- HS ở lớp học đội tuyển HSG cũng có nhiều đối tượng nhận thức khác nhau, với nhiều nội dung cần truyền đạt tới HS, GV cân nhắc lựa chọn các nội
dung chính, cơ bản và tiêu biểu nhất. Nội dung mở rộng nâng cao được nêu đầy đủ, tránh lan man, mất nhiều thời gian.
- Khi khai thác nội dung mục I của bài học trong SGK về sự hình thành trật tự thế giới mới, GV đặt câu hỏi HS trả lời: Nêu hoàn cảnh lịch sử, những quyết định của Hội nghị I-an-ta và hệ quả của các quyết định đó?
HS sẽ căn cứ nội dung đã có trong SGK để trả lời câu hỏi. Việc nêu được hoàn cảnh, những quyết định và hệ quả là rất quan trọng, đúng với đặc trưng phương pháp của việc dạy học lịch sử, khai thác được kiến thức cơ bản.
- Với mục II trong SGK về sự thành lập Liên hợp quốc, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Liên hợp quốc có những nhiệm vụ và vai trò gì? HS trả lời dựa theo nội dung SGK.
- Với mục III trong SGK về "chiến tranh lạnh", GV nêu câu hỏi HS trả lời:
Em hiểu thế nào là "chiến tranh lạnh"? Những biểu hiện của tình trạng "chiến tranh lạnh" và hậu quả của nó?
- Với mục IV trong SGK về thế giới sau "chiến tranh lạnh", GV nêu câu hỏi HS trả lời: Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? HS nêu ngắn gọn theo nội dung SGK.
- Để hiệu quả của bài học được cao, HS hứng thú học, GV chuẩn bị đầy đủ các nội dung cả kiến thức cơ bản và nâng cao, soạn giảng bằng giáo án điện tử, đưa các hình ảnh minh họa cho nội dung bài học, bài học sẽ đạt hiệu quả cao.