Phương pháp được thực hiện cho đối tượng HSG lớp 9:

Một phần của tài liệu skkn cấp tỉnh TỔNG hợp nội DUNG, PHƯƠNG PHÁP dạy học CHƯƠNG IV QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1945 đến NAY CHO đối TƯỢNG học SINH GIỎI lớp 9 (Trang 37 - 41)

GV sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp vấn đáp: GV hỏi, HS trả lời, kể cả với các dạng bài tập nêu ở trên.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: HS hệ thống kiến thức, xác định nội dung đơn vị kiến thức.

- Phương pháp thảo luận nhóm: HS thảo luận theo nhóm với những câu hỏi khó.

- Phương pháp giao nhiệm vụ học tập ở nhà: HS viết bài ở nhà theo hai mức độ là đề cương và đáp án hoàn chỉnh.

- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: dùng máy chiếu (minh họa hình ảnh).

- Phương pháp thuyết trình, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề... GV sử dụng linh hoạt nhằm diễn đạt, truyền thụ nội dung cho HS.

- GV dùng máy chiếu, nêu bài tập trắc nghiệm, HS làm bài chỉ ra đáp án đúng; bài tập tự luận HS tập làm, thảo luận nêu ý cần trả lời, rèn KN phân tích đề, làm các dạng bài tập.

- Phương pháp thực hành kiểm tra: giáo viên tổ chức cho học sinh viết bài thời gian là 90 phút. Sau đó chấm, chữa và nhận xét, đánh giá.

Chương 5: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

Các nội dung nêu trên đã được áp dụng vào quá trình giảng dạy, ôn luyện cho đội tuyển HSG lớp 9, ở bài kiểm tra, bài thi HSG vòng huyện.

Để đánh giá kết quả của chuyên đề, năm học 2013-2014 và năm học 2015- 2016 tôi đã cho HS làm bài khảo sát với đề tương tự như của HSG năm học 2012- 2013. Kết quả thu được như sau:

Năm học Tổng số HS Điểm từ 0-<5 Điểm từ 5-<7 Điểm từ 7-<8 Điểm từ 8-<9 Điểm từ 9-10 2013-2014 18 0 6 6 5 3 2015-2016 20 0 5 4 6 5

(Năm học 2014-2015, tôi không lãnh đội tuyển HSG 9).

Kết quả cho thấy không có HS bị điểm dưới 5. Số HS đạt điểm 8,9,10 cũng tăng đáng kể. Điều đó chứng tỏ các em đã có kiến thức, tình cảm và KN trong học tập bộ môn. Nhiều HS rất hứng thú học tập bộ môn, ôn tập và làm bài kiểm tra, bài thi đạt kết quả khả quan hơn.

Kết quả điểm thi HSG cấp huyện do bản thân tôi đứng dạy chính cũng khả quan hơn khi áp dụng chuyên đề, cụ thể như sau:

Năm học Tổng số HS Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải KK Tổng giải Ghi chú 2013-2014 18 6 6 4 2 18

(Năm học 2015-2016, đội tuyển HSG 9 chưa thi cấp huyện).

Với kết quả đạt được như trên, tôi thấy càng thêm yêu nghề và yên tâm công tác, quyết tâm, hăng say phấn đấu cho thành tích chung, cũng như thành tích HSG của nhà trường. Qua các tiết dạy có sự chuẩn bị kĩ lưỡng như nội dung chuyên đề, đa số các em ở đội tuyển HSG đều rất hứng thú, tích cực hoạt động, thực hiện tốt mọi yêu cầu dưới sự điều khiển của GV.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:

Hiện nay, quan hệ quốc tế là một vấn đề lớn đang có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới. Quan hệ quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục làm giàu có nền kinh tế tri thức nhân loại.

“Tổng hợp nội dung, phương pháp dạy học chương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” cho đối tượng HSG lớp 9" - là yêu cầu cần thiết đối

với môn Lịch sử. Việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng bài học lịch sử đã là rất khó, song việc áp dụng các biện pháp đó vào quá trình dạy học lại càng khó hơn. Việc đó chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi người thầy dạy môn lịch sử phải luôn mang trong mình lòng yêu nghề mến trẻ, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp trồng người.

Từ thực tiễn dạy học hiện nay, các bộ môn khoa học tự nhiên trong các trường học nói chung đang rất chiếm ưu thế. Việc đa số HS không thích học môn lịch sử là thực tế khó thay đổi. Cho nên việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả của các bài học lịch sử nói chung và các bài học lịch sử ở trường THCS nói riêng là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cho HS yêu thích, có hứng thú học tập bộ môn. Từ đó nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử cho HS nói chung và nâng cao chất lượng HSG môn lịch sử nói riêng. Vì thế, chuyên đề đã được tôi thực hiện và góp phần không nhỏ vào thành tích giáo dục của nhà trường THCS Vĩnh Tường trong nhiều năm qua.

Chuyên đề “Tổng hợp nội dung, phương pháp dạy học chương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” cho các đối tượng HS lớp 9", không chỉ có ý nghĩa thực tiễn, mà còn có ý nghĩa cả về mặt phương pháp luận, đóng góp vào kho tàng lí luận dạy học của bộ môn lịch sử nói chung và vào kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Vĩnh Tường nói riêng.

Trong khuôn khổ chuyên đề này tôi đã đề cập đến các nội dung và phương pháp dạy học chương IV “Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” cho đối tượng HSG lớp 9 trên phương diện lí thuyết và thực hành, với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy HSG trong trường THCS Vĩnh Tường và đội tuyển HSG của huyện. Chắc chắn chuyên đề của tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế, tôi kính mong được các thầy, cô giáo, và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú, ngày càng hoàn thiện hơn góp phần nhỏ bé để sự phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Vĩnh Tường nói riêng và của nghành giáo dục nói chung.

2. Kiến nghị:

Qua nghiên cứu, “Tổng hợp nội dung, phương pháp dạy học chương IV: "Quan hệ quố tế từ năm 1945 đến nay” cho đối tượng HSG lớp 9" để phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau đây:

2.1. Đối với Sở GD & ĐT:

Môn lịch sử rất khó thu hút HS học tập và tham gia đội tuyển HSG môn lịch sử. Vì vậy, trong kỳ thi vào PTTH ngoài 2 môn Toán, Ngữ văn thì môn thi thứ 3 nên luân chuyển trong các môn: Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.

2.2. Đối với Phòng GD & ĐT:

Cần quan tâm hơn nữa đến các môn học mà HS coi là các môn phụ như Sử, Địa; trường học nào làm tốt công tác dạy học, bồi dưỡng HSG môn lịch sử nên nhân điển hình ra các trường khác trong huyện.

2.3. Đối với Nhà trường THCS Vĩnh Tường:

Đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho HS đi tham quan thực tế ở các di tích lịch sử như: Di tích lịch sử Đồng Đậu – Yên Lạc, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Bảo Tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Hà Nội.

Những GV và HS có thành tích cao trong bộ môn Sử, ngoài việc động viên KK về tinh thần cần thưởng vật chất xứng đáng. Những tấm gương ấy phải được nhắc lại nhiều lần để GV, HS, cha mẹ HS noi gương phấn đấu.

Phối hợp hơn nữa: Giữa Ban giám hiệu với GV, giữa nhà trường với phụ huynh, giữa Ban giám hiệu nhà trường với Ban giám hiệu các trường THCS trong huyện.

Nhà trường phải tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, kĩ thuật cần thiết để đảm bảo cho công tác giảng dạy môn lịch sử cũng như việc bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao nhất.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước đây (ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh):

Sáng kiến kinh nghiệm mang tính cấp bách, rất cần thiết và có thể là tài liệu dùng cho việc giảng dạy HS, bồi dưỡng đội tuyển HSG lớp 9 cấp THCS.

Bố cục đúng theo quy định, rõ ràng, trình bày khoa học.

XÁC NHẬN CỦA THỦTRƯỞNG ĐƠN VỊ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Vĩnh Tường, ngày 03 tháng 11 năm 2015.

Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT

Hoàng Thị Hưởng Trần Lê Sỹ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên) - Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Vũ Ngọc Anh - Trần Bá Đệ - Nguyễn Quốc Hùng - Trương Công Huỳnh Kỳ, Lịch sử 9, Nxb Giáo dục - 2006.

[2]. PGS.TS Nguyễn Văn Am – ThS Nguyễn Văn Đẳng - Đặng Thúy Quỳnh -Nguyễn Thành Phương, Kiến thức lịch sử 9, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2006.

[3]. Nguyễn Thị Côi - Nguyễn Xuân Minh, Hướng dẫn học và ôn tập lịch sử 9, Nxb Giáo dục – 2005.

[4]. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Bùi Tuyết Hương - Nguyễn Hoàng Thái, Tư liệu lịch sử 9, NXB Giáo dục - 2006.

[5]. 1001 câu trắc nghiệm lịch sử 9, Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - 2005. [6]. ThS. Tạ Thị Thúy Anh, Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 9, NXb Đại học Sư phạm - 2012.

[7]. Tập hợp đề thi HSG lớp 9 của SGD&ĐT Vĩnh Phúc qua nhiều năm.

[8]. N. G. Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1973.

[9]. Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì? Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985.

[10]. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) – Nguyễn Anh Dũng, Các hình thức dạy học lịch sử ở trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.

[11]. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002.

[12]. Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thi Côi, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thế Kim, Phạm Hồng Việt, Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.

[13]. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thi Côi, Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2002.

Websites: [1]. http://baigiangbachkim.com.vn [2]. http://giaoducvinhphuc.edu.vn

Một phần của tài liệu skkn cấp tỉnh TỔNG hợp nội DUNG, PHƯƠNG PHÁP dạy học CHƯƠNG IV QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1945 đến NAY CHO đối TƯỢNG học SINH GIỎI lớp 9 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w