Chính vì thế, trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số ứng dụng của mạng Internet, các công cụ làm việc và học tập trực tuyến thông dụng hiện nay.. 5.1 Các ứng dụng của Google Goog
Trang 1Chương 5 Giao tiếp và học tập trên
Web-based Course and Elearning System
Vấn đề văn hóa và đạo đức giao tiếp trên Internet
Trang 2Các ứng dụng của mạng Internet đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến công việc và học tập
Từ việc chỉ là một môi trường tìm kiếm thông tin, giải trí, ngày nay Internet đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc giao tiếp và học tập Thông qua mạng Internet, mọi người đang dần hòa nhập vào một cộng đồng, một xã hội to lớn với nhiều cơ hội học tập, giao lưu, làm việc, … nhưng cũng tiềm ẩn không ít những tác hại, cám dỗ Chính vì thế, trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số ứng dụng của mạng Internet, các công cụ làm việc và học tập trực tuyến thông dụng hiện nay
5.1 Các ứng dụng của Google
Google Application (Google Apps) là các ứng dụng của Google cho phép người sử dụng chỉ với một tài khoản của Google (Google Account) có thể truy cập, chia sẻ thông tin, trao đổi công việc hợp tác với nhau tiện lợi bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu
Các ứng dụng cơ bản của Google đó là:
Google Mail (Gmail)
Cung cấp dịch vụ mail miễn phí, tốc độ cao, ổn định với dung lượng khoảng 10GB
Google Docs http://docs.google.com
Ứng dụng tạo văn bản (document), bảng tính (spreadsheet), bài trình chiếu (presentation), mẫu điền thông tin, khảo sát (form),…và sau đó có thể chia sẻ với mọi
Trang 3Google Site https://sites.google.com/
Ứng dụng cho phép tạo và chỉnh sửa một trang thông tin cá nhân (website) cơ bản Có thể tích hợp, liên kết với các tính năng có sẵn khác của Google
Bảng 5.1 Các ứng dụng cơ bản của Google
Ngoài ra, Google còn có các ứng dụng cũng rất hữu ích khác như Google Earth, Google Map, Google News,… Trong phạm vi của giáo trình chúng tôi chỉ trình bày một số ứng dụng cơ bản
5.1.1 Google Mail
Công nghệ Web ngày càng phát triển, việc sử dụng mail để trao đổi giao tiếp trên mạng trở thành nhu cầu không thể thiếu Đáp ứng nhu cầu này Google cho ra dịch vụ Google Mail (Gmail) cho phép người sử dụng tạo một tài khoản mail miễn phí với dung lượng khoảng 10GB Với tài khoản Gmail này người sử dụng có thể trao đổi, giao tiếp, và sử dụng kết hợp với các tính năng khác của Google
Để tạo tài khoản Google vào trang web: gmail.com chọn Sign-up Điền đầy đủ các thông tin yêu cầu là đã tạo được thành công tài khoản Gmail
Tạo và tổ chức hộp mail thông qua các: nhãn (label), stars (đánh dấu sao vào các mail quan trọng), archive
Hình 5.1Tạo các labels quản lý mail
Lọc mail: Setting Mail Filter
Trang 4Hình 5.2Lọc mail với chức năng Create Filter
Đọc và nhận mail:
Reply: trả lời khi mail được gửi đến
Reply All: trả lời cho tất cả những người có trong danh sách gửi đến
Forward: chuyển tiếp mail
Forward All
Đính kèm tập tin văn bản: Attachment
Gửi mail: contacts, sending mail, tạo chữ ký (signature), trả lời tự động khi chưa đọc được mail (vacation auto-responder)
Ngoài ra còn có 1 số tính năng thử nghiệm trong Gmail Labs: Undo Button, Offline Gmail…
5.1.2 Google Docs
Google cung cấp bộ ứng dụng Google Docs bao gồm nhiều ứng dụng văn phòng bên trong tương
tự như bộ công cụ Office của Microsoft mà người sử dụng đã rất quen thuộc:
Trang 5 Documents: tương tự như Microsoft Word (.doc)
Spreadsheets: tương tự như Microsoft Excel (.xls)
Presentations: tương tự như Microsoft Power Point (.xls)
Drawings: Paint (.jpg, png, gif)
Forms: công cụ tạo bảng khảo sát
Để tạo một ứng dụng trong Google Docs trong đăng nhập vào tài khoản Gmail, sau đó chọn Google Docs Sau đó Chọn Create New
Hình 5.4Giao diện Google Docs
Sau khi tạo các ứng dụng này chúng ta có thể chia sẻ tập tin vừa tạo thông qua chức năng Share
Các chức năng tạo văn bản, bài trình chiếu, bảng tính với Google Documents, Presentations, Spreadsheets đã được giới thiệu trong giáo trình ở chương 3, 4, 6
Trang 6Trong chương này sẽ bổ sung hướng dẫn các bước cơ bản để tạo mẫu khảo sát với Google Form
Trong Google Docschọn Create NewForm
Hình 5.5Tạo Form mới
Sau đó tùy chỉnh form: đặt tên form, mô tả phần giải thích (hướng dẫn), và phần để biên soạn các câu hỏi khảo sát (Question)
Trong mục Question có phần dạng câu hỏi (Question Type) Có 7 dạng câu hỏi:
Điền vào chỗ trống (Text)
Bổ sung đoạn văn (Paragraph Text)
Trắc nghiệm (Multiple choice)
Trang 7Hình 5.6Giao diện tạo câu hỏi dạng Multiple Choice
Bên cạnh đó còn có tùy chọn cho phép bạn thiết lập yêu cầu câu hỏi đó có bắt buộc trả lời hay
không (đánh dấu check vào Make this a require question)
Để kết thúc phần tạo câu hỏi chọn Done
Sau khi tạo xong form có thể chia sẻ cho mọi người thông qua chức năng Share trong Google Docs
Hình 5.7Chức năng chia sẻ form
Dùng Google form tạo mẩu khảo sát hay một bài tập ôn tập kiến thức
Trang 85.1.3 Google Calendar
Chức năng cho phép tạo lịch, quản lý công việc, sự kiện thông qua tài khoản Gmail Đăng nhập vào tài khoản Google và chọn Calendar
Trong giao diện Google Calendar click chọn Manage Calendar để tạo lịch mới
Hình 5.8Giao diện Google Calendar
Chức năng chia sẻ lịch cho người khác
Trang 9 Chức năng nhắc nhở lịch qua điện thoại (mobile)
Hình 5.10Tính năng nhắc lịch qua điện thoại di động của Google Calendar
Để thêm sự kiện vào lịch thì đơn giản click chọn vào ngày muốn thêm sự kiện
Hình 5.11Thêm sự kiện (event) vào trong lịch
Trang 10Nhập thông tin chi tiết cho sự kiện: tên sự kiện, thiết lập thời gian, ngày giờ Hình thức nhắc nhở, những người nào cần được nhắc,…
Hình 5.12Nhập thông tin chi tiết của sự kiện (event)
Trang 11 Đặt tên site và địa chỉ URL để truy cập Thông thường địa chỉ URL sẽ có dạng là
http://sites.google.com/site/<tên_site>
Chọn mẫu nền (template) cho trang web, nếu bạn không chọn thì sẽ lấy mặc định default template
Hình 5.14Chọn mẫu nền cho site
Nhập code theo yêu cầu và chọn Create Sites
Sau khi đã thiết lập những yêu cầu tạo site mới như trên thì kết quả được như bên dưới
Hình 5.15Giao diện site sau khi tạo xong
Chọn Create page: để tạo một trang mới cho site
Chọn More actions: để truy cập những thông tin chung của sites và một số tùy chọn
- Để thay đổi thiết kế về cách sắp xếp site (site layout), theme, màu sắc font chữ (color-
fonts)… trong More actionsManage Site
Trang 12Hình 5.16Giao diện Manage site
Chọn Edit page: để thay đổi, chỉnh sửa trình bày trang
- Insert menu: cho phép chèn thêm với các ứng dụng của Google như: Documents, Calendar, Picasa Photo
Trang 13- Format menu: chỉnh sửa tùy chọn về định dạng của Heading (giống Documents)
- Table menu: chèn thêm bảng vào trang để tổ chức dữ liệu (giống Documents)
- Layout menu: bố trí, sắp xếp định dạng trang
Hình 5.18Các chức năng trong Layout menu
5.2 Blogs:
5.2.1 Blogs là gì?
Blog là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san
cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký trực tuyến hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó
Nội dung của một trang blog vô cùng đa dạng, bao gồm: văn bản, hình ảnh, video, liên kết web,
… cùng với nhiều chủ đề phong phú như những câu chuyện cá nhân, tin tức thời sự, bài tường thuật, phê bình về sự kiện nào đó, thảo luận học tập, …
Trên lý thuyết, blog là
Trên thế giới, bình quân mỗi giây có một trang blog mới
ra đời Cứ mỗi 5 tháng, số lượng blog tăng lên gấp đôi
Trang 14Blog và website cá nhân khác nhau ở điểm nào?
5.2.2 Ƣu điểm của blog:
Tạo lập và quản lý dễ dàng
Có thể đính kèm nhiều loại tài nguyên như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, …
Hỗ trợ công cụ quản lý nội dung với giao diện trực quan, không yêu cầu người dùng phải thành thạo các kĩ thuật thiết kế web (HTML, Javascript, CSS) Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể dùng các câu lệnh HTML và CSS để tùy biến giao diện blog
Cập nhật nội dung dễ dàng mọi lúc mọi nơi
Có khả năng kiểm soát một lượng lớn khách truy cập mà không làm thất thoát dữ liệu
Hỗ trợ nhiều mức độ bảo mật về nội dung, lời bình
Có thể truy cập mọi lúc mọi nơi (24/7)
Hổ trợ kết nối với các công nghệ khác
5.2.3 Lợi ích của blog:
Đối với những sinh viên biết cách chọn lọc thông tin trên Internet, blog cũng được xem như
là nguồn thông tin bổ ích, có thể sử dụng trong việc nâng cao kĩ năng tự nghiên cứu
Là động lực giúp sinh viên học tập một cách tích cực hơn bằng việc tham gia viết và bình luận trên các trang blog học tập
Phát triển kĩ năng giao tiếp qua mạng, một kĩ năng cần thiết khi tham gia các hoạt động thảo luận học tập trực tuyến
Giúp sinh viên kịp thời cập nhật thông tin về chủ đề học tập mà họ tham gia
Phát triển khả năng suy nghĩ nhanh thông qua hệ thống bình luận và phản hồi ý kiến
Trang 155.2.4 Sử dụng blog trong học tập:
Blog là một công cụ tuy còn mới mẻ nhưng nếu biết cách sử dụng, nó có thể trở thành công cụ phục vụ học tập tương đối hiệu quả Tùy theo vai trò của giáo viên hay học sinh mà blog sẽ mang lại những tác dụng khác nhau
Đối với giáo viên, blog được sử dụng chủ yếu trong việc tạo ra một kênh chia sẻ thông tin với sinh viên Thông qua blog, giáo viên có thể đăng tải nội dung khóa học, những thông báo liên quan đến việc học tập (lịch học, đề tài, điểm số, …) cho sinh viên
Đối với sinh viên, blog được sử dụng để tạo ra các trang học tập và thảo luận nhóm Trang blog học tập được tạo ra để chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm học tập, … Trang blog thảo luận thường được tạo ra bởi một nhóm sinh viên cùng thực hiện một đề tài, dùng để thảo luận, chia sẻ thông tin và báo cáo tiến độ thực hiện
5.2.5 Làm quen với blog:
Do hạn chế về khuôn khổ giáo trình, trong chương này chỉ giới thiệu và hướng dẫn các thao tác
cơ bản của một dịch vụ là Blogger Các dịch vụ blog còn lại các bạn tự tìm hiểu
5.2.5.2 Cách tạo blog và một số thao tác cơ bản:
Tạo blog:
Bước 1: khởi động trình duyệt web và truy cập đến trang http://www.blogger.com
Trang 16 Bước 2: đăng ký tài khoản Google
- Chọn Get started để tạo tài khoản Google
Hình 5.19Màn hình đăng nhập Blogger
- Điền đầy đủ thông tin đăng ký Nhấn tiếp tục
Hình 5.20Màn hình đăng ký tài khoản Google
Trang 17Hình 5.21Màn hình đặt tên blog
Bước 4: chọn mẫu giao diện
Hình 5.22Màn hình chọn mẫu giao diện
Trang 18 Tạo thành công
Hình 5.23Màn hình thông báo thành công
Các thao tác cơ bản:
Tùy chỉnh giao diện:
- Chọn mục “Thiết kế” ở góc trên bên phải màn hình
Hình 5.24Màn hình chọn chế độ thiết kế
- Dùng chuột để kéo thả thành phần vào trang blog
Trang 19Hình 5.25Giao diện thiết kế blog
- Để thêm tiện ích cho trang blog, chọn “Thêm Tiện ích” Click vào dấu để thêm tiện ích vào trang
Hình 5.26Giao diện thêm tiện ích
Trang 20- Sau khi thiết kế, có thể chọn “Xem trước” để kiểm tra kết quả hoặc chọn “Lưu” để
hoàn tất
Đăng bài mới:
- Chọn mục “Bài đăng Mới” ở góc trên bên phải màn hình
Hình 5.27Màn hình chọn chế độ đăng bài mới
- Nhập tiêu đề bài viết và nhập nội dung cần đăng Sau đó, có thể chọn “Xem trước” để kiểm tra kết quả, hoặc chọn “Lưu bây giờ” để lưu dưới dạng nháp, hoặc chọn “Xuất
bản bài đăng” nếu bài của bạn đã hoàn tất
Trang 21Có thể đính kèm thêm hình ảnh, video và liên kết web vào bài đăng
Bình luận bài viết:
Nhập lời bình luận trong phần
Một trang Wikis có thể tích hợp âm thanh, video và hình ảnh Wikis cũng cung cấp bộ công cụ đơn giản để tạo ra bài trình chiếu đa phương tiện và thư viện điện tử
Wiki không phải là từ chuyên ngành Tin học, mà bắt nguồn từ tiếng Hawaii, nghĩa là “nhanh” Hệ thống Wiki được Ward Cunningham khởi xướng vào năm
1995, có tên là Wiki-Wiki-Web, tiền thân của Wikileaks
và Wikipedia
Trang 225.3.2 Lợi ích của wikis:
Wikis là một công cụ cực kỳ linh hoạt, được sử dụng cho nhiều mục đích và nhiều đối tượng
Trong lớp học, sinh viên sử dụng wikis để làm việc, thảo luận nhóm; báo cáo nhóm; thực hiện
đồ án môn học; và tạo ra tài liệu riêng cho nhóm Nói ngắn gọn, wikis được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ làm việc nhóm
Người dùng có thể tự do tạo và chỉnh sửa nội dung bằng trình duyệt web mà không cần thêm công cụ hỗ trợ, thậm chí không cần kiến thức về lập trình hay thiết kế web
Là phương thức tiện lợi cho việc trao đổi thông tin trên mạng
Tuy wikis đem đến nhiều lợi ích, nhưng mặt trái của nó là không đảm bảo được tính chính xác của thông tin, vì mọi người đều có thể chỉnh sửa nội dung
5.3.3 Sử dụng wikis trong học tập:
Việc sử dụng hệ thống wikis là thật sự hữu hiệu trong quá trình làm việc nhóm Mọi người trong nhóm có thể tự do trao đổi, trình bày ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc Các cách sử dụng wikis trong học tập được liệt kê trong danh sách dưới đây
Sinh viên sử dụng wikis để phát triển những đề tài nghiên cứu, với wikis là công cụ quản lý tài liệu
Sinh viên có thể tạo bản tóm tắt những suy nghĩ của họ từ việc đọc giáo trình và ghi lại các chú thích trên wiki
Wikis được sử dụng để đăng tài đề cương chi tiết và hệ thống bài tập của môn học, sinh viên
có thể theo dõi và chỉnh sửa, chú thích trực tiếp lên đó
Wikis là công cụ để quản lý công việc nhóm Thông thường, các thành viên trong nhóm làm việc chung với nhau, tài liệu sẽ được gửi email cho từng người và mỗi người sẽ có những chỉnh sửa trên máy của họ Sau đó, mọi người sẽ tập hợp các tập tin tài liệu riêng đó thành một Điều này sẽ gây phiền phức và làm chậm tiến độ Trong khi đó, nếu làm việc trên wikis, mọi người sẽ cùng nhau xây dựng và chỉnh sửa tài liệu trên một trang wikis duy nhất
Trang 235.3.4 Làm quen với wikis:
Trang 24Hình 5.30Giao diện khởi tạo trang Wikispaces
Nếu tên trang Wiki bị trùng, hãy thử lại với tên khác
Có thể lựa chọn chế độ bảo mật cho trang Wiki với nhiều cấp độ khác nhau tại mục Wiki Permissions
Sau khi hoàn tất việc đăng ký, trình duyệt sẽ tự chuyển đến trang Wikispace vừa tạo và một thư mới sẽ được gửi vào hộp mail đăng ký để thông báo
Trang 25Hình 5.31Giao diện trang Wikispaces mới tạo
Tùy chỉnh trang Wikispaces:
Tạo trang tin mới:
- Chọn mục New page tại góc trái giao diện chính
Hình 5.32Phần tạo trang tin mới
Trang 26- Nhập tên trang và chọn Create để hoàn tất
Hình 5.33Giao diện tạo trang
- Nhập nội dung và định dạng cho trang Nhấn Preview để kiểm tra kết quả, hoặc nhấn
Save để hoàn tất , hoặc nhấn Cancel để hủy bỏ
Hình 5.34Giao diện nhập nội dung trang
Chỉnh sửa trang:
- Vào môt trang tin, nhấn EDIT ở phía trên bên phải màn hình
Trang 27- Việc chỉnh sửa nội dung trang cũng thực hiện tương tự như phần nhập nội dung cho một trang tin mới
Có thể đính kèm thêm hình ảnh, video và liên kết web vào trang tin
Tạo chủ đề thảo luận:
- Chọn mục DISCUSSION và chọn New Post để tạo chủ đề thảo luận
Hình 5.36Giao diện tạo chủ đề thảo luận
- Nhập tên chủ đề và nội dung thảo luận Nhấn Post đề hoàn tất hoặc nhấn Cancel để
hủy bỏ
Hình 5.37Giao diện nhập thông tin chủ đề thảo luận
Trang 285.4 Mạng xã hội (social network)
5.4.1 Giới thiệu:
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian
Mạng xã hội ảo có 2 đặc trưng cơ bản:
Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân (hoặc doanh nghiệp - nhưng vai trò như các cá nhân)
Là 1 website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia
Hình 5.38Mô hình tổng quan về mạng xã hội
Trang 295.4.1.1 Lịch sử ra đời và hình thành mạng xã hội:
Trang 30Hình 5.40Lịch sử ra đời của mạng xã hội
Trang 31Hình 5.42 Lịch sử ra đời của mạng xã hội
Hình 5.41Mạng xã hội mới ra đời
Trang 32Mục tiêu
Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian
Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng
Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội
5.4.1.2 Những tiện ích của mạng xã hội:
Một mạng xã hội có những tính năng như đặc trưng cơ bản sau:
Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của
Hình 5.4.1 Social Network (kết nối cộng đồng)
Trang 33phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau: Myspace, Facebook, Twitter, Blog, Google+…
5.4.2 Tìm hiểu mạng xã hội:
5.4.2.1 Facebook
Giới thiệu tổng quan:
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và
sở hữu tư nhân Người sử dụng mạng xã hội Facebook có thể tham gia vào các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hay từng khu vực khác nhau để liên kết và giao tiếp Mọi người có thể kết bạn, gửi tin nhắn cho nhau mọi lúc, mọi nơi, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo, chia sẻ cho bạn bè khắp mọi nơi trong mạng lưới Facebook
Hình 5.44Social Network Hình 5.43Một số mạng xã hội thông dụng
Trang 34 Lịch sử ra đời:
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi Facemash Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003
Theo tờ Harvard Crimson, Facemash "đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn lưu bút trực tuyến của chín Nhà, đặt hai cái kế bên nhau và yêu cầu người dùng chọn ai là người là "hot" nhất" Trang này nhanh chóng được chuyển đến vài máy chủ danh sách của nhóm campus nhưng bị những người quản lý Harvard tắt vài ngày sau đó Zuckerberg bị ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá nhân và phải đối mặt với việc đuổi học, nhưng sau đó đã được hủy bỏ các cáo buộc Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004
Hình 5.45Giao diện Facebook vào ngày 12 tháng 2 năm 2004
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký dịch vụ này Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá website Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD
Trang 35Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005, Zuckerberg gọi nó là một bước logic tiếp theo Vào thời gian đó, các mạng của trường trung học bắt buộc phải được mời mới được gia nhập Facebook sau đó mở rộng quyền đăng ký thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple Inc và Microsoft Tiếp đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook
mở cửa cho mọi người trên 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được 1,6% cổ phần (240 triệu $) của Facebook, nâng giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ $ Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty lên Facebook
Tháng 10 2008, Facebook tuyên bố thiết lập một trụ sở quốc tế tại Dublin, Ireland Tháng 9 năm
2009, Facebook tuyên bố lần đầu tiên công ty đã đạt lợi nhuận Tháng 11 năm 2010, dựa trên thống kê của SecondMarket Inc., một sàn giao dịch chứng khoán của các công ty tư nhân, tổng tài sản của Facebook là 41 tỷ $ (vượt qua một chút so với eBay) và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Hoa Kỳ sau Google và Amazon Có khả năng Facebook sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu IPO vào 2013
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009 Trong ngày 13 tháng 3 năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào Google Và đến năm 2011 lượng người truy cập và Facebook đã lên tới con số 750 triệu người
Lợi ích của facebook:
Thành viên đăng ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá nhân, thông tin liên lạc, và những thông tin cá nhân khác
Hình 5.47Giao diện Facebook năm 2007
Trang 36Người dùng có thể trao đổi với bạn bè và những người khác thông qua tin nhắn cá nhân hoặc công cộng và tính năng chat của Facebook Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay
"trang yêu thích"
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Facebook là ứng dụng Hình ảnh (Photos), nơi thành viên có thể upload album và hình ảnh Facebook cho phép người dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh, so với các dịch vụ lưu trữ hình ảnh khác như Photobucket và Flickr, trong đó áp dụng giới hạn số lượng các bức ảnh mà người dùng được phép tải lên
Theo Caroline và Terri (2009), có một vài những tính năng độc đáo làm cho facebook có thể kết hợp vào trong các hoạt động giáo dục Mạng xã hội facebook được trang bị các tính năng như:
Bản tin thông báo
Tin nhắn tức thời
Thư điện tử
Khả năng đăng tải video, hình ảnh
Hệ thống đăng tải thông tin, hỗ trợ khả năng cộng tác và làm việc nhóm Bên cạnh đó, ngoài những lợi ích về mặt công nghệ, mạng xã hội Facebook còn có thể cung cấp những tính năng vượt trội hỗ trợ trong giáo dục:
Với Facebook người học có thể kết nối và chia sẻ thông tin với nhau Gián tiếp tạo nên những cộng đồng học tập trực tuyến trên quy mô toàn thế giới
Bên cạnh đó, cùng với việc chia sẻ thông tin, người học có thể tham khảo và trao đổi những kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực
Những modules học tập trên mạng khuyến khích người học tích cực tham gia
Người học có thể sử dụng Facebook kết nối với lớp học, cùng nhau hợp tác,
Trang 37 Xây dựng môi trường học tập tương tác, mối quan hệ giữa người dạy và người học, có thể khuyến khích động lực học tập, hiệu quả dạy học nâng cao chất lượng dạy học
Sử dụng Facebook trong giáo dục:
Việc giới thiệu mạng xã hội là một điều quan trọng đối giáo viên và giảng viên hiện nay Theo Caroline và Terri (2009) Cũng giống như một bài tập tùy chọn, giáo viên có thể:
Tạo tài khoản Facebook và trở thành bạn với ít nhất một thành viên trong lớp học Giúp giáo viên hiểu và chia sẻ với học sinh nhiều hơn
Tải và chia sẻ những thông tin, hình ảnh về các bài tập, những sự kiện và những ứng dụng trong khóa học
Với những bộ công cụ được xây dựng bên trong mạng xã hội Facebook Chúng ta có thể thúc đẩy thêm sự tương tác giữa những người tham gia Với thư viện công cụ, khi người học có những vấn
đề thắc mắc cần tìm kiếm, người học có thể hỏi và chia sẻ với bạn bè trong nhóm cùng nhau giải quyết thay vì nản lòng và từ bỏ
Làm quen với Facebook
Truy cập vào trang Facebook tại địa chỉ: http://www.facebook.com
Trang 38Tài khoản email phải hợp lệ (tồn tại) và chưa được sử dụng cho việc đăng kí
Facebook trước đó nếu không sẽ báo lỗi như hình
Log in (đăng nhập – khi đã
có tài khoản)
Sign Up (đăng kí) Tạo tài khoản Facebook Điền các thông tin cần thiết
theo yêu cầu
Chọn Sign Up sau khi đã điền đầy đủ các
thông tin đăng kí
Trang 39Sau khi đăng kí, trang web này sẽ được mở ra Chúng ta có thể hoàn thành việc cung cấp thông tin ngay tức thì hoặc chúng ta có thể hoàn thành sau đó
Sau khi đăng kí thành công Facebook sẽ hướng dẫn người dùng thiết lập và thực hiện một số thao tác trước khi bước tìm hiểu và làm quen với Facebook thông qua
ba gợi ý: Find Friends, Profile Information, Profile Picture
Trang 40Chọn Save and Continue sau khi bạn đã điền đầy đủ các thông tin và qua bước số
3 Chọn Back để quay trở lại bước 1
Cung cấp các thông tin về cá nhân như: Trường học, nghề nghiệp…
Ban có thể cung cấp thông tin ngay tại lúc này hoặc sau đó Chọn Skip this Stepnếu muốn qua bước này
Nếu cung cấp thông tin bạn chọn Save & Continue