L ỜI CẢM ƠN
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.6. Syzygium baviense (Gagnep.) Merr et Perry Trâm Ba Vì
Syzygium baviense (Gagnep.) Merr. et Perry in Journ. Arn. Arb. 19: 102. 1938-
Eugenia baviensis Gagnep. in Lecte. Not. Syst. 3: 317. 1917 et in Lecte. Fl. Gén. Indo-
Chine 2: 806. 1920.Phạm Hòang Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Q.II, tr. 46, 2000.
Số hiệu mẫu: PQ13
Đặc điểm: Cây gỗ cao 6-8m. Cành màu trắng nhạt khi khô, hình trụ. Lá hình giáo thuôn tù ở gốc nhọn ở đỉnh, dài 9-15×3.5-5cm, có đốm ở mặt trên. Gân bên 18-20 cặp cách nhau 6-8mm, gân cách bìa 2mm. Cuống lá dài 6mm. Cụm hoa ở nách lá hay đầu cành, dài
cuống, nụ hoa dạng chóp ngược, dài 12mm, rộng 3-4mm ở đỉnh thuôn dài. Cánh tràng 4 dạng thuỳ tròn, cao khoảng 0.4mm. Cánh đài 4 dính nhau ở gốc và rụng cùng nhau. Nhị đực nhiều, dài 3-9mm, bao phấn hình mắt chim đường kính 0.8mm. Bầu hạ, 2 ô, nhiều noãn. Vòi nhuỵ phù ở giữa. Quả hình trứng dài màu đỏ dài 10mm rộng 5mm. Hạt xếp ngang, lõm ở đỉnh.
Hình 3.17. Hình thái loài Syzygium baviense (Gagnep.) Merr. et Perry.
A: Dạng sống; B: Lá và hoa; C: Lá; D: Nhuỵ; E: Nhị; F: Bầu nhụy bổ dọc; G: Bao phấn.
Sinh học: Ra hoa tháng 7-8
Sinh thái: Gỗ nhỏ. Mọc rải rác trog rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao 500- 1500m.[10,tr 901]
Phân bố: Cây mới thấy ở Lào Cai (Sa Pa), Hà Tây (Ba Vì), ở Vườn quốc gia Phú Quốc tìm thấy ở Gành Dầu.
Hình 3.18. Bản đồ phân bố của cây Syzygium baviense (Gagnep.) Merr. et Perry. ở Vườn quốc gia Phú Quốc.
Hình 3.19. Loài Syzygium baviense (Gagnep.) Merr. et Perry.
A: Cành mang hoa; B: Bầu nhụy; C: Chỉ nhị