Trong giai đoạn “nhà nhà XD NTM, làng làng XD NTM, xã xã XD NTM...”,liên kết 4 nhà “nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học” chung tay XD NTM; là một nhà quản trị, là một công
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ XUÂN HƯƠNG
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ XUÂN HƯƠNG
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH – Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàntrung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Xuân Hương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4trình học tập Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo, Phó
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tài Phúc - Trường Đại học Kinh tế Huế là người trực tiếp
hướng dẫn khoa học, Thầy đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tưThừa Thiên Huế, Phòng Tổng Hợp và các Phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thừa Thiên Huế; Lãnh đạo UBND và các cơ quan đoàn thể huyện Quảng Điền,
lãnh đạo, chuyên viên phòng Nông nghiệp và các phòng ban thuộc huyện Quảng
Điền; Lãnh đạo, cán bộ UBND các xã thuộc huyện Quảng Điền, các trưởng thôn và
nhân dân trả lời phiếu phỏng vấn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bên cạnhtôi động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2013
Trần Thị Xuân HươngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên: TRẦN THỊ XUÂN HƯƠNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Niên khoá: 2011-2013 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
Tên đề tài: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướngChính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 4/6/2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM giai đoạn
2010 – 2020; trong những năm qua lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực chỉ
đạo các cấp, các ngành triển khai XD NTM tại các xã trên địa bàn Theo đó, Quảng
Điền là một trong hai huyện được chọn làm huyện điểm XD NTM của Tỉnh; Huyện
đã tích cực chỉ đạo, quản lý, đôn đốc các phòng ban, các xã XD NTM theo định
hướng của Trung ương và của Tỉnh Trong quá trình thực hiện Huyện đã gặt hái
được khá nhiều thành công bên cạnh những kết quả tích cực cũng còn tồn tại không
ít khó khăn, hạn chế đã tác động đến tiến trình phát triển XD NTM của toàn huyện
Với hy vọng có thể đóng góp một phần kiến thức của mình để nghiên cứu, đềxuất những ý tưởng, những giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh, thuận lợi,
khắc phục những tồn tại hạn chế để xây dựng huyện Quảng Điền sớm đạt được
huyện nôn thôn mới, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh công tác quản lý CT XD NTM
tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
2 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài này đã sử dụng các phương pháp sau: Phươngpháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng
vấn chuyên gia, làm việc trực tiếp
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý XD NTM
- Phân tích thực trạng công tác quản lý XD NTM
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác quản lý XD NTM
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2012 39
Bảng 2.2: Thống kê công tác lập quy hoạch, đề án và kế hoạch XD NTM 45
Bảng 2.3: Tiến độ hoàn thành công tác lập quy hoạch của các xã .46
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng NTM 3 năm 2010-2012 48
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư cơ sở hạ tầng XD NTM 3 năm 2010-2012 52
Bảng 2.6: Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng XD NTM 3 năm 2010-2012 55
Bảng 2.7: Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện 3 năm 2010-2012 58
Bảng 2.8: Tình hình cơ giới hóa và phát triển mô hình sản xuất 3 năm 2010-2012 60
Bảng 2.9: Tình hình phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp 3 năm 2010-2012 63 Bảng 2.10: Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất 66
Bảng 2.11: Tình hình thay đổi thu nhập và giảm nghèo 3 năm 2010-2012 68
Bảng 2.12: Các hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động 69
Bảng 2.13: Huy động nhân dân đóng góp đất đai, ngày công, XD NTM 2 năm 2011-2012 71
Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trước (năm 2010) và sau 2 năm (năm 2012) thực hiện CT XD NTM 73
Bảng 2.15: Kết quả phỏng vấn các bộ về hệ thống tổ chức XD NTM 77
Bảng 2.16: Mức độ hài lòng của cộng đồng với hệ thống tổ chức XD NTM 78
Bảng 2.17: Tổng hợp sự đánh giá về đồ án quy hoạch 80
Bảng 2.18: Tổng hợp sự tham gia của người dân vào các cuộc họp dân 83
Bảng 2.19: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác huy động vốn 83
Bảng 2.20: Các hình thức tiếp cận thông tin XD NTM của cộng đồng 85
Bảng 2.21: Tổng hợp hiểu biết của người dân về CT XD NTM ở địa phương 86
Bảng 2.22 : Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động XD NTM 87
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến về nhóm giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới 92
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý CT XD NTM 11
Sơ đồ 1.2: Quy trình lập, theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch XD NTM 18
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình NTM của huyện 41
Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng quy hoạch NTM 43
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất (Giá so sánh năm 1994) 39
Biểu đồ 2.2: Những khó khăn trong quản lý Chương trình XD NTM 88
Biểu đồ 2.3: Kiến nghị của cán bộ để đẩy mạnh CT XD NTM 89
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ Hành chính huyện Quảng Điền 36
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các sơ đồ v
Danh mục các biểu đồ v
Danh mục các hình v
Mục lục vi
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Nội dung nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Hạn chế của vấn đề nghiên cứu 4
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Sự cần thiết của việc quản lý XD NTM 7
1.1.3 Mục tiêu của XD NTM 7
1.1.4 Các phương châm thực hiện CT XD NTM 8
1.1.5 Những nguyên tắc XD NTM 9
1.1.6 Các bước XD NTM 10
1.1.7 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với XD NTM 10 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 91.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XD NTM 11
1.2.1 Hệ thống quản lý CT XD NTM 11
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ quản lý CT XD NTM của các cấp chính quyền 13
1.2.3 Nội dung quản lý CT XD NTM 16
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá XD NTM 24
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XD NTM 27
1.3.1 Khái quát tình hình quản lý và kết quả XD NTM trên toàn quốc 27
1.3.2 Tình hình XD NTM tại Thừa Thiên Huế 29
1.3.3 Kinh nghiệm quản lý XD NTM ở một số địa phương trong nước 31
1.3.4 Kinh nghiệm XD NTM trên thế giới 33
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 36
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 37
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XD NTM TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 41
2.2.1 Thực trạng XD NTM của huyện 41
2.2.2 Hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình NTM 41
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XD NTM CỦA HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 43
2.3.1 Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch XD NTM 43
2.3.2 Công tác huy động vốn và quản lý vốn phát triển cơ sở hạ tầng 47
2.3.3 Quản lý phát triển kinh tế của huyện trong 3 năm 2010-1012 56
2.3.4 Quản lý công tác tuyên truyền, vận động 69
2.3.5 Kết quả thực hiện những tiêu chí NTM theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 72
2.4 ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA, CÁN BỘ VÀ NGƯỜI DÂN VỀ QUẢN LÝ XD NTM TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 75
2.4.1 Khái quát về mẫu phỏng vấn, điều tra 75
2.4.2 Tổng hợp kết quả thu thập từ các cuộc phỏng vấn, điều tra 76 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015 91
3.1 MỤC TIÊU XD NTM GIAI ĐOẠN 2013-2015 91
3.1.1 Mục tiêu XD NTM 91
3.1.2 Các lĩnh vực trọng điểm 91
3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ XD NTM 92
3.2.1 Giải pháp xây dựng hệ thống tổ chức quản lý 94
3.2.2 Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng 97
3.2.3 Giải pháp quản lý phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân 101
3.2.4 Giải pháp về quản lý công tác tuyên truyền, vận động XD NTM; phát huy dân chủ cơ sở của cộng đồng dân cư 105
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
1 Kết luận 108
2 Kiến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 114
BIÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hànhTrung ương Khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới (NTM), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XD NTM)
giai đoạn 2010 – 2020 Trong những năm qua lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích
cực chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai XD NTM tại các xã trên địa bàn
Theo đó, Quảng Điền là một trong hai huyện được chọn làm huyện điểm XDNTM của Tỉnh; Huyện đã tích cực chỉ đạo, quản lý, đôn đốc các phòng ban, các xã
XD NTM theo định hướng của Trung ương và của Tỉnh Trong quá trình thực hiện
Huyện đã gặt hái được khá nhiều thành công như: tất cả các xã đều đã có định
hướng quy hoạch phát triển, diện mạo hạ tầng đã khang trang hơn, đời sống nhân
dân có phần được cải thiện đạt được những kết quả là nhờ sự chỉ đạo nhất quán
của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh; nỗ lực phấn đấu của các
ngành, các địa phương cùng với sự đồng lòng góp công, góp sức của doanh nghiệp
và toàn dân; mà phải kể đến nhất là “sự quản lý” của các cấp chính quyền và đoàn
thể trên địa bàn huyện Bên cạnh những kết quả tích cực cũng còn tồn tại không ít
khó khăn, hạn chế đã tác động đến tiến trình phát triển XD NTM của toàn huyện
Triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề xuất những giải phápthực hiện là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu trong XD NTM Song,
cho đến nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói
riêng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Hiện tại, nhiều địa phương vẫn
còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện và Quảng Điền cũng không phải
là một trường hợp ngoại lệ; trong khi đó, huyện đang phấn đấu hoàn thành quá trình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12XD NTM để làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người dân Chính vì thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện XD NTM, đưa ra
những giải pháp có tính khả thi cao, sát với thực tiễn, là những yêu cầu cấp bách
trong quá trình thực hiện xây dựng nông mới
Trong giai đoạn “nhà nhà XD NTM, làng làng XD NTM, xã xã XD NTM ”,liên kết 4 nhà “nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học” chung tay XD
NTM; là một nhà quản trị, là một công dân sống trong thời kỳ này, tôi cũng muốn
góp một ít sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc XD NTM, vì vậy tôi đã chọn đề
tài “Đẩy mạnh công tác quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới (CT XD
NTM) tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”; với hy vọng có thể đóng góp
một phần kiến thức của mình để nghiên cứu, đề xuất những ý tưởng, những giải
pháp nhằm phát huy những thế mạnh, thuận lợi, khắc phục những tồn tại hạn chế để
xây dựng huyện Quảng Điền sớm đạt được huyện nôn thôn mới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng công tác quản lý XD NTM ở các xã tạihuyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện
trong thời gian tới
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý XD NTM
- Phân tích thực trạng công tác quản lý XD NTM
- Đánh giá kết quả đạt được từ công tác quản lý XD NTM
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác quản lý XD NTMtrong giai đoạn 2013 -2015
3 Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng công tác quản lý XD NTM tại các xã thuộc huyện Quảng Điềnnhư thế nào?
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13- Giải pháp nào cần thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác quản lý XD NTM?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến công tác quản lý XD NTM
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: 10/10 xã huyện Quảng Điền đang thực hiện CT XD NTM
- Thời gian: Đánh giá thực trạng năm 2010-2012Trong đó: Năm 2010 - mốc được đánh giá là thực trạng của huyện trước khithực hiện Chương trình xây dựng nông thông mới
Năm 2012 - mốc kết quả đạt được của huyện sau 2 năm thực hiện Chươngtrình xây dựng nông thông mới
Giải pháp định hướng 2013-2015
- Phạm vi về mặt nội dung: Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trungnghiên cứu các vấn đề sau:
Công tác quản lý xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch XD NTM;
Công tác huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng;
Công tác quản lý phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân;
Công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia của toàn xã hội
5 Nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu phân tích về thực trạng công tác quản lý tác động đếnkết quả XD NTM của các xã trên địa bàn từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh công tác
quản lý trong thời gian tới
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trang 14- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiêncứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên
cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về các chỉ tiêu, tiêu chí XD NTM, tìnhhình kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường của các xã trên địa bàn huyện Các số
liệu này thu thập từ UBND các xã, UBND huyện Quảng Điền, phòng Nông nghiệp,
Thống kê, Tài chính Kế hoạch, Tài nguyên Môi trường và các phòng, ban, đoàn thể
có liên quan Trên cơ sở đó tổng hợp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác
nghiên cứu
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn chuyên gia cấp tỉnh về công tác quản lý XD NTM
- Làm việc trực tiếp với lãnh đạo phòng Tài chính và Kế hoạch và phòngNông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền
- Khảo sát, điều tra thông qua phiếu khảo sát cán bộ huyện và các xã, cácthôn và người dân trong xã
Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống
kê theo nhiều tiêu thức khác nhau; các dữ liệu được xử lý trên Excel
6.2 Phương pháp phân tích đánh giá
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để đánh giá trựctrạng của các xã, huyện trước và sau khi thực hiện CT XD NTM
7 Hạn chế của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã nhận ra một số hạn chế nhấtđịnh của đề tài như sau:
- Do đề tài tương đối mới nên số liệu chưa được hệ thống đầy đủ; sách, tàiliệu tham khảo ít
- Một số yếu tố còn mang tính chủ quan của người được phỏng vấn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm nông thôn: Là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã
Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưngriêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và
các thiết chế xã hội Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có
hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Khái niệm NTM: Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương,
NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.[1]
Như chúng ta đã biết, NTM chính là những điều giản dị, gần gũi trong cuộcsống; XD NTM là nhằm xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh,
giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật
tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Như vậy, NTM trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị
xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn
theo năm nội dung cơ bản sau: Thứ nhất là nông thôn có làng xã văn minh, sạch
đẹp, hạ tầng hiện đại Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa Ba là đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bốn là bản sắc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển Năm là xã hội nông thôn được quản lý
tốt và dân chủ
Khái niệm Quản lý: Về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ
thực hiện, hoàn thành những công việc được giao; để họ làm những điều bổ ích, có lợi
Điều đó đòi hỏi ta phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: cấu tạo thể chất, những
nhu cầu, các yếu tố năng lực, các quy luật tham gia hoạt động (tích cực, tiêu cực)
Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phốihợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền Biểu hiện cụ thể qua
việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát
Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó; điều tiết được
nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận
Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người đượchình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển
Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách giántiếp và trực tiếp nhằm thu được những diễn biến, thay đổi tích cực
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lýnhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân
hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan
Khái niệm Quản lý nhà nước: là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan
nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông
qua các văn bản quy phạm pháp luật
Khái niệm Quản lý hành chính nhà nước: Là việc tổ chức thực thi quyền hành pháp
để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống XH bằng pháp luật và theo pháp luật
Khái niệm Quản lý Chương trình: Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có
định hướng quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định
Quản lý Chương trình bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những côngviệc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dưới
Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kì và cuối kì cũng được
thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các giai đoạn sau của dự án
1.1.2 Sự cần thiết của việc quản lý XD NTM
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nôngnghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên nhiều
thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát
triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế
Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giaothông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày
càng ô nhiễm Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ
nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh
nhiều vấn đề xã hội bức xúc Vì vậy cần thiết phải tiến hành quản lý quá trình XD
NTM có hiệu quả để khắc phục những tồn tại hạn chế đó
1.1.3 Mục tiêu của XD NTM
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn;
nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị
Trang 18- XD NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất làđường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường,xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức
Có thể nói mục tiêu của NTM là phát triển theo quy hoạch; hạ tầng tương đốihiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững; kinh tế phát triển, đời
sống vật chất - tinh thần tăng nhanh, môi trường xanh - sạch - đẹp; dân trí nâng cao,
văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy; chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở được
nâng cao (kiến thức, kỹ năng quản lý) thông qua sự điều hành quản lý của các cấp,
các ngành
1.1.4 Các phương châm thực hiện CT XD NTM
- Mô hình NTM được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộngđồng địa phương kết hợp với nguồn ngân sách từ chương trình mục tiêu Quốc gia
XD NTM, ngân sách địa phương
- Các hoạt động cụ thể của từng mô hình thí điểm do chính người dân ở môhình tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định
thông qua cộng đồng; cấp uỷ Đảng và chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức
điều hành quá trình thực thi chính sách, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn,
kỹ thuật, nguồn lực hoạch định và tạo điều kiện, động viên tinh thần cho người
dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng
- XD NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Trước hết,phát động phong trào toàn dân thi đua thực hiện; khơi dậy tinh thần tự chủ, tự lực tự
cường, vươn lên của nông dân; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân
chủ, có đời sống văn hoá phong phú, tạo động lực cho quá trình XD NTM Tùy tình
hình cụ thể để xây dựng kế hoạch phấn đấu hoàn thành một số chỉ tiêu cho từng
năm và cả giai đoạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Vì vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ta hiện nay,
XD NTM là một trong những chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của
Đảng và Nhà nước, mang tính toàn diện và nhân văn sâu sắc, vừa là mục tiêu, yêu cầu
của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách lâu dài Chương trình này đã từng
bước đi vào cuộc sống, trở thành một phong trào chung tay XD NTM của toàn xã hội
1.1.5 Những nguyên tắc XD NTM
Việc XD NTM cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau: [2]
- Các nội dung, hoạt động của CT XD NTM phải hướng tới mục tiêu thựchiện 19 tiêu chí theo Quyết định số 491/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu
chí quốc gia NTM
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán
bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở
ấp, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn
- Thực hiện CT XD NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch XD NTM
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phâncấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của
CT XD NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân
chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá
- XD NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng,chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế
hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận
động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong XD NTM Sở dĩ đó nên
công tác quản lý đóng vai trò rất cần thiết nhằm mang lại hiệu quả cao cho sự
nghiệp XD NTM của xã.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.6 Các bước XD NTM
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện CT XD NTM (đượcthực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộtiêu chí quốc gia NTM
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án XD NTM của xã
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Chương trình.[3]
1.1.7 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với XD NTM
Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam Trước đây,
có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay
chúng ta XD NTM ở cấp xã Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với
XD NTM chính là ở những điểm sau
- Thứ nhất, XD NTM là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả nước
được định trước
- Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước,
không thí điểm, nơi làm nơi không
- Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của XD NTM, không phải ai làm hộ,
người nông dân tự xây dựng
- Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu
quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XD NTM
1.2.1 Hệ thống quản lý CT XD NTM
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý CT XD NTM
* Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo CT XD NTM Trung ương.
* Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo
CT XD NTM của tỉnh, thành phố (gọi chung là Ban Chỉ đạo tỉnh)
Ban Chỉ đạo CT XD NTM cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh làm Trưởng ban,
-Phó Trưởng ban thường trực là -Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 -Phó Trưởng ban là
VP DPTW (Sở NN&PTNT)
CQ thường trực Huyện
(Phòng NN&PTNT)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên Ban Chỉ đạo là
lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm
Trưởng ban, các phó trưởng ban và 3 ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Xây
dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính;
Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng Điều phối CT XD NTM đặt tại SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Chương trình
trên địa bàn Số lượng cán bộ của Văn phòng Điều phối do Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh
quyết định, trong đó có cán bộ hoạt động chuyên trách, chủ yếu là cán bộ Chi cục
Phát triển nông thôn và cán bộ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm là cán bộ cấp
phòng của các Sở, Ngành liên quan cử đến Chánh Văn phòng Điều phối là Lãnh
đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chánh văn phòng Điều phối nên
do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn đảm nhiệm
* Cấp huyện, thị xã: Thành lập Ban Chỉ đạo CT XD NTM của huyện, thị
xã (gọi chung là Ban Chỉ đạo huyện)
Ban Chỉ đạo huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịchUBND huyện là Phó Trưởng ban Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên
quan của huyện;
Ban Chỉ đạo huyện chọn phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặcPhòng Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện
CT XD NTM trên địa bàn
* Cấp xã: Thành lập Ban Chỉ đạo hoặc Ban quản lý CT XD NTM của xã.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh việc thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo XD NTM ở cấp xã Trường
hợp thành lập, thành phần Ban chỉ đạo XD NTM ở cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định
Thành lập Ban quản lý XD NTM xã (sau đây gọi tắt là Ban quản lý xã) do
Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó
Chủ tịch UBND xã là Phó Trưởng ban Thành viên là một số công chức xã, đại diện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và trưởng thôn Thành viên Ban quản lý xã
chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm
* Cấp thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn): Thành lập Ban phát triển thôn.
Thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có uy tín, tráchnhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch
UBND xã có quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các
đoàn thể chính trị và hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên
quan đến XD NTM) [4]
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ quản lý CT XD NTM của các cấp chính quyền
Trong quá trình quản lý, điều hành CT XD NTM, các cấp chính quyền thôngqua các Ban chỉ đạo/Ban quản lý thực hiện những chức năng, nhiệm vụ như sau:
* Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo tỉnh có có chức năng và nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý,
điều hành việc thực hiện các nội dung của CT XD NTM trên phạm vi địa bàn
* Cấp huyện: Ban Chỉ đạo huyện có chức năng và nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý,
điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình NTM trên phạm vi địa bàn:
- Hướng dẫn, hỗ trợ xã rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn; tổng hợpchung báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh
- Hướng dẫn, hỗ trợ xã xây dựng đề án XD NTM; giúp UBND huyện tổ chứcthẩm định và phê duyệt đề án theo đề nghị của UBND xã
- Giúp UBND huyện quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật(KTKT) các công trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 03 (ba) tỷ đồng trong
tổng giá trị của công trình
- Tổng hợp kế hoạch thực hiện các nội dung của CT XD NTM trên địa bànhàng năm và 5 năm báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh
* Cấp xã: Ban quản lý xã trực thuộc UBND xã, có tư cách pháp nhân, được
mở tài khoản và sử dụng con dấu của UBND xã trong hoạt động giao dịch với các
tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật
- Ban quản lý xã có chức năng và nhiệm vụ:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24+ Ban quản lý xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung XD NTM trên địa bàn xã.
UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ
chuyên môn giúp các Ban quản lý xã thực hiện nhiệm vụ được giao
+ Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tưhàng năm XD NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trong toàn xã và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát cáchoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã
+ Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thực hiệncác bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa dự án
đầu tư, UBND xã có thể thuê một đơn vị/tổ chức có đủ năng lực quản lý để hỗ trợ
hoặc chuyển cho UBND huyện làm chủ đầu tư, có sự tham gia của lãnh đạo Ban
quản lý xã Việc thuê đơn vị/tổ chức có đủ năng lực thực hiện theo các quy định
hiện hành của Nhà nước
* Cấp thôn: Ban phát triển thôn có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủtrương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân,
cộng đồng thôn trong quá trình XD NTM Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với
người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực
của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn
- Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quyhoạch, bản đề án XD NTM chung của xã theo yêu cầu của Ban quản lý xã
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25- Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trênđịa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường
mầm non, nhà văn hóa thôn)
- Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các
hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp
Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu,
thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử
lý rác thải
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xâydựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi đua do xã
phát động
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh
tế tăng thu nhập, giảm nghèo
- Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn
Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi
nghiệm thu bàn giao
- Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; xây dựng và tổ chức thực hiện hươngước, nội quy phát triển thôn
Như vậy, trong tổng thể quá trình quản lý, cấp hyện và cấp xã có chức năng
và nhiệm vụ khá quan trọng trong việc thực hiện thành công CT XD NTM
* Công cụ, phương pháp quản lý của các cấp chính quyền: Để thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của mình, các cấp chính quyền sử dụng những công cụ,
phương pháp quản lý như:
- Thông qua các chủ trương, chính sách
- Thông qua quy hoạch và kế hoạch hàng năm
- Thông qua tuyên truyền, vận động
- Thông qua tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực
- Thông qua họp dân, tham vấn ý kiến
- Thông qua công tác theo dõi, giám sát đánh giá và báo cáoTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 261.2.3 Nội dung quản lý CT XD NTM
Các cấp, các ngành căn cứ vào Bộ tiêu chí NTM để chỉ đạo và đánh giá kếtquả thực hiện XD NTM của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận
xã, huyện, tỉnh đạt NTM; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
xã trong thực hiện nhiệm vụ XD NTM Trên cơ sở bộ tiêu chí, việc quản lý Chương
trình được thể hiện ở các lĩnh vực:
1.2.3.1 Quản lý quy hoạch và kế hoạch XD NTM
1.2.3.1.1 Quản lý quy hoạch
* Quản lý công tác lập quy hoạch
Quy hoạch NTM bao gồm 4 nội dung chủ yếu: (i) Quy hoạch không giantổng thể toàn xã, ; (ii) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tầm nhìn 2025 ; (iii)
Quy hoạch phát triển hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất hàng hoá, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (iv) Quy hoạch xây dựng, trong đó quy hoạch
mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu
dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp Thời
hạn quy hoạch là 10 đến 15 năm
Quản lý quy hoạch là việc các cấp chính quyền quản lý các bước lập Quyhoạch để Quy hoạch NTM phải hướng vào phát triển nông thôn theo yêu cầu của
Bộ tiêu chí quốc gia NTM Quy hoạch phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn chung mà
nhà nước (các Bộ) đã ban hành; đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững; và điều
quan trọng là Quy hoạch phải đi trước, làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch: sản
xuất, phát triển hạ tầng, văn hóa, môi trường
Quy trình quản lý quy hoạch trình tự theo các bước như sau:
Bước 1: Ban hành nghị quyết (Đảng uỷ xã) về XD NTM và tuyên truyền phổbiến đến toàn đảng bộ và nhân dân trong thôn, xã
Bước 2: Chủ đầu tư đề án (UBND xã) chủ trì xây dựng quy hoạch, có tráchnhiệm chọn đơn vị tư vấn để ký hợp đồng
Bước 3: Lập nhiệm vụ quy hoạch (xã có thể tự làm hoặc thuê tư vấn), trìnhUBND huyện phê duyệt
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Bước 4: Đơn vị tư vấn thiết kế các phương án quy hoạch (theo nhiệm vụ quyhoạch và các quy chuẩn, qui phạm có liên quan do Chính phủ, Bộ ngành ban hành)
Bước 5: Ban quản lý xã phối hợp với tư vấn giới thiệu dự thảo thiết kế quyhoạch chung để xin ý kiến Đảng bộ và nhân dân xã tại hội nghị quân dân chính
đảng, HĐND xã, họp với đại diện nhân dân từng thôn Cần tham khảo ý kiến của
UBND Huyện và Sở xây dựng
Bước 6: Đơn vị tư vấn căn cứ vào các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa để hoànchỉnh, bàn giao cho UBND xã
Bước 7: UBND xã trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch Tờ trình phảinên tóm tắt những nội dung chủ yếu của phương án quy hoạch Hồ sơ trình duyệt
gồm : tờ trình ; báo cáo thuyết minh ; các văn bản pháp lý có liên quan ; bản vẽ đồ
án quy hoạch Số lượng hồ sơ tối thiểu là 03 bộ
Bước 8: Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quy hoạch sau khi phòng Côngthương và phòng Nông nghiệp huyện thẩm định và có ý kiến tham gia của Sở Xây
dựng và Sở Nông nghiệp & PTNT
Như vậy, để quản lý thực hiện CT XD NTM đạt hiệu quả cao, trước tiên các
xã phải xây dựng một đồ án quy hoạch đầy đủ 3 lĩnh vực: quy hoạch hạ tầng, quy
hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đúng theo định hướng của huyện,
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và xuất phát từ nguyện vọng của cộng
đồng dân cư
* Quản lý công tác thực hiện quy hoạch
Sau khi lập xong quy hoạch phải có quy chế quản lý xây dựng theo quyhoạch và tiến hành công bố quy hoạch trên địa bàn toàn xã và đến các đối lượng có
liên quan
UBND xã tổ chức công bố quy hoạch được duyệt tại Hội nghị Quân – Dân –Chính – Đảng hoặc HĐND xã hoặc hội nghị công bố quy hoạch có sự tham gia của
đại diện các tổ chức, đoàn thể, mặt trận tổ quốc, đại diện nhân dân các thôn, xóm,
bản, ấp; trưng bày công khai pano, bản vẽ tại nơi công cộng như trụ sở UBND xã,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28nhà văn hóa xã, thôn, xóm, bản, ấp; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng (truyền hình, báo chí, loa phát thanh tại các thôn, bản, ấp trong xã)
UBND xã thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động của các
tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng trên địa bàn mình quản lý Quyết định xử lý
theo qui định của pháp luật, thực hiện cưỡng chế thi hành các quyết định của cơ
quan nhà nước cấp trên được giao đối với các công trình vi phạm quản lý quy hoạch
xây dựng của địa phương.[5]
1.2.3.1.2 Công tác lập, theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch XD NTM
Sơ đồ 1.2: Quy trình lập, theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch XD NTM
Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện, theo dõi, giám sát đánh giá, trong đótập trung vào cấp xã:
* Vòng 1:
Cấp xã: Căn cứ khung hướng dẫn chung của UBND Tỉnh, chỉ đạo củaUBND huyện; UBND xã thông qua Ban chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện và
giám sát, đánh giá XD NTM, trong đó:
Thiết lập hệ thống Kế hoạch thông qua việc xác định các thông tin cần thiếtcho việc thực hiện, theo dõi và giám sát các chương trình/ dự án gồm: xây dựng
UBND huyện
BCĐ XD NTM
cấp tỉnh
Sở NN&PTNT phối hợp với các
sở ban ngành liên quan, các đoàn thể tỉnh
BCĐ XD NTM
cấp huyện
Phòng NN&PTNT phối hợp với các phòng huyện, các đoàn thể huyện
Ban phát triển thôn Tham gia của đại diện các hộ gia đình
UBND tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29mục tiêu, các chỉ tiêu, các dự án, công trình cần giám sát, đánh giá Kế hoạch thực
hiện cần bám sát định hướng và theo thứ tự ưu tiên trong quy hoạch và đề án được
của xã
- Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về kế hoạch thực hiện, gồm: những công việcthuộc trách nhiệm nhân dân phải làm, các công trình, dự án đầu tư xây dựng, nguồn
vốn, vị trí, thời gian xây dựng…
- Thống nhất và phê duyệt Kế hoạch thực hiện và giám sát, đánh giá
- Công bố Kế hoạch giám sát, đánh giá và triển khai thực hiệnCấp thôn: Tổ chức lấy ý kiến về kế hoạch giám sát, đánh giá xây dựng CT
XD NTM của xã và triển khai thực hiện Kế hoạch
các công trình vệ sinh; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; Đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; đóng góp xây dựng công trình
công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị,
hiến đất
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp, gồm: đầu tư xây dựng các công trình côngcộng có thu phí để thu hồi vốn, đầu tư sản xuất kinh doanh; đầu tư trong nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ
- Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại), gồm: Nguồnvốn đầu tư phát triển của nhà nước được phân bổ cho các tỉnh theo các chương
trình: kiên cố hóa kênh mương; đường giao thông nông thôn; cơ sở hạ tầng làng
nghề và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009-2015; nguồn vay thương mại
- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gồm: vốn từ các chương trình mục tiêu quốcgia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển
khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn; vốn trực tiếp cho Chương trình MTQG
XD NTM
- Vốn tài trợ khác: vốn huy từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướcNhư vậy, Quản lý huy động vốn là có nhiệm vụ thực hiện đồng bộ hệ thốngcác giải pháp để huy động sự đóng góp vốn từ 5 nguồn trên để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Xây dựng và quản lý các công trình
công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện Yêu cầu
quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát
1.2.3.2.2 Quản lý đầu tư xây dựng
Là việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự xây dựng cơ bản đối vớicác dự án thuộc nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng
đầu tư phát triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước Phân định rõ quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và
nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư
Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản gồm:
- Phân loại dự án đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư để phân cấp quản lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31- Công tác kế hoạch hoá đầu tư để tổng hợp cân đối vốn đầu tư của tất cả cácthành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, dự báo các cân đối vĩ mô.
- Công tác thẩm định đầu tư các dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết địnhđầu tư
- Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch quản lý đầu tưxây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình
thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, hệ thống
định mức chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xây dựng đơn giá,
- Công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, điều tra, khảo sát thiết kế,
- Lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy chế,quy định tại
- Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, lập, thẩm định, phê duyệt báocáo KTKT; quản lý thi công xây lắp, triển khai thực hiện dự án đầu tư
- Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư, gồm: Tổ chứcgiám sát thi công công trình xây dựng và Giám sát cộng đồng thực hiện theo Quyết
định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về
quy chế giám sát cộng đồng
- Công tác nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác công trình
- Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
Chung quy lại, Quản lý đầu tư xây dựng là quản lý các nội dung trên đảmbảo theo các quy định của Nhà nước tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-
BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ NN&PTNT, Bộ KHĐT, Bộ Tài
chính về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 của TTCP về CTMTQG XD NTM giai đoạn 2010 – 2020; Thông tư số
04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đúng
mục đích, đúng tiến độ để cải thiện hạ tầng cơ sở
Quản lý cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với pháttriển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân nông thôn, góp phần thu hẹp
chênh lệch về điều kiện sống và lao động giữa đô thị và nông thôn, tạo dựng bộ mặt
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32nông thôn văn minh, hiện đại Vì vậy quản lý cơ sở hạ tầng là phải làm sao đảm bảo
được phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân được diễn ra thuận lợi, cụ thể:
Quản lý về thủy lợi: là việc quản lý việc xây dựng các công trình thuỷ lợinhỏ, đẩy mạnh kiên cố hóa kênh mương, Hệ thống tưới tiêu phải hoàn chỉnh, đồng
bộ, đảm bảo chống úng, chống hạn, thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng
nguồn nước
Giao thông: Quản lý việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theophân cấp Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở; Kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp
luật quy định; Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường
giao thông, cầu, cống
Quản lý hệ thống điện: Là quản lý việc xây dựng hệ thống cấp điện an toàn,chất lượng và ổn định cho nhân dân
Quản lý hạ tầng trường học: Là huy động các nguồn lực, phối hợp thực hiệnchương trình kiên cố hóa trường học để xây dựng hạ tầng giáo dục đảm bảo phục vụ
tốt việc học và dạy, tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn
1.2.3.3 Quản lý kinh tế và tổ chức sản xuất
Quản lý nhà nước về mặt phát triển kinh tế: là quản lý chỉ đạo đẩy mạnh sảnxuất kinh doanh, xuất khẩu; tổ chức, hướng dẫn việc khai thác các ngành, nghề; Phát
triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương; phát triển các ngành nghề mới
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn theohướng hiện đại; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, kế hoạch chung Khai
lý khai thác và phát triển có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng để đầy
mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề ánkhuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất cho
nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn Cần thựchiện chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khôi
phục các ngành nghề truyền thống và dịch vụ để không những khai thác và sử dụng
nguồn lao động dôi thừa và nhàn rỗi mà còn góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tăng sản phẩm cho xã hội
Quản lý thực hiện đổi mới hoạt động và phát huy vai trò của các thành phầnkinh tế ở nông thôn, trong đó tập trung ưu tiên cho thành phần kinh tế HXT, tổ hợp
tác phát triển Trong đó khuyến khích các HTX nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề, phát triển thành các HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ
tổng hợp Giúp các HTX vốn đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh
doanh, mở rộng thị trường giải quyết nợ đọng, vốn vay, các vướng mắc về tài sản
khi chuyển đổi lên hợp tác xã kiểu mới
Như vậy, Quản lý CT XD NTM là sự quản lý của chính quyền các cấp căn cứ
vào những nội dung: Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù
hợp quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực
của cộng đồng dân cư nông thôn Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với
yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi
nông nghiệp Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái
1.2.3.4 Quản lý công tác tuyên truyền, vận động toàn dân XD NTM
Đảng ủy xã lập tổ công tác để nghiên cứu và biên soạn tài liệu để giới thiệucác nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM
Tổ chức họp và phổ biến, tuyền truyền tài liệu trênĐảng uỷ phân công cho mỗi đảng uỷ viên phụ trách một mảng công tác xâydựng nông thôn mới giao cho mỗi đoàn thể nhận thực hiện 1-2 nội dung trong Đề
án xây dựng nông thôn mới của xã
Các thôn tổ chức cam kết giữa các hộ trong việc thực hiện xây dựng các nộidung xây dựng nông thôn mới tại gia đình mình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Mỗi đảng viên phải gương mẫu thực hiện tại hộ của mình, đồng thời phảiphụ trách giúp đỡ một nhóm hộ nơi cư trú hoặc cụm dân cư khác thực hiện.
Tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm mục đích:
- Để mọi cán bộ và người dân hiểu về tầm quan trọng của chương trình xâydựng nông thôn mới: đây là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững
với mục đích nâng cao nhanh cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
- Hiểu rõ chương trình xây dựng NTM không phải là dự án xây dựng cơ bản màđây là một chương trình phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội
- Hiểu rõ vai trò của cộng đồng là chủ thể xây dựng NTM tại địa bàn, lấy nộilực là căn bản…, hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm và tự tin đứng lên làm
chủ, tự giác tham gia và sáng tạo trong tổ chức thực hiện
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá XD NTM
Để lượng hóa, đánh giá mục tiêu XD NTM, Thủ tướng Chính phủ cũng đã kýQuyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí
Gồm 19 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải đạt các tiêu chí sau:
1.1 Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã;
1.2 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tầm nhìn 2025;
1.3 Quy hoạch phát triển hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất hàng hoá,công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;
1.4 Quy hoạch xây dựng, trong đó quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật,phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn
minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp
Tiêu chí 2: Giao thông
2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạtchuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông- Vận tải: 100%;
2.2 Tỷ lệ km đường từ xã đến ấp và liên ấp được cứng hoá đạt chuẩn theocấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải: 70%;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 352.3 Tỷ lệ km đường từ ấp đến khu dân cư sạch và không lầy lội vào mùamưa: 100% (70% cứng hoá);
2.4 Tỷ lệ km đường từ khu dân cư ra đồng ruộng được cứng hoá, xe cơ giới
đi lại thuận tiện: 70%
Tiêu chí 3: Thuỷ lợi
3.1 Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: Đạt;
3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý chủ động tưới tiêu: 70%
Tiêu chí 4: Điện
4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: Đạt;
4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn: 98%
Tiêu chí 5: Trường học: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia: 80%
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá
6.1 Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và
Du lịch: Đạt;
6.2 Tỷ lệ thôn có tụ điểm sinh hoạt tập trung và khu thể thao tập trung đạtyêu cầu theo quy định bộ tiêu chí: 100%
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn: Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng: Đạt.
Tiêu chí 8: Bưu điện
8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông: Đạt;
8.2 Có Internet đến thôn: Đạt
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
9.1 Nhà tạm, dột nát: Không;
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng: 80%
Tiêu chí 10: Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình
quân chung của tỉnh (khu vực nông thôn): 1,4 lần
Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2012 đạt 13 triệu đồng/năm; đếnnăm 2015 đạt 18 triệu đồng năm; đến năm 2020 đạt 35 triệu đồng năm (được điều
chỉnh theo Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Tiêu chí 11: Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo: 5%.
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: 35%
Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tưổi lao động: >90% (được điềuchỉnh theo Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất: Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt
động có hiệu quả Trong sản xuất không gây suy thoái đất: Có
Tiêu chí 14: Giáo dục
14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Đạt;
14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học trung học(phổ thông, bổ túc, học nghề): 85%;
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo: > 35%
Tiêu chí 15: Y tế
15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế: >70% (đượcđiều chỉnh theo Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);
15.2 Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia: Đạt
Tiêu chí 16: Văn hoá: Xã đạt văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá - Thể
thao và Du lịch: Đạt
Tiêu chí 17: Môi trường
17.1 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia: 85%;
17.2 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: Đạt;
17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt độngphát triển môi trường xanh, sạch, đẹp: Đạt;
17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: Đạt;
17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và sử lý theo quy định: Đạt
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn: Đạt;
18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: Đạt;
18.3 Đảng bộ, Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”: Đạt;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3718.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên: Đạt.
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.[6]
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XD NTM
1.3.1 Khái quát tình hình quản lý và kết quả XD NTM trên toàn quốc
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM giai đoạn 2010 –
2020; đặc biệt là từ khi Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về XD NTM và chính
thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức XD NTM”; Phong trào XD NTM
đã được các địa phương tập trung chỉ đạo đạt được những kết quả đáng phấn khởi
Trên địa bàn ước ta có tổng số 9050 xã; trong đó 7.524 xã thực hiện XDNTM Ở cấp Trung ương đã thành lập Văn phòng điều phối, Ban Chỉ đạo trung
ương Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM; các địa phương đều thành lập Ban
chỉ đạo XD NTM của tỉnh, huyện và cơ sở, xây dựng đề án XD NTM của địa
phương xác định mục tiêu, yêu cầu và nội dung XD NTM; bám sát tiêu chí của
Trung ương; tập trung vào việc qui hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô
lớn, hiệu quả cao theo hướng CNH - HĐH, nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội để nâng cao đời sống cho nhân dân, như hệ thống điện, đường giao thông nông thôn,
bờ vùng bờ thửa, kênh mương nội đồng, hệ thống trường trạm, cấp thoát nước, xử lý
rác thải và vệ sinh môi trường, nhà văn hóa, khu trung tâm theo tiêu chí đề ra
Nhiều nơi đã tập trung chỉ đạo một số xã điểm làm trước, sơ kết rút kinh nghiệm để
nhân rộng cho các địa phương khác, có thể nói XD NTM đã trở thành phong trào
chung, sâu rộng đến từng người và được các địa phương tập trung chỉ đạo tích cực
Theo đánh giá của Văn phòng điều phối, Ban Chỉ đạo trung ương chươngtrình mục tiêu quốc gia XD NTM, qua 2 năm (2011-2012) XD NTM, bình quân các
xã trong cả nước đạt 6,41 tiêu chí/xã; hiện có 34 xã đạt chuẩn cả 19 tiêu chí (chiếm
0,4%); 276 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí (3,2%); số xã đạt từ 8 tiêu chí trở xuống còn
hơn 6.500 xã (76,4%), 52 xã chưa đạt tiêu chí nào Đáng chú ý là bên cạnh một số
tiêu chí có tỷ lệ xã đạt chuẩn hơn 50% như: các tiêu chí về quy hoạch chung, bưu
điện, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vẫn còn một số
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38tiêu chí có tỷ lệ xã đạt chuẩn rất thấp (dưới 10%), như các tiêu chí giao thông,
trường học, chợ nông thôn, thu nhập, cơ cấu lao động
Sở dĩ số xã đạt chuẩn NTM chưa nhiều, một phần do hoạt động của các Ban Chỉđạo XD NTM ở nhiều tỉnh còn hạn chế Nhiều địa phương, Ban Chỉ đạo cấp huyện chủ
yếu là cán bộ kiêm nhiệm của phòng kinh tế, hoặc phòng hạ tầng cấp huyện Cán bộ xã
vừa thiếu, vừa yếu, nhất là các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa Trong khi đó công tác
tuyên truyền XD NTM chưa được thường xuyên, liên tục Vì vậy, trong quá trình XD
NTM, cán bộ và người dân ở nhiều địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của
Trung ương, tỉnh Khi triển khai thì nặng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhẹ về nội dung
văn hóa, xã hội, môi trường Những cách làm hay, sáng tạo về XD NTM ở các xã điểm,
huyện trọng điểm chưa được quan tâm giới thiệu và quảng bá nhân rộng
Chất lượng công tác quy hoạch - một nhiệm vụ quan trọng của NTM lại chưađáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là quy hoạch nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ trên địa bàn xã thiếu tính kết nối vùng, nội dung còn dàn trải Do đó chưa
hình thành được nhiều vùng hàng hóa tập trung Tính đến cuối năm 2012 cả nước
có 83,5% số xã hoàn thành quy hoạch chung XD NTM Tuy vậy, vẫn còn ba địa
phương có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch thấp gồm Điện Biên, Bình Phước 3%, TP Hồ
Chí Minh 11%; và còn 139 xã của vùng miền núi phía bắc và Đông Nam Bộ chưa
triển khai công tác quy hoạch Nhiều địa phương quy hoạch hạ tầng xong nhưng
chậm cắm mốc chỉ giới và phổ biến rộng rãi đến nhân dân nên đã xảy ra tình trạng
người dân lấn chiếm, xây dựng cả vào phần đất đã quy hoạch Về lập đề án NTM,
đến nay cả nước có hơn 5.440 xã chiếm 60,4% đã phê duyệt xong, 865 xã đã hoàn
thành thẩm định và đang chờ thủ tục phê duyệt Đáng chú ý, các xã thuộc bảy tỉnh
Bắc Cạn, Điện Biên, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa
- Vũng Tàu có tỷ lệ phê duyệt đề án thấp dưới 20%, trong đó Bắc Cạn, Điện Biên,
Ninh Thuận mới đạt dưới 5% Nhiều đề án chưa bám sát quy hoạch của xã, nặng về
tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải pháp thực hiện còn thiếu tính thực tiễn
Một số công trình hạ tầng sau khi đưa vào sử dụng thiếu quản lý, duy tu và bảo
dưỡng cho nên xuống cấp nhanh Trong khi việc tuyên truyền, vận động sự tham
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39gia, đóng góp của người dân còn khó khăn Việc quy hoạch phát triển sản xuất ở
cấp xã chưa gắn kết với quy hoạch vùng dẫn đến cơ cấu sản xuất ở nhiều xã còn
mang nặng tính tự phát, chưa tạo ra nhiều mô hình sản xuất có giá trị cao [7]
1.3.2 Tình hình XD NTM tại Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 5.053,59 km2, dân số 1.134.500người Toàn tỉnh có 152 phường, xã (47 phường và 105 xã, trong đó có 92 xã tham
gia Chương trình xâ dựng NTM)
Căn cứ hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương và các Bộ, ngành; Bộ máyBan Chỉ đạo tỉnh, huyện và thị xã, Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn, bộ phận
giúp việc đã sớm được hình thành hệ thống từ tỉnh, huyện, thị xã, xã đến thôn, bản
Ban chỉ đạo XD NTM tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh trình Thường vụ Tỉnh uỷban hành Chương trình hành động số 22/CTr-TU thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW
của Trung ương Đảng lần thứ 7, khoá X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
UBND Tỉnh đã ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mụctiêu Quốc gia XD NTM và đảm bảo an sinh năm 2011, 2012; ban hành các văn bản
hướng dẫn chỉ đạo các huyện, thị xã và các xã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban vận động,
Ban Quản lý thực hiện CT XD NTM; ban hành một số văn bản hướng dẫn trình tự
thực hiện công tác lập, phê duyệt Quy hoạch, đề án NTM Ban hành Quyết định số
32/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 về quy định tạm thời cơ chế, chính sách huy động
nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng NTM , bước đầu các địa phương đã tổ chức triển
khai thực hiện khá đồng bộ; các địa phương chủ động huy động nhiều nguồn lực để
tham gia đóng góp vào Chương trình
Xác định công tác tuyên truyền, vận động đây là nội dung quan trọng nhằmthay đổi nhận thức về chương trình và huy động sự tham gia của toàn xã hội và đặc
biệt là nâng cao được vai trò chủ thể của người dân trong “chung sức” XD NTM
nên nội dung này được các địa phương triển khai mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đa
dạng và phong phú Đến nay đã chi hơn 2.108 triệu đồng cho công tác tuyên truyền
như: Làm 36 pano đặt ở 8 huyện, thị xã và 28 xã điểm; 20.000 tờ rơi đưa về ở 28 xã
điểm, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về XD NTM
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Tổ chức triển khai, tập huấn cho cán bộ các cấp về chủ trương, chính sách, cácnội dung thực hiện công tác XD NTM Đến nay, Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, thị xã đã tổ
chức hơn 50 lớp tập huấn, thời gian từ 3-5 ngày/ lớp, số lượt người tham gia trên 2.000
lượt cán bộ cấp tỉnh, huyện, thị xã, xã Ngân sách trung ương đã chi hơn 1,300 tỷ đồng
Qua hai năm thực hiện, đến nay đã có 92/92 xã được phê duyệt quy hoạch
XD NTM, chậm so với kế hoạch chỉ đạo của tỉnh, nhưng với toàn quốc là một trong
những tỉnh hoàn thành Quy hoạch sớm (cả nước 83,5%) Đã tổ chức thực hiện
chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã đầu tư cho 47 xã, xây được 55 mô hình,
với số vốn là: 4,7 tỷ đồng Huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn của nhiều chương
trình, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước nên nhiều công trình thiết yếu như
giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở văn hoá, các công trình trụ sở UBND các
xã đã được chỉnh trang, nâng cấp, cải tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương Đến nay, tỷ lệ đường trục xã, liên xã được trải nhựa hoặc bê tông
chiếm 74% Đường trục thôn, xóm (53,2%) đã được cứng hoá; Đường ngõ, xóm
(42,4%) đã được bê tông hoá Đường trục chính nội đồng (21,7%) đã được cứng
hoá Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, đảm bảo tưới
tiêu chủ động cho trên 90% diện tích canh tác… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” đã có 1.135 làng, thôn, bản, được công nhận đơn vị đạt
chuẩn văn hóa (tỷ lệ (80,8%) so với chung toàn tỉnh là (tỷ lệ 82,9%); an ninh chính
trị, trật tự xã hội cơ bản được giữ vững [8]
Kết quả thực hiện các tiêu chí XD NTM trên địa bàn toàn tỉnh đến năm
Tiêu chí số 15 83 xãTiêu chí số 16 78 xãTiêu chí số 17 06 xãTiêu chí số 18 52 xãTiêu chí số 19 85 xãTrường Đại học Kinh tế Huế