Nội dung quản lý Nhà nớc đối với Thẩm phán TAND và Thẩm phán TAQS các cấp theo pháp luật hiện hành quy định nh sau:
Thứ nhất số lợng Thẩm phán của TAND các cấp do Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao; số lợng Thẩm phán TAQS do UBTVQH quyết định theo đề nghị của của Chánh án TAND tối cao sau khi thống nhất với Bộ trởng Bộ Quốc phòng.
Chánh án TAND tối cao quản lý các hoạt động bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị TAND, trong TAQS có sự thống nhất với Bộ trởng Bộ Quốc phòng
Chánh án TAND tối cao chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành các cấp có liên quan trong hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán Toà án các cấp theo đúng quy định
Chánh án TAND tối cao tổ chức chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về các khâu từ bố trí công tác ,điều động ,biệt phái, nâng bậc lơng, cho đến nghỉ hu của Thẩm phán TAND các cấp; tổ chức bồi dỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán; quản lý công tác thi đua, khen thởng. Thẩm phán TAQS các cấp thì việc quản lý do TAND tối cao phối hợp với Bộ Quốc phòng đảm nhận
Xuất phát từ mục đích nâng cao và hoàn thiện hơn nữa chất lợng và hoạt động của Thẩm phán, quản lý Thẩm phán là một công việc quan trọng trong tổ chức, quản lý của hệ thống Toà án. Chính vì thế, nghiên cứu về nội dung, đặc điểm cơ chế này mang lại một ý nghĩa thiết thực.
Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 thì Toà án nhân dân tối cao trực tiếp quản lý toàn bộ đội ngũ Thẩm phán các cấp. Tuy nhiên việc quản lý đồng thời cả công tác tổ chức và công tác chuyên môn nh hiện nay đã tạo ra nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về trách nhiệm và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của TAND tối cao.
Hiện nay hệ thống Toà án vẫn đang tiếp tục sắp xếp về tổ chức cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền mới (nh đối với Toà án cấp huyện)
trong thời gian gần đây. Để Toà án tập chung vào chuyên môn nghiệp vụ xét xử, giải pháp giải quyết vấn đề này là một việc làm đúng đắn.