1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Giáo trình tin học đại cương phần 1 đh sư phạm TP HCM

166 989 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 15,11 MB

Nội dung

Trong một thời gian ngắn chuẩn bị, chúng tôi đã hoàn thành một hệ thống tài liệu và tài nguyên học tập cho học phần, bao gồm: bài giảng ở dạng bài trình bày Multimedia, hệ thống bài tập/

Trang 3

Lời tựa

ắt đầu năm học 2011 – 2012, Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) – trường ĐH Sư phạm Tp.HCM đảm nhiệm việc giảng dạy học phần Tin Học Đại Cương (THĐC) cho sinh viên năm thứ nhất của toàn trường Với nhiệm vụ này, Khoa chúng tôi đã triển khai xây dựng đề cương chi tiết cho học phần với một định hướng mới, nhằm phù hợp với nhu cầu của con người và xã hội trong thời đại kĩ thuật số hiện

nay, đó là: “Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản làm việc trên máy tính Qua đó, sinh viên có khả năng thao tác và làm việc trên máy tính đúng cách, đồng thời sử dụng máy tính như một phương tiện phục vụ học tập và nghiên cứu hiệu quả” Nội dung truyền đạt tập trung ở việc cung

cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ/ tiện ích trên máy tính

để trình bày và báo cáo một văn bản khoa học (như bài báo/ báo cáo nghiên cứu, bài tập lớn/ đồ án, khoá luận tốt nghiệp) phục vụ việc học tập các chuyên ngành đào tạo, cũng như công việc cá nhân

Trong một thời gian ngắn chuẩn bị, chúng tôi đã hoàn thành một hệ thống tài liệu và tài nguyên học tập cho học phần, bao gồm: bài giảng (ở dạng bài trình bày Multimedia), hệ thống bài tập/ bài thực hành,

đồ án môn học, các tài nguyên hỗ trợ (như tài liệu tham khảo, videoclip, chương trình minh hoạ, URL liên quan), và cả một website để hỗ trợ học tập (cho phép chia sẻ thông tin và học tập cộng tác), đặc biệt là

cuốn tài liệu học tập này – Giáo trình Tin Học Đại Cương – với nội dung gồm 7 chương, trong đó trọng

tâm ở các chương 2, 3, 4, 5 Đây là một thành quả to lớn với sự góp sức của các thầy/ cô giảng viên của Khoa CNTT, của Phòng CNTT, và của Trung tâm Tin Học – trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, bên cạnh sự động viên về tinh thần lẫn vật chất của Ban Chủ Nhiệm Khoa CNTT Nhân đây, chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các đoàn thể, quý thầy/ cô giảng viên đã giúp đỡ, tham gia biên soạn và giảng dạy cho học phần Tin Học Đai Cương trong năm học này

Hệ thống tài liệu và tài nguyên học tập cho học phần THĐC đã biên soạn mặc dù đầy đủ nội dung ở

các chương, nhưng hiện tại vẫn là phiên bản thử nghiệm, chúng tôi đang cố gắng chỉnh sửa và biên tập lại

sao cho hiệu quả và hấp dẫn nhất Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hổi

về mọi mặt của học phần này từ các thầy/ cô, quý vị phụ huynh, các bạn sinh viên, và các độc giả gần xa

để giúp chúng tôi hoàn thiện cho những năm học tới

Chân thành cảm ơn

Tháng 9/2011

Lê Đức Long

Mọi góp ý liên quan có thể gởi về địa chỉ:

Khoa Công Nghệ Thông Tin

Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

B

Trang 5

Chủ biên Lê Đức Long

Xây dựng đề cương Lê Đức Long

Nguyễn Trần Phi Phượng

Nhóm biên soạn:

Chương 1, 5: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyễn Thúy Ngọc Trần Đức Tâm Nguyễn Khắc Văn Nguyễn Quang Tấn Chương 2: Nguyễn Đặng Kim Khánh

Lê Minh Triết Nguyễn Đình Khiêm Chương 4: Nguyễn Mai Lĩnh

Mai Văn Phương Vũ Nguyễn Thành Chiến

Lê Nguyễn Quỳnh Thy Chương 7: Trịnh Huy Hoàng

Trần Lê Hùng Phi Trần Hữu Quốc Thư

Trang 6

MỤC LỤC

CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH 11

Chương 1 Giới thiệu tổng quan về văn hóa số và kỹ năng làm việc với máy tính 19

1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số 20

1.1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 20

1.1.2 Văn hóa số 22

1.2 Tổng quan về máy tính và hệ điều hành: 23

1.2.1 Máy tính điện tử 23

1.2.2 Hệ điều hành 34

1.3 Kỹ năng làm việc với máy tính: 37

1.3.1 Các thao tác cơ bản trên máy tính: 37

1.3.2 Sử dụng phần mềm ứng dụng: 46

Chương 2 Tìm Kiếm và chọn lọc thông tin trên Internet 56

2.1 Tổng quan về Internet và các dịch vụ cơ bản 57

2.1.1 World Wide Web 58

2.1.2 Email 59

2.2 Giới thiệu các công cụ tìm kiếm 62

2.3 Các kỹ thuật tìm kiếm đơn giản và nâng cao 63

2.3.1 Quá trình tìm kiếm 63

Trang 7

2.3.2 Các tùy chỉnh nâng cao cho câu lệnh tìm kiếm 65

2.4 Đánh giá và chọn lọc thông tin trên Internet 67

Chương 3 Viết và trình bày một báo cáo nghiên cứu ở dạng văn bản 70

3.1 Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản 71

3.1.1 Notepad 71

3.1.2 WordPad 72

3.1.3 MS Word 73

3.1.4 Open Office (phần mềm mã nguồn mở) 73

3.1.5 Libre Office (phần mềm mã nguồn mở) 74

3.1.6 Google docs 75

3.1.7 Bảng so sánh các phần mềm 76

3.2 Nguyên tắc soạn thảo một văn bản tiếng Việt – tiếng Anh 77

3.2.1 Nguyên tắc chung 78

3.2.2 Các bước soạn thảo văn bản 79

3.2.3 Một số lưu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Anh 79

3.2.4 Một số lưu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Việt 81

3.3 Các kỹ thuật định dạng cơ bản 82

3.3.1 Định dạng trang in 84

3.3.2 Định dạng ký tự 89

3.3.3 Định dạng đoạn văn 94

Trang 8

3.3.5 Định dạng Tab 99

3.3.6 Bảng biểu 103

3.3.7 Các đối tượng đồ họa 105

3.3.8 Kỹ thuật đóng khung và tô nền 109

3.4 Một số kỹ thuật soạn thảo nâng cao 112

3.4.1 Style & Heading 112

3.4.2 Bullets & Numbering 113

3.4.3 Tạo mục lục tự động 115

3.5 Kỹ năng đọc và viết một báo cáo khoa học 115

3.5.1 Thế nào là một bài báo khoa học? 116

3.5.2 Kỹ năng đọc một bài báo khoa học 117

3.5.3 Kỹ năng trình bày một bài báo khoa học 118

Chương 4 Thiết kế và trình bày báo cáo ở dạng trình chiếu 125

4.1 Giới thiệu 126

4.1.1 Trình chiếu là gì? 126

4.1.2 Mục đích của trình chiếu 126

4.1.3 Công dụng của trình chiếu 126

4.1.4 Những công cụ để thực hiện trình chiếu 127

4.2 Các bước để xây dựng một bài trình chiếu đa phương tiện 127

4.2.1 Các bước chuẩn bị 127

4.2.2 Các bước xây dựng 128

Trang 9

4.3 Một số kỹ thuật nâng cao cho bài trình bày đa phương tiện 148

4.3.1 Sử dụng Slide Master, chọn lại theme 149

4.3.2 Sử dụng trigger 150

4.4 Kỹ năng trình bày và báo cáo với phần mềm trình chiếu 153

4.4.1 Một số vấn đề hay gặp phải khi trình chiếu và cách khắc phục 153

4.4.2 Kỹ năng trình bày: 157

Chương 5 Giao tiếp và học tập trên Internet 162

5.1 Các ứng dụng của Google 163

5.1.1 Google Mail 164

5.1.2 Google Docs 165

5.1.3 Google Calendar 169

5.1.4 Google Site 171

5.2 Blogs: 174

5.2.1 Blogs là gì? 174

5.2.2 Ưu điểm của blog: 175

5.2.3 Lợi ích của blog: 175

5.2.4 Sử dụng blog trong học tập: 176

5.2.5 Làm quen với blog: 176

5.3 Wikis: 182

5.3.1 Wikis là gì? 182

Trang 10

5.3.3 Sử dụng wikis trong học tập: 183

5.3.4 Làm quen với wikis: 184

5.4 Mạng xã hội (social network) 189

5.4.1 Giới thiệu: 189

5.4.2 Tìm hiểu mạng xã hội: 194

5.5 Web-based course và eLearning systems: 223

5.6 Vấn đề đạo đức và văn hóa giao tiếp trên Internet: 224

5.6.1 Lợi ích và tác hại của Internet: 224

5.6.2 An toàn và bảo mật thông tin trên Internet: 226

5.6.3 Chọn lọc, trích dẫn và đăng tải thông tin trên Internet: 228

5.6.4 Ngôn ngữ giao tiếp: 231

Chương 6 Xử lý số liệu với bảng tính điện tử 238

6.1 Giới thiệu một số phần mềm bảng tính 239

6.1.1 Một số phần mềm bảng tính thông dụng hiện nay 245

6.1.2 Các thành phần chính của một bảng tính điện tử 252

6.2 Sử dụng và khai thác các hàm có sẵn trong phần mềm bảng tính 254

6.2.1 Xử lý dữ liệu với bảng tính 254

6.2.2 Khái niệm hàm, công thức 264

6.3 Một số hàm thông dụng & cách sử dụng 269

6.3.1 Các hàm MIN, MAX, AVERAGE 269

6.3.2 Hàm COUNT, COUNTA, COUNTBLANK 270

Trang 11

6.3.3 Hàm RANK 270

6.3.4 Hàm ROUND 271

6.3.5 Hàm IF 272

6.3.6 Biểu thức điều kiện phức 273

6.3.7 Các hàm xử lý kiểu chuỗi 274

6.3.8 Hàm dò tìm theo cột (VLOOKUP) 276

6.3.9 Hàm dò tìm the o hàng ngang (HLOOKUP) 277

6.3.10 Các hàm xử lý kiểu ngày tháng 278

6.4 Tạo đồ thị, biểu đồ trong bảng tính 280

6.4.1 Khái niệm về đồ thị 280

6.4.2 Chèn đồ thị vào bảng tính 280

6.5 Các thao tác nâng cao đối với bảng tính: sắp xếp, trích lọc, thống kê 284

6.5.1 Cơ sở dữ liệu trong bảng tính 284

6.5.2 Thao tác sắp xếp trong bảng tính 285

6.6 Phân tích số liệu thống kê bằng bảng tính điện tử 295

6.6.1 Tổng hợp và phân tích số liệu với Pivottable 295

6.6.2 Tìm kiếm mục tiêu và dự báo trong MS Excel 2003 305

Chương 7 Bài toán và thuật toán 332

7.1 Khái niệm vấn đề - bài toán 333

7.1.1 Vấn đề - bài toán là gì? 333

Trang 12

7.1.3 Các đặc trưng khác của thuật toán 333

7.2 Các phương pháp biểu diễn thuật toán 335

7.2.1 Ngôn ngữ tự nhiên 335

7.2.2 Lưu đồ - sơ đồ khối 335

7.2.3 Mã giả 337

7.2.4 Thuật toán đệ quy 338

7.3 Các bước giải một bài toán trên máy tính 340

7.3.1 Xác định vấn đề - bài toán 340

7.3.2 Lựa chọn phương pháp giải 340

7.3.3 Xây dựng thuật toán hoặc thuật giải 341

7.3.4 Cài đặt chương trình 341

7.3.5 Hiệu chỉnh chương trình 341

7.3.6 Thực hiện chương trình 341

7.4 Các bước thiết kế thuật toán 342

7.5 Chuyển đổi bài toán thành chương trình máy tính 345

7.5.1 Khái niệm về ngôn ngữ lập trình & chương trình máy tính 345

7.5.2 Các loại ngôn ngữ lập trình thông dụng 345

7.5.3 Trình thông dịch và biên dịch 346

7.5.4 Các ngôn ngữ lập trình thông dụng 348

TÀI LIỆU THAM KHẢO 351

Trang 13

CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH

Ghi chú thêm

Mẹo vặt

Thử nghiệm trên máy

Câu hỏi thêm

Bài Tập Nâng Cao

Trang 14

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các loại máy tính PC 25

Bảng 1.2 Phần cứng máy tính 30

Bảng 1.3 Một số biểu tượng của con trỏ chuột 37

Bảng 1.4 Các thao tác cơ bản trên chuột 38

Bảng 1.5 Các nhóm phím trên bàn phím 40

Bảng 1.6 Các thành phần chính của cửa sổ phần mềm ứng dụng 47

Bảng 3.1 Bảng so sánh các phần mềm 77

Bảng 3.2 Bảng mô tả chi tiết phần mềm và các kỹ thuật định dạng hỗ trợ 83

Bảng 3.3 Các loại tab 100

Bảng 3.4 Các loại bài báo khoa học 116

Bảng 5.1 Các ứng dụng cơ bản của Google 164

Bảng 6.1Bảng so sánh một số phần mềm bảng tính thông dụng 241

Bảng 6.2 Một số phím tắt thường dùng (sử dụng trong Microsoft Office Excel 2003 248

Bảng 6.3 Một số phím tắt thường dùng dụng trong Open Office 3.0 251

Bảng 6.4 Một số lỗi khi nhập công thức 255

Bảng 6.5 Các toán tử sử dụng trong bảng tính điện tử 256

Bảng 6.6 Các toán tử so sánh trong bảng tính điện tử 257

Bảng 6.7 Các kiểu insert trong bảng tính điện tử 261

Bảng 6.8 Các kiểu xóa trong trong bảng tính điện tử 262

Trang 15

Bảng 6.9 Các kiểu định dạng dữ liệu trong bảng tính điện tử 263

Bảng 6.10 Một số hàm thông dụng trong Microsoft Excel 2003 268

Bảng 6.11Các tiêu chuẩn so sánh trong Custom AutoFilter 290

Bảng 6.12 Cách ghi điều kiện lọc dữ liệu 292

Bảng 6.13 Báo cáo số lượng trẻ sơ sinh trong 5 năm (2005 - 2010) 310

Bảng 6.14 Bảng stats 318

Bảng 7.1 Bảng các ký hiệu trên lưu đồ 336

Trang 16

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Các thiết bị Smartboard, Ipad, Iphone sử dụng côn nghệ Screen touch 21

Hình 1.2 Các mạng xã hội 22

Hình 1.3 Các cỗ máy tìm kiếm (search engine) 22

Hình 1.4 Quy trình xử lí thông tin trong máy tính 24

Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc máy tính 31

Hình 1.6 Mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm, người dùng 35

Hình 1.7 Các nhóm phím trên bàn phím 39

Hình 1.8 Tập tin trong hệ điều hành Windows 40

Hình 1.9 Cửa sổ làm việc của Windows Explorer 42

Hình 1.10 Sử dụng công cụ tìm kiếm trong Windows XP Professional 45

Hình 1.11 Các thành phần chính trên cửa sổ phần mềm MS Paint 48

Hình 2.1Các mạng ISP liên kết tạo thành Internet (nguồn http://gurumia.com/wp-content/uploads/2009/11/ISP-Network-System.gif) 57

Hình 2.2Một phần mạng lưới world wide web 59

Hình 2.3Giao diện màn hình soạn email của Microsoft Outlook 2010 60

Hình 2.4Giao diện màn hình soạn email của Gmail (http://gmail.com) 61

Hình 2.5Cấu trúc của địa chỉ email 61

Hình 2.6Quá trình truy vấn tìm kiếm 62

Hình 2.7Quá trình tim kiếm thông tin trên Internet 63

Hình 2.8Bảng tùy chỉnh của công cụ tìm kiếm Google 66

Trang 17

Hình 2.9Bảng tùy chỉnh của công cụ tìm kiếm Bing 67

Hình 4.1 Màn hình khởi động OpenOffice 3.0 129

Hình 4.2 Màn hình PowerPoint 2007 129

Hình 4.3 Màn hình khởi động bản trình chiếu Google Docs 130

Hình 4.4 Giới thiệu chương trình Microsoft Powerpoint 2007 131

Hình 4.5 Giao diện chương trình Office Impress 132

Hình 4.6Cửa sổ Outline – Mirosoft Powerpoint 2007 133

Hình 4.7Chọn Notes trong PowerPoint 2007 133

Hình 4.8Note – Openoffice Impress 134

Hình 4.9Giao diện trình diễn một Slide Sorter trong OpenOffice 3.0 135

Hình 4.10Slide – Microsoft Powerpoint 2007 135

Hình 4.11Menu – Google Doc Presentation 136

Hình 4.12Menu – Microsoft Powerpoint 2007 136

Hình 4.13Themes trong PowerPoint 2007 137

Hình 4.14Giao diện OpenOffice Impress 3.0 137

Hình 4.15Giao diện PowerPoint 2007 138

Hình 4.16Microsoft Office PowerPoint 2007 139

Hình 4.17Chọn Background cho Slide trong PowerPoint 2007 140

Hình 4.18Chọn Background cho Slide trong Impress 3.0 140

Hình 4.19Định dạng Textbox trong PowerPoint 2007 141

Trang 18

Hình 4.21 Hộp thoại ký tự trong Impress 3.0 142

Hình 4.22Giao diện công cụ Shap trong OpenOffice Impress 3.0 143

Hình 4.23Giao diện công cụ Sharp PowerPoint 2007 143

Hình 4.24 Minh họa Insert Picture trong PowerPoint 2007 144

Hình 4.25 Insert Movie and Sound trong PowerPoint 2007 145

Hình 4.26 Insert Movie and Sound trong OpenOffice 3.0 145

Hình 4.27Màn hình định dạng Chart trong OpenOffice 3.0 146

Hình 4.28Định dạng hiệu ứng giữa các Slide trong PowerPoint 2007 147

Hình 4.29Định dạng Hiệu ứng giữa các Slide trong OpenOffice 3.0 147

Hình 4.30Tạo hiệu ứng trong các Slide trong PowerPoint 2007 148

Hình 4.31Chọn Slide Master trong PowerPoint 2007 149

Hình 4.32Giao diện chọn Slide master trong OpenOffice Impress 3.0 150

Hình 4.33 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 150

Hình 4.34 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 151

Hình 4.35 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 151

Hình 4.36 Minh họa trên Microsoft Office Powerpoint 2003 151

Hình 4.37 Mục Hyperlink trong PowerPoint 2007 152

Hình 4.38 Mục Action trong PowerPoint 2007 152

Hình 4.39Sử dụng Action Button trong PowerPoint 2007 153

Hình 5.1 Tạo các labels quản lý mail 164

Hình 5.2 Lọc mail với chức năng Create Filter 165

Trang 19

Hình 5.3 Các ứng dụng của Google Docs 165

Hình 5.4 Giao diện Google Docs 166

Hình 5.5 Tạo Form mới 167

Hình 5.6 Giao diện tạo câu hỏi dạng Multiple Choice 168

Hình 5.7 Chức năng chia sẻ form 168

Hình 5.8 Giao diện Google Calendar 169

Hình 5.9 Tính năng chia sẻ lịch trong Google Calendar 169

Hình 5.10 Tính năng nhắc lịch qua điện thoại di động của Google Calendar 170

Hình 5.11 Thêm sự kiện (event) vào trong lịch 170

Hình 5.12 Nhập thông tin chi tiết của sự kiện (event) 171

Hình 5.13 Chọn chủ đề của site 171

Hình 5.14 Chọn mẫu nền cho site 172

Hình 5.15 Giao diện site sau khi tạo xong 172

Hình 5.16 Giao diện Manage site 173

Hình 5.17 Các chức năng trong Insert menu 173

Hình 5.18 Các chức năng trong Layout menu 174

Hình 5.19 Màn hình đăng nhập Blogger 177

Hình 5.20 Màn hình đăng ký tài khoản Google 177

Hình 5.21 Màn hình đặt tên blog 178

Hình 5.22 Màn hình chọn mẫu giao diện 178

Trang 20

Hình 5.24 Màn hình chọn chế độ thiết kế 179

Hình 5.25 Giao diện thiết kế blog 180

Hình 5.26 Giao diện thêm tiện ích 180

Hình 5.27 Màn hình chọn chế độ đăng bài mới 181

Hình 5.28 Giao diện đăng bài mới 181

Hình 5.29 Giao diện bình luận bài viết 182

Hình 5.30 Giao diện khởi tạo trang Wikispaces 185

Hình 5.31 Giao diện trang Wikispaces mới tạo 186

Hình 5.32 Phần tạo trang tin mới 186

Hình 5.33 Giao diện tạo trang 187

Hình 5.34 Giao diện nhập nội dung trang 187

Hình 5.35 Giao diện trang tin 187

Hình 5.36 Giao diện tạo chủ đề thảo luận 188

Hình 5.37 Giao diện nhập thông tin chủ đề thảo luận 188

Hình 5.38 Mô hình tổng quan về mạng xã hội 189

Hình 5.39 Lịch sử ra đời của mạng xã hội 190

Hình 5.40 Lịch sử ra đời của mạng xã hội 191

Hình 5.41 Mạng xã hội mới ra đời 192

Hình 5.42 Lịch sử ra đời của mạng xã hội 192

Hình 5.43 Một số mạng xã hội thông dụng 194

Hình 5.44 Social Network 194

Trang 21

Hình 5.45 Giao diện Facebook vào ngày 12 tháng 2 năm 2004 195

Hình 5.46 Giao diện Facebook năm 2005 195

Hình 5.47 Giao diện Facebook năm 2007 196

Hình 5.48 Logo Twitter 215

Hình 5.49 Trang web dạy cách sử dụng Internet dành cho trẻ em 223

Hình 6.1 Giao diện cửa sổ làm việc của Microsoft Excel 2003 245

Hình 6.2 Title bar 246

Hình 6.3 Menu bar 246

Hình 6.4 Tool bar 246

Hình 6.5 Formular bar 246

Hình 6.6 Status bar 246

Hình 6.7 The sheet bar 246

Hình 6.8 Thanh tiêu đề - Title bar 249

Hình 6.9 Thanh menu ngang – Menu bar 249

Hình 6.10 Thanh công thức - The Formular bar 250

Hình 6.11 Thanh thẻ trên bảng tính - The Sheet bar 250

Hình 6.12 Màn hình làm việc chính của Google Spreadsheet 251

Hình 6.13 Thanh menu ngang – Menu bar 251

Hình 6.14 Thanh công thức - The Formular bar 251

Hình 6.15 Thanh tiêu đề của Microsoft Excel 2003 252

Trang 22

Hình 6.17 Thanh thực đơn của Microsoft Excel 2003 252 Hình 6.18 Thanh thực đơn của OpenOffice 3.3 252 Hình 6.19 Thanh công thức trong Microsoft Excel 2003 253 Hình 6.20 Thanh công thức trong OpenPffice 3.3 253 Hình 6.21 Thanh Sheet tab trong Microsoft Excel 2003 253 Hình 6.22 Thanh Sheet tab trong OpenOffice 3.0 Calc 253 Hình 6.23 Panel trong Microsoft Office Excel 2003 253 Hình 6.24 Định dạng dữ liệu trong bảng tính điện tử 262 Hình 6.25 Hộp thoại Chart Wizard – Microsoft Offic Excel 2003 281 Hình 6.26 Hộp thoại Chart Option – Microsoft Offic Excel 2003 282 Hình 6.27 Sắp xếp dữ liệu 287 Hình 6.28 Lọc dữ liệu bằng lệnh Auto Filter 289 Hình 6.29 Hộp thoại Custom AutoFilter 289 Hình 6.30 Hộp thoại Advanced Filter 291 Hình 6.31 Hộp thoại Subtotal 294 Hình 6.32 Kết quả tính toán bằng Subtotal 295 Hình 6.33 Minh họa dữ liệu mẫu và câu hỏi nghiên cứu 296 Hình 6.34 Minh họa mã hóa dữ liệu từ bảng câu hỏi 298 Hình 6.35 Hộp thoại Data Analysis 299 Hình 6.36 Thiết lập cho hộp thoại Descriptive Statistics 299 Hình 6.37 Tần suất sử dụng các hoạt động tại công viên 300

Trang 23

Hình 6.38 Hộp thoại Pivot Table - Step 1 301 Hình 6.39 Hộp thoại Pivot Table - Step 2 301 Hình 6.40 Giao diện Pivot Table - Layout 302 Hình 6.41 Giao diện Pivot Table – Finish - 1 303 Hình 6.42 Giá trị quan sát 303 Hình 6.43 Giá trị kỳ vọng 304 Hình 6.44 Giao diện Goal Seek 306 Hình 6.45 Goal Seek Status 307 Hình 6.46 Hộp thoại chứa các công thức phân tích dữ liệu 312 Hình 6.47 Hộp thoại Moving Average 312 Hình 6.48 Nhập các thông số cho mô hình dự báo 313 Hình 6.49 Phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính đơn – Sử dụng hàm TREND 315 Hình 6.50 Phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính đơn – Sử dụng hàm FORECAST 316 Hình 6.51 Phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính đơn – Sử dụng hàm SLOPE và INTERCEPT 317 Hình 6.52 Hộp thoại chứa các công cụ phân tích dữ liệu 320 Hình 6.53 Hộp thoại khai báo các thông số của mô hình hồi quy 320 Hình 6.54 Bảng hộp thoại Regression 321 Hình 6.55 Phương pháp dự báo hồi quy sử dụng Regression 322 Hình 7.1 Lưu đồ khối thuật toán so sánh 2 số nguyên a và b 337

Trang 24

Chương 1 Giới thiệu tổng quan về văn hóa số và kỹ năng làm việc với máy tính

 Tổng quan về công nghệ thế kỉ 21 và văn hóa số

 Tổng quan về máy tính và hệ điều hành

 Kỹ năng làm việc với máy tính

Trang 25

Trong thế giới ngày nay, cùng với sự gia tăng và phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực thì việc nắm bắt và cập nhật thông tin đang trở thành một nhu cầu thiết yếu Chỉ với một chiếc máy tính

cá nhân, chúng ta có thể theo dõi những thông tin, sự kiện mới nhất đang xảy ra trên toàn cầu Không chỉ dừng ở đó, máy tính còn giúp con người thực hiện rất nhiều công việc khác, từ vi mô đến vĩ mô, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và năng suất lao động Trong chương này, chúng ta sẽ được giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của máy tính, giúp tiếp cận với các công nghệ của thế kỷ 21 và thực hành cách sử dụng máy tính để từng bước trở thành một “công dân trong thời đại văn hóa số”

1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21 và văn hóa số

1.1.1 Tổng quan về công nghệ thế kỷ 21

Khoa học công nghệ nói chung hay công nghệ thông tin nói riêng là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày ở thế kỷ 21 Từ lĩnh vực vui chơi giải trí như âm nhạc, phim ảnh,… đến các công việc thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục,…và cả trong giao tiếp hàng ngày, công nghệ thông tin đã và đang tác động, thay đổi cách thức mà chúng ta đang sống, làm việc

Ở thế kỷ 21 chúng ta đang trải nghiệm cuộc sống số hiện đại đến từ sự chuyển tiếp, phát triển của những thiết bị truyền thống sang các thiết bị sốđa dụng Và ngày nay, mọi người đã bắt đầu hòa nhập vào nhịp sống số

Có lẽ trong thế kỷ 21 này rất ít người còn sử dụng chiếc đĩa mềm (floppy disk) 1.44 MB để lưu trữ dữ liệu mà người ta dường như đã quen thuộc với việc sử dụng USB nhỏ gọn dung lượng tính bằng GB

Các thiết bị truyền thống như máy cassette, máy walkman tape (dùng băng cassette) nhỏ có tai ngheđể nghe nhạc có còn được sử dụng phổ biến không?Ngày nay, với tiện ích của công nghệ số

và sự phát triển của Internet, có thểnghe nhạc trực tuyến (music online), xem phim trực tuyến, tải nhạc về máy tính của mình Và chỉ cần với chiếc mp4 nhỏ gọn là có đủ tính năng vừa nghe nhạc xem phim,…

Như vậy chúng ta có thể thấy những thiết bị điện tử ngày càng được nâng cao tính năng, hình dáng nhỏ gọn hơn nhằm phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Cũng với sự phát triển vũ bão của công nghệ ngày nay (thế kỉ 21), người ta chưa hình dung được

Trang 26

 Năm 1989: Mọi người hi vọng tương lai là các công nghệ tích hợp multi-media

 Năm 1999: Tương lai là công nghệ Web

 Năm 2009: Tương lai là các thiết bị thông minh (smart-phone)

 Năm 2019: Tương lai sẽ là?

Như vậy, bước vào thế kỷ 21 đã có sự thay đổi mạnh mẽ, bước ngoặt về:

 Thiết bị kỹ thuật điện tử

 Công nghệ Web, Internet

1 Thiết bị kỹ thuật điện tử: luôn là điểm nhấn đầu tiên được nhắc đến khi nói về công nghệ thế

kỷ 21 Sự phát triển mạnh mẽ không còn là máy tính hay laptop với kiểu dáng nhỏ gọn, cấu hình mạnh, tích hợp nhiều chức năng mà chuyển sang thiết bị di động thông minh (smart phone) Hầu hết các sản phẩm hiện nay đều nhắm đến công nghệ cảm ứng (screen touch)

Hình 1.1Các thiết bị Smartboard, Ipad, Iphone sử dụng côn nghệ Screen touch

2 Bước phát triển điển hình thứ hai không thể không nhắc đến là sự phát triển của công nghệ Internet, Web, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm (search engine)

 Sự phát triển của công nghệ Web cho phép kết nối, chia sẻ nhanh chóng tiện lợi

- Web 1.0 trang web tĩnh, liên kết mọi thứ lại với nhau

- Web 2.0 (social web): cho phép sự tham gia, tương tác với với người sử dụng

- Web 3.0 (semantic web): dữ liệu, thông tin được sử dụng lại một cách thông minh hơn

 Mạng xã hội: sự ra đời của hàng trăm mạng xã hội đi đầu vẫn là Facebook, Twitter, Hi5, Linked in, Google +…mở ra cánh cửa mới trong hình thức giao tiếp, quảng bá thông tin rộng rãi, kết nối mọi người ở khắp mọi nơi một cách dễ dàng

Trang 27

Hình 1.2Các mạng xã hội

 Các công cụ tìm kiếm ngày càng nhiều bên cạnh những ông lớn như Google, Yahoo, Bing, Altavista…còn có sự ra đời của các cỗ máy tìm kiếm khác Tạo xu hướng cạnh tranh từ đó công cụ tìm kiếm ngày càng mở rộng tính năng của mình, cho phép tìm kiếm thông tin nâng cao, tìm kiếm chính xác, mã hóa nội dung tìm kiếm…

Hình 1.3Các cỗ máy tìm kiếm (search engine)

Những công nghệtrênđược ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống ngày nay Và nóđã thay đổi phương thức làm việc và giải trí của con người

 Về đời sống xã hội, công việc: con người có hình thức giao tiếp mới: qua voice chat, video chat, instant message, hay video conference Phương thức làm việc mới: làm việc từ xa như home office, remote office

 Về hình thức vui chơi giải trí: ứng dụng công nghệ 3D vào phim ảnh

1.1.2 Văn hóa số

Ở thế kỷ trước khi công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật chưa thật sự phát triển và ảnh hưởng mạnh đến đời sống thì người ta vẫn còn đánh giá trình độ văn hóa của một người thông qua kỹ

Trang 28

Tuy nhiên khi mà công nghệ ngày càng phát triển, đời sống của con người thay đổi thì nhu cầu đánh giá cũng thay đổi Người ta đưa ra thuật ngữ mới là “digital literacy” (có thể tạm dịch là văn hóa số) Như vậy văn hóa số là gì?

Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về “văn hóa số” nhưng có thể tóm tắt và hiểu tổng quát nhất

đó là đánh giá sự hiểu biết, thái độ, kỹ năng làm việc giao tiếp với các thiết bị truyền thông đa dạng

Các kỹ năng đó bao gồm:

 Tạo văn bản số

 Giao tiếp, chia sẻ thông tin

 Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin

 Đánh giá thông tin tìm được

 Tổ chức, sử dụng thông tin hiệu quả

1.2 Tổng quan về máy tính và hệ điều hành:

Máy tính đã mang lại sự thay đổi toàn diện cách thức chúng ta sống và làm việc Mục tiêu của phần này là giới thiệu cho các bạn về các thiết bị phần cứng, phần mềm máy tính và một số hệ điều hành thông dụng

1.2.1 Máy tính điện tử

1.2.1.1 Máy tính và hệ thống tin học

Máy tính là gì?

Máy tính là thiết bị điện tử được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin Chúng ta sử dụng máy

tính để: soạn thảo văn bản, gửi mail, nghe nhạc Dữ liệu, do con người cung cấp thông qua tác vụ nhập, sẽ được máy tính xử lí để tạo ra thông tin hoặc dữ liệu mới Nhờ có máy tính mà con người

xử lí thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc

Trang 29

Dữ liệu (data): sự kiện thô, rời rạc, được đưa vào máy tính nhờ tác vụ nhập như

số liệu, văn bản, hình ảnh…

Thông tin (information): là dữ liệu đã được xử lý, và nằm ở dạng có ý nghĩa, giúp

con người có thêm hiểu biết .

Quy trình xử lí thông tin trong máy tính có thể được mô tả qua sơ đồ sau:

Xử lí

Hình 1.4Quy trình xử lí thông tin trong máy tính

Hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để tạo nên thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu mới được gọi

là hệ thống tin học (information system) Hệ thống tin học gồm có 3 thành phần chính đó là:

phần cứng, phần mềm và con người

Có những loại máy tính nào?

Ngày nay có nhiều loại máy tính khác nhau trên thị trường, phân loại theo khả năng tính toán thì

có các loại sau đây: siêu máy tính (Supper Computer), máy tính cái (MainFrame), máy tính cỡ trung (Minicomputer), máy vi tính (Microcomputer) hay còn gọi là máy tính cá nhân (Personal Computer)

Máy tính thông dụng nhất là máy tính cá nhân (Personal Computer), thường được các cá nhân

hay doanh nghiệp nhỏ sử dụng Tùy thuộc vào kích cỡ và mục đích của máy tính cá nhân, nó có

thể được phân thành bốn loại khác nhau: máy để bàn (Desktop Computer), máy xách tay

Trang 30

Các Loại

Máy tính

để bàn

Máy tính để bàn được cấu thành từ những thành phần riêng biệt, chẳng hạn như

màn hình, bàn phím, thùng máy, và máy in Máy tính để bàn không dễ dịch chuyển và thường được đặt trên mặt bàn Các thành phần của máy tính để bàn có

thể dễ dàng thay thế hay nâng cấp

Máy tính để bàn thường có bộ nhớ lớn hơn, đĩa cứng lớn hơn, có nhiều cổng hơn, và màn hình hiển thị lớn hơn máy tính xách tay và các máy tính có thể mang theo khác Máy tính để bàn có thể chạy liên tục một thời gian dài

Máy tính

xách tay

Máy tính xách tay là máy tính cá nhân nhỏ gọn Máy tính xách tay có kích cỡ

nhỏ hơn so với máy tính để bàn và được thiết kế để đi đây đi đó Máy tính xách

tay cũng được gọi là máy tínhnotebook

Đặc điểm chính của máy tính xách tay là nhỏ và linh hoạt Máy tính để bàn chỉ chạy bằng điện, trong khi máy tính xách tay vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng pin, và pin có thể sạc được Máy tính xách tay thực hiện công việc tương tự như máy tính để bàn, nhưng thường mắc hơn máy tính để bàn

Máy tính

cầm tay

Máy tính cầm tay là những thiết bị được dùng cho công việc cụ thể hàng ngày,

chẳng hạn như quản lý số liệu cá nhân Những máy tính này nhỏ hơn máy tính xách tay và cung cấp ít tính năng hơn so với máy tính để bàn hay máy tính xách tay Những máy tính này cũng có thể thực hiện các công việc xử lý văn bản đơn giản và giúp bạn truy cập Internet Một số mẫu máy tính cầm tay cũng có thể hoạt động như là điện thoại di động hay camera số

Máy tính

Tablet

Máy tính tablet là những máy tính có đầy đủ chức năng cho phép bạn viết trực

tiếp trên màn hình với viết tablet Bạn cũng có thể sử dụng viết tablet để thực hiện các chức năng chuột Vì vậy, máy tính tablet không cần bàn phím và chuột

iPad hay Samsung Galaxy là các máy tính tablet

Bảng 1.1 Các loại máy tính PC

Để một máy tính có thể hoạt động được, cần có đủ hai thành phần là phần cứng và phần mềm

1.2.1.1.1 Phần cứng (Hardware)

Phần cứng làtất cả các thành phần vật lý của máy tính gồm: thiết bị nhập, thiết bị xử lý, thiết bị

lưu trữ, và thiết bị xuất Bàn phím, chuột, bộ xử lí trung tâm (CPU), bo mạch chủ (mainboard), màn hình là các ví dụ về phần cứng máy tính

Vai trò của của thiết bị phần cứng có thể được mô tả trong bảng dưới đây:

Trang 31

Dùng để cung cấp thông tin cho máy tính

 Chuột (mouse): Thiết bị dùng để tương tác với các

mục hiển thị trên màn hình máy tính Chuột có phím trái,phím phải và con lăn Sử du ̣ng : tùy loại chuột có

thể cắm cổng PS/2, cổng USB, hoă ̣c không dây

 Bàn phím (keyboard): Tập hợp các phím giống như

bàn phím máy đánh chữ Ngoài những chức năng cơ bản như nh ập văn bản, có thể tìm thấy những loại bàn phím có nhiều chức năng mở rộng để nghe nhạc , truy

câ ̣p Internet, hoă ̣c chơi game

 Micro: Thiết bị dùng để nói chuyện với những người ở

nhiều nơi khác nhau trên thế giới Bạn có thể ghi âm

vào máy tính bằng cách sử dụng micrô

 Máy quét (scanner): Máy quét để nhập dữ liệu hình

ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ vào máy tính

Máy quyét ảnh: dùng để quét hình ảnh, film của

ảnh chụp, chữ viết…

 Máy quyét mã vạch: dùng quyét mã vạch dùng

trong siêu thị để đọc giá tiền của hàng hóa, trong thư viện để đọc mã số sinh viên từ thẻ sinh viên

 Máy quyét từ: đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống

cửa thông minh, hệ thống chấm công nhân viên…

 Webcam: Thiết bị thu hình vào máy tính, webcam sử

dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa.Để sử dụng Webcam cần nối dây dữ liệu vào cổng USB phía sau mainboard và cài các phần

Trang 32

Dùng để hiển thị thông tin cho người dùng

 Màn hình (monitor): Là thiết bị hiển thị thông tin cùa

máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy Độ rộng của màn hình tính bằng inch Phân loại: màn hình ống phóng điện tử CRT, màn hình tinh thể lỏng LCD,

màn hình plasma

 Máy in (printer): dùng để in ấn tài liệu từ máy tính,

gồm có máy in kim, in phun, in lazer

 Loa / Tai nghe (Speaker/Headphone): Các thiết bị để

nghe Loa có thể tích hợp sẵn trong máy tính hay gắn phía ngoài

Bộ xử lý trung tâm (CPU) là thiết bị thông dịch và chạy

các lệnh mà bạn đưa ra cho máy tính Nó là đơn vị điều

khiển máy tính CPU cũng được xem như là bộ xử lý Hai

hãng sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel và AMD

Bộ nhớ trong là nơi thông tin được lưu trữ và trích xuất

bởi CPU Có hai loại bộ nhớ chính

 Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access

Trang 33

 Các chương trình trong ROM tồn tại không phụ thuộc vào nguồn điện

Bo mạch

chủ

Bo mạch chủ (main board) là bo mạch chính bên trong

máy tính Nó bao gồm các vi mạch điện tử và những thành

phần khác

 Bo mạch chủ kết nối các thiết bị nhập, xuất, và thiết bị

xử lý lại với nhau và cho CPU biết chạy như thế nào

Card mở rộng được gắn thêm vào bo mạch chủ để

thêm các tính năng chẳng hạn như hiển thị video và khả năng âm thanh cho máy tính

Một số loại card mở rộng được mô tả trong danh sách

sau

 Card đồ họa (Graphics Card): Được kết nối vào màn

hình máy tính và dùng để hiển thị thông tin trên màn

hình

 Card Giao diện Mạng (NIC -Network Interface

Card): Dùng để nối mạng nội bộ , có 1 đầu cắm lớ n hơn đầu cắm dây điê ̣n thoa ̣i , thường có 2 đèn tín hiê ̣u

đi kèm

 Card Âm thanh (Sound Card): Card âm thanhlà thiết

bị xuất và nhập dữ liệu audio của máy tính Micrô và loa hay tai nghe kết nối vào card âm thanh Dựa vào các ký hiệ u bằng chữ hoă ̣c bằng màu trên sound card chúng ta cắm các thiết bị như sau:

Trang 34

Thành

phần

 Line In (xanh đậm): cắm dây dữ liê ̣u audio vào từ

các thiết bị cần đưa âm thanh vào máy như đàn điê ̣n tử

 Mic (màu đỏ): để cắm dây của micro

 Game (cổng lớn nhất ): để cắm cần chơi game Joystick

Đĩa Cứng (HDD- Hard Disk Drive ): ổ đĩa cứng là bộ

nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính Nó có nhiệm

vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng Nó có thể là thiết bị gắn

trong hay gắn ngoài

Đĩa Mềm(FDD- Floopy Disk Drive) :Thiết bị lưu trữ

cầm tay cho phép lưu trữ một lượng nhỏ (1.44MB) dữ liệu, dễ bị hư hại do môi trường nhiệt, bụi bẩn, hay từ

trường.Hiện nay không được sử dụng nữa

Đĩa CD, DVD: Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ

CD, VCD, DVD Vì dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này còn gọi là ổ quang học

Ổ nhớ Flash (USB Flash Drive): Thiết bị nhớ nhỏ

gọn, độ tin cậy cao, loại bỏ tính cơ học của đĩa từ và đĩa quang, giao tiếp với máy tính thông qua cổng USB (Universal Serial Bus)

 Thẻ nhớ (Memory card): là thiết bị lưu trữ di động,

bộ nhớ có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy ảnh kỹ thuật số, máy điện thoại di động

Trang 35

 USB Port: Dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy

in, máy quét , webcam ; cổng USB đang thay thế vai

trò của các cổng COM, LPT

 Cổng Mạng: Sử dụng cổng này để kết nối máy tính

với máy tính khác nhằm trao đổi thông tin giữa các

máy tính

 Nguồn: Bo mạch chủ và các thành phần khác bên

trong máy tính sử dụng điện một chiều (DC) Bộ cấp nguồn lấy điện xoay chiều (AC) từ ổ cắm và chuyển đổi nó vào nguồn DC

Bảng 1.2Phần cứng máy tính

1 Có thiết bị nào vừa là thiết bị nhập vừa là thiết bị xuất không?

2 Những yếu tố nào sẽ ảnh hường đến hiệu suất máy tính?

Chúng ta sử dụng phần cứng để cung cấp dữ liệu đầu vào cho máy tính đồng thời cũng để nhận được các kết quả mong muốn Chẳng hạn bạn sử dụng chuột và bàn phím để gõ văn bản hay chọn

và chạy chương trình nghe nhạc, khi đó bạn có thể xem kết xuất trên màn hình hoặc sử dụng máy

in để xem kết xuất trên giấy Bàn phím, chuột là các thiết bị nhập Màn hình, máy in là các thiết

bị xuất

Ngoài thiết bị nhập và xuất, máy tính còn có thiết bị xử lí làm việc với dữ liệu nhập và sinh ra

Trang 36

Bo mạch chủ là một mạch điện lớn kết nối các thiết bị nhập, xuất, xử lí lại với nhau Tùy thuộc

vào tác vụ mà bạn mong muốn máy tính thực hiện, bạn có thể chọn thêm các thiết bị phần cứng

khác, ví dụ sử dụng card mạng (NIC) để kết nối máy tính này với máy tính khác, card đồ họa rời

(graphics card) giúp hiển thị hình ảnh trên màn hình Tất cả những thiết bị này được cắm vào bo

mạch chủ

Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài hoặc tạm thời trong máy tính

Hoạt động của máy tính có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Thiết bị xuất

Bộ nhớ ngoài

Bộ nhớ trong (RAM, ROM)

Thiết bị nhập

CPU

Hình 1.5Sơ đồ cấu trúc máy tính

Trang 37

Cho biết ý nghĩa cấu hình máy tính sau :

- Card Reader MS-SD - USB 3.0

- 13.3" WLED - HDMI - Webcam - Finger Print

- LAN 10/100/1000 - Wireless N - Bluetooth

Phần mềm: là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để

điều khiển hoạt động của máy tính

Phần mềm chia làm 3 loại: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm để tạo ra phần mềm

Phần mềm hệ thống: là loại phần mềm làm việc trực tiếp với phần cứng máy tính Không có

những phần mềm này con người sẽ rất khó khăn khi giao tiếp với máy tính Một số loại phần mềm hệ thống thường gặp như:

 Hệ điều hành (OS – Operating System): Linux, WinXP, Win7

 Phần mềm mạng (Network Software): phần mềm cho máy chủ, phần mềm bảo mật

 Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System): SQL Server, Oracle…

 Phần mềm điều khiển thiết bị ngoại vi: các driver…

Phần mềm ứng dụng: là những phần mềm hướng đến người sử dụng, gồm 3 loại chính:

Trang 38

 Phần mềm giải trí, hỗ trợ truyền thông đa phương tiện: Window Media…

 Phần mềm tiện ích: các phần mềm nén dữ liệu, diệt virus…

Phần mềm hỗ trợ phát triển phần mềm: hỗ trợ cho các nhà phát triển xây dựng các phần mềm

mới Notepad++, Visual Studio… là những phần mềm thuộc loại này

1.2.1.2 Lịch sử ra đời của máy tính

Máy tính điện tử đầu tiên là ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer), ra đời năm

1946, nặng hơn 30 tấn, có khả năng thực hiện 5000 phép cộng trong một giây Càng về sau, cùng với sự phát triển của công nghệ, máy tính ngày càng rẻ hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn và lưu trữ được nhiều hơn

Cho đến nay máy tính điện tử đã trải qua bốn thế hệ:

Thế hệ thứ hai (1960 - 1964)

Ở thế hệ này bóng chân không được thay thế bằng bóng bán dẫn, một thiết bị ở thể rắn chế tạo từ silicon So với bóng chân không thì bóng bán dẫn nhỏ hơn nhiều, tiêu thụ ít điện năng hơn và tỏa nhiệt ít hơn, giá thành cũng rẻ đi Sự xuất hiện của nó được xem là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực điện – điện tử

Một máy tính tiêu biểu trong giai đoạn này là IBM 7090 (1959) với tốc độ xử lí 2 triệu phép tính một giây

Trang 39

điều khiển lớn, phức tạp Với kĩ thuật này, máy tính sẽ trở nên nhỏ hơn, tốc độ thực thi nhanh hơn, giảm nhiệt, và đương nhiên sẽ tiết kiệm điện năng, giá thành rẻ hơn

Cỗ máy nổi tiếng trong giai đoạn này là là IBM System/360 có khả năng thực hiện 500,000 phép

cộng một giây, gấp 250 lần máy ENIAC

Đây là thế hệ máy tính sẽ hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo Thế hệ máy tính này sẽ trả

lời cho câu hỏi “Liệu máy tính có thể giao tiếp với con người?”

1.2.2 Hệ điều hành

1.2.2.1 Khái niệm hệ điều hành

Phần mềm quan trọng nhất trên máy tính là hệ điều hành, nó đóng vai trò như một người phiên

dịch, có thể giao tiếp với phần cứng cũng như hiểu các mệnh lệnh từ người dùng

Nó điều khiển và quản lý phần cứng được kết nối vào máy tính của bạn đồng thời cung cấp một

giao diện (user interface) giúp cho bạn tương tác với máy tính Một ví dụ về một trong những

hệ điều hành mới nhất là Windows Seven

Giao diện người dùng (user interface) có thể là dòng lệnh hay đồ họa Phần lớn các hệ điều

hành đều cung cấp giao diện người dùng dạng đồ họa (GUI – Graphic User Interface), nó hiển

thị hình ảnh cho phép bạn tương tác với máy tính một cách dễ dàng

 Các hệ điều hành hiện đại thường có GUI, chứa trình đơn (menu), biểu tượng (icon) và

Trang 40

“trỏ đến và nhấp” cũng lần lượt được giới thiệu Các hệ điều hành về sau như Apple

Macintosh hay Microsoft Windows đều kế thừa những ý tưởng thiết kế này

 Các hệ điều hành không sử dụng giao diện đồ họa, như là những phiên bản đầu của Unix,

Linux hay MS-DOS được gọi là các hệ điều hành dòng lệnh

Các hệ điều hành Windows hiện nay đều có giả lập chế độ dòng lệnh của

MS-DOS, bạn có thể thử nghiệm chế độ này trong Windows bằng cách nhấn phím Windows + R.

Phần cứng và hệ điều hành kết hợp với nhau được xem như là phần nềncho các phần mềm

khác.Các phần mềm khác như chương trình soạn thảo văn bản, chat… sử dụng phần nền này để

1.2.2.2 Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành:

 Chương trình nạp khi khởi động (start) máy tính và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hay nạp lại (restart)

Ngày đăng: 04/12/2015, 03:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w