1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ sim (myrtaceae juss 1789) trong hệ thực vật vườn quốc gia phú quốc, tỉnh kiên giang

87 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 9,46 MB

Nội dung

năm 2000 có 13 chi , 100 loài, phân bố từ Bắc đến Nam, từ vùng ven biển đến vùng núi cao, trong đó có rất nhiều loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh, làm gỗ, làm thức ăn…, trong quyển Ở V

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguy ễn Đông Thi

VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC,

Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguy ễn Đông Thi

VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi

K ết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong b ất kì công trình nào

Các trích d ẫn về biểu bảng, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham

kh ảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định

TP H ồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2013

TÁC GI Ả LUẬN VĂN

Nguyễn Đông Thi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân thành, quí giá của các

có điều kiện đi lại và khảo sát tại Vườn quốc gia

trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ để tôi thuận lợi hoàn

Nguy ễn Đông Thi

Trang 5

MỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN 1

L ỜI CẢM ƠN 2

M ỤC LỤC 3

GI ẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CÁCH VIẾT TÊN KHOA HỌC 5

MỞ ĐẦU 6

1 Đặt vấn đề 6

2 Mục đích đề tài 7

3 Nội dung nghiên cứu 7

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 8

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 8

1.1.1 Địa hình 8

1.1.2 Thổ nhưỡng 9

1.1.3 Khí hậu 10

1.1.4 Hệ thực vật 11

1.2 Lịch sử nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae) 13

C HƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Địa điểm và thời gian thực địa 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 16

2.2.2 Phương pháp ghi nhật kí 18

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 18

2.2.4 Phương pháp tham khảo tài liệu 19

2.2.5 Định danh theo Phương pháp hình thái so sánh 19

2.2.6 Phương pháp chấm điểm phân bố các loài 19

2.2.7 Dụng cụ, hoá chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài 20

C HƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

3.1 Đặc điểm họ Sim (Myrtaceae) 21

3.1.1 Đặc điểm hình thái 21

3.1.2 Sinh học và sinh thái 21

3.1.3 Phân bố 22

3.1.4 Công dụng 22

Trang 6

3.2 Thành phần loài 22

3.2.1 Baeckea frutescens L - Chổi sẻ, Chổi trện (vùng khu 4), Thanh hao 23

3.2.2 Melaleuca cajuputi Powell - Tràm, Chè đồng, chè cay 26

3.2.3 Psidium guajava L.- Ổi, Phan thạch lựu, kê thỉ quả 29

3.2.4 Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr & Perry.- Sim rừng lớn, Tiểu sim 33

3.2.5 Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.1842 - Hồng sim, sim 36

3.2.6 Syzygium baviense (Gagnep.) Merr et Perry- Trâm Ba Vì 40

3.2.7 Syzygium claviflorum (Roxb.) Wall - Trâm hoa mảnh 43

3.2.8 Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr et Perry- Trâm trắng, Trâm sung 46

3.2.9 Syzygium grandis (Wight) Walp.- Trâm đại, Trâm dẻo, Trâm biển, Mận biển, Táo biển 48

3.2.10 Syzygium jambos (L.) Alston - Lý, Roi, Mận bồ đào 51

3.2.11 Syzygium polyanthum (Wight) Walp - Sắn thuyền, Salam 54

3.2.12 Syzygium semarangense (Bl.) Merr.& Perry.- Mận, Roi 57

3.2.13 Syzygium syzygioides (Miq.) Merr et Perry- Trâm kiền kiền 60

3.2.14 Syzygium tinctorium- Trâm nhuộm, Trâm sung 64

3.2.15 Syzygium zeylanicum(Linn.) DC.- Trâm tích lan 67

3.2.16 Tristaniopsis burmanica (Griff.) Wils.& Waterh -Tri tân Burmann 70

3.2.17 Tristaniopsis merguensis (Griff.) Wils.& Waterh -Tri tân ổi 73

3.3 Th ảo luận 76

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

4.1 K ết luận 78

4.2 Ki ến nghị 78

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 79

PH Ụ LỤC 82

Trang 7

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CÁCH VIẾT TÊN KHOA HỌC

Thu ật ngữ

được gọi là đơn vị phân loại Taxon là một nhóm cá thể thuộc bất kỳ một mức độ nào của

tượng cụ thể

Tên khoa h ọc của các taxon bậc dưới họ

Đây là các viết chuẩn thường gặp trong các công trình, tạp chí về phân loại học thực vật có

uy tín như: Novon, Taxon, Adansonia, Kew Bulletin, và thực vật chí các nước (trong đó

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Loài người ngay từ khi mới xuất hiện trong lúc tiếp xúc với thiên nhiên trong đó có

cũng mở rộng thêm Một yêu cầu thực tế đặt ra là cần phải phân loại chúng để sử dụng

năm 2000 có 13 chi , 100 loài, phân bố từ Bắc đến Nam, từ vùng ven biển đến vùng núi cao, trong đó có rất nhiều loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh, làm gỗ, làm thức ăn…, trong quyển

Ở Việt Nam nói chung và Vườn quốc gia Phú Quốc nói riêng đã có một số nghiên cứu

Trang 9

phát triển họ này trong Vườn quốc gia Từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên c ứu đa dạng và sinh thái họ Sim (Myrtaceae Juss.1789) trong hệ thực vật Vườn quốc gia Phú Quốc- tỉnh Kiên Giang”

2 Mục đích đề tài

Nghiên cứu đa dạng và sinh thái các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) trong hệ thực vật vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

3 Nội dung nghiên cứu

gia Phú Quốc, đề xuất bảo vệ đa dạng sinh học về thành phần loài

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

họ Sim (Myrtaceae) ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và ở Việt Nam

Phú Quốc một cách đầy đủ và chính xác, giúp các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc bảo

vệ, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên

cho sản xuất nông, lâm nghiệp, y dược

Trang 10

C HƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

1.1.1 Địa hình

Vườn quốc gia Phú Quốc nằm ở phía Bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa giới hành chính các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn, một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ

và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thị

Đông Phía Nam và Đông Nam giáp xã Cửa Dương và Hàm Ninh

Vườn quốc gia Phú Quốc có tổng diện tích tự nhiên là 31.422 ha Gồm các phân khu chức năng:

Độ cao trung bình của Vườn quốc gia Phú Quốc từ 0-600m so với mặt nước biển, thuộc dạng địa hình đồi núi Hệ thống đồi núi của Vườn quốc gia Phú Quốc gồm hai dãy núi

như núi Chúa (603m) là núi cao nhất trong phạm vi Vườn quốc gia, núi Vồ Quặp (478m) và núi Đá Bạc (448m), dãy núi Bãi Đại chế ngự bờ Tây Bắc với độ cao trung bình từ 250 -300

m so với mặt biển

Ngoài ra, ở phía Bắc còn có núi Chảo (379m) và phía Tây Bắc có núi Hàm Rồng (365 m) hợp với hai dãy núi Hàm Ninh và Bãi Nại hình thành hệ thống núi đồi của Vườn quốc gia với trục Dương Đông- Hàm Ninh Từ trục này trở xuống phía Nam có những núi thấp

độ dốc rất lớn (>450

) Địa hình của Vườn quốc gia Phú Quốc thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, phần giữa của Vườn quốc gia là một vùng đất trũng, thấp xen kẽ có những đầm lầy ngập úng nước ngọt hoặc nước phèn vào mùa mưa mà dân địa phương thường gọi là “lung”

thường chỉ có cây Tràm (Melaleuca cajuputi) và một số thực vật thân thảo họ Lác

(Cyperaceae), họ Chanh lương (Restionaceae),… sinh sống

Trang 11

Hình 1.1 B ản đồ Phú Quốc- tỉnh Kiên Giang

http://www.phuquocdaoviet.com/category.asp?cate_id=92

1.1.2 Thổ nhưỡng

Vườn quốc gia Phú Quốc nói riêng có nền địa chất sa thạch là chủ yếu, nền sa thạch này có dạng mặt bàn nghiêng về phía Nam, có chiều dày vào khoảng 600m, tiếp nối với sa thạch của dãy núi Tượng ở Campuchia

Loại đá này khi phong hoá tạo ra loại đất Feralit có thành phần cơ giới chủ yếu là cát nên nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém và thường bị trực di mạnh, hình thành 3 loại đất Feralit:

các triền núi sa thạch, tập trung nhiều ở khu vực trung tâm của Vườn quốc gia, phát triển

(chủ yếu là cát pha), nghèo chất dinh dưỡng

dày, độ phì lớn hơn loại đất Feralit vàng xám

Trang 12

Ngoài ra trong phạm vi Vườn quốc gia Phú Quốc còn có các loại đất Sialit feralit xám

đất sét mặn ven biển…., nhưng có diện tích nhỏ và phân tán

1.1.3 Khí hậu

Đảo Phú Quốc nằm trong vùng biển phía Tây thuộc vịnh Thái Lan, một trong những vùng có lượng mưa cao nhất và có vị trí gần xích đạo nên thuộc vùng khí hậu nóng, rất ẩm Một năm có hai mùa mưa và khô với mùa mưa kéo dài và mùa khô ngắn (1-2 tháng/năm)

trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng 7,8,9 có số ngày mưa lên tới 23-24 ngày/ tháng và lượng mưa đạt trên 450mm

Phú Quốc chịu ảnh hưởng của hai hướng gió: Gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 10) với tốc độ trung bình thuộc cấp 4, cấp 5 (4-5m/s) mang nhiều mưa, gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) Phú Quốc cũng như các tỉnh Nam Bộ ít bị bão, chu kỳ các trận bão khoảng 100 năm , khi có bão sức gió rất mạnh (>100km/giờ)

Hình 1.2 Sơ đồ mưa và sấm chớp ở Phú Quốc.

http://phuquocservices.com/doinetvedaophuquoc.html

Trang 13

1.1.4 Hệ thực vật

Đảo Phú Quốc nằm ở vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang là tỉnh cuối cùng của khu vực Nam Bộ nên hệ thực vật đảo Phú Quốc có quan hệ chặt chẽ với hệ thực vật miền Đông Nam Bộ, hệ thực vật Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thực vật Đông Dương và hệ thực vật vùng Đông Nam Á trên cơ sở 3 luồng di cư và xâm nhập

với đặc trưng các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) di cư vào Việt Nam theo đường từ

Campuchia sang từ kỷ Đệ tam Đây là họ thực vật cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao mà ở Vườn quốc gia Phú Quốc tập trung số loài nhiều và có tổ thành số lựơng cá thể loài lớn nhất, chiếm ưu thế sinh thái của rừng

tỉnh Đông Nam Bộ xâm nhập vào với hàng chục họ thực vật khác nhau, trong đó có các họ thực vật đặc trưng họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae),

họ Bứa (Guttiferae), họ Mãng Cầu (Annonaceae), họ Bồ Hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae),

định kỳ vùng Châu Á- Thái Bình Dương xâm nhập vào với các loài tiêu biểu như Tràm

Vườn quốc gia Phú Quốc cũng có một số họ thuộc khu hệ thực vật Miến Điện – Ấn

Độ và khu hệ thực vật ôn đới Hymalaya- Vân Nam Trung Quốc di cư xâm nhập vào với các

họ đặc trưng: họ Dẻ (Fagaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Bằng lăng

Theo Trần Hợp và Võ Văn Chi dựa trên quan điểm của Armen Takhtajan về phân loại thực vật thượng đẳng đã thống kê được hiện nay ở Việt Nam có 8 ngành thực vật bậc cao có mạch (thực vật thượng đẳng), thì ở Vườn quốc gia Phú Quốc đã có đại diện của 6 ngành (chiếm 75%) chỉ thiếu ngành Loã tùng (Psilotophyta) và ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

Sự phân phối số lượng các Taxon theo từng ngành cũng rất không đồng đều

Tuyệt đại đa số loài thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) với 1.106 loài, chiếm tỷ

lệ 95% tổng số loài hiện có của Vườn quốc gia Phú Quốc, kế tiếp đến ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 40 loài chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ dưới 1% số loài hiện có

thực vật Trong đó có 12 loài thực vật có tên mang địa danh Phú Quốc: Cù đèn Phú Quốc

Trang 14

(Croton phuquocensis Croiz.), Di ệp hạ châu Phú Quốc (Phyllanthus phuquocianus Beille.),

phuquocensis Tard.), G ội Phú Quốc (Gội ổi) (Aglaia quocensis Pierre), Doi Phú Quốc

quocensis Pierre ex Pit.), L ốp bốp Phú Quốc (Connarus semidecandrus Jack (C quocensis

Đặc biệt, hệ thực vật Vườn quốc gia Phú Quốc có nhiều loài thực vật quý hiếm nằm

trong sách Đỏ, đang có nguy cơ bị tiêu diệt (E): Trai (Fagraea cochinchinensis), Quế quan

pierrei), Tùng có ng ấn (Cupressus torulosa), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao

maritima)

pierrei), Sao đen (Hopea odorata), Bô bô (Shorea hypochra), Tri tân (ổi rừng)

(Aphyllorchids montana (Reichenb.f.))

Vườn quốc gia Phú Quốc có hệ sinh thái rừng rậm cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới với các kiểu rừng :

động của con người và hiện đang trong giai đoạn phục hồi Thành phần thực vật ở kiểu rừng

này thường là Kiền kiền (Hopea sp), Trâm (Syzygium sp), Còng (Callophyllum sp), ổi rừng

Trang 15

dyeri), Tầng cây gỗ có đường kính bình quân từ 16 - 18 cm, chiều cao bình quân từ 10 - 15

m

đới, thường phân bố ở các khu vực có địa hình thấp trũng gần biển, ngập nước về mùa mưa,

ở khu vực Rạch Tràm, Bãi Dài, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Hàm Ninh, đất thường bị chua phèn

theo mùa, đất chua phèn, cây Tràm phân bố thành những ưu hợp thuần loại, dưới tán Tràm

dưới cây Tràm hoặc Nhum (Oncosperma tigillaria)

Đước (Rhizophora), Vẹt (Bruguiera) thuộc họ Đước (Rhizophoraceae); Cóc (Lumnitzera)

1.2 Lịch sử nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae)

Từ giữa thế kỷ 18, nhà thực vật học người Thuỵ Điển Ch.Linnaeus(1753) đã dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản để sắp xếp chúng

nhưng nó là kiểu phân chia tiến bộ nhất thời bấy giờ, về sau ngừơi ta vẫn sử dụng cách phân chia này để nghiên cứu thực vật

Kể từ khi A.Jussieu 1789, đặt tên cho họ Sim với các chi chủ yếu Về sau, các chi trong họ này đã có nhiều sửa chữa, đặc biệt chi Eugenia L được J Gaertner (1732-1791) chuyển đa số các loài thành Syzygium Gaertn Vì ông cho rằng Eugenia đặc trưng cho vùng phân bố Châu Mỹ với các đặc điểm cánh đài không dựng đứng cao trên bầu và quả buông

Trang 16

thõng xuống, có múi, hạt không dính liền vào nội quả bì Trong khi đó, các loài phân bố ở các Châu lục còn lại được xếp vào chi mới là Syzygium Gaertn Sau này, Blume (1796-1803) cũng tách từ chi Eugenia ra khỏi Syzygium để xây dựng 1 chi mới là Cleistocalyx Bl với lý do cánh đài dính nhau từ trong nụ và không còn dấu vết trên quả chín, trong khi đó chi Syzygium có cánh đài rời nhau hay chỉ dính nhau ở gốc và luôn còn lại trên quả chín Các thay đổi này không được cập nhật trong các Bộ thực vật chí của các nước Châu Á nhiệt đới, có lẽ do họ Sim hết sức đa dạng và các chi tiết về hình thái rất khó phân biệt Cụ thể, Bộ thực vật chí Ấn Độ (Flora British India, 1878) do J.D Hooker chủ biên, tác giả

chia họ này làm 3 Tông, phân biệt bằng quả nang và quả thịt trong đó có Tông Lecythideae (Tông phụ Barringtonieae) mà sau này Poir.1825 xếp thành họ riêng, từ đó các tác giả khác đều dùng tên Lecythidadaceae Poir Hoặc F.Gagnepain trong Bộ thực vật chí đại cương Đông dương, tập 2 (1908-1923) cũng sử dụng chi Eugenia L cho tất cả các loài thuộc chi Syzygium và chi Cleistocalyx, đồng thời còn xếp cả các chi Careya Roxb., Barringtonia

1992, công nhận), thực ra loài mà F.Gagnepain mô tả trong Bộ thực vật chí này thuộc chi Symplocos (theo Flore du Cambobge du Laos et du Vietnam No16, 1977)

Theo Phạm Hoàng Hộ trong quyển Cây cỏ Việt Nam, tập II, năm 2000: thống kê họ

loài, Psidium: 3 loài, Tristaniopsis: 2 loài, Eucalyptus: 24 loài, Callistemon: 1 loài, Melaleuca: 1 loài, Baeckea: 1 loài

Theo Nguyễn Kim Đào trong Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, tập II, năm 2003: chia họ Sim thành 15 chi 108 loài gồm: Acmena DC: 1 loài, chi Baeckea : 1 loài, chi Callistemon: 1 loài, chi Cleistocalyx: 5 loài, chi Decaspermum: 3 loài, Eucalyptus: 24 loài,

Psidium: 3 loài, Rhodamnia: 2 loài, Rhodomyrtus: 1 loài, Syzygium: 60 loài, Tristania: 2 loài

Theo John Panell & Pranom Chantaranothai trong Thực vật chí Thái Lan, tập 7, năm

Callistemon: 1 loài, Cleitocalyx: 4 loài, Decaspernum: 2 loài, Eucalyptus: 9 loài, Eugenia: 3

Trang 17

loài, Leptospermum: 1 loài, Melaleuca: 1 loài, Psidium: 2 loài, Rhodamnia: 3 loài, Rhodomyrtus: 1 loài, Syzygium: 173 loài, Tristaniopsis: 2 loài

Theo Chen, C.(KUN) trong Thực vật chí Trung Quốc, tập 53 (1984): chia họ Sim

2 loài, Decaspernum: 7 loài, Eucalyptus: 27 loài, Eugenia: 2 loài, Leptospermum: 1 loài, Melaleuca: 2 loài, Psidium: 2 loài, Rhodomyrtus: 1 loài, Syzygium: 73 loài, Tristaniopsis: 1 loài

Trang 18

C HƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian thực địa

Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2012 - 7/2013, gồm 4 lần đi thực địa :

Trong các khu vực của Vườn quốc gia Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

2.2.1.1 Xác định địa điểm và tuyến khảo sát

Để thu mẫu một cách đầy đủ việc chọn các tuyến thu mẫu là cần thiết Tuyến đường

các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó phải cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực

Trang 19

Hình 2 1 Bốn khu vực đi khảo sát (vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV) thuộc Vườn

quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang

2.2.1.2 Phương pháp thu mẫu

Trang 20

Chụp hình sinh cảnh, cây, hoa và quả nguyên hay phân tích khi tìm thấy ngoài tự nhiên

2.2.1.3 X ử lí mẫu

ẩm mốc, sau đó đem về để vào tủ sấy

tích

2.2.2 Phương pháp ghi nhật kí

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

+ S ấy mẫu: sau khi chỉnh sửa mẫu ép cho hoàn chỉnh, cho vào tủ sấy khô ở nhiệt độ

cho khô

kích thước 28×42cm, bằng cách dùng súng bắn keo gắn dính vào bìa cứng Hoa, quả và hạt

Trang 21

+ Phân tích cụm hoa, quả của các loài đã ngâm cồn, quan sát trên kính hiển vi soi nổi

để mô tả những đặc điểm khó quan sát rõ bằng mắt thường

2.2.4 Phương pháp tham khảo tài liệu

2.2.5 Định danh theo Phương pháp hình thái so sánh

Hộ)

2.2.6 Phương pháp chấm điểm phân bố các loài

Xác định toạ độ các điểm phân bố bằng GPS rồi chấm điểm trên bản đồ của Vườn

CS2

Trang 22

2.2.7 Dụng cụ, hoá chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài

D ụng cụ: Máy ảnh Lumix DMC-S1 Panasonic , máy xác định toạ độ GPS map 76CS,

Hoá ch ất: cồn 700

Trang 23

C HƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm họ Sim (Myrtaceae)

3.1.1 Đặc điểm hình thái

Cây gỗ hoặc cây bụi Lá mọc đối, không có lá kèm, đơn nguyên, có điểm tuyến Đặc biệt, trong mô mềm vỏ của các cành non, dưới biểu bì lá hoặc trong các bộ phận của hoa, quả có nhiều túi tiết chất dầu thơm Về cấu tạo giải phẫu, thân có vòng libe trong, mạch có bản ngăn đơn

Cụm hoa hình chùm ở nách lá hay đầu cành, đôi khi hoa mọc đơn độc ở nách lá Hoa lưỡng tính mẫu 5 hoặc 4 Đài dính lại với nhau ở dưới thành hình chén Cánh hoa rời nhau

và đính trên mép của ống đài Nhị rất nhiều, số lượng không cố định, thường cuộn lại trong

nụ Bộ nhuỵ có số lá noãn bằng số cánh hoa, đôi khi ít hơn (ở chi Eugenia), dính lại với nhau thành bầu dưới hay bầu giữa, có số ô tương ứng với số lá noãn, đính noãn trụ giữa, một vòi và một bầu nhuỵ Quả mọng hay nạc, thường do đế hoa phát triển thành, cũng có khi là quả khô mở (chi Eucalyptus); quả mang đài tồn tại ở đỉnh Hạt không có nội

Hình 3.1 Hoa đồ của loài Psidium guajava L

3.1.2 Sinh học và sinh thái

thường xanh nhiệt đới, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng tre nứa, địa hình vùng

Trang 24

đồi núi thấp ở độ cao 300-900m, đất ngập nước, ven suối, cửa sông, hay gần bãi biển, xung

(Euphorbiaceae), họ Bứa (Guttiferae), họ Mãng Cầu (Annonaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)

3.1.3 Phân bố

hình tương đối bằng phẳng, đồi núi ở các xã Bãi Thơm, Cửa Cạn, Gành Dầu, thị trấn Dương Đông

3.1.4 Công dụng

mát mà còn dùng để phủ xanh đất trống, đồi trọc, phục hồi rừng trên đất hoang hoá Ở Phú

lượng lớn thu hoạch trái làm rượu Sim, một đặc sản của Phú Quốc

3.2 Thành phần loài

tra cho các chi

Trang 25

4 Rhodamnia

2 Lá gân lông chim

đài dựng trên noãn sào; hột dính vào nội quả bì 6 Syzygium

3.2.1 Baeckea frutescens L - Chổi sẻ, Chổi trện (vùng khu 4), Thanh hao

Baeckea frutescens Linn Sp Pl 358 1753; Smith in Trans Linn Soc 3: 260 1797;

Hook in Curtis’s Bot Mag 55 t 2802 1828; P.H Hô, Cayco Vietnam 2: 67 2000; DC Prodr 3: 229 1828; Benth in Journ Bot Kew Gard Misc 4: 118 1852; Miq Fl Int Bat 1(1): 406 1855 et Suppl 308 1861; Benth Fl Hongk 118 1861; Duthie in Hook f Fl Brit Ind 2: 463 1878; Forbes & Hemsl in Journ Linn Soc Bot 23: 295 1887; Gibbs in Journ Linn Soc Bot 42: 75 1914; Gagnep in Lecte Fl Gén Indo-Chine 2: 799 f 84 1920: Merr Enum Born Pl 436 1921; Ridley Fl Malay Penin 1: 712 1922; Merr in Lingnan Sci Journ 5: 137 1927; Groff in Lingnan Univ Sci Bull 2: 77 1930; Mc Clure

in Lingnan Univ Sci Bull 3: 1931- B chinensis Gaerth Fruct 1: 157 t 31 1788 –

Cedrela rosmarinus Lour Fl Cochinch 160 1790, ed Willd 199 1793- B.cochinchinensis

Blume Mus Bot Lugd.- Bat 1: 69 1849- B.sumatrana Blume, l c – B frutescens Linn

var brachyphylla Merr et Perry in Journ Arn Arb 20: 102 1939

S ố hiệu mẫu: PQ10

Đặc điểm: Cây nhỏ, mọc thành bụi, cao 1-2m Thân mảnh, phân cành nhiều, cành thon

đầu nhọn không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn, phiến rất hẹp, nhẵn bóng, dễ rụng, chỉ có một gân giữa Cụm hoa ở nách lá, mang 1 đến 4 hoa Hoa nhỏ, màu trắng, lưỡng tính, đường kính cỡ 2-3mm; cuống hoa cỡ 1mm, lá bắc rất nhỏ, rụng sớm; nụ hoa hình chóp ngược; đài hoa hợp hình ống, dài cỡ 1mm, gồm 4-5 thuỳ hình tam giác hơi nhọn đầu; cánh

rất nhiều noãn Quả nang nhỏ, mở theo đường rách ngang; hạt có cạnh

Trang 26

Hình 3.2 Hình thái loài Baeckea frutescens L

Sinh h ọc: Ra hoa tháng 4-8

Sinh thái: Mọc rải rác hay thành đám, trên vùng đất đồi đá vôi, trảng cây bụi, hoặc

Phân bố: Ở Vườn quốc gia Phú Quốc, loài này được tìm thấy ở vùng Đồng Lớn –

Bãi Dài, Đồng Tràm – Bãi Thơm, Rạch Tràm Ngoài ra, loài này còn có ở vùng nhiệt đới Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ và đảo Hải Nam của Trung Quốc Ở Việt Nam, chổi sẻ là cây khá quen thuộc của nông dân vùng đồng bằng, trung du Bắc và Trung Bộ

Trang 27

Hình 3.3 Bản đồ phân bố của cây Baeckea frutescens L ở Vườn quốc gia Phú Quốc Công dụng: Chổi sẻ được dùng chữa đau bụng, cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, thấp khớp

Hoa và lá chổi sẻ chữa kinh nguyệt không đều, ăn uống khó tiêu Liều dùng hàng ngày 6-8g, sắc nước uống Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc chổi sẻ để ăn cơm ngon, chống đói và chóng hết huyết hôi Dùng ngoài, nước sắc đặc cây chổi sẻ để ngâm rửa chữa nấm lở, ngứa

ở kẻ chân Tinh dầu được chế thành dầu xoa, rượu chổi sẻ dùng xoa bóp chữa tê thấp, cảm cúm Ngoài ra, chổi sẻ còn được dùng làm chổi quét nhà, lá cho vào chum đựng đậu xanh để trừ mọt và bỏ vào tủ quần áo để trừ nhậy cắn [10, tr 891]

Trang 28

Hình 3.4 Loài Baeckea frutescens L

3.2.2 Melaleuca cajuputi Powell - Tràm, Chè đồng, chè cay

Melaleuca cajuputi Powell., Pharm Lond Trans.: 22 1809; Kochummen in Ng, Tree

Fl Mal 3: 248 1978; P.H Hô, Cayco Vietnam 2: 67 2000; Turner, Gard Bull Singapore

47: 370 1995.- M leucadendron auct non (L.) L., Mant l: 105 1767; Blume, Bijdr 17:

1099 1826-1827; Miq., Fl Ind Bat l: 402 1855; Koord & Valeton, Bijdr Boomsoorten Java 6: 180-183 1900; Backer, Schoolfl Java: 527 1911; Gagnep in Lec., Fl Gén I.-C 2:

790 1920; Ridl., Fl Mal Pen l: 713 1922; van Steenis, den Hood & Eyma, Fl voor de

Schulen in Indonesia: 300 1951; Backer & Bakh.f., Fl.Java l: 347 1963.- M.minor Sm in

Rees Cyclop.: 23 1812; Miq., Fl Ind Bat l: 403 1855: Miq., Sum seine Pflanzenwelt:

117 1862.- M leucadendron var minor (Sm.) Duthie in Hook.f., Fl Brit Ind 2: 465 1879;

Craib in Fl Siam Enum l: 625 1931; Corner, Ways Trees l: 506 1940 Fig 6; PlateXXVII: 4

S ố hiệu mẫu: PQ11

Đặc điểm: Cây gỗ, sống thành bụi, cao 2-3m, thân thường không thẳng, vỏ ngoài

Trang 29

mác hay hình trái xoan dẹp, kích thước 4-8×1-2cm, đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hình hơi nêm,dầy cứng, 3-5 gân giữa hình cung, gần như song song Lá non có lông mềm màu

bông dài ở đầu cành Quả nang hình cầu, kích thước 3×4mm, khi chín nứt ba mảnh Hạt

Hình 3.5 Hình thái loài Melaleuca cajuputi Powell

Sinh h ọc: Ra hoa tháng 3-5

Sinh thái: Cây phân bố ở những vùng đất ngập nước, có phèn

Phân b ố: Ở Vườn quốc gia Phú Quốc cây được tìm thấy ở Bãi Bổn, vùng Đồng Tràm-

Bãi Thơm, Rạch Bà Cải – Bãi Thơm, ven sông Rạch Tràm là những vùng ngặp nước, có độ phèn cao Có nơi tràm mọc thành cánh đồng Tràm còn mọc nhiều ở Châu Á Philippin, Miến Điện, Malaixia, Indonexia, Campuchia và có di thực vào Châu Phi Ở Việt Nam, tràm

Trang 30

mọc ở cả hai miền Nam Bắc, rải rác ở các đồi trọc Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tĩnh, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Quảng Bình, Long An, Đồng

Hình 3.6 Bản đồ phân bố của cây Melaleuca cajuputi Powell ở Vườn quốc gia Phú

Quốc

Công dụng: Lá có thể pha chè thay nước uống giúp cho tiêu hoá Lá chữa cảm cúm,

trừ đờm Ngày uống 10-20 lá tươi hay 5-10g lá khô dưới dạng thuốc sắc Nước sắc lá tràm dùng để chữa vết thương có mủ, vết loét Tinh dầu tràm có tính sát khuẩn mạnh Dùng trong phẫu thuật để sát khuẩn ngoài da Tinh dầu tràm có tác dụng chống viêm dùng xoa bóp trị đau nhức, ho, cảm mạo Tinh dầu dễ hấp thu qua da và dễ được thải trừ qua đường hô hấp, đường tiết niệu, có thể dùng dưới dạng tinh dầu nguyên chất xoa vào ngực, dạng thuốc xông, xirô Tinh dầu tràm trị bỏng tốt, làm chóng tái tạo tổ chức mô hình thành sẹo nhanh, không gây dính băng gạc Có thể dùng dưới dạng kem [10, tr898]

Trang 31

Hình 3.7 Loài Melaleuca cajuputi Powell

3.2.3 Psidium guajava L.- Ổi, Phan thạch lựu, kê thỉ quả

Apple guava, Common guava, Goyavier

Psidium guajava Linn Sp Pl 470 1753; Miq Fl Ind Bat 1(1): 469 1855; Benth Fl

Hongk 120 1861; P.H Hô, Cayco Vietnam 2: 59 2000; Kurz For Fl Brit Burma 1: 476 1877; Duthie in Hook f Fl Brit Ind 2: 468 1878; Lévl Fl Kouy- Tchéou 289 1914; Gagnep in Lecte Fl Gén Indo-Chine 2: 848 1921; Chung in Mem Sci Soc China 1(1):

183 1924; Merr in Lingnan Sci Journ 6: 29 1928; McClure in Lingnan Univ Sci Bull 3:

29 1931; Hand.- Mazz Sym Sin 3(7): 596 1933 – P.pomiferum Linn Sp Pl ed 2: 672

1762; Lour Fl Cochinch 310 1790, ed Willd 379 1793; DC Prodr 3: 234 1828 –

P.pyriferum Linn Sp Pl ed 2: 672 1762; Lour Fl Cochinch 309 1790, ed Willd 378

Trang 32

S ố hiệu mẫu: PQ9

Đặc điểm: Cây gỗ nhỏ, cao từ 3-6 m Thân non màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh

uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng Nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của

gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 cm, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14-17 cặp gân phụ Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1-1,3

cm, có rãnh cạn ở mặt trên Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, đều, lưỡng tính, mẫu

5 Lá bắc là lá thường, lá bắc con dạng vẩy dài 3-4 mm, màu xanh hơi nâu Cuống hoa dài

nguyên, khi hoa nở tách ra thành 4-5 thùy không đều, màu xanh ở mặt ngoài, mặt trong màu trắng, tiền khai van Cánh hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở, phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4-1,6 cm, rộng 0,6-0,8 cm, mặt ngoài có nhiều lông mịn,

không đều, đính thành nhiều vòng trên đế hoa; chỉ nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14 mm, có lông; bao phấn màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn rời, nhỏ, hình tam giác tù ở đầu dài 17-20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ Lá noãn 5, dính, bầu dưới 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ Vòi nhụy 1, dạng sợi màu trắng hơi phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1-1,2 cm Đầu nhụy 1, màu xanh dạng đĩa Quả mọng hình cầu, hình trứng, hay hình quả lê, đường kính 3-8 cm, mang đài tồn tại Hạt nhiều màu vàng nâu hình đa giác [PSG.TS Trương Thị Đẹp]

Trang 33

Hình 3.8 Hình thái loài Psidium guajava L

Sinh học: Cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận

nhiệt đới Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng Vòng đời có thể tồn tại 40-60 năm Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 8-9

Sinh thái: Là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m

Phân bố: Ở Vườn quốc gia Phú Quốc cây được thấy ở thị trấn Dương Đông, Bãi

Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Rạch Tràm Chúng còn phân bố ở hầu hết các vùng của Việt Nam

Trang 34

Hình 3.9 B ản đồ phân bố của cây Psidium guajava L ở Vườn quốc gia Phú Quốc Công dụng: Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa Lá

tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona [10, tr899]

Trang 35

Hình 3.10 Loài Psidium guajava L

3.2.4 Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr & Perry.- Sim rừng lớn, Tiểu sim

Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr & Perry, 1938 P.H Hô, Cayco Vietnam 2: 43

2000.- Rhodamnia trinervia (Smith) Blume (1849).- Myrtus dumetorum Poir 1816.- Eugenia dumetorum DC 1828.- Myrtus trinervia Lour 1790, non Smith (1797) Blume

Mus Bot I, p 79; Kurz For Fl Brit Burma I, p 474; Duthie in Fl Brit India II, p

468; R cinerea Griff.; R concolor Miq.; R spectabilis Bl.; Myrtus trinervia Lour

Fl Coh P 312; Eugenia trnervia DC Prodr III, p 279; Bot Mag.tab 3223;

Monoxora spectabilis Wight Icones, tab 524, Illustr II, p.12, tab 97

Số hiệu mẫu: PQ1

Trang 36

Đặc điểm: Cây bụi cao 2-4m Thân hình trụ, màu xám nhạt, tán thưa, mở rộng ở

đỉnh Cành non hình trụ, gần như có đốt, non có lông sau nhẵn, vỏ thân có sợi Lá đơn mọc đối, thuôn nhọn, thuôn gần tù ở gốc đầu nhọn có mũi mảnh, nhẵn ở mặt trên, hơi bạc ở mặt dưới, dài 4,5 -7,5 cm, rộng 2-3 cm Gân chính từ gốc 3, mà 2 gân bên cong theo gần mép

lá, gân thứ cấp sát nhau, cách nhau khoảng 0,2cm, song song nhau, gân phụ dạng lưới hơi

rõ ở mặt dưới Cuống lá dài 0,5cm, có lông mềm Cụm hoa ở nách lá, mang ít hoa Cuống hoa chung ngắn, dài 0,5-1cm có lông mềm, đôi khi chỉ 1 hoa Lá bắc trái xoan, lá bắc nhỏ xếp 2 đối nhau, đính vào gốc bầu, dạng trái xoan nhọn Cuống hoa dài hơn hay ngắn hơn hoa Hoa màu trắng, nụ hoa hình quả lê, dài 0,7cm, rộng 0,73cm, đỉnh hình cầu, rộng 0,35cm Cánh đài có lông ở mặt ngoài, hợp ở gốc, chia 4 thuỳ tồn tại, dạng trái xoan ở gốc không đều nhau, dài 0,15-0,25 cm, đồng trưởng, gần như nhẵn ở mặt trong, có lông mềm ở mặt ngoài Cánh tràng 4 gần hình tròn, sau trái xoan, có lông Nhị đực rất nhiều, đính trên

bên, mở theo đường bên, dài 0,6mm Nhuỵ cái có bầu hạ hình chóp ngược, dài 0,3-0,4cm,

1 ô, giá noãn đơn, đính noãn vách, noãn nhiều ngược Vòi nhuỵ hình mũi cong lại trong

nụ, đầu nhuỵ hình điểm Quả gần như khô, đường kính 0,6cm hình cầu mang đài ở đỉnh, có

ít hạt nhiều cạnh cong, hầu hết dạng hình cầu, đường kính 0,4cm có gờ bên, phôi ngang cong

Trang 37

Hình 3.11 Hình thái loài Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr & Perry

Sinh học: Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-8

Sinh thái: Bụi nhỏ, thường mọc ven đường, trên đồi, trảng cây bụi, chịu đựng được điều kiện khô hạn

Phân bố: Ở Vườn quốc gia Phú Quốc, cây được tìm thấy ở Cửa Cạn, Đá Chồng,

Gành Dầu, Rạch Tràm, Đồng Tràm- Bãi Thơm Chúng còn có ở Quảng Ninh (Móng Cái),

Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin

Hình 3.12 Bản đồ phân bố của cây Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr & Perry ở

Vườn quốc gia Phú Quốc

Công dụng: Quả ăn được Vỏ, lá, quả dùng trị ỉa chảy Nước sắc của quả trộn lẫn với

nhựa cánh kiến dùng chữa loét, các bệnh về răng lợi Vỏ và lá chữa các vết thương Ở Ấn

Trang 38

Độ, nước sắc lá và rễ làm thuốc trợ lực cho phụ nữ mới sinh và dùng chữa đau dạ dày.[10,tr 899]

Hình 3.13 Loài Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr & Perry

3.2.5 Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.1842 - Hồng sim, sim

Rose Myrtle, Downy Myrtle, Hill Gooseberry

Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk Fl Beibl 2 1842; P.H Hô, Cayco Vietnam 2:

43 2000; Benth in Journ Bot 2 220 1843; Wight Spicil Neilgh.,I, p 60, tab 71; Miq Fl Indiae Bat., I, I,p.477; Benth Fl Hongk., p 121; Duthie in Fl Brit India, II, p 469: Trimen

Trang 39

Handb Ceylon, II, p 166; Myrtus tomentosa Ait; DC Prodr., III, p 240; Wight Illustr., II, p

12, tab 97; Icones, tab 522; M canescens Lour., Fl Cochinchin., I, p 311

S ố hiệu mẫu: PQ2

Đặc điểm: Cây bụi cao 1-2m, cành non 4 cạnh, có lông sau tròn không lông, nhẵn, vỏ

thân răn reo Lá đơn mọc đối, dạng trái xoan ngược hay bầu dục tù, thuôn ở gốc, có mũi ở đỉnh, dài 4-7cm, rộng 2-4 cm, phủ lông ngắn, nhẵn ở mặt trên, có lông nhung màu trắng ở mặt dưới, dầy, mép răn reo Gân chính từ gốc 3, 2 gân bên ở sát mép lá, cong lại hơi mảnh

ở mặt trên Cuống lá dài 0,4-0,7cm có lông mềm Hoa màu hồng, đơn độc, hay 3 hoa ở nách

lá Cuống chung dài 1,5-2cm, có lông mềm, có 2 lá bắc nhỏ ở đỉnh Lá bắc dạng trái xoan, mọc đối, có lông mềm, đính ở gốc của đài Nụ hoa cao 1-1,3cm, dạng quả lê, hình cầu ở đỉnh, rộng 0,7-0,9cm Cánh đài thành ống dính vào bầu, có lông mềm, có 3-5 cạnh, trên chia

5 thuỳ, gần hình tròn hay bầu dục, dài 0,3-0,4cm, rộng 0,4-0,6cm, tồn tại ở quả Cánh tràng

Nhị đực rất nhiều, đính thành vòng trên đế gốc phẳng và có lông Chỉ nhị đều nhau, dài 0,7cm, bao phấn hình tròn, có ô phấn cách nhau đính lưng, mở bằng khe bên Nhuỵ cái có bầu hạ, 3 ô, chia theo chiều ngang, mỗi ô nhỏ có 1 noãn Noãn nhiều, dính vào góc trong của ô, noãn cong Vòi nhuỵ dài bằng nhị đực, có lông mềm ở gốc, đầu nhuỵ hình đầu Quả mọng, lớn bằng quả sơri, màu tím đận, nạc, mùi thơm dịu Hạt xếp thành 2 hàng trong mỗi

ô, khá nhiều, dạng móng ngựa Phôi rất cong

Trang 40

Hình 3.14 Hình thái loài Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk

Sinh học: Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 8-9

Sinh thái: Bụi nhỏ, cao 1-2m Mọc rải rác hay có khi tập trung thành ”rừng”, trong rừng Thông, rừng thưa, trên các đồi hoang, bãi hoang, ven đường, nhiều ở vùng trung du, ở

độ cao tới 1500m

Phân bố: Ở Vườn quốc gia Phú Quốc tìm thấy ở Rạch Tràm- Bãi Thơm, Đồng Tràm-

Bãi Thơm, Xóm Mới- Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Cây Sao- Hàm Ninh, Bãi Bổn- Hàm Ninh, Rạch Hàm- Hàm Ninh, Suối Đá- Dương Tơ Ở Bắc bộ, cây phân bố ở : Ninh Bình (Bon), Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Yên, Ba Vì (Balansa), Hà Nội (d’ Alleizette, Demange), Vĩnh Yên (Eberhardt), Long Châu (Simond), Lạng Sơn(Chevalier), Chợ Gềnh (Duport) Trung Bộ: Thừa Thiên (Eberhardt), Đà Nẵng (Gaudichaud), Nha Trang (Robinson), Langbian (Chevalier) Nam Bộ (Thorel, Godefroy, Lefevre, Harmand, Talmy, Bois) Ngoài

ra còn ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Võ Văn Chi (2003), T ự điển Thực vật thông dụng , t ập II, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, tr. 2385- 2393 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển Thực vật thông dụng
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 2003
3. Ph ạm Hoàng Hộ (1985), Th ực vật ở đảo Phú Quốc , Nxb Thành ph ố Hồ Chí Minh, tr.12- 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật ở đảo Phú Quốc
Tác giả: Ph ạm Hoàng Hộ
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1985
4. Ph ạm Hoàng Hộ (2000), Cây c ỏ Việt Nam , t ập II, Nxb Trẻ, tr 42-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Ph ạm Hoàng Hộ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2000
5. Tr ần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993), Cây g ỗ kinh tế ở Việt Nam , Nxb Nông nghi ệp, tr 560- 568 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Tr ần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1993
6. Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Chung Võ, Nguyễn Mạnh Pha, Lê Thuý Hạnh (1996), Nh ững cây tinh d ầu Việt Nam khai thác- chế biến- ứng dụng , Nxb Khoa h ọc kĩ thuật, tr 125-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây tinh dầu Việt Nam khai thác- chế biến- ứng dụng
Tác giả: Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Chung Võ, Nguyễn Mạnh Pha, Lê Thuý Hạnh
Nhà XB: Nxb Khoa học kĩ thuật
Năm: 1996
7. Nguy ễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật , Nxb Đại học Quốc gia Hà N ội, tr.16-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu thực vật
Tác giả: Nguy ễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
8. Nguy ễn Nghĩa Thìn (2006), Th ực vật có hoa , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 55-67, tr 78-100, tr 125-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật có hoa
Tác giả: Nguy ễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
9. Hoàng Th ị Sản (chủ biên), Hoàng Thị Bé (2006), Phân lo ại học thực vật , Nxb Đại học Sư phạm, tr. 179-182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại học thực vật
Tác giả: Hoàng Th ị Sản (chủ biên), Hoàng Thị Bé
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
10. Vi ện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (2003), Danh l ục các loài thực vật Việt Nam , t ập II, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 895-1000.Ti ếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Vi ện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
11. J.D.Hooker, C.B., K.C.S.I.(1906), Flora of British India , p.462-511 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora of British India
Tác giả: J.D.Hooker, C.B., K.C.S.I
Năm: 1906
12. R.K.Brummitt (1992), Vascular Plant Families And Genera, Royal Botanic Gardens. Rew, p. 622-623 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vascular Plant Families And Genera
Tác giả: R.K.Brummitt
Năm: 1992
13. Thawatchai Santisuk, Kai Larsen(2002), Flora of ThaiLand , Vol.7, Bangkok, p.778- 914.Ti ếng Hoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora of ThaiLand
Tác giả: Thawatchai Santisuk, Kai Larsen
Năm: 2002
14. Chen, C (KUN) (1984), Flora Reipulicae Popularis Sinicae , Vol.53, p.27-129. Ti ếng Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora Reipulicae Popularis Sinicae
Tác giả: Chen, C (KUN)
Năm: 1984
15. H. Lecomte (1908-1923), Flore Générale de L’ Indochine ,Vol 2, p.784-864. Trang Web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w