Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
1,18 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== ĐỖ THỊ TRANG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÂY CÓ CỦ TẠI XÃ NAM VIÊM – THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. DƢƠNG THỊ THANH THẢO TS. LÊ ĐỒNG TẤN HÀ NỘI, 2014 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang K36B - Sinh LỜI CẢM ƠN Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hƣỡng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ Dƣơng Thị Thanh Thảo, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và Tiến sĩ Lê Đồng Tấn, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã quan tâm, tận tình giúp đỡ em rất nhiều để em có đƣợc một khóa luận đạt kết quả tốt nhất. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Thực vật Dân tộc học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cung cấp thêm cho em các tài liệu và làm một số tiêu bản về cây có củ trong nghiên cứu. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014. Ngƣời thực hiện Đỗ Thị Trang Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang K36B - Sinh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, số liệu đƣợc trình bày trong khóa luận là trung thực và không trùng với công trình của các tác giả khác. Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014. Ngƣời thực hiện Đỗ Thị Trang Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang K36B - Sinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Các nghiên cứu về đa dạng thực vật 3 1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 3 1.1.2. Những nghiên cứu về dạng sống thực vật 4 1.2. Những nghiên cứu về cây có củ 5 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11 2.2. Phạm vi nghiên cứu 11 2.3. Thời gian nghiên cứu 11 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 3.1. Thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm 14 3.2. Tính đa dạng về dạng sống của cây có củ tại xã Nam Viêm 18 3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm 19 3.4. Tình hình canh tác và sử dụng cây có củ tại xã Nam Viêm 20 3.4.1. Tình hình canh tác cây có củ tại xã Nam Viêm 20 3.4.2. Giá trị sử dụng của các loài cây có củ 21 3.5. Đề xuất biện pháp phát triển và bảo tồn tài nguyên cây có củ tại xã Nam Viêm 28 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang K36B - Sinh MỤC LỤC BẢNG Bảng 3.1. Danh lục các loài cây có củ tại xã Nam Viêm 14 Bảng 3.2. Tổng hợp dạng sống cây có củ tại xã Nam Viêm 19 Bảng 3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm 20 Bảng 3.4. Nhóm cây làm lƣơng thực, thực phẩm 21 Bảng 3.5. Nhóm cây làm gia vị 23 Bảng 3.6. Nhóm cây có tác dụng làm thuốc 24 Bảng 3.7. Nhóm cây dùng làm cảnh 26 Bảng 3.8. Nhóm cây chứa tinh dầu 27 Bảng 3.9. Thực trạng một số loài cây có củ ở Nam Viêm 28 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang 1 K36B - Sinh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ rất xa xƣa, con ngƣời đã biết khai thác và sử dụng các sản phẩm từ thực vật để có thể tồn tại và phát triển, trong đó có các sản phẩm đặc biệt mà chúng ta gọi là củ. Ngày nay, các loài cây có củ trở nên rất đa dạng, chúng phân bố trên khắp thế giới, đƣợc sản xuất với chi phí đầu vào thấp và thƣờng đƣợc tiêu thụ bởi những ngƣời nghèo nhất, nhƣng nó lại đóng góp đáng kể cho an ninh lƣơng thực cũng nhƣ đƣợc dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp. Đối với ngƣời dân Việt thì các loài cây này là một phần không thể thiếu trong đời sống, chúng xuất hiện trong dân ca Việt Nam, trong các bài thuốc dân gian, trong những công thức làm đẹp từ thiên nhiên, là nguyên liệu tạo mùi thơm cho các sản phẩm công nghiệp hay làm tăng thêm tính thẩm mĩ, làm giàu có thêm cho tâm hồn con ngƣời, Nam Viêm là một xã thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngƣời dân nơi đây gắn bó với đồng ruộng từ lâu đời, sự xen canh các cây trồng có củ không chỉ phục vụ nhu cầu trong xã mà còn đƣợc trao đổi với các vùng lân cận nhƣ xã Tiền Châu, phƣờng Xuân Hòa Với họ thì cây có củ cũng là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu sản xuất nông nghiêp, đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Song do quá trình công nghiệp hóa đã làm cho cơ cấu trồng, khai thác cây có củ có nhiều sự thay đổi và do chƣa có nghiên cứu đầy đủ nào trƣớc đó về cây có củ ở địa phƣơng nên chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài cây có củ làm cơ sở khoa học cho công tác khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây có củ tại khu vực xã Nam Viêm. 3. Nội dung nghiên cứu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang 2 K36B - Sinh Nghiên cứu về tính đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm từ đó xây dựng danh lục các loài cây có củ tại xã Nam Viêm. Nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống cây có củ tại xã Nam Viêm. Nghiên cứu về nguồn gốc các loài cây có củ tại xã Nam Viêm. Nghiên cứu tình hình canh tác và giá trị các loài cây có củ tại địa phƣơng. Đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác các loài cây có củ tại địa phƣơng. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các dẫn liệu về tính đa dạng các loài cây có củ tại xã Nam Viêm. - Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả là cơ sở để đánh giá về thành phần loài cây có củ ở địa phƣơng, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng cây có củ tại địa phƣơng. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang 3 K36B - Sinh Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các nghiên cứu về đa dạng thực vật Theo IUCN (Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế), đa dạng sinh học (Biodiversity, biological): Là sự phong phú của sinh giới từ mọi nguồn trên Trái Đất. Bao gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Việc nghiên cứu đa dạng các loài thực vật trên thế giới đã đƣợc tiến hành từ lâu. Chủ yếu là nhằm xác định cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp khoa học cho việc xác định các biện pháp kĩ thuật tác động vào các hệ thực vật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trƣờng. 1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu đƣợc tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của Vusotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicop (1933), Creepva (1978) Theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trƣng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Do đó việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu đa dạng thực vật [7]. Pócs Tama‟s (1965) đã thống kê đƣợc ở miền Bắc Việt Nam có 5.190 loài thực vật [25]. Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1970) đã thống kê và bổ sung số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ với 5.069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại [25]. Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [25]. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang 4 K36B - Sinh 1.1.2. Những nghiên cứu về dạng sống thực vật Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực vật thích nghi với điều kiện môi trƣờng sống. Nó liên quan chặt chẽ với các nhân tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: Cách mọc đƣợc hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã [7]. Theo Ewarming (1884, 1908, 1909) khi nghiên cứu và phân chia dạng sống của thực vật thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật học nhƣ: đặc điểm chồi, những phƣơng thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển, Drude (1913), Raunkiner (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã sử dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn để phân chia [8]. I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thƣờng xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát triển lâu năm. G. N. Vƣxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều năm và lớp cây hàng năm [7]. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới, ngƣời ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934) [25] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Trang 5 K36B - Sinh Nhìn chung, những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thành phần loài ở một vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trƣng trong mối tƣơng quan với điều kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lƣợng các công trình nghiên cứu còn chƣa nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, rộng rãi hơn nhằm mục đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc trƣng của một khu vực hoặc một quốc gia. 1.2. Những nghiên cứu về cây có củ Trong "Từ điển Bách khoa Thực vật học Việt Nam", của tác giải Nguyễn Bá và cộng sự, xuất bản 2014, đƣa ra khái niệm về nhƣ sau: Củ (tuber) là phần phình lên ở thân hoặc rễ, thƣờng là biến dạng cho chức năng dự trữ, thƣờng là chỉ cho 1 năm mà thôi, ví dụ củ thân nhƣ Khoai tây, củ rễ nhƣ Thƣợc dƣợc. Củ rễ phát triển từ các rễ phụ. Củ thân phân biệt với củ rễ ở chỗ có chồi hay „mắt‟[1]. Còn cuốn sách "Plant resources of South- East Asia", tập 14, Vegetable oils and fats, các tác giả H. A. M. var der Vossen và B. E. Umail (Editor) có đề cập đến khái niệm về củ hành (buld): Là một cơ quan phía dƣới mặt đất với thân chính rất ngắn mang theo lá cơ sở phình ra hoặc các vảy lá kèm theo đó là các chồi non [29]. Tác giả Trần Bá Cừ viết trong cuốn sách "Rau-hoa-quả-củ làm thuốc", khái niệm về củ đƣợc giới thiệu nhƣ sau: Củ là các bộ phận của thực vật phát triển ngầm dƣới mặt đất, tích lũy chất dinh dƣỡng dự trữ giúp cây qua thời kì rụng lá mùa đông có điều kiện chuyển lên phát triển các chồi xuân năm sau khỏi mặt đất hay thúc các mầm ngủ trên thân, cành, ngọn cây đông trƣớc đã rụng lá mọc lên. Ba dạng thƣờng gặp: 1. Rễ củ (tuberculum) nhƣ củ Khoai lang, củ Sắn dây thƣờng chứa nhiều đƣờng, bột, các glucozit, một số ancaloit và nhiều loại vitamin. Có củ do rễ cái, có củ do các rễ bên tạo thành. [...]... hành nghiên cứu với đề tài Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc để lập danh lục các loài cây có củ ở khu vực nghiên cứu rồi từ đó đánh giá và đƣa ra các biện pháp góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên này Vì đây là đề tài mới nghiên cứu ở địa phƣơng nên những kết quả nghiên cứu của chúng tôi thực hiện đƣợc chỉ là các kết quả bƣớc đầu Đỗ Thị. .. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm đƣợc chúng tôi thống kê lại tại bảng 3.3 bên dƣới Bảng 3.3 Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm STT Đối tƣợng Họ Số lƣợng 1 Cây trồng 2 Cây mọc dại % Chi Số lƣợng Loài Số lƣợng % % 17 80,95 22 81,48 26 78,79 3 14,29 3 11,11 3 9,09 3.4 Tình hình canh tác và sử dụng cây có củ tại xã Nam Viêm 3.4.1 Tình hình canh tác cây có củ tại xã Nam Viêm Các loài cây có củ đƣợc trồng... Thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm Trong quá trình nghiên cứu bƣớc đầu, chúng tôi đã bƣớc đầu điều tra đƣợc thành phần cây có củ tại xã Nam Viêm thu đƣợc 33 loài cây có củ thuộc 27 chi nằm trong 21 họ thực vật hạt kín Căn cứ vào "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" , tập 2 và tập 3 của Nguyễn Tiến Bân và quan điểm về cây có củ trong cuốn "Giải phẫu hình thái học thực vật" của Hoàng Thị Sản và Trần... Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Các loài cây có củ đƣợc trồng cũng nhƣ cây mọc hoang dại hay xuất hiện trong các phiên chợ tại xã Nam Viêm 2.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng cây có củ tại 4 thôn: Khả Do, Tân Tiến, Đồng Cờ, Nam Viêm thuộc xã Nam Viêm 2.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2014 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp kế thừa Kế... giống cây có củ tốt, tận dụng các vùng đất trống không đƣợc màu mỡ để trồng cây có củ từ đó giúp giảm chi phí sinh hoạt và tăng thêm thu nhập Đỗ Thị Trang 30 K36B - Sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Nhƣ vậy, qua những kết quả bƣớc đầu tại xã Nam Viêm, thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, thành phần loài cây có củ ở nơi đây đa dạng, đã nghiên cứu có. .. (Convolvulaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Lay ơn (Iridaceae), họ Hoàng tinh (Marantaceae), họ Chuối (Musaceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cà (Solanaceae) thì mỗi họ chỉ có 1 loài 3.2 Tính đa dạng về dạng sống của cây có củ tại xã Nam Viêm Trong các loài cây có củ tại xã Nam Viêm thì thấy dạng thân thảo chiếm ƣu thế, có 3 dạng thân thảo gồm: cây thân thảo... cứu có 21 họ, 27 chi và 33 loài, toàn bộ chúng là các loài cây thuộc ngành thực vật hạt kín và chủ yếu là dạng thân thảo Về nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm chúng tôi đã chia chúng thành 3 nhóm gồm nhóm cây trồng (chủ yếu) có 26 loài, nhóm cây mọc dại tìm đƣợc là 3 loài, nhóm cây thƣơng mại có 4 loài Chúng tôi cũng đã đƣa ra đƣợc tình hình canh tác các loài cây có củ tại địa phƣơng trên 2 sinh cảnh... Cây có củ đƣợc xếp vào nhóm cây làm lƣơng thực [6] Trong đó, củ tạo thành có thể là thân, rễ, thân ngầm của các loài cây cho củ chứa các chất dinh dƣỡng Có khoảng 261 loài trong 90 chi và 50 họ thực vật với nhiều loài cho củ trở thành cây lƣơng thực nhƣ Khoai tây, Sắn, Khoai lang [6] Theo GS.TS Nguyễn Văn Luật thì cây có củ chiếm một vị thế đáng kể trong cơ cấu lƣơng thực của nƣớc ta Vị thế của cây có. .. 3,03 6,06 3.3 Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm Các loài cây có củ tại Nam Viêm thuộc 2 nhóm: Nhóm 1 Nhóm cây trồng Bao gồm các loài cây đã và đang đƣợc ngƣời dân sử dụng trồng trọt ở các mức độ khác nhau với các mục đích khác nhau nhƣ làm lƣơng thực, thực phẩm, làm gia vị, làm thức ăn cho gia súc, làm cảnh, Chúng có thể là cây bản địa, cây đƣợc ngƣời dân thu thập, thậm chí là cây nhập nội nhƣng đã... điều tra Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa Khảo sát địa điểm nghiên cứu Tiến hành xác định địa điểm nghiên cứu, từ đó chụp ảnh về địa điểm nghiên cứu, các loài cây có củ tìm thấy trên đƣờng đi và trong quá trình nghiên cứu Phương pháp điều tra cộng đồng Trong quá trình nghiên cứu thành phần cây có củ, chúng tôi đã sử dụng hai phƣơng pháp điều tra chính là RRA và PRA [28] Đỗ Thị Trang 11 K36B - Sinh . có củ tại xã Nam Viêm từ đó xây dựng danh lục các loài cây có củ tại xã Nam Viêm. Nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống cây có củ tại xã Nam Viêm. Nghiên cứu về nguồn gốc các loài cây có. cây có củ tại xã Nam Viêm 14 3.2. Tính đa dạng về dạng sống của cây có củ tại xã Nam Viêm 18 3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm 19 3.4. Tình hình canh tác và sử dụng cây có củ tại xã Nam. cây có củ có nhiều sự thay đổi và do chƣa có nghiên cứu đầy đủ nào trƣớc đó về cây có củ ở địa phƣơng nên chúng tôi đã chọn đề tài Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm