Thấy rõ đợc vị trí trung tâm của Toà án và đội ngũ Thẩm phán trong hệ
thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, Nhà nớc ta ngay từ khi thành lập đã thực sự chăm lo tới tổ chức và hoạt động của ngành Toà án nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng, đã sớm có các chế độ chính sách, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho Thẩm phán, nâng cao từng bớc số lợng và chất lợng cho đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về chế định Thẩm phán Toà án nhân dân ngày càng đợc sửa đổi bổ sung, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất làm việc tuy nhiên đa số Thẩm phán đã khắc phục, cố gắng vơn lên để học tập, nâng cao trình độ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.
Tất cả các nguyên nhân trên đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và củng cố đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân trong đó đặc biệt chú ý tới quy định cuả pháp luật hiện hành đã cho thấy sự tiến bộ vợt bậc khi quy định về chế định Thẩm phán Toà án nhân dân. Bên cạnh các nguyên nhân của những kết quả đạt đ- ợc cũng cần phải đánh giá tới những nguyên nhân của những yếu kém và hạn chế, từ đó mới đạt đợc mục đích hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lợng Thẩm phán cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Thứ nhất: Về nguyên nhân khách quan
Theo báo cáo tổng kết của ngành Toà án năm 2009 cho thấy những nguyên nhân khách quan ảnh hởng tới chất lợng thẩm phán, tới hoạt động của ngành Toà án chiếm một tỷ lệ đáng quan tâm. Cho tới nay, chế định Thẩm phán Toà án còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét nh đã phân tích trong đó nổi cộm lên là vấn đề
về tiền lơng, các chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán, về chất lợng Thẩm phán nhìn từ góc độ xét xử các vụ án; vấn đề về số lợng Thẩm phán trong tình trạng quá tải công việc. Tất cả phải đợc đánh giá một khách quan và thẳng thắn.
Trớc hết nhìn nhận thấy rằng hệ thống pháp luật của chúng ta đang trong quá trình đợc hoàn thiện và bổ sung. Số lợng các văn bản rất lớn nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra rất phong phú và đa dạng. Trong khi bộ luật ban hành lại không đợc cụ thể hoá. Dẫn tới tình trạng một số quy định của pháp luât có nhiều bất cập mà chậm đợc sửa đổi, bổ sung và hớng dẫn áp dụng.
Đội ngũ thẩm phán TAND các cấp hầu hết đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có đóng góp vào phong trào thi đua của ngành, tuy nhiên trình độ chuyên môn của không ít Thẩm phán còn non kém, cha đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng cao của công tác xét xử làm giảm chất lợng xét xử.
ý thức pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức cha cao, gây khó khăn cho việc Toà án thu thập chứng cứ, xác minh sự việc, thậm chí ngời dân còn gây khó dễ cho Toà án khi thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó công tác tuyên truyền pháp luật hàng năm của ngành Toà án cha đạt đợc kết quả nh mong muốn đặc biệt là ở những nơi xa xôi, vùng dân tộc ít ngời và biên giới, hải đảo với nhiều các loại tội phạm trá hình và tinh vi hơn.
Nh đã phân tích, số lợng Thẩm phán hàng năm vẫn phải bổ sung với số lợng lớn, Thẩm phán phải làm việc hết sức vất vả cho quá nhiều vụ án xét xử, có nơi lên tới 100-120 vụ/năm. Trong khi ở một số địa phơng Thẩm phán lại chỉ phải xét xử 5-10 vụ/năm[26]. Khi không đủ thời gian và nhân lực cho giải quyết công việc tất yếu sẽ dẫn tới những sai sót, đi ngợc lại với mục đích xét xử mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định.
Tiền lơng của Thẩm phán hiện nay tuy đã đợc thay đổi cùng với quá trình cải cách chế độ lơng của cả nớc cho cán bộ, công chức nhng cha thực sự phù hợp với
vị trí, vai trò và trách nhiệm cao của ngời Thẩm phán, không phù hợp với tình chất lao động phức tạp, hao tốn sức lao động, trí tuệ mà ngời làm công tác xét xử đã bỏ ra.
Thứ hai: Về nguyên nhân chủ quan
Báo cáo tổng kết ngành năm 2009 cũng đã nêu rõ về các nguyên nhân chủ quan điển hình mà ngành mắc phải trong công tác trong năm 2009 đồng thời cũng thấy rằng đó là những nguyên nhân cơ bản qua từng năm hoạt động của ngành. Các nguyên nhân này có ảnh hởng không nhỏ tới chất lợng Thẩm phán, điều đáng lu ý vẫn là ở các quy định của pháp luật hiện hành cha thể hiện đợc sự quan tâm thích đáng và mạnh mẽ tới ngành Toà án nhân dân.
Về công tác đào tạo, bồi dỡng năng lực, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong đó có Thẩm phán Toà án nhân dân cha thực sự đổi mới để đạt hiệu quả cao hơn.
Hiện nay Toà án nhân dân ở nớc ta đợc tổ chức và quản lý theo đơn vị hành chính. Việc quản lý hoạt động của Thẩm phán có liên quan chặt chẽ với cơ quan chính quyền địa phơng. Một số vụ án những năm trớc còn cho thấy sự ràng buộc trực tiếp giữa chính quyền địa phơng với hoạt động xét xử của Thẩm phán. Có thể thấy, sự phối hợp giữa ngành Toà án với các cấp uỷ Đảng không còn là sự đồng bộ và nhịp nhàng nữa. Bên cạnh đó, sự điều phối nhân sự ở Toà án địa phơng hiện không hợp lý, nơi thừa, nơi thiếu Thẩm phán. Sự không thống nhất giữa các cơ quan quản lý với hoạt động của Thẩm phán xuất hiện trong thời gian qua có ảnh hởng không nhỏ nguyên tắc xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán Toà án nhân dân.
Thẩm phán không thực sự tu dỡng, rèn luyện đạo đức và trách nhiệm cao trong việc học tập nâng cao trình độ. Vì thế có Thẩm phán vi phạm pháp luật, vi
phạm quy chế làm việc gây hậu quả khôn lờng cho ngành Toà án và nền công lý nớc ta.
Tìm ra đợc những nguyên nhân chủ quan và khách quan có ảnh hởng tới chất lợng đội ngũ Thẩm phán ở nớc ta hiện nay có ý nghĩa to lớn trong việc đề ra các phơng hớng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm phán trong các giai đoạn tiếp theo. Qua phân tích và đánh giá những nguyên nhân trên, em mạnh dạn đa ra những ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện chế định Thẩm phán hiện hành sau đây.
2.2. phơng hớng hoàn thiện chế định thẩm phán Toà án nhân dân
Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán là giai đoạn có tính chất đặc biệt quan trọng cho cả một quá trình tổ chức thực hiện cải cách t pháp. Muốn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán đợc nhanh chóng, chính xác, chặt chẽ và đúng pháp luật thì trớc hết cần phải có một cơ chế với thủ tục, quy trình nhịp nhàng và thống nhất. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 đã khắc phục khá lớn khiếm khuyết của các văn bản trớc đây, tuy nhiên cho tới nay vẫn còn cần phải có những bổ sung để hoàn thiện hơn.
2.2.1. Về chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán
Thứ nhất: thay đổi nhiệm kỳ Thẩm phán.
Nh đã phân tích ở phần I, nhiệm kỳ của Thẩm phán có ảnh hởng lớn tới nguyên tắc hoạt động của Thẩm phán, nguyên tắc quan trọng nhất đối với nghề nghiệp thẩm phán. Việc bổ nhiệm Thẩm phán có thời hạn và không thời hạn hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Khi bổ nhiệm Thẩm phán vô thời hạn còn phải tính tới năng lực và trình độ thực chất của Thẩm phán để có thể hoàn thành tốt công tác pháp luật trong suốt
cuộc đời. Cần phải có một cơ chế giám sát đối với mọi hoạt động của Thẩm phán. Khi đáp ứng đợc các yêu cầu này thì về mặt kỹ thuật xây dựng đội ngũ Thẩm phán hiện đại là yêu cầu hoàn toàn có thể chấp nhận đợc. Cùng với công cuộc đổi mới đất nớc và thực hiện hội nhập toàn cầu, phát triển nền kinh tế xã hội năng động thì quy định thời hạn nhiệm kỳ Thẩm phán dài 10 năm, 20 năm hoặc suốt đời là việc làm hợp lý.
Một hệ thống pháp luật đủ mạnh và vững chắc sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có thể tiếp cận các cơ hội mới, nâng cao hơn nữa hoạt động xét xử vốn còn nhiều bất cập hiện nay.
Thứ hai: thay đổi trình tự, thủ tục bổ nhiệm ( bổ nhiệm lại ) Thẩm phán
Theo hớng dẫn tại Thông t liên tịch số 01 của Toà án nhân dân tối cao, Bộ t pháp, Bộ nội vụ, Uỷ ban trung ơng mặt trận tổ quốc Việt Nam hớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì thấy rằng mỗi lần Thẩm phán đợc bổ nhiệm lại hầu nh phải làm lại toàn bộ hồ sơ. Sau 5 năm Thẩm phán phải chuẩn bị làm lại hồ sơ xét bổ nhiệm lại nh vậy thực sự lãng phí tiền của, thời gian và công sức trong khi các cơ quan quản lý Thẩm phán vẫn lu giữ hồ sơ gốc của họ. Nếu tính trên phạm vi rộng, một Thẩm phán liên tục đợc bổ nhiệm lại thì cả cuộc đời ngời Thẩm phán đó phải thực hiện quá nhiều thủ tục cho mỗi lần hết nhiệm kỳ
Quy trình này rờm rà không đáng có và khiến cho Thẩm phán đang đơng nhiệm có một áp lực lớn ảnh hởng tới công việc của họ. Thủ tục này có thể đợc cắt giảm theo hớng trên cơ sở hồ sơ gốc, Thẩm phán đợc tái nhiệm chỉ cần bổ sung các loại giấy tờ cần thiết nh bản kiểm điểm công tác khi hết nhiệm kỳ, bản nhận xét khi hết nhiệm kỳ của cơ quan, đơn vị Còn việc Thẩm phán đ… ợc bổ nhiệm lần đầu vẫn cần đủ các loại thủ tục mà pháp luật đang quy định. Hạn chế tới mức tối đa thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán là phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính mà chúng ta đang tiến hành hiện nay. Thực tế thì việc làm này đã
đợc một số địa phơng thực hiện, tiết kiệm thời gian và công sức cho Thẩm phán TAND.
Thông t liên tịch số 01 cũng đã hớng dẫn cụ thể việc lấy ý kiến bằng bỏ phiếu kín đối với việc bổ nhiệm Thẩm phán. Đây là một thủ tục cần thiết, tuy nhiên phiếu kín nh hiện nay không thống nhất về mẫu phiếu dẫn tới hiện tợng một số địa phơng có các hình thức phiếu khác nhau có khi không đảm bảo tính chất của một loại phiếu kín. Cần phải có một hớng dẫn thống nhất về vấn đề này.
Thứ ba: thay đổi cơ cấu, tổ chức của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp.
Nhằm tuyển chọn một đội ngũ Thẩm phán có đủ đức, đủ tài phục vụ cho hoạt động xét xử nhân danh Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc quy định một Hội đồng với sự tham gia của các thành phần nh Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đại diện của cơ quan t pháp, đại diện của cơ quan Quốc phòng, đại diện Hội luật gia, đại diện cơ quan quyền lực địa phơng có ý nghĩa quan… trọng cho “đầu vào” Thẩm phán.
Hiện nay Hội đồng tuyển chọn thẩm phán đợc thành lập ở các cấp Toà án với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể và thống nhất. Các Hội đồng tuyển chọn đã xem xét nhiều trờng hợp Thẩm phán vi phạm kỷ luật, đạo đức để xử lý kỷ luật nhằm tạo dựng môi trờng thẩm phán trong sạch, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh cho ngành Toà án nhân dân. Hội đồng tuyển chọn không những nắm bắt hồ sơ thẩm phán trên giấy tờ mà còn tiếp cận Thẩm phán ở khía cạnh xã hội, ở góc độ thực tế để xây dựng một hình mẫu Thẩm phán đúng bản chất của nhân dân và phục vụ lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên việc thành lập Hội đồng ở quá nhiều cấp Toà án thực sự không cần thiết. Khi một ngời đã tham gia vào kỳ thi xét tuyển mà đỗ rồi, thì chỉ cần thiết xem xét hồ sơ khiếu nại, tố cáo (nếu có), xem xét lý lịch để đối chiếu với các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn làm Thẩm phán đối với ngời đó nữa mà thôi. Vì lẽ đó ý kiến cá nhân của em là nên thành lập một tổ chức
mới mang tên Uỷ ban quản lý Toà án có chức năng nhiệm vụ cụ thể là tiến hành các công việc tuyển chọn một đội ngũ Thẩm phán hội tụ đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật đã quy định, thay thế cho nhiều Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán nh hiện nay. Chức năng tuyển chọn Thẩm phán sẽ đợc giao hẳn cho Uỷ ban này.
Thứ t: đảm bảo đủ biên chế Thẩm phán cho Toà án nhân dân cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
Căn cứ vào biên chế của UBTVQH giao trong hai năm 2004 và 2005 cho ngành Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao đã phân bổ biên chế cho các Toà án nhân dân địa phơng trên cơ sở số lợng án phải giải quyết trong năm và một số điều kiện về địa lý, dân c khác. Với số lợng biên chế trớc đây, các Toà án nhân dân địa phơng về cơ bản đã đáp ứng đợc yêu cầu, nhiệm vụ đợc giao.
Hai năm 2009 và 2010 tổng biên chế mà UBTVQH quy định cho Toà án nhân dân các cấp là 13.524 ngời, trong đó có 5436 ngời là Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp và đợc phân bổ cụ thể cho từng địa phơng, đơn vị [14] .
Việc mở rộng thẩm quyền xét xử dân sự và hình sự cho các Toà án nhân dân cấp huyện đã đợc tiến hành từ năm 2004. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH về tăng thẩm quyền cho Toà án nhân dân cấp huyện, cho tới nay tất cả các Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án Quân sự khu vực đều thống nhất thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự. Năm 2009 tăng 508 biên chế Thẩm phán cho Toà án nhân dân cấp huyện, đây là một việc làm hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.
Nh vậy đồng thời với việc tăng thẩm quyền cho Toà án nhân dân cấp huyện, việc tăng biên chế cho Toà án cấp huyện phải đợc chú trọng hơn nữa. Hiện nay, biên chế Thẩm phán ở các Toà án nhân dân huyện không phải nơi nào cũng đầy đủ và đợc phân bổ hợp lý. Toà án nhân dân tối cao cần thiết phải đảm bảo tốt biên chế Thẩm phán sẽ là một động lực to lớn giúp cho Thẩm phán yên tâm công
tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xét xử của mình. Tuy nhiên việc phân bổ biên chế cũng cần phải chú ý tới nhiệm vụ công tác mà đơn vị đó đợc giao để không đảm bảo không có sự thiên vị trong tổ chức nhân sự giữa địa phơng này với địa phơng khác, giữa ngành này với ngành khác.