1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn QUẢN lý, sử DỤNG tài sản NHÀ TRƯỜNG

22 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 230,5 KB

Nội dung

Thực trạng việc quản lý và sử dụng tài sản nhà trường còn rất nhiều hạn chế:Việc quản lý, tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ, chưa khoa học; trách nhiệm, ý thức bảoquản, giữ gìn của đội ngũ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ-ĐỊNH QUÁN

Mã số: ………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

5 Điện thoại di động: (016) 74151459), Cơ quan: (061) 3856483

6 E-mail: hanh nguyen hieu truong dtnt @Gmail.com

7 Chức vụ: Hiệu Trưởng

8 Đơn vị công tác: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú liên huyện

Tân Phú –Định Quán

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Đại học sư phạm

- Năm nhận bằng: 2007

- Chuyên ngành đào tạo: Ngành Lịch sử

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Trình độ chuyên môn có kinh nghiệm : Quản lý-Dạy học

- Số năm có kinh nghiệm: 26 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây: 04

+Những biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém về học lực ở trường PTDTNT+ Nâng cao hiệu quả giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh ở trườngPTDTNT

+ Biện pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường PTDTNT

+ Xây dựng “thư viện thân thiện” trong nhà trường

+ Quản lý, sử dụng tài sản nhà trường

Trang 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quản lý và sử dụng tài sản trong nhà trường là một nội dung, một công việc rấtquan trọng, song song với các nội dung khác, tài sản là cơ sở vật chất, nó là phươngtiện, yếu tố góp phần không ít nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Thực trạng việc quản lý và sử dụng tài sản nhà trường còn rất nhiều hạn chế:Việc quản lý, tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ, chưa khoa học; trách nhiệm, ý thức bảoquản, giữ gìn của đội ngũ và học sinh khi được giao sử dụng tài sản chưa cao, chorằng không phải tiền của mình bỏ ra nên không sót, còn để tài sản mau hư, mau hỏng,

dơ bẩn, thật bức xúc với một số học sinh nam viết, vẽ bẩn lên tường nhà, bàn, ghế, tứctối, thách đố nhau đập phá hoặc tự mình đập phá dụng cụ như: Cửa kiếng, đồ hốt rác,thùng đựng rác, cây lau nhà, tủ sắt đựng quần áo ở nội trú (dày 7 rem bị méo, móp,bẹp dúm lại), thau giặt đồ, xô đựng nước, van nước; thậm chí còn lấy cái kẻng dùngđánh báo thức, tháo tôn lấy xoong nồi nhà bếp, dỡ hàng rào bằng sắt, lấy sách vở củanhau để trên lớp đem ra ngoài bán

Năm học 2011-2012, cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị của nhà trường được đầu tưnâng cấp sửa chữa lại thành mới vừa đẹp vừa khang trang, không thể khoanh tay đứngnhìn những tồi tệ trên, tôi nghĩ, phải tìm ra những nội dung, biện pháp mới để thay thếcái được vào cái chưa được, những hạn chế, yếu kém trên, đó là lý do khiến tôi chọn

đề tài này

II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1.Cơ sở lý luận

Tài sản là của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng (theo từ điển tiếngviệt thông dụng)

Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản

lý, sử dụng (Khoản 1, Điều 2 của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/06/ 2008 của Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)Người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhànước có quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơquan, đơn vị Ban hành và tổ chức thực hiện qui chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nướcthuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền.Chấp hành các qui định của luật và các quiđịnh khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản nhà nước đúng mụcđích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, hiệu quả, tiết kiệm Chịu trách nhiệm trước phápluật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý

(Trích Điều 4, điều 5 của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/06/ 2008 của Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Trang 4

Tài sản của nhà trường hình thành do mua sắm; đầu tư xây dựng; được cấp, đượcđiều chuyển đến, đều do cấp có thẩm quyền giao cho nhà trường sử dụng và chiụtrách nhiệm trước cơ quan trực tiếp quản lý Vậy để quản lý và sử dụng tài sản nhàtrường cho tốt, có hiệu quả, tôi nhận thấy cần phải thực hiện các nội dung và biệnpháp sau đây:

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

2.1 Lập, quản lý hồ sơ tài sản có trong nhà trường

Mọi tài sản hiện có trong nhà trường đều phải quản lý chặt chẽ vào hồ sơ, sổ

sách theo qui định, vì vậy Hiệu trưởng chỉ đạo và giao cho kế toán chịu trách nhiệm

chính về nội dung này, yêu cầu kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:

a Nghiên cứu, nắm và hiểu rõ luật, các qui định khác của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cấp trực tiếp quản lý nhà trường có liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài sản (đang có hiệu lực thi hành), để thực hiện cho đúng, chẳng hạn như:

Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/ QH12, ngày 03/06/ 2008 củaQuốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Nghị định số 52/2009/ NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ qui định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Thông tư số 245/2009/ TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Qui định

thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/ NĐ-CP ngày 31/12/2009 củaChính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sửdụng tài sản nhà nước;

Các Điều 3,4,5, 6,7,8,9,10,11,12, phụ lục 1 và 2 trong chương II, III của Quyếtđịnh số 32/2008/ QĐ-BTC ngày 29-05-2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế

độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;

Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính; Các văn bản của các cơ quan trực tiếp quản lý nhà trường về tài sản, tài chínhnhư Uỷ ban nhân dânTỉnh, Huyện, Sở Tài chính, Sở Giáo dục- Đào tạo,…

b Thực hiện ghi sổ kế toán, theo dõi tăng, giảm, tính tỷ lệ hao mòn tài sản Bước 1: Phân loại tài sản

Căn cứ vào Điều 3,4, 6 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC ngày 29-05-2008của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trongcác cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sáchnhà nước để phân loại tài sản hiện có trong nhà trường như sau:

-Loại tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể

như (giá trị quyền sử dụng đất, phần mềm máy vi tính…); tài sản đặc thù là tài sản

Trang 5

không thể đánh giá được giá trị thực như hiện vật trưng bày, (theo khoản 2, điều 3,4của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC); loại tài sản này phải quản lý chặt chẽ, khôngtính hao mòn hàng năm.

- Loại tài sản cố định hữu hình, thoả mãn cả 2 tiêu chuẩn: có thời gian sử dụng

từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên như: Nhàlàm việc, nhà công vụ, nhà kho, nhà hội trường…; Vật kiến trúc như: Giếng khoan,sân chơi, hệ thống cấp thoát nước, đường nội bộ, tường rào bao quanh, … (theo khoản

1, Điều 3; điểm a của tiết 1.1 khoản 1 Điều 6 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC);

- Loại tài sản cố định hữu hình: Có nguyên giá từ 05 triệu đồng đến dưới 10

triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm như:

+ Máy móc, thiết bị: máy vi tính, máy in, máy photocoppy, tủ lạnh, tủ đá, máymóc thiết bị thí nghiệm, máy ảnh, …

+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, hệ thống dâyđiện thoại, phương tiện truyền dẫn điện, …

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bàn, ghế, tủ, kệ đựng tài liệu,…

+ Cây lâu năm, cây cảnh, thảm cỏ, thảm cây xanh, …

(Khoản 1, Điều 4; điểm b,c,d,e của tiết 1.1 khoản 1 Điều 6 của Quyết định số32/2008/ QĐ-BTC)

-Loại tài sản cố định hữu hình có nguyên giá từ dưới 5 triệu đồng trở xuống, có

thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên có thể cho vào danh mục công cụ, dụng cụ như:tẹc đựng nước, máy bơm nước, thùng đựng rác, quạt điện, …

Bước 2: Thực hiện ghi sổ kế toán, tính tỷ lệ hao mòn

-Tất cả các loại tài sản hữu hình trên được lập, ghi vào sổ bằng phần mềm quản

lý tài sản trong máy vi tính, đồng thời theo dõi tăng, giảm kịp thời hàng tháng, hàngquí, hàng năm (thực hiện theo mẫu số S31-H và S32-H của Quyết định số19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính đang có hiệu lực thihành)

mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng

Trang 6

+ Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định căn cứ vào (Khoản 1,2 Điều 10 củaQuyết định số 32/2008/ QĐ-BTC) để thực hiện.

Chẳng hạn như khoản 2 Điều 10 qui định rất rõ: Hao mòn tài sản cố định đượctính mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán hoặc bất thường (đối vớicác trường hợp bàn giao, chia tách, …)

+ Xác định thời gian sử dụng và tính tỷ lệ hao mòn tài sản cố định

Thực hiện theo Khoản 1 Điều 11 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC qui định:Thời gian sử dụng tài sản cố định và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định hữu hình đượcthực hiện theo qui định tại phụ lục 1 ban hành theo quyết định này, (trích đoạn nhưsau):

Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian sử dụng

( năm)

Tỷ lệ tính hao mòn( %/năm)

I Nhà, vật kiến trúc

III Phương tiện vận tải, truyền dẫn

Trang 7

IV Thiết bị, dụng cụ quản lý

Mức hao mòn trung bình hàng năm = 72.900.000đ x 20% = 14.580.000đ, vậyđến tháng 12 năm 2012, kế toán thực hiện khấu hao năm thứ nhất

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinhtrong năm, kế toán phải thực hiện tính hao mòn của từng tài sản đúng qui định

Tuy nhiên theo qui định, tài sản cố định hữu hình hết thời gian sử dụng, giá trị

trong sổ kế toán còn lại là số 0, nhưng tài sản còn sử dụng được thì nhà trường vẫntiếp tục sử dụng và quản lý chứ không được bỏ hoặc đưa vào thanh lý

c Quản lý hồ sơ tài sản tại trường

Đây là công việc rất quan trọng, yêu cầu kế toán lưu trữ bảo mật trong máy vitính và in đóng thành cuốn mỗi năm; Hiệu trưởng cần quan tâm trang bị máy tốt, càiđặt phần mềm tự diệt vi dus, quán triệt không cho người khác sử dụng ngoài kế toán

để bảo mật tuyệt đối, tránh bị mất trắng tài sản trong hồ sơ gây khó khăn cho công tácquản lý

d Công khai và báo cáo tài sản

Kế toán cùng với người phụ trách cơ sở vật chất (nếu có) giúp Hiệu trưởng thựchiện công khai, minh bạch tài sản hiện có, tăng, giảm, mua sắm mới, tài sản sửa chữa

do hư, hỏng (về giá tiền, thời gian sử dụng), trước cán bộ, giáo viên, nhân viên trongbuổi họp hội đồng sư phạm nhằm mục đích để mọi người cùng biết, cùng làm, cùng

có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản khi được giao sử dụng tài sản; thời điểm công khaihàng tháng, quí, vào đầu năm học, kết thúc năm học

Ví dụ: Vào đầu năm học, kế toán công khai trong tháng 8 năm 2011, nhà trường

có mua mới 01 máy phát điện nguyên giá 36.300.000 đồng, thời gian sử dụng là 6năm, hoặc năm học 2007-2008 mua sắm 01 máy photocoppy thời gian sử dụng 5

Trang 8

năm, mới được 03 năm đã phải sửa chữa, số tiền sửa chữa (nêu cụ thể), như vậy nhânviên văn thư được giao sử dụng và bảo quản phải suy nghĩ, sẽ có trách nhiệm lau chùi,giữ gìn cẩn thận hơn, hoặc cuối năm học công khai trong một năm học mua mới (têntài sản)…, tổng số tiền (nêu cụ thể)…; sửa chữa bao nhiêu tổng số tiền (nêu cụ thể), ?tài sản ở vị trí nào, bộ phận, cá nhân sử dụng làm hư, hỏng so với thời gian qui định

sử dụng (Ví dụ sau khi tổ chức kiểm tra, kiểm kê vào tháng 01, kế toán thông báophòng máy vi tính học sinh thực hành môn tin học đã hư hỏng một con chuột tại máy

số 22), như vậy giáo viên dạy môn tin học, phụ trách phòng bộ môn có biện phápquản lý, giáo dục học sinh biết giữ gìn bảo quản tài sản tốt hơn ở thời gian tiếp theo

và yêu cầu phải bồi hoàn lại

Kế toán có trách nhiệm báo cáo tài sản đúng mẫu, đúng qui định, kịp thời với cấptrên yêu cầu hoặc cho Hiệu trưởng cần biết bất cứ lúc nào

2.2 Thành lập ban kiểm kê, kiểm tra tài sản

a Thành lập ban kiểm kê, kiểm tra

Hiệu trưởng thành lập ban kiểm kê, kiểm tra thành phần gồm:

Hiệu trưởng làm trưởng ban chỉ đạo chung; phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vậtchất (nếu có) làm phó ban tổ chức thực hiện; các thành viên có liên quan (có tráchnhiệm và sử dụng nhiều tài sản) như: kế toán, thư viện, thiết bị, giáo viên phụ tráchcông nghệ thông tin, bảo vệ, nhân viên quản lý nội trú, tổ trưởng Văn phòng, tổtrưởng Cấp dưỡng và tổ trưởng tổ Quản lý nội trú, thủ kho (nếu có)

b Tiến hành kiểm kê kết hợp với kiểm tra tài sản cố định

*Mục đích: Nhằm xác nhận tài sản cố định hiện có đối chiếu với sổ kế toán có

khớp không?, mặt khác đánh giá chất lượng, số lượng tài sản (thiếu hay thừa) để phânphối, giao cho các bộ phận, cá nhân sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích, khônglãng phí, đồng thời nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn của đội ngũ

và học sinh khi được giao sử dụng tài sản, phát hiện kịp thời tài sản bị hư, hỏng, mất

do nguyên nhân nào, khách quan, hay chủ quan, để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung,bồi hoàn lại và đánh giá ý thức trách nhiệm của người được giao quản lý, sử dụng tàisản tốt hay dở, từ đó làm cơ sở để đánh giá, xếp loại thi đua học kỳ I, cả năm học; gópphần sử dụng tài sản tiết kiệm, có hiệu quả

*Thời điểm kiểm kê kiểm tra: Trong một năm học ít nhất cũng kiểm kê, kiểm tra

định kỳ được 03 lần vào thời điểm sau:

- Tháng 8, đầu năm học: Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê, kiểm tra để tổng hợp

chung các danh mục tài sản hiện có trên thực tế so với sổ sách kế toán cho thật khớp,đánh giá hiện trạng tài sản về số lượng, chất lượng để giao cho bộ phận, cá nhân sửdụng và quản lý hoặc lập kế hoạch mua sắm thêm nếu còn thiếu

Kiểm kê có biên bản như sau

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Trang 9

Thời gian: Lúc ….giờ, ngày 05 tháng 08 năm …………

Thành phần: Ghi những người trong ban kiểm kê

Tiến hành kiểm kê kết hợp với kiểm tra toàn bộ tài sản cố định hiện có của nhàtrường như sau:

Stt Tên tài sản Đơn vị

tính

Sốlượng

Giá trị tài sản hiện trạng

1 Bàn, ghế 4 chỗ học sinh Bộ 75 Mới cấp năm 2011

5 Tủ đựng hồ sơ Cái 17 Mới 6, cũ 11 (sử dụng

(Trên đây chỉ trích đoạn), chú ý không để sót bất cứ 01 tài sản nào, sau khikiểm kê xong (tài sản nào không còn sử dụng được có thể cho sửa chữa hoặc bỏ gọnvào kho), còn lại làm biên bản giao cho bộ phận, cá nhân nhân sử dụng và quản lý;

ví dụ sau: (mẫu biên bản giao nhận)

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Hôm nay, ngày 22 tháng 8 năm 2011

Tại Lớp 7a, trường phổ thông dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú- Định Quán

Bên Giao: Ban kiểm kê (đại diện) thông thường phải có Hiệu trưởng, Phó HT

phụ trách cơ sở vật chất, kế toán;

-Ông/ Bà : ………… ……….Chức vụ:… ……… -Ông/ bà ………… ……… Chức vụ: ………

Trang 10

- Học sinh ……… chức vụ: Lớp trưởng

Cùng tiến hành bàn giao tài sản CĐ cho lớp 7a sử dụng và quản lý như sau:

Stt Danh mục tài sản Đơn vị tính Số lượng Tình trạng tài

6 Quạt trần, quạt treo tường 2 Cái/ loại 4 Mới nguyên

8 Tranh ảnh trang trí lớp Bộ (9 cái) 1 Mới nguyên

Yêu cầu: Tất cả học sinh của lớp có trách nhiệm giữ, bảo quản trong suốt năm

học còn đầy đủ, sạch, mới, nếu mất hoặc làm hư hỏng, dơ bẩn bất cứ 01 tài sản nàophải bồi thường lại như lúc mới nhận

Bên nhận ký Bên giao ký

Tài sản Phòng ở nội trú, nhà bếp, phòng làm việc của Ban giám hiệu, kế toán, thưviện, thiết bị, phòng máy học sinh,… đều có biên bản giao nhận như trên

- Tháng 12, hết năm tài chính (hết học kỳ I của năm học), nhằm xác nhận số

lượng, giá trị tài sản cố định đã kiểm kê lần 1 ở tháng 8 và đã giao cho bộ phận, cánhân sử dụng thừa hay thiếu, hư, hỏng để qui trách nhiệm người sử dụng, có biệnpháp xử lý kịp thời; kế toán thực hiện khấu hao tài sản cố định theo qui định

- Tháng 05 (trước khi kết thúc năm học), kiểm kê, kiểm tra để tiếp tục xác

nhận số lượng, chất lượng giá trị tài sản, đánh giá ý thức trách nhiệm của học sinh vàđội ngũ, thông báo trước hội đồng sư phạm nhà trường để làm căn cứ xếp loại thi đua

cá nhân, tập thể cuối năm học

*Ngoài việc kiểm tra định kỳ như trên, Hàng ngày, hàng tháng ban kiểm tra tổchức kiểm tra tài sản cố định giao cho học sinh sử dụng như: Phòng ở nội trú, lớp học,phòng máy vi tính, phòng bộ môn, công trình vệ sinh, công tắc điện, vòi van nước

Trang 11

tường nhà, nền nhà, … để nhắc nhở và chấn chỉnh, giáo dục kịp thời hiện tượng làm

hư, hỏng, dơ bẩn tài sản

* Kiểm kê, kiểm tra đều có biên bản, nêu rõ ưu điểm, hạn chế của từng nơi sử dụng và lưu trữ lại hồ sơ

Ví dụ: (mẫu biên bản kiểm tra, kiểm kê tài sản)

BIÊN BẢN KIỂM TRA, KIỂM KÊ TÀI SẢN

Thời gian: Ngày 10 tháng 05 năm 2011

Nơi sử dụng: Phòng ở nội trú số 05 (học sinh nam lớp 9a)

Thành phần: ban kiểm tra, kiểm kê

Tiến hành kiểm tra, kiểm kê tài sản đã giao cho phòng ở số 05 ,đối chiếu, đánhgiá việc bảo quản, giữ gìn tài sản của HS được giao sử dụng từ đầu năm học

Stt Tên tài sản Đơn vị

tính

Sốlượng

Đủ Thiếu Tình trạng sử dụng

1 Giường tầng sắt

đơn

cái 08 X 07 gường còn mới, 01

gường HS K” Nhân bị trầysơn chỗ leo lên

2 Tủ nhôm kiếng cái 01 X Còn đẹp, bị xúc 01 bản lề

Nhận xét, ý kiến của ban kiểm tra

Ưu điểm: mọi tài sản còn đủ như ban đầu, một số giường giữ gìn tốt còn mới,đẹp;

Ngày đăng: 03/12/2015, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w