Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Trang 12 Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch 6
2.1 Khái niệm quy hoạch xây dựng 6
2.2 Các loại quy hoạch xây dựng 7
2.3 Quy hoạch xây dựng ở đô thị 8
2.3.1 Quy hoạch chung xây dựng đô thị 8
2.3.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 9
2.4 Vai trò của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch 10
3 GPXD (GPXD) 10
3.1 Khái niệm 10
3.2 Thẩm quyền cấp GPXD 14
3.3 Quy trình cấp GPXD 14
3.4 Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng 18
3.5.Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD 19
3.6 Cơ sở của việc cấp GPXD 20
Trang 24.4 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tự
xây dựng của các cơ quan chức năng 25
4.4.1 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện 25
4.4.2 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn 26
4.4.3 Trách nhiệm , thẩm quyền của Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố, Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện, Thanh tra viên, Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn 26
4.5 Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng 30
4.4.1 Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản 30
4.4.2 Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30
4.6.Cơ sở pháp lý cho việc quản lý trật tự xây dựng đô thị 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 32
1 Giới thiệu chung về Quận Hoàng Mai 32
1.1 Điều kiện tự nhiên 32
1.1.1.Vị trí địa lý 32
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 32
1.1.3.Tài nguyên đất 33
1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 38
2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng của quận Hoàng Mai 39
2.1 Hệ thống cấp nước 39
2.2 Hệ thống thoát nước 39
2.3 Hệ thống chiếu sáng 40
2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 40
3 Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng 42
3.1 Phòng Quản lý đô thị 44
3.2 Thanh tra xây dựng 46
4 Thực trạng về trật tự xây dựng trên toàn Thành phố và quận HoàngMai 48
Trang 34.1 Thực trạng trật tự xây dựng Thành phố Hà Nội 48
4.2 Thực trạng trật tự xây dựng trên địa bàn Quân Hoàng Mai 49
5 Những kết quả vê công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xâydựng trên địa bàn quận Hoàng Mai 55
6 Kết quả thực hiện tranh tra trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai 60
7 Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận 62
7.1 Hạn chế trong công tác quy hoạch 62
7.2 Hạn chế từ phía chủ đầu tư 63
7.3 Hạn chế từ việc tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng 64
7.4 Hạn chế tư việc tổ chức ban chuyên môn tranh tra xây dựng 64
7.5 Hạn chế từ công cụ pháp luật 65
7.6 Hạn chế tư công tác tuyên truyền vận động 66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 67
I- Phương hướng hoạt động trong năm 2009 và 2010 67
II- Giải pháp 69
1 Công tác quy hoạch 69
2 Chủ đầu tư 70
3 Tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng 70
4 Tổ chức cán bộ chuyên môn tranh tra xây dựng 70
5 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 71
6 Công tác tuyên truyền vận động 72
III KIẾN NGHỊ 74
KẾT LUẬN 76
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh Đến nay cả nước đã có khoảng 743 đô thị, trong đó có gần 100 thành phố và thị xã
Đô thị hoá nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanh chóng được xây lên nhằm đáp ứng kịp các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực
Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng Xét trên cái cái nhìn tổng thể ở hầu hết các đô thị, từ đô thị đặc biệt như thủ đô Hà Nội cho tới các đô thị loại 5 Dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp dứng kịp Điều này đòi hỏi công tác quản lý xây dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức
Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập năm 2004 Cho tới nay, sau 5 năm hình thành và phát triển, Hoàng Mai đã đi lên và phát triển về nhiều mặt Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung, quá trình đô thị hoá cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ trên điạ bàn Quận Tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra trông thấy ở các công trình xây dựng: nhà cửa những người dân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiêp, các công trình hạ tầng….đang ngày ngày đổi thay Việc quản lý xây dựng trên địa bàn vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết
Trang 5hơn bao giờ hết Với đội ngũ cán bộ mới, Quận mới gộp từ 14 phường của 9 xã Thanh Trì, 5 phường của Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai đã và đang có những giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng để thúc đẩy công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý xây dựng nói riêng xứng đáng là một trong những Quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế của thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng đô thị nói chung và trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu và xem xét về công tác quản lý xây dựng của Quận Hoàng Mai em quyết định
lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn
quận Hoàng Mai” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Quản lý xây dựng bao gồm nhiều nội dung như: Quản lý cấp GPXD -trật tự xây dựng; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị-VSMT Trong đó hai mảng cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng là đáng quan tâm nhất Trên thực tế hai mảng này còn rất nhiều bất cập và cần thiết phải tìm giải pháp thúc đẩy sao cho có hiệu quả Do đó, đề tài này em xin tập trung vào tìm hiểu và đánh giá công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn 14 phường của quận Hoàng Mai Trong đó gồm có từ khâu cấp phép xây dựng cho đến quản lý trật tự xây dựng - hậu cấp phép trong 3 năm gần đây (từ năm 2006-2008) Qua đó, tìm hiểu những mặt tốt và mặt hạn chế của công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng, nguyên nhân và qua đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận.
Để thực hiện được những việc trên em đi trả lời cho những câu hỏi mà đề tài đặt ra như sau:
- Các quy định, điều luật về cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng thế nào?
Trang 6- Thực trạng cấp phép của Quận Hoàng Mai như thế nào?
- Thực trạng xây dựng diễn ra thế nào trên địa bàn Quận trong những năm từ 2006-2008?
- Việc tuân thủ trật tự xây dựng của dân cư trên địa bàn Quận ở mức độ nào, thể hiện ở số các công trình xây dựng đúng phép, trái phép, sai phép, không phép là bao nhiêu trên tổng số GPXD đã cấp?
- Cán bộ cơ quan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng Quận thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng thế nào?
- Khó khăn còn tồn tại trong khâu cấp phép và quản lý trật tự xây dựng là do đâu?
- Công tác khắc phục và nâng cao hiệu quả để đẩy mạnh công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận được đưa ra như thế nào?
Việc phân tích đề tài này em xin sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
+ Thống kê.
+ Thu thập, xử lý và phân tích số liệu thứ cấp + So sánh số liệu theo thời gian và không gian + Vẽ biểu đồ phân tích số liệu.
Kết cầu đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luật có các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp GPXD.
Chương 2: Thực trạng công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Trang 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG
1 Quản lý xây dựng đô thị
1.1 Khái niệm.
Theo Luật xây dựng 2003, hoạt động xây dựng gồm: - Lập quy hoạch xây dựng
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình - Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng công trình - Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình
Như vậy, đối tượng của quản lý xây dựng đô thị là toàn bộ những hoạt động xây dựng tại hoặc có liên quan đến địa bàn đô thị Trong đó, hoạt động quy hoạch xây dựng (QHXD) có vị trí đầu tiên trong dây truyền, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình…Chính vì vậy, công tác quản lý QHXD và kiến trúc đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của QHXD góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững và tạo bộ mặt kiến trúc đô thị có thẩm mỹ.
1.2 Nội dung
(1) Biên soạn và ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.
(2) Công bố quy hoạch xây dựng
Trang 8(3) Cắm và quản lý các mốc giới ngoài thực địa (4) Cung cấp thông tin về quy hoạch
(5) Quản lý việc xây dựng công trình theo QHXD
(6) Quản lý việc xây dựng đồng bộ hệ thống công trình HTKT.
(7) Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng.
Thực tế, sau khi đồ án QHXD được phê duyệt, công tác quản lý quy hoạch xây dựng gồm các nội dung 1-4, còn các nội dung từ 5-7 là công tác quản lý xây dựng nói chung mà QHXD chỉ là 1 trong nhiều căn cứ để quản lý.
1.3 Đặc điểm
Quản lý xây dựng là hoạt động quản lý mà trong đó nó có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng mà chỉ có trong xây dựng.
- Đối tượng quản lý xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn đô thị Công tác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa phương, thẩm mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đô thị…
- Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở, tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượng thanh tra Bộ và các Sở Xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điều kiện để kiểm soát toàn bộ hoạt động xây dựng trên toàn quốc, dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụ nghiêm trọng gây dư luận xã hội và tốn không ít tiền của của Nhà nước và nhân dân.
Trang 9- Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500 Gắn quy hoạch tổng thể Thành phố với Quy hoạch chi tiết từng đơn vị quận, phường.
- Hoạt động quản lý xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương.
- Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy hoạch- kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự…
- Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế xây dựng công trình, cấp giấy phép, hoạt động tranh tra kiểm tra hậu cấp phép (quản lý trật tự xây dựng).
2 Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch
2.1 Khái niệm quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian gồm: - Đô thị và điểm dân cư nông thôn.
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội.
Mục đích của quy hoạch xây dựng là tạo lập môi trường sống tốt cho người dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Vị trí của QHXD trong hoạt động xây dựng:
Quy hoạch xây dựng có vị trí đầu tiên trong dây truyền hoạt động xây dựng, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng…
Trang 10Sơ đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện các bước trong quy hoạch xây dựng
(Nguồn: Tài liệu tập huấn cán bộ thiết kế đô thị và quản lý kiến trúc đô thịThành phố năm 2007)
2.2 Các loại quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng được phân thành 3 loại: - Quy hoạch xây dựng vùng
- Quy hoạch xây dựng đô thị (gồm quy hoạch vùng chung, quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500)
- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (gồm quy hoạch mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn xã và quy hoạch khu trung tâm xã, các điểm dân cư trên địa bàn xã)
Quy hoạch xây dựng
Trang 11Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch xây dựng
2.3 Quy hoạch xây dựng ở đô thị
Gồm quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
2.3.1 Quy hoạch chung xây dựng đô thị.
Là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.
Theo nghị định 08/2005/NĐ-CP nội dung của đồ án quy hoạch chung đô thị gồm:
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế- xã hội, dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng về xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.
Quy hoạch xây dựng vùng
QHXD điểm dân cư
Trang 12- Xác định tiềm năng, động lực hình thành và phát triển đô thị; tính chất, quy mô dân số, lao động và quy mô đất đai xây dựng đô thị, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu trong các giai đoạn phát triển của đôt thị.
- Định hướng phát triển không gian đô thị bao gồm nội thị và ngoại thị - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị.
- Dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện - Thiết kế đô thị.
- Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường trong đồ án quy hoạch chung đô thị.
(Chi tiết về nội dung thuyết minh và bản vẽ quy hoạch chung đô thị thamkhảo trong Thông tư số 07/2008/TT-BXD và Quyết định 03/2008/QĐ-BXD)
2.3.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp GPXD công trình, giao đất cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tứ xây dựng công trình Quy hoạch chi tiết có 2 mức độ:
- Quy hoạch chi tiết 1/2000 - Quy hoạch chi tiết 1/500
Theo nghị định 08/2005/NĐ-CP nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết gồm:
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, di tích lịch sử- văn hoá, khả năng sử dụng quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến phát triển.
- Xác định tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tê- kỹ thuật chủ yếu vè sử dụng đất đai, hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực thiết kế, nội dung cải tạo và xây dựng mới.
- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Trang 13- Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và đánh gía tác động môi trường chiến lược.
- Dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện - Thiết kế đô thị
- Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
(Chi tiết về nội dung thuyết minh và bản vẽ QH chi tiết xây dựng đượcquy định trong quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008)
2.4 Vai trò của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch là một trong các lĩnh vực chính quản lý đô thị Khi đô thị đã có quy hoạch chi tiết cụ thể 1/2000, 1/500 thì bắt buộc các công trình xây dựng xây lên phải phù hợp với quy hoạch đã được duyệt về kiến trúc, không gian, chiều cao, kỹ thuật…Ý thức của các chủ đầu tư không tốt sẽ dễ dẫn đến xây dựng sai phạm trật tự xây dựng Do đó, công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch là vô cùng cần thiết Nhằm đảm bảo mỹ quan, văn minh đô thị và công bằng xã hội, đảm bảo đô thị được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được đưa ra.
3 GPXD (GPXD).
3.1 Khái niệm
GPXD là một loại văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan của Nhà nước.
GPXD tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình nhanh chóng, an toàn, thuận tiện theo quy định.
Trang 14Việc xây dựng đô thị theo đúng giấy phép quy định còn thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá di tích lịch sử Mặt khác, GPXD còn làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công.
Chủ đầu tư cần phải có GPXD làm điều kiện cần và đủ trước khi khởi công xây dựng công trình Mọi công trình đều phải xin phép xây dựng chỉ trừ các công trình dưới đây:
- Công trình xây dựng bí mật Nhà nước Đây là những công trình cần giữ bí mật Quốc gia không được phép công khai Vì vậy không cần thiết phải xin phép xây dựng từ bất kỳ cơ quan cấp phép nào.
- Công trình phải được xây dựng và hoàn thành kịp thời đáp ứng yêu cầu khẩn cấp được các cấp có thẩm quyền yêu cầu hoặc lệnh thực hiện Những công trình này yêu cầu về thời gian được ưu tiên nên không thể chờ đợi để hoàn thành xong mọi thủ tục cấp GPXD.
- Công trình xây dựng tạm, phục vụ trong thời gian thi công các công trình xây dựng chính như: nhà lán, nhà kho, bến bãi… chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi nào công trình chính thi công xong thì những công trình tạm này sẽ bị dỡ bỏ hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu trong hồ sơ thiết kế đã duyệt.
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.
- Vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt thì những công trình nhà lẻ không cần phải xin GPXD.
Trang 15- Công trình sửa chữa, cải tạo lắp đặt bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình vốn có Sự sửa chữa nhỏ vẫn đảm bảo các điều kiện cho phép.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật ở các xã vùng sâu vùng xa không nằm trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử- văn hoá có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng.
- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện quy hoạch thì chỉ được cấp GPXD tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch Chủ đầu tư phải nhất nhất xây dựng theo GPXD tạm cấp đảm bảo tối đa quy mô công trình không quá 3 tầng và có trách nhiệm trả lại mặt bằng khi quy hoạch xây dựng đi vào khởi công.
Hồ sơ xin cấp GPXD công trình, nhà ở trong đô thị gồm các nội dung: - Một đơn xin cấp GPXD
- Một bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Ba bộ bản vẽ thiết kế công trình xây dựng sẽ xây lên.
- Chứng chỉ kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề photo công chứng của công ty thiết kế (nếu đi thuê thiết kế)
Ngoài ra, đối với các công trình công cộng thì chủ đầu tư còn phải bổ sung thêm các giấy tờ như chứng chỉ quy hoạch, chủ trương cho phép đầu tư và Quyết định phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền, hồ sơ phải được đơn vị có chức năng thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm định phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
Trang 16Đối với công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định thì chủ đầu tư có thể xin GPXD cho một công trình, một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án.
Đối với nhà ở hiện trạng xin cấp giấy phép sửa chữa cải tạo thì ngoài các hồ sơ trên thì chủ đầu tư phải bổ sung thêm bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, ảnh chụp hiện trạng công trình cũ, bản vẽ các mặt cơ bản của ngôi nhà, và biện pháp phá dỡ nếu là dỡ bỏ.
Nội dung GPXD
Nội dung chủ yếu của GPXD bao gồm:
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình Nêu rõ công trình được xây dựng trên thửa bao nhiêu trong quy hoạch, số nhà, ngõ-ngách-phố.
- Loại, cấp công trình: ví dụ: công trình thuộc loại nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự, nhà phố liền kế, cấp công trình là nhà cấp I, II, III, IV.
- Cốt xây dựng công trình.( Cụ thể cốt từng tầng)
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: không gian xây dựng cho phép, diện tích sử dụng đất cho phép.
- Bảo vệ môi trường xung quanh và an toàn công trình, an toàn cho thi công và an toàn cho các hoạt động xung quanh.
- Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp trong đô thị; ngoài các nội dung quy định trên còn phải có nội dung về diện tích xây dựng công trình, chiều cao từng tầng, chiều cao tối đa toàn công trình, màu sắc công trình.
- Những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình - Hiệu lực của giấy phép.
Các loại mẫu giấy phép phải phù hợp với từng loại công trình: có mẫu giấy phép số 6 cho các công trình nhà ở đô thị, mẫu số 7 cho công trình nhà
Trang 17tạm, mẫu số 8 cho công trình nhà ở nông thôn, mẫu số 9 cho các công trình thuộc dự án.(Mẫu giấy phép ở những trang cuối).
3.2 Thẩm quyền cấp GPXD
Điều 66 Luật Xây dựng quy định thẩm quyền cấp GPXD như sau:
1 Những công trình có quy mô lớn, công trình có kiến trúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính do mình quản lý theo quy định của Chính phủ.
2 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp GPXD đối với các công trình xây dựng Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này.
3 Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp GPXD nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải cấp GPXD thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
3.3 Quy trình cấp GPXD.
Sơ đồ 1.3: Quy trình cấp phép xây dựng
a Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (bước này là do chủ đầu tư làm)
Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Tiếp nhận, phân loại hồ sơ cấp GPXD
Thẩm tra hồ sơ, cấp GPXD và thu phí xây dựng , lệ phí cấp phép
Trang 18Chủ đầu tư ( hoặc đại diện hợp phápcủa chủ đầu tư) khi có nhu cầu xin phép xây dựng thì liên hệ với bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của Sở xây dựng Hà Nội hoặc của UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn phân hoặc bộ phận tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính để được hướng dẫn lập hồ sơ xin cấp GPXD theo quy định.
Chủ đầu tư lập hồ sơ xin cấp GPXD phải lập hồ sơ theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Quy định chung cấp GPXD các công trình trên địa bàn đô thị
(Theo Điều 14 mục 4 Quyết định số 79/2007/QĐ-UBND thành phố Hà Nội)b Tiếp nhận, phân loại hồ sơ cấp GPXD (bước này là công việc của cơ quancấp phép)
Sau khi đã kiểm tra nội dung và quy cách hồ sơ, cán bộ phân loại để vào sổ theo dõi hàng ngày Sổ theo dõi theo số hồ sơ sẽ vào theo ngày nhập hồ sơ, tên chủ đầu tư, vị trí công trình xây dựng, quy mô công trình ngày nhận hồ sơ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đưa trả chủ đầu tư giấy biên nhận, và giấy hẹn ngày trả kết quả Để theo dõi và phân công công việc thì giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 02 bản để giao chủ đầu tư và lưu tại cơ quan cấp phép.
Nếu có bất cứ thiếu sót nào thì bên tiếp nhận hồ sơ không tiếp nhận và có lời giải thích rõ ràng lý do từ chối hồ sơ không hợp lệ với bên nộp hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh, trong vòng 7 ngày từ khi nhận hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư để hoàn chỉnh đầy đủ Phí xây dựng và lệ phí cấp phép sẽ được thực hiện ở bộ phận tài chính
c Tiếp nhận hồ sơ, cấp GPXD, thu phí và lệ phí (Bước này do cơ quancấp phép xây dựng làm)
Trang 19Cơ quan thẩm quyền cấp GPXD thẩm tra hồ sơ, kiểm tra tại thực địa để giải quyết cấp hoặc tự chối cấp GPXD Căn cứ vào hồ sơ xin cấp GPXD, các ý kiến thoả thuận, chứng chỉ quy hoạch (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và văn bản pháp luật khác có liên quan, Với các công trình như: công trình di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh, công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành, công trình có nguy cơ cháy nổ, công trình có tác động lớn đến vệ sinh môi trường, công trình tôn giáo, công trình nhà ở trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ thì cơ qua cấp GPXD cần có công văn và hồ sơ có liên quan đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến
Cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho bên cấp GPXD Nếu có yêu cầu xin ý kiến Và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời hạn chế GPXD được lập thành 02 bản chính: 01 bản cho chủ đầu tư, 01 bản lưu ở cơ quan cấp GPXD Nếu chủ đầu tư bị thất lạc mất GPXD phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền mất để được cấp lại.
Thời gian cấp phép xây dựng
+ Đối với công trình : không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ : không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trước khi giao GPXD cho chủ đầu tư, cơ quan cấp GPXD thu lệ phí và phí xây dựng theo quy định của Bộ Tài chính và UBND thành phố.
- Lệ phí cấp cấp GPXD được quy định như sau: 1/ Đối với công trình là : 100.000đ 2/ Đối với nhà ở là : 50.000đ
3/ Gia hạn GPXD là : 10.000đ
Trang 20- Mức thu phí (Theo quyết định số 114/2007/QĐ- UBND về việc thu phí
xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó quy định)
(1) Nhà ở do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng để ở, cam kết không sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ: - Đối với nhà ở xây dựng tại quận: Mức thu được tính bằng 0,5% chi phí xây dựng công trình.- Đối với nhà ở xây dựng tại các huyện: Mức thu được tính bằng 0,2% chi phí xây dựng công trình.
(2) Các công trình được sử dụng để làm văn phòng, trụ sở làm việc, các công trình khác của cơ sở sản xuất: Đối với các công trình có mức vốn xây dựng thuộc dự án nhóm A: Mức thu được tính bằng 0,5% chi phí xây dựng công trình; Đối với công trình có mức vốn xây dựng thuộc dự án nhóm B, C: Mức thu được tính bằng 0,7% chi phí xây dựng công trình
(3) Các công trình kinh doanh dịch vụ như: Khách sạn, văn phòng cho thuê, cửa hàng mua bán vật tư và hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng, nhà ở để bán và nhà ở cho thuê: - Đối với công trình có vốn xây dựng thuộc dự án nhóm A: Mức thu được tính bằng 0,5% chi phí xây dựng công trình - Đối với công trình có vốn xây dựng thuộc dự án nhóm B: Mức thu được tính bằng 1% chi phí xây dựng công trình - Đối với công trình có vốn xây dựng thuộc dự án nhóm C: Mức thu được tính bằng 2% chi phí xây dựng công trình (Công trình xây dựng được phân nhóm theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).
(4) Xác định chi phí xây dựng công trình: Chi phí công trình được quy định tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này để thu phí xây dựng không bao gồm thuế GTGT, chi phí thiết bị và chi phí khác Cụ thể, chi phí xây dựng công trình được xác định theo nguyên tắc sau: Chi phí xây dựng công trình được xác định tại quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng; phê duyệt Thiết kế kỹ thuật- Tổng dự toán hoặc Thiết kế bản vẽ thi công- Dự
Trang 21toán thi công; Trường hợp công trình không thuộc đối tượng phải phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng, Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán hoặc Thiết kế bản vẽ thi công - Dự toán thi công thì chi phí xây dựng công trình được xác định bằng tổng diện tích sàn xây dựng nhân với đơn giá xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm cấp GPXD
(5) Trường hợp công trình có nhiều chức năng thì căn cứ vào các chức năng chính của công trình để áp dụng mức thu cho phù hợp
(6) Đối với các công trình do thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng dẫn đến mức thu phí xây dựng công trình của công trình đó tăng lên thì chủ đầu tư phải nộp bổ sung phần chênh lệch giữa 2 mức thu và không được hoàn lại phần chênh lệch khi mức thu của công trình đó thấp hơn mức đã nộp
3.4 Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng
Chủ đầu tư – người xin cấp GPXD khi đến cơ quan cấp phép có quyền yêu cầu cơ quan này hướng dẫn các quy định về cấp phép xây dựng và giải thích rõ ràng nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề cấp GPXD
Nếu thấy có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật ào trong việc cấp GPXD thì chủ đầu tư có quyền khiếu nại, tố cáo.
Nếu sau thời gian quy định mà cơ quan cấp giấy phép không có văn bản trả lời khi đã có đủ các điều kiện quy định để khởi công xây dựng công trình thì được khởi công xây dựng mà không cần đợi sự cho phép.
Với quyền hạn trên, chủ đầu tư cũng đồng thời phải có các nghĩa vụ sau : * Nghĩa vụ của người xin cấp GPXD :
Sau khi đã được hướng dẫn từ phía cơ quan cấp phép chủ đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ và nộp lệ phí cấp phép như quy định đã nêu.
Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực trong nội dung hồ sơ xin cấp phép Đảm bảo đúng và phù hợp giữa thực tế xây dựng công trình và nội dung trong giấy phép đã phê duyệt.
Trang 22Có văn bản thông báo thời gian khởi công xây dưng công trình trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc trước khi bắt đầu xây dựng cho UBND phường biết để tiện cho việc theo dõi và quản lý.
Nếu có bất kỳ sự thay đổi thiết kế hoặc điều chỉnh nào trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư phải trình cơ quan cấp phép xây dựng để được chấp thuận.
Nộp phí xây dựng trước khi nhận GPXD.
3.5.Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD
1/ Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép tại trụ sở quan cấp GPXD (Tại UBND Quận - Phòng quản lý đô thị, bộ phận một cửa, tại phường) để các chủ đầu tư nắm bắt được và thực hiện theo.
2/ Trong vòng 7 ngày kể từ khi được yêu cầu, bên cơ quan cấp GPXD phải cung cấp thông tin liên lạc đến cấp GPXD nếu chủ đầu tư yêu cầu.
3/ Với các trường hợp công trình xây dựng cần có tham vấn các bên có liên quan có liên quan thì cơ quan cấp phép có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan này để làm rõ phục vụ cho việc cấp GPXD của cơ quan cấp phép
Về phía cơ quan có liên quan, khi có công văn xin ý kiến thì chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận công văn, phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho bên cơ quan cấp phép Cơ quan có liên quan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra nếu trả lời chậm trễ hoặc hoặc không trả lời cơ quan cấp GPXD.
4/ Cấp GPXD trong thời hạn không quá hai mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn nêu trên không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5/ Trong trường hợp giấy phép bị chậm hoặc sai thì cơ quan cấp GPXD phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu công trình đi vào khởi công mà
Trang 23đình chỉ, xử phạt hành chính hoặc tháo dỡ, không phù hợp với quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể đã phê duyệt.
6/ Khi phát hiện có sai phạm trong xây dựng từ phía chủ đầu tư sau cấp phép, cơ quan cấp phép kiểm tra thực địa, dà soát lại và có biện pháp xử lý kịp thời như : đình chỉ thi công, thu hồi GPXD.
7/ Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác đối với những công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với GPXD được cấp.
8/ Nếu có bất kỳ khiếu nại, tố cáo về việc cấp GPXD, cơ quan cấp phép có trách nhiệm giải quyết theo đúng luật định.
9/ Thu lệ phí cấp phép xây dựng theo quy định (Tham khảo phần trên)
(Nguồn : Quyết định số 79/2007/QĐ- UBND v/v ban hành GPXD cáccông trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội)
3.6 Cơ sở của việc cấp GPXD.
Để cấp GPXD người ta cần căn cứ vào các điểm sau: - Hồ sơ xin cấp GPXD của chủ đầu tư nộp.
- Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500 phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các văn bản thoả thuận chuyên ngành của các cơ quan có liên quan.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệ sinh môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.
4 Quản lý trật tự xây dựng
4.1 Khái niệm
Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói
Trang 24riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi dà sát kiểm tra những công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong GPXD đã được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo luật đã định Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yêu là GPXD và các tiêu chuẩn đã được duyệt Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực Dưới đây là các hình thức vi phạm trật tự xây dừng và biện pháp xử lý.
4.2 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý
4.2.1 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
a Công trình không phép
Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của Quận, Huyện, Phường…, xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị…
b Công trình trái phép
Là những công trình xây dựng trái với nội dung giấy phép hoặc không có GPXD, hành vi vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ Hậu quả dẫn đến những hoang phí về tiền của của công dân, của nhà nước và mất cảnh quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường khi thực hiện dỡ bỏ…
c Công trình sai phép
Trang 25Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp Những loại công trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không như trong giấy phép đã duyệt Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây dựng thường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xây dựng sai phép Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng.
4.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Chính phủ vừa ban hành nghị định 180 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị Theo đó, những công trình xây dựng không phép vẫn được xem xét cấp phép xây dựng, sau đó nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau: xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp qui hoạch xây dựng; công trình xây dựng có đủ điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khi phát hiện, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp GPXD.
Nếu chủ đầu tư không chấp hành thì cơ quan chức năng đình chỉ thi công Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủ đầu tư không xuất trình GPXD thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ Sau khi được cấp GPXD, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung giấy phép được cấp mới được tiếp tục thi công Nếu không chấp hành thì công trình phải bị cưỡng chế, đồng thời chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế này.
Nghị định cũng qui định trách nhiệm của các bên trong quá trình xây dựng công trình Theo đó, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải ngừng thi công công trình khi có biên bản ngừng thi công của cơ quan chức năng và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Trang 26Đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế nếu thông đồng hoặc để chủ đầu tư, nhà thầu thi công làm sai thiết kế xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý hình sự Chủ tịch UBND các cấp cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn
Từ trước tới quý 1 năm 2008, việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng được áp dụng theo Nghị định 126/2004/CP: quy định đượt phạt tiền đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng Đối với từng cấp quả lý và từng mức vi phạm khác nhau mà có mức phạt nặng nhẹ khác nhau được quy định rõ trong Nghị định này Nhưng từ quý 2 năm 2008 trở đi việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng lại được áp dựng theo Quyết định mới Quyết định số 89/2007/QĐ-CP: theo Quyết định này các công trình vi phạm trật tự xây dựng sẽ bị đình chỉ thi công có hiệu lực và nặng hơn nữa là tịch thu GPXD, cưỡng chế dỡ bỏ.
Trong Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2009 có nêu:
Trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư có các hành vi như tự thực hiện khảo sát xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực, không thực hiện giám sát khảo sát xây dựng hoặc không tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.
Các chủ đầu tư vi phạm về trật tự xây dựng gồm tổ chức thi công xây dựng công trình không có GPXD, tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn GPXD sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình
Trang 27vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 300 - 500 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPXD (nếu có).
Đối với các nhà thầu, nếu vi phạm một trong những hành vi như nghiệm thu khống, tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, sử dụng công trình khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định, báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không trung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 2 lần trở lên sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng.
Ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tiền, phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, một số hành vi vi phạm còn phải được công bố trên trang tin điện tử của Bộ Xây dựng và của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính (Nguồn: www.tuoitre.com.vn).
4.3 Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng
1) Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay để xử lý Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải dượcd khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2) Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt Việc xử lý viphạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
3) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gaya thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trang 284) Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Nguồn: Quy định Thành phố kèm theo quyết định số19/2003/QĐ-UBngày 24/1/2003 -Chương I : Quy định chung về quản lý trật tự xây dựng)
4.4 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tựxây dựng của các cơ quan chức năng.
4.4.1 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện
1) Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các cơ quan của quận, huyện, chính quyền địa phương, xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng theo chức năng được giao; động viên khen thưởng kịp thời những tổ chức cá nhân thực hiện tốt, xử lý những tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động các tổ chức và công dân trên địa bàn, thực hiện nếp sống đô thị, tuân thủ các quy định của Nhà nước và UBND Thành phố trong quản lý trật tự xây dựng.
2) Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý trật tự theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 và các quy định pháp luật có liên quan; chủ động phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện có liên quan và lực lượng Thanh tra chuyên ngành của Thành phố, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
3) Chủ trì tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của UBND thành phố và của Thanh tra xây dựng Thành phố.
Trang 294) Tổ chức, xây dựng lực lượng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Thanh tra xây dựng quận, huyện và cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại các phường, xã, thị trấn.
5) Chỉ đạo hoà giải, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo về trật tự xây dựng theo thẩm quyền
4.4.2 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, có thẩm quyền.
g Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải kịp thời lập hồ sơ, vi phạm báo cáo và đề xuất Thanh tra xây dựng hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định xử lý.
4.4.3 Trách nhiệm , thẩm quyền của Chánh Thanh tra xây dựng Thànhphố, Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện, Thanh tra viên, Cán bộchuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn.
1) Trách nhiệm: Thực hiện theo Quyết định số 125/2002/QĐ - UB ngày 20/9/2002 của UBND Thành phố về việc thí điểm thành lập lực lượng Thanh tra xây dựng Thành phố và bố trí cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng ở phường, xã, thị trấn và Quyết định số 126/2002/QĐ - UB ngày 20/9/2002 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Trang 30lực lượng Thanh tra xây dựng Thành phố và cán bộ chuyên trách quản lý trật
a.4 Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc thôi tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
b Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện có quyền: b.1 Phạt cảnh cáo.
b.2.Phạt tiền đến 10.000.000 đồng
b.3 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
b.4 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính b.5 Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
b.6 Ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của Thanh tra viên thuộc Thanh tra xây
Trang 31c.4 Tịch thu tang vật, phương tiện ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
c.6 Ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của Thanh tra viên thuộc Thanh tra xây dựng Thành phố.
d Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố và quận huyện còn có thẩm quyền.
d.1 Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý cán bộ công chức vi phạm trật tự xây dựng, xử lý cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng được giao.
d.2 Lập hồ sơ đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm của chủ đầu tư có dấu hiệu cấu thành một tội phạm được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự năm 1999.
(Nguồn: Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố HàNội- Chương II : Trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng)
- Trách nhiệm của Sở xây dựng: Phối hợp với chính quyền địa phương, Thanh tra Xây dựng thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện xây dựng theo GPXD do Sở xây dựng cấp.
- Trách nhiệm của UBND Quận, Huyện: Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình theo GPXD trên địa bàn quản lý (kể cả các công trình thuộc diện không phải xin GPXD)
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộc địa bàn Quận, Huyện quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiện triển khai thực hiện làm cơ sở cho việc cấp GPXD tạm.
Tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các phường, xã, thị trấn phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện
Trang 32các quy định của Nhà nước và của Thành phố về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.
Có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Thanh tra xây dựng quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
- Trách nhiệm của UBND phường, xã, thị trấn: Quản lý, theo dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời, lập biên bản đình chỉ xây dựng có hiệu lực và ra quyết định thực hiện xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền Thông báo ngày cho cơ quan cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng để phối hợp xử lý khi phát hiện xây dựng sai với GPXD đã được cấp.
- Trách nhiệm của Sở, Ngành có liên quan:
+ Sở Nội vụ xem xét, đào tạo, bổ sung, kiện toàn, nâng cao năng lực cơ quan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng
+ Sở Quy hoạch- Kiến trúc: Cung cấp hồ sơ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế các khu vực cho Sở xây dựng và cơ quan cấp phép xây dựng để quản lý; xác định, cung cấp mốc giới,chỉ giời đường đỏ, cốt cao độ cho các công trình cụ thể cho các chủ đầu tư và cơ quan cấp phép.
+ Sở Tài chính, Cục thuế: Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan cấp phép xây dựng về nghiệm vụ thu và sử dụng lệ phí, phí xây dựng.
+ Các Sở, Ngành khác: Phối hợp với cơ quan cấp phép xây dựng theo dõi kiểm tra quản lý quá trình thực hiện xây dựng theo các lĩnh vực có liên quan Các đơn vị quản lý cung cấp điện, nước, dịch vụ kinh doanh khác khi nhận được thông báo của cơ quan cấp phép đối với các công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có GPXD hoạch xây dựng không đúng GPXD được cấp thì phải dừng ngày việc cung cấp các dịch vụ nêu trên.
Trang 33(Nguồn: Quyết định số 79/QĐ-UBND v/v ban hành cấp phép xây dựngcác công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội- Chương 4: quản lý nhà nướcvề cấp phép xây dựng- Điều 25-28 )
4.5 Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng
4.4.1 Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản
a Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, cùng Tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn và Thanh tra xây dựng quận, huyện chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản.
b Cán bộ Thanh tra xây dựng quận, huyện được phân công theo dõi đảm bảo có trách nhiệm phát hiện, đôn đốc và hỗ trợ Tổ công tác của phường, xã, thị trấn lập biên bản để xử lý vi phạm quy định về quản lý trật tự xây dựng, trực tiếp lập biên bản để xử lý trong trường hợp Tổ công tác chưa lập biên bản sau 24 giờ kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm, thông báo để Chủ tịch UBND phường, thị trấn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Tổ công tác.
4.4.2 Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
a Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, sau khi nhận được hồ sơ, biên bản báo cáo đề xuất của cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm:
a.1 Chậm nhất là sau 24 giờ kể từ thời đểm lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng trái phép, phải ra quyết định xử phạt,
4.6.Cơ sở pháp lý cho việc quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Căn cứ vào Quyết định số 79/QĐ-UBND về việc bắt buộc phải có sổ đỏ mới được cấp GPXD.
Trang 34- Căn cứ vào Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ v/v thí điểm thành lập thanh tra xây dựng tại thành phố Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh với các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể.
- Căn cứ nghị định 126 năm 2004 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
- Căn cứ vào thực trạng điều tra của tranh tra xây dựng đô thị - Căn cứ vào GPXD đã cấp của cơ quan cấp phép xây dựng
- Căn cứ vào quy hoạch chi tiết về sử dụng đất và quy hoạch chi tiết giao thông đô thị, 1/2000.
- Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2009.
- Nghị định 180 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng…
Trang 35CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HOÀNG MAI 1 Giới thiệu chung về Quận Hoàng Mai
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý
Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội, được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính Phủ Việc thành lập quận Hoàng Mai là sự phát triển tất yếu để đẩy mạnh quá trình đô thị hoá thủ đô theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt Quận Hoàng Mai phía Đông giáp huyện Gia Lâm và sông Hồng, Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, Bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phường được hình thành trên cơ sở 9 xã của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng.
Quận Hoàng Mai có đường giao thông thuỷ chính nối Thủ đô với phương Nam rộng lớn của đất nước, có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5 và đường thuỷ Sông Hồng nối mạch giao thông giữa Hoàng Mai với các tỉnh phía Bắc, phía Tây và phía Nam Do đó quận Hoàng Mai là một trong những Quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế của Thành phố Hà Nội.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Quận Hoàng Mai là khu vực ven Hà Nội cũ, từ khi thành lập Quận quá trình chuyển đổi thành phần đất từ đất nông nghiệp sang đất đô thị đã diễn ra
Trang 36rất mau chóng Nhình chung địa hình Quận có thể chia thành ba khu vực rõ rệt đó là:
- Khu phía Bắc Quận là khu vực xây dựng cũ (khu làng xóm cũ, khu nhà tập thể và các cơ quan, xí nghiệp công nghiệp) Khu này có độ cao tương đối so với toàn Quận Độ cao nền khoảng 6m-6.2m.
- Khu phía Nam, khu vực có các làng xóm cũ, có độ cao nền thấp hơn khoảng từ 5.2-5.8m Khu vực rộng canh tác của các phường có độ cao thấp hơn khoảng 4.2-5.2m.
- Khu vực ao hồ, ruộng trũng thuộc địa bàn các phường Yên Sở, Thịnh Liệt, Trần Phú có độ cao thấp hơn khoảng 3.5m
Địa hình có sự khác biệt giữa khu vực trong đê và ngoài đê, khu vực ngoài đê mùa nước lên còn bị ngậm lụt.
Khí hậu của Quận về phía Nam càng ẩm thấp hơn so với Thành phố.
1.1.3.Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên toàn Quận là 4.104,1 ha với tổng số dân là 270.000 người (tính đến cuối năm 2006) Căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên Xô cũ lập trước đây), Quận Hoàng Mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất có lợi cho xây dựng.
Hiện trạng sử dụng đất được chi tiết trong đồ án Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai tỉ lệ 1/2000 đã được phê duyệt theo Quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 16/12/2005 (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) đề cập rất đầy đủ về hiện trạng sử dụng đất
Trang 37Ảnh 2.1: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hoàng Mai
Trong 4.104,1 ha diện tích đất tự nhiên toàn quận thì: + Đất trong đê là 3034,47ha
+ Đất ngoài đê 1069,63ha
Trang 38Bảng 2.1: Số liệu tổng hợp hiện trạng sử dụng đất phân theo hiện trạng xây dựng
Diện tích (ha)Tỷ lệ (%)
- Đất công trình kỹ thuật đầu mối, hành lang bảo vệ (đê, ga tàu, bến xe phía Nam, tuyến điện cao thế…
(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 UBND quận Hoàng Mai theoquyết định 225/2005/ QĐ-UB ngày 16/2/2005).
Qua bảng số liệu trên có thể thấy diện tích đất đã có công trình xây dựng trong cũng như là ngoài bãi song Hồng vẫn chỉ là tương đối Mật độ xây dựng không nhiều Nhưng tốc độ xây dựng ở đấy diễn ra khá mau chóng do quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và đô thị hoá theo xu thế chung.
Trong đất ở thì tỷ lệ đất làng xóm cũ cũng chiếm tỷ trọng lớn do Quận được thành lập từ 9 xã cũ của huyện Thanh Trì Cụ thể là:
- Tổng số đất ở: 853.99 ha + Đất ở (làng, xóm cũ): 624.59 ha + Đất ở ( khu đô thị): 229.4 ha
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng quận Hoàng Mai
Trang 395 Đất đường giao thông 74.1 0 74.1 1.81
Đất công trình kỹ thuật, đầu mối (trạm bơm, cảng, ga,
(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 UBND quận Hoàng Mai theoquyết định 225/2005/ QĐ-UB ngày 16/2/2005).
Với 22.21% đất ở trong đó chủ yếu là đất ở xóm làng cũ, do đó việc các làng xóm cũ trở thành Quận Hoàng Mai gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề phổ cập thông tin xây dựng theo quy hoạch và xin được cấp GPXD Loại bỏ thói quen cũ đó là việc xây dựng không cần đến giấy phép Việc trở thành một trong những phường của Quận cũng đặt ra nhiều vấn đề về nếp sống văn minh đô thị đáng phải bàn trong số những xóm làng cũ này.
Trong tổng số 3034.47 ha diện tích trong đê sông Hồng lại chia ra từng hạng mục đất sử dụng khác nhau như bảng dưới đây.