Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
886,84 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN CÙ THỊ DIỆU LINH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÂY CÓ CỦ TẠI XÃ CAO MINH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN CÙ THỊ DIỆU LINH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÂY CÓ CỦ TẠI XÃ CAO MINH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1. TS. Lê Đồng Tấn - Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2.Th.S Dương Thị Thanh Thảo - Trường ĐHSP Hà Nội 2 HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lê Đồng Tấn và Th.S Dương Thị Thanh Thảo là những người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Cù Thị Diệu Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn của TS. Lê Đồng Tấn và Th.S Dương Thị Thanh Thảo. Các số liệu nêu trong đề tài là trung thực, được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê. Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Cù Thị Diệu Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 4. Bố cục của khóa luận 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Nghiên cứu về đa dạng loài thực vật 3 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài 3 1.1.2. Nghiên cứu về dạng sống thực vật 4 1.2. Nghiên cứu về cây có củ 7 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu 10 2.2. Phạm vi nghiên cứu 10 2.3. Thời gian nghiên cứu 10 2.4. Nội dung nghiên cứu 10 2.5. Phương pháp nghiên cứu 10 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 3.1. Thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh 12 3.2. Đa dạng về dạng sống của các loài cây có củ tại xã Cao Minh 17 3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Cao Minh 17 3.4. Tình hình khai thác và sử dụng cây có củ tại xã Cao Minh 18 3.4.1. Tình hình canh tác cây có củ tại xã Cao Minh 18 3.4.2. Cây có củ thuộc loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuvệt chủng 20 3.5. Giá trị sử dụng cây có củ 21 3.6. Đề xuất giải pháp phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ tại xã Cao Minh 23 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, cùng với lúa, các loài cây có củ (Sắn, Khoai lang, Yam và các loài thuộc họ Ráy…) là nhóm cây trồng thứ hai sau cây ngũ cốc. Chúng được sản xuất với chi phí đầu vào thấp và thường được tiêu thụ bởi những người nghèo, nhưng nó có vai trò đóng góp đáng kể vào nguồn lương thực của đất nước và làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp. Nhóm cây có củ góp phần vào việc ổn định an ninh lương thực thế giới và đất nước. Ngoài là cây lương thực, một số loài cây có củ còn được sử dụng vào các mục đích khác như Gừng được dùng làm gia vị và làm thuốc, Huệ ngoài là cây cảnh còn được sử dụng sản xuất tinh dầu… Bên cạnh đó chúng cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học. Vai trò quan trọng của chúng là thế, nhưng những năm gần đây diện tích của chúng càng ngày càng giảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Bảo tồn và khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên cây có củ là nhiệm vụ cần thiết được đặt ra cho chúng ta và cuộc sống của con cháu trong tương lai. Xã Cao Minh thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích 12,4 km², nằm sát hồ Đại Lải. Thu nhập của người dân phụ thuộc chủ yếu vào trồng trọt, là vùng có điều kiện thời tiết đất đai khá thuận lợi cho trồng và tiêu thụ các giống cây có củ. Việc bảo tồn, nhân rộng các giống cây có củ không chỉ làm phong phú nguồn lương thực, thực phẩm mà còn làm giàu cho bà con nông dân trong vùng. Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài cây có củ làm cơ sở khoa học cho công tác khai thác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây có củ tại khu vực và vùng lân cận. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài là giải pháp nhằm góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về nguồn gen cây có củ tại địa phương. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng về nguồn gen cây có củ làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng và và phát triển cây có củ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tại vùng nghiên cứu. 4. Bố cục của khóa luận Gồm 26 trang, 7 ảnh, 4 bảng, chia thành các phần như sau: mở đầu (2 trang), chương 1: tổng quan tài liệu (7 trang), chương 2: đối tượng và phương pháp nghiên cứu (2 trang), chương 3: kết quả nghiên cứu (12 trang), kết luận và đề nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (2 trang), phụ lục (không đánh số trang). 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nghiên cứu về đa dạng loài thực vật Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với các quần thể khác nhau. Việc nghiên cứu đa dạng các loài thực vật trên thế giới đã được tiến hành từ lâu. Chủ yếu là nhằm xác định cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp khoa học kĩ thuật tác động vào các hệ thực vật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường. 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu được tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của Vusotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicop (1933), Creepva (1978) Theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Do đó việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu đa dạng thực vật [12]. Pócs Tama‟s (1965) đã thống kê được ở miền Bắc Việt Nam có 5190 loài thực vật [24]. Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1970) đã thống kê và bổ sung số loài ở miền Bắc lên 5609 loài, 1660 chi và 140 họ với 5069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại [18]. Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [24]. Hoàng Chung (1980) khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ [12]. 4 Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc (1984) thống kê hệ thực vật Tây Nguyên có 3754 loài thực vật có mạch [2]. Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [17]. Đỗ Tất Lợi (1995, 2004) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798 loài thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nước ta [20]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1996) thống kê thực vật Việt Nam có 10580 loài thuộc 2342 chi, 318 họ [22]. Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1997) nghiên cứu thành phần loài, dạng sống của sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau [14]. Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997) đã thống kê thực vật Việt Nam có 10340 loài thuộc 2256 chi, 305 họ [19]. Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của một số mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài gồm 211 loài thuộc 64 họ [13]. Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2024 loài thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phansipan [23]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) xác định thực vật Hạt trần có 63 loài, Hạt kín có 9812 loài [24]. Hoàng Chung (2004) đã công bố thành phần loài ở đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam có 79 họ với 402 loài [13]. 1.1.2. Nghiên cứu về dạng sống thực vật Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực vật thích nghi với điều kiện môi trường sống. Nó liên quan chặt chẽ với các nhân tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. 5 Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: cách mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã [12]. Theo Ewarming (1884, 1908, 1909) khi nghiên cứu và phân chia dạng sống của thực vật thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật học như: đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển Drude (1913), Raunkiner (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã sử dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn để phân chia [13]. I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều năm và lớp cây hàng năm [12]. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934) [24] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm. Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản: Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn. Therophytes (Th): nhóm cây sống chồi một năm. [...]... Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.3 Thời gian nghiên cứu Tháng 1/2013 - 4/2014 2.4 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh Nghiên cứu đa dạng về dạng sống cây có củ tại xã Cao Minh Tình hình khai thác sử dụng cây có củ tại xã Cao Minh Giá trị sử dụng của cây có củ tại xã. .. đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp thống kê các loài cây có củ ở khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra các biện pháp góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên này 9 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Cây có củ đã được trồng với các mục đích khác nhau và cây có củ mọc tự nhiên trong các sinh cảnh tại xã Cao Minh, thị xã Phúc. .. và họ Bách bộ (Stemonaceae) mỗi họ có 1 loài Các họ này chiếm 21,82% tổng số loài 3.2 Đa dạng về dạng sống của các loài cây có củ tại xã Cao Minh Qua nghiên cứu về dạng sống của các loài cây có củ tại xã Cao Minh, chúng tôi thấy chủ yếu là các loài cây thảo đứng và cây thảo leo với 16 họ (chiếm 69,56%), 26 chi (chiếm 74,28% ), 44 loài (chiếm 80,00% tổng số loài) Cây bụi chiếm tỷ lệ rất ít với 3 họ... Á - Prosea”, Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1900 loài cây có ích… Có bổ sung thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp của người dân địa phương 11 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh Danh lục các loài cây có củ tại xã Cao Minh được trình bày trong bảng 3.1 Bảng 3.1 Danh lục các loài cây có củ tại xã Cao Minh TT Tên Việt Dạng Công Loài quý Nguồn Nam Tên... những nghiên cứu cụ thể hơn, rộng rãi hơn 6 nhằm mục đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc trưng của một khu vực hoặc một quốc gia 1.2 Nghiên cứu về cây có củ Thực vật nước ta rất đa dạng, phong phú Mỗi loài cây có ích lợi khác nhau trong cuộc sống Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích của chúng Võ Văn Chi - Trần Hợp (2002) đã chia cây cỏ Việt Nam thành 11 nhóm: nhóm cây cung... 8,57%) và 4 loài (chiếm 7,27% tổng số loài) Kết quả được trình bày ở bảng 3.2 Bảng 3.2 Tổng hợp dạng sống cây có củ tại xã Cao Minh Dạng sống Họ Chi Loài Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Cây thảo 16 69,56 26 74,28 44 80,00 Dây leo 4 17,39 6 17,14 7 12,72 Bụi 3 13,04 3 8,57 4 7,27 3.3 Nguồn gốc cây có củ tại xã Cao Minh Bảng 3.3 Nguồn gốc cây có củ tại xã Cao Minh STT Đối tƣợng Họ Chi Loài 1 Cây trồng... đã thống kê được tại xã Cao Minh (60,00% số loài) Còn cây mọc tự nhiên và cây nhập nội chiếm tỷ lệ ít hơn (40,00% và 10,90%) 3.4 Tình hình khai thác và sử dụng cây có củ tại xã Cao Minh 3.4.1 Tình hình canh tác cây có củ tại xã Cao Minh Cây có củ được trồng trên 2 sinh cảnh chính: các chân ruộng dùng cho sản xuất nông nghiệp và đất vườn trên qui mô hộ gia đình Ngoài ra, có một số cây được trồng trên... chi, 22 loài chiếm 40,00% số loài - Cây nhập nội: Là cây có nguồn gốc từ các vùng sinh thái khác, hoặc được nhập vào trồng tại địa phương thông qua các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế xã hội Gồm 6 họ chiếm 26,09% số họ, 6 chi chiếm 17,14% số chi, 6 loài chiếm 10,90% số loài Như vậy có thể thấy số loài cây có củ được trồng chiếm tỷ lệ cao trong thành phần loài cây có củ đã... dụng của cây có củ tại xã Cao Minh Đề xuất giải pháp phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ tại xã Cao Minh 2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu bao gồm sách, các bài tạp chí, đã được công bố để tham khảo thành phần loài cây có củ có liên quan tại vùng nghiên cứu Sử dụng các tài liệu thống kê tại địa phương để tìm hiểu thông tin về điều kiện tự nhiên và tình... Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông, sinh sản Braun - Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc le; mọc thành vạt; mọc thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [13] Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của . tài Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc . 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài cây có củ làm. gian nghiên cứu Tháng 1/2013 - 4/2014 2.4. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh. Nghiên cứu đa dạng về dạng sống cây có củ tại xã Cao Minh có biện pháp bảo tồn chúng. Đề tài Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp thống kê các loài cây có củ ở khu vực nghiên cứu