Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM (Trang 59 - 64)

a. Hạn chế

-Sự yếu kém trong thẩm định thể hiện ở quá trình thẩm định. Công tác thẩm định của NHNT chưa có sự chuyên môn hóa sâu, cán bộ thẩm định vẫn thực hiện công việc từ khâu tiếp xúc với khách hàng cho đến khâu thẩm định và cho ra tờ trình tín dụng. Điều này làm cho công tác thẩm định bị chậm hơn, các CBTD theo cách này không thể nắm rõ và quen với một khâu nào, nếu chuyên môn hóa một người có thể làm tốt công việc của mình hơn, các bước

sẽ được phụ trách bởi một nhóm chuyên, điều này làm cho công việc tiến hành nhanh hơn và lượng kinh nghiệm tích lũy sẽ nhiều hơn, chuyên sâu hơn. Ta có thể so sánh với HSBC, đây là một trong những NH lớn nhất thế giới và hoạt động rất hiệu quả, họ chia công việc tín dụng ra làm nhiều phòng ban như phòng tạo lập hồ sơ, phòng tìm kiếm khách hàng, phòng thẩm định, ban quyết định tín dụng…

-Báo cáo thẩm định tuy đã thể hiện được rất chi tiết và đầy đủ tuy nhiên báo cáo thẩm định chưa tính toán đến lợi ích kinh tế xã hội cũng như phương án bảo vệ môi trường. Cụ thể là việc xây dựng có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường xung quanh như thế nào. Cần phải nghiên cứu xem quang cảnh sau khi xây dựng có phù hợp không, trong quá trình xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không, dự án có gây ra ô nhiễm tiếng ồn không…

- Ngoài ra ta thấy rằng SGD sử dụng 1 hệ thống chỉ tiêu toàn ngành được tổng hợp khá chính xác bởi phòng thông tin tín dụng tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính tương đối nhiều, khó có thể đem ra áp dụng vào từng DN cụ thể, chỉ tiêu vẫn chưa mang tính vùng miền, đặc điểm kinh tế riêng nên thực tế vẫn mang tính tương đối cao, chưa thực sự phản ánh được vị trí của doanh nghiệp so với ngành.

- Một số tính toàn chi phí trong việc xây dựng còn dựa trên định mức của nhà nước, trong đó có những định mức không còn phù hợp với những định mức thực tế nên việc đánh giá chưa thực sự sát với thực tế

- Hạn chế về thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án đầu tư và việc đánh giá sai tài sản thế chấp của dự án. Các cán bộ thẩm định tuy có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhưng không thể có kiến thức tổng quát trong nhiều ngành nghề. Điều này khiến cho NH chỉ thẩm định được dự án ở một mức độ nào đó bởi lẽ mỗi ngành nghề đều có những tiêu chuẩn riêng, những kiến thức riêng rất sâu rộng, để thẩm định tốt một dự án cần phải có một lượng kiến thức chuyên ngành nhất định về ngành nghề mình cần thẩm định. Ví dụ như một cán bộ thẩm định một dự án xây dựng như đã nêu ở trên phải biết các yếu tố về thông số kỹ thuật yêu cầu, khi xây dựng để đạt hiệu quả thì phải sử dụng loại vật liệu nào cho phù hợp, đội ngũ thợ xây dựng đó có làm đúng quy trình xây dựng hay không. Hoặc khi cho vay một dự án liên quan đến công nghệ thông tin cán bộ phải biết rõ dự án mua những máy moc ấy có

hiệu quả không, các tài sản thế chấp của dự án nếu là các máy móc công nghệ thông tin thì có giá trị bao nhiêu, giá thị trường có giống như giá bán không, có thể bán được thiết bị đó không…Như vậy có thể thấy rằng nguồn nhân lực tuy là cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm nhưng chỉ có thể am hiểu một số ngành nghề nhất định.

- Nguồn thông tin dùng để thẩm định còn chưa thực sự chính xác. Nguồn thông tin mà CBTD có thể thu thập ở nhiều nguồn, trong đó các nguồn thông tin thu thập được ở chính doanh nghiệp cung cấp có thể chưa chính xác, thiên lệch có lợi cho họ.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra những hạn chế trên được coi là xuất phát từ 2 nguồn chủ quan và khách quan

Những nguyên nhân chủ quan:

Trước tiên nguyên nhân chủ quan phần lớn là do đội ngũ cán bộ tuy chất lượng cao nhưng chưa đạt được yêu cầu quốc tế, am hiểu nhiều lĩnh vực. Trong các dự án xin vay đầu tư tại phòng tài trợ dự án đa phần là những dự án đầu tư dài hạn, cho nhiều ngành nghề. Việc đánh giá chính xác phương diện kỳ thuật là rất quan trọng do dự án có giá trị lớn và tiến hành trong thời gian dài. Như vậy cán bộ thẩm định phải nắm rõ về các mặt kỹ thuật của dự án, đánh giá xem dự án có các thiết bị phù hợp chưa, các thiết bị đó có phù hợp với mặt bằng chung dự án chưa, công suất thiết bị có đạt yêu cầu… Ngoài ra còn phải xem xét sự phù hợp giữa thiết bị đó với môi trường Việt Nam không. Những yếu tố này rất quan trọng trong quá trình thẩm định dự án, tuy nhiên trên thực tế thì cán bộ thẩm định với chuyên ngành tài chính ngân hàng chỉ có thể thẩm định được tốt phương diện tài chính của dự án mà khó nắm bắt được các kiến thức chuyên môn của các ngành kinh doanh khác. Đây là nguyên nhân khiến việc thẩm định kỹ thuật của dự án bị hạn chế rất lớn.

Chưa có sự chuyên môn hóa trong công tác thẩm định.

Thẩm đinh một DADT đòi hỏi một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng ngành nghề, do vậy việc chưa có sự chuyên môn hóa trong từng khâu, từng ngành nghề cũng làm giảm chất lượng thẩm định dự án đầu tư của SGD. Nếu mỗi CBTD làm nhiều khâu hoặc nhiều ngành nghề thì CBTD đó sẽ không có kỹ năng thẩm định từng khâu tôt hơn và kinh nghiệm trong ngành mình thẩm

định sẽ không được tích lũy nhanh, có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề khác.

Cơ sở vật chất còn hạn chế, máy móc trang thiết bị tuy được trang bị mới nhưng vẫn chưa có những thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc thẩm định và quản lý thông tin đạt chất lượng tốt. Vẫn còn chưa có hệ thống mạng mở chia sẻ thông tin giữa các Nh với nhau.

Về phía thông tin khách quan, nguyên nhân chính là vấn đề nguồn thông tin thiếu tính chính xác. Nguồn thông tin chính là cơ sở tiền đề cho việc TDDA đạt hiệu quả. Nếu nguồn thông tin bị sai lệch thì thẩm định có tốt đến mấy cũng đem lại kết quả sai lệch. Nhưng thông tin khi tiến hành thẩm định DADT các CBTD dựa vào chủ yếu là tài liệu của DN gửi đến cho SGD NHNT trong hồ sơ vay vốn, những tài liệu này có tính chính xác không được cao và hạn chế về tín trung thực hợp lý. DN có thể gửi đến cho SGD các báo cáo phản ánh sai lệch thực trạng của DN nhằm “ đánh bong” tình hình tài chính của doanh nghiệp, DN cũng có thể lập những dự án đầu tư không phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế mà nó đạt được làm tăng rủi ro tiềm ẩn cho NH… Do vậy nguồn thông tin là nguyên nhân khá lớn dẫn đến việc làm sai lệch kết quả thẩm định.

Về phía Nhà nước: Vấn đề pháp lý cho hoạt động tín dụng nói riêng NH nói chung vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn. Về lãi suất cho vay: trong điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị hạn chế, với mức lãi suất còn cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quyết định vay vốn đầu tư của chủ đầu tư, tuy đã có sự hỗ trợ lãi suất 4% nhưng lãi suất này vẫn thực sự khó khăn cho việc mở rộng cho vay.

Thị trường hỗ trợ thẩm định ở nước ta còn chưa phát triển. Trước tiên là các công ty xếp hạng và thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển trong khi các NH rất cần loại hình công ty này vì trong bối cảnh kinh tế suy thoái và rủi ro thì tăng cao, trung tâm tín dụng CIC thì hoạt động chưa hiệu quả. Ngoài ra việc hỗ trợ thẩm định còn có các doanh nghiệp chuyên tư vấn dự án. Hoạt động NH thì liên quan đến nhiều ngành nghề trong khi CBTD thì không thể có hết các kiến thức về nhiều ngành nghề. Do vậy họ cần đến sự tư vấn với

những dự án có phương diễn kỹ thuật phức tạp, vai trò của tư vấn là rất quan trọng.

Chương 3:

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w