Kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã đem đến cho Việt Nam những thành tựu to lớn về mặt kinh tế và đời sống xã hội.
Trang 1chép Các tài liệu sử dụng trong chuyên đề chỉ mang tính tham khảo.
Trần Thị Minh Trang
Trang 2CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG SEABANK 3
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á .3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng Đông Nam Á- SeAbank 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á 3 1.1.3 Khái quát hoạt động SeAbank giai đoạn 2005- 2008 6
1.2 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank 11
1.2.1 Khái quát tình hình thẩm định dự án tại SeAbank 11
1.2.2 Mục tiêu thẩm định tài chính 14
1.2.3 Quy trình thẩm định tài chính tài SeAbank 14
1.2.4 Nội dung thẩm định dự án 15
1.2.4.1 Thẩm định khách hàng 15
1.2.4.2 Thẩm tra đánh giá tình hình tài chính khách hàng 17
1.2.4.3 Thẩm định dự án 19
1.2.5 Nội dung thẩm định tài chính dự án 19
1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư cho dự án 19
1.2.5.2 Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án 20
1.2.5.3 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính 21
1.2.5.4 Thẩm định tính an toàn tài chính dự án 22
1.3 Minh họa thẩm định tài chính thẩm định 22
1.3.1 Giới thiệu về dự án đầu tư 22
1.3.2 Thẩm định khách hàng 23
1.3.3 Thẩm định chi tiết dự án 25
1.3.3.1 Khía cạnh thịt trường của dự án- Sự cần thiết phải đầu tư 25
1.3.3.2 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án 31
Trang 31.4 Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án 48
1.4.1 Ưu điểm 48
1.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 49
1.4.2.1 Hạn chế 49
1.4.2.2 Nguyên nhân 52
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 53
2.1 Phương hướng phát triển của ngân hàng SeAbank 53
2.1.1 Hoạt động huy động vốn 53
2.1.2 Về hoạt động tín dụng 53
2.1.3 Định hướng của ngân hàng 54
2.1.4 Định hướng về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 54
2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án 55
2.2.1 Về quy trình thẩm định tài chính 55
2.2.2 Về phương pháp thẩm định 55
2.2.3 Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 56
2.2.4 Tăng cường đầu tư thiết bị phục vụ thẩm định tài chính 57
2.2.5 Nâng cao h ệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu 58
2.2.6 Đào tạo, nâng cao cán bộ thẩm định dự án đầu tư 59
2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoàn thiện hoạt động thẩm định 60
2.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ liên quan 60
2.3.2 Kiến nghị với ngân hàng SeAbank 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 4Ngân hàng thương mại Việt Nam với chức năng là trung gian tài chính đãgóp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư Và kết quả sau 20 năm đổi mới, đất nước
đã có những đổi thay rõ rệt.Trong 5 năm trở lại đây ngân hàng thương mạiphát triển mạnh mẽ, số lượng tăng lên nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu
về vốn của đất nước Số lượng dự án tìm đến ngân hàng và ngân hàng cũngchủ động tìm đền chủ đầu tư ngày càng nhiều Tuy nhiên ngân hàng vẫn làmột doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính vì mục tiêu lợinhuận Vì vậy quyết định cho vay cần hết sức thận trọng Hơn nữa do yếu tốkinh tế thị trường tác động nên trong nền kinh tế tồn tại những phần tử thiếuđứng đắn, minh bạch trong kinh doanh Vì vậy việc thẩm định cho vay trở nêncấp thiết hơn bao giờ hết
Trong thẩm định cho vay dự án, ngân hàng chủ trọng đến rất nhiều nộidung, trong đó phầm thẩm định chất tài chính dự án được chú trọng hơn hết
Do tầm quan trọng của đề tài này đã tạo cho em niềm hứng thú đi sâu vào tìmtòi nghiên cứu Cùng với sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Trần Mai Hương
đã giúp em hoàn thành chuyên đề tót nghiệp : “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng SeAbank”.
Đề tài của em gồm 2 phần:
Trang 5Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank.
Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lýluận và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp này không tránhkhỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo vàcác bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn
Trang 6CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG SEABANK.
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.
1.1.1 Khái quát về ngân hàng Đông Nam Á- SeAbank.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, tên viết tắt là SeAbank, làmột trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lậpvào năm 1994 Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng không ngừng phát triển
và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và ngày một khẳng địnhhơn nữa vị thế của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam
Sau gần 15 năm hoạt động, ngân hàng đã xây dựng được một hệ thốnghoạt động đồng bộ khắp ba miền Việt Nam, định hướng rõ ràng về tài chính,nhân lực và công nghệ với tầm nhìn chiến lược xây dựng SeAbank trở thànhngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP SeAbank khá chuyên môn hóa.Đồng thời vẫn đảm bảo được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban.Đứng đầu bộ máy tổ chức là đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông
cử ra Hội đồng quản trị cùng Ban kiểm soát Hai ban này cùng song song điềuhành và giám sát hoạt đôngj của ngân hàng
Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn nắm giữ một tỷ lệ phiếunhất định Với quyền hạn của mình Hội đồng quản trị đưa ra những chiếnlược cho ngân hàng và giao nhiệm vụ cho Ban giám đốc
Ban giám đốc là ban trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, đưacác chiến lược của hội Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị về cụ thểhóa
Trang 7Để hoàn thành nhiệm vụ mà ban giám đốc giao, dưới ban giám đốc còn
có khối tham mưu cho Ban tổng giám đốc ( các phòng điện toán, Tổng hợp,Pháp chế, Tái thẩm định, kiếm soát nội bộ, tổ chức nhân sự), khối hỗ trợ( nơibao gồm các phòng phát triển thị trường, dịch vụ khách hàng), và khối tạo nênnăng lực tài chính cho khách hàng: khối Kinh doanh( trung tâm kinh doanhtiền tệ, trung kinh doanh, trung tâm thẻ)
Trang 8Trung tâm thanh toán Phòng thanh toán trong nước Phòng Thanh toán quốc tế Phòng hành chính Trung tâm Sản phẩm và Thị trường Phòng Phát triển khách hàng Phòng nghiên cứu
và Phát triển thị trường Phòng Phát triển mạng lưới và dịch
vụ Phòng Phát triển sản phẩm Phòng Quan hệ công chứng
Ban tổng giám đốc
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Trang 91.1.3 Khái quát hoạt động SeAbank giai đoạn 2005- 2008.
Giai đoạn 2005- 2008 là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến to lớncủa thị trường tài chính Việt Nam, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngànhngân hàng, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Đồng thời vào cuối giaiđoạn này cũng chứng kiến sự suy thái nghiêm trọng của nền kinh tế Ngànhtài chính ngân hàng chịu những ảnh hưởng to lớn
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, bằng sự nỗ lực đổi mới và phát triển mạnh
mẽ, SeAbank đã và đang vượt qua những khó khăn thách thức để khẳng định
vị thế của một ngân hàng năng động, hiện đại trên thị trường tài chính ViệtNam
Năm 2005 là năm đánh dấu những bước thay đổi ntrong định hướngchiến lược của SeAbank cả về mặt chiều rộng đến chiều sâu Kết quả hoạtđộng năm 2005 cho thấy, lợi nhuận năm 2005 đạt được gấp 4 lần năm 2004.Đặc biệt về mặt chiến lược, ngân hàng đã chuyển hội sở chính về Hà Nội –trung tâm tài chính của cả nước, đồng thời ngân hàng mở thêm một loạt cácchi nhánh tại ba miền Năm 2005, ngân hàng Đông Nam Á còn được đánh giá
là một trong những ngân hàng tiên phong tro b việc sử dụng công nghệ cao.Ngân hàng tích cực triển khai phần mền quản trị ngân hàng Tenemos T24.Đây là một trong những phần mền tiên tiến tại Việt Nam vào thời điểm 2005nhằm phục vụ cho các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như: Thẻ ATM, PhoneBanking, Inenet Banking
Ngân hàng luôn ý thức việc đổi mới công nghệ đi kèm với việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực để tiến bước đưa ngân hàng trở thành ngân hànghiện đại hàng đàu Việt Nam
Năm 2006, là một năm ngân hàng đạt được nhiêu thành công to lớn.Quy
mô vốn điều lệ là 500 tỷ, giá trị tổng tài sản đạt 10.201, tốc độ tăng trưởng lợitrước thuế tăng gần 300% so với năm 2005.Trong năm này mạng lưới hoạt
Trang 10động của SeAbank tuy chưa nhiều, nhưng là năm chiến lược đưa SeAbankvươn tới chiếm lĩnh thị trường cả nước.
Thời điểm năm 2006 này, SeAbank đã có 30 điểm giao dịch tại các trungtâm lớn kinh tế trên cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ ChíMinh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang…
Năm 2006 cũng là năm công nghệ T24 Tenemos đi vào khai thác sửdụng và đã chứng minh hiệu quả nó mang lại là những tiện ích vượt trội thuậnlợi cho công tác quản trị mạng điều hành giao dịch với khách hàng Để phục
vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngân hàng tiếp tục cho ra đời hàngloạt các sản phẩm tiện ích mang tính ưu việt và cạnh tranh cao: sản phẩm chovay mua ô tô, sản phẩm cho vay tiêu dùng, sản phẩm phục vụ khách hàngdoanh nghiệp( doanh nghiệp vàng, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm lãisuất bậc thang…
Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt độngc của ngân hàng Ngân hàngĐông Nam Á ký các hợp đồng hợp tác liên doanh góp vốn thành lập công tybảo hiểm nhân thọ Ngân hàng từng bước hoàn thiện cơ cấu tỏ chức hơn nữavới việc thành lập trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán, trung tâm nguồn vốn
và kinh doanh tiền tệ
Năm 2008, mặc dù bối cảnh hoạt động của ngân hàng hết sức khó khănnhưng ngân hàng SeAbank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và thuđược 457 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với năm 2007 Tổng tàisản của ngân hàng gần 22.779 tỷ đồng, tổng huy động vốn 16.726 tỷ đồng Vàmột con số rất đáng mừng của SeAbank lượng khách hàng của SeAbank đãlên tới 51.000 khách hàng tại khắp các tỉnh thành cả nước
Đến năm 2008 này ngân hàng đã có trên 70 điểm giao dịch tại các khuvực kinh tế trọng điểm, trong đó số điểm giao dịch mở thêm là 29 điểm giao
Trang 11dịch tại nhiều địa bàn mới Trong năm này hoạt động thanh toán quốc tế củangân hàng tạo được ấn tượng mạnh mẽ, đạt gần 16 tỷ, bằng 232% năm 2007.
Kế hoạch năm 2009 cho hay, SeAbank đạt mục tiêu vốn điều lệ trên
5000 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản của SeAbank sẽ lên tới 30 000 tỷ đồng,mạng lưới giao dịch sẽ đạt mức 100 điểm trên toàn quốc
Những bước phát triển của ngân hàng Đông Nam Á được thể hiện quacác số liệu sau:
Bảng 1: Chỉ tiêu tài chính của SeAbank.(báo cáo thường niên)
Chỉ số về quy mô
Trang 12Nhìn trên biểu đồ cho thấy: mô về vốn điều lệ của ngân hàng tăng quacác năm, Tổng tài sản của ngân hàng tăng trong 3 năm đầu, và có dấu hiệugiảm vào năm 2008 Sự suy giảm này là khó tránh khỏi Do năm 2008 hệthống tài chính Việt Nam phải hứng chịu cơn bão khủng hoảng kinh tế
Chỉ số kinh doanh của ngân hàng
Nhìn vào biểu đồ trên, năm 2005, mức độ huy động vốn còn khá yếu, và
tỷ lệ cho vay cũng ở mức hạn chế Nhưng từ năm 2006 trở đi, huy động vốntăng lên đáng kể Tỷ lệ cho vay khá cao Ở tất cả các năm tổng cho vay nhỏhơn so tổng huy động
Trang 130 100
Lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng qua các năm Năm đạt đượclợi nhuận nổi bất phải kể đến năm 2007 Trong năm này lợi nhuận tăng mạnh
từ 136.8 tỷ lên 408 tỷ Và đặc biệt năm 2008, mặc dù phải hứng chịu cơn bãotài chính, nhưng ngân hàng vẵn giữ được mức tăng trưởng ổn định
Trang 14lệ nợ quá hạn tuy có tăng do biến động của nền kinh tế, nhưng vẫn nằm trongvòng kiểm soát của ngân hàng
Trên đây là những biến động của ngân hàng trong thời gian gần đây.Những con số khả quan này, cho thấy ngân hàng Đông Nam Á, mặc dù cònnon trẻ nhưng là một ngân hàng đầy tiềm năng trong hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam
Do đó, SeAbank luôn phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàngvới giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng tài sản tại thị trườngViệt Nam và từng bước vươn ra thị trường khu vực Theo đó mà SeAbankcam kết cung cấp một tập hợp các sản phẩm mang tính chuyên nghiệp cao từcác sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm đầu tư, các dịch vụ tài chính caocấp cho các phân khúc khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa cho các khách hàng
và lợi ích cổ đông và sự phát triển của tập đoàn đóng góp chung vào sự pháttriển chung của xã hội
1.2 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank.
1.2.1 Khái quát tình hình thẩm định dự án tại SeAbank.
Đối với SeAbank, việc thẩm định chính là bước sàng lọc cho hoạt độngtín dụng của ngân hàng.Thẩm định dự án tại SeAbank luôn được chú trọngngay từ khi ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động Công tác thẩm định này ngàycàng được quan tâm hơn nữa Ngân hàng xây dựng cho mình một quy trìnhtoang diện vào năm 2005, khi ngân hàng bắt đầu chuyển hướng, xâm nhậpsâu vào thị trường tài chính Việt Nam Tất cả các khách hàng của SeAbankđều được thẩm định một cách cẩn thận và toàn diện Bản báo cáo thẩm địnhvừa là đánh giá để ngân hàng tiến hành cho vay, vừa là tài liệu tư vấn chokhách hàng những điểm chưa hợp lý của dự án
Trang 15Về mặt cụ thể thì công tác thẩm định của SeAbank khá toàn diện.Tính từnăm 2005 trở lại đây, khi ngân hàng bắt đầu xâm nhập sâu vào hệ thống tàichính Việt Nam, Tỷ lệ dự án ngân hàng cho vay thường ổn định ở múc 70% Tổng số vốn được chấp nhận luôn đạt trên 80% Theo số liệu trong bảng dướiđay thì số vốn được xét duyệt tăng nhanh, dặc biệt ở năm 2007 Tuy nhiên,năm 2008 số vốn xét duyệt tuy có giảm đôi chút Điều này khá dễ hiểu, donăm 2008 thị trường tài chính có những biến động lớn Ngân hàng cũng gặpnhiều khó khăn trong việc huy động vốn, lãi suất tăng giảm liên tục Tuynhiên, ngân hàng vẫn đạt được mục tiêu đề ra, đó là do sự lỗ lực không ngữngcủa lãnh đạo và nhân viên SeAbank.
Tỷ lệ xét duyệt ổn định đi kèm với tỷ lệ nợ quá hạn giảm nói lên rằngcông tác thẩm định khá hiệu quả khi đánh giá được các phương án tốt và khảnăng quản lý của ngân hàng khá hiệu quả
Trang 16Bảng 2: Tình hình thẩm định tài chính dự án vốn vay tại SeAbank
án đầu tư Thẩm định ngân hàng phải tính tới các yếu tố về khả năng trả nợcủa hách hàng, rủi ro mà dự án gặp phải Từ đó, SeAbank sẽ đưa ra quyếtđịnh chính xác có nên cho vai hay từ chối Do SeAbanfk luôn hoạt động theo
Trang 17phương châm khách hàng là thượng đế nên công tác thẩm định được đảm bảocách khách quan, khoa học, toàn diện đề chỉ ra những mặt tốt của dự án, từ đótiến hành cho vay, đồng thời giúp chủ đầu tư rà soát lại dự án dự án một lầnnữa, xem xét tính tính khả thi của dự án.
Công tác thẩm định chính là cơ sở để ngân hàng tham gia góp ý với chủđàu tư, tư vấn cho chủ đầu tư, nhằm tại tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu
nợ gốc và lại đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro
Thẩm định một khâu không thể thiếu vì nó chính là cơ sở để tính toán sốtiền cho vay hợp lý, thời hạn ngân hàng có thể cho vay, dự kiến tiến độ giảingân và mức độc cho vay hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho kháchhàng vay vốn hoạt động có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đầu tư ngân hàng
1.2.3 Quy trình thẩm định tài chính tài SeAbank.
Khâu thẩm định tài chính là một khâu của thẩm định dự án Do vậy thẩm địnhtài chính dự án cũng trải qua các bước thẩm định dự án như sau:
Bước 1: Tại trung tâm phát triển kinh doanh, cụ thể là phòng khách hàng
và thẩm định tiếp nhận hồ sơ khách hàng Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ sẽtrao đổi đề nghị khách hàng bổ sung Sau khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy
đủ theo yêu cầu của khách hàng, chuyển sang bước 2
Bước 2: Phòng khách hàng và thẩm định tiến hành thẩm định, lập tờ
trình thẩm định Cán bộ thẩm định cán và trưởng phòng sẽ tiến hành ký tờtrình thẩm định và chuyển sang phòng thẩm định và tái thẩm định
Bước 3: Phòng thẩm định và tái thẩm định xem xét hồ sơ trước khi trình
ban điều hành, nếu thấy còn phải giải trình thêm thì đề nghị phòng phát triểnkinh doanh giải trình và phải thu thập thêm các thông tin bổ sung Sau khixem xong, thẩm định và tái thẩm định lập phiếu kiểm tra và gửu cùng bộ hồ
sơ lên ban điều hành
Trang 18Bước 4: Ban điều hành xem xét nếu thấy điểm nào chưa rõ thì đề nghị
phòng phát triển thẩm định và tái thẩm định giải trình, khi đạt yêu cầu thìtrình tờ duyệt Nếu khoản vay của dự án từ 7 tỷ trở xuống thì ban điều hànhduyệt và chuyển lại hồ sơ cho phòng phát triển kinh doanh, nếu vượt 7 tỷ thìduyệt và chuyển hội đồng quản trị xem xét
Bước 5: Hội đồng quản trị xem xét nếu thấy điểm nào cần giải trình sẽ
đè nghị phòng phát triển kinh doanh làm rõ, khi đạt yêu cầu thì sẽ chuyểnphòng phát triển kinh doanh để thông báo cho khách hàng
SeAbank thẩm định khách hàng qua những chỉ tiêu sau: Năng lực pháp
lý, mô hình tổ chức quản trị điều hành, ngành nghề kinh doanh, năng lực quản
lý hoạt động kinh doanh của khách hàng
Thứ nhất, SeAbank sẽ tìm hiểu chung về chủ đầu tư.
- Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay của Chủđầu tư
- Những thay đổi trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư trên các mặt:vốn; cơ chế quản lý; công nghệ, thiết bị; lĩnh vực hoạt động; sản phẩm
- Bối cảnh chung của lĩnh vực kinh doanh mà Chủ đầu tư đang hoạt động
và của lĩnh vực kinh doanh đối với dự án đầu tư dự định triển khai; vị thế hiệnnay của Chủ đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh đó
Thứ hai, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá về tư cách và năng lực pháp
lý của chủ đầu tư
Trang 19- Chủ đầu tư, chủ sở hữu của Chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luậtcủa Chủ đầu tư có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theoquy định của pháp luật hay không?
- Chủ đầu tư có được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hànhhay không?
- Sự phù hợp giữa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh/ Giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) của Chủ đầu tư với các nộidung cơ bản của dự án đầu tư (về thời hạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…)?
- Chủ đầu tư hiện đang có liên quan đến tranh chấp pháp luật nào không?
Thứ ba, đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư.
Cán bộ thẩm định thực hiện việc đánh giá năng lực tổ chức, điều hành,quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư thông qua các nội dung sau:
- Quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư
có hợp lý không?
- Số lượng, trình độ, cơ cấu lao động của Chủ đầu tư có đáp ứng đượctình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển, mở rộng hoạtđộng của Chủ đầu tư hay không?
Thứ tư,đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của Chủ đầu tư
Cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá tình hình quan hệ của Chủ đầu tưvới các tổ chức tài chính – tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên các khíacạnh sau:
* Quan hệ tín dụng đối với các Chi nhánh SeAbank
- Chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với các Chi nhánh SeAbankChủ đầu tư có thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết với SeAbank (về mụcđích vay vốn, nghĩa vụ trả nợ vay…) trong quan hệ tín dụng không?
- Tình hình dư nợ (nếu có)?
Trang 20- Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng?
* Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tài chính – tín dụng khác
- Dư nợ ngắn, trung, dài hạn (chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đãquá hạn,…)?
- Mục đích vay vốn của các khoản vay?
- Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng?Cán bộ thẩm định cần phân tích và nhận xét về uy tín của Chủ đầu tưtrong quan hệ tín dụng đối với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụngkhác Các khoản dư nợ quá hạn nếu có phải được giải trình lý do và phương
án khắc phục khả thi Cán bộ thẩm định cần khẳng định quan hệ tín dụnggiữa Chủ đầu tư với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng là sòngphẳng, đúng hạn hoặc dây dưa, không sòng phẳng, không đúng hạn
1.2.4.2 Thẩm tra đánh giá tình hình tài chính khách hàng.
Việc đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của Chủ đầu tư dự án phải được thực hiện trên cơ sở phân tích cácthông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đưa ra được những kết luậnchuẩn xác nhất về các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động củaChủ đầu tư; về thực trạng, xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh, tìnhhình tài chính; về những tiềm lực và rủi ro của Chủ đầu tư trong quan hệ tíndụng với NHPT để đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn vốn tín dụng tronghoạt động cho vay
a Kiểm tra báo cáo tài chính của chủ đầu tư.
Chuyên viên thẩm định đánh giá độ tin cậy của các Báo cáo tài chínhBáo cáo đó có được các cơ quan uy tín lập và kiểm tra khômg, nội dung,phương pháp lập có đúng hay không Cán bộ thẩm định tổng hợp nhữngđiểm cần lưu ý khi kiểm tra các nội dung nêu trên để kết hợp với việc phân
Trang 21tích các chỉ tiêu tài chính Đánh giá tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đưa
ra kết luận chuẩn xác nhất về tình hình tài chính của của Chủ đầu tư
- Tình hình tài chính của chủ đầu tư còn được thể hiện qua các thông sốsau: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán( khả năng thanh toán tổng quát, khảnăng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán dài hạn), các chỉ tiêu về hiệu quả
sủ dụng vốn và khả năng sinh lời( hiệu quả sủ dụng tài sản, vong quay hàngtồn kho, kỳ thu tiền bình quân, tỷ suất lợi nhuận thuế trên doanh thu ), các chỉtiêu định giá doanh nghiệp trên thị trường
1.2.4.3 Thẩm định dự án.
Sau khi thẩm định khách hàng, ngân hàng tiếp tục thẩm định đến nộidung chính là thẩm định dự án Ngân hàng SeAbank quán triệt thẩm định trêncác phương diện sau
- Thẩm định khía cạnh thị trường Yếu tố thị trường được ngân hàngSeAbank chia ra làm đầu vào và đầu ra của sản phẩm Yếu tố đầu vào:nguyên vật liệu sản xuất, nguồn cung cấp, lao động, điện nước… Yếu tố đauh
ra, ngân hàng SeAbank tiến hành phân tích cung cầu thị trường, giá thành sảnphẩm Từ những phân tích này, ngân hàng so sánh đối chiếu với bản phân tích
Trang 22khía cạnh thị trường của chủ đầu tư, tính chính xác của bản báo cáo đầu tưđặc biệt là chi phí, doanh thu cảu dự án.
- Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: Phân tích quy mô dự án công
nghệ, trang thiết bị nhằm thấy được sự phù hợp của dự án với sự tiêu thụ sảnphẩm cũng như sử dụng trang thiết bị hợp lý Đánh giá tính hữu hiệu của thiết
kế dự án Để có thể có đầu ra như dự kiến, những yếu tố rủi ro, bất định trongthiết kế dự án và cách giải quyết hoạch quản lý, kiểm tra tính hợp lý của nộidung, tiến độ các hạng mục trong xây dựng cơ bản…
- Trong phần thẩm định dự án, ngân hàng phải thẩm định khía cạnh tổchức quản lý và khía cạnh kinh tế xã hội của dự án
- Phần không thể thiếu được khi thẩm định dự án là khâu thẩm định tàichính dự án Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng Do vậy nội dung này sẽđược làm rõ hơn trong phần sau
1.2.5 Nội dung thẩm định tài chính dự án.
1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư cho dự án.
Nội dung ngân hàng SeAbank quan tâm đầu tiên khi thẩm định tài chính
dự án là tổng vốn đầu tư cho dự án Ngân hàng thẩm định dự trên các tiêu chí
mà chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn này: vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, vốnđàu tư cho xây lắp, chi phí thuê đất, lãi vay trong quá trình xây dựng, nguồnvốn lưu động Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét một cách tổng quát nguồn vốndành cho danh mục đầu tư của dự án có họp lý hay không thông qua số liệutổng mức đầu tư Ngân hàng cũng sẽ có những bước so sánh ban đầu với các
dự án tương tự, các hợp đồng kinh doanh mua bán máy móc nguyên vật liệu
Từ đó ngân hàng có thể dự đoán được những ưu điểm, nhược điểm của
dự án này
Trang 23Tiếp đến ngân hàng sẽ xem xét đến cơ cấu vốn của dự án Nguồn vốn tự
có của chủ đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm, dự án cần vay bao nhiêu, vay
từ các tổ chức nào, nhu cầu vay vốn tại ngân hàng SeAbank Tù đây ngânhàng sẽ SeAbank sẽ xem xét và ra quyết định có chấp nhận tổng vốn đầu tưcủa dự án hay không
1.2.5.2 Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án.
Thẩm định tính chính xác, hợp lí, hợp lệ của bảng dự trù tài chính Cơ sở
để xem xét là dựa trên nội dung của luận chứng tài chính kinh tế kĩ thuật, dựatrên các chỉ tiêu, định mức kinh tế kĩ thuật của ngành đó do nhà nước banhành hoặc các cơ quan chứ năng công bố và dựa trên các kết quả thẩm địnhcác mặt thị trường, kĩ thuật tổ chức kinh tế kĩ thuật của ngành Ngân hàng đểthẩm định chính xác, hợp lí của bảng bảng dự trù tài chính
+Xem xét tính toán các bảng tài chính
+Bảng dự trù chi phí sản xuất năm
+Bảng dự trù doanh thu lỗ lãi
+Bảng dự trù cân đối kế toán
+Bảng dự trù cân đối thu chi
Tuy nhiên với ngân hàng SeAbank bank đề cao những tiêu chí sau:
- Xét về mặt doanh thu, ngân hàng SeAbank căn cứ theo giá thành sảnphẩm Giá mà dự án đưa ra có hợp lý hay không Quan trọng là giá thành sảnphẩm của dự án có cạnh tranh được với mức giá trung bình của thị trường haykhông Đây là một nhân tố để quyết định tính họp lý của dự án Nếu như nhân
tố này được ngân hàng chấp nhận thì hiệu quả của dự án mới được công nhận
- Xét về mặt chi phí của dự án, ngân hàng SeAbank xem xét trên haiphương diện: Chi phí cố định (chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng sửa chữathiết bị, chi phí lãi vay, chi phí lương, bảo hiểm ), Chi phí biến đổi (chi phínguyên vật liệu, chi phí lương trực tiếp ) Xem xét các mặt này, SeAbank sẽ
Trang 24đưa ra những nhận xét khách quan về tính hợp lý của chi phí ( cao hay thấp sovới mức trung bình của thị trường.
1.2.5.3 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính.
Căn cứ vào mục doanh thu và chi phí mà ngân hàng đã thẩm định banđầu, ngân hàng sẽ tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và so sánh kiểmtra lại vi hiệu quả tài chính mà dự án đưa ra Chỉ tiêu tài chính mà SeAbank
áp dụng là:
- Giá trị hiện tại thuần Điểm đáng chú ý ở ngân hàng SeAbank việc xácđịnh lãi xuất chiết khấu được thực hiện khá cản thận và tỷ mỷ để đảm bảo tínhchính xác hiệu quả dự án Việc xác định NPV ngân hàng SeAbank vẫn tuânthủ theo lý thuyết là dự án có lãi khai NPV>0
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: Ngân hàng SeAbank vẫn chấp nhận dự
án khi IRR> lãi suất chiết khấu
- Ngân hàng tiếp tục tính đến thời gian hoàn vốn giản đơn, thời gianhoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, tỷ suất hoàn vồn bình quân
1.2.5.4 Thẩm định tính an toàn tài chính dự án.
Để kiểm tra tính an toàn của dự án, ngân hàng sử dụng phương pháp tính độnhạy của dự án Ngân hàng tiến hành cho các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêutài chính biến động, từ đó xem xét chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào.Ngân hàng SeAbank thường tiền hành cho giá sản phẩm thay đổi, giá nguyênvật liệu,công suất khai thác nguyên vật liệu bình quân, tổng giá trị tài sản cốđịnh thay đổi, hoặc cùng lúc 2 nhân tố thay đổi Từ đây ngân hàng sẽ dễ dàngnhận thấy được dự án phụ thuộc vào các nhân tố chính nào, các chỉ tiêu tàichính IRR, NPV, T thay đổi ra sao Các nhân tố thay đổi trong khoảng nào thì
có thể chấp nhận được dự án, hoặc với khoảng thay đổi nào thì dự án bị bácbỏ
Trang 251.3 Minh họa thẩm định tài chính thẩm định.
1.3.1 Giới thiệu về dự án đầu tư.
Tên dự án : NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÔI THÉP LIÊN HOÀN
Chủ đầu tư : CÔNG TY CP KIM KHÍ HƯNG THỊNH PHÁT
Địa điểm đầu tư : Cụm Công nghiệp Bạch Hạc, thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ
Quy mô công trình: Diện tích khu đất 200.000 m2
Diện tích xây dựng nhà máy giai đoạn 1: 140.000 m2
Trang 26Công ty còn tham gia đấu thầu khu đô thị tại Bắc Giang và buôn bán thépxây dựng, bột giấy
Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát có đủ tư cách pháp nhân để thiếtlập quan hệ tín dụng với Ngân hàng
Ban lãnh đạo của Công ty là những người có kinh nghiệm nhiều nămtrong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đặc biệt là lĩnh vựcthép
Về vốn cổ đông hiện nay theo như cam kết thì Công ty đủ khả năng thamgia vốn đối ứng 30% tổng vốn đầu tư cố định Công ty đã có kế hoạch cụ thể
để thực hiện tiến độ góp vốn của các cổ đông đảm bảo đúng như đã cam kết Hiện Công ty đã ký hợp đồng đặc biệt với Công ty chứng khoán Ngânhàng Đông Á, đợn vị tham gia góp cổ phần 30 tỷ đồng và nhận bảo lãnh pháthành cổ phiều 100 tỷ đồng, Công ty CNS Holic tham gia góp vốn 30 tỷ đồng
Bộ hồ sơ của công ty Hưng Thịnh Phát bao gồm:
Giấy chứng nhận đầu tư số 18121000032 chứng nhận lần đầu ngày14/5/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phôithép liên hoàn
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông Công ty CP Cơ khí Hưng ThịnhPhát số 01b/BB/HTP-HĐCĐ ngày 26/10/2006 về việc thông qua quyết địnhđầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép công suất 500.000 tấn/năm
Quyết định số 02a/QĐ/HTP-HĐCĐ ngày 26/10/2006 của đại hội đồng
cổ đông về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép
Hợp đồng nguyên tắc số 18/HĐNT-CTL ngày 22/5/2007 về việc chothuê đất tại cụm công nghiệp Bạch Hạc
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn công suất500.000 tấn tại cụm công nghiệp Bạch Hạc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Trang 27 Hợp đồng thi công san nền số 13/HĐ-XD ngày 22/6/2007 giữa công tyHưng Thịnh Phát và Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp.
Hợp đồng tổng thầu EPC số 2806/Bên A-Bên B ngày 28/6/2007 giữacông ty Hưng Thịnh Phát và công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại số7
Hợp đồng kinh tế số HTP/XD/NP-120107 ngày 8 tháng 2 năm 2007giữa công ty Hưng Thịnh Phát và XI’AN PENGYUAN HEAVYELECHTRIC FURNACE MANUFACTYRING CO
Hợp đồng số HTP/XD/
NP-120180 ngày 08/02/2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và XI’ANPENGYUAN HEAVY ELECHTRIC FURNACE MANUFACTYRING CO.Nhận xét: Về cơ bản hồ sơ dự án tương đối đầy đủ Doanh nghiệp cầncung cấp cho phía Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khihoàn tất các thủ tục cho thuê và đền bù giải phóng mặt bằng
1.3.3 Thẩm định chi tiết dự án.
1.3.3.1 Khía cạnh thịt trường của dự án- Sự cần thiết phải đầu tư.
Tình trạng thiếu phôi thép tại Việt Nam trong những năm qua:
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết:
“Mặc dù những năm qua, ngành thép đã có tốc độ phát triển nhanh chóng đápứng được khoảng 55% nhu cầu nội địa về các loại sản phẩm thép (trong đó cómột số chủng loại sản phẩm đáp ứng từ 80-100% nhu cầu nội địa) và đãkhẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thế nhưng, sựphát triển của ngành thép còn thiếu tính bền vững, chậm khắc phục tình trạngmất cân đối giữa thượng nguồn (sản xuất phôi) và hạ nguồn (cán thép)”
Số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện có 60 doanh nghiệp cán thép qui
mô từ 10.000 đến 500.000 tấn/năm và hàng trăm cơ sở cán thép nhỏ lẻ công
Trang 28suất dưới 10.000 tấn/năm có khả năng sản xuất khoảng 6 triệu tấn thépdài/năm
Trong khi đó, năng lực luyện phôi trong nước mới chỉ đáp ứng đượckhoảng 20-25% nhu cầu cán thép Công nghệ lại lạc hậu (từ những năm 70-80của thế kỷ trước), chủ yếu là lò điện hồ quang Khoảng 75-80% nhu cầu phôithép là nhập từ bên ngoài Chính vì vậy, mỗi khi thị trường thế giới biếnđộng, ngành thép Việt Nam lại phải “gồng mình” lên gánh chịu thiệt hại, thịtrường thép trong nước cũng không tránh khỏi lao đao
Yếu kém của ngành thép còn thể hiện ở chỗ, phần lớn các cơ sở sản xuấtqui mô vừa và nhỏ phân bổ rải rác khắp nơi, đầu tư manh mún, chắp vá, yếu
về tiềm lực tài chính, không có chiến lược phát triển lâu dài và hội nhập nênchưa đạt qui mô làm đối trọng với các nhà sản xuất lớn khi hội nhập WTO
Quy hoạch sản xuất thép và phôi thép tại Việt Nam của Chính phủ:
Để tạo điều kiện cho ngành sản xuất thép của Việt Nam phát triển đápứng nhu cầu của các ngành xây dựng, cơ khí trong nước sẽ phát triển mạnhtrong tương lai, Chính phủ đã có nghiên cứu, dự báo và quy hoạch phát triểnngành thép đến năm 2025
Theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giaiđoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 Mục tiêu phát triển ngành thép làkhuyến khích sản xuất phôi thép trong nước để giảm bớt lượng phôi thép
NK , đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăngcường xuất khẩu Cụ thể mục tiêu sản xuất phôi thép như sau:
Năm 2010 Đạt 3,5-4,5 triệu tấn
Trang 29Quyết định cũng định hướng công nghệ sản xuất cho các nhà máy
khởi công xây dựng từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiệnvới môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vậtliệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Lò cao (BF) có dung tích hữu ích không nhỏ hơn 700 m3.`
- Lò điện (EAF) có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ
- Lò thổi oxy (BOF) có công suất tối thiểu là 120 tấn/mẻ
Cân đối nhu cầu phôi thép và khả năng sản xuất phôi thép trong
Nhu cầu phôi thép (Tr.tấn)
SLg SX phôi trong nước (Tr.tấn)
Tỷ lệ đáp ứng
Việc thiếu hụt phôi thép cũng được thể hiện rất rõ khi xem xét các nhàmáy sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm đang hoạt động và đanglàm thủ tục cấp phép, xây dựng tại Việt Nam hiện nay:
Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu phôi thép của các nhà máy sản xuấtđến năm 2010 như sau:
Trang 30TT Nhà máy Công suất
Ngoài các dự án trên, dự án đầu tư sản xuất khu liên hợp gang thépThạch Khê với công suất 4 triệu tấn phôi/năm cũng đang được triển khai xâydựng Tuy nhiên đây là dự án lớn, mục đích chủ đầu tư là sản xuất theo dâytruyền khép kín, từ nguyên vật liệu phôi chuyển sản xuất thép thành phẩmluôn trong khu liên hợp Vì vậy sản phẩm phôi thép của Công ty không đượcbán ra thị trường
Dự báo sản lượng thép thành phẩm tăng mạnh trong những năm
tới đòi hỏi nhu cầu phôi thép tăng cao:
Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2007 đã có tới 5 dự án liên hợp đượccấp phép và ký kết liên doanh và nếu tính tổng cộng các dự án đã được cấpchứng nhận và đang làm luận chứng phải lên tới 8 dự án Thậm chí, mộtdoanh nghiệp Việt Nam trong vòng 2 tháng ký với hai đối tác làm 2 liên hợp
cỡ 5 - 10 triệu tấn Cụ thể như sau:
đầu tư
Cống suất (Tr.tấn)
Trang 31Liên doanh Posco – Vinashin 4 tỷ USD 4 – 5
Dự án TATA - Việt NamSteel (Vũng Áng, Hà Tĩnh) 3,35 tỷ USD 4 – 5Liên doanh Lion Group (Maylaysia) - Vinashin (Ninh
Thuận)
Tập đoàn Samoa Qian Ding Group (Đài Loan) 700 triệu
USD
0,72
Dự án của Posco (Bà Rịa - Vũng Tàu) 1,1 tỷ USD 4,6
Dự án liên doanh Essar Steel Việt Nam Steel
-Geruco
527 triệuUSD
20 vạn tấn thép chất lượng)
Nhà đầu tư Samoa Qian Ding Group (Đài Loan) của dự án thép không
gỉ cũng là một công ty không có tiềm năng bởi vì tiền làm luận chứng thực tế vẫn còn chưa trả được, liệu bao giờ có vốn để đầu tư 700 triệu USD cho nhà máy Ngay cả với công suất 72 vạn tấn thép không gỉ cũng không dễ tiêu thụ
vì ở khu vực Đông Á, đã có nhiều nước có sản lượng thép không gỉ rất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc Vốn đầu tư của các dự án này cũng khó tin, khi mà các nhà máy ở Hàn Quốc đầu tư liên hợp 7 triệu tấn/năm thì vốn phải là 5,58
Trang 32tỷ USD; liên hợp Dragon Steel (Đài Loan) công suất 2,268 triệu tấn/năm cũng lên tới 3,33 tỷ USD Hay như nhà máy Ningbo Iron and Steel (Trung Quốc) đầu tư liên hợp cuộn cán nóng, nguội công suất 4 triệu tấn/năm cũng ngốn 2,18 tỷ USD Vậy mà dự án liên hợp Dung Quất của Tycoons sản xuất
5 triệu tấn/năm chỉ vỏn vẹn 1,056 tỷ USD.
Nhưng nhìn chung quá trình sản xuất thép thành phẩm sẽ phát triển rấtmạnh trong tương lai, đòi hỏi một sản lượng phôi thép rất lớn để đáp ứng
Như vậy rõ ràng với việc mục tiêu phát triển phôi thép như trên thìtrong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và có thể xa hơn nữa Việt Nam vẫn nằmtrong tình trạng thiếu nhiều (khoảng trên 50%) phôi thép để sản suất thépthành phẩm
Thời gian qua, việc phát triển ngành thép thiếu quy hoạch, tập trungnhiều vào sản xuất thép xây dựng mà không quan tâm phát triển sản xuất thépnguyên liệu, vì vậy ngành thép phụ thuộc lớn vào việc nhập nguyên liệu Đểbảo đảm ngành thép Việt Nam phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh vớingành thép khu vực và thế giới cần phải phát triển các nhà máy sản xuất gang,phôi thép
Vì vâỵ việc dự án nhà máy phôi thép Hưng Thịnh Phát ra đời và đi vàohoạt động sẽ góp phần đáp ứng một phần nhu cầu thiếu hụt phôi thép tronggiai đoạn hiện nay Đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ vềquy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2020 đáp ứng đủ nhu cầuphôi thép trong nước và có hướng đến xuất khẩu
1.3.3.2 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
- xét về mặt công nghệ, Hưng Thịnh Phát sử dụng công nghệ Lò điện Hồquang consteel.Lò điện hồ quang consteel được ra đời đầu tiên tại Công tyAmeristeel Charlotte phía Bắc Carolina, Mỹ vào tháng 12/1989 với công suất
54 tấn/h, sau đó được Công ty Techint của Ý mua lại bản quyền sáng chế