1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn tp hồ chí minh

105 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 885,72 KB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lí luận về động cơ, lý thuyết về ảnh hưởng của rượu bia đối với con người - Khảo sát động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên đại học trên địa

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lê Th ị Thùy Linh

ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA

Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lê Th ị Thùy Linh

ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA

Chuyên ngành : Tâm lý h ọc

Mã số : 60 31 04 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐINH PHƯƠNG DUY

Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 3

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Lê Thị Thùy Linh

Trang 4

2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học và hoàn tất luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đinh Phương Duy đã tận tâm

giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học và trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Những định hướng và điều chỉnh của Thầy đã giúp tôi trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn trong nghiên cứu khoa học

Trang 5

3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

L ỜI CẢM ƠN 2

M ỤC LỤC 3

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

M Ở ĐẦU 6

1 Tính c ấp thiết của vấn đề nghiên cứu 6

2 M ục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8

4 Gi ả thuyết nghiên cứu 8

5 Nhi ệm vụ nghiên cứu 8

6 Gi ới hạn của đề tài 8

7 Phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA 10

1.1 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 10

1.1.1 Quan điểm của một số học thuyết về động cơ 10

1.1.2 Các công trình nghiên c ứu về động cơ ở Việt Nam 14

1.1.3 Các công trình nghiên c ứu về vấn đề sử dụng rượu, bia trên thế giới 16

1.1.4 Các công trình nghiên c ứu về vấn đề sử dụng rượu, bia ở Việt Nam 18

1.1.5 Các chính sách v ề phòng chống tác hại của rượu, bia ở Việt Nam 20

1.2 Nh ững vấn đề lí luận chung về động cơ sử dụng bia rượu 21

1.2.1 Khái ni ệm động cơ 21

1.2.2 C ấu trúc động cơ của nhân cách 25

1.2.3 Phân lo ại động cơ 28

1.2.4 Các y ếu tố ảnh hưởng đến động cơ sử dụng bia rượu 29

1.3 Ảnh hưởng của hành vi lạm dụng bia rượu đối với con người 30

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 35

2.1 Th ể thức nghiên cứu 35

2.2 K ết quả nghiên cứu 36

2.2.1 M ục đích sử dụng rượu, bia của sinh viên 37

Trang 6

4

2.2.2 Nh ận thức của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM về rượu bia và tác hại của

hành vi l ạm dụng rượu bia 40

2.2.3 Thái độ của sinh viên đối với vấn đề sử dụng rượu bia 59

2.2.4 Hành vi s ử dụng rượu bia của sinh viên 61

2.2.5 Các y ếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên 67

2.2.6 Nhu c ầu và mức độ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM 72

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP SINH VIÊN TỰ ĐIỀU CHỈNH NHU C ẦU VÀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG RƯỢU BIA 80

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 80

3.1.1 Cơ sở Tâm l í 80

3.1.2 Cơ sở pháp lý 81

3.2 Bi ện pháp thực hiện phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia của nhà nước 83

3.2.1 Bi ện pháp về kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia 83

3.2.2 Bi ện pháp về kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia 84

3.2.3 Bi ện pháp về giảm tác hại 85

3.2.4 Bi ện pháp về huy động nguồn lực 86

3.2.5 Bi ện pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 87

3.3 Đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên tự điều chỉnh hành vi sử dụng rượu bia 88

3.3.1 Tác động nâng cao nhận thức của sinh viên về rượu bia và hậu quả của việc lạm d ụng rượu bia 88

3.3.2 Tác động thay đổi hành vi 89

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 93

PH Ụ LỤC 95

Trang 7

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH CN : Đại học Công Nghiệp

ĐH LĐ-XH : Đại học Lao Động - Xã Hội

ĐH TDTT : Đại học Thể Dục Thể Thao

ĐLC : Độ lệch chuẩn

SL : Số lượng

TB : Trung Bình

Trang 8

6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm

Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ Khái niệm động cơ thường được dùng như một trong những khái niệm trung tâm để lí

giải hành vi của con người Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ

có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người Động cơ chính là

lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình Nói khác đi động

cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu Vậy thì,

những động cơ nào có vai trò thúc đẩy hành vi sử dụng rượu bia của con người nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng?

Thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh

mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng

thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” Lứa tuổi thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng

hậu bị của đất nước Đây là độ tuổi mà mỗi cá nhân khởi đầu quá trình thực sự chủ động và tích cực tham gia vào đời sống xã hội Hoạt động chủ đạo của sinh viên là

học tập và rèn luyện chuẩn bị cho nghề nghiệp Nếu họ không nhận thức được tác hại

của bia rượu nói riêng và các chất kích thích nói chung mà có hành vi lạm dụng thì sẽ

có ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng

Vấn đề sử dụng rượu bia đã có từ lâu đời nhưng càng ngày càng trở nên thịnh hành bởi vì Việt Nam cũng như một số nước châu Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc…)

Trang 9

của một người thành công Quan niệm người Việt Nam coi biết uống bia rượu như là

một “tố chất”, “làm sếp thì phải biết uống bia rượu”, thậm chí uống bia rượu được coi như một cách để chứng tỏ bản lĩnh của bản thân như là: nam giới tửu lượng kém thì

bị coi là “đàn bà”, “yếu”, người có tửu lượng cao thì được coi là “đấng nam nhi”…

những quan niệm này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi sử dụng rượu bia của giới

trẻ hiện nay

Theo nghiên cứu của WHO thì rượu là nguyên nhân đứng thứ 5 trong danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu Theo đánh giá của bộ y tế

mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ hàng tỉ lít bia và là nước tiêu thụ Heineken đứng

thứ 3 trên thế giới (sau Mĩ và Đức) Năm 2011 Việt Nam tiêu thụ 2,6 tỉ lít bia Một nghiên cứu mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho thấy, có 1/3 dân số

Việt Nam sử dụng bia rượu Tỷ lệ lạm dụng rượu là gần 1/5 (đối với bia, tỷ lệ này

thấp hơn) Theo thống kê của Viện chiến lược & chính sách y tế thì 1/3 số người sử

dụng rượu bia bắt đầu uống trước 20 tuổi, đây là lứa tuổi học sinh và đầu sinh viên

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về động cơ, đặc biệt là các đề tài về động cơ

học tập và động cơ lựa chọn nhề nghiệp… Tuy nhiên, tôi nhận thấy chưa có một đề tài cụ thể nào nghiên cứu về động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên trong phạm vi

rộng và ở phạm vi hẹp hơn là sinh viên TP HCM Vì những lí do trên, người nghiên

cứu quyết định chọn đề tài “Động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học TP HCM” làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 10

8

sinh viên tự điều chỉnh mức độ và cường độ sử dụng bia rượu cho phù hợp với sức

khỏe của cá nhân và yêu cầu của cộng đồng

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP HCM 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên

4 Giả thuyết nghiên cứu

- Hiện nay, sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM sử dụng rượu bia thường xuyên và ở mức độ lạm dụng

- Sinh viên sử dụng rượu bia vì một số động cơ mang tính chất tâm lý như: để

giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, để hòa nhập với nhóm bạn bè, để phù hợp với yêu

cầu của xã hội

- Không có sự khác biệt về động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên các nhóm ngành được khảo sát

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về động cơ, lý thuyết về ảnh hưởng của rượu bia đối với con người

- Khảo sát động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM

- Đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên tự điều chỉnh mức độ và cường độ sử

dụng bia rượu cho phù hợp với sức khỏe của cá nhân và yêu cầu của cộng đồng

6 Giới hạn của đề tài

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu động cơ sử

dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM ở 3 mặt biểu hiện (nhận

thức của sinh viên về rượu bia và tác hại của hành vi lạm dụng rượu bia, thái độ - tình

cảm của sinh viên đối với vấn đề sử dụng rượu bia, mức độ và cường độ sử dụng

Trang 11

7 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đề tài nghiên cứu có tham khảo một số giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các bài

viết trên các tạp chí, website có liên quan Đó là những cơ sở để người nghiên cứu phân tích, tổng hợp và khái quát những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu

nhằm làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo cách

tiếp cận thực tiễn và hoạt động Vì thế, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo nhằm thu thập thông tin thực tế từ học sinh và giáo viên về vấn đề động cơ chọn nghề Bảng hỏi được xây dựng theo thứ tự các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở

Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức

3 Phương pháp thống kê toán học: Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý số liệu thu được bằng các phép toán thống kê

Trang 12

10

C HƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Quan điểm của một số học thuyết về động cơ

Hướng nghiên cứu động cơ hoạt động của động vật và đặc biệt là của con người đã tồn tại từ rất lâu trong tâm lý học Bằng các cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đã tìm cách lý giải tại sao con người

lại thực hiện một hành vi nào đó, tại sao anh ta lại tích cực trong việc thực hiện nhiệm

vụ này hay tỏ ra thờ ơ trong khi thực hiện nhiệm vụ kia…Tất cả những tìm tòi thuộc

loại này thực chất là nghiên cứu về động cơ

Động cơ là một trong những vấn đề trọng tâm trong Tâm lý học được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Ronald E Smith cho rằng, khái niệm động cơ được dùng như

một khái niệm trung tâm nhằm giải thích cho hành vi và các nguyên nhân của nó Có nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau khi nghiên cứu về động cơ Các tác giả đều coi động cơ con người là vấn đề trung tâm, tuy nhiên giữa các tác giả lại có quan điểm rất khác nhau khi bàn về nội hàm của khái niệm động cơ

Từ thời cổ đại, khi tâm lý học chưa trở thành một bộ môn khoa học độc lập, mà

nó còn là một bộ môn của triết học thì vấn đề nguyên nhân thúc đẩy bên trong hoạt động của con người đã được các nhà nghiên cứu khoa học đặt ra Ví dụ như, Aristote (384-322 TCN), tác giả cuốn Tâm lý học đầu tiên “Bàn về tâm hồn” đã dựa trên cơ sở sinh vật học để giải thích động cơ hoạt động Ông cho rằng nhiều hành vi con người được thúc đẩy bởi “sự thèm muốn” Hành động luôn hướng tới thỏa mãn “sự thèm

muốn” Nghĩa là hành vi được thúc đẩy bởi các trạng thái nội tại như đói, khát, ham

muốn tình dục… Nếu hành động thành công con người sẽ cảm thấy khoái lạc Tuy nhiên, Aristote cũng đã chỉ ra được rằng, con người khác con vật ở chỗ con người có

khả năng dùng lý trí của mình để ức chế các thèm muốn Tuy vậy, những kết luận trong thời kỳ bấy giờ thiếu cơ sở khoa học để chứng minh động cơ một cách rõ ràng

Trang 13

11

Phân tâm học, đứng đầu là S Freud đã lý giải bản chất động cơ con người theo hướng sinh vật hoá Quan điểm này cho rằng, bản năng sẵn có từ khi con người mới sinh là động lực thúc đẩy (động cơ) mọi hoạt động của con người Do đó theo ông, về

bản chất động cơ của con người mang tính vô thức Đời sống con người do bản năng tình dục (libido) chi phối tất cả các hoạt động Năng lượng ấy thoát ra ngoài ở những

dạng hoạt động khác nhau Nếu nhu cầu về bản năng ấy không được thỏa mãn, con người sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng Atler, nhà tâm lý học theo trường phái Phân tâm học kiểu mới cho rằng, động lực cơ bản của hành vi quyết định mục đích cũng như con đường của hoạt động Mối quan hệ giữa khát vọng hung mạnh và cảm giác

yếu kém quy định tính chất những động cơ khi con người hành động Nhìn chung, lý thuyết Phân tâm nhìn nhận động cơ con người như những bản năng

Tâm lý học Hành vi: (đại diện tiêu biểu là J Watson) đã lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu của mình Những người theo chủ nghĩa hành vi cho rằng cái quy định (động cơ) của phản ứng là những kích thích từ bên ngoài vào nhu cầu của cơ thể lúc tiếp nhận kích thích đó (S->R, S-O-S hay S-r-s-R) Cả chủ nghĩa hành vi cổ điển

lẫn chủ nghĩa hành vi mới đều mắc phải sai lầm là đã sinh vật hóa con người, đồng

nhất tâm lý con người và tâm lý động vật Các tác giả theo trường phái này cũng chưa

giải thích được nguyên nhân nào thúc đẩy con người thực hiện các hành động Họ cho rằng, nhu cầu con người cũng tương đương với nhu cầu của động vật, bỏ qua tính

chất xã hội của con người

Tâm lý học Ghestalt (đại diện tiêu biểu là M Wertheimer, V Kohler và K Koffka) Trường phái này chủ yếu nghiên cứu về tri giác và các quy luật của nó, ngoài ra còn nghiên cứu một phần về tư duy K Lewin – một trong những đại diện của trường phái này đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề nhân cách, vấn đề động cơ Theo ông, đông cơ là sự tương tác của lực bên trong trường lực, phủ nhận tác động từ thế

giới bên ngoài K Lewin mới chỉ có thể nói đến những dấu hiệu đặc trưng tiến trình vận động của động cơ, những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tiến trình đó, làm động cơ mạnh lên hay ngược lại Lewin đã không quan tâm đến kinh nghiệm con người, đánh

Trang 14

12

giá thấp những đặc điểm nhân cách, nhu cầu và khát vọng đã có ở một người Nhược điểm của Lewin là chỉ mới chú ý đến mặt cơ động của động cơ mà chưa chú ý đến mặt nội dung của nó Bên cạnh đó, ông đã phủ nhận vai trò của những tác động bên ngoài trong việc hình thành động cơ

Tâm lý học Nhân văn: (đại diện tiêu biểu C Roger) cho rằng sự hình thành động cơ hoạt động của con người diễn ra một cách có ý thức trên nền tảng bền vững

của bẩm sinh và di truyền

Tâm lý học Hoạt động có nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định r ằng: Động cơ hoạt động của con người được hình thành và phát triển ngay trong quá trình con người hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà nó gia nhập vào một cách có ý thức Động cơ hoạt động của con người do đó có bản chất

xã hội không tách tời khỏi sự vận động, phát triển của ý thức Vào năm 1926, L.X Vưgôtxki đã đề xuất phải xây dựng “một khoa học về hành vi con người” Ông đề

xuất nghiên cứu hành vi con người trong mối quan hệ con người với thực tại xung quanh Mặc dù chưa đề cập đến động cơ thúc đẩy hành vi con người, nhưng Vưgôtxki đã xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận làm nền tảng cho hàng loạt công trình nghiên cứu về động cơ sau này Năm 1953, X.L Rubinstein xem “hành động ý chí nhất thiết bao hàm động cơ cho nên có thể phân biệt mức độ của hành động ý chí tùy thuộc tính chất của những động cơ chủ đạo” Theo tác giả, động cơ ý chí có thể bắt nguồn từ những ham muốn, nhu cầu, cảm xúc, tính cách, tư tưởng,

nhận thức trước những nhiệm vụ mà đời sống xã hội đặt ra X.L Rubinstein mới chỉ

dừng lại ở mức độ nghiên cứu nhiệm vụ chính của phạm trù động cơ và chỉ ra con đường giải quyết nhiệm vụ Đến năm 1966 xuất hiện lý thuyết “tâm thế” của D.N Uzanadze, cho rằng động cơ thúc đẩy hành vi con người tuân theo lý thuyết tâm thế Ông cho rằng “nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực” của nhân cách Khi chủ thể hướng

ra môi trường bên ngoài nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu trước mắt, thì mọi tình

trạng xuất hiện nhất định gây ra trong chủ thể một tâm thế nhất định, và thông qua tâm thế này hướng dẫn toàn bộ hành vi tiếp theo của nó Ông không tán thành việc

Trang 15

13

đưa khái niệm “đấu tranh động cơ” vào tâm lý học Vì ông cho rằng, mọi hành vi chỉ

có một động cơ đem lại ý nghĩa cho hành vi đó Quan điểm của ông bị các nhà tâm lý

học khác phê phán, bởi động cơ tồn tại như một hệ thống những động cơ Khi thực

hiện một hoạt động bất kỳ, bao giờ cũng có sự đấu tranh giữa các động cơ đó Tuy nhiên, ông đã vạch ra được những hiểu biết mới về khái niệm nhu cầu, các dạng nhu

cầu, mối liên hệ của chúng với các hình thức hành vi con người, mối tương quan giữa hành vi và tâm thế P.M.Jakobson thì xác định con người thực hiện những hành động

do mục đích chung hoặc mục đích cụ thể Ông phân biệt động cơ hành vi theo nghĩa

hẹp, đó là những động cơ của hành vi cụ thể, và theo nghĩa rộng thì động cơ hành vi

là tổng hòa những yếu tố tâm lý quyết định hành vi của con người nói chung V.S.Merlin đồng nhất khái niệm động cơ với nhu cầu, nó biểu thị mối quan hệ con người với sự vật, hiện tượng Mỗi động cơ đều có hai khía cạnh kích thích hành động

và thái độ cảm xúc Trong lịch sử nghiên cứu về vấn đề động cơ, Leonchiev là tác giả nghiên cứu sâu sắc và có sức thuyết phục lớn Theo Leonchiev, đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực khách quan, khi chúng bộc lộ ra

và được chủ thể nhận biết Đối tượng ấy có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động, tức trở thành động cơ Ông mô tả “đối tượng ấy xuất hiện với tính chất là một

hiện tượng tinh thần, một động cơ thúc đẩy từ bên trong” A.N Leonchiev cho rằng động cơ là: a) Động cơ và nhu cầu là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với nhau; b) Động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được chủ thể tri giác,

biểu tượng, tư duy… Đó là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thỏa mãn nhu cầu; c) Động cơ có chức năng thúc đẩy và định hướng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu B.Ph Lomov cho rằng, nhu cầu có quan hệ mật thiết với động cơ và chúng ta không

thể tách biệt nhu cầu và động cơ Vì thế, khi nghiên cứu động cơ phải nghiên cứu động cơ trong mối liên hệ với nhu cầu Theo B.Ph Lomov, động cơ là sự biểu hiện

chủ quan của nhu cầu và ngược lại, nhu cầu là cơ sở của động cơ “Sự thay đổi những động cơ này chỉ xảy ra khi có thay đổi cơ bản về hoàn cảnh sống và hoạt động sống

cá nhân trong xã hội (và hơn cả thế nữa: sự thay đổi của chính xã hội)” Khác với

Trang 16

14

Tâm lý học phương Tây, các nhà tâm lý học của Liên Xô (cũ) không xem xét động cơ như một thành tố độc lập Động cơ không những là một bộ phận cấu thành của hoạt động mà còn là một thành phần của một hệ thống phức tạp có mối liên hệ với nhu

cầu “… Động cơ là sự phản ánh của nhu cầu Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện thực khách quan, một khi chúng bộc lộ ra, được

chủ thể nhận biết (ý thức được) sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động Nói khác đi, khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ hoạt động” Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về động cơ hoạt động của các tác

giả theo quan điểm tâm lý học Hoạt động, có thể đi đến những kết luận sau:

- Động cơ chính là những yếu tố kích thích, thúc đẩy con người hoạt động Nội dung của động cơ là mối quan hệ giữa chủ thể và môi trường

- Hoạt động của con người có một hệ thống động cơ thúc đẩy theo cấu trúc thứ

bậc Động cơ nào chiếm ưu thế sẽ qui định xu hướng hành vi của con người

Nói tóm lại, trong tâm lý học có rất nhiều quan điểm khác nhau về động cơ Tuy nhiên, các quan điểm đều thống nhất xem động cơ là những yếu tố kích thích, quy định sự lựa chọn và định hướng của hành vi, nguyên nhân thúc đẩy con người hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về động cơ ở Việt Nam

Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ Quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam về động cơ: Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, động cơ là “cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích

cực và quy định xu hướng của hướng tích cực đó Động cơ là động lực kích thích trực

tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi” Theo Vũ Dũng (Từ điển Tâm lý học, 2008) động cơ là: “cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu

của chủ thể, là toàn bộ điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định tính xu hướng của nó; Đối tượng (vật chất hay tinh

thần) thúc đẩy và xác định sự lựa chọn xu hướng của hành động mà vì nó hành động được thực hiện; Nguyên nhân, cơ sở của sự lựa chọn các hành động và hành vi” Các

Trang 17

15

nhà tâm lý học của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng tư tưởng của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) Vì thế, quan điểm về động cơ của các nhà tâm lý học Việt Nam khá

giống với quan điểm của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ)

Có thể nói những đề tài được tập trung nghiên cứu sớm và nhiều nhất liên quan đến động cơ trong hoạt động giáo dục như động cơ học tập, động cơ chọn nghề hay ngành học: Hoàng Thị Thu Hà (2003), Các yếu tố kích thích hoạt động học tập của sinh viên ĐH Sư phạm, tạp chí Tâm lý học số 3/2003 Vũ Bích Hạnh (2007), Tìm

hiểu thực trạng hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoá luận tốt nghiệp 2003-2007 Đào Lan Hương (2006), Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên trường Cao đẳng

Sư Phạm Bắc Ninh Dương Thị Kim Oanh (2004), Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tạp chí Tâm lý học,

số 4/2004 Trần Thị Thơm (2006), Động cơ học tập chuyên ngành Tâm lý học của sinh viên khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoá luận tốt nghiệp 2002-2004 Trần Thị Thìn, Động cơ học tập của sinh viên sư phạm - thực

trạng và phương hướng giáo dục, Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học 2004 Lê Xuân Tiến (1997), Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh lớp 5, Luận án Thạc sĩ khoa học sư

phạm - tâm lý Trương Thành Trung (2006), Hình thành động cơ đúng đắn trong hoạt động học tập của sinh viên Đại học Quân sự hiện nay, tạp chí Tâm lý học số 3/2006

Một mảng nghiên cứu được nhiều người quan tâm nữa đó là động cơ thành đạt Động cơ thành đạt là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, vì con người nhìn chung có xu hướng mong muốn được thành đạt trong cuộc sống Hơn thế

nữa, thực tiễn cuộc sống cho thấy tất cả mọi người từ mỗi cá nhân đến các tổ chức có quy mô lớn nhỏ, từ các nhà kinh doanh đến các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo đất nước trên khắp thế giới đều quan tâm đến sự thành đạt của con người, của các tổ

chức, các quốc gia và đó là động lực thúc đẩy con người vươn tới đỉnh cao thành đạt

Có lẽ nhu cầu xã hội thiết thực đã làm cho vấn đề động cơ thành đạt sớm trở thành đề tài nghiên cứu của tâm lý học: Trần Anh Châu (2006), Giới thiệu một số nghiên cứu

Trang 18

16

về động cơ thành đạt, tập chí Tâm lý học số 5.Võ Thị Ngọc Châu, Nghiên cứu nhu

cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên (1999) Lê Thanh Hương (2001), Động cơ thành đạt trong khoa học của cán bộ nghiên cứu thuộc trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Lê Thị Thanh Hương (2008), Động cơ thành đạt của thanh niên hiện nay, đề tài cấp viện Lã Thị Thu Thuỷ (2006), Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức…

Tiếp theo, vấn đề nghiên cứu động cơ trong lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh như: động cơ lao động, động cơ lựa chọn sản phẩm tiêu dùng…cũng đang được quan tâm nghiên cứu sâu rộng: Văn Thị Kim Cúc (2006), Động cơ làm việc của

chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tâm lý học số 3/2006 Lê Văn Hảo (2006), Động lực làm việc bên trong và bên ngoài của cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Tâm lý học số 6/2006…

Ngoài ra, các đề tài liên quan đến mảng động cơ phạm tội của tội phạm cũng

đã được nghiên cứu nhiều: Ngô Thị Thuận (2007), Động cơ phạm tội của kẻ phạm

tội, Niên luận…

Nói chung, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ dựa vào cơ

sở lý luận và phương pháp luận của tâm lý học hoạt động Các công trình nghiên cứu

về động cơ đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau, ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của nó đối với đời sống tâm lý mỗi con người

1.1.3 Cá c công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia trên thế giới

Các nghiên cứu gần đây của nhiều nước trên thế giới như Thụy Điển, Anh,… cho thấy xu hướng trẻ hóa tuổi bắt đầu uống rượu, gia tăng trong tần suất và lượng rượu tiêu thụ ở nhóm tuổi thanh niên (WHO, 2004) Trong năm 2004 - 2005, cứ 100.000 học sinh trung học ở Anh thì có 146 học sinh bị nhà trường tạm thời cho nghỉ học vì có liên quan đến đồ uống có cồn và 06 trên 100.000 học sinh bị đuổi khỏi trường học Và, đồ uống có cồn còn được xác định là có mối liên quan đến tình trạng

Trang 19

17

trốn học Ở London, trong độ tuổi 14-16 có hơn 2/3 lạm dụng rượu, bia và đó là

những đối tượng thường xuyên trốn học (Best, D; Manning, V; Gossop, M et al (2006) Excessive drinking and other problem behaviours among 14-16 year old children Addictive Behaviours 31(8): 1424-1435) Độ tuổi và địa điểm sử dụng rượu, bia có mối liên hệ với việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ, theo một cuộc khảo sát ở North West của Anh cho thấy: Khoảng 90% số học sinh (tuổi 15 và 16) được

khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng uống rượu 38.0% thường rơi vào trạng thái “hũ chìm”, 24.4% là thường xuyên uống (uống hai hay nhiều lần một tuần) và 49.8%

uống tại các nơi công cộng (chẳng hạn như tại các câu lạc bộ, đường phố và công viên) Trẻ em thường uống rượu ở các nơi công cộng nhiều hơn là uống tại gia đình (Trích lại từ Alcohol and adolescents, 2010) Nghiên cứu của Victoria White và Jane Hayman, 2006 về “Sử dụng đồ uống có cồn của học sinh trung học Úc vào năm 2005” Kết quả, tỷ lệ học sinh hiện đang uống rượu, bia trước thời điểm khảo sát tăng lên theo lứa tuổi với 10% ở tuổi 12 và tăng lên tới 49% ở độ tuổi 17 Cha mẹ là yếu tố

có sự tác động phổ biến nhất đến việc sử dụng rượu, bia của học sinh, với 37% nam

giới và 38% nữ giới cho thấy họ đã được cha mẹ họ cho uống rượu trong tuần qua

Ba địa điểm mà giới trẻ thường uống rượu là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc Các kết quả khảo sát mới nhất của Anh cho thấy không có sự khác biệt

về giới tính trong việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ và sự tác động của bạn bè cũng như áp lực tự thân là một trong yếu tố khiến giới trẻ tìm đến rượu, bia: nữ giới ngày nay đã “bắt kịp” nam giới về việc tiếp cận và sử dụng rượu, bia Ở Anh, dưới 18 tuổi không được phép mua rượu cho mình nhưng 63% những người tuổi từ 16 – 17 và 10% người ở độ tuổi 12 – 15 đã say sưa trong năm qua nói rằng họ thường mua rượu trong quán rượu, quầy bar và câu lạc bộ đêm Giới trẻ coi rượu như là một phương

tiện giao lưu xã hội với bạn bè (62%)

Uống rượu để gia tăng sự tự tin cũng là một chỉ báo quan trọng (www.ias.org.uk/resources/factsheets/adohlescents.pdf) Các chương trình quảng cáo

về rượu, bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng có sự tác động nhất định

Trang 20

18

đến việc sử dụng rượu trong thanh thiếu niên Một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng

của việc quảng cáo rượu đối với thanh thiếu niên ở Ai-len cho thấy: Đa số những thanh thiếu niên được khảo sát đều khẳng định là họ yêu thích các chương trình

quảng cáo về rượu Và, hầu hết các thanh thiếu niên tin rằng nội dung của các chương trình quảng cáo sẽ góp phần định hướng cho hành động hay mục tiêu cho họ, bởi vì các chương trình quảng cáo mô tả cảnh - nhảy múa, sự giải trí ở hộp đêm, âm nhạc sôi động Thanh thiếu niên coi những quảng cáo về rượu, bia như là những gợi ý,

những chương trình quảng cáo rượu, bia tạo nên khuynh hướng bao trùm rằng rượu

sẽ đem đến thành công trong cuộc sống và tình dục… (Trích lại từ Alcohol and advertising, 2010) Theo nghiên cứu về nước Pháp, các vấn đề do rượu, bia gây ra thiệt hại chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1997, cao hơn so với thuốc

lá (1,2%) Nghiên cứu khác ở Mỹ báo cáo một con số cao hơn là 2,1% tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:97)

Như vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phương Tây cho thấy rằng,

lứa tuổi lần đầu tiếp cận rượu, bia đang được trẻ hóa Sử dụng rượu, bia khác nhau theo lứa tuổi và không có sự khác biệt về giới trong việc sử dụng rượu, bia Địa điểm

mà giới trẻ sử dụng rượu, bia là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc Cùng với gia đình thì yếu tố nhóm bạn, các chương trình quảng cáo về rượu, bia cũng

có sự tác động nhất định đến hành vi sử dụng rượu, bia của giới trẻ

1.1.4 Các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia ở Việt Nam

Ở Việt Nam các vấn đề về rượu, bia đã được nghiên cứu từ những năm 90 của

thập kỷ trước Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi lần đầu sử dụng rượu, bia có sự chênh

lệch với các nước trong khu vực, nam giới sử dụng, lạm dụng và nghiện rượu, bia nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ đã từng uống hết một cốc rượu, bia tăng theo độ tuổi Nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà Nội năm 1994 với số mẫu là 7.986 người từ

15 tuổi trở lên cho thấy nghiện rượu chỉ có ở nam giới, với 1.9% nghiện rượu, bia và

50 – 60% tổng số người nghiện rượu ở lứa tuổi 30 đến 50 Cuộc Điều tra Y tế quốc gia (2001 – 2002), đã phát hiện 22.2% dân số trên 15 tuổi có uống rượu bia từ một

Trang 21

19

lần trở lên trong tuần, trong đó nam chiếm 46% và nữ chiếm 2%; 77.9% dân số trên

10 tuổi đang dùng rượu, bia đã bắt đầu uống trong độ tuổi 15 – 25 Nghiên cứu về các

bệnh lý liên quan đến rượu tại huyện Ba Vì khám lâm sàng trên 585 đối tượng từ 18 đến 60 tuổi năm 2003 cho thấy ở nam giới tỷ lệ nghiện rượu là 8% trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 0% (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:101)

Năm 2006, được sự uỷ quyền của Dự án thành phần Chính sách Y tế; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về “Tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam”, cuộc điều tra đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ sử dụng rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33.5% Tỷ lệ sử dụng rượu trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình hình sử dụng rượu, bia tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rượu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84%

Cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) do

Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế phối hợp với một số tổ chức quốc tế thực hiện năm

2003 (SAVY 1) với tổng số mẫu là 7.584 vị thành niên và thanh niên từ 14 – 25 tuổi

tại 42 tỉnh, cho thấy uống rượu, bia là hiện tượng phổ biến ở nam thanh niên (69%)

và ít phổ biến hơn ở nữ thanh thiếu niên với 28.1% nữ cho biết họ đã từng uống rượu, bia Tỷ lệ thanh niên đã từng uống rượu, bia tăng lên theo độ tuổi Cuộc điều tra lần

thứ hai SAVY 2 năm 2009 đã được tiến hành với 10.044 vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14-25 sống ở khắp 63 tỉnh/thành trên toàn quốc bao gồm cả nông thôn

và thành phố lớn, cho thấy, tỷ lệ chung những người được hỏi đã từng uống hết một

cốc rượu/bia là khá cao, 58.6%, trong đó 79.9% đối với nam và 36.5% đối với nữ Tỷ

lệ từng uống hết một cốc rượu, bia tăng lên theo độ tuổi, với 47.5% ở nhóm tuổi

14-17, 66.9% ở nhóm tuổi 18-21 và 71.2% ở nhóm tuổi 22-25

Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người và hậu quả của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ta đều nhằm điều tra thực

Trang 22

20

trạng sử dụng rượu, bia và những hệ lụy của nó chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng rượu, bia

1.1.5 Các chính sách về phòng chống tác hại của rượu, bia ở Việt Nam

Nước ta đã từng có thời kỳ cấm tư nhân nấu rượu, bán rượu hoặc đã có chính sách hạn chế quảng cáo rượu bia, cấm lái xe khi say rượu, cấm lực lượng vũ trang

uống rượu, bia trong giờ làm việc, cấm say rượu, bia nơi công cộng và cấm bán rượu cho trẻ em Chính phủ còn có Nghị định số 53/CP ngày 26/6/1994 quy định biện pháp xử lý hành chính đối với cán bộ, viên chức nhà nước và người có hành vi liên quan đến say rượu, bê tha Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 351/TTG ngày 25 tháng 8 năm 1996 về việc cấm bán các loại rượu và nước uống có nồng độ cồn từ 14

độ trở lên cho người chưa thành niên và rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi Nghiêm

cấm việc bán và uống rượu, bia trong các trường phổ thông… Năm 1998, Chính phủ

đã đưa ra luật áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ – TTg ngày 19/3/2001 phê duyệt

Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010, trong

đó có mục tiêu phòng, chống nghiện rượu (Trích theo Tạp chí Dân tộc học số 6/2006:3) Ngày 07 tháng 04 năm 2008 Chính phủ có Nghị định số 40/2008/NĐ-CP

về sản xuất, kinh doanh rượu Quy định về việc cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông từ 2007 và luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/07/2009 cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu và hơi

thở có nồng độ cồn; cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có

nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở Đặc biệt, chưa có quy định phù hợp trong quảng cáo, khuyến mãi và đưa hình ảnh sử dụng rượu, bia trên các phương tiện truyền thông và cũng chưa có chính sách truyền thông giáo dục về tác hại của rượu, bia Các chính sách chưa đồng bộ, chưa đầy đủ Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có cơ chế triển khai thực hiện, chưa được các cấp quan tâm, thiếu sự tham gia của người dân và thiếu sự đầu tư nguồn lực

Trang 23

21

Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế làm đầu mối xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia Theo lộ trình, trong năm 2010, Bộ Y tế

sẽ chủ trì xây dựng hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách

quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia Trong dự thảo đề cương Chính sách quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 - 2020, một trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình

thức Nhà nước sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định về thời gian và mật độ các điểm bán lẻ rượu, bia, cấm trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng rượu, bia… với sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia cũng như chính sách quốc gia về phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia

Các công trình và số liệu trên là cơ sở đáng tin cậy để kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trên các bình diện khác nhau.Có thể nói, đã có nhiều công trình khảo sát tác hại khi con người lạm dụng rượu bia và các công trình nghiên cứu về động cơ nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố liên quan đến động cơ sử

dụng rượu bia của Sinh viên tại TP Hồ Chí Minh

1.2 Những vấn đề lí luận chung về động cơ sử dụng bia rượu

1.2.1 Khái niệm động cơ

Thuật ngữ động cơ (motivation) dựa trên cơ sở của một hàm chỉ ẩn dụ về sự

hoạt động, bởi thuật ngữ này có xuất xứ từ chữ movere trong tiếng Latinh, chỉ sự vận động Tương tự, trong tiếng Việt, thuật ngữ “động cơ” hàm chỉ lực đẩy (“cơ”) của hành vi hay hoạt động (“động”) Theo cách hiểu thông thường thì “động cơ” được dùng để mô tả sự khởi xướng cho một hoạt động

Trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về động cơ hoạt động của

con người Tuy nhiên, các định nghĩa đều thống nhất trong cách nhìn nhận động cơ là

một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi, nhằm lý

giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó.Về bản chất, trước hết, động cơ là sự phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể Nhu cầu được đề cập

ở đây bao giờ cũng có đối tượng cụ thể Lúc đầu, chủ thể chưa nhận ra đối tượng của

Trang 24

khẳng định, động cơ của con người nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển

của cá thể, chứ không phải có sẵn từ lúc mới sinh ra Hệ thống động cơ con người được hình thành trên cơ sở hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong mối quan hệ xã

hội, cũng như trong mối quan hệ con người với thế giới khách quan Mặt khác, tính

lịch sử - xã hội của động cơ còn thể hiện ở chỗ, đối tượng thỏa mãn nhu cầu của con người là những sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội Kể cả đối với những động cơ

có nguồn gốc sinh học, đáp ứng nhu cầu tồn tại của cơ thể, vì việc đáp ứng cũng mang tính xã hội, phụ thuộc điều kiện sống cụ thể, đặc biệt là văn hóa, lối sống

Trong tâm lí học, vấn đề bản chất động cơ còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng theo Tâm lí học Macxit, động cơ là sự phản ánh tâm lí về đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng

nhất định Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng thoả mãn và chỉ khi gặp được đối tượng có khả năng thoả mãn thì nó mới có thể trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu

cầu Như vậy, ở đây có mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu Trong tâm lí học, hai

hiện tượng này luôn được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhiều khi đan xen nhau, khó tách rời Có thể nói rằng, nếu nhìn nhận nhu cầu như là một tất yếu khách quan, thể hiện sự đòi hỏi của chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn

tại và phát triển, thì động cơ là biểu hiện chủ quan của tất yếu khách quan đó

Tuy nhiên, động cơ và nhu cầu không đồng nhất với nhau, những nhu cầu

giống nhau có thể được thoả mãn bằng những động cơ khác nhau Và ngược lại, ở đằng sau những động cơ khác nhau lại có những nhu cầu khác nhau Mối quan hệ không đồng nhất giữa động cơ và nhu cầu nhờ tính chất đa dạng, đa phương thức

Trang 25

cơ làm cho chúng trở thành những động cơ - mục tiêu Khác với mục tiêu, các động

cơ thường không được chủ thể ý thức về nó ngay lúc đó, khi chúng ta thực hiện

những hành động này hay hành động khác thì thường lúc đó chúng ta không ý thức

về những động cơ đã thúc đẩy chúng ta Khi được hỏi về duyên cớ của hành động đó thì chúng ta không khó khăn gì khi nêu ra nó, nhưng việc nêu duyên cớ này hoàn toàn không phải bao giờ cũng chỉ rõ cho người ta biết những động cơ thực sự đã thôi thúc các hành động ấy Tuy nhiên, những động cơ này cũng không tách rời khỏi ý thức, ngay cả khi con người không ý thức được động cơ hành động của mình thì ngay

những lúc như vậy, động cơ cũng được phản ánh vào tâm lí, nhưng ở dưới một hình

thức đặc biệt: hình thức sắc thái cảm xúc của hành động Sắc thái cảm xúc này (cường độ, dấu hiệu của nó và đặc tính về chất của nó) thực hiện một chức năng đặc

biệt, và điều đó đòi hỏi phải phân biệt khái niệm cảm xúc với khái niệm hàm ý nhân cách Tuy thế, không phải ngay từ đầu đã có sự không trùng khớp của hai khái niệm này, mà sự không trùng khớp chỉ xuất hiện do kết qủa phân đôi chức năng của động

cơ nảy sinh trong tiến trình phát triển của hoạt động con người Còn việc những động

cơ mà lúc bấy giờ không được ý thức, hoàn toàn không chứng tỏ rằng động cơ là một

bản nguyên đặc biệt, lẩn khuất trong những tầng sâu của tâm lý Những động cơ không được ý thức cũng chịu sự quy định như bất cứ một sự phản ánh tâm lí nào khác, chịu sự quy định của tồn tại thực tế, của hoạt động con người trong thế giới khách quan Và các động cơ chỉ lộ ra trước ý thức một cách khách quan bằng cách phân tích hoạt động của con người, còn trong chủ quan thì những động cơ chỉ thể

hiện dưới dạng gián tiếp của nó mà thôi, tức là dưới dạng hình thức những trải

Trang 26

24

nghiệm như: mong muốn, ý muốn, nguyện vọng đạt tới mục tiêu… Sự ý thức được động cơ là một hiện tượng có sau, chỉ nảy sinh ở mức độ nhân cách và thường xuyên được tái tạo lại trong tiến trình phát triển nhân cách

Các động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử - xã hội Động cơ của con người nảy sinh ngay trong chính quá trình phát triển của cá thể, chứ không phải

có sẵn từ lúc đứa trẻ mới sinh ra Trong tuổi ấu nhi, các động cơ mới được hình thành

một cách có thứ bậc, nhưng hết sức mờ nhạt, không rõ ràng Dần dần, trong quá trình phát triển, những động cơ này mới dần mang tính chất xã hội nhiều hơn, do những động cơ đó gắn liền với việc trẻ lĩnh hội được những chuẩn mực, quy tắc hành vi trong xã hội Phần lớn các nhà tâm lí học đều thừa nhận rằng, hệ thống động cơ của con người được hình thành trên cơ sở hoạt động, giao tiếp của con người trong hệ

thống các quan hệ xã hội, nhóm xã hội nhất định Nhưng trong hoàn cảnh buộc con người phải lựa chọn động cơ nào cho phù hợp với việc tiến hành hành động, khi đó

có quá trình đấu tranh động cơ, hành động ý chí, khả năng nhận thức sẽ giúp con người đối chiếu, so sánh động cơ để chọn ra đâu là động cơ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xung quanh, giúp chủ thể lường trước diễn biến và kết quả hành động Tuy nhiên, để làm rõ cơ chế hình thành động cơ lại chưa được nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu một cách sâu sắc Mặt khác, đối tượng thoả mãn của con người là những

sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội, với tư cách là những phản ánh tâm lí về đối tượng đó nên động cơ đặc trưng của con người mang nguồn gốc xã hội Ngay cả một

số động cơ mang tính chất sinh vật như động cơ đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người, các nhu cầu bản năng của con người cũng mang tính xã hội, nó phụ thuộc vào điều kiện sống, lối sống, đặc trưng của mỗi dân tộc

Đề tài này chủ yếu đi theo hướng của tâm lý hoạt động nên người nghiên cứu

đã chọn lựa định nghĩa động cơ trong Từ điển Tâm lý học làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu của mình

- Theo Từ điển Tâm lý học, GS.TS Vũ Dũng và các cộng sự cho rằng động cơ

có thể được hiểu như sau:

Trang 27

25

+ Cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ

thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích

cực của chủ thể và xác định xu hướng của nó

+ Đối tượng (vật chất hay tinh thần) thúc đẩy và xác định sự lựa chọn xu hướng của hoạt động mà vì nó hành động được thực hiện

+ Nguyên nhân, cơ sở của sự lựa chọn các hành động và hành vi

Từ định nghĩa động cơ nền tảng, người nghiên cứu đưa ra định nghĩa động

cơ sử dụng bia rượu như sau: Động cơ sử dụng bia rượu được hiểu là cái thúc

đẩy và định hướng hành vi sử dụng bia rượu của con người

1.2.2 Cấu trúc động cơ của nhân cách

Nghiên cứu cấu trúc động cơ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong ứng dụng tâm lí

học, nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục điều chỉnh hành vi lệch chuẩn Phần lớn các nhà tâm lí học khẳng định rằng, động cơ của con người mang tính hệ thống Các động cơ khác nhau của con người nằm trong một mối quan hệ chặt chẽ tạo nên một

hệ thống thống nhất, trọn vẹn Trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà phân biệt đâu là động cơ chủ đạo, đâu là động cơ thứ yếu Sự đấu tranh động cơ, động cơ nào

sẽ là động lực thúc đẩy chính con người tham gia vào quá trình hoạt động do trình độ

nhận thức của mỗi người, do các quy tắc, chuẩn mực mà con người nắm được trong quá trình hoạt động của mình Ngày nay, trong tâm lí học có khá nhiều cách phân loại động cơ dựa trên các tiêu chí khác nhau Người ta có thể phân ra, động cơ gần, động

cơ xa, động cơ thứ phát, động cơ nguyên phát, động cơ tạo ý hay động cơ chức năng thúc đẩy, động cơ đẩy hay động cơ kéo… Trong thực tiễn của cuộc sống, chúng ta đều nhận thấy rằng, mỗi người sống trong một thời đại có những động cơ gần như

giống nhau Nhiều nhà tâm lí học đã khái quát nên những động cơ chung nhất như: động cơ thành đạt, động cơ giao tiếp, động cơ tự khẳng định bản thân… Tuy nhiên,

với mỗi người lại có những động lực thúc đẩy họ thực hiện theo những cách riêng

nhằm đáp ứng động cơ đó Như vậy trong cấu trúc của một động cơ, ít nhất có thể

Trang 28

26

thấy được hai khía cạnh: khía cạnh nội dung của động cơ và khía cạnh lực của động

- Về nội dung của động cơ: Nội dung của động cơ phản ánh cái mà con người

muốn vươn tới, muốn đạt tới Nội dung này vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể nơi con người đang sống hay trong hoạt động của

từng người cụ thể Ví dụ như đối với nhà doanh nghiệp thì động cơ thành đạt mang tính khái quát được thực hiện trong hoạt động kinh doanh như sản xuất, tiêu thụ sản

phẩm, chiếm lĩnh thị trường… còn đối với nhà khoa học thì đó lại là động cơ chiếm lĩnh tri thức, thực hiện trong các công tác nghiên cứu, tìm tòi, phát minh…

- Khía cạnh lực của động cơ: phản ánh độ mạnh của động cơ Khía cạnh lực

thể hiện ở chỗ, một động cơ nhất định có khả năng thúc đẩy những hoạt động khác nhau nhằm thoả mãn động cơ đó hay không Nếu có thì có thể duy trì hoạt động đến

mức nào, tính tích cực mạnh mẽ hay nửa vời…

Vì các hiện tượng tâm lí nảy sinh và tồn tại như một hình thức phản ánh tích

cực của môi trường sống và các hoạt động sống của con người Các động cơ của con người cũng được phản ánh như vậy Vì vậy, khó có thể tách rời khía cạnh nội dung

và lực của động cơ Một lực không có nội dung thì khó có thể đạt được một ý nghĩa

nào đó và không tồn tại như một lực thúc đẩy Sự thay đổi khía cạnh nội dung của động cơ sẽ kéo theo những thay đổi lực của động cơ Khi đó, động cơ đã hình thành

sẽ mất đi và thay vào đó là sự xuất hiện động cơ mới khác về chất Tuy nhiên, lí thuyết về hai thành phần này của động cơ chưa được làm rõ trong các công trình nghiên cứu của tâm lí học

Quá trình hình thành động cơ bắt đầu từ nhận thức của chủ thể đối với đối tượng, thái độ của chủ thể đối với đối tượng và xu hướng hành vi của chủ thể

- Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần phải thỏa mãn trong

những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển

Có thể phân thành 2 loại nhu cầu:

+ Nhu cầu vật chất: giúp cho sự tồn tại và phát triển về mặt sinh học, đó là nhu

Trang 29

27

cầu ăn, uống, ngủ …

+ Nhu cầu tinh thần: Bao gồm những nhu cầu về các hoạt động trên lĩnh vực

nhận thức, học tập, giao lưu …

Mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu: Trong tâm lý học hiện đại, nhu cầu được xem là “gốc rễ” của động cơ Một nhu cầu thực sự bao giờ cũng là nhu cầu về

một cái gì đó, chúng ta muốn đề cập đến tính đối tượng của nhu cầu Trước khi được

thỏa mãn lần đầu tiên thì nhu cầu chưa biết đến đối tượng của nó, đối tượng này cần

phải được phát lộ ra Lúc đó, nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động Và khi nhu cầu tìm thấy đối tượng, đối tượng được hình dung, được

tư duy ra, nó có được chức năng thúc đẩy và hướng dẫn hoạt động, tức trở thành động

cơ Như vậy, động cơ là sự phản ánh nhu cầu, biểu hiện chủ quan của nhu cầu Còn nhu cầu là mặt tất yếu khách quan, nhu cầu buộc hành vi con người phải tìm ra những phương thức thỏa mãn nó, nhu cầu chính là nguồn gốc tính tích cực hoạt động, động

lực thúc đẩy con người hành động Vậy, động cơ và nhu cầu thống nhất biện chứng

với nhau, nhưng không đồng nhất

- Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa đem lại cho cá nhân sự hấp dẫn về mặt tình cảm Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở

bề rộng và chiều sâu của hứng thú Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc Sự hứng thú thể hiện trước

hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động Sự hứng thú gắn

liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ

có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích

cực và sáng tạo hơn vào hành động đó Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao Đối với các hoạt động nhận thức, sáng

tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học

tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực

Trang 30

28

1.2.3 Phân loại động cơ

Thông thường, Tâm lý học phân động cơ thành 2 loại: “ngắn hạn” và “dài hạn” (Cheplov đưa ra kiểu phân biệt này) Động cơ ngắn hạn chỉ liên quan đến tương lai

gần của nhân cách, còn động cơ lâu dài thì gắn với tương lai tương đối dài các mức khác nhau trong quá trình phát triển nhân cách… Những người trẻ tuổi thường chịu tác động của những động cơ ngắn hạn

V.G.Axêev chia động cơ thành 2 loại: “động cơ tích cực và động cơ tiềm tàng”

Stephen Worchil và Wayne Shebilsue cho rằng, động cơ có thể phân thành 2

loại: động cơ nguyên thủy (primary motive) và động cơ xã hội (social motive) Động

cơ nguyên thủy có liên quan đến các nhu cầu sinh học của con người Các động cơ này không phải học, giống nhau ở tất cả các động vật và có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tồn tại của một cơ thể hay một loài Đói, khát, nhu cầu về không khí, nghỉ ngơi, ham muốn về tình dục được xếp vào loại này Động cơ xã hội xuất phát từ học

tập và giao tiếp xã hội Nhu cầu xác nhập, gây gổ hiếu chiến và thành quả được xếp vào nhóm động cơ xã hội

Theo G Murphay và một số các nhà Tâm lý học phương Tây, động cơ được phân thành 2 loại: động cơ cấp một và động cơ cấp hai hay còn gọi là động cơ nguyên phát và động cơ thứ phát Động cơ nguyên phát là những động cơ bên trong,

gắn liền với nhu cầu của cơ thể và động cơ thứ phát Động cơ cấp hai hay còn gọi là động cơ thứ phát được hình thành như những công cụ nhằm đáp ứng các động cơ nguyên phát

Schwartz và Bilsky cho rằng, động cơ của con người có thể được phân thành

10 loại: “tự điều chỉnh, kích thích, đề cao khoái cảm, thành đạt, quyền lực, tính an toàn, tính thỏa hiệp, tính truyền thống, mong muốn thuận lợi, tính toàn diện” … Tuy nhiên, trong thực tế, động cơ của con người rất phong phú và đa dạng và có mối liên

hệ mật thiết với nhu cầu Các loại động cơ trong hệ thống động cơ không phải là bất

biến mà luôn thay đổi

Trang 31

29

Theo trường phái Tâm lý học hoạt động, động cơ được chia thành 2 loại cơ

bản: động cơ chủ đạo và động cơ thứ yếu Hai loại động cơ này có mối quan hệ mật thiết với nhau và trong những hoàn cảnh cụ thể chúng tạo thành một hệ thống thứ bậc động cơ

Theo Nguyễn Quang Uẩn (2003), có rất nhiều cách phân loại động cơ: “Động

cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ; động cơ quá trình và động cơ kết quả; động cơ

gần và động cơ xa; động cơ cá nhân, động cơ xã hội và động cơ công việc; động cơ bên trong và động cơ bên ngoài; động cơ tạo ý và động cơ kích thích”

Theo quan điểm của người nghiên cứu, động cơ của con người rất phong phú

và đa dạng nên có rất nhiều cách phân loại động cơ Ở mỗi lĩnh vực và tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau thì có những cách phân loại khác nhau Trong đề tài nghiên

cứu này, căn cứ vào tính chất, người nghiên cứu phân động cơ làm hai loại:

Động cơ sử dụng rượu, bia có tính chất sinh lý là động cơ nảy sinh từ nhu cầu

có tính chất bẩm sinh, sinh lý của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu: duy trì, kéo dài, phát triển cuộc sống của họ, trong đời sống thường ngày loại động cơ này thường giống nhau và có chung một điểm là: rõ nét, đơn giản trùng lặp dễ phát hiện

Động cơ sử dụng rượu, bia có tính chất tâm lý đây là loại động cơ nảy sinh từ

nhu cầu xã hội, tinh thần của người tiêu dùng Các động cơ này có sự khác nhau lớn giữa các cá nhân về phương thức thực hiện và mức độ thỏa mãn Đặc điểm của loại động cơ này là sâu sắc, kín đáo đa dạng và luôn được đánh giá bởi các giá trị, chuẩn mực xã hội…

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ sử dụng bia rượu

- Các yếu tố bên trong: nhu cầu, hứng thú cá nhân…

- Các yếu tố bên ngoài: truyền thống, yêu cầu của công việc, dư luận nhóm…:

Sử dụng rượu bia là hành vi gắn liền với văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới Dung nạp rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho người sử dụng

một số lợi ích như: cảm giác hưng phấn, lưu thông huyết mạch, thuân lợi trong giao

tiếp xã hội… Nhưng, rượu, bia lại có thể gây nghiện, nếu không biết kiềm chế, người

Trang 32

30

sử dụng rất dễ bị lệ thuộc dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu, bia Theo Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam năm 2012, Việt Nam là quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người: Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi) đã tăng từ 1.6 lít rượu và 10,04 lít bia năm 2000 lên 4.1 lít rượu và 22 lít bia năm 2008 Hiện nay, mức tiêu thụ rượu, bia bình quân tại

Việt Nam khoảng 1.07% cồn nguyên chất/người/năm đứng thứ 149 thế giới (bia là 27 lít/người/năm)

1.3 Ảnh hưởng của hành vi lạm dụng bia rượu đối với con người

Rượu là sản phẩm đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên

men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây

và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Etanol)

Rượu thủ công là rượu được sản xuất bằng dụng cụ truyền thống như nồi

(kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh quy mô nhỏ do tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện

Bia là đồ uống lên men chứa độ cồn thực phẩm thấp, được sản xuất từ nguyên

liệu chính là malt đại mạch, hoa houplon, nấm men và nước

Đơn vị rượu là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia với nồng độ khác

nhau, tương đương với 10 grams Etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống (khoảng 2/3 chai bia 500ml hoặc 01 lon bia 330ml 5%, 1 cốc bia hơi 330ml, 1 ly nhỏ 100ml rượu vang 13.5%, 1 chén 30ml rượu mạnh 40%-43%)

Mức độ uống

rượu bia

Số gam cồn uống/ngày

1-3 ly 25ml (25-75ml)

1-3 ly 88ml (88-260ml)

1-3 ly 220ml (2/3 -2 lon/chai bia 330ml) Uống nhiều >30g > 3 ly 25ml > 3 ly 88ml > 3ly 220ml

Trang 33

31

(nhiều hơn 3 đơn vị rượu)

> 4 ly 25ml (> 100ml)

> 4 ly 88ml (>350ml)

> 4 ly 220ml (gần 3 lon/chai bia 330ml)

L ạm dụng rượu, bia là việc sử dụng rượu, bia với mức độ không thích hợp

(phụ nữ, người trên 65 tuổi uống trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần, hơn 2 đơn vị rượu

mỗi ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu mỗi giờ; nam giới 65 tuổi trở xuống uống trên 21 đơn

vị rượu mỗi tuần, hơn 3 đơn vị rượu mỗi ngày, hơn 1 đơn vị rượu mỗi giờ; trẻ em sử

dụng rượu, bia) dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện dấu hiệu

về lâm sàng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người sử dụng hoặc sử dụng rượu, bia trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm Lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân của hơn

60 loại bệnh, tật, đứng hàng thứ năm trong số 10 nguyên nhân cao nhất dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới Các rối loạn do lạm dụng rượu (14%) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là trầm cảm (11%) và tai

nạn giao thông (8%) Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, lạm dụng rượu bia gây

ra 4% trường hợp tử vong và 4.65% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu; tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra Ngoài các tác hại về sức khỏe, lạm

dụng rượu bia còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo

lực cá nhân, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, phân hóa xã hội và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác

Ngoài ra, Ethanol trong rượu bia làm cho các cơ quan không nhận được tín

hiệu được truyền tải đi tự não bộ Điều này giải thích vì sao thức uống có cồn làm suy

giảm khả năng điều khiển tâm thần và hành vi của người uống Gần 20% ethanol là

chất gây nghiện thẩm thấu đến hệ thống mạch máu thông qua bao tử, và 80% qua các mao mạch ruột Thời gian rượu tồn tại trong bao tử càng nhiều thì số lượng ethanol

cô đọng trong máu càng nhiều Điều này giải thích vì sao những người bị say rượu

Trang 34

32

thường không thể tiếp nhận được thực phẩm sau khi say bởi vì quá trình làm việc của bao tử đã bị đảo lộn, bao tử trống rỗng vì các mạch máu đã bị tê liệt bởi ethanol không thể tiêu hóa được thực phẩm Ethanol có thể hòa tan được rất nhanh trong nước và ít phân hủy được trong chất béo Vì thế rượu bia cũng vậy, chúng dễ dàng

thẩm thấu vào những nơi có nhiều cơ bắp trên cơ thể (các bắp cơ) hơn là những vị trí

có nhiều mỡ (mỡ bụng) Khi hai người có cân nặng ngang nhau, nhưng cơ thể của họ

có những phản ứng khác nhau khi uống rượu khi lượng mỡ và lượng cơ trên cơ thể

họ khác nhau Vì thế hai người có cùng cân nặng nhưng người cao và ốm sẽ dễ bị say

xỉn hơn những người lùn mập Đối với cơ thể phụ nữ, lượng mỡ trong cơ thể có nhiều hơn cơ thể nam giới Điều này cũng giải thích vì sao những phụ nữ có thể uống rượu thì sẽ khó say hơn nam giới khi uống cùng một lượng rượu Quá trình trao đổi chất

của cơ thể chính là phương cách tốt nhất để đào thải chất độc ra ethanol ra khỏi cơ

thể Một số loại rượu bia có thể bị đốt cháy bởi năng lượng của cơ thể, chuyển đổi rượu thành nước và cacbon dioxit Một số cồn sẽ bốc hơi qua hơi thở và nước tiểu (10%) Gan lúc này có nhiệm vụ rất quan trọng Gan giải độc gần như 90% chất ethanol trong máu Khi đốt cháy cồn cũng đồng thời làm cho mạch máu bị giãn ra tại

chỗ và dần trở nên giòn hơn, về già dễ bị tai biến mạch máu (vỡ động mạch, tắc vón

cục trong mạch máu) Bình thường cơ thể một người có thể giải độc được 10 gram ethanol mỗi giờ Những người bị bệnh gan sẽ không thể uống được rượu vì gan không xử lý và chuyển hóa ethanol ra khỏi cơ thể Những người bị bệnh gan mãn tính

có thể hư tổn toàn bộ chức năng gan vì uống bia, rượu Đối với bệnh nhân xơ gan, các tế bào gan có thể ngưng hoạt động vì ethanol làm khóa chặt các mạch máu đến gan Vì thế, đối với bệnh nhân bị gan thì không nên uống rượu, cho dù đó là một lượng rất ít Lưu ý rằng tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định

Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không do phân hủy cồn nhanh mà

là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn Tác động của rượu, bia đối với người sử dụng phụ thuộc vào: Lượng rượu, bia sử dụng; Tốc độ uống nhanh

Trang 35

33

như thế nào; Chiều cao cân nặng; Giới tính; Tình trạng sức khoẻ nói chung; Chức năng gan; Uống rượu, bia một mình hay với nhiều người; Có dùng rượu, bia với các

chất gây nghiện khác không

Rượu, bia làm chậm quá trình chuyển tải thông tin từ não đến toàn bộ cơ thể Điều này khiến cho người sử dụng: Cảm thấy thư thái, sảng khoái; Có những lời nói

và hành động khác thường; Quay cuồng, khó giữ thăng bằng; Khó khăn trong việc

kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể; Phản ứng chậm; Dễ nổi cáu; Nôn ói; Nhìn không rõ; Líu lưỡi (nói không rõ) Uống rất nhiều rượu, bia trong một thời gian

ngắn gây ra: Trạng thái lơ mơ; Đau đầu; Buồn nôn hoặc nôn; Run rẩy; Bất tỉnh (ngất

xỉu); Ngừng thở (hiếm) Rượu, bia gây ảnh hưởng đến thị lực và chức năng kết hợp động tác của cơ thể, do đó trong tình trạng say rượu, bia, người sử dụng dễ gây tai

nạn giao thông, hoặc chết đuối

Uống nhiều rượu, bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và gây ra các vấn đề xã hội khác Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đối với một số bộ phận của cơ thể Các loại thức uống có

cồn như bia, rượu vang 12% cồn hay rượu 40% khi uống quá mức sẽ có hại cho sức

khỏe Các tác hại do uống quá nhiều rượu bia gây ra như nghiện, giảm trí nhớ, loạn

thần, rối loạn giấc ngủ; tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não; dễ bị ung thư: vòm họng, thực-thanh quản, dạ dày, đại tràng, vú; giảm hoạt động tình dục; gây rối

loạn cân bằng nước - điện giải, dễ bị sỏi thận - đường tiết niệu; nếu người mẹ mang thai uống rượu bia dễ gây dị tật và sinh bé nhẹ cân, kích thước nhỏ…

Say rượu, bia: Rượu, bia nói chung có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương

giống như một số loại thuốc ngủ hay thuốc an thần nhẹ Từ dân gian “say” ám chỉ đến các thay đổi về mặt hành vi, cảm xúc, ngôn ngữ… do rượu gây ra đối với người uống Mức độ thay đổi này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ rượu, số lượng rượu uống vào, tình trạng dạ dày lúc uống, khả năng giải độc của gan… Người uống rượu bia khi say sẽ có một số biểu hiện sau:

- Nói nhiều hay lè nhè

Trang 36

34

- Cử động lung tung hay không chính xác

- Mắt nhìn lờ đờ

- Đi đứng loạng choạng

- Dễ xuất hiện các cơn bùng nổ, gây hấn

- Nếu say nặng thì tự ngã gục hay ngủ say tại bàn …

Tác động của rượu đến tri giác và hệ thần kinh tùy thuộc nồng độ rượu trong máu:

- Mức độ 0.05% nồng độ rượu trong máu: có sự giảm sút về mặt suy nghĩ, phán xét và kiềm chế, thường đương sự nói nhiều, hơi kích động nhẹ

- Mức độ 0.1% nồng độ rượu trong máu: xuất hiện các cử động vụng về, cầm

nắm vật dụng không chính xác

- Mức độ 0.2% nồng độ rượu trong máu: chức năng vùng vận động và kiểm soát hành vi cảm xúc của não bị ức chế nên dễ xuất hiện các cơn bùng nổ giận dữ, gây hấn, đi đứng loạng choạng

- Mức độ 0.3% nồng độ rượu trong máu: xuất hiện tình trạng lú lẫn hay sững

sờ, đương sự không còn nhận thức rõ môi trường xung quanh

- Mức độ 0.4 – 0.5% nồng độ rượu trong máu: hôn mê

- Nếu nồng độ cao hơn: các trung tâm kiểm soát nhịp thở và nhịp tim ở não bị ảnh hưởng và đương sự có thể chết do suy hô hấp

Trang 37

35

SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM

2.1 Thể thức nghiên cứu

Thực hiện các nhiệm vụ đã xác định, người nghiên cứu biên soạn các công cụ

khảo sát động cơ sử dụng rượu, bia của sinh viên trên địa bàn TP HCM Để xây dựng

bảng khảo sát chính thức, người nghiên cứu đã tiến hành thăm dò bằng một bảng hỏi

mở rộng Bảng hỏi này được thăm dò trên 50 sinh viên của trường Đại học Kinh tế

TP HCM (xem Phụ lục 1)

Từ kết quả thăm dò và cơ sở lí luận về động cơ, cấu tạo và tính chất của đồ

uống có cồn, tác động của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe con người, người nghiên cứu đã xây dựng bảng khảo sát (xem Phụ lục 2) gồm các phần như nhận thức, thái độ và cách xử sự của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM đối với việc sử

dụng rượu bia; những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên

Bảng khảo sát được tiến hành trên 371 sinh viên của 3 trường đại học trên địa bàn TP HCM, gồm trường Đại học Thể dục thể thao (143 sinh viên, chiếm 38.5% ), Đại học Công nghiệp (125 sinh viên, chiếm 33.7%), Đại học Lao động thương binh

và xã hội (103 sinh viên, chiếm 27.8%) Vì nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt trong mức độ, mục đích, nhu cầu… sử dụng rượu bia giữa nam và nữ nên

đề tài không so sánh sự khác biệt về động cơ sử dụng rượu bia theo giới tính Đề tài cũng không đi theo hướng so sánh sự khác biệt trong động cơ sử dụng rượu bia giữa sinh viên các năm đầu và sinh viên năm cuối Đề tài sẽ tập trung điều tra, phân tích và

so sánh động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên các nhóm ngành khác nhau

Phiếu thăm dò ý kiến được xây dựng theo nguyên tắc khuyết danh nhằm đảm

bảo tính trung thực và khách quan, bao gồm 2 phần cơ bản: Phần thông tin của khách

thể và phần nội dung Phần thông tin của khách thể bao gồm: tên trường, giới tính, sinh viên năm thứ mấy nhằm so sánh sự khác biệt trong nhận thức, thái độ và hành vi

Trang 38

36

đối với việc sử dụng rươu, bia giữa sinh viên các nhóm ngành Phần nội dung của phiếu thăm dò có tổng cộng là 12 câu chính và được cấu trúc như sau:

- Biểu hiện của động cơ sử dụng rượu bia: câu 1, 3, 5, 6, 9, 10, 12

+ Nhận thức của sinh viên về vấn đề sử dụng rượu bia: câu 5, 6, 12

+ Thái độ của sinh viên về vấn đề sử dụng rượu bia: câu 1

+ Hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên: câu 10

+ Mục đích sử dụng rượu bia của sinh viên : câu 3

- Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên: câu 11

- Đánh giá nhu cầu và mức độ lạm dụng rượu bia của sinh viên: câu 7, 8, 9

Với tất cả những số liệu thu được, người nghiên cứu sử dụng phần mềm máy tính SPSS để thống kê tần số, tính tỉ lệ phần trăm, tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn cho các câu 3, 5, 6, 9, 10, 11, 12

Cách tính điểm trung bình cho các câu hỏi có 5 phương án trả lời được cho điểm từ 1 đến 5 theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất: Mỗi mức độ cách nhau 0.8 điểm

2.2 Kết quả nghiên cứu

Bảng 2.1 Loại rượu bia sinh viên thường sử dụng

Đồ uống SL % Bia chai / lon 257 69.3%

Rượu 54 14.5%

Rượu & Bia 60 16.2%

Trang 39

37

Theo kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rằng đồ uống sinh viên ưa chuộng nhất

là các loại bia chai hoặc bia lon (chiểm 69.3%) Chúng ta thấy rằng điều này là hoàn toàn hợp lí khi mà thị trường bia đang phát triển mạnh mẽ ớ nước ta Theo số liệu

thống kê năm 2011, Việt Nam là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á Cả nước tiêu thụ gần 2.6 tỉ lít bia/năm, vượt xa Thái Lan và Philippines - hai nước đứng ở vị trí tiếp theo 14.5% sinh viên thì lại thường xuyên uống rượu & 16.2% sinh viên cho

biết họ có thể sử dụng cả rượu và bia (câu 2)

Có 100% sinh viên được khảo sát cho biết họ đã từng say rượu bia (câu 4)

2.2.1 Mục đích sử dụng rượu, bia của sinh viên

Chú thích:

M1 Tăng cảm giác thèm ăn và kích thích tiêu hóa

M2 Tạo phong cách riêng cho bản thân

M3 Thỏa mãn nhu cầu muốn uống

M4 Giảm thiểu triệu chứng mất ngủ

M5 Giải trí trong thời gian rảnh

M6 Giảm căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

M7 Tạo tiền đề thuận lợi cho các mối quan hệ giao tiếp

M8 Tạo cảm giác tự tin trước người khác giới

M9 Kích thích trí tưởng tượng

Bảng 2.2 Mục đích sử dụng rượu bia của sinh viên

Mục đích TB Xếp loại M1 2.42 4 M2 2.03 9 M3 2.28 6 M4 2.21 7

Trang 40

38

M5 2.56 3 M6 2.88 2 M7 3.68 1 M8 2.29 5 M9 2.12 8

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.2 người nghiên cứu rút ra một số nhận xét mang tính khái quát như sau:

- Sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM sử dụng rượu, bia với các mục đích

chủ yếu là “để tạo tiền đề thuận lợi cho các mối quan hệ giao tiếp” (TB = 3.68),

“giảm căng thẳng và cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống” (TB = 2.88), “giải trí trong

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.N.Leonchiev (1989), Ho ạt động - ý thức - nhân cách, NXB Giáo dục Khác
2. Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo d ục, Nxb KHXH, HN Khác
3. Đào Thị Oanh (2007), Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học ngày nay, Nxb Giáo d ục, HN Khác
4. Đặng Phương Kiệt: Cơ sở tâm lí học ứng dụng, Nxb ĐHQGHN, 2001, tập 1 Khác
5. Đỗ Long (2007), Những nghiên cứu Tâm lý học, Nxb Chính trị quốc gia, HN 6. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (2003) SAVY 1 Khác
9. Kết quả điều tra của Vụ Các vấn đề xã hội - Văn phòng Quốc hội, 2008 Khác
10. Lomov (2001), Nh ững vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Nxb ĐHQGHN, HN Khác
11. Leonchiep, Ho ạt động – ý thức – nhân cách, Nxb Giáo dục Khác
12. Lê Quang Sơn: Bài giảng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa h ọc, 2008 Khác
13. Lê Văn Hồng (chủ biên): Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại h ọc Quốc Gia Hà Nội, 2001 Khác
14. Nguy ễn Khắc Viện, Từ điển Tâm lý học, NXB Văn hoá thông tin Khác
15. Nguy ễn Ngọc Bích: Tâm lí học nhân cách - một số vấn đề lí luận, Nxb ĐHQGHN, 2000 Khác
16. Nguy ễn Quang Uẩn (2002), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN, HN Khác
17. Nguy ễn Quang Uẩn (chủ biên): Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb ĐHSP, 2006 Khác
18. Nguy ễn Văn Đồng (2007), Tâm lý học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, HN Khác
19. Nguy ễn Xuân Thức (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHSP, HN Khác
20. Ph ạm Minh Hạc (1993), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
21. Ph ạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động. NXBGD. 1989 Khác
22. Ph ạm Minh Hạc (2003), Một số công trình Tâm lý học của A.N.Lêônchiep, Nxb Giáo d ục, HN Khác
23. Ph ạm Minh Hạc (2001), Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo dục, HN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w