1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

49 971 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 6,13 MB

Nội dung

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh tiên tiến, do đó vấn đề tìm hiểu

về thế giới xung quanh không chỉ giới hạn ở việc tìm tòi, khám phá nó mà còn nhậnmột nhiệm vụ hết sức quan trọng là đảm bảo sự tồn tại, phát triển của văn minh nhânloại nói riêng và Trái đất xinh đẹp nói chung Trong đó, vấn đề nghiên cứu thực vậtmặc dù đã được các thế hệ đi trước thực hiện từ rất sớm, nhưng đứng trước vấn nạn ônhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu thì đến nay công tác đóvẫn đóng một vai trò quan trọng và cần tiếp tục được nghiên cứu

Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng có vai trò hết sức quan trọng đối vớiđời sống con người Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còngiữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khíhậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trìtính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất,làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nướcngầm, làm giảm đến mức tối đa ô nhiễm không khí và nước

Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đadạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam,đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên

và sự phong phú về các loài sinh vật Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loạirừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trênnúi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngậpmặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, Nước ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và57% tổng số họ của toàn thế giới Điều đáng lo ngại là do quá trình quản lý rừngchưa hợp lí nên độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động,chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị giảm sút đáng kể Từ một nước có độ chephủ rừng lớn trên thế giới, đến thời điểm này Việt Nam chỉ còn giữ được một diệntích nhỏ rừng nguyên sinh Chỉ trong vòng hơn 50 năm qua, diện tích rừng tự nhiênnước ta đã suy giảm nghiêm trọng Năm 1945, nước ta có 14,3 triệu ha rừng tựnhiên, đến năm 2008 diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 10,34 triệu ha (theo nguồn của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Năm 1995, diện tích rừng bình quân chomột người là 0,13 ha, thấp hơn mức trung bình ở vùng Đông Nam Á (0,42

Trang 2

ha/người) Tháng 8/2009, bình quân diện tích rừng trên đầu người của Việt Namthấp nhất thế giới với 0,14 ha/người, trong khi trên thế giới tỷ lệ này là 0,97ha/người Để khắc phục tình trạng trên, Quốc hội khóa X đã thông qua chương trình

“trồng 5 triệu ha rừng” đến năm 2010, nhằm mục đích bước sang thế kỷ 21, độ chephủ rừng và tài nguyên rừng của nước ta sẽ tăng lên, góp phần cải thiện môi trườngsinh thái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế - xã hội cho nhândân các dân tộc vùng trung du và miền núi nước ta

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong 4 xã thuộc VườnQuốc gia Xuân Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 6.528,7 ha, trong đó diện tích đấtlâm nghiệp chiếm hơn 80%, với thành phần loài thực vật khá phong phú và đa dạng.Trước khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm 1986) và Vườn Quốc gia (năm2002) thì hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản diễn ra thường xuyên đã làmcho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng Từ khi trở thành Khu bảo tồn thiênnhiên, thảm thực vật ở đây đã được bảo vệ, tình trạng phá rừng không còn, songviệc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản (song mây, dược liệu, hoa quả rừng,…)vẫn diễn ra hàng ngày đã làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học Điều này chothấy cần phải thực hiện công tác nghiên cứu, qua đó làm cơ sở cho công tác bảo tồn

đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn đa dạng thực vật nói riêng Vì vậy, chúng tôi đã

tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu tính đa dạng thành phần loài và dạng sống thực vật bậc cao có mạchtại thời điểm hiện tại trong ba quần xã: rừng phục hồi tự nhiên 15 năm, rừng trồngKeo tai tượng 7 năm, thảm cây bụi 3 – 4 tuổi ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnhPhú Thọ Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản

lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật của xã Xuân Sơn nói riêng và Vườn Quốcgia Xuân Sơn nói chung

3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định số lượng loài thực vật bậc cao có mạch tại thời điểm hiện tại ở xãXuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Thành lập danh lục các loài thực vật được sắp xếp theo vần ABC (theo tênkhoa học)

Trang 3

- Xác định các nhóm dạng sống và tỉ lệ phần trăm (%) của chúng (nhóm câythân gỗ, nhóm cây thân bụi, nhóm cây thân thảo, nhóm cây thân leo).

- Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏViệt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001)

- Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thựcvật ở địa phương

4 Giới hạn và địa điểm nghiên cứu

Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên đề tài chỉtập trung điều tra sự đa dạng về thành phần loài, dạng sống thực vật ở 3 quần xã:rừng phục hồi tự nhiên (15 năm tuổi), rừng trồng Keo tai tượng (7 năm tuổi) vàthảm cây bụi (3 – 4 năm tuổi) thuộc 4 xóm của xã Xuân Sơn: Xóm Dù, xóm Lấp,xóm Lạng, xóm Cỏi nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Trang 4

Chương 1.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những nghiên cứu về hệ thực vật, thảm thực vật trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới, tổng số loài thực vật hiện nay có nhiều biến động và chưa cụthể, tuỳ từng tác giả do chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ Các nhà thực vậthọc dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 -600.000 loài [28]

Năm 1965, Al A Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loàithực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết thựcvật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài địa y;85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác [28]

Ở nước ta, trong thực vật chí đại cương Đông Dương và các tập bổ sung tiếptheo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao

có mạch [13] Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán con số đó có thể lêntới 10.000 đến 12.000 loài

Phan Nguyên Hồng (1970) nghiên cứu thành phần loài ven biển Bắc Việt Nam

đã chia thảm thực vật Bắc Việt Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ bờ biển và thảmthực vật trên bãi cát trống ở bờ biển nước ta [28]

Hoàng Chung (1980) đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài thuộc 54

họ và 44 bộ khi ông nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam [6]

Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1992) trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” đã thống

kê được số loài hiện có của hệ thực vật Việt Nam tới 10.500 loài đạt số lượng12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học [11]

Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, NguyễnTiến Bân (1997) đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ vàkhoảng 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta [2]

Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) trong khi tổng kết các công trình về khu hệ thựcvật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vậtbậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ [21]

Trang 5

Trên thế giới, những nghiên cứu về kiểu thảm thực vật được tiến hành từ khásớm A.F.W.Schimper (1898) đã chia thảm thực vật vùng nhiệt đới thành nhữngquần hệ khí hậu và quần hệ thổ nhưỡng [17].

Rubel (1935) đã lập một bảng phân loại được xem như kinh điển Nhưng cáchphân chia các đơn vị của ông không dựa trên một tiêu chuẩn thống nhất và ông đãkhông chú ý đến tiêu chuẩn quan trọng trong cấu trúc quần lạc tức độ che nền đấtcủa tầng ưu thế sinh thái để phân chia các thảm thực vật [13]

H.G Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đãphân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới

và núi cao [13]

J Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ vàloạt quần hệ) Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừngxanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm [28]

Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm thựcvật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trunggian Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [28]

Segova (1957) lại chia thảm thực vật theo vành đai: Vành đai ven biển bùnlầy, vành đai núi thấp dưới 800 – 1.000 m và vành đai cao hơn [13]

Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giớidựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế giới thành 5 lớpquần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớpquần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo) [35]

Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về thảm thực vật đến nay chưanhiều Chevalier (1918) là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thựcvật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừngnhiệt đới Châu Á đầu tiên trên thế giới) Theo bảng phân loại này, rừng ở Miền bắcViệt Nam được chia thành 10 kiểu [31]

Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm thựcvật Đông Dương làm 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trunggian, đồng thời ông đã kê ra 8 kiểu quần lạc trong các vùng [13]

Trang 6

Dương Hàm Hy (1956) đã đưa ra một bảng xếp loại mới về thảm thực vậtrừng miền Bắc Việt Nam [31].

Nghiêm Xuân Tiếp (1960) cũng đưa ra một bảng phân loại những kiểu rừngViệt Nam dựa trên cơ sở tổng hợp bảng phân loại của Maurand (1943) và DươngHàm Hy (1956) [31]

Trần Ngũ Phương (1970) đưa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc Việt Nam,chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đớimưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao [20]

Thái Văn Trừng (1970) đã đưa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc thân gỗ kíntán; quần lạc thân gỗ thưa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân cỏ thưa và nhữngkiểu hoang mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm thực vật [31]

Phan Kế Lộc (1985) dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã xâydựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dướilớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau Nguyễn Nghĩa Thìn (1994 - 1996)cũng đã áp dụng cách phân loại này trong những nghiên cứu của ông [28]

Vũ Tự Lập và nhiều tác giả khác (1995) dựa vào mối quan hệ giữa hình tháithực bì và khí hậu đã chia ra 15 dạng thực bì khác nhau: kiểu rừng rậm nhiệt đớithường xanh, kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá, kiểu rừng thưa nhiệt đới khôrụng lá,… [14]

Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam

đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc ngoạimạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật làmtiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm (5 nhóm quầnhệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ) [28]

Lê Ngọc Công (2004) cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) đãphân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: rừng rậm; rừngthưa; trảng cây bụi và trảng cỏ Ở đây, những trạng thái thứ sinh (được hình thành

do tác động của con người như: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm nương rẫy…)bao gồm: trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thưa [8]

Nhìn chung, những nghiên cứu về thảm thực vật của các tác giả hầu hết chỉ tậptrung nghiên cứu ở một vùng cụ thể và phần lớn các tác giả đều dựa vào khung phânloại của UNESCO (1973) trong nghiên cứu của mình

Trang 7

Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam: hầu hết các tácgiả đều mới chỉ đưa ra con số dự đoán về hệ thực vật ở một châu lục, một quốc gia,hoặc một khu vực cụ thể Những số liệu này chưa được nghiên cứu và điều tra đầy

đủ Vì vậy, số loài thực vật hiện có chắc chắn còn dao động và cao hơn nhiều

1.2 Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống

1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài

Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu đượctiến hành từ lâu trên thế giới Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu củaVưsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva (1978)

… Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vậtđặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần loài,thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó Vì vậy, việc nghiên cứu thànhphần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại loại hìnhthảm thực vật [28]

Longchun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh tháinương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi nương rẫy

bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134chi và 167 loài [27]

Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1970) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam

có 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 240 họ [28]

Thái Văn Trừng (1970) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vậtbậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [31]

Hoàng Chung (1980) khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã công

bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ [6]

Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loàihiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [11]

Phan Nguyên Hồng (1991) lập danh mục cùng với một số chỉ tiêu khác (dạngsống, môi trường, khu phân bố) của 75 loài thuộc 2 nhóm loài cây ngập mặn điểnhình và cây gia nhập vào rừng ngập mặn [28]

Đỗ Tất Lợi (1995) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798 loàithuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nước ta [15]

Trang 8

Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1995) nghiên cứu thành phần loài, dạng sốngcủa sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họkhác nhau [13].

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc giaTam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi,

213 họ thuộc 3 ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín Các loài này được xếp thành

8 nhóm có giá trị khác nhau Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu

(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số 425 loài của họ

Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng [23]

Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của một số

mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài gồm 211 loàithuộc 64 họ [13]

Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có nhậnxét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng thái thảmkhác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có

sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê – Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào – Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem – Myrsinaceae) [28].

Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu hệthực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 1.373 loài thựcvật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ [24], [25]

Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu sự biến động thành phầnloài thực vật sau nương rẫy ở huyện Con Cuông, Nghệ An nhận xét rằng: do ảnhhưởng của canh tác nương rẫy nên thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một đơn

vị diện tích có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định [9]

Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh tháirừng sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An Tác giả đã xác định thành phần loài,mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy theo thờigian bỏ hoá Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An)khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậccao có mạch [1]

Trang 9

Đặng Kim Vui (2002), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sau nương rẫy ởhuyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy 1 - 2 tuổi có 76 loài thuộc 36 họ, 3 - 5tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11 - 15 tuổi có 57loài thuộc 31 họ [28].

Lê Ngọc Công (2004) nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kêcác loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loàichủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ,Trai, Nghiến…[8]

Vũ Thị Liên (2005) khi nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La đã thuđược 452 loài thuộc 326 chi và 153 họ [28]

Thái Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) nghiên cứu về thảm thực vậtVườn quốc gia Ba Vì đã xác định ở đây có 11 kiểu quần xã thực vật khác nhau.Trong quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh, lá rộng thành phần chủ yếu là cây gỗdạng bụi cao từ 2 - 5m [29]

1.2.2 Những nghiên cứu về thành phần dạng sống

Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực vật thíchnghi với điều kiện môi trường sống Nó liên quan chặt chẽ với các nhân tố sinh thái củamỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm

Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: cáchmọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã [13]

I K Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường xanh;thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đấttrong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ sinhtrưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm G

N Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều năm và lớpcây hàng năm [13]

Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệthực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934) [4],[7] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó

Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thựcvật qua thời gian bất lợi trong năm Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaerchỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gianbất lợi trong năm

Trang 10

Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:

1 Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất

2 Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất

3 Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn

4 Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn

5 Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm

Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên tráiđất (SB):

SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th

Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng, đảm bảotính khoa học, dễ áp dụng Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên những đặcđiểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống củathực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tạo nên Thuộc vềnhững đặc điểm này có hình dạng ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông, sinh sản…Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thân thảo đã được lập ra lần đầu tiên bởiCanon (1911), sau đó hàng loạt bảng đã được đưa ra Với cây thảo, đặc điểm phầndưới đất đóng vai trò rất quan trọng trong phân chia dạng sống, nó biểu thị mức độkhắc nghiệt khác nhau của môi trường sống, là phần sống lâu năm của cây Vì thếviệc sử dụng phần dưới đất để làm tiêu chuẩn phân chia dạng sống sẽ giúp cho tađánh giá đúng hơn kiểu thảm, những đặc điểm đặc trưng của môi trường [7]

Braun – Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tụchay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc lẻ; mọc thành vạt; mọc thành dảinhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [6]

Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn Ngọc Chất(1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ Hoà thảo HoàngChung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam,

đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ sa van, thảonguyên [6]

Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân chiadạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [31]

Lê Trần Chấn (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn - tỉnh Hoà Bìnhcũng phân chia hệ thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính theo phương pháp của

Trang 11

Raunkiaer Tuy nhiên tác giả đã dùng thêm ký hiệu để chi tiết hoá một số dạng sống(a: ký sinh; b: bì sinh; c: dây leo; d: cây chồi trên thân thảo) Tác giả không xếpphương thức sống ký sinh, bì sinh vào dạng sống cơ bản mà chỉ coi đây là nhữngdạng phụ [4].

Hoàng Chung (2006) khi nghiên cứu thực vật trong đồng cỏ vùng núi bắc ViệtNam, đã phân chia 8 kiểu dạng sống chính là: kiểu cây gỗ, kiểu cây bụi, kiểu câybụi thân bò, kiểu cây bụi nhỏ, kiểu cây bụi nhỏ bò, kiểu nửa bụi, kiểu thực vật cókhả năng tạo chồi mới từ rễ, kiểu cây thảo có hệ rễ cái sống lâu năm [7]

Phan Nguyên Hồng (1991) khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật rừng ngậpmặn Việt Nam đã chia thành 7 dạng sống cơ bản: cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thânthảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh (K), bì sinh (B)[28]

Đặng Kim Vui (2002) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nươngrẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã phân chia dạng sống thực vật dựa vàohình thái cây: cây gỗ, cây bụi, cây leo và cây cỏ, đồng thời ông đã xác định được có

17 kiểu dạng sống, trong đó có 5 kiểu dạng cây bụi (cây bụi; cây bụi thân bò; câybụi nhỏ; cây bụi nhỏ thân bò; cây nửa bụi) [28]

Lê Ngọc Công (2004) khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanhnuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã phân chia thực vật thành cácnhóm dạng sống sau: cây gỗ; cây bụi; cây cỏ và dây leo [8]

Nhìn chung, những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên thế giới

và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thành phần loài ở một vùng vàkhu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trưng trong mối tương quan với điều kiệnđịa hình và khí hậu Tuy vậy, số lượng các công trình nghiên cứu còn chưa nhiều,cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, rộng rãi hơn nhằm mục đích có thể đánh giáchính xác thành phần loài thực vật đặc trưng của một khu vực hoặc một quốc gia

Về thành phần dạng sống: khi nghiên cứu hệ thực vật ở một khu vực cụ thể,các tác giả đều phân chia và sắp xếp các loài thực vật thành các nhóm dựa vào cáctiêu chuẩn cụ thể tuỳ từng tác giả

1.3 Những nghiên cứu về trồng rừng trên thế giới và ở Việt Nam

Trang 12

Trên thế giới, trồng rừng xuất hiện và phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XIX – đầuthế kỉ XX Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhu cầu gỗ tăng lên ở các nước đang pháttriển, vì vậy mà trồng rừng ngày càng được chú hơn ý hơn.

Ở các nước XHCN cũ như Liên Xô, Tiệp Khắc, CHDC Đức, những nghiêncứu về trồng rừng đã phổ biến rộng rãi và được thực hiện ngay sau chiên tranh kếtthúc Ở Tây Âu như Italia, Pháp đã tiến hành trồng bạch dương cao sản trong phạm

vi lớn và đạt được 1/3 nhu cầu của công nghiệp giấy sợi, mặc dù vậy vẫn còn nhiều

ý kiến khác nhau về trồng rừng

A.Miyawaki (1944) đã nêu khẩu hiệu: “Cây bản địa trên đất bản địa” và ông

đã thực hiện nhiều dự án phục hồi rừng bằng biện pháp trồng rừng [8]

Tansley (1944) cho rằng trồng rừng là giải pháp rút ngắn quá trình diễn thếthảm thực vật Nhưng Beard (1947) lại phản đối việc trồng rừng và cho đó là:

“Bệnh sởi trồng rừng đã mắc phải do thiếu sinh tố sinh thái học.” [13]

Ở nước ta ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX, Đảng và Nhà nước ta đã quantâm đến vấn đề trồng rừng Đã có nhiều chương trình trồng rừng được thực hiệnnhư PAM, chương trình 327, dự án 661 với 5 triệu ha rừng đến năm 2010,…[13].Phùng Ngọc Lan (1991) đã nêu nhược điểm của trồng rừng thuần loài làthường hay xảy ra cháy và dịch bệnh Theo tác giả nên chọn mô hình trồng rừnghỗn loài và mô hình nông lâm kết hợp [13]

Lâm Phúc Cố (1994) cho rằng: Những nơi đất khó có khả năng tái sinh tựnhiên thì trồng rừng là một biện pháp kĩ thuật lâm sinh cần thiết và nên chọnphương thức trồng rừng hỗn giao nhiều loài [13]

Nguyễn Tiến Bân (1997) cho rằng cần phải phục hồi lại các hệ sinh thái rừngnhiệt đới bằng các loại cây bản địa để duy trì nguồn gen, tạo ra hệ sinh thái rừnghỗn loài bền vững [2]

Như vậy, các biện pháp trồng rừng là cần thiết, nhưng các tác giả lưu ý là nênchọn cây trồng và trồng theo mô hình hỗn loài mới đem lại hiệu quả thiết thực

1.4 Những nghiên cứu về phục hồi rừng tự nhiên

Phục hồi rừng tự nhiên là quá trình diễn thế thứ sinh phục hồi thảm thực vật

Vì vậy, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu các quy luật của quá trình táisinh và quá trình diễn thế Những kết quả thu được là cơ sở khoa học để xác địnhcác giải pháp lâm sinh trong việc xúc tiến tái sinh phục hồi rừng

Trang 13

P.W.Richards (1964) đã nhận định rằng: tất cả các quần xã thực vật sinh ra từrừng mưa nhiệt đới qua quá trình diễn thế thứ sinh như rừng thứ sinh, thảm cây bụi,thảm cỏ nếu được bảo vệ không chặt phá, đốt lửa thì sau một thời gian qua các giaiđoạn trung gian chúng có thể phục hồi thành rừng cao đỉnh [13].

Ở nước ta, vấn đề tái sinh phục hồi rừng được đặt ra từ những năm 50 của thế kỷ

XX và lúc đó gọi bằng thuật ngữ: “Khoanh núi nuôi rừng” Đến giữa những năm 80 thìchuyển hướng theo thuật ngữ mới là: “Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng”.Khoanh nuôi phục hồi rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh vàdiễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người để thúc đẩy quá trình tái tạorừng trong một thời gian xác định theo mục đích xác định

Theo Trần Đình Lý (1995) các đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng là: Đất

đã mất rừng do bị khai thác cạn kiệt, nương rẫy bị bỏ hoá, còn tính chất của đấtrừng, trảng cây bụi xen cây gỗ, còn tầng đất mặt dày trên 30cm Tác giả cũng xácđịnh hết thời gian khoanh nuôi, rừng phải có ít nhất 500 cây mục đích/ha, có chiềucao trung bình 3m và độ tàn che 0,3 [16]

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, khoanh nuôi, phục hồi rừng làgiải pháp tăng nhanh độ che phủ ở nước ta Nhờ có những chính sách đúng đắn đóchúng ta đã thành công bước đầu là qua 2 năm đầu của dự án 5 triệu ha rừng (1999– 2000) thì 10 tỉnh Bắc Bộ đã khoanh nuôi tái sinh được 0,5 triệu ha rừng [13]

1.5 Những nghiên cứu về thảm thực vật và đa dạng thực vật ở khu vực nghiên cứu

Có thể nói các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và đa dạng thực vật ở

xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ còn rất ít

Xuân Sơn là một trong 4 xã (Xuân Sơn, Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng)nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 15.000

ha (được thành lập năm 1986) Đến năm 2002 chính thức được chuyển thành VườnQuốc gia Xuân Sơn Để đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệsinh thái ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đadạng sinh học, các cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu hệ động, thực vật ở đây.Năm 1990, Chi cục kiểm lâm Vĩnh Phúc phối hợp với phân viện Điều tra Quyhoạch rừng Tây Bắc đã tiến hành điều tra nghiên cứu khả thi thành lập khu bảo tồnthiên nhiên Xuân Sơn [12]

Trang 14

Năm 1992, Viện điều tra quy hoạch rừng đã thống kê được 314 loài thực vậtbậc cao có mạch [35].

Điều tra sơ bộ tài nguyên động vật và thực vật khu bảo tồn thiên nhiên XuânSơn năm 1998, do chi cục kiểm lâm Phú Thọ, Phân viện điều tra quy hoạch rừngTây Bắc, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và khoa Sinh - Đại học sư phạm HàNội thực hiện; đặc biệt giai đoạn 2000 – 2001, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinhvật đã tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật tại khu bảo tồnthiên nhiên Xuân Sơn cho thấy, về thực vật ngành Hạt trần gặp 5 họ với 6 loài trong

đó có 3 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) Những cây cho gỗtrong ngành Hạt kín bước đầu đã thống kê được 130 loài, trong đó có những cây gỗ

quý như Táu mật (Vatica tonkinensis A Chev.), Trai (Garcinia fagraeoides A Chev.), Sến mật (Madhuca pasquieri H Lec),…[12].

Tháng 10 năm 2002, Trung tâm Tài nguyên Môi trường thuộc Viện Điều traQuy hoạch rừng phối hợp với Ban quản lý VQG Xuân Sơn và Chi cục Kiểm lâmPhú Thọ tiếp tục tổ chức khảo sát đa dạng sinh vật ở khu vực này và thu được kếtquả: thống kê được 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ [12].Năm 2008, trong cuốn “Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tạiVườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, PGS.TS Trần Minh Hợi và cộng sự đãxác định được 1.217 loài trong 180 họ, 680 chi Trong đó có 40 loài đã được ghitrong Sách đỏ Việt Nam, phát hiện thêm một số loài mới bổ sung cho hệ thực vậtViệt Nam Đồng thời cũng thống kê và nghiên cứu một số nhóm cây tài nguyênquan trọng của VQG: tài nguyên cây cho gỗ (202 loài); tài nguyên cây làm thuốc(665 loài); tài nguyên cây có hoa, làm cảnh và bóng mát (90 loài); tài nguyên câyrau và cây có quả ăn được (123 loài),… [12]

Trang 15

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới

Xã Xuân Sơn nằm ở phía Tây Nam của huyện Tân Sơn, cách trung tâm huyện

40 km đường trải nhựa, đèo dốc

Xã Xuân Sơn có ranh giới như sau:

+ Phía Đông giáp xã Xuân Đài (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ)

+ Phía Tây giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) và huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình).+ Phía Tây Bắc giáp xã Đồng Sơn, Lai Đồng, và Tân Sơn (huyện Tân Sơn,tỉnh Phú Thọ)

+ Phía Nam giáp xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) [33]

Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lí xã Xuân Sơn - KVNC

Trang 16

2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng

2.1.2.1 Địa hình địa mạo

Huyện Tân Sơn chủ yếu là đất rừng tự nhiên, núi cao, riêng vùng lõi và vùngđệm (phòng hộ) của Vườn Quốc gia Xuân Sơn chiếm trên 15.000 ha, nằm trong mộtvùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãyHoàng Liên Sơn Vùng đồi núi thấp này tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến

tả ngạn sông Đà, bao gồm cả huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Sông Bứa và các chilưu của nó tỏa nhiều nhánh ra gần như khắp vùng Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núichỉ cao chừng 600 - 700 m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo từ cácloại đá phiến biến chất quen thuộc, cao nhất là đỉnh Voi (1.386 m), tiếp đến là núiTen (1.244 m), núi Cẩn (1.144 m) [18]

Hình 2.2: Địa hình khu vực nghiên cứu

Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp Nhìn chung địahình trong khu vực có những kiểu chính như sau:

- Kiểu địa hình núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ cao

từ 700 - 1.386 m; chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích tự nhiên Kiểu này phân bố chủ yếu ởphía Tây và Tây Nam Vườn Quốc gia, bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn vàcác dãy núi đất xen kẽ Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn (trung bình 30o), mức

độ chia cắt phức tạp, là đầu nguồn của hệ sông suối đổ ra sông Bứa

Trang 17

- Kiểu địa hình núi thấp: Được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên uốnnếp, tác dụng xâm thực, bóc mòn Thuộc địa hình này là các núi có độ cao từ 300 -700m, phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực Núi ở đây có hìnhdạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình chỉ 20o, có những thunglũng mở rộng hơn vùng núi ở phía Tây Bắc.

- Kiểu đồi: Có độ cao dưới 300m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực Cóhình dạng đồi lượn sóng mềm mại, được cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biếnchất hạt mịn Hiện nay đã được trồng chè Xanh, chè Shan

- Thung lũng và bồn địa: Phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Xuân Đài vàKim Thượng Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độdốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.Thung lũng lớn nhất là Mường Tằn (trên 400 ha ruộng nước)

Xã Xuân Sơn có duy nhất núi Ten cao 1.244m so với mặt nước biển, còn lại làcác dãy núi thấp và vùng đồi Có nhiều suối nhỏ chảy giữa các núi thấp [18]

2.1.2.2 Khí hậu- thủy văn

và tháng 7 (28oC) Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7oC vào tháng 6 [18]

- Chế độ mưa: Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1.660 mm ở Xuân Sơn đến1.826 mm ở Minh Đài Tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10hàng năm), hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 hàng năm Mùakhô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa chỉ chiếm trên 10% tổnglượng mưa hàng năm, nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa phùn (mỗi năm có trên 20ngày), hạn chế sự khô hạn trong mùa khô Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanhkhô nhất và lượng nước bốc hơi cũng nhiều hơn lượng nước rơi Độ ẩm không khí

Trang 18

trong vùng trung bình đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm của khôngkhí đạt chỉ số cao nhất Lượng bốc hơi không cao (653 mm/năm), điều đó đánh giákhả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốchơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực [18].

Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng cácloại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura - creta

Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi, cao nhất

là đỉnh Ten 1.244m Đá vôi có màu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung Trongdãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung xómLạng, xóm Dù và xóm Lấp,… Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suốinước chảy quanh năm Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trởthành các cánh đồng phù sa màu mỡ [18]

Trang 19

mùn cao (8 – 10%) Phân bố ở độ cao từ 700 – 1.500m, tập trung ở phía Tây củakhu vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá trìnhferalit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất.Loại đất này phân bố dưới 700m, có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, ít đá lẫn,khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rừng phát triển

- Đất rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi): Đá vôi là loại đácứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửatrôi đến đấy, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loạiđất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L) Hàngnăm được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ

Toàn huyện Tân Sơn còn 8.897,62 ha đất chưa sử dụng, trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: 15,58 ha

+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 8.583,5 ha

+ Núi đá không có rừng cây: 298,54 ha

Từ các số liệu thống kê trên cho thấy, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn,

có thể chuyển sang mục đích phát triển nông – lâm nghiệp [18]

Xã Xuân Sơn với tổng diện tích tự nhiên 6.528,7 ha, diện tích đất chưa sửdụng là 897,04 ha (chiếm 13,74% diện tích tự nhiên) Hoàn toàn có thể chuyển sangmục đích phát triển nông – lâm nghiệp

Bảng 2.1: Quỹ đất phát triển nông – lâm nhiệp của xã Xuân Sơn

(Nguồn: UBND xã Xuân Sơn, 2010)

2.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.2.1 Tài nguyên nước

Trang 20

Hệ thống sông Bứa với các chi lưu của nó toả rộng ra khắp các vùng Lượngmưa khá dồi dào, trung bình từ 1.500 – 2.000 mm, lượng mưa cực đại có thể đạt tới2.453 mm nhưng có năm chỉ đo được 1.414 mm.

Trong vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40 l/s/km2, dòng chảycực tiểu khoảng 6 – 7 l/s/km2, lưu vực sông Bứa khá rộng Địa hình lưu vực lạithuận lợi cho việc xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp SôngBứa có 2 chi lưu lớn đó là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía đông huyệnPhù Yên (tỉnh Sơn La) và sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở giữaranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổvào sông Hồng tại xã Phong Vực Tổng chiều dài của sông là 120 km, chiều rộngtrung bình là 200m có khả năng vận chuyển lâm thổ sản từ thượng nguồn về sôngHồng khá thuận lợi [18]

2.2.2 Tài nguyên rừng

Huyện Tân Sơn có thế mạnh về tài nguyên rừng Phần lớn diện tích của VườnQuốc gia nằm ở địa phận xã Xuân Sơn, với diện tích gần 15.000 ha, nó được coi là “láphổi xanh” của tỉnh Phú Thọ, bởi lẽ cả tỉnh giờ đây chỉ còn Xuân Sơn có rừng tốt và giàu

có nhất Theo kết quả điều tra bước đầu của một số cơ quan (Viện Điều tra Quy hoạchrừng, trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trường ĐHSP

Hà Nội) thì Vườn Quốc gia Xuân Sơn có giá trị cao về đa dạng sinh học, trong đó cónhiều loài động, thực vật quí hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia và toàn cầu [19].Diện tích đất lâm nghiệp có 51.028 ha chiếm 73% diện tích đất tự nhiên

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tân Sơn

10,526,862,6

(Nguồn: Phòng Thống kê, huyện Tân Sơn, năm 2007)

Xã Xuân Sơn có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng lớn, chiếm tới 5.423,6 ha.Ngoài ra cây trồng chủ yếu là chè Shan, trồng Keo, gỗ Dổi và một số loại cây gỗ

Trang 21

Diện tích rừng trồng chè Shan: 30 ha

Diện tích rừng trồng Keo: 38 ha

Diện tích rừng trồng các loại cây gỗ khác xấp xỉ 10 ha [33]

2.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Tân Sơn có một số khoáng sản quan trọng để phục vụcho việc phát triển các ngành công nghiệp như: Quặng sắt ở các xã Thu Cúc,Thạch Kiệt, Tân Phú, Mĩ Thuận, Văn Luông, Minh Đài với trữ lượng 10 triệutấn Mỏ chì có ở các xã Đồng Sơn, Thu Ngạc với trữ lượng 1 triệu tấn Amiăng

có ở các xã Đồng Sơn, Tân Phú, Thu Ngạc Tale (Tan) có ở các xã Thu Cúc, TânPhú, Mĩ Thuận, Thu Ngạc (mỏ chính ở Thu Ngạc) có thể làm Tan công nghiệp,Tan rượu và Tan phân bón Bên cạnh đó, một khối lượng lớn cát, sỏi làm vậtliệu xây dựng có trữ lượng lớn 2,5 triệu m3 tập trung ở các con sông, suối của địabàn huyện [18]

2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.3.1 Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Theo số liệu điều tra của Phòng Thống kê huyện Tân Sơn (tính đến31/12/2008), dân số của huyện là 76.722 người; trong đó dân số trong tuổi laođộng là 45.394 người (chiếm 59,63% dân số toàn huyện) Đây là con số ngườilao động làm việc trong các ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản;công nghiệp và xây dựng; các ngành dịch vụ khác (thương mại, vận tải…).Ngoài ra còn một số lao động phổ thông, làm thuê theo định kỳ công việckhông cố định

Trên địa bàn huyện Tân Sơn có 8 thành phần dân tộc chính cùng sinh sống, đólà: Mường, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan [19]

Xã Xuân Sơn với tổng số 258 hộ, có 1.053 nhân khẩu Có hai dân tộc chínhsinh sống trên địa bàn là: Mường (49%); Dao (hay còn gọi là người Mán) chiếm50,3%; dân tộc khác chiếm 0,7% Số người trong độ tuổi lao động là: 600 người(chiếm khoảng gần 60% dân số)

Mật độ dân số bình quân của xã là: 24 người/1 km2 [33]

2.3.2 Đặc điểm kinh tế và xã hội

2.3.2.1 Thực trạng kinh tế

Trang 22

Huyện Tân Sơn là một huyện mới được tách ra từ huyện Thanh Sơn Tuynhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: 19,7%/ năm (thống kê năm 2008), chủyếu là phát triển nông - lâm nghiệp và thuỷ sản với tỷ lệ như sau:

+ Nông - lâm - thuỷ sản: 77,7%

+ Dịch vụ: 9%

+ Công nghiệp - xây dựng: 6,57%

Thế mạnh của huyện là rất giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, tuy nhiên lạichưa phát triển các ngành công nghiệp để tận dụng được thế mạnh này Định hướngđến năm 2020 là phải khai thác tối đa nguồn lợi của địa phương, phát triển mạnhhơn nữa ngành công nghiệp Có 2 nhà máy chè đã được xây dựng: Nhà máy chèTân Phú và Minh Đài [32]

Ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng về tăng trưởng là rất lớn Xuhướng của huyện là đẩy mạnh việc trồng rừng, nhất là trồng cây nguyên liệu gỗphục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng của tỉnh, đồng thời trồng cây ăn quả là thếmạnh của từng xã như: xoài, vải, nhãn, dứa, cam… Các ngành dịch vụ được chútrọng, vì lợi thế của huyện là cửa ngõ giao thông của nhiều tỉnh như Sơn La, HoàBình và thủ đô Hà Nội Chủ trương của huyện là cùng với sự phát triển của giaothông vận tải đã tạo điều kiện cho phát triển, lưu thông hàng hoá [32]

2.3.2.2 Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông vận tải:

Trước đây xã Xuân Sơn hoàn toàn tách biệt với bên ngoài do không có đườngcho xe ôtô tiếp cận tới Từ năm 2000, tỉnh đã đầu tư xây dựng đường cấp phối từMinh Đài tới xóm Dù (Xuân Sơn) Quãng đường này đã được trải nhựa khá tốt Dự

án này do Ban quản lý Vườn Quốc gia làm chủ đầu tư Con đường này đã khaithông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và giao lưuvăn hoá, cũng như công tác phát triển du lịch sinh thái Dự án này tiếp tục làmđường tới 3 xóm Lạng, Lấp và Cỏi [33]

* Hệ thống điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất:

Toàn xã có 4 xóm, cả 4 xóm đã có điện lưới quốc gia

* Y tế, giáo dục:

- Về y tế: Xã Xuân Sơn có 1 trạm y tế đóng tại trung tâm xã, được xây dựng kiên

cố với 2 giường bệnh, 1 bác sỹ - Trạm trưởng, 1 y sỹ, 1 nữ hộ sinh, 2 dược sỹ, 2 y tá

Trang 23

Cơ sở, dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ, nhưng công tác y tế ở đây đã có nhiều

cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh Tuynhiên, do điều kiện giao thông chưa thuận lợi nên việc chữa chạy bệnh nhân trongtrường hợp nguy cấp chưa kịp thời Các loại bệnh phổ biến trong khu vực như: sốt xuấthuyết, đau bụng ỉa chảy, cảm cúm, viêm phế quản, phổi ở trẻ em… [33]

- Về giáo dục: Xã Xuân Sơn chưa có trường THPT, chỉ có 1 trường THCS với

12 lớp Trong đó có 8 lớp tiểu học, 4 lớp THCS Có 1 trường mầm non rất sơ sài về

cơ sở vật chất với 8 lớp [33] Trong những năm gần đây, dự án 135 của Chính phủ

đã xoá được nhiều phòng học tạm, thay vào đó là những ngôi trường khang trang,phòng khám kiên cố, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ hơn [33]

Tập quán sinh sống của nhân dân các xã trong huyện là sống nhờ vào rừng:khai thác dược liệu, lấy củi bán, hái rau quả rừng, săn bắn thú… Vì vậy đã làm chonguồn tài nguyên rừng bị suy thoái, nhiều loại gỗ quý, động vật quý bị mất dần,thay vào đó là các thảm cây bụi Huyện đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừngcho từng hộ dân, để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi được tốthơn, hiệu quả hơn Nhiều diện tích đất được phủ xanh bằng cây chè, cây nguyênliệu giấy, cây ăn quả và một số loại rừng trồng như keo, lát, bạch đàn…

Trang 24

Chương 3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch trongmột số quần xã: Rừng phục hồi tự nhiên 15 năm (RPH 15 năm), rừng trồng Keo taitượng 7 năm (RKE 7 năm), thảm cây bụi 3 – 4 tuổi thuộc xã Xuân Sơn – huyện TânSơn – tỉnh Phú Thọ

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nội dung mà đề tài đã đặt ra, chúng tôi sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau đây:

3.2.1 Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)

Chúng tôi sử dụng phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [26] vàHoàng Chung (2006) [7] như sau:

- Tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồcủa khu vực lập các TĐT TĐT đầu tiên hướng vuông góc với đường đồng mức, cáctuyến sau song song với tuyến đầu Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m Khoảngcách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã Dọctheo tuyến điều tra bố trí OTC và ODB (2x2m) để thu thập số liệu OTC

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC là400m2 (20m x 20m) cho các trạng thái rừng Ô dạng bản (ODB) được bố trí trêncác đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC Tổng diện tích các ODBphải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC Đối với thảm cây bụi, OTC có diện tích là16m2 (4m x 4m) Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ

để thu thập số liệu bổ sung Trong các OTC, chúng tôi tiến hành xác định tên khoahọc (các loài chưa biết tên thì thu thập mẫu về định loại), dạng sống và đo chiềucao của cây

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đãgặp như: tên Latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống (thân gỗ, thân bụi, thân thảo,thân leo) Những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại

- Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu

Ngày đăng: 21/03/2013, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lí xã Xuân Sơn - KVNC - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lí xã Xuân Sơn - KVNC (Trang 15)
Hình 2.2: Địa hình khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Hình 2.2 Địa hình khu vực nghiên cứu (Trang 16)
Bảng 2.1: Quỹ đất phát triển nông – lâm nhiệp của xã Xuân Sơn - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.1 Quỹ đất phát triển nông – lâm nhiệp của xã Xuân Sơn (Trang 19)
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tân Sơn - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tân Sơn (Trang 20)
Bảng 4.1: Sự phân bố các taxon thực vật trong các ngành ở 3 quần xã nghiên cứu - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.1 Sự phân bố các taxon thực vật trong các ngành ở 3 quần xã nghiên cứu (Trang 26)
Bảng 4.2: Danh lục các loài thực vật trong 3 quần xã tại KVNC TT - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.2 Danh lục các loài thực vật trong 3 quần xã tại KVNC TT (Trang 28)
Bảng 4.3: Số lượng các taxon thực vật trong các ngành ở RPH 15 năm - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.3 Số lượng các taxon thực vật trong các ngành ở RPH 15 năm (Trang 35)
Bảng 4.4: Số lượng các taxon thực vật trong các ngành ở RKE 7 năm - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.4 Số lượng các taxon thực vật trong các ngành ở RKE 7 năm (Trang 37)
Bảng 4.6: Thành phần dạng sống thực vật trong KVNC - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.6 Thành phần dạng sống thực vật trong KVNC (Trang 39)
Bảng 4.7: Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã  tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.7 Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w