Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
30,59 KB
Nội dung
Mộtsố lý luậncơbảnvề hoạt độngđấuthầuvàhìnhthứcTổngthầuEPC I. Đấu thầu. 1. Khái niệm vềđấu thầu. Theo luật đấuthầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì: - Đấuthầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu. - Đấuthầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. - Đấuthầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. 2. Mộtsố thuật ngữ dùng trong đấu thầu: Theo luật đấuthầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì: - Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lývàthực hiện dự án. - Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấuthầu theo các quy định của pháp luật vềđấu thầu. - Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ. - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết vàthực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn ( sau đây được gọi là nhà thầu tham gia đấuthầu ). Nhà thầu tham gia đấuthầumột cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấuthầu trong một đơn dự thầu gọi là nhà thầu liên doanh. - Nhà thầu phụ là nhà thầuthực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơsở thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. - Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập vàhoạtđộng theo pháp luật Việt Nam. - Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập vàhoạtđộng theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch. - Gói thầu là một phần của dự án, trong mộtsố trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án, gói thầucó thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên. - Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấuthầu rộng rãi hoặc đấuthầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầuvà để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu, là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. - Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầuvà được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. - Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấuthầu trên cơsởtổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành. - Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu, trường hợp nhà thầucó thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá. - Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơsở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơsở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. - Tổng mức đầu tư là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trình bao gồm những khoản chi phí có liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng. - Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết bảo đảm đúng chế độ kế toán của Nhà nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của người có thẩm quyên quyết định đầu tư. 3. Vai trò của đấu thầu. Đấuthầu là một phương thức kinh doanh có hiệu quả rất cao. Trong nền kinh tế thị trường nó càng tỏ rõ ưu thế của mình. Vai trò của nó thể hiện bằng những lợi ích không chỉ với chủ đầu tư mà còn với nhà thầuvà Nhà nước. 3.1 Đối với chủ đầu tư: Đấuthầu giúp họ tiết kiệm được vốn đầu tư, đảm bảo được đúng tiến độ và chất lượng công trình vì trong đấuthầu diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu nên chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu nào có giá thấp nhưng có năng lực và kinh nghiệm. Đấuthầu giúp chủ đầu tư nắm được quyền chủ động hoàn toàn vì chỉ khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt trước khi đầu tư thì chủ đầu tư mới mời thầuvà tiến hành đấuthầu thi công công trình. Để đánh giá được đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư phải cómột trình độ nhất định. Việc quản lýmột dự án cũng đòi hỏi các cán bộ phải tự nâng cao trình độ của mình về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu thực tế. Kết quả là nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của chủ đầu tư. 3.2 Đối với các nhà thầu. Trước hết cơ chế đấuthầu sẽ phát huy được tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham gia dự thầu, tích cực tìm kiếm thông tin về các công trình đang mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình . Việc tham dự đấu thầu, trúng thầuvàthực hiện các dự án theo hợp đồng làm cho nhà thầu phải tập trung đồng vốn của mình vào một trọng điểm đầu tư giúp nhà thầu nâng cao được năng lực kỹ thuật, công nghệ của mình theo yêu cầu của công trình. Ngay từ quá trình đấu thầu, nhà thầu phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật công nghệ, năng lực do đó nhà thầu cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt. Việc tham gia đấuthầuvà quản lýmột dự án rất phức tạp, công việc trong thực tế sẽ giúp nhà thầu hoàn thiện được các mặt tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công ty. 3.3 Đối với Nhà nước: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung ( vốn từ ngân sách Nhà nước). Đấuthầu dựa trên cơsở cạnh tranh giữa các nhà thầu trên các mặt như tài chính, kỹ thuật, lao động .nên nó thúc đẩy các công ty tìm cách tăng cường hiệu quả và trình độ. Mặt khác chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu nào cung cấp sản phẩm dịch vụ với giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng do đó hiệu quả sử dụng đồng vốn từ ngân sách Nhà nước là cao nhất. Đấuthầu góp phần đổi mới hành chính Nhà nước. Trước kia trong xây dựng cũng như trong các ngành kinh tế khác, Nhà nước quản lý toàn bộ từ việc ra quyết định xây dựng công trình nào, vốn bao nhiêu, giải pháp kỹ thuật như thế nào, thời gian bao lâu, ai thi công, vật tư thiết bị lấy ở đâu . thì nay với cơ chế đấuthầu Nhà nước chỉ quản lý sản phẩm cuối cùng là công trình hoàn chỉnh với chất lượng đảm bảo. Trách nhiệm của Nhà nước bây giờ chủ yếu là nghiên cứu ban hành các văn bản, chính sách tiêu chuẩn về xây dựng đồng thời theo dõi giám sát và kiểm tra. 4. Trình tự của hoạtđộngđấu thầu. 4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. 4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu. - Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấuthầu nhằm chọn được nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. - Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm: lập hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo mời sơ tuyển, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển, thông báo kết quả sơ tuyển. 4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm hai nội dung: - Yêu cầu về mặt kỹ thuật - Yêu cầu về mặt tài chính. 4.1.3 Mời thầu. Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau: - Thông báo mời thầu đối với gói thầu rộng rãi. - Gửi thư mời thầu đối với đấuthầu hạn chế hoặc đối với đấuthầu rộng rãi cósơ tuyển. 4.2 Giai đoạn nhận đơn thầu. - Phát hành hồ sơ mời thầu - Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. 4.3 Giai đoạn mở thầuvà đánh giá. 4.3.1 Mở thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóngthầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu. 4.3.2 Đánh giá hồ sơ dự thầuvà xếp hạng nhà thầu. a) Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu. - Tính hợp lệ của đơn dự thầu: Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ vàcó chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. - Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh: Trong thỏa thuận của liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu ( nếu có ). - Cómột trong các giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, quyết đinh thành lập, giấy đăng ký hoạtđộng hợp pháp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp. - Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật. - Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu: Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu bao gồm đánh giá về kinh nghiệm, năng lực và đánh giá về mặt kỹ thuật của nhà thầu: - Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: • Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam và nước ngoài, kinh nghiệm hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. • Năng lực nhân lực: số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật thực hiện gói thầu. • Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu lợi nhuận ( trong ba năm gần nhất ); giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang . - Đánh giá về mặt kỹ thuật: • Đặc tính thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, mức độ đáp ứng của thiết bị thi công. • Bảo đảm điều kiện an toàn vàvệ sinh môi trường. • Các biện pháp đảm bảo chất lượng. • Tiến độ thi công. • . Ngoài ra thì còn đánh giá về tiêu chuẩn giá cả: giá dự thầu không được vượt quá giá xét thầu. c) Đánh giá tổng hợp và xếp hạng. - Sử dụng phương pháp chấm điểm: Đối với mỗi công trình cụ thể việc đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn được sử dụng theo hệ thống thang điểm ( 100, 1000 .). Tuy nhiên mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 70% tổngsố điểm về mặt kỹ thuật và không thấp hơn 80% đối với gói thầucó yêu cầu kỹ thuật cao. Đối với gói thầu lựa chọn tổngthầu xây dựng ( trừ gói thầu lựa chọn tổngthầu thiết kế ) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa tương ứng. - Sử dụng tiêu chí “ đạt”, “ không đạt”. Tùy theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung được coi là yếu tố cơbản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí “ đạt” hoặc “ không đạt”. Đối với nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “ đạt” hoặc “ không đạt” thì được áp dụng thêm tiêu chí “ chấp nhận được” nhưng không được vượt quá 30% tổngsố các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá. Hồ sơ được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả các nội dung cơbản đều được đánh giá là “ đạt”, các nội dụng yêu cầu không cơbản được đánh giá là “ đạt” hoặc “ chấp nhận được”. 4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thầu. Kết quả phê duyệt kết quả trúng thầu bao gồm các nội dung: - Tên nhà thầu trúng thầu. - Giá trúng thầu. - Hìnhthức hợp đồng. - Thời gian thực hiện hợp đồng. - Các nội dung cần lưu ý ( nếu có ) 4.3.4 Thông báo kết quả trúng thầuvà hoàn thiện hợp đồng. Sau đánh giá vàcó kết quả đấuthầu chủ đầu tư thông báo kết quả cho nhà thầu trúng thầuvà tiến hành hoàn thiện hợp đồng với các nhà thầu trúng thầu. 4.3.5 Ký kết hợp đồng. Sơ đồ các giai đoạn đấuthầu ( xem phụ lục ). 5. Hìnhthức lựa chọn nhà thầu. Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng Dưới góc độ kinh tế, sản phẩm, dịch vụ xây dựng là loại hàng hoá đặc biệt, với sự biểu hiện tương đối đa dạng, có thể là dịch vụ chất xám (tư vấn), có thể là hạng mục công trình, công trình xây dựng. Do vậy, bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng là lựa chọn được nhà thầucó đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, có các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và các đề xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, dự án. Khác với lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá là chọn hàng hoá đã có sẵn, người mua có thể tiếp cận bằng trực giác, việc lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng mang bản chất của một chuỗi các hành động nhằm chọn ra người làm ra sản phẩm xây dựng. Hơn nữa, tại thời điểm đấu thầu, do sản phẩm xây dựng mới chỉ được thể hiện trên các bản vẽ, sẽ được hình thành theo một thời gian nhất định nên sau khi đã chọn được nhà thầu, đòi hỏi phải có sự tham gia, giám sát của chủ đầu tư. Bởi vậy, vấn đề chất lượng, tiến độ, giá cả của sản phẩm, dịch vụ xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu sẽ làm ra sản phẩm và quan hệ hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Từ nhận thức này, có thể hiểu nhà thầu là chủ thể trung tâm của hoạtđộngđấuthầu xây dựng, cần được xem xét kỹ lưỡng cả về tư cách pháp lývà các biểu hiện của năng lực thực tế. Nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng được xác định là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạtđộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tham gia đấuthầuvà ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạtđộng xây dựng. Xét theo tính chất và mối quan hệ với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng bao gồm tổngthầu xây dựng, nhà thầu chính vàthầu phụ. Tổngthầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổngthầu xây dựng bao gồm: tổngthầu thiết kế; tổngthầu thi công xây dựng công trình; tổngthầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC); tổngthầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Nhà thầu chính trong hoạtđộng xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu phụ trong hoạtđộng xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổngthầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổngthầu xây dựng. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạtđộng xây dựng (gọi tắt là nhà thầu xây dựng) được xác định thông qua năng lực hoạtđộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Năng lực hoạt động, năng lực hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia hoạtđộng xây dựng bao gồm: - Đối với tổ chức: Năng lực hoạtđộng xây dựng được thể hiện thông qua việc đảm bảo các điều kiện để thực hiện các công việc như: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Khảo sát xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Thi công xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng. Năng lực hoạtđộng xây dựng của tổ chức được xác định theo hạng trên cơsở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạtđộng xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. Mộtsố tổ chức tư vấn được thực hiện một, mộtsố hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế; nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát. Tổ chức tư vấn khi thực hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó. - Đối với cá nhân khi tham gia các hoạtđộng xây dựng phải có năng lực hành nghề được xác định thông qua Chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm trong hoạtđộng xây dựng. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thhiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất vàcó giá trị trong phạm vi cả nước, cho thấy phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề của người được cấp. Cá nhân đảm nhận các chức danh sau đây phải có chứng chỉ hành nghề: chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thhiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. Thủ tục cấp, quản lý, hướng dẫn sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạtđộng xây dựng được quy định trong các văn bản sau: + Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2007 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Nghị định 16/CP); + Quyết định 12/2005/QĐ-BXD ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng; + Quyết định 15/2005/QĐ-BXD ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư tham gia hoạtđộng xây dựng. Do ý nghĩa đặc biệt quan trọng của vấn đề điều kiện năng lực trong hoạtđộng xây dựng nên việc xây dựng hệ thống thông tin về năng lực các nhà thầu xây dựng là điều cần được chú trọng. Mạng thông tin rộng khắp, đáng tin cậy về năng lực các nhà thầu xây dựng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước . nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạtđộngđấu thầu. Lựa chọn nhà thầu được thực hiện ở nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án mua sắm hàng hoá, dự án quy hoạch, nghiên cứu khoa học, lựa chọn đối tác . Việc lựa chọn nhà thầu hiện chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Thương mại (đối với lựa chọn nhà thầu mua sắm hàng hoá), Luật Xây dựng (đối với nhà thầuhoạtđộng xây dựng), Luật Đấuthầu (đối với lựa chọn nhà thầu thuộc các lĩnh vực). Ngoài ra, do yêu cầu quản lý trong mộtsố lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm (dầu khí, đất đai, tài chính .), Nhà nước cũng có những quy định riêng về lựa chọn nhà thầu. Do các đặc điểm riêng nên lựa chọn nhà thầu trong hoạtđộng xây dựng - dạng hoạtđộng rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay của nước ta - có những khác biệt so với lựa chọn nhà thầu khác như cung cấp hàng hoá, cung cấp dịch vụ, lựa chọn đối tác 5.1 Đấuthầu rộng rãi: Hìnhthức này không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là hìnhthức được áp dụng chủ yếu trong đấuthầu vì nó thể hiện được tính cạnh tranh cao trên cơsở tham gia của nhiều nhà thầu do đó cơ hội lựa chọn sẽ là tối ưu hơn. [...]... của hìnhthứcTổngthầuEPCso với các hìnhthứcđấuthầu thông thường Các bước trong đấuthầuEPC cũng tương tự như trong đấuthầu thông thường nhưng chỉ khác ở chỗ là dự án/gói thầu sẽ không bị chia nhỏ để đấuthầu từng phần mà sẽ đấuthầu toàn bộ và sẽ do một nhà thầu trúng thầu đảm nhận, việc mời nhà thầu phụ hay không là phụ thuộc vào quy mô dự án và do nhà thầu chính quyết định Do đó Tổng thầu. .. dụng đối với hìnhthứcđấuthầu rộng rãi vàđấuthầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầuEPC Nhà thầu nộp hồ sơ gồm đề xuất về kỹ thuật và tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần - Đấuthầu hai túi hồ sơ: được áp dụng trong đấuthầu rộng rãi vàđấuthầu hạn chế trong đấuthầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và tài chính... trong hợp đồng II Tổngthầu EPC: 1 Mộtsố khái niệm - Tổngthầu EPC: là hìnhthức nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ công việc của dự án hoặc công việc của gói thầu Bao gồm các công việc thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư và xây lắp - Nhà thầu EPC: là nhà thầu tham gia đấuthầu để thực hiện gói thầuEPC - Gói thầu EPC: là gói thầu bao gồm toàn... thứcTổngthầuEPC là : GXDCT=GXL+GK+GDP GK: chi phí quản lý dự án và chi phí khác GDP: chi phí dự phòng GXDCT chính là giá mà Tổngthầu đưa ra để bán Việc thực hiện hìnhthứcTổngthầuEPC thì chi phí thực hiện dự án/gói thầu của nhà thầucó thể giảm do tiết kiệm được mộtsố khoản chi phí do việc kết hợp các khâu công việc Trong các dự án/gói thầuđấuthầu theo hìnhthứcTổngthầuEPC thì việc thỏa... Trong đấuthầu theo hìnhthứcTổngthầuEPC thì mức dự toán sẽ bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí quản lý dự án và chi phí khác Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm như: chi phí thiết kế, chi phí thẩm định dự toán, chi phí lập và thẩm định hồ sơ mời thầu, chi phí bảo hiểm công trình, chi phí ban quản lý dự án, chi phí kiểm định chất lượng và chi phí dự phòng Tổng dự toán trong hìnhthứcTổng thầu. .. các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và tài chính, chưa có giá dự thầu để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ giai đoạn 2 + Giai đoạn 2:các nhà thầu nộp hồ sơ giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu 7 Các nguyên tắc đấu thầu: *... theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành hai lần: lần thứ nhất đề xuất kỹ thuật được mở để đánh giá trước, và lần thứ hai là mở đề xuất về tài chính của các nhà thầucó đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu - Đấuthầu hai giai đoạn: được áp dụng với hìnhthứcđấuthầu rộng rãi vàđấuthầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầuEPCcó kỹ thuật, công nghệ... liệu về thương mại ( Commercial Term and Condition) gọi chung là hồ sơ mời thầuEPC theo tiêu chuẩn quốc tế goi là ITB ( Instruction to Bidder ) Sau khi có ITB chủ đầu tư sẽ tiến hành đấuthầuvà chon tổngthầuEPC Trong thời gian tổngthầuEPCthực hiện công việc, chủ đầu tư sẽ thuê tư vấn giám sát tiến hành công việc giám sát tổngthầuEPC từ khâu thiết kế cho đến khi công trình hoàn thành và bàn...Tuy nhiên nếu số lượng nhà thầu tham gia quá đông thì làm cho chi phí hoạtđộng tổ chức và thẩm định sẽ lớn, thời gian kéo dài 5.2 Đấuthầu hạn chế: Là hìnhthức khi thực hiện phải mời tối thiểu 5 nhà thầu được xác định có năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu, trường hợp có ít hơn 5 nhà thầu chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết đinh cho phép tiếp tục tổ chức đấuthầu hạn chế... phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, có trách nhiệm cung cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và mọi dịch vụ cần thiết Sơ đồ mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong đấuthầu Tư vấn, thiết kế Chủ đầu tư Ban quản lý dự án Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 Nhà thầu 3 Chủ đầu tư Cơ quan tư vấn giám sát Tổngthầu Các nhà thầu phụ (Đấu thầu thông . Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC I. Đấu thầu. 1. Khái niệm về đấu thầu. Theo luật đấu thầu của nước. xuyên. 6. Các phương thức đấu thầu: - Đấu thầu một túi hồ sơ: được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng