Xuất giải pháp phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ tại xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

4. Bố cục của khóa luận

3.6. xuất giải pháp phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ tại xã

tại xã Cao Minh

Qua thực tế nghiên cứu, chúng tôi thấy hiện nay các loài cây có củ không được trồng nhiều như những năm trước do nước ta không còn đối đầu với vấn đề thiếu lương thực nên diện tích các loài cây có củ ngày càng giảm. Hơn nữa, việc khai thác các loài cây có củ trong rừng không đúng cách đã làm suy giảm nguồn tài nguyên cây này.

Vậy chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ tại xã Cao Minh:

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho người dân địa phương có những hiểu biết về pháp luật, pháp lệnh về bảo vệ rừng của Chính phủ.

- Bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích rừng hiện có, cấm khai thác gỗ và săn bắn động vật hoang dã trái phép.

- Khai thác các cây thuốc trong đó có cây có củ phải được kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm lâm.

- Có chính sách khuyến khích người dân trồng trọt các loài cây có củ để góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước, trồng một số loài cây có củ là cây thuốc quý có giá trị cao nhằm nâng cao đời sống như: thổ tam thất…

- Giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phương trong khu vực để họ có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

24

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

- Bước đầu đã thống kê được: 55 loài, 35 chi, 23 họ thuộc ngành Hạt kín (Anginospermatophyta).

- Thành phần dạng sống thực vật cũng khá phong phú, các loài nghiên cứu chủ yếu thuộc dạng thân thảo (gồm cả thân thảo đứng và thân thảo leo), thân bụi chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Nguồn gốc cây có củ được chia làm 3 nhóm: Nhóm cây trồng, nhóm cây mọc tự nhiên và cây nhập nội.

- Đã xác định được 5 loài có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức hoặc do môi trường sống bị thu hẹp chúng đều ở mức sẽ nguy cấp (VU) và là nhóm các loài thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA).

- Trên cơ sở tổng hợp giá trị của các loài, chúng tôi đã chia thành 4 nhóm chính: dùng làm thuốc; làm lương thực, thực phẩm; làm cảnh và cho tinh dầu.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ ở địa phương.

ĐỀ NGHỊ

- Cần tiếp tục điều tra nguồn tài nguyên thực vật nói chung và cây có củ nói riêng trên địa bàn toàn xã để có kế hoạch bảo tồn và phát triển cho tương lai.

- Đối với những loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cần có chính sách kịp thời, biện pháp kỹ thuật hợp lí tránh nguy cơ tuyệt chủng.

- Đối với những nhóm tài nguyên cơ bản, quan trọng và hữu ích cần có biện pháp, chính sách khai thác hợp lí.

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Bá và CS (2014), Từ điển bách khoa thực vật học Việt Nam,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc (1984), Danh lục thực vật Tây Nguyên,Viện Sinh vật học.

3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, 532 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 1203 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 3, 1248 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2007), Danh lục đỏ Việt Nam, 412 tr., Nxb KHTN & CN, Hà Nội.

8. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II. Thực vật, 611 tr., Nxb KHTN & CN, Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

10.Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1 - 2, Nxb Giáo dục.

11.Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học.

12.Hoàng Chung (1980), “Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.

13.Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

26

14.Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), “Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, số 2.

15.Trần Bá Cừ (1999), Rau – hoa - củ - quả, Nxb Khoa học kĩ thuật.

16.Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II (2007), Lâm sản ngoài gỗ.

17.Phạm Hoàng Hộ (1999-2001), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1-3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

18.Phan Kế Lộc (1970), “Bước đầu thống kê một số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”, Tập san Lâm nghiệp, số 9.

19.Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997), Lưu vực sông Đà (Danh lục thực vật), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

20.Đỗ Tất Lợi (1995, 2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, xuất bản lần thứ 12.

21. Trần Đình Lý & CS (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới. 22.Nguyễn Nghĩa Thìn (1996), Cẩm nang đa dạng sinh vật, Nxb. Nông

nghiệp.

23.Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998), Tính đa dạng thực vật có mạch ở vùng núi cao Sapa - Fansipan, Nxb. ĐHQGHN.

24.Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật vườn quốc gia Pù Mát, NXB Nông Nghiệp.

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET

25.http://aggie-horticulture.tamu.edu/ Root and Tuber Crops. 26.http://delta-intkey.com/angio.

27.http://fcri.com.vn/Product/cac-giong-cay-co-cu-pc1475.html.

28. http://www.pgrvietnam.org.vn/?lang=vi&tab=news&pid=21&cid=21&id=425. 29.http://sokhcn.angiang.gov.vn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra cây có củ tại xã Cao Minh

Tên tuyến điều tra :……… Địa điểm: thôn………, xã……….., huyện……… Ngày điều tra: ……… Người điều tra:………..

STT Tên tiếng Việt Tên khoa học Nguồn gốc Nơi sống Độ gặp Công dụng Thời vụ trồng/ thu hoạch

Phụ lục 2: Hình ảnh 1 số loài cây có củ tại xã Cao Minh

Sắn

Ráy

Củ cải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)