chính, thẩm định dự án đầu tư Phong cách giao dịchcủa một số cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanhtrong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh

Trang 33

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU.

I.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.

1.1.Nhân tố khách quan.

1.1.1 Môi trường pháp luật.

Các văn bản pháp luật là yếu tố trực tiếp định hướng và ảnh hưởng đến công tácthẩm định Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định các dự án đầu tưtrong nước cũng như nước ngoài đã được quy định cụ thể và gần đây đã được bổ sungsửa đổi để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay Những tiến bộhay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tố ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng của công tác thẩm định cũng như việc ra quyết định đầu tư

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần có nhữngtrao đổi trực tiếp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

để có những điểu chỉnh và bổ sung hợp lý đối với những văn bản pháp luật về thẩmđịnh dự án đầu tư,để có những quy định thực sự chặt chẽ phù hợp với đặc thù của địabàn tỉnh Bắc Ninh

Tóm lại môi trường pháp luật là một nhân tố khách quan tác động nhiều đếnthẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyệnTiên Du Vậy kính mong các ban ngành có thẩm quyền có những điều chỉnh chặt chẽ

và phù hợp hơn để hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại nóichung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du đạt kết quảcao hơn nữa

1.1.2 Môi trường kinh tế - xã hội.

Trang 34

Tình trạng nền kinh tế là nhân tố vĩ mô nên có ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh Trong điều kiện nền kinh tế phát triển lành mạnh sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tích luỹ trong nền kinh tế gia tăng sẽ mở rộng thị trường tiềm năng về vốn của Ngân hàng thương mại Thu nhập dân cư cao và ổn định, tiền tiết kiệm tăng lên thì số vốn huy động được dồi dào Mặt khác nền kinh tế ổn định sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng thay cho việc dự trữ vàng, ngoại tệ hay các tài sản khác.

Trên địa bàn huyện cũng có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, gồm:doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác

xã và hộ gia đình cá nhân, thuộc các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ, xây dựng, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như dệt vải, sản xuấtgiấy ngày càng phát triển mạnh Nhu cầu đầu tư ngày càng lớn, đòi hỏi phải cónguồn vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

Nhu cầu đầu tư ngày càng lớn và đi k èm với nó là nhiều dự án thiếu tính khả

thi.Chính vì vậy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du khôngngừng đúc rút những kinh nghiệm qua các năm để ngày càng hoàn thiện công tácthẩm định của ngân hàng

1.2.Nhân tố chủ quan.

1.2.1 Phương pháp thẩm định.

Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩmđịnh khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tinđáng tin cậy Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khácnhau tuỳ thuộc vào từng nội dung của dự án cần xem xét Việc lựa chọn phương phápthẩm định phù hợp đối với từng dự án là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượngthẩm định Các phương pháp thường được sử dụng đó là phương pháp so sánh,

Trang 35

chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thíchhợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.

Để hoàn thiện nhiệm vụ thẩm định về mặt chuyên môn như đã nói ở trên (đảmbảo không đầu tư dự án tồi và không bỏ sót các dự án tốt), công tác thẩm định phảithực hiện 2 nhiệm vụ cụ thể sau:

-Xem xét, kiểm tra :Nhằm xác định tính đúng đắn của dự án so với các quy định

của pháp luật, các chuẩn mực về kinh tế, kỹ thuật

- Đánh giá : Nhằm xác định mức độ khả thi của dự án (tốt, tồi) đến mức nào để

xếp thứ bậc, lựa chọn

Thực hiện các nhiệm vụ nói trên, trong thẩm định dự án cần có các phương phápthích hợp Việc lựa chọn phương pháp thẩm định tác động rất nhiều đến hoạt độngthẩm định dự án đầu tư

Phương pháp chung để thẩm định, đánh giá là so sánh, đối chiếu nội dung dự ánvới các chuẩn mực đă được quy định bởi luật pháp và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuậtthích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.Đối chiếu các nội dung thẩm định nêu trên có một số nội dung thẩm định bằngcách đối chiếu so sánh với luật pháp, chính sách ( những vấn đề thuộc về pháp lý,nghĩa vụ tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng,…); một số nội dung phải so sánh vớicác tiêu chuẩn quy phạm (sử dụng đất đai, công nghệ thiết bị, môi trường…); một sốnội dung phải so sánh đối chiếu với các điều kiện thông lệ hoặc thực tế đã thực hiện(các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, về hiệu quả đầu tư,…)

Cán bộ thẩm định Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên

Du dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm và kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế củacác giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, các chỉ tiêu tiêu haonguyên liệu, nhiên liệu hay chi phí sản xuất nói chung) Phương pháp này yêu cầu cán

bộ đầu tư là người có kinh nghiệm và khả năng hiểu biết rộng và bao quát, tuy nhiênvới những dự án đầu tư cần kiến thức sâu về lĩnh vực chuyên ngành thường gây khó

Trang 36

khăn cho cán bộ thẩm định Mặt khác, việc thẩm định mức chi phí đầu tư, cơ cấu chiphí đầu tư,… cần phải dựa trên một mức đã có sẵn tạo ra hiệu quả không khách quantrong việc thẩm định, do không rõ ràng trong việc lấy mức so sánh.

Phương pháp thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả của hoạt động thẩm định,cho nên thiết nghĩ Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên lựa chọn nhiều phương pháp thẩm định

dự án đầu tư, với mỗi đặc thù của dự án đầu tư cán bộ thẩm định lựa chọn phươngpháp thẩm định phù hợp

1.2.2 Lựa chọn đối tác

Đối tác là một khía cạnh quan trọng trong dự án đầu tư Việc lựa chọn đối táckhông chỉ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của dự án mà còn là một nhân tố ảnhhưởng lớn đến công tác thẩm định Đối tác là người trong nước, nước ngoài ở nhiềukhu vực, nhiều nước khác nhau nên việc tìm hiểu về đối tác và luật lệ không phải dễdàng đặc biệt là các đối tác nước ngoài Dự án đầu tư có thể giới thiệu cho nhiều đốitác khác nhau nhằm lựa chọn được nhà đầu tư thích hợp nhất, có đủ tư cách pháp lý,năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án

Trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư tín dụng việc lựa chọn đối tác hay lựachọn khách hàng là một việc phức tạp vì đến với ngân hàng có rất nhiều khách hàng,mỗi khách hàng lại có những dự án đầu tư khác nhau để xin ngân hàng hỗ trợ vốnkinh doanh Tuy nhiên hoạt động lựa chọn đối tác vẫn là một hoạt động không thểthiếu, tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du việc lựachọn khách hàng đã được chú trọng Tuy nhiên hoạt động lựa chọn đối tác vẫn chưađược thực hiện nghiêm túc và chưa phản ánh đúng ý nghĩa của hoạt động, việc lựachon đối tác chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân của từng cán bộ thẩm định và thựchiện mang tính hình thức trên văn bản là chủ yếu

Trang 37

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần trú trọng tậpchung nhiều hơn và cần có những qui định chặt chẽ hơn.

1.2.3 Thông tin.

Thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong côngtác thẩm định Thông tin đầy đủ và chính xác là cơ sở cho việc thẩm định đạt kết quảcao Ngược lại thông tin không đầy đủ và phiến diện sẽ dẫn đến những quyết định sailầm về tính khả thi của dự án, từ đó có thể đưa đến những quyết định đầu tư sai lầm.Đặc biệt đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối tác là người nước ngoài ởnhiều khu vực khác nhau nên việc tìm hiểu, thu thập thông tin chính xác về họ lạicàng trở nên cần thiết Các thông tin cần thiết cho việc thẩm định một dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài bao gồm cả các thông tin về đối tác trong nước cũng như nướcngoài Đối với bên Việt Nam cần tìm hiểu các thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp

và cá nhân Việt Nam tham gia liên doanh như tư cách pháp lý, ngành nghề định kinhdoanh, khả năng tài chính trong tham gia liên doanh…Đối với bên nước ngoài, cácthông tin không thể thiếu được là tư cách pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử pháttriển, uy tín, vị thế của đối tác trong kinh doanh, đạo đức doanh nghiệp, công nghệ ápdụng vào Việt Nam…Ngoài ra cũng cần có những thông tin chính xác liên quan đếncác chính sách mới, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế

Để có được nguồn thông tin có chất lượng thì phương pháp thu thập, xử lý, lưutrữ thông tin cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng Vì vậy bên cạnh việc phốihợp giữa các Nhà nước, cơ quan, công ty để thu được những thông tin từ nhiều nguồn

và nhiều chiều, vấn đề xử lý, phân tích và lưu ttữ thông tin cũng cần được cân nhắc

kỹ lưỡng và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này

Cũng cần nói thêm thông tin ở đây được hiểu theo nghĩa thông tin hai chiều tức

là thông tin cần biết của dự án, chủ dự án và các vấn đề có liên quan tới dự án tới cán

bộ thẩm định đồng thời cần nguồn thông tin từ cán bộ thẩm định tới người lập dự áncũng rất quan trọng, đó là những thông tin về quy tắc, quy chế, những yêu cầu đối với

Trang 38

những dự án được hỗ trợ vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du Hiện tại công công tác truyền đạt thông tin này chủ yếu là do cán bộthẩm định tư vấn trực tiếp khách hàng, đây là phương pháp truyền đạt thông tin cóhiệu quả nhất, cán bộ thẩm định có thể trả lời trực tiếp những thắc mắc của kháchhàng và khách hàng có thể nắm rõ được ngay những vấn đề cần thắc mắccủa mình Tuy nhiên, cần có các nguồn tuyên truyền gián tiếp khác như các hình thứcthông tin đại chúng và đặc biệt Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du nên mở một trang web riêng để phục vụ phát triển kinh doanh Dokhách hàng không nắm bắt rõ thủ tục cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn huyện Tiên Du dẫn đến hậu quả khách hàng có thể đến với ngân hàngkhác hoặc làm thủ tục với ngân hàng nhưng chất lượng không đạt so với những yêucầu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.

1.2.4 Quy trình thẩm định dự án.

Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện cáccông việc thẩm định Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu đặt ratrong công tác thẩm định Để thực hiện tốt khâu này phải có một quy trình thẩm địnhhợp lý, khoa học Cơ sở hình thành quy trình thẩm định dự án là nhiệm vụ tổng quátcủa công tác thẩm định dự án:

Phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án về công nghệ, kinh tế, xã hội, môitrường…

Đề xuất và kiến nghị với nhà nước chấp nhận hay không chấp nhận dự án, nếuchấp nhận thì với những điều kiện nào

Việc thứ nhất là công việc xem xét, đánh giá chuyên môn của các chuyên gia.Việc thứ hai là của các nhà quản lý: lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nhất.Xây dựng được một quy trình thẩm định phù hợp sẽ đảm bảo được các yêu cầu quản

Trang 39

quan trong việc thẩm định các dự án, cho phép phân tích đánh giá sâu sắc các căn cứkhoa học và thực tế các vấn đề chuyên môn; bên cạnh đó còn đơn giản hoá được côngtác tổ chức thẩm định mà vẫn nâng cao được chất lượng thẩm định

1.2.5 Đội ngũ cán bộ thẩm định.

Đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định chất lượng công tác thẩm định

và góp phần không nhỏ trong việc giúp Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền đưa ranhững quyết định đầu tư đúng đắn Họ là những người trực tiếp tổ chức, thực hiệncông tác thẩm định và đưa ra những đánh giá, xem xét mang tính chủ quan của mình

về dự án đầu tư dựa trên những cơ sở khoa học và tiêu thức chuẩn mực khác nhau.Các tố chất của cán bộ thẩm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh nghiệm và

tư cách đạo đức nghề nghiệp Để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi người cán

bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn có của bản thân, trình

độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt phải có một phẩm chất đạođức nghề nghiệp vô tư trong sáng, biết đặt lợi ích của công việc lên hàng đầu trongquá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của mình để đưa ra những kết luận kháchquan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư

1.2.6 Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án.

Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng cácchỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, mặc dù trong thẩm định đánh giá dự án cũng có những vấn

đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế-kỹthuật cần thiết phải giải quyết hai vấn đề là định lượng và xây dựng tiêu chuẩn đểđánh giá các chỉ tiêu đó Để có cơ sở đánh giá dự án thì việc nghiên cứu xây dựng cáctiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết, trước hết là các chỉ tiêu về tàichính và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án như: tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từngloại dự án, thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn, hệ số bảo đảm trả nợ, suất đầu tư hoặc suấtchi phí cho các loại công trình, hạng mục công trình… Đây là những điểm cần phải

Trang 40

được đặc biệt chú ý đối với các cơ quan quản lý đầu tư tổng hợp như các bộ và từngđịa phương.

III.Quy trình thẩm định dự án

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

 năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

 Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một

hồ sơ vay vốn của khách hàng

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

 Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

 Từ chối cho vay với một khách hàng tôt

Ngày đăng: 27/04/2013, 10:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  2006-2008 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.
BẢNG 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2006-2008 (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w