0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nớc đối với Thẩm phán.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH (Trang 53 -56 )

Thời gian qua, nhìn hoạt động xét xử, từ chất lợng các vụ án đã đợc giải

quyết, các vụ án còn tồn đọng, số lợng vụ án bị huỷ, bị sửa để thấy đợc vai trò quan trọng của công tác đánh giá đội ngũ Thẩm phán, nhằm xác định chính xác năng lực của Thẩm phán, xây dựng kế hoạch đào tạo, củng cố chất lợng đội ngũ cán bộ ngành Toà án. Với tình hình đó công tác quản lý Thẩm phán cũng cần có sự đổi mới cơ bản.

Quản lý Nhà nớc đối với Thẩm phán trớc tiên cần tăng cờng công tác kiểm tra các hoạt động xét xử, kịp thời phát hiện những sai sót khuyết điểm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán, không để xảy ra các vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, có ảnh hởng lớn tới công tác của toàn ngành. Chính vì thế cần có sự quan tâm và phối hợp giữa các cơ quan chức năng mạnh mẽ hơn nữa, chủ động nêu lên những vớng mắc của pháp luật để vấn đề quản lý Thẩm phán mang lại kết quả khả quan.

Công tác quản lý Thẩm phán muốn có kết quả tốt còn cần thiết đảm bảo sự độc lập trong hoạt động của ngành toà án nói chung. Không nên giao cho Toà án tối cao chức năng quản lý hệ thống Toà án và đội ngũ Thẩm phán nói riêng về tổ chức, để Toà án tập chung vào chuyên môn là nghiệp vụ xét xử. Vì nghiệp vụ xét xử đối với nghề nghiệp Thẩm phán là quan trọng nhất và cần thiết phải đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó nếu TAND tối cao tiến hành quản lý Toà án địa phơng về mặt tổ chức mà không tốt còn không đảm bảo tính độc lập xét xử, một nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động xét xử của Toà án. Bởi mục đích cuối cùng của công tác quản lý Toà án và Thẩm phán là đảm bảo cho nguyên tắc này đợc thực hiện tốt trên thực tế.

Công tác quản lý về tổ chức hiện nay theo quan điểm cá nhân em sẽ giao cho Uỷ ban quản lý Toà án. Bên cạnh nhiệm vụ là một tổ chức thực hiện tuyển chọn ngời có đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán, Uỷ ban còn thực hiện chức năng quản lý Thẩm phán về mặt tổ chức thay cho TAND tối cao hiện nay. Điều này sẽ giảm đi áp lực công việc cho Chánh án TAND tối cao. Hoạt động của Uỷ ban quản lý Toà án không nằm ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mà pháp luật giao phó. Công tác quản lý Thẩm phán về điều động, biệt phái, chế độ lơng, khen thởng kỷ luật, khiếu nại tố cáo liên quan đến Thẩm phán phải đảm bảo nguyên… tắc tập trung dân chủ và dới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nớc đối với Thẩm phán, xác định rõ cơ cấu Thẩm phán tơng ứng với chức năng, vị trí của ngời Thẩm phán là phù hợp với chủ trơng chính sách của Đảng, Quốc hội và UBTVQH. Đây là một trong 10 nhiệm vụ công tác ngành Toà án nhân dân quan trọng đã đề ra trong năm 2010, theo đó cần “Đổi mới phơng thức tổ chức chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính- t pháp theo hớng nhanh gọn, hiệu quả và hiệu lực; phân công phân cấp hợp lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm và quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm đối với ngời lãnh đạo, quản lý đơn vị”[14].

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về chế định Thẩm phán TAND thì thấy rằng còn không ít những vấn đề vớng mắc trong các quy định của pháp luật hiện hành liên quan tới chế định này. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn đã phần nào đề cập một cách khái quát nhất những kiến nghị xoay quanh những hạn chế và thiếu sót của các quy định pháp luật về Thẩm phán TAND. Tuy nhiên với kiến thức có hạn, Luận văn cũng không thể đề xuất đợc hết đợc những hạn chế đó.

Bên cạnh việc thấy đợc vị trí quan trọng của chức danh Thẩm phán trong cơ cấu tổ chức của Toà án, thấy đợc mối quan hệ của Thẩm phán với một số chức danh khác thì vấn đề xây dựng một đội ngũ Thẩm phán “ phụng công, thủ pháp, chí công, vô t ” đợc Đảng và Nhà nớc ta thực sự quan tâm và đáng đợc quan tâm hơn bao giờ hết. Cá nhân em hoàn toàn đồng ý với quan điểm cần thiết phải cải cách nền T pháp đồng thời với việc xây dựng Nhà nớc pháp quyền XHCN trong

đó đổi mới hệ thống Toà án và đội ngũ Thẩm phán là đòi hỏi khách quan và hàng đầu. Chính vì thế kiện toàn và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ trớc tiên. Kinh nghiệm thực tiễn hơn 50 năm xây dựng đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân cho thấy đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp, hiện đại là đội ngũ Thẩm phán đủ về số lợng, đảm bảo về chất lợng, có trình độ lý luận và thực tiễn vững vàng và đợc trang bị hiện đại. Vì lẽ đó xây dựng đội ngũ Thẩm phán về bản chất là đội ngũ Thẩm phán của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân bởi suy cho cùng Nhà nớc ta là Nhà nớc của nhân dân, do nhân dân bầu ra và phục vụ cho mục đích của nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Bài luận văn của em chắc chắn còn nhiều sai sót, rất mong đợc sự góp ý của các thầy cô và các bạn để có sự bổ sung và hoàn thiện cho các bài viết sau này.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH (Trang 53 -56 )

×