1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát những câu tục ngữ việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề

219 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Chẳng hạn, vấn đề truy nguyên nguồn gốc ban đầu, tính dị bản, nội dung ngữ nghĩa của TN,… Trong đó vấn đề tính nhiều chiều trong cách nhìn nhận về cùng một vấn đề trong tục ngữ cũng chưa

Trang 3

L ời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Nguyễn Thị

Ng ọc Điệp, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Với những

l ời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của

C ô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi c ũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học “Văn học Việt Nam” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này

r ất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu

Xin cá m ơn các Quý thầy, cô công tác tại Văn phòng khoa, thư viện, đặc

bi ệt là Phòng sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia và hoàn thành khóa h ọc

Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến bạn bè, gia đình đã luôn cổ

vũ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng

n hư thực hiện luận văn

Do th ời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô

và các anh/ ch ị học viên

Tôi xin chân thành c ảm ơn!

Học viên

Hà Thị Hải Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của đề tài 8

7 Kết cấu luận văn 10

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG TỤC NGỮ CÓ CÁCH NHÌN ĐA CHIỀU VỀ CÙNG MỘT VẤN ĐỀ 12

1.1 Giới thiệu chung về thể loại tục ngữ. 12

1.1.1 Khái niệm tục ngữ 12

1.1.2 Nội dung và hình thức diễn đạt của tục ngữ 14

1.1.3 Sự vận dụng tục ngữ 18

1.1.4 Giới thiệu kho tàng tục ngữ người Việt 21

1.2 Vài nét về hiện tượng tục ngữ có cách nhìn đa chiều đối với một vấn đề 24

1.2.1 Thế nào là “cách nhìn đa chiều” trong tục ngữ? 24

1.2.2 “Cách nhìn đa chiều” là hiện tượng phổ biến trong tục ngữ 26

1.2.3 “Cách nhìn đa chiều” là hiện tượng thú vị trong tục ngữ 30

1.2.4 “Cách nhìn đa chiều” là hiện tượng cần được chú ý trong tục ngữ 34

Trang 5

2.1 Giới thiệu nguồn tục ngữ có cách nhìn đa chiều đối với một vấn đề. 40

2.1.1 Số lượng tục ngữ đã thống kê 40

2.1.2 Số lượng các vấn đề được nhìn nhận đa chiều 44

2.1.3 Số lượng câu tục ngữ ở mỗi vấn đề 45

2.1.4 Chủ đề thường xuất hiện cách nhìn nhận đa chiều 46

2.2 Phân loại và mô tả những câu tục ngữ có cách nhìn đa chiều đối với một vấn đề. 47

2.2.1 Cách nhìn cùng chiều 48

2.2.2 Cách nhìn khác chiều 62

Chương 3 NHỮNG CÂU TỤC NGỮ VIỆT CÓ CÁCH NHÌN ĐA CHIỀU VỀ CÙNG MỘT VẤN ĐỀ - NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC DỤNG 84

3.1 Lý giải nguyên nhân dẫn đến những cách nhìn đa chiều trong tục ngữ người Việt. 84

3.1.1 Đối tượng nhận thức và quá trình sáng tạo nên tục ngữ 84

3.1.2 Ngữ cảnh và mục đích sử dụng tục ngữ 92

3.1.3 Không gian, thời gian tục ngữ ra đời và lưu truyền 97

3.2 Tác dụng của những câu tục ngữ Việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề. 103

3.2.1 Đối với những ngữ cảnh cụ thể 103

3.2.2 Đối với chức năng thể loại 107

3.2.3 Đối với kho tàng tục ngữ dân tộc 1111 3.2.4 Đối với nếp cảm, nếp nghĩ dân tộc 113

KẾT LUẬN 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC

Trang 6

Tục ngữ: TN

Văn học dân gian: VHDG

Hà Nội: HN

Thành phố Hồ Chí Minh: TP HCM

Trang 7

2.1.2.1 Thống kê số lượng nhóm tục ngữ đa chiều

2.1.3.2 Thống kê số lượng câu tục ngữ đa chiều

2.1.4.3 Thống kê số nhóm tục ngữ thuộc cách nhìn cùng chiều 2.1.4.4 Thống kê số nhóm tục ngữ thuộc cách nhìn khác chiều

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xưa nay, tục ngữ (TN) vốn được xem là kho tàng trí khôn của nhân loại, lưu giữ những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân lao động Trong quá trình lưu truyền và phổ biến, kho tàng ấy không ngừng được bổ sung, bồi đắp, thêm đa dạng, phong phú theo không gian, thời gian và mục đích sử dụng Do đó TN trở thành một trong những tài sản vô giá, tinh hoa của dân tộc từ ngàn đời truyền lại

TN không chỉ là nguồn văn liệu phong phú đối với các thể loại văn học dân gian (VHDG) khác, mà còn là kho tàng quý báu của văn học thành văn Đặc biệt, TN gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người, được con người vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng trong đời sống hàng ngày Vì vậy tục ngữ luôn là đối tượng được giới nghiên cứu vô cùng quan tâm Đến nay, vấn

đề tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ mặc dù đạt được nhiều thành tựu có giá trị, nhưng thực tế đòi hỏi phải không ngừng tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu hơn,

vì còn nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, còn nhiều ý kiến tranh luận, hay nhiều vấn đề chưa được quan tâm đúng mức, còn bỏ ngỏ, Chẳng hạn, vấn đề truy nguyên nguồn gốc ban đầu, tính dị bản, nội dung ngữ nghĩa của TN,… Trong đó vấn đề tính nhiều chiều trong cách nhìn nhận về cùng một vấn đề trong tục ngữ cũng chưa có sự quan tâm thỏa đáng Nghiên cứu vấn đề này không chỉ góp phần nhìn nhận đúng đắn hơn về phương diện nội dung TN, mà còn có thể hiểu thêm về lối nói, lối nghĩ, quan niệm phong phú của dân gian thông qua tục ngữ Đồng thời việc nghiên cứu

TN đa chiều tạo thêm nguồn tư liệu giúp mọi người tiếp cận kho tàng TN dân tộc được thuận lợi hơn cũng như có sự vận dụng đa dạng và chính xác hơn Đặc biệt trong thời đại ngày nay, một bộ phận giới trẻ dường như đang quay

Trang 9

lưng lại với những giá trị truyền thống của dân tộc, thậm chí từ bỏ những phương châm, những bài học kinh nghiệm, những giá trị tư tưởng giàu chất nhân văn được kết tinh từ bao thế hệ và quy kết những giá trị truyền thống ấy

là cổ hủ, lỗi thời, không phù hợp Sự nhìn nhận đó phải chăng là do các bạn trẻ chưa hiểu hết chiều sâu tư tưởng của cha ông? Và như vậy, việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cần thiết

Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát những câu tục ngữ Việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề” với mong muốn

đóng góp một phần vào việc tìm hiểu nội dung TN, những góc nhìn khoáng đạt, khách quan trong tư tưởng dân gian, đồng thời cũng muốn khẳng định dù

TN ra đời từ rất lâu, nhưng những giá trị của TN không vì thế mà “già”, mà

“có tuổi”, ngược lại những kinh nghiệm của người xưa vẫn luôn là bài học lý thú và không thể thiếu trong đời sống dân tộc

2 Lịch sử vấn đề

Việc tìm hiểu về TN trong nghiên cứu VHDG đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các công trình nghiên cứu chuyên sâu, ở mọi khía cạnh, cả về phương diện nội dung lẫn cấu trúc thi pháp TN của nhiều tác giả, có ý nghĩa, giá trị sâu sắc trong việc góp phần tìm hiểu kho tàng TN dân tộc Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu về: cấu trúc, vần nhịp, hình ảnh,… hay về nội dung, sự vận dụng TN của các tác giả, tiêu biểu là: Chu Xuân Diên với “Tiểu

luận về tục ngữ Việt Nam” trong Tục ngữ Việt Nam; Phan Thị Đào với Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam; hay Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa; “Tục ngữ” trong Tổng tập văn học dân gian người Việt của Nguyễn Xuân Kính; Bùi Mạnh Nhị với “Tục ngữ” trong tập sách nhiều tác giả Văn học dân gian những công trình nghiên cứu; Nguyễn Văn

Nở với “Bàn về nghĩa biểu trưng của tục ngữ” và “Vấn đề nghĩa của tục ngữ”,… TN đã được soi rọi dưới nhiều bình diện, góc độ khác nhau, giúp

Trang 10

người đọc hiểu sâu sắc hơn về “túi khôn của nhân loại” Điểm qua một vài công trình nghiên cứu trên đủ thấy TN có giá trị, vị trí, ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người

Cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề trong những câu TN có liên quan đến đề tài người viết đang tìm hiểu đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm Chẳng hạn:

Bài viết của Nguyễn Đức Dân trên Tạp chí Ngôn ngữ [57, tr 01 – 11]

(1987), trả lời thắc mắc của bạn đọc về một vài câu TN trái nghĩa với nhau Chẳng hạn như câu:

Thà ăn một nửa quả hồng, còn hơn ăn cả chùm sung chát lè Thà rằng ăn cả chùm sung, còn hơn ăn nửa quả hồng dở dang

Và Nguyễn Đức Dân đã lý giải nghĩa, cách hiểu, cũng như lý do có cách nói khác nhau như vậy trong TN Từ đó ông kết luận, hai câu TN không phải

là trái nghĩa, mà cùng trường nghĩa với nhau Chúng tôi nhận thấy, cách lý giải của ông phần nào thiên về hướng ngôn ngữ học, chưa xem xét vấn đề ở khía cạnh VHDG và văn hóa dân tộc

Chu Xuân Diên, trong Tục ngữ Việt Nam (1993), tác giả có đề cập đến

những mâu thuẫn trong nội dung của TN và trích một số dẫn chứng minh họa

cụ thể cho nhận định của mình, chẳng hạn:

(A) - Thương người như thể thương thân.(1)

- Thương người lại khó đến thân.(2)

(B) - Những người tính nết thật thà, đi đâu cũng được người ta tin dùng.(3)

- Thật thà là cha dại.(4)

(C) - Cây ngay không sợ chết đứng.(5)

- Người ngay mắc nạn, kẻ gian vui cười.(6)

Cũng theo tác giả, “tính không thuần nhất về tư tưởng của TN phản ánh tính không thuần nhất của các tầng lớp nhân dân thời xưa, mặt khác cũng còn

Trang 11

do sự nhận thức của tục ngữ là sự nhận thức kinh nghiệm chủ nghĩa” [9, tr

105] Nhưng đó mới chỉ là những nhận định được tác giả khơi gợi, nêu lên trong một vài câu TN, chứ chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu

Lê Công Tuấn cũng có những phát hiện thú vị “Về hiện tượng trái nghĩa

qua một số câu tục ngữ” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống [120, tr 34 –

35] (2005) Tác giả khám phá ra một số câu TN trái ngược nhau về ý nghĩa và nêu vấn đề về việc hiểu đúng nội dung một câu TN phụ thuộc vào cảnh huống, cũng như do quan niệm cá nhân mà câu TN được sử dụng sẽ mang nội dung, ý nghĩa khác Tuy nhiên, phát hiện của tác giả lại thiên về mặt ngữ dụng, chưa phát hiện tư duy đa chiều của dân tộc thông qua kho tàng tục ngữ

và cũng chưa đi sâu lý giải về hiện tượng trái nghĩa trong tục ngữ dân tộc Nguyễn Văn Nở cũng có sự quan tâm đến “Ý nghĩa của việc tìm hiểu

biểu trưng tục ngữ trong ngữ cảnh”, Tạp chí văn hóa dân gian [104, tr 48 –

56] (2006); hay “Vài nét về sự dị biệt giữa biểu trưng của văn bản tục ngữ và

biểu trưng tục ngữ trong ngữ cảnh”, Tạp chí Ngôn ngữ [105, tr 52 – 65]

(2008) Trong những bài viết trên, tác giả đã gợi ra những vấn đề về cách hiểu nội dung một câu TN, cũng như ý nghĩa của một câu TN sẽ thay đổi, thậm chí đối lập nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng Đó là những phát hiện quý báu, giúp chúng tôi phần nào thấy được những góc nhìn phong phú của người xưa trong TN Tuy vậy, cũng giống như Lê Công Tuấn, những phát hiện của tác giả tập trung ở ngữ nghĩa của TN trong từng ngữ cảnh cụ thể, chưa phát hiện dấu ấn mang bản sắc văn hóa dân tộc, cái nhìn khách quan và

đa dạng của người Việt thông qua TN

Từ gợi ý của Chu Xuân Diên, công trình Khảo luận về tục ngữ người Việt của Triều Nguyên (2006) là sự tiếp nối và bước đầu chỉ ra một cách cụ

thể những sự nhìn nhận, bình giá khác nhau của nhiều câu TN về cùng một vấn đề Bên cạnh việc đưa ra hướng tiếp cận và các tiêu chí phân loại những

Trang 12

câu TN ấy, tác giả cũng đồng thời bước đầu tiến hành lý giải nguyên nhân dẫn

đến hiện tượng nhìn nhận, bình giá khác nhau đó Cũng theo tác giả, “sự nhìn nhận này có thể được hình thành (xét ở quá trình sáng tạo), hay kết hợp (xét qua việc tìm hiểu, tiếp cận vấn đề) theo hai hướng: hoặc vấn đề được nhìn nhận từ góc độ khác nhau, được nối kết lại; hoặc vấn đề được nhìn nhận theo một quy tắc nhất định của tư duy” [31, tr 238] Mặc dù tác giả đã tiến hành

phân loại và lý giải, nhưng chưa tổ chức thành một hệ thống và sự thống kê, phân loại, cũng như những kiến giải còn mang tính khái quát, chưa đi sâu để thấy được tư tưởng phong phú, đa dạng của người Việt trong TN

Như vậy, điểm qua lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những hướng khai triển của các tác giả là những gợi ý và định hướng quý báu,

là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát những câu tục ngữ Việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề” Và đề

tài nghiên cứu cũng là sự tiếp nối trong việc tìm hiểu: ngữ nghĩa, cách vận dụng, tư duy đa chiều trong lối nói, lối nghĩ của nhân dân và dấu ấn, bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt thông qua một thể loại của VHDG

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi gọi những câu TN Việt có

cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề là tục ngữ đa chiều

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm một số mục đích sau:

- Nhận thức sâu hơn về TN, về sự biến hóa linh hoạt trong tư tưởng, sự phong phú, đa dạng trong lối sống, tư duy của dân tộc Thấy được cái hay, cái đẹp trong những quan niệm rộng rãi, bao dung của dân gian Trong quan niệm dân gian không có sự áp đặt, khuôn cứng, nhất nhất một bề, mà đó là sự cân bằng, mềm dẻo, linh hoạt trong lối nghĩ, lối nói của dân tộc, của thời đại Từ

đó nêu cao ý thức giữ gìn và quý trọng di sản TN - tinh hoa dân tộc

Trang 13

- TN không chỉ là những lời nói, mà lại là lời nói hay, nên có sức truyền tải rất lớn, được sử dụng nhiều nhất và có sức sống lâu bền trong đời sống của nhân dân Vì vậy, hướng nghiên cứu của đề tài giúp nâng cao khả năng vận dụng TN, thấy được quá trình sáng tạo không ngừng của dân tộc trong quá trình vận dụng TN Đồng thời bồi dưỡng, nâng cao tri thức, hiểu biết về VHDG nói chung, TN nói riêng để từ đó khám phá kiến thức về xã hội, văn học nghệ thuật,…

- Xem xét sự nhìn nhận đa chiều trước một vấn đề trong nội dung của

TN, tức quan tâm đến sự khác biệt về nội dung, ý nghĩa của các đơn vị TN khi cùng đề cập đến một vấn đề Sự nhấn mạnh này nhằm phân định với những câu TN thoạt nhìn có vẻ khác biệt, nhưng thực chất là sự miêu tả cùng nghĩa Cùng với đó sẽ thấy được sự khác biệt về không gian, thời gian và ngữ cảnh

sẽ đem đến những nội dung mới mẻ, phong phú, đa dạng về các nhận xét, bình giá khi cùng đứng trước một vấn đề của TN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khảo sát TN người Việt, chúng tôi dựa trên nguồn tư liệu từ các công trình:

Một: Tục ngữ Việt Nam của nhóm tác giả Chu Xuân Diên – Lương Văn

Đang – Phương Tri

Hai: Tổng tập văn học dân gian người Việt (2002), Tục ngữ, tập 1, 2,

Nguyễn Xuân Kính (chủ biên)

Ba: Kho tàng tục ngữ người Việt (2002), tập 1, 2, của nhóm tác giả

Nguyễn Xuân Kính – Nguyễn Thúy Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân

một số câu TN đa chiều chúng tôi thu thập từ các nguồn tài liệu khác

Các nguồn tài liệu trên đã bao hàm gần như toàn bộ số lượng TN của dân tộc Đồng thời các soạn giả đã trình bày các câu TN theo chủ đề và thứ tự bảng chữ cái, tạo điều kiện cho chúng tôi phân loại

Trang 14

Số lượng TN trong kho tàng TN người Việt vô cùng lớn, nhưng người viết chỉ thống kê, phân loại các câu TN có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, sắp xếp theo từng nội dung và đặt ở phần phụ lục góp phần bổ trợ trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu TN người Việt Bên cạnh đó, chúng tôi chỉ khảo sát những câu TN của người Việt, không có sự mở rộng, đối chiếu với TN của các dân tộc khác

Đi vào khảo sát, chúng tôi tiến hành phân loại, mô tả và lý giải những nguyên nhân dẫn đến cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề trong nội dung

TN người Việt Cụ thể: xét câu TN trên văn bản, trong ngữ cảnh cụ thể, ở thời gian, không gian nhất định, Từ quá trình khảo sát, chúng tôi đưa ra một số

đề xuất, giải pháp để phần nào giải quyết vấn đề

Trong toàn bộ luận văn, khi trích dẫn và phân tích các nhóm câu TN ở mỗi tiểu mục, người viết đánh thứ tự các nhóm theo bảng chữ cái: (A), (B), (C),…; đồng thời các câu trong nhóm được đánh số thứ tự: (1), (2), (3),… Việc đánh thứ tự các nhóm và câu TN được quy ước dựa theo mỗi tiểu mục, khi sang tiểu mục mới, người viết áp dụng cách ký hiệu tương tự như tiểu mục trước

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương

pháp, cụ thể là:

Phương pháp hệ thống: Với đề tài “Khảo sát các câu tục ngữ Việt có

cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề” đòi hỏi người viết phải hệ thống

nguồn TN có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề Vì vậy, phương pháp giúp người viết hệ thống số lượng câu TN, số lượng các vấn đề, đề tài, chủ đề xuất hiện cách nhìn đa chiều Phương pháp này còn được người viết vận dụng như một thao tác khi đặt những câu TN có cách nhìn đa chiều về một vấn đề trong quan hệ với thể loại TN và quan hệ với văn hóa dân tộc để vừa phân

Trang 15

loại, mô tả, vừa lý giải nguyên nhân và tác dụng của chúng trong kho tàng TN

và trong đời sống Đó là trọng tâm nghiên cứu của người viết Phương pháp này phần nào có liên quan với phương pháp phân tích, thống kê được trình bày ngay sau đây

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Với phương pháp này,

chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê số lượng các câu TN có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề; sắp xếp, phân loại theo từng nội dung biểu hiện, những dạng thức khác nhau Số lượng câu TN thống kê được người viết trình bày trong phần phụ lục, góp phần bổ trợ, làm minh chứng cụ thể cho đề tài Dựa trên kết quả thống kê, người viết mô tả, phân tích những trường hợp cụ thể ở từng dạng, từng vấn đề, nhằm làm sáng tỏ cho đề tài

Phương pháp đối chiếu, so sánh: Phương pháp này được vận dụng nhằm

phục vụ cho mục đích tìm ra những cách nhìn nhận khác nhau của TN khi đánh giá về một vấn đề; tìm ra những câu TN chứa nội dung nhiều chiều, đa diện ấy Đồng thời đối chiếu với đời sống tinh thần của con người Việt Nam

để thấy được giá trị của TN có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong luận văn, người viết kết hợp

sử dụng thành tựu của các ngành văn hóa học, xã hội học, dân tộc học, tâm lý học trong việc phân tích, tìm hiểu TN cũng như tìm hiểu, lý giải nguyên nhân dẫn đến những cách nhìn nhận đa chiều trong TN Từ đó phần nào thấu hiểu

tư tưởng của nhân dân gửi gắm trong TN

6 Đóng góp của đề tài

Từ khi ra đời đến khi được sưu tầm, biên soạn và xuất bản, TN trở thành mảnh đất màu mỡ cho mọi đối tượng tìm hiểu và vận dụng Có không ít những công trình nghiên cứu về TN nói chung và những câu TN trái nghĩa nói riêng, nhưng chưa có một công trình nào khảo sát, nghiên cứu sâu sắc, kỹ lưỡng những câu TN Việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề Trong

Trang 16

luận văn này, người viết mong muốn đem đến một cái nhìn toàn cảnh và khái quát về những câu TN có cách nhìn đa chiều Qua đó, khẳng định giá trị của chúng trong kho tàng TN dân tộc và trong đời sống Người viết cũng mong muốn góp chút công sức giới thiệu những câu TN này đến với đông đảo mọi người Có thể nói, những câu TN đó không chỉ sâu sắc, mà còn phản ánh tư tưởng khoáng đạt của nhân dân; gây hứng thú, khoái cảm thẩm mỹ về ngôn

từ, tạo sự đa dạng, linh hoạt trong vận dụng nhưng chưa được đông đảo mọi người biết đến

Cụ thể, với công trình nghiên cứu Khảo sát những câu tục ngữ Việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, chúng tôi có một số đóng góp như

sau:

- Có cái nhìn tương đối hệ thống, toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung cũng như làm phong phú thêm con đường khám phá TN người Việt Từ đó có

sự vận dụng chính xác, linh hoạt trong quá trình sử dụng TN

- Thấy được quá trình lưu truyền, sáng tạo TN, cũng như phát hiện

“những hy vọng”, “chờ mong”, “tâm lý” và quan niệm của dân gian thông qua kho tàng TN độc đáo và phong phú Đó là cái nhìn khách quan, thấu đáo, hợp tình hợp lý không chỉ của người xưa mà người nay cũng tránh được cái nhìn phiến diện, một chiều, chủ quan trước một vấn đề Đồng thời góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt, tinh thần lạc quan, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh của nhân dân

- Chúng tôi cũng mong muốn đóng góp một cái nhìn khách quan đối với

di sản TN dân tộc, tư tưởng dân gian Đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi con người, nhất là giới trẻ đang quay lưng lại với truyền thống văn hóa dân tộc, thì thiết nghĩ tìm hiểu về những cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề trong nội dung TN phần nào giúp thế hệ trẻ biết trân trọng những giá trị nhân văn tốt đẹp truyền thống

Trang 17

7 Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung chính, Kết luận và Tài liệu tham khảo Luận văn được triển khai trong ba chương:

- Chương 1: Khái quát về tục ngữ và hiện tượng tục ngữ có cách nhìn

đa chiều về cùng một vấn đề Trong chương này, chúng tôi trình bày khái

quát đặc điểm cũng như nội dung, hình thức của TN; đồng thời giới thiệu về hiện tượng TN đa chiều Những câu TN đa chiều trong TN Việt rất phổ biến,

nó cho thấy nội dung phản ánh của TN vô cùng thú vị, đòi hỏi phải có sự đầu

tư nghiên cứu thích hợp

- Chương 2: Những câu tục ngữ Việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề - Phân loại và mô tả Ở chương 2, chúng tôi giới thiệu nguồn

TN đa chiều và phân loại, mô tả những câu TN ấy, gồm: cách nhìn cùng chiều

và cách nhìn khác chiều Những câu tục ngữ có cách nhìn cùng chiều về vấn

đề bao gồm các câu có cách nhìn nhận giống nhau, cùng một hướng nhìn;

cùng một hiện tượng, nhưng có những đặc điểm khác nhau Những câu tục ngữ có cách nhìn khác chiều về vấn đề đó là những quan niệm đa dạng, khác

nhau về cùng một hiện tượng Cách nhìn đa chiều đem lại nhiều bài học và chúng bổ sung cho nhau để nhân dân có được sự nhìn nhận phù hợp với đối tượng trong mọi hoàn cảnh

- Chương 3: Những câu tục ngữ Việt có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề - nguyên nhân và tác dụng Với chương 3, chúng tôi lý giải

nguyên nhân và tác dụng của hiện tượng TN đa chiều Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng tôi dựa vào ba nguyên nhân chủ yếu là: đối tượng, quá trình sáng tạo; ngữ cảnh, mục đích sử dụng và không gian, thời gian trong quá trình tồn tại và phát triển của TN Những câu TN đa chiều có tác dụng không nhỏ trong đời sống nhân dân và góp phần củng cố vị trí của TN trong kho tàng VHDG

Trang 18

Đồng thời, còn có phần Phụ lục, tập hợp những câu TN có cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề làm minh chứng cho đề tài Phụ lục gồm hai bảng biểu, tập hợp các câu TN đa chiều được phân theo nhóm vấn đề Một nhóm tối thiểu có hai câu TN, nhiều trường hợp nhóm có nhiều câu TN Tất cả những câu TN ấy phản ánh quan niệm, tư duy đa diện, khách quan, logic của người Việt

Trang 19

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ VÀ HIỆN TƯỢNG TỤC NGỮ CÓ CÁCH NHÌN ĐA CHIỀU VỀ CÙNG MỘT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu chung về thể loại tục ngữ

1.1.1 Khái niệm tục ngữ

Trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, người ta đã bàn về TN ở cả bình diện

lý luận lẫn ứng dụng, nhưng cho đến nay, câu hỏi “Tục ngữ là gì?” vẫn chưa được trả lời bằng một định nghĩa thỏa đáng Thậm chí có người cho rằng:

ngay một số nhà tục ngữ học vào loại đầu đàn cũng phải thừa nhận là không một định nghĩa nào có thể cho phép xác định như thế nào là một câu tục ngữ”

[37, tr 88] Vì vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về cùng một trường hợp cụ thể, người thì cho rằng “Đây là một câu tục ngữ”, người khác lại cho rằng “Đây không phải là tục ngữ” Và các nhà nghiên cứu vẫn phải cố gắng đưa ra một định nghĩa này hay khác cho cái gọi là TN, theo mục đích và tiêu chí nhất định Chẳng hạn, những định nghĩa của các nhà nghiên cứu: Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, Vũ Ngọc Phan với Tục ngữ, ca dao, dân

ca Việt Nam, Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt,

Hồ Lê với Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, hay Nguyễn Thiện Giáp với

Từ vựng học tiếng Việt,… tiêu biểu là các định nghĩa:

Bùi Mạnh Nhị trong bài Tục ngữ cho rằng: “Tục ngữ (tục: thói quen có lâu đời, được mọi người công nhận; ngữ: lời nói) là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hằng ngày Đây là một thể loại văn học dân gian”[29, tr 242]

Đỗ Bình Trị trong bài viết Những đặc điểm thi pháp của tục ngữ nhận định: “Tục ngữ là những câu nói gọn chắc, xuôi tai, diễn đạt những kinh

Trang 20

nghiệm lâu đời của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội; nó thường được nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng và trong những hoạt động thực tiễn của mình như làm ăn, giao tiếp, ứng xử…”[42, tr 372 – 379]

Chu Xuân Diên trong Từ điển văn học định nghĩa TN “là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hàng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liên tưởng loại suy” [21,

tr 437]

Nguyễn Thái Hòa trong Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp quan niệm TN là một loại phát ngôn đặc biệt: “Tục ngữ là những phát ngôn hình thành trong lời thoại hàng ngày Đó là những đơn vị lời nói nhưng tồn tại trong ký ức cộng đồng như là một đơn vị ngôn ngữ”, TN là “những phát ngôn

có sẵn”, “những phát ngôn đặc biệt […] và xem xét chúng theo cách nhìn biện chứng giữa các phương diện: thể chất, cấu trúc và chức năng” [22, tr

48]

Nguyễn Đức Dân trong “Đạo lý trong tục ngữ” định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội” [5, tr 358]

Nhìn chung các nhà nghiên cứu đã cố gắng để đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh và bao quát nhất về TN, từ nội dung cho đến hình thức thể hiện của thể loại VHDG đặc biệt này Mỗi định nghĩa đều đạt được những giá trị

nhất định, tuy nhiên, theo chúng tôi, định nghĩa của tác giả bài “Đạo lý trong tục ngữ” là phù hợp hơn cả Tác giả không đứng ở một hướng, một ngành, mà

đã có sự khái quát bằng con mắt của một nhà ngôn ngữ học, tác giả nhìn nhận

về một thể loại của VHDG để đưa ra định nghĩa về TN Đó là một định nghĩa

Trang 21

ngắn gọn, súc tích, bao quát được cả nội dung, hình thức, cấu trúc, chức năng của thể loại TN trong kho tàng VHDG

1.1.2 Nội dung và hình thức diễn đạt của tục ngữ

Được hình thành trong cuộc sống hàng ngày nên bản chất TN đòi hỏi sự sáng rõ, logic, cô đọng, hàm súc, mang ý nghĩa khái quát cao, đó cũng chính

là điểm thống nhất chung của các nhà nghiên cứu khi nhận định về TN

Chẳng hạn, khi nghiên cứu “Nội dung của tục ngữ” trong “Tục ngữ và câu đố” Hoàng Tiến Tựu đã khẳng định: “Nói đến nội dung của tục ngữ Việt tức

là nói đến toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của nhân dân ta trong trường

kì lịch sử của dân tộc đã được “cô” lại trong hàng ngàn, thậm chí hàng vạn câu khác nhau” [47 , tr 114] Đồng thời, tác giả cũng khẳng định: “không một thể loại văn học dân gian nào mà phạm vi đề tài lại rộng lớn như tục ngữ: Hầu như tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người (tinh thần, vật chất, đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội, sự sống chết, việc hôn nhân, cưới hỏi nuôi dạy con cái, quan hệ gia đình, họ hàng làng xóm, bè bạn,…) đều là đối tượng phản ánh, nhận xét của tục ngữ” [47, tr 114] Điều này được cụ thể

hóa trong các công trình sưu tầm, biên soạn TN, tiêu biểu là: “Tục ngữ Việt Nam” [9] và “ Tổng tập văn học dân gian người Việt” [24]

Qua các công trình sưu tầm, biên soạn TN, chúng ta thấy, không một lĩnh vực, phương diện nào trong cuộc sống lại không được TN quan tâm Điều này cho thấy sự mở rộng đến vô tận trong nội dung của TN, hoàn toàn

khác với các thể loại VHDG khác “Có thể nói, ở đâu, lĩnh vực nào nhân dân

có kinh nghiệm, ở đó, lĩnh vực đó có tục ngữ” [28, tr 242] Nói cách khác,

Chỉ riêng tục ngữ mới bao quát một phạm vi kinh nghiệm rộng rãi bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên […], xã hội […], và con người […] Tục ngữ là thứ “trí khôn” dân gian có phạm vi đề tài toàn diện nhất trong các thể loại văn học dân gian” [36, tr 89] Cụ thể các đề tài: đất nước, lịch sử; quan

Trang 22

hệ gia đình, xã hội; các hiện tượng tự nhiên, thởi tiết; lao động, nghề nghiệp; đời sống vật chất và tinh thần; các quan niệm đa dạng về nhân sinh, vũ trụ Nội dung của một câu TN thường khá rộng và phức tạp, gồm cả nội dung trực tiếp, nội dung gián tiếp, nội dung hẹp và nội dung mở rộng Điều này làm nên tính nhiều nghĩa, tính đa chiều trong phát ngôn của TN Nội dung ngữ nghĩa của TN không chỉ nằm trên bề mặt hình thức câu chữ, mà còn ẩn sau lớp vỏ bọc ngôn từ và hoàn cảnh, mục đích sử dụng Nó không chỉ phản ánh kinh nghiệm được đúc kết từ các giác quan bên ngoài, mà còn được nhìn nhận, suy ngẫm từ các giác quan bên trong tinh tế của con người như M.Gorki

nhận xét: “Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân dân” và “nội dung của một câu tục ngữ có thể

mở tung để viết ra thành một cuốn sách” [17, tr 270 – 275] Ví dụ câu TN:

tức nước vỡ bờ” có nhiều cách lý giải:

Về hàm ngôn: - Bờ đắp lên để chắn nước, giữ nước

- Nước nhiều quá, ứ đầy làm vỡ bờ

- Bờ bị vỡ thì không con giữ được nước

Về hàm ý: khi vận dụng vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, câu TN có thể

có nhiều loại hàm ý khác nhau: hàm ý khuyên răn (không nên dồn ép người quá đáng sẽ nảy sinh phản kháng); cảm thán; xác nhận (hậu quả của việc đày

ải, bóc lột quá mức);…

TN chứa đựng một khối lượng nội dung vô cùng to lớn, bao quát mọi lĩnh vực, mọi phương diện của cuộc sống, thế nhưng nội dung rộng lớn ấy lại được biểu đạt, thể hiện trong một hình thức nhỏ nhất, đơn giản nhất, hết sức

cô đọng, hàm súc, là những “câu nói ổn định về cấu trúc” [4, tr 358], “Mỗi đơn vị tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp mà nội dung chứa đựng một ý (tức một phán đoán) trọn vẹn, thực hiện chức năng thông báo (tức

Trang 23

một bài học kinh nghiệm)” [17, tr 91] Chẳng hạn câu TN: “trâu chậm uống nước đục” có thể ứng với các hoàn cảnh thực tế:

- Đi ăn cỗ (liên hoan) muộn, mọi thứ đều thiu nguội,…

- Đi buôn đến sau có thể hỏng việc

- Lấy vợ muộn thì khó chọn được người mình yêu thích

Và vô số trường hợp cụ thể nhưng được khái quát lại là: việc gì mà

để muộn đều mang lại kết quả không tốt

Mỗi đơn vị TN được thể hiện dưới hình thức cực nhỏ, nhưng không vì vậy mà TN bị xem nhẹ hơn so với các thể loại VHDG khác, hay lệ thuộc vào bất cứ thể loại VHDG nào Ngược lại, mỗi đơn vị TN dù có hình thức “gọn nhẹ” nhưng vẫn là những “tác phẩm nghệ thuật” thực sự TN là những câu nói đạt trình độ nghệ thuật rất cao, tuân thủ những nguyên tắc “thi pháp” nhất định trong cơ cấu tổ chức; đó là tính chất “hỗn đồng” của thể loại TN

Cũng theo Hoàng Tiến Tựu: “Đơn vị “tác phẩm” của thể loại tục ngữ, theo thói quen thường được gọi là “câu” vì nó ngắn” Xét về số lượng từ ngữ

được dùng trong mỗi đơn vị tác phẩm, thì không thể loại VHDG nào dùng ít

từ và kiệm lời hơn TN Tuy nhiên, cũng có một số câu TN được mở rộng, kéo dài đến 14, 18, 20,… tiếng Nhưng số câu TN nhiều lời như vậy rất ít, đại bộ phận TN của người Việt chỉ dài từ bốn đến tám tiếng (âm tiết) và nó tồn tại như là lời nói Ví dụ:

- Lời nói gói bạc

- Một lời nói, một đọi máu

- Lời nói không cánh mà bay

- Nói lời thì giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay

Câu TN không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ, không một tiếng nào thừa Mỗi tiếng, mỗi từ đều cần thiết và đều đứng ở vị trí tối ưu đến mức chỉ một sự chuyển dịch nhỏ cũng đủ phá vỡ toàn bộ câu TN Từ ngữ chắt lọc trong một

Trang 24

hình thức hết sức ngắn gọn Có thể ví mỗi câu TN như một công trình kiến trúc mà từng chi tiết đều được tính toán chính xác đến cao độ

Song hành với hình thức ngắn gọn, chặt chẽ, vần và nhịp cũng là đặc điểm nổi bật trong cấu trúc TN Hầu hết các câu TN đều có vần và vần bắc cầu giữa hai hay nhiều vế của câu TN Từ cách hiệp vần đã tạo nên nhịp, kể

cả những câu không bắt vần với nhau, như:

- Có mới, nới cũ

- Chẳng ngon cũng thể sốt, chẳng tốt cũng thể mới

- Mới yêu thì cũ cũng yêu; Mới có mĩ miều cũ có công lênh

Vần và nhịp gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất

trong hình thức của TN, tạo nên kết cấu trọn vẹn, chặt chẽ, gọn chắc: “Kết cấu tục ngữ, cân đối, chặt chẽ, dựa trên lập luận logích và tương quan giữa các hiện tượng Nó vừa mang chức năng cú pháp, vừa mang chức năng ngữ nghĩa Hai hình thức kết cấu cơ bản của tục ngữ là kết cấu một vế và kết cấu hai vế” [29, tr 247] Từ ngữ chắc gọn trong một cấu trúc cực ngắn vừa làm

cho TN “lời ít, ý nhiều”, giúp TN dễ nhớ, dễ truyền

Cấu trúc tỉnh lược là một trong những hình thức phổ biến của TN:

- Làm lớn thì làm láo

- Làm việc phi pháp sự ác đến ngay

Nhờ hình thức nén chặt ấy mà các thành tố tạo nên chúng có khả năng có nghĩa biểu trưng cao và đều tham gia vào việc tạo nên một biểu trưng, biểu hiện một nội dung khái quát cho toàn bộ cấu trúc

Như vậy, giữa hình thức và nội dung của TN là một mối liên hệ đặc biệt, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn Hình thức TN là lời nói rút gọn, tiết kiệm đến

mức tối đa, nhưng lại hàm chứa nội dung sâu sắc, “lời ít ý nhiều”, thậm chí có

sự đối lập giữa hình thức thể hiện với nội dung của câu TN: “Trong tục ngữ Việt cũng như trong tục ngữ của nhiều dân tộc khác, thường những câu nhiều

Trang 25

lời lại ít ý, lời càng dài ra thì nghĩa càng thu hẹp lại (vì tính xác định cao hơn)” [47, tr 118] Sự tương phản gay gắt giữa hình thức nhỏ và nội dung lớn

là điều có thực, đồng thời là một đặc điểm quan trọng của TN, làm nên sức sống cũng như sự lôi cuốn và tính ứng dụng trong thực tiễn của loại hình VHDG đặc biệt này

1.1.3 Sự vận dụng tục ngữ

Tục ngữ là giao điểm thú vị của tư duy trừu tượng và tư duy nghệ thuật; vừa là những phán đoán làm cơ sở cho lập luận lại vừa là “bài thơ ngắn nhất”; vừa là phát ngôn phong phú về nội dung lại vừa là văn bản nhỏ nhất”

[22, tr 220] Thật vậy, TN có quan hệ mật thiết với hầu hết các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân TN không chỉ đúc kết những kinh nghiệm, những điều quan sát được trong quá trình lao động, những nhận xét

về mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng,… mà TN còn là công cụ nhân dân lao động dùng để phát biểu những nhận thức của mình về các hiện tượng lịch sử xã hội

Không chỉ được vận dụng trong nói năng, giao tiếp hàng ngày, trong văn thơ, mà TN còn được vận dụng để tìm hiểu phong tục tập quán, tâm lý dân

tộc: “Tục ngữ được nhân dân vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống Nó giúp nhân dân có được kinh nghiệm để nhìn nhận, bình giá, ứng xử, thực hành các kinh nghiệm vào cuộc sống Trong ngôn ngữ, tục ngữ làm đẹp, làm sâu sắc thêm lời nói, khiến lời nói “Không cánh mà bay” và giúp người ta diễn đạt cả những điều khó diễn đạt hoặc không tiện nói ra trực tiếp” [29, tr

117] Quả thật không một thể loại VHDG nào được sử dụng thường xuyên, rộng rãi, đa dạng và bám sát thực tại như TN Cái nhìn của TN len lách vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống và tâm lý con người không chỉ một thời đại, một hoàn cảnh mà TN có thể bước từ thời đại này sang thời đại khác, từ châu lục này sang châu lục khác và luôn luôn mới

Trang 26

TN đọng lại như những kết tinh sáng chói, ví như những viên ngọc quý trong đại dương mênh mông, xô bồ của cuộc sống, những câu TN ngắn, gọn,

có sẵn ấy sẽ thay thế một cách có kết quả những lời thuyết lý dài dòng và dễ

quên Hơn nữa, hình thức biểu hiện của TN dưới dạng những “câu nói”, “gọn

nhẹ” chính là điều kiện thuận lợi khiến TN dễ vận dụng vào sinh hoạt đời thường cũng như các hoạt động văn học nghệ thuật và các lĩnh vực khác Nhưng vận dụng như thế nào cho hay, đạt hiệu quả, nhất là khi trong TN tồn tại rất nhiều cách nói khác nhau, đa dạng, thậm chí mâu thuẫn, đối lập nhau là điều không không đơn giản

Chỉ TN mới có được môi trường thực hành rộng lớn, bao trùm mọi mặt của đời sống Theo thống kê, phân loại của Nguyễn Thái Hòa, Triều Nguyên

và Nguyễn văn Nở, sự vận dụng TN vô cùng đa dạng, được biểu hiện ở ba lĩnh vực cụ thể:

TN trong đời sống hàng ngày: Trong cuộc sống, TN được nhân dân sử

dụng như một “lẽ thường” làm cơ sở cho lập luận thêm vững chắc, thuyết

phục Sử dụng TN trở thành một hành vi ứng xử của nhân dân ta Mỗi khi đứng trước một biến cố cần giải quyết tức khắc, cần có một thái độ ứng xử đúng và kịp thời, chúng ta lại cầu viện đến vốn “trí khôn” được tích lũy trong

TN Chẳng hạn: khi nói về quan hệ hàng xóm láng giềng, người ta thường

nói: “chẳng gì bằng “nhất cận thân, nhì cận lân” hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, quý lắm!”; nhưng cũng không thiếu trường hợp “tuy là hàng xóm láng

giềng nhưng “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” đừng có bao đồng”

TN trong văn chương: TN không chỉ được vận dụng rộng rãi trong lời

ăn tiếng nói, giao tiếp hàng ngày, mà còn là nguồn tư liệu phong phú cho sáng tạo văn chương nghệ thuật Theo khảo sát của Triều Nguyên, số lượng tác giả, tác phẩm vận dụng TN một cách nhuần nhuyễn, thành thạo và đạt trình độ nghệ thuật rất lớn Các tác giả không chỉ vận dụng một vài câu TN mà một tác

Trang 27

phẩm vận dụng nhiều câu TN, và TN được vận dụng trong mọi thể loại sáng tác như thơ (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu…) phú, câu đối và cả văn xuôi (Lê Thánh Tông, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến,…), thậm chí Phan Châu Trinh và Tản Đà còn dùng TN để

đặt nhan đề, đồng thời là chủ đề cho một số bài thơ như “Chưa đỗ ông nghè

đã đe hàng tổng”, “Đồng tiền liền với ruột”, “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”,… của Phan Châu Trinh; “Có mới nới cũ” của Tản Đà Đặc biệt, khảo sát của

Nguyễn Thái Hòa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và văn chính luận của

Hồ Chí Minh, cho thấy TN được sử dụng đa dạng, sinh động và rất linh hoạt

Cụ thể trong Truyện Kiều, tác giả thống kê được 26 trường hợp sử dụng TN như:

- Sợ khi ong bướm đãi đằng, Đến điều sống đục sao bằng thác trong

(Câu TN: Thác trong hơn sống đục) [22, tr 233]

- Cho hay muôn sự tại trời, Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta

(Câu TN: Phụ người thì người phụ) [22, tr 235]

Hay trong văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chức năng lập luận của TN được phát huy cao độ, đạt đến trình độ điêu luyện, gần gũi với lời ăn

tiếng nói của quần chúng nhân dân Chẳng hạn: “Việt Nam ta có câu tục ngữ

“Có thực mới vực được đạo”, Trung Quốc cũng có câu tục ngữ “Dân dĩ thực

vi tiên”” [22, tr 240], hay “ Người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn chứ không chịu thua khó khăn “Không có việc gì khó, có chí

ắt làm nên” Câu nói đó rất đúng” [22, tr 242]

TN trên báo chí: Các nhà báo thường sử dụng TN làm tít báo (tiêu đề),

như: Quanh kỳ tuyển sinh ĐH – CĐ 2008: “Đục nước béo cò mồi” (Giáo dục

và thời đại), 06/07/2008; Người sống về gạo (Sức khỏe và đời sống,

Trang 28

22/05/2009); Cha già con có cọc? (Sức khỏe và đời sống), 06/08/2010;… TN

được sử dụng trong nội dung bài báo lại càng phát huy hiệu quả: làm lời nói bóng bẩy, nội dung bài báo mở ra sức gợi lớn, giàu hình ảnh và tăng tính biểu

cảm Như bài viết cho báo Sự Thật (Liên Xô cũ) của Bác: “Việt Nam có câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại những bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ

mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách mạng Tháng Mười” [22, tr

241]

Có thể khẳng định, TN nảy sinh từ thực tế đời sống và nó quay trở lại phục vụ cho chính mảnh đất đã ươm mầm nên nó, và nó lại được tái sinh, được sáng tạo không ngừng Chính môi trường phát sinh, tồn tại, ứng dụng rộng rãi của TN là nguồn sống cho kho tàng TN được phong phú, đa dạng như ngày nay

1.1.4 Giới thiệu kho tàng tục ngữ người Việt

Nếu “Một từ là một bình minh…” thì ta có thể tìm ra biết bao nhiêu

“bình minh” về tư duy, trí tuệ và ngôn ngữ trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, những sáng tác văn học của dân gian thời trước” [27, tr 255] Quả đúng như lời Hoàng Trinh đã nói, kho tàng TN Việt Nam đã mở ra biết bao “bình minh”

của dân tộc Việt Từ những hiểu biết sơ khai về thế giới, cho đến những kinh nghiệm được tích lũy từ thực tiễn lao động sản xuất, từ các hiện tượng lịch sử

- xã hội, hay những đặc điểm sinh hoạt cũng như tư tưởng, tư duy trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đều được thâu tóm trong kho tàng

TN Nói cách khác, thông qua vốn TN dân tộc, chúng ta sẽ hình dung được một cách tổng quát về xã hội và con người thời xưa, từ các lĩnh vực đời sống lao động, đời sống vật chất, đời sống xã hội đến lĩnh vực đời sống tinh thần, giúp ta am hiểu về cội nguồn dân tộc, đồng thời định hướng phát triển xã hội

và văn hóa hiện nay

Trang 29

Chủ thể sáng tạo nên TN người Việt: Theo sự tổng kết của Nguyễn

Xuân Kính: “Sự hình thành của tục ngữ Việt Nam có thể quy vào ba nguồn chính sau đây:

1 Những câu tục ngữ hình thành trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân

2 Những câu tục ngữ rút ra hoặc tách từ các sáng tác văn học dân gian khác

3 Những câu tục ngữ hình thành do con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp rút ra từ các tác phẩm văn học viết

Trong ba nguồn hình thành trên, nguồn chủ yếu là đời sống nhân dân ” [24,

tr 60]

Như vậy, có thể nói tác giả của kho tàng TN không ai khác chính là nhân dân Nhân dân sáng tạo ra TN nhằm phản ánh những kinh nghiệm, quan niệm, nếp nghĩ, tư duy của nhân dân về các hiện tượng lịch sử xã hội, đạo đức, tôn giáo,… TN người Việt được tạo ra vừa để đúc rút kinh nghiệm vừa lưu truyền

để vận dụng vào thực tiễn Chính chức năng, mục đích của TN đã quy định cấu trúc và nội dung thể hiện của đơn vị TN

Đặc điểm TN người Việt: Câu TN người Việt cũng có cấu trúc gọn chắc,

bền vững, giàu nhạc tính và cấu tạo theo luật cân đối Mỗi đơn vị TN là một

câu hoàn chỉnh, “câu nói” hiệp vần với nhau, thông báo một nhận định, một

phán đoán trọn vẹn, mang tính khái quát cao Trong TN người Việt, vần, nhịp

và kiến trúc sóng đôi vừa tạo nhạc điệu, vừa tạo sự ổn định trong cấu tạo của câu TN, có chức năng thi pháp, chức năng liên kết cú pháp và chức năng biểu nghĩa Đồng thời, trong từng quan hệ ngữ pháp và ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, câu TN người Việt chỉ phản ánh một nghĩa nhưng một đơn vị TN có thể có nhiều nét nghĩa, như: nghĩa đen (nghĩa gốc), nghĩa bóng (nghĩa ẩn dụ) Và trong sự vận dụng, mỗi hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, phát ngôn TN lại được

Trang 30

hiểu với nhiều loại hàm ý khác nhau (nghĩa phát sinh) Bên cạnh đó, trải qua quá trình lưu truyền, nội dung ngữ nghĩa của TN Việt cũng có sự biến đổi, nét nghĩa gốc dần dần mờ nhạt, nhân dân thường sử dụng nghĩa bóng (nghĩa phát sinh), nghĩa khái quát như là những lời nói có sẵn vận dụng vào thực tiễn Như vậy, từ nhận định về bản chất của một hiện tượng nhất định mà mở rộng nội dung phản ánh của câu TN nói về bản chất của nhiều hiện tượng khác nữa Đó là quá trình sáng tạo nghĩa liên tục trên cơ sở sự hình thành nghĩa ban đầu, nghĩa gốc của một câu TN Điều này làm tăng tính đa dạng trong nội dung ngữ nghĩa của TN Việt, khiến TN người Việt có những câu nêu lên cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau khi cùng đứng trước một vấn đề

Về số lượng và sự tồn tại của TN người Việt : TN Việt là kết quả của sự

tri nhận về thế giới nên số lượng TN được sưu tầm, biên soạn rất lớn Các

soạn giả trong Tổng tập văn học dân gian người Việt thống kê được 16098

câu TN người Việt Tuy nhiên, đó chưa phải là con số chính xác, đầy đủ về

TN dân tộc Việt TN đã vươn dài cánh tay của mình đến tất cả các lĩnh vực, từ thế giới tự nhiên đến đời sống xã hội và các quan niệm về nhân sinh vũ trụ, ở đâu TN cũng chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình Chính vì thế, TN tồn tại sâu rộng trong nhân dân, được sử dụng với tần suất cao Mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi, trình độ, giới tính, tín ngưỡng,… cũng như khoảng cách thời gian, không gian, hay có ý thức và vô thức, đều vận dụng thành thạo TN

TN được vận dụng trực tiếp như là đơn vị có sẵn trong lời nói và đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp

Như vậy, với tư cách là thể loại VHDG, đồng thời là phương tiện ngôn ngữ, TN Việt là tấm gương phản ánh kết quả tư duy in đậm dấu ấn nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, mang nét riêng so với các dân tộc khác TN Việt còn chứa đựng những tư tưởng đa dạng của nhân dân thế giới và các quan hệ của con người trong thế giới ấy Do đó, TN Việt là nguồn lưu trữ phong phú,

Trang 31

vô tận và quý báu trong nhiều khoa nghiên cứu như: dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học hóa học, văn học,…

1.2 Vài nét về hiện tượng tục ngữ có cách nhìn đa chiều đối với một vấn đề 1.2.1 Thế nào là “cách nhìn đa chiều” trong tục ngữ?

Cuộc sống luôn luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề: đúng – sai, trắng – đen, tốt – xấu,… thậm chí trước cùng một sự việc, hiện tượng, mỗi người lại

có thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá,… khác nhau, đó là quy luật muôn thuở,

tự nhiên của cuộc sống Quả vậy, cách nhìn nhận của con người về một vấn

đề nào đó phải được xét trên nhiều mặt, như vậy con người mới có được cái nhìn khách quan, mới phản ánh đúng bản chất của sự vật, sự việc, hiện tượng

ấy Sự phong phú, đa dạng trong cách suy nghĩ của người xưa được lưu giữ trong kho tàng VHDG, trong truyền thống văn hóa ứng xử, mà phong phú và

sâu sắc nhất là kho tàng TN Việt Nam Có thể nói “cách nhìn đa chiều” chính

là những ý kiến, nhận định, quan niệm đa dạng, khác nhau của tư duy khách quan mang tính duy vật của dân tộc Việt

Vậy, “cách nhìn đa chiều” là cách nhìn như thế nào? Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê, “đa” có nghĩa là “nhiều, có nhiều” ; “chiều” là

hướng đi trên một con đường, là hướng diễn biến” Như vậy, “đa chiều” là

nhiều chiều, nhiều hướng đi trên một con đường, nhiều hướng diễn biến khác nhau” Tập hợp cách giải thích từng đơn vị tiếng và sự kết hợp từ, chúng

tôi hiểu “cách nhìn đa chiều” là “có nhiều phương pháp, cách thức xem xét, đánh giá nhìn nhận vấn đề cho khách quan, có nhiều hướng diễn biến, nhiều hướng nhận thức vấn đề một cách thấu đáo” Đồng thời, cách nhìn cũng phải

thay đổi dưới nhiều góc độ, nhiều điểm, hướng nhìn và có những thái độ khác nhau để phân tích đúng đắn, nhìn ra sự thật, nhìn rõ trắng đen, thừa nhận về thực tế, nhận thức được thế giới Chẳng hạn như, cùng là kinh nghiệm được

Trang 32

đúc kết trong quá trình lao động sản xuất, nhưng lại có nhứng ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều với nhau, như:

(A) - Chiêm bớt ra, mùa tra vào (1)

- Gié thừa cấy nỏ, chiêm thừa bỏ đi (2)

- Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con (3)

- Chiêm thừa cấy nỏ, rẽ thừa bỏ đi (4)

- Thừa mạ thì bán, chớ có cấy rậm (ráng) ăn rơm (5)

Đề cập đến kinh nghiệm cấy lúa của nhà nông, (1) và (2) cho rằng “cấy chiêm nên ít cây mạ, cấy mùa nên khóm to, nhiều mạ”; còn (3) và (4) thì trái lại, cho rằng “chiêm có thể cấy to khóm, mùa nên cấy nhỏ, thừa mạ thì bỏ”

Với (5) lại là sự tổng hợp chung trong kinh nghiệm cấy lúa, dù cấy lúa chiêm hay lúa mùa, thì đều nên cấy ít cây mạ; nếu cấy khóm to, nhiều mạ thì mùa màng kém, thu hoạch kém

Hay trong quan niệm về nhân sinh, về con người,… cũng có nhiều ý kiến

vô cùng phong phú:

(B) - Khôn nhờ, dại chịu (Khôn cậy, khéo nhờ) (6)

- Đứa dại cởi truồng, đứa khôn xấu hổ (7)

- Khôn làm cột cái, dại làm cột con (8)

- Khôn thế gian làm quan địa ngục, dại thế gian làm quan thiên đường (9)

Các câu trên đề cập đến chuyện dại khôn với những cách nhìn nhận khác nhau Ở câu TN (6), người nào khôn thì nhờ sự khôn ngoan của mình mà được lợi lộc, vinh hiển; ai dại thì vì sự ngu dại của mình mà nhận chịu những bất lợi, thiệt thòi – dại khôn là đặc điểm cá nhân, thuộc về ai người ấy nhờ/chịu Với (7): kẻ dại làm điều sai quấy (mà không nhận ra, không ý thức được), khiến cho người khôn (nhận ra việc làm sai bậy kia) cảm thấy xấu hổ – dại khôn có tác động, ảnh hưởng đến người khác Trong câu TN (8), người

Trang 33

dại và người khôn đều có sự cống hiến phù hợp, đều là người hữu ích, người khôn thì làm nên việc lớn, kẻ dại cũng làm được việc nhỏ Còn trong câu TN (9) lại là sự thiên vị giữa người khôn với kẻ dại, khôn thì không bằng dại – bênh vực cái dại

Cùng một vấn đề, nhưng người xưa có cách nhìn nhận, đánh giá vô cùng phong phú, điều này phản ánh tư duy đa diện, đa chiều của dân tộc Trong

phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi phân chia “cách nhìn đa chiều”

thành hai dạng: cùng chiều và khác chiều Đồng thời, có rất nhiều nguyên

nhân dẫn đến “cách nhìn đa chiều” trong TN, chẳng hạn: do thời gian, không

gian, do quan niệm, phong tục mỗi vùng miền, do tâm lý, do hoàn cảnh, mục đích sử dụng, do quá trình dân gian hóa và biến thể,… Như vậy, vấn đề cách nhìn đa chiều trong TN là một hiện tượng vừa phản ánh trình độ nhận thức, tư duy, vừa thể hiện quan niệm đa dạng, phong phú thuộc bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt

1.2.2 “Cách n hìn đa chiều” là hiện tượng phổ biến trong tục ngữ

Trong quá trình tìm hiểu đề tài, chúng tôi phát hiện trong kho tàng TN người Việt tồn tại rất nhiều cách nói khác nhau Những cách nói nhiều chiều

ấy vừa bổ sung cho nhau làm rõ vấn đề, vừa đối kháng với nhau,… tạo nên cái nhìn đa dạng và khách quan trước bất kỳ một vấn đề nào được TN đề cập đến Hơn nữa, vấn đề “cách nhìn đa chiều” không chỉ là hiện tượng phổ biến

trong kho tàng TN người Việt, mà trong kho tàng TN nhiều quốc gia cũng tồn

tại không ít hiện tượng này như TN Việt Chẳng hạn, trong bài viết “Về hiện tượng trái nghĩa qua một số câu tục ngữ”, Lê Công Tuấn đã sưu tầm một số

câu TN Anh có ý nghĩa trái ngược nhau Tác giả đã nêu lên những câu TN điển hình nhất, cụ thể:

(A) - Làm hay hơn là nói (Actions speak louder than words).(1)

Trang 34

- Ngòi bút sắc hơn thanh gươm (The pen is mightier than the sword).(2)

(B) - Kiến thức là sức mạnh (Knowledge is power) (3)

- Không biết là hạnh phúc (Ignorance is bliss) (4)

(C) - Người im lặng là người khôn (A silent man is a wise one) (5)

- Người không nói là người đần (A man without word is a man without thoughts) (6)

Ở câu TN (1), đề cao hành động, việc làm hơn lời nói; còn ở câu TN (2) lại đề cập đến sức mạnh của ngòi bút, lời nói trong cuộc sống, nó “sắc hơn” việc làm, sự việc cụ thể “thanh gươm” Còn ở (3) và (4) là hai quan niệm, ý kiến hoàn toàn trái ngược Với (3) không có gì có thể vượt qua sức mạnh của kiến thức, có được kiến thức, con người có thể làm chủ mọi tình huống, sự việc, biến mọi thứ, mọi hoàn cảnh phục vụ cho mình; kiến thức là chìa khóa vạn năng, là sức mạnh tuyệt đối Còn (4) lại cho rằng con người chỉ hạnh phúc và thật sự được hạnh phúc khi không biết gì cả, biết nhiều, thì sự khổ đau càng gia tăng, giữa hạnh phúc và kiến thức là hai phạm trù tỉ lệ nghịch với nhau Và cặp TN (5), (6) lại nêu lên khái niệm dại – khôn thông qua lời nói: (5) cho rằng người không nói “im lặng”, biết giữ lời, kín đáo là người khôn ngoan; với (6) thì ngược lại “không nói”, người “im lặng” lại là người đần độn, ngu ngốc Cùng bàn về một vấn đề, nhưng người Anh cũng có những quan niệm khác nhau, trái ngược với nhau vô cùng phong phú

Trong TN Pháp chúng tôi cũng thấy xuất hiện những câu TN có ý nghĩa khác nhau và trái chiều khi cùng đề cập đến một vấn đề, như:

(D) - Lúc nào cũng nên nói những điều tốt đẹp (Beau parler n’écorche point la langue) (7)

(E) - Sự thật mất lòng (II n’y a que la vérité qui blesse) (8)

Trang 35

- Không phải sự thật nào cũng nên nói ra đâu (Toute vérité n’est pá bonne à dire) (9)

(F)- Sự thật toát ra từ miệng trẻ em (La vérité sort de la bouche dé en gants) (10)

- Sự thật nằm ở dưới đáy giếng (La vérité ét au font d’un puits) (11) (G)- Xa mắt, xa tim (Loin dé yeux, loin du coeur) (12)

- Sự xa cách làm nên tình yêu (La separation fail l’amour) (13)

Cùng đề cập đến lời nói, (7) con người chỉ nên nói những điều tốt đẹp, những lời hay ý đẹp, không chú trọng đó là lời nói như thế nào, chỉ cần làm vừa lòng, vui lòng người khác; (8) đề cao lời nói đúng đắn, trung thực, phản ánh đúng sự thật thì nên nói ra, dù lời nói đó khiến người khác không hài lòng, “mất lòng” người nghe; (9) trong giao tiếp con người nên lựa lời, đặc biệt trước những lời nói (dù là sự thật) nhưng khiến người nghe đau lòng thì

nên suy nghĩ kỹ, tìm lời nói phù hợp mới nói, hoặc là không nên nói ra Trong cặp TN (10) và (11) cùng bàn về “sự thật” Câu TN (10) cho biết, muốn tìm hiểu sự thật thì tìm gặp trẻ em - đối tượng luôn cho ta biết sự thật đã xảy ra như thế nào, không bao giờ nói dối, nói sai sự thật Câu TN (11) thì lại cho rằng, không bao giờ ta có thể tìm ra sự thật, bởi sự thật đã được đào sâu chôn chặt “ở dưới đáy giếng”

Ở (12) nói lên sự đổi thay trong tình cảm con người khi chịu sự xa cách của hoàn cảnh, khoảng cách càng xa, càng ít gặp gỡ, tình cảm cũng vì thế mà phai nhạt; ngược lại, (13) lại cho rằng thước đo hữu ích trong tình cảm của con người là sự xa cách, khoảng cách sẽ là liều thuốc, là minh chứng, và điều kiện để nảy sinh tình yêu, là thử thách khiến tình yêu thêm sâu đậm

Đặc biệt, trong kho tàng TN phương Đông, điển hình là TN Trung Quốc, hiện tượng nhìn nhận, bình giá khác nhau, có khi đối nghịch nhau trước cùng một vấn đề xuất hiện với tần số dày đặc, vô cùng phong phú Một số ví dụ:

Trang 36

(H) - 好马不吃回头草: Hảo mã bất cập hồi đầu thảo (Ngựa tốt không nhai l ại cỏ đã ăn, ý chỉ đã bỏ đi thì không quay lại) (14)

- 浪子回头金不换: Lãng tử hồi đầu kim bất hoán (Lãng tử quay đầu là điều khả quý) (15)

(I) - 宰相肚里能撑船: Tể tướng đỗ lý năng sanh thuyền (Trong bụng tể tướng có thể chèo thuyền, ý chỉ người quân tử có tấm lòng bao dung rộng lượng, không chấp nhất những chuyện thù oán) (16)

- 有仇不报非君子: Hữu thù bất báo phi quân tử (Người quân tử có thù thì ph ải trả) (17)

(K) - 男子汉大丈夫,宁死不屈: Nam tử hán đại trượng phu, ninh tử

bất khuất (Nam nhi đại trượng phu thà chết chứ không khuất phục) (18)

- 男子汉大丈夫,能屈能伸: Nam tử hán đại trượng phu, năng khuất

năng thân (Nam nhi đại trượng phu nên biết khi nào cần mềm mỏng (chịu đựng hoặc khuất phục) và khi nào thì cần cứng rắn) (19)

(L) - 打狗还得看主人: Đả cẩu hoàn đắc khán chủ nhân (Đánh chó phải xem m ặt chủ nhân) (20)

- 杀鸡给猴看: Sát kê cấp hầu khan (Giết gà cho khỉ xem) (21)

(M) - 知无不言,言无不尽: Tri vô bất ngôn, ngôn vô bất tận (Biết điều

gì đó thì nói ra, và nói hết tất cả không chừa điều gì) (22)

- 交浅勿言深,沉默是金: Giao thiển vật ngôn thâm, trầm mặc thị kim (Đối với người không phải thâm giao thì đừng nói nhiều, tốt nhất thì im lặng

là vàng) (23)

(N) - 人不犯我,我不犯人: Nhân bất phạm ngã, ngã bất phạm nhân

(N gười không phạm ta, ta không phạm đến người) (24)

- 先下手为强: Tiên hạ thủ vi cường (Tốt nhất là nên ra tay trước) (25)

Trang 37

(O) - 礼轻情谊重: Khinh tình nghĩa trọng (Món quà tuy nhẹ về vật chất nhưng nặng về tình nghĩa) (26)

- 礼多人不怪: Đa nhân bất quái (Lễ vật nhiều thì người ta cũng không

th ấy phiền (không trách móc vì đã tặng lễ vật có giá trị)) (27)

(P)-人多力量大: Nhân đa lực lượng đại (Người nhiều thì sức mạnh

l ớn).(28)

- 人多嘴杂: Nhân đa chủy tạp (Người nhiều thì phức tạp) (29)

Khảo sát một số câu TN của một vài quốc gia tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy, kho tàng TN nhân loại đều tồn tại những cách nói nhiều chiều, khác nhau, thậm chí trái ngược lẫn nhau, điều này cho thấy, hiện tượng trước cùng một vấn đề, kho tàng TN nói chung đều có cách nhìn nhận, bình giá vô cùng phong phú Đồng thời điều đó cũng phản ánh nội dung TN Việt hoàn toàn nằm trong xu thế chung của TN nhân loại, “cách nhìn đa chiều” trong TN Việt là một đặc điểm, một “tính” trong số đặc điểm, tính chất về nội dung của

TN Hoàn toàn không nên cho là hiện tượng bất thường hay mâu thuẫn

Ngược lại “cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề” là hiện tượng phổ biến trong TN Việt nói riêng và kho tàng TN nhân loại nói chung

1.2.3 “Cách n hìn đa chiều” là hiện tượng thú vị trong tục ngữ

TN là thể loại VHDG được nhân dân sáng tạo dựa trên quá trình tư duy

về thế giới tự nhiên, về quá trình lao động sản xuất và các quan hệ xã hội, như

Chu Xuân Diên nhận định: “Nội dung của tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, kết luận về các hiện tượng tự nhiên, xã hội, và đời sống con người” [9,

tr 105] Thế nhưng, những nhận xét, phán đoán ấy không phải luôn nhất quán, thống nhất với nhau, trái lại, các kinh nghiệm, bài học được đúc kết lại không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau dù cùng bàn về cùng một vấn đề, một hiện tượng Điều này để lại nhiều nghi vấn cho mọi người trong quá trình

Trang 38

tìm hiểu, vận dụng TN Như vậy, những cách nói đa dạng, khác nhau, đối lập với nhau chính là sự thú vị của những đơn vị TN đa chiều

Bên cạnh đó, những cách hiểu, cách giải thích nghĩa một đơn vị TN, đặc biệt là những câu TN đa chiều cũng góp phần đem lại hứng thú cho mọi người trong quá trình tìm hiểu TN Bản thân một đơn vị TN vốn có nhiều cách hiểu, nhiều cách lí giải Một câu TN có thể chuyển tải nhiều nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) hay đơn giản là nghĩa đen (nghĩa gốc) tùy thuộc hoàn cảnh khác nhau

Và ở từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, phát ngôn TN lại được hiểu với nhiều loại hàm ý khác nhau (nghĩa phát sinh) Điều này gây nhiều tranh cãi trong quá trình lí giải nghĩa của một đơn vị TN, đặc biệt là những câu TN phản ánh những cách nhìn nhiều chiều

Sự vận dụng TN đa chiều đem lại sự thú vị lớn cho con người Những câu TN đa chiều có sức hấp dẫn kỳ lạ với tất cả mọi người khi tiếp cận với kho tàng TN Trong quá trình vận dụng TN, con người khám phá ra nhiều cách nói uyển chuyển, linh hoạt, logic và biện chứng trong những câu có cách nhìn nhận, bình giá khác nhau khiến họ không khỏi bất ngờ, ngạc nhiên và vô cùng hào hứng Người ta bị cuốn hút khi bắt gặp trong TN mọi quan niệm phù hợp với nhân sinh quan của mình và trong bất kỳ trường hợp nào, nhân dân cũng có thể viện dẫn một câu TN làm cơ sở, lí lẽ cho lập luận của mình

Ví dụ: khi đề cập đến mối quan hệ con gái – con trai, trong việc dự tính

chuyện hôn nhân, người con gái thường “làm giá” để chứng tỏ phẩm chất, giá

trị của mình:

(A) - Chẳng chê cũng mất lề con gái.(1)

- Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người (2)

- Già kén kẹn hom.(3)

- Chớ thấy duyên muộn mà phiền, tuy rằng duyên muộn, có Tiên đợi chờ.(4)

Trang 39

- Còn duyên như tượng tô vàng, hết duyên như tổ ong tàng ngày mưa.(5)

Nhân dân cho rằng, khi có người hỏi mình thì người con gái nào cũng tỏ

ý chưa ưng thuận ngay, có vậy mới đúng lễ giáo (1), càng chứng tỏ được

phẩm giá, cốt cách của mình (2) Nhưng “Con gái có thì”, nếu kén chọn kỹ

quá thì rút cục quá lứa lỡ thì mà vẫn phòng không đơn chiếc (3); hay khi còn

trẻ, đẹp, “còn duyên” thì nhiều người ướm hỏi, nhưng cũng vì kén chọn nên

vẫn chưa tìm được nơi gửi gắm tấm thân, mà tuổi xuân, vẻ đẹp cũng dần phôi pha, “hết duyên” sẽ không còn giá trị gì (5) Nhưng với tinh thần bao dung,

lạc quan, nhân dân vẫn khuyên nhủ, động viên không nên vì thấy chúng bạn yên bề gia thất mà mình phải buồn phiền, lo lắng vì chưa bén duyên ai, bởi vì

tuy duyên đến muộn, nhưng đó là “có tiên đợi chờ”, sẽ tìm được người chồng

tốt (4)

(B) - R a đi gặp đàn bà, ở nhà hơn đi.(6)

- Ra ngõ gặp gái, mọi cái mọi hay.(7)

- Ra ngõ gặp trai, vừa may vừa mắn.(8)

- Ra ngõ gặp gái, mọi cái mọi hay, ra ngõ gặp trai vừa may vừa mắn.(9)

Theo quan niệm mê tín dân gian, đi ra mà gặp phụ nữ thì xui xẻo (6); ngược lại, cũng có quan niệm đi ra mà gặp phụ nữ thì may mắn, làm việc gì cũng thành công (7); còn với (8), đi ra mà gặp con trai thì việc gì cũng được toại nguyện, được may mắn; trong (9) có lẽ cái nhìn của nhân dân đã thoát khỏi quan niệm dị đoan cổ hủ, vì ra đi gặp gái hay trai thì mọi việc đều hanh thông, thuận lợi, đạt kết quả tốt

Hay bàn về sự hiểu biết, kinh nghiệm, sự từng trải, thử thách, trong nhóm (C) nhân dân cho rằng, khi mắc sai lầm, gặp thất bại, con người thường

sợ hãi, “Lần trước bị đau, lần sau phải chừa” (10) Nhưng cũng có lời

Trang 40

khuyên: “Chớ vì nghẹn một tiếng mà bỏ bữa ăn, chớ vì ngã một lần mà thôi chân không bước” (11), phải gắng vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, vượt mọi

khó khăn, có như vậy con người mới vươn lên trong cuộc sống, mới thành công

Cuộc sống vốn luôn biến đổi, đời người có lúc nhục khi vinh, nhưng không phải ai ai cũng trải qua mọi đắng cay trong đời:

(D) - Cam ngon, quýt ngọt đã từng, còn quả khế rụng trên rừng chưa ăn.(12)

- Quan sang đã trải, bị mang đã từng.(13)

Có người đã nếm trải đủ mọi thứ sang trọng, còn cái tầm thường lại chưa (12); nhiều người thì từng trải, đã nếm đủ mọi vinh nhục, sướng khổ trong cuộc đời (13) Nhưng đời người mấy ai không khỏi gian lao, nhất là người nông dân chân lấm tay bùn, cuộc sống phụ thuộc vào thiên tai địch họa, nên nhân dân ta phần đông đều đã trải qua mọi sung sướng, gian khổ, vinh nhục, thậm chí có người chưa một lần được hưởng sự sung sướng trong đời

Thậm chí, có nhiều câu TN là sự phủ định lẫn nhau, trái ngược với nhau:

(E) - Có làm, có ăn.(14)

- Có làm mà chẳng có ăn.(15)

(14) khẳng định, con người có lao động sẽ tự chăm lo (nuôi) được bản thân mình; phủ định lại quan niệm được nêu trong (14), (15) là lời than phiền của nhân dân khi bỏ công sức lao động, nhưng kết quả thu được lại kém, không được hưởng thụ thành quả lao động do mình làm ra

(F) - Có bụng ăn,(thì) có bụng lo.(16)

- Có bụng ăn, không có bụng lo.(17)

Nhóm (F), câu (17) là lời chê trách kẻ không biết cách cư xử, nhận quyền lợi của người, nhưng không biết giúp người; còn (16) là câu trả lời người nhắc nhở ta phải lo lắng đến việc của người đã cho ta quyền lợi

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thúy Anh (2002), Sự duy tình trong ứng xử xã hội của người Việt , Thông báo Văn hóa dân gian, Trung tâm Khoa học Xã Hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian, Khoa học Xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự duy tình trong ứng xử xã hội của người Việt
Tác giả: Trần Thúy Anh
Năm: 2002
2. Đỗ Thị Bảy (2011), Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ ca dao , Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Nxb Lao động, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ ca dao
Tác giả: Đỗ Thị Bảy
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2011
3. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng Việt , Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1982
4. Nguyễn Đức Dân (1987), Đạo lý trong tục ngữ , Nxb Văn học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo lý trong tục ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
5. Nguyễn Đức Dân (1996), Lô gích và tiếng Việt , Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gích và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
6. Nguyễn Đức Dân (2011), Nỗi oan thì, là, mà , Nxb Trẻ, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi oan thì, là, mà
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
7. Nguyễn Nghĩa Dân (2009), Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Thanh niên, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2009
8. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1993
9. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại , Nxb Giáo dục, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
10. Chu Xuân Diên (2005), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn nghệ, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2005
11. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia HN
Năm: 2004
12. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam , Nxb Văn hóa thông tin, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1995
13. Phan Thị Đào (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam , Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2001
14. Nguyễn Xuân Đức (2011), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Thanh niên, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Đức
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2011
15. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt , Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
16. M.Gorki (1970), Bàn về văn học, tập I, Nxb Văn học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Tác giả: M.Gorki
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1970
17. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Bộ giáo dục – trung tâm học liệu, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb Bộ giáo dục – trung tâm học liệu
Năm: 1968
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học , Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
19. Hoàng Văn Hành (Chủ biên) (1998), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, tập I và II, Nxb Khoa học xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ
Tác giả: Hoàng Văn Hành (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
20. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (Bộ mới) , Nxb Thế giới, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học (Bộ mới)
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w