1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

skkn cấp tỉnh TỔNG hợp nội DUNG, PHƯƠNG PHÁP dạy học CHƯƠNG IV QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1945 đến NAY CHO đối TƯỢNG học SINH GIỎI lớp 9

41 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Quan hệ quốc tế là một nội dung nằm trong hệ thống kiến thức lịch sử nhânloại, “Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” là một trong năm nội dung chính củalịch sử thế giới hiện đại từ năm 1

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH

TỔNG HỢP NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG IV:

" QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY" CHO ĐỐI

TƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9.

Trang 2

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

Mục lục i

Bảng chữ viết tắt ii

PHẦN I MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Mục đích của chuyên đề 5

3 Nhiệm vụ của chuyên đề 5

4 Đối tượng, và khách thể nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Ý nghĩa của chuyên đề 6

8 Cấu trúc của chuyên đề 6

PHẦN II NỘI DUNG 8

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về nội dung và phương pháp dạy học môn lịch sử

8 1 Quan niệm về nội dung dạy học 8

2 Quan niệm về phương pháp dạy học 8

Chương 2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu và nguyên nhân 9

1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 9

2 Khảo sát thực trạng 11

3 Nguyên nhân 11

Chương 3: Tổng hợp nội dung kiến thức dạy học chương IV:

12 1 Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa 12

2 Kiến thức mở rộng, nâng cao 19

3 Hệ thống các bài tập cụ thể và lời giải minh họa cho chuyên đề 24

Chương 4 Tổng hợp các phương pháp dạy học chương IV:

9

35 1 Căn cứ vào nội dung kiến thức, GV chuẩn bị bài giảng: 35

2 Phương pháp được thực hiện cho đối tượng HSG lớp 9: 36

Chương 5 Kết quả ứng dụng 37

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

1 Kết luận 38

2 Kiến nghị 38

Trang 4

Không phải ngẫu nhiên khi nhà chính trị Rô-ma cổ là Xi-xê-rông cho rằng

"Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" Bởi nói đến lịch sử là nói đến tất cả những gì

đã xảy ra trong quá khứ Tất cả mọi điều đã xảy ra trong quá khứ đều là những trithức lịch sử, tri trức của nhân loại và nó dạy cho cuộc sống của con người cả hiệntại và tương lai rất nhiều điều

Để nắm vững kiến thức về một vấn đề nào đó đã khó nhưng để nắm kháiquát, rồi đến nắm vững toàn bộ kiến thức lịch sử nhân loại lại là vấn đề khó hơn

Nắm chắc lịch sử là biết rõ bản chất của những vấn đề lịch sử Trong dạyhọc, để học sinh (HS) học tốt môn Lịch sử, giáo viên (GV) cần có những địnhhướng phương pháp tốt

Lí luận dạy học chỉ rõ trong thực tiễn ở trường trung học cơ sở (THCS) cónhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau như xêmina, tham quan học tập, hoạtđộng ngoài lớp đang được áp dụng rộng rãi Trong đó hình thức lên lớp là hìnhthức tổ chức dạy học cơ bản

Quá trình dạy học lịch sử có bản chất là một quá trình nhận thức đặc thù.Nhận thức của HS trong học tập lịch sử cũng giống như quá trình nhận thức cácmôn học khác nói chung Nhưng nét khác biệt trong nhận thức học tập lịch sử của

HS là xuất phát từ sự kiện, từ việc tri giác tài liệu, GV hướng dẫn cho HS tạo biểutượng, nắm được khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm củaquá khứ để HS vận dụng vào hoạt động thực tiễn

Quan điểm chỉ đạo chuyên môn lại chỉ rõ trước hết GV phải xây dựng kếhoạch dạy học toàn diện cho cả năm học, từng học kỳ, từng chương, từng bài GVlựa chọn kiến thức cơ bản, cần thiết mà HS phải nắm vững Những kiến thức đó là

cơ sở để hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và pháttriển toàn diện HS

Xuất phát từ lí luận dạy học, nội dung - kiến thức là một cơ sở để người thầyhình thành phương pháp dạy học đúng, phù hợp

Quan hệ quốc tế là một nội dung nằm trong hệ thống kiến thức lịch sử nhânloại, “Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” là một trong năm nội dung chính củalịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay nằm trong chương trình lịch sử thếgiới của môn lịch sử lớp 9 Trong thời đại ngày nay, các nước, các tổ chức trên thếgiới đều chú trọng đến tình hình thế giới, đến mối quan hệ giữa các nước với nhau.Thông qua mối quan hệ quốc tế giúp các nước hiểu nhau, và các nước có đườnglối, chính sách đúng và phù hợp, có thể tạo nên sự phát triển cho đất nước

Trang 5

Như vậy vị trí, vai trò của quan hệ quốc tế là rất cao, quan trọng không thểthiếu trong thời hiện đại này và cho sự phát triển của mỗi nước Việc giúp HS cónhận thức đúng về quan hệ quốc tế là việc làm phải theo đúng phương pháp bộmôn, HS sẽ có phương pháp học tập đúng, học giỏi môn lịch sử.

Để làm được như vậy thì đòi hỏi người thầy phải tổng hợp được nhiều kiếnthức về quan hệ quốc tế Phân loại các đối tượng HS, rồi thực hiện kết hợp nhuầnnhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với kiến thức, với đối tượng HS Rõràng vai trò của người thầy là rất to lớn

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Nói về quá trình dạy học là nói đến hoạt động của GV và HS

Đối với GV: Thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay còn tồn tại hai khuynhhướng sử dụng sách giáo khoa (SGK) là thoát ly SGK và lặp lại SGK Cả haikhuynh hướng sai lầm đó cần được khắc phục qua việc nghiên cứu cách sử dụngSGK mà nhà giáo dục Xô viết trước đây là N.G Đairi đã từng đưa ra, giờ đây vẫnđược sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Cùng đó, phương pháp dạy học lịch sử cònnhiều điều cần phải làm Cách dạy học “ đọc – chép” thể hiện vai trò độc tôn củangười GV vẫn tồn tại ở nhiều nơi Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực của HS vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu củathực tiễn giáo dục đòi hỏi

Đối với HS: Những ưu điểm, hạn chế về nhận thức lịch sử, tình cảm, kĩ năng(KN) và phương pháp học tập

Phương pháp học tập của HS hầu như chưa đổi mới (coi lịch sử là môn họcthuộc lòng, không cần phát huy năng lực tư duy tích cực)

Vấn đề cấp thiết đặt ra cho GV, HS trong hoạt động dạy và học là phải đổimới Làm sao để cho hiệu quả của bài học lịch sử được ngày một nâng cao

Thực tế của việc giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THCS có nhiều nội dung cầnphải giải quyết Trong khuôn khổ chuyên đề này tôi chỉ muốn tập trung xungquanh một vấn đề là “Tổng hợp nội dung, phương pháp dạy học chương IV: "Quan

hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” cho đối tượng học sinh giỏi (HSG) lớp 9"

Quan hệ quốc tế là một vấn đề khá mới mẻ với HS ở cấp THCS Quan hệquốc tế từ năm 1945 đến nay có nội dung dễ hiểu, dễ nhận thức cho người học.Thế nhưng kiến thức này chưa được các em HS nói chung chú ý, coi trọng Ngay

cả đối tượng là HSG trong nhận thức của các em còn coi Lịch sử là môn phụ, nên

ít để ý đến việc học tập bộ môn Đây là một thực tế khá phổ biến với bộ môn lịchsử

Hiện nay khối lượng tri thức nhân loại luôn tăng theo cấp số nhân Để tiếpthu hệ thống kiến thức đó không phải là việc đơn giản Thông thường thì người họckhông nắm chắc chắn những vấn đề lớn, việc hiểu còn nông cạn

Trong các đề kiểm tra ở các lớp đại trà, các kỳ thi HSG các cấp tôi thấy rằng

HS thường lúng túng, mất điểm khi gặp những nội dung lớn, mở rộng nâng cao

Đa số HS cho rằng đó là vấn đề khó, nên việc trả lời các câu hỏi có nội dung lớn,

Trang 6

mở rộng nâng cao thường được các em làm một cách chiếu lệ, nên vừa mất thờigian lại vừa mất điểm trong khi làm bài Qua nhiều năm dạy học ở các lớp đại trà

và đội tuyển HSG cấp huyện, cấp tỉnh tôi luôn trăn trở và suy nghĩ mình phải làmthế nào để HS yêu thích bộ môn và giải quyết được tất cả các vấn đề lớn, khó mộtcách chủ động, tích cực Điều đó đòi hỏi ở việc chuẩn bị công phu của thầy, trang

bị cho HS đầy đủ kiến thức, và cải tiến phương pháp giảng dạy cho các đối tượng

HS nói chung và HSG nói riêng, để các em luôn hứng thú, yêu thích, say mê họctập Trong các nội dung để dạy HSG lớp 9 tôi thấy nội dung “Quan hệ quốc tế từnăm 1945 đến nay” có nhiều kiến thức dễ khai thác để giảng dạy đối tượng HSG,giải quyết được những vấn đề mà tôi trăn trở ở trên

Thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử còn chưa tạo ra nhiều hứng thú học tập cho

HS Nhiều nội dung của quan hệ quốc tế ngày nay rất gần gũi, quen thuộc và đượccập nhật hàng ngày trên các phương tiện thông tin, nên HS dễ tiếp thu, GV dễ tạonên hứng thú, say mê học tập bộ môn thông qua việc xây dựng và giảng dạychuyên đề này Hơn nữa HS sẽ có được lượng kiến thức lớn, có khả năng lĩnh hội,tiếp thu sâu rộng hơn lượng tri thức lớn của nhân loại Chuyên đề “ Tổng hợp nộidung, phương pháp dạy học chương IV : "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay”cho đối tượng HSG lớp 9" đã được tôi triển khai thực hiện tại đơn vị nhà trườngTHCS Vĩnh Tường cho đội tuyển HSG môn Lịch sử và đã cho kết quả cao: HS say

mê, hứng thú học tập Kết quả giảng dạy đội tuyển HSG có chất lượng khá ổnđịnh

Từ đó, tôi thấy rằng trong giảng dạy HS nói chung và HSG nói riêng, nếu

GV làm được tất cả các chuyên đề khác như vậy thì chất lượng sẽ được nâng lên

và đạt thành tích cao

2 Mục đích của chuyên đề:

- Hình thành phương pháp, rèn luyện khả năng học tập lịch sử cho đối tượngHSG ở cấp THCS nói chung và trường THCS Vĩnh Tường nói riêng

- Giúp HS nâng cao trình độ nhận thức tiếp thu nhanh kiến thức khi học và

có thái độ đúng đắn khi học tập, góp phần nâng cao hiệu quả của từng bài học lịchsử

- Giúp HS có lượng kiến thức tổng hợp về Quan hệ quốc tế đã và đang diễn

ra từ năm 1945 đến nay

- Chuyên đề được ứng dụng sẽ nâng cao chất lượng HS trong quá trình họctập, thi HSG các cấp

3 Nhiệm vụ của chuyên đề:

Nghiên cứu, tổng hợp nội dung, chỉ ra những phương pháp dạy học phù hợpvới nội dung của chương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay", trongchương trình lịch sử lớp 9 cho đối tượng HSG ở trường THCS Vĩnh Tường nóiriêng và trong nhà trường THCS nói chung

Nêu thực trạng việc giảng dạy và học tập, bồi dưỡng HSG môn Lịch sử ởtrường THCS Vĩnh Tường

Trang 7

Đề xuất những biện pháp trong công tác giảng dạy, phát hiện và bồi dưỡngHSG môn lịch sử ở trường THCS Vĩnh Tường.

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

4.1 Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: tất cả các nội dung về Quan hệquốc tế nằm trong chương trình SGK lớp 9, trong các tài liệu, phương tiện thamkhảo khác (có thể sử dụng) và các phương pháp dạy học phù hợp với các nội dung

đã được tổng hợp lựa chọn dạy cho đối tượng HSG

GV dạy lịch sử và HSG đội tuyển lịch sử của huyện Vĩnh Tường

Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 11 năm 2013 đếntháng 11 năm 2015

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Đọc, nghiên cứu tài liệu

- Quan sát, điều tra thực tiễn

- Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp

- Thực nghiệm khoa học

- Phân tích, tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm

- Khảo sát, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng chuyên đề

7 Ý nghĩa của chuyên đề:

Giúp cho GV ý thức được tầm quan trọng của việc dạy học và bồi dưỡng độituyển HSG môn lịch sử Từ đó quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng HSG bộ môngóp phần nâng cao chất lượng môn học lịch sử

Học sinh có hứng thú, say mê học tập, phát huy được tính tích cực, chủ độngsáng tạo của các em khi tham gia đội tuyển HSG lịch sử

Chuyên đề đã cụ thể hóa được các nội dung và phương pháp dạy họcchương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay" cho đối tượng HSG môn lịch

sử lớp 9, có thể sử dụng hoặc làm tài liệu tham khảo cho các GV trong giảng dạy

và bồi dưỡng HSG

8 Cấu trúc của chuyên đề:

Chuyên đề gồm có ba phần:

Trang 8

Phần I Mở đầu.

Phần II Nội dung: Chia làm 5 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về nội dung và phương pháp dạy học môn

lịch sử

Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu và nguyên nhân.

Chương 3: Tổng hợp nội dung kiến thức dạy học chương IV: "Quan hệ

quốc tế từ năm 1945 đến nay" cho đối tượng HSG lớp 9

Chương 4: Tổng hợp các phương pháp dạy học chương IV: "Quan hệ quốc

tế từ năm 1945 đến nay" cho đối tượng HSG lớp 9

Chương 5: Kết quả ứng dụng.

Phần III Kết luận và kiến nghị

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

1 Quan niệm về nội dung dạy học.

Nội dung của môn học là toàn bộ những tri thức mà nhân loại đạt được tronglĩnh vực của môn đó Vậy nên nó là cái đã có sẵn mà người học phải có cách đểlĩnh hội, tiếp thu được

Yếu tố cấu thành quá trình dạy học lịch sử bao gồm mục đích, nội dung vàphương pháp Nội dung dạy học thay đổi phù hợp với sự đổi mới mục đích giáodục

Vậy lịch sử là gì? Học lịch sử là học cái gì? Câu trả lời là: Lịch sử là toàn

bộ những gì đã xảy ra trong quá khứ của con người và xã hội loài người Đó làkiến thức - nội dung mà GV cần truyền thụ cho HS

Theo quan niệm về hiểu biết của người thầy là: thầy biết mười dạy một, nên

về một kiến thức lịch sử nào đó người thầy phải nắm rõ, tường tận để truyền thụcho các đối tượng HS khác nhau

Có nhiều nội dung dạy học khác nhau, rất ít nội dung có sự giống nhau Vìvậy phải xác định một cách rõ ràng kiến thức cơ bản truyền thụ cho HS, giúp cho

HS hiểu đúng quá trình phát triển của xã hội loài người và dân tộc

2 Quan niệm về phương pháp dạy học.

Cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất Có quan niệmcho rằng “Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và HS,nhờ đó mà HS nắm vững được kiến thức, KN, kĩ xảo (KX), hình thành được thếgiới quan và năng lực” Cũng có quan niệm cho rằng “ Phương pháp dạy-học lànhững hình thức kết hợp hoạt động của giáo viên và HS hướng vào việc đạt mộtmục đích nào đó ” Nhìn chung, cách hiểu thứ nhất được nhiều người tán thànhnhưng cách hiểu về hai chữ “cách thức” lại rất khác nhau nên kết quả cũng cónhiều hệ thống phương pháp khác nhau

Khái niệm phương pháp với tư cách là một môn học thường được hiểu là bộmôn chuyên nghiên cứu quá trình dạy – học một môn học nào đó, bao gồm việcnghiên cứu đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu của môn học, các cơ sở khoa học, cácnguyên tắc của việc xây dựng chương trình môn học, những cách thức thiết kế và

tổ chức quá trình dạy học các đơn vị kiến thức của môn học (chẳng hạn phươngpháp dạy học văn học, phương pháp dạy học lịch sử)

Khái niệm hình thức dạy - học được hiểu là những cách thức hiện thực hoá,hành động hoá các phương pháp và thủ pháp dạy-học (Chẳng hạn hình thức diễngiảng, đàm thoại, đọc giáo khoa,

Giáo dục học nghiên cứu hệ thống phương pháp dạy học nói chung còn mỗimôn học lại có một hệ thống phương pháp dạy học bộ môn riêng của mình được

Trang 10

xây dựng trên cơ sở hệ thống phương pháp chung đó Từ những phân biệt trên đây

có thể đi tới một định nghĩa về “ Phương pháp dạy học” như sau: phương pháp

dạy học là con đường, cách thức hoạt động thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy tổ chức, hướng dẫn HS học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

Xuất phát từ những thành tựu của lí luận dạy học và đặc trưng của môn lịch

sử, người ta đã xác định hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử: phương phápthông tin - tái hiện lịch sử, phương pháp nhận thức lịch sử, phương pháp tìm tòinghiên cứu Các phương pháp này kết hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh, hỗ trợcho nhau Trong quá trình dạy học, không thể chỉ sử dụng một phương pháp đơnnhất, ở mỗi khâu của quá trình dạy học lại có một phương pháp trọng tâm kết hợpvới các phương pháp khác

Trong lí luận dạy học hiện nay, đặc biệt là trong cải cách giáo dục, các nhà líluận đã chỉ rõ phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa hệ thống các phương pháp cũ vàmới: thuyết trình, miêu tả, tường thuật, vấn đáp, phân tích, đàm thoại, nêu và giảiquyết vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận, động não, thực hành làm bàitập

Nội dung và phương pháp dạy học có mối quan hệ khăng khít với nhau Nộidung là cơ sở để lựa chọ phương pháp đúng, phù hợp, còn phương pháp dạy họcnghiên cứu xác định khối lượng, tính chất bề sâu của kiến thức truyền thụ cho HS

Chương 2:

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN NHÂN

1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

1.1 Thuận lợi

Bộ môn Lịch sử luôn nhận được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể

và chỉ đạo sát xao của Sở giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Vĩnh Phúc, PhòngGD&ĐT Vĩnh Tường

Tổ chức nhiều kì thi để nâng cao tay nghề cho GV và nâng cao năng lực cho

HS như thi GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn lịch sử; thi HSG cấp huyện , tỉnhđối với lớp 9 và thi giao lưu HSG lớp 8; thi vào lớp 10 phổ thông trung học(PTTH) chuyên

Ban giám hiệu các nhà trường luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng HSG bộmôn lịch sử

Đa số GV được đào tạo đúng ban, nhiều GV có kinh nghiệm và phươngpháp giảng dạy tốt

Một số HS thực sự yêu thích và say mê học môn lịch sử

1.2.Khó khăn.

Hàng chục năm trước đây, GV vẫn dạy lịch sử theo phương pháp thuyếttrình và kết hợp đàm thoại, chủ yếu vẫn là thầy giảng trò nghe, ghi chép và học

Trang 11

thuộc, trong giờ học, thầy vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ kiến thứccòn HS tiếp thu bài một cách thụ động, chứ chưa biết phương pháp tự học, tự suynghĩ Vì vậy nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ: “Phải xác định lạimục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục vàđào tạo ” và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2/1997) đãnhấn mạnh “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD & ĐT, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học đảm bảo thời gian

tự học, tự nghiên cứu cho HS”

Trong nhiều năm qua do những điều kiện khách quan và chủ quan mà chấtlượng giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử có biểu hiện giảm sút, thực tế nhiều HSkhông ham học môn lịch sử, nắm và hiểu lịch sử một cách rất mơ hồ, kiến thức rờirạc, không biết rút ra mối liên hệ, tính quy luật phát triển của lịch sử, thậm chínhững em học lớp 9, chỉ năm nào thi tốt nghiệp hoặc em nào tham gia dự thi HSG

bộ môn lịch sử ở cấp THCS hay em nào thi khối C ở cấp PTTH các em mới họclịch sử Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít HS phổ thông là hiện tượngphổ biến

Thực trạng trên lại rất đúng với đơn vị mà tôi đang công tác - trường THCSVĩnh Tường Nhiều năm qua nhà trường lên tục được công nhận là tập thể lao độngtiên tiến xuất sắc Năm 2005 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Laođộng hạng Ba Năm 2010 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao độnghạng Nhì

Trường THCS Vĩnh Tường là một trường trọng điểm chất lượng cao củahuyện Vĩnh Tường; là một trường có danh tiếng thành tích cao trong việc đào tạo,bồi dưỡng HSG Hàng năm nhà trường đã tuyển được đa số các em là HSG của cáctrường Tiểu học trong huyện, nên việc chọn, lấy HS tham gia đội tuyển HSG nóichung là rất thuận lợi, thế nhưng theo xu thế chung của thời đại thì HS ngày càngtập trung chú ý đến các môn học tự nhiên, ít để ý đến các môn xã hội, nhất là mônLịch sử, trong nhận thức các em coi đây là các môn phụ, nên hầu như ít có HStham gia đội tuyển HSG môn Lịch sử

Việc học bài trên lớp, các em HS hiểu bài rất nhanh, nhưng việc học bài cũ

và làm bài tập lại không được các em chú ý Hầu như tất cả các em học thuộc bài

cũ để kiểm tra miệng, sau khi có điểm miệng rồi thì lại không học thuộc bài cũnữa Khi kiểm tra viết thì qúa nửa số HS không thuộc bài, thường quay cóp, gianlận trong các bài kiểm tra

Thực trạng đội tuyển Sử nhiều năm qua có rất ít HS tham gia đội tuyển, điềunày được thể hiện thông qua các con số cụ thể: Năm học 2008 - 2009 có 6 HStham gia đội tuyển; từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2014 - 2015 mỗi năm có3-5 HS tham gia đội tuyển Số lượng đã ít, ý thức học tập lại quá yếu kém, HS đirồi lại bỏ vận động đi lại rồi lại bỏ hoặc theo đội tuyển mà không hứng thú, khôngtích cực học tập HS không đi học một phần do gia đình các em ngăn cấm, địnhhướng hay bắt buộc các em học các môn tự nhiên…

Trang 12

Về phía GV, có 2 đồng chí giảng dạy chuyên môn chính là lịch sử, như vậy

là ít so với số lớp của trường THCS Vĩnh Tường là 24 lớp GV vừa dạy đội tuyển

Sử vừa phải dạy 18 - 19 tiết chính khoá

Vì số lượng HS trường THCS Vĩnh Tường tham gia đội tuyển môn Lịch sử

ít, nên đội tuyển chủ yếu là HS từ các trường THCS trong huyện gửi lên trườngTHCS Vĩnh Tường do phòng GD&ĐT triệu tập Thế nhưng, các HS được gọi lênhọc cũng không lên hết, một số HS lên học thường hay nghỉ học, lười học bài,được ít buổi học rồi bỏ nên sĩ số HS đội tuyển cũng không đảm bảo

Như vậy, việc bồi dưỡng đội tuyển HSG môn lịch sử ở trường THCS VĩnhTường nói riêng và của huyện Vĩnh Tường nói chung thuận lợi là cơ bản nhưngkhó khăn cũng rất lớn

2 Khảo sát thực trạng.

Trước khi thực hiện chuyên đề này tôi đã yêu cầu HS làm một bài khảo sát

K t qu thu ết quả thu được như sau: ả thu được như sau: được như sau:c nh sau:ư

Năm học Tổng số HS Điểm từ

0-<5

Điểm từ5-<7

Điểm từ7-<8

Điểm từ8-<9

Điểm từ9-10

GiảiNhì

GiảiBa

GiảiKK

Tổnggiải

Ghi chú

hiện chuyên đềKết quả khảo sát và kết quả thi HSG năm học 2012 – 2013 cho thấy Số HS

bị điểm dưới 5 còn nhiều Số HS đạt điểm 8,9,10 ít Tỉ lệ HS đạt giải Nhất, Nhìchưa cao Điêù đó chứng tỏ chất lượng đội tuyển HSG lịch sử thấp Nguyên nhâncủa thực trạng này có rất nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau:

3 Nguyên nhân.

3.1.Về phía GV:

Một số GV chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa quan tâm tới chất lượnggiờ dạy, ít dành thời gian để nghiên cứu và dạy kiến thức nâng cao cho đối tượngHSG

Một số GV trong các nhà trường chưa chú trọng vào soạn giảng, đổi mớiphương pháp giảng dạy, KN chỉ bản đồ, miêu tả, tường thuật còn nhiều hạn chế,việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS còn làm một cách chiếu lệ

Trong các bài kiểm tra GV thường chỉ chú ý tới mức độ nhận biết, thônghiểu mà ít quan tâm tới mức độ vận dụng kiến thức Do vậy khả năng tư duy lịch

Trang 13

sử và vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tế cũng hạn chế Các em nhớ kiến thứclịch sử một cách vụn vặt, không có chiều sâu.

Nhiều GV đã quen với phương pháp đọc – chép nên dẫn tới tình trạng HSkhông thích học, không hứng thú học tập bộ môn

3.2 Về phía HS:

Nhiều HS luôn coi môn lịch sử là môn học phụ nên khi được gọi vào độituyển HSG lịch sử thì ngại ngần không muốn đi Tâm lí của các em không ổn địnhnên các em không tích cực học tập Việc đi học đổi tuyển của một số em chỉ làmiễn cưỡng Một số phụ huynh còn phản đối kịch liệt không cho con em mình đihọc đội tuyển lịch sử

Đa số phương pháp học tập lịch sử của HS là học thuộc lòng, ghi nhớ máymóc sự kiện nên các em thường rơi vào tình trạng khó nhớ, mau quên

Một số HS ý thức học tập bộ môn lịch sử rất yếu Đến lớp các em không chú

ý nghe giảng, thường tập trung nói chuyện Vì thế kết quả làm bài kiểm tra củanhững HS này rất thấp

Nâng cao chất lượng môn lịch sử nói chung và chất lượng đội tuyển HSGlịch sử nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đòi hỏi mỗi GV dạy lịch sử phảiđặc biệt quan tâm Trong phạm vi một chuyên đề nhỏ: tôi xin mạnh dạn đưa ramột số nội dung, phương pháp dạy học giúp HSG lớp 9 học tập lịch sử tốt hơn ở

chương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay”.

Chương 3 TỔNG HỢP NỘI DUNG KIẾN THỨC DẠY HỌC CHƯƠNG IV: " QUAN

HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY" CHO ĐỐI TƯỢNG HSG LỚP 9.

Nội dung mà chuyên đề đề cập đến là Tổng hợp nội dung và phương pháp

để dạy học chương IV: " Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay" Chương IV đượccấu tạo trong một bài và thời lượng dạy cho các lớp chính khóa cũng chỉ học trong

1 tiết Đó là bài 11: "Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai" Bàigồm bốn mục:

I Sự hình thành trật tự thế giới mới

II Sự thành lập Liên hợp quốc

III "Chiến tranh lạnh"

IV Thế giới sau "Chiến tranh lạnh"

Để nắm vững bài học, HS cần nắm các vấn đề được tổng hợp như sau:

1 Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

Sau đây là những kiến thức cơ bản đã có trong SGK Lịch sử 9:

CHƯƠNG IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Trang 14

Bài 11 : TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH

I-SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

* Hoàn cảnh ra đời (dẫn tới Hội nghị I-an-ta (2-1945)):

- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị cấp cao bacường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh (3 nguyên thủ là Xta-lin, Ru-dơ-ven và Sớc-sin) họp

từ 4-11/2/1945 ở I-an-ta (Liên Xô)

Minh họa:

(từ trái sang phải) Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin tại Hội nghị I-an-ta

* Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:

- Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức, phíađông châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnhhưởng của Mĩ, Anh

- Ở châu Á: duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô phía nam đảoXa-kha-lin; trao trả cho Trung Quốc những đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây(Đài Loan, Mãn Châu ); thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dânđảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trang 15

+ Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, tạm thời quân độiLiên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.

+ Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm viảnh hưởng của các nước phương Tây

Minh họa:

* Hệ quả: Tất cả những thỏa thuận trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế

giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự 2 cực I-an-ta do Liên Xô- Mĩ đứng đầu mỗi cực.

II-SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC

* Hoàn cảnh ra đời:

- Tại Hội nghị I-an-ta (2-1945), còn có một quyết định quan trọng khác làthành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc

Minh họa:

Một cuộc họp Liên hợp quốc

Trang 16

* Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc:

- Duy trì hoà bình, an ninh thế giới

- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độclập chủ quyền của các dân tộc

- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo

* Vai trò của Liên hợp quốc:

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc:

- Duy trì hoà bình, an ninh thế giới

- Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

- Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, nhất là đối với các nước Á,Phi, Mĩ La-tinh

Trang 17

Các bác sĩ Liên hợp quốc chữa trị cho bệnh nhân mắc Ebola

* Nước ta tham gia Liên hợp quốc từ tháng 9-1977.

III- “CHIẾN TRANH LẠNH”

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn vàđối đầu gay gắt

* Thuật ngữ: "Chiến tranh lạnh" là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ, và

các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô, và các nước xã hội chủ nghĩa

* Biểu hiện (diễn biến):

- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, tăng ngân sách quân sự, thànhlập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hộichủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng củacác dân tộc

- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốcphòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình

Minh họa:

Bom A (bom hạt nhân) Năm 1945, Mĩ thử bom trên đất Nhật Năm 1949,

Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

CHẠY

ĐUA

TRANG

Trang 18

* Hậu quả:

- "Chiến tranh lạnh đã mang lại những hậu quả hết sức nặng nề

- Thế giới luôn căng thẳng, có lúc còn đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộcchiến tranh thế giới mới

- Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người

để sản xuất các lợi vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự

IV- THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH.

* Sự chấm dứt “chiến tranh lạnh” :

- Liên Xô và Mĩ chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm quá tốn kém

- Do đó, tháng 12-1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus (cha) và Tổng Bí thưđảng cộng sản Liên Xô Gooc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiếntranh lạnh

Minh họa:

Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus (cha) và Tổng Bí thư đảng cộng sản

Liên Xô Gooc-ba-chốp tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh (12-1989)

* Từ đó, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng sau:

- Một là, xu thế hoà hoãn hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

Từ đầu những năm 90 của TK XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp,đối đầu nhau Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòabình giải quyết các tranh chấp

Minh họa:

Trang 19

Hoà hoãn hoà dịu trong quan hệ quốc tế

- Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Nhưng Mĩ lại đi vào chủ trương "thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối, thốngtrị thế giới

- Ba là, từ sau "chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát

triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tếkhu vực để cùng hợp tác và phát triển như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội cácnước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là một thành viên từ tháng 7-1995

Trang 20

Nguyên nhân là do những mâu thuẫn về về dân tộc, tôn giáo và tranh chấpbiên giới lãnh thổ Ở nhiều nơi, các cuộc xung đột diễn ra nghiêm trọng, kéo dàilàm cho đất nước không ổn định, người dân khổ cực.

Minh họa:

Khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ

* Xu thế chung của thế giới ngày nay là: Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển

kinh tế Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế

kỉ XXI, trong đó có Việt Nam

Minh họa: xu thế chung của thế giới ngày nay:

2 Kiến thức mở rộng, nâng cao:

Kiến thức này có trong các tài liệu tham khảo

2.1 Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản trong bài:

- Hội nghị I-an-ta: Hay còn gọi là Hội nghị tam cường, gồm Liên Xô, Anh,

Mỹ họp tại I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 11-2-1945 nhằm phân chia thành quả

Ngày đăng: 03/12/2015, 12:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[13]. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thi Côi, Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2002.Websites: [1]. http://baigiangbachkim.com.vn [2]. http://giaoducvinhphuc.edu.vn Link
[1]. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên) - Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Vũ Ngọc Anh - Trần Bá Đệ - Nguyễn Quốc Hùng - Trương Công Huỳnh Kỳ, Lịch sử 9, Nxb Giáo dục - 2006 Khác
[2]. PGS.TS Nguyễn Văn Am – ThS Nguyễn Văn Đẳng - Đặng Thúy Quỳnh -Nguyễn Thành Phương, Kiến thức lịch sử 9, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2006 Khác
[3]. Nguyễn Thị Côi - Nguyễn Xuân Minh, Hướng dẫn học và ôn tập lịch sử 9, Nxb Giáo dục – 2005 Khác
[4]. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Bùi Tuyết Hương - Nguyễn Hoàng Thái, Tư liệu lịch sử 9, NXB Giáo dục - 2006 Khác
[5]. 1001 câu trắc nghiệm lịch sử 9, Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - 2005 Khác
[6]. ThS. Tạ Thị Thúy Anh, Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 9, NXb Đại học Sư phạm - 2012 Khác
[7]. Tập hợp đề thi HSG lớp 9 của SGD&amp;ĐT Vĩnh Phúc qua nhiều năm Khác
[8]. N. G. Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1973 Khác
[9]. Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì? Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985 Khác
[10]. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) – Nguyễn Anh Dũng, Các hình thức dạy học lịch sử ở trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Khác
[11]. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
[12]. Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thi Côi, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thế Kim, Phạm Hồng Việt, Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w