1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chất lượng cuộc sống dân cư huyện định quán (tỉnh đồng nai), thực trạng và giải pháp

106 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu Khảo sát và điều tra những chỉ số cơ bản của CLCS: thu nhập bình quân, lương thực, y tế, giáo dục, mức độ hưởng thụ văn hóa, môi trường sống của con người để cho thấ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hoàng Hải

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hoàng Hải

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH QUÁN (TỈNH ĐỒNG NAI):

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Địa lí học

Mã số : 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Trương Phước Minh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Luận văn “ Chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai): thực trạng và giải pháp” được hoàn thành trong sự nổ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, cơ quan và đồng nghiệp Tác giả xin cam đoan luận văn này là duy nhất và không trùng lắp với bất kỳ luận văn nào trước đây Các số liệu trong luận văn

có tính trung thực cao do được thu thập từ kết quả của các cuộc điều tra

và được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của luận văn này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09/2013 Tác giả luận văn

Nguy ễn Hoàng Hải

Trang 4

L ỜI CẢM ƠN

Luận văn “Chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai): thực trạng và giải pháp” được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, quý cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp Tác giả xin gởi lời cảm

ơn chân thành, sâu sắc đến:

o TS Trương Phước Minh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn của mình

o Quý thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng sau đaị học, khoa Địa lý - trường đại học sư phạm TP.HCM và quý thây cô các trường khác đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả tại trường

o Quý cơ quan, ban ngành của huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thống kê, tính toán các số liệu phục vụ cho việc hoàn thành luận văn

o Xin gởi lời biết ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã

tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09/2013 Tác giả luận văn

Nguy ễn Hoàng Hải

Trang 5

M ỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

M ỤC LỤC 3

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Lịch sử nghiên cứu 7

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 8

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Cấu trúc đề tài: bao gồm mở đầu, nội dung và kết luận, cụ thể: 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC S ỐNG 10

1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống 10

1.1.1 Quan niệm về chất lượng cuộc sống 10

1.1.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư 12

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư 25

1.2 Th ực tiễn về CLCS dân cư trên thế giới và tỉnh Đồng Nai 27

1.2.1 Trên thế giới 27

1.2.2 Khái quát về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGCHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH QUÁN 41

2.1 Khái quát v ề huyện Định Quán 41

2.2 Các nhân t ố ảnh hưởngđến CLCS dân cư huyện Định Quán 43

2.2.1 Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 43

2.2.2 Nhân tố kinh tế xã hội 47

2.3 Hi ện trạng chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán 58

2.3.1 Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và chi tiêu 58

2.3.2 Vấn đề lương thực và dinh dưỡng 62

2.3.3 Tiêu chí về giáo dục 63

2.3.4 Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe 66

2.3.5 Điều kiện sống của các hộ gia đình 68

2.3.6 Mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần 70

Trang 6

2.3.7 Vấn đề môi trường 73

2.4 Đánh giá tổng hợp về CLCS dân cư huyện Định Quán 74

2.5 Nguyên nhân c ủa thực trạng CLCS dân cư ở huyện Định Quán 76

2.5.1 Nguyên nhân chủ quan 76

2.5.2 Nguyên nhân khách quan 77

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCUỘC S ỐNG DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH QUÁN 80

3.1 C ăn cứ xây dựng định hướng các định hướng và giải pháp 80

3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến CLCS dân cư 80

3.1.2 Kết quả nghiên cứu hiện trạng CLCS dân cư huyện Định Quán giai đoạn 1999– 2010 81

3.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao CLCS của dân cư 81

3.2.1 Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 81

3.2.2 Một số định hướng phát triển kinh tế xã hội 83

3.3 M ột số giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Định Quán 86

3.3.1 Nhóm giải pháp về tăng trưởng kinh tế 86

3.3.2 Xóa đói giảm nghèo 87

3.3.3 Nhóm giải pháp về đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng 88

3.3.4 Nhóm giải pháp về phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe 89

3.3.5 Nhóm giải pháp về giáo dục,đào tạo nghề và giải quyết việc làm 90

3.3.6 Nhóm giải pháp nâng cao điều kiện sống và môi trường 92

3.3.7 Nhóm giải pháp nâng cao đời sống tinh thần và an ninh xã hội 93

3.3.8 Nhóm giải pháp về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực của phụ nữ 94

KẾT LUẬN 96

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 98

PH Ụ LỤC 100

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các

mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần

Khi xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng cuộc sống (CLCS) ngày càng được con người quan tâm chú trọng Hiện nay, để biết được trình độ phát triển kinh tế xã hội của một

quốc gia hay khu vực, người ta thường dựa vào các chỉ số của CLCS Vì thế mà việc nâng cao CLCS đã được sự quan tâm không chỉ ở tầm quốc gia mà cả trên bình diện thế giới

Điều đó được thể hiện rất rõ trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals - MDGs) toàn c ầu do chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme -UNDP) đề xuất Ở nước ta, chính phủ cũng đã ban hành chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2001-2010) Tuy nhiên,

đó vẫn là những định hướng ở tầm vĩ mô

Sự chênh lệch về CLCS luôn thể hiện rất rõ giữa nhiều quốc gia trên thế giới Trong khi tại nhiều nước phát triển phải lo lắng về tình trạng thừa dinh dưỡng thì lại có tới gần 1/3 dân số thế phải đương đầu với tình trạng thiếu lương thực và nghèo khổ Vậy, CLCS là gì?

Phải sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng cuộc sống? Cần làm gì để nâng cao CLCS Đó chính là những vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi phải được giải quyết

Là một huyện miền núi của tỉnh Đồng nai, trong khoảng 10 năm trở lại đây, với nhiều

phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu đề ra, huyện đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo Tuy vậy, hiệu quả từ những chương trình Mục Tiêu Thiên Niên Kỷ, các dự án xóa đói giảm nghèo tại huyện Định Quán vẫn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của địa phương Với mong muốn góp một phần nhỏ vào

việc xây dựng huyện nhà ngày một giàu đẹp tương xứng với vị trí và tiềm năng vốn có của huyện trong sự phát triển chung của tỉnh và cả nước Vì thế, tôi chọn đề tài :“Chất lượng

cu ộc sống dân cư huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai): Thực trạng và giải pháp” cho đề tài

Trang 9

 Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư của huyện

2.2 Nhiệm vụ

 Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Định Quán

 Phân tích thực trạng và những thay đổi về CLCS của dân cư của huyện trong giai đoạn 1999 đến nay

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS của dân cư của huyện Định Quán

 Tìm ra những kết quả và những hạn chế trong việc thực hiện cải thiện CLCS của dân cư của huyện

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư của huyện Định Quán từ nay đến năm 2020

3 Lịch sử nghiên cứu

Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu người, về văn hóa,

lối sống, mức sống và các dịch vụ đời sống Đến những năm gần đây, một số nhà nghiên

cứu đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu đối với mức sống, chất lượng cuộc sống dân cư của một địa phương Đặc biệt là đề tài “Diễn biến mức sống dân cư, phân hoá giàu nghèo và các giải pháp xoá đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn

động Xã hội phát hành năm 2001 Đề tài này đã đi sâu vào phân tích một cách rất cụ thể và chi tiết về việc làm, thu nhập, chi tiêu của cư dân TP.HCM, từ đó minh họa cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét ở một đô thị vào loại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay Đây được xem là một công trình có tính chuyên khảo đầu tiên về phân tích thực trạng mức sống dân

cư ở một địa phương

Bên cạnh cách tiếp cận mức sống dân cư chủ yếu dựa trên đánh giá thu nhập bình quân đầu người, có một hướng tiếp cận khác là việc xem xét sự thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người Khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai Thực

trạng và giải pháp”của Nguyễn Thị Linh (2012) đã theo hướng nghiên cứu CLCS trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai

Như vậy, có thể thấy lĩnh vực CLCS dân cư trong thời gian qua đã được nghiên cứu dưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau Tuy vậy, việc tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể

về CLCS dân cư của một huyện dưới góc độ địa lý kinh tế xã hội vẫn còn rất hạn chế Đề tài

“Chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai): Thực trạng và giải pháp”

kế thừa những thành quả của những công trình nghiên cứu trước đó nhưng cũng đồng thời đưa ra những ý kiến, quan điểm và kết quả nghiên cứu của mình nhằm bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu CLCS dân cư dưới góc nhìn địa lý kinh tế xã hội

Trang 10

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Các quan điểm nghiên cứu

Các yếu tố xã hội, vật chất, dịch vụ vừa là yếu tố riêng biệt nhưng luôn vận động trong

mối liên hệ chặt chẽ theo hệ thống nhất tự nhiên, kinh tế xã hội sự phát triển của các yếu tố chuyên biệt vừa chịu sự tác động bởi những qui luật riêng lại vừa chịu sự tác động của

những qui luật thuộc hệ thống cao hơn

4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Đây là quan điểm truyền thống của Địa Lý học.Trong nghiên cứu, không thể không coi

việc nghiên cứu các đối tượng trên một lãnh thổ thống nhất.Tuy vậy, ở các lãnh thổ này vẫn

có sự khác biệt nhất định mà nhờ đó có thể phân định thành những lãnh thổ nhỏ hơn có mức

sống đồng nhất cao hơn Chính các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động lẫn nhau trên một lãnh thổ nhất định sẽ tạo nên những tính chất đặc thù riêng của lãnh thổ đó

4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Nếu như ở quan điểm lãnh thổ nói về tính không gian thì quan điểm lịch sử viễn cảnh nói lên tính thời gian Trong nghiên cứu Địa Lý, vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh là

cần thiết bởi các đối tượng đều có lịch sử hình thành riêng biệt Nếu không vận dụng quan điểm này, không nắm bắt được quá khứ của đối tượng thì khó có thể giải thích được sự phát triển hiện tại cũng như dự báo tương lai của đối tượng

CLCS luôn có sự biến động nhưng thường theo hướng tốt Nó phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình phát triển ngày một đi lên của các địa phương, quốc gia Đứng trên quan điểm lịch

sử viễn cảnh ta sẽ thấy rõ được chiều hướng thay đối đó

4.1.4 Quan điểm sinh thái

Các yếu tố tự nhiên môi trường có tác động mạnh mẽ đến CLCS dân cư mà con người

lại sống trong môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội đó Mức sống dân cư phụ thuộc chặt

chẽ vào hai yếu tố này và ngược lại khi mức sống cao thì sẽ có những tác động lại đối với môi trường sống Vì thế, khi nghiên cứu cần xem môi trường là một bộ phận của CLCS Chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Trang 11

Các nguồn tư liệu được thu thập từ nhiều cơ quan trong huyện, trong tỉnh và cả nước Các số liệu sử dụng trong bài luận được thu thập từ: cục thống kê tỉnh Đồng Nai, phòng

thống kê, phòng VHTT, phòng TCKH, phòng KTHT… của UBNN huyện Định Quán làm

nền tảng cho việc nghiên cứu trong phòng

4.2.2 Phương pháp thống kê, phân tích – so sánh – tổng hợp

Từ những số liệu thống kê, thu thập được sẽ tiến hành tính toán để có được những thông số cần thiết cho đề tài Ngoài ra, phân tích tìm ra cốt lõi của vấn đề và so sánh các kết

quả để từ đó tổng hợp và rút ra những kết luận chính xác về thực trạng CLCS dân cư huyện Định Quán

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Không gian nghiên cứu: huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

5.2 Thời gian nghiên cứu: 1999-2011

5.3 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát và điều tra những chỉ số cơ bản của CLCS: thu nhập bình quân, lương thực, y

tế, giáo dục, mức độ hưởng thụ văn hóa, môi trường sống của con người để cho thấy CLCS

ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai Từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp để đưa CLCS nơi đây phát triển bền vững

6 Cấu trúc đề tài: bao gồm mở đầu, nội dung và kết luận, cụ thể:

A Ph ần Mở đầu

B Ph ần Nội dung: chia làm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về nghiên cứu chất lượng cuộc sống

Chương 2: Các nhân tố tác động đến CLCS và thực trạng CLCS dân cư huyện Định Quán Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Định Quán

C K ết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Trang 12

C HƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG

1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống

1.1.1 Quan ni ệm về chất lượng cuộc sống

 Ch ất lượng

Nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) dân cư là mục tiêu phấn đấu của thế giới nói chung cũng như các quốc gia, các vùng nói riêng, đặc biệt là những vùng nghèo khó trên thế giới Trong thực tế người ta quen nói chất lượng có nghĩa: tuyệt vời của sản phẩm hay dịch vụ Có thể chấp nhận hiểu khái niệm chất lượng có nghĩa là sự có ích trong cuộc

sống con người, sự thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người

 Ch ất lượng cuộc sống

Mỗi giai cấp và tầng lớp trong xã hội có một quan điểm riêng về CLCS, nó bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau và các khía cạnh của CLCS đều rất quan trọng Tuy nhiên,

một số quan niệm xã hội nhấn mạnh vào khía cạnh này nhiều hơn khía cạnh khác

Chẳng hạn như ở xã hội theo chủ nghĩa duy vật sẽ nói rằng kinh tế là quan trọng nhất,

ngược lại xã hội hiện đại có thể nhấn mạnh hơn về khía cạnh chính trị, văn hóa, tinh

thần Chính vì lí do đó, niềm tin và giá trị của cá nhân ảnh hưởng tới định nghĩa của một xã

hội về CLCS

CLCS là sự phản ánh, đáp ứng các nhu cầu của xã hội và thực sự khó tiếp cận vì nó

phụ thuộc vào giá trị, cơ sở văn hóa của mỗi quốc gia, thời gian nghiên cứu cũng làm cho các quan niệm về CLCS trở nên đa dạng

Chất lượng cuộc sống (Quality of life) là một khái niệm rộng lớn, đã từng được hiểu

theo nhiều nghĩa khác nhau và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau và nó được hiểu

là sự thỏa mãn một số nhu cầu cơ bản của con người, thể hiện qua hai mặt: lối sống và mức

sống

 Mức sống là trình độ sinh hoạt vật chất của con người phản ánh trình độ đạt được về mặt sản xuất và là phương tiện để đánh giá CLCS

 Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân

tộc, giai cấp, nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế -

xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống (trong lao động, hưởng thụ, trong quan hệ, giữa người với người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa)

Trang 13

Vậy, mức sống nằm trong chất lượng cuộc sống, mức sống là thước đo về phúc lợi vật

chất còn chất lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần

Trong các tác phẩm của C.Mác hay của các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill đã có tư tưởng mở rộng và đề cao các giá trị về CLCS của con người CLCS được xem là mục đích trong việc tạo điều kiện thuận lợi giúp con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú

Theo R.C.Sharma (1988) thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội Trong tác phẩm nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất

lượng cuộc sống”, ông đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng

(hạnh phúc hoặc thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người Thêm vào đó, chất lượng là sự

cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống” Theo R.C.Sharma thì mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS

Trong xã hội hiện đại, khái niệm chất lượng cuộc sống thường được đồng nhất với khái niệm thoải mái tối ưu Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao chất lượng

cuộc sống là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các

sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được

Để định lượng khái niệm CLCS, ở Thái Lan đã xây dựng 37 chỉ tiêu phản ánh các

nội dung cốt lõi của CLCS là ăn, mặc, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục và thông tin, an toàn, việc làm Từ đó, đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống theo 3

mức: yếu kém (1 sao), trung bình (2 sao) và khá (3 sao)

Một khái niệm mang tính chất đơn giản hơn nhằm đánh giá CLCS là vấn đề phát triển con người Theo UNDP, “phát triển con người” là quá trình nâng cao năng lực cho

các cộng đồng và cá nhân, sự gia tăng cơ hội cho mọi người để có thể tiếp cận với các điều

kiện sống, học tập tốt hơn Phát triển con người phải đảm bảo tính bền vững, bình đẳng

và nâng cao vị thế của nó Vấn đề phát triển con người được cải thiện sẽ là điều kiện cho con người cải thiện cuộc sống của mình và tạo ra sự kết hợp các nguồn vật chất và nguồn

vốn con người có hiệu quả hơn

Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu

Trang 14

của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người Mức đáp ứng

đó càng cao thì CLCS càng cao Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môi trường

và sự an toàn của môi trường Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm bảo

bởi những nguồn lực cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh

thần đầy đủ Đồng thời, con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không

bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm về chất lượng cuộc sống như sau:

1.1.2 Các tiêu chí ph ản ánh chất lượng cuộc sống dân cư

CLCS dân cư là vấn đề tương đối phức tạp, khó có một chỉ tiêu cụ thể nào mang tính

tổng hợp để đo lường và so sánh Trong khuôn khổ của đề tài, dựa vào một số tiêu chí: thu

nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế và điều kiện sống của con người

1.1.2.1 Ch ỉ số phát triển con người (The Human Development Index–HDI) tiêu chí

t ổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống

Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã

hội của mỗi quốc gia và thế giới Việc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự phát triển con

người có ý nghĩa rất quan trọng Trước đây người ta thường dựa vào tiêu chí GDP(Gross Domestic Product )/người hoặc GNI(Gross national income)/người để phân chia thành các nhóm nước giàu và nghèo Tuy nhiên, thực tế cho rằng, không phải bất cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao, chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và phúc

lợi xã hội của con người Ngược lại, nhiều quốc gia thu nhập bình quân đầu người chỉ ở

mức trung bình, thấp, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nhưng lại quan tâm đến mục tiêu giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân Từ những năm 1990, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra chỉ số phát triển con người HDI (Human

Chỉ số phát triển giới (GDI) Trong khuôn khổ đề tài này cho rằng chỉ số HDI là tổng hợp

và phù hợp nhất để đánh giá CLCS dân cư huyện Định Quán

HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được

Trang 15

những khát vọng chung của họ Đó là có sức khỏe dồi dào, có tri thức và mức thu nhập cao

Chỉ số HDI đo thành tựu của mỗi quốc gia trên ba lĩnh vực cơ bản:

 Một cuộc sống dài lâu và mạnh khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình dự kiến từ lúc sinh

 Kiến thức của dân cư được đo bằng tỉ lệ người biết chữ (với trọng số 2/3) và tỉ lệ

nhập học các cấp (tiểu học, THCS, THPT và Đại học với trọng số 1/3), cụ thể là:

Trong đó:

G: chỉ số phát triển giáo dục a: tỉ lệ người lớn biết chữ (%) b: tỉ lệ nhập học các cấp (%)

 Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity – PPP), tính bằng USD

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng

mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định, thường là

một năm

- Phương pháp sức mua tương đương (PPP) do Liên Hợp Quốc đưa ra cho phép có

sự so sánh chuẩn về giá trị thực tế giữa các quốc gia Tại mức giá PPP, 1 USD có sức mua đối với GDP trong nước ngang bằng USD đó

Như vậy, chỉ tiêu GDP điều chỉnh theo PPP tính bằng USD phản ánh đúng hơn kết

quả sản xuất hàng hóa và dịch vụ của từng quốc gia và được so sánh trên cùng một mặt

bằng là sức mua tương đương GDP và PPP bình quân đầu người được tính bằng tổng sản

phẩm quốc nội và GDP được chuyển đổi theo phương pháp sức mua của một quốc gia chia cho tổng số dân cư ở một thời kỳ nhất định, đơn vị tính là USD/người

2 3

a b

Trang 16

THƯỚC

ĐO

Cuộc sống dài lâu, khỏe

Tỉ lệ người

lớn biết

chữ

Tỉ lệ

nhập học các cấp

GDP thực tế bình quân đầu người (PPP/USD)

Ch ỉ số tuổi thọ (I 1 )

Ch ỉ số giáo dục (I 2 )

Ch ỉ số GDP (I3)

Ch ỉ số phát triển con người

(HDI)

Hình 1.1 Ch ỉ số phát triển con người

Để tính được giá trị HDI, trước hết cần tính ba chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu

và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau:

Chỉ số thước đo thành phần = Giá trị thực – Giá trị tối thiểu

Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu Các giá trị biên (tối đa – max và tối thiểu – min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/

người thực tế theo PPP cho tất cả các nước – là giá trị quốc tế

B ảng 1.1 Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI

Đại học Sư phạm - Hà Nội)

Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau:

I3= log (giá trị thực) – log(giá trị tối thiểu)

Trang 17

log (giá trị tối đa) – log(giá trị tối thiểu)

Tổng hợp ba chỉ số thành phần sẽ có được chỉ số HDI theo công thức sau:

3

Trong đó: I1: Chỉ số tuổi thọ I2: Chỉ số giáo dục I3: Chỉ số thu nhập

B ảng 1.2 Bảng xếp hạng một số quốc gia về HDI năm 2010 (trong 169 quốc gia)

Q uốc gia Xếp hạng

HDI

GDP/người (PPP)

Tuổi thọ trung bình (năm)

sẽ giảm

Một số quốc gia khác có mức thu nhập thấp nhưng chính phủ quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên

B ảng 1.3 Các nước có thu nhập như nhau nhưng có sự khác nhau về HDI

Trang 18

có nghĩa trình độ phát triển và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 thì trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp Trên cơ sở này, Cơ quan báo cáo của con người của Liên Hợp Quốc đã phân chia thành các nhóm nước sau:

o Nhóm HDI thấp: có giá trị từ 0,000 - 0,499

o Nhóm HDI trung bình: có giá trị từ 0,500 - 0,799

o Nhóm HDI cao: có giá trị từ 0,800 - 1,000

Trong số 169 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI năm 2010, 42 quốc gia xếp

hạng rất cao, 43 quốc gia xếp hạng HDI cao, 42 quốc gia xếp hạng HDI trung bình, 42

quốc gia xếp hạng HDI thấp, trong đó Việt Nam xếp hạng 113 với giá trị 0,728

B ảng 1.4 So sánh mức thu nhập và chỉ số HDI giữa các quốc gia năm 2010

những tiến bộ trong lý thuyết và đo lường, khuyến khích đưa bất bình đẳng và nghèo đói trở thành các vấn đề trung tâm trong khuôn khổ phát triển con người Những cách đo

lường mới đề cập ở trên mang lại nhiều kết quả và thêm cách nhìn nhận mới cho xã

hội, đó là cần tập trung hơn vào công tác xây dựng chính sách phát triển nhằm cải thiện

sự bất bình đẳng, cung cấp các dịch vụ cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

1.1.2.2 Ch ỉ số thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập là một phương tiện rất quan trọng để mở rộng sự lựa chọn của con người

và được sử dụng trong chỉ số HDI như một yếu tố phản ánh mức sống đầy đủ Thu nhập

có tầm quan trọng nhất định trong việc quyết định khả năng con người sử dụng các nguồn lực cần thiết để tiếp cận được với nhu cầu thiết yếu của con người và mang đến

Trang 19

nhiều lựa chọn hơn

 GDP và GDP bình quân đầu người

Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều lựa chọn tiêu chí thu nhập bình quân theo đầu người (GDP/người hay GNI/người hoặc GNP/người) là tiêu chí chính để đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kỳ nhất định, thường là một năm GDP

là một trong 3 chỉ số đánh giá phát triển nhân bản HDI Tổng sản phẩm trong nước thể

hiện số lượng nguồn của cải làm ra ở bên trong quốc gia, thể hiện sự phồn vinh và khả

năng phát triển kinh tế

Vậy, GNI = GDP + nguồn thu từ nước ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho người

nước ngoài (Thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu do người lao động từ nước ngoài gửi về, thu nhập phải chuyển cho người nước ngoài do vốn đầu tư

của họ trong nước) Do đó, GNI là thước đo tổng hợp lớn của thu nhập quốc dân GNI chỉ

rõ sở hữu và hưởng thụ được nguồn của cải làm ra

GNI và GDP bình quân đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tổng dân số

của quốc gia đó ở cùng thời điểm Việc tính GNI/người và GDP/người có ý nghĩa rất

lớn, thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng và trình độ phát triển kinh tế và

mức sống của người dân ở từng nước

Trên thế giới, ngoài GDP và GDP/người của mỗi nước được quy đổi sang USD quốc

tế, Liên Hợp Quốc còn đưa ra phương pháp tính thu nhập của dân cư theo sức mua tương đương (PPP) Tỉ giá này cho phép so sánh về chuẩn mực giá thực tế giữa các nước, vì CLCS của dân cư ở các nước không chỉ khác biệt do ảnh hưởng đơn thuần của giá trị thu

nhập theo đầu người mà còn sẽ bị chi phối lại do giá cả sinh hoạt của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau

GDP bình quân đầu người được tính bằng USD/người, ở Việt Nam được tính bằng USD/người hoặc bằng Việt Nam đồng/người Thông qua tiêu chí này chúng ta có thể đánh giá được trình độ kinh tế, mức sống của mỗi người dân trong từng nước hoặc so sánh giữa các địa phương

GDP có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu về CLCS, vì GDP lớn sẽ dẫn đến mức

sống cao hơn, giữa những nước giàu và nước nghèo có GDP bình quân đầu người chênh

lệch rất lớn

Trang 20

B ảng 1.5 Xếp hạng chênh lệch GDP giữa các nước giàu và nước nghèo 2010

STT Quốc gia

GDP thực tế đầu người (USD)

Tuổi thọ trung bình (năm)

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành

Bảng số liệu trên cho thấy 10 nước đông dân nhất thế giới xếp theo thứ hạng GDP bình quân theo đầu người, những con số này chỉ ra một xu hướng rằng: ở các giàu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, tuổi thọ trung bình trên 80 tuổi, tỷ lệ người biết chữ là 99%, ở các

nước nghèo như Pakistan, Banglades, tuổi thọ trung bình của người dân chỉ trên 60 tuổi,

và chỉ có trên 50% dân số biết chữ Như vậy có thể khẳng định, GDP của một quốc gia

có liên quan chặt chẽ với mức sống của người dân nước đó

 Thu nh ập bình quân đầu người của hộ gia đình

Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ tiền và hiện vật mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm:

- Thu từ tiền công, tiền lương

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (đã trừ chi phí và thuế sản xuất)

- Thu từ sản xuất ngành nghề

- Thu khác

 Chỉ số nghèo đói

Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, thiếu thốn về thu nhập, về cơ

hội, về tài sản vật chất, thể chất cũng như tinh thần gây cản trở cho sự phát triển một cách đầy đủ mọi tiềm năng của con người

Nghèo đói là một khái niệm đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới để chỉ mức sống

Trang 21

đồng hay các quốc gia khác

Nghèo đói là không có khả năng đảm bảo được sức khỏe và cuộc sống, không có

khả năng có thể tiếp cận đến các nguồn tri thức, thu nhập thấp không được đảm bảo các nhu

cầu tối thiểu của cuộc sống như sử dụng nước sạch, không được tiếp cận dịch vụ khám

chữa bệnh, không được đảm bảo mức dinh dưỡng Theo quan niệm trên, để đo lường một cách tổng hợp tình trạng đói nghèo hiện nay người ta sử dụng chỉ số nghèo đói tổng hợp

HPI (Human Poverty Index) Chỉ số HPI được phân thành hai loại: HPI-2 dùng cho các

nước công nghiệp hóa và HPI-1 dùng cho các nước đang phát triển Chỉ số HPI-1 được tính dựa vào ba thước đo cơ bản là:

- Tính dễ tổn thương dẫn đến cái chết ở độ tuổi tương đối trẻ được đo bằng xác suất không thọ quá 40 tuổi (P1)

- Sự bị loại trừ ra khỏi thế giới của những người biết chữ và có khả năng giao tiếp, được đo bằng tỉ lệ người lớn mù chữ (P2)

- Sự thiếu khả năng tiếp cận với những thành quả kinh tế chung (P3) được đo lường

bằng ba biến số: tỉ lệ người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch (P31),

tỉ số người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế (P32) và tỉ lệ trẻ em dưới 5

tuổi thiếu cân và suy dinh dưỡng (P33) Giá trị biến P3 được tính là:

Chỉ số nghèo đói HPI-1 được tính theo công thức:

Về cơ bản, đói nghèo được xác định trong mối tương quan xã hội Có hai dạng đói nghèo: nghèo về thu nhập (nghèo tuyệt đối) và nghèo về con người (nghèo tương đối) Nghèo về con người được xác định bằng mức thu nhập để chi hàng hóa, dịch vụ theo mức nghèo lương thực, thực phẩm và cả những chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu ngoài lương

Trang 22

sống trung bình đạt được Chuẩn này cũng không có sự thống nhất giữa các quốc gia Nhìn chung trên thế giới các nước phát triển xác định chuẩn nghèo dựa trên 1/2 thu nhập bình quân còn các nước đang phát triển là 1/3 thu nhập bình quân

Chuẩn nghèo tuyệt đối tức là chuẩn nghèo 1-2 USD/ngày/người Chuẩn nghèo quốc

tế do Liên hiệp quốc công bố và quy định 2 USD/ngày/người cho các nước phát triển, 1 USD/ngày/người cho các nước đang phát triển Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước đang phát triển cũng nâng dần chuẩn lên 2 USD/ngày/người

Việc tồn tại đồng thời hai chuẩn nghèo với phương pháp tiếp cận và nội dung tính toán khác nhau dẫn đến có sự khác biệt lớn về tỉ lệ đói nghèo trong một quốc gia Vì vậy,

việc xây dựng chuẩn nghèo mới là có tính cấp thiết cần được thực hiện Bộ LĐ-TB-XH,

Tổng cục thống kê và các cơ quan liên quan đã nghiên cứu đưa ra chuẩn nghèo thống nhất cho cả nước Tỉ lệ hộ nghèo được tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ gia đình

B ảng 1.6 Chuẩn nghèo của Việt Nam qua một số giai đoạn từ 2002-2015

Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo được xác định là hộ nghèo

Tỉ lệ hộ nghèo: là phần trăm số hộ có mức thu nhập/chi tiêu bình quân theo đầu

người thấp hơn chuẩn nghèo

1.1.2.3 Ch ỉ số về giáo dục

 Giáo d ục

Là một trong những chỉ số cơ bản nói lên CLCS, trình độ học vấn của mỗi nước phản ánh mức độ phát triển của quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư

Trang 23

Trình độ học vấn cao là điều kiện rất quan trọng để con người phát triển toàn diện, dễ thích ứng với điều kiện phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật Do đó, ngày nay trên

thế giới, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân

cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ

 Trình độ văn hóa và tay nghề

Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước

Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau đồng

thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia Các nước có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và trình độ tay nghề trong khối dân cư

thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp

Hiện nay, trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự chuyển

biến theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ

người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang là

những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao

Hiện nay, ở các quốc gia đang phát triển tình hình này đang có sự chuyển biến theo

Trang 24

hướng tích cực, CLCS của dân cư ngày càng được cải thiện, tỉ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học từ

thấp ngày càng cao Trên thế giới hiện nay còn 21,4% số dân từ 15 tuổi trở lên không biết

chữ, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 23,3%, trong đó ở các nước phát triển chỉ có 2,1%, số dân không biết chữ đặc biệt cao ở một số nước Châu Á và Châu Phi

 Số năm đến trường

Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số quan

trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia Số năm đến trường là

số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia Các nước có thu nhập

thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm, thậm chí ở Châu Phi có một số

nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm) Các nước có thu nhập trung bình có số

năm đi học trung bình thường là 5,3 năm Các nước có thu nhập cao thì chỉ số này rất cao,

thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm ) Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học của nam giới thường cao hơn nữ giới Chỉ số số năm đến trường là một trong các chỉ số phản ánh trung thực CLCS của từng nước

1.1.2.4 Ch ỉ số tuổi thọ

Sức khỏe là vốn quý và là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người Sức khỏe toàn dân là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát triển của

mỗi quốc gia, là tương lai của dân tộc Sức khỏe là yếu tố cơ bản của chất lượng cuộc

sống dân cư Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển Việc chăm sóc

tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờ kéo dài tuổi thọ Các quốc gia trên toàn thế giới không chỉ quan tâm về mặt số lượng mà còn chú ý đến chất lượng dân số, chất lượng nòi giống, trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực cho con người

Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của một quốc gia, người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỉ lệ người chết, tuổi thọ bình quân, tình trạng dinh dưỡng, tỉ lệ người có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân, ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầu người)

 Tu ổi thọ bình quân: Là số năm trung bình của một người có khả năng sống

được Chỉ số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong, đặc biệt là tử vong ở trẻ em Các phương pháp tính tuổi thọ trung bình:

- Phương pháp lập bảng sống và tính tuổi thọ trung bình dựa trên số liệu về người

Trang 25

chết và dân số chia theo độ tuổi (tỉ suất chết đặc trưng theo độ tuổi)

- Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ tuổi

của hai cuộc Tổng điều tra dân số)

- Phương pháp ước lượng qua số liệu về tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và bảng sống

mẫu Mức độ chính xác của tuổi thọ tính theo phương pháp này phụ thuộc vào mức độ chính xác của tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và phải chọn được bảng sống mẫu phù hợp Tuy nhiên, do số trẻ chết dưới 1 tuổi và số trẻ sinh trong năm thường dễ thu thập nên tỉ

suất chết của trẻ sơ sinh có thể xác định tương đối chính xác Vì vậy, phương pháp này được các nước đang phát triển có trình độ thống kê yếu sử dụng một cách phổ biến

Nhìn chung, khi thu nhập bình quân theo đầu người càng cao thì tuổi thọ trung bình càng tăng Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước, nhưng đặc biệt

lại giảm mạnh ở một số nước mà nguyên nhân không chỉ do mức thu nhập thấp mà còn

do ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh tật gây tử vong, trong đó nơi ảnh hưởng nặng nề

nhất vẫn là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi

 Các d ịch vụ y tế: Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con

người và CLCS Các dịch vụ y tế làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả trong hiện

tại lẫn tương lai Các tiêu chí phản ánh mức độ được đáp ứng về dịch vụ y tế như: số bệnh

viện, trạm xá, số giường bệnh, số cán bộ y tế/10.000 dân

1.1.2.5 Các tiêu chí khác

Lương thực và dinh dưỡng

Nhu cầu về lương thực là nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người, nhu cầu đó thể

hiện ở hai mặt: số lượng và chất lượng thay đổi theo độ tuổi, giới tính, mức độ lao động… Lương thực – thực phẩm cùng với chế độ ăn uống theo khẩu phần vá cơ cấu bữa ăn là

những yếu tố cơ bản tạo nên dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thê người (prôtêin, gluxit, lipit, vitamin, khoáng chất) Nếu khẩu phần ăn thiếu một vài chất này coi như không đủ

chất lượng, trong đó quan trọng nhất là thành phần prôtêin (đạm) Và có thể nói đạm là

một tiêu chí quan trọng nói lên mức sống của hộ gia đình, một cộng đồng, quốc gia

Theo tiêu chí trên thì mức sống của nhân dân ở các khu vực trên thế giới có sự khác

biệt rất lớn do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ sản xuất của xã hội, năng lực lao động của con người trong xã hội, quy mô gia đình và sự phát triển của dân số Ở các nước đang phát triển, việc cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên đất đai (trồng trọt và chăn nuôi) Và có đến 88% lương thực thực phẩm từ trồng

Trang 26

trọt, 10% từ chăn nuôi và 2% từ thủy sản, cuộc sống của 70% dân số thế giới phụ thuộc 10 – 11% diện tích bề mặt đất Hiện nay, ở các nước đang phát triển có đến 60% gia đình thiếu ăn triền miên, có ít nhất 1 tỷ người trên Trái đất đang bị nạn đói đe dọa ở các nước châu Phi

Trong quá trình sống và lao động, cơ thể con người phải thường xuyên tiêu hao năng

lượng Năng lượng tiêu hao của con người do thức ăn cung cấp nhằm tái sản xuất sức lao động, người ta quy ước dùng đơn vị calo để đo nhu cầu năng lượng cơ thể Số calo tiêu dùng hằng ngày cho một người được coi là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhu

cầu thiết yếu

Chính vì có sự cách biệt trong thu nhập giữa các nhóm nước dẫn đến khoảng cách

rất lớn về nhu cầu dinh dưỡng cũng như các khía cạnh khác của con người nhất là ảnh

hưởng tới tuổi thọ trung bình của người dân

Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt: Vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng là

yếu tố quan trọng phản ánh CLCS của dân cư Điều kiện sử dụng điện được phản ánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, số KWh tiêu thụ tính bình quân đầu người/tháng Nhu cầu và khả năng sử dụng điện phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức

sống của người dân ở mỗi quốc gia Theo đánh giá của UNDP(United Nations Development Programme), mặc dù hiện nay đã bước sang đầu thế kỷ XXI, nhưng điều

kiện sống của các nước đang phát triển bị tụt hậu so với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới về nhiều mặt

Cùng với yếu tố lương thực – dinh dưỡng, điều kiện sử dụng nước sạch, tình hình

sử dụng điện cũng có sự phân hóa giữa các nước Các nước đang phát triển và chậm phát triển mức tiêu thụ điện năng bình quân theo đầu người thấp hơn nhiều so với các

nước có nền kinh tế phát triển

 S ử dụng nước sạch: Sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu cơ bản và cấp thiết

của con người Đây là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS của dân cư

Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện sử dụng nước sạch của dân cư là tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước ngầm, nước khai thác từ nguồn lộ thiên

Trang 27

chủ yếu là các cộng đồng da màu có mức sống thấp, các cộng đồng nhập cư hàng năm chưa

có điều kiện ổn định cho cuộc sống của mình Còn đối với các nước đang phát triển hiện nay thì tỷ lệ người dân không được sử dụng nước sạch ngày càng tăng do nguồn nước bị

ô nhiễm Ở các nước chậm phát triển vùng Nam Phi, cận Sahara thì sự khan hiếm nguồn

nước, đặc biệt là nguồn nước sạch ngày càng trở nên phổ biến Theo tính toán của WB, trong số 4,4 tỷ người sống ở các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới thì có tới 1/3 trong số đó không được sử dụng nguồn nước sạch

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 61% dân số thế giới, nhưng các nguồn

nước dành cho khu vực này chỉ tương đương 1/3 tổng số nguồn nước trên toàn cầu Hơn

500 triệu người ở đây không có cơ hội tiếp cận với nước an toàn và 1,8 tỷ người không được sống trong điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn Chỉ riêng trong khu vực Châu Á thì năm

2004, tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch cũng có sự cách biệt rất lớn: Singapore 100%, Nepal 90%, Campuchia 51%, Lào 41%

Hiện nay, cùng với sự xuất hiện của các siêu đô thị trên 10 triệu dân như: Bombay, Calcuttal, New Dehli, Thượng Hải, Mexico City,… đã làm cho nguồn nước đô thị bị ô nhiễm nặng nề, điện sinh hoạt thiếu thốn, nhà ổ chuột chen chúc… đã làm cho CLCS của

người dân đô thị nơi đây giảm sút nghiêm trọng, xuất hiện nhiều căn bệnh đô thị Do đó,

vấn đề nước sạch được xem như là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

của người dân

Điều kiện nhà ở: Có hai tiêu chí để đánh giá điều kiện nhà ở là diện tích nhà ở và

chất lượng nhà ở Diện tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số m2/người Chất lượng nhà ở thường chia làm ba loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố và nhà tạm Ở các nước phát triển chỉ số này rất cao thường là 15 – 20 m2/người, nhưng ở các nước đang phát triển thì

diện tích nhà ở bình quân thấp đặc biệt là khu vực đô thị nhu cầu nhà ở trở nên là vấn đề gay gắt, do sức ép tăng dân số trong khu vực đô thị (chủ yếu là gia tăng cơ học)

1.1.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư

 V ị trí địa lí

Vị trí địa lí tự nhiên thuận lợi có thể tạo điều kiện cho quốc gia đó phát triển kinh

tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp thế mạnh qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và cải thiện CLCS dân cư

Vị trí địa lí KTXH cũng có vai trò rất quan trọng đối với CLCS dân cư Nếu một quốc

Trang 28

gia có vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế -

xã hội và mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế

 Các nhân t ố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến CLCS như điều kiện cư trú của dân cư, chất lượng môi trường sống và khả năng khai thác trực tiếp các tài nguyên làm nguồn sống cho dân cư (đất đai, khí hậu, nguồn nước )

 Các nhân t ố kinh tế xã hội

 Quy mô dân số: Dân số quá đông sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng các nhu cầu

vật chất và tinh thần vốn hạn chế của xã hội Dân số quá ít sẽ tạo ra sự khan hiếm nguồn

lực về con người vốn là động lực chính để tạo ra CLCS

 Gia tăng dân số: Bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học Trong phạm vi của

một quốc gia, nếu tỉ lệ này vượt quá mức 3%/năm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến

việc nâng cao CLCS do khối lượng của cải vật chất làm ra hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng Tốc độ gia tăng dân số quá cao hoặc quá thấp đều làm nảy sinh nhiều

 Cơ cấu độ tuổi: Cơ cấu dân số trẻ sẽ dễ nảy sinh tình trạng thiếu việc làm, thu nhập

thấp, tình trạng suy dưỡng, tử vong ở trẻ em do thiếu điều kiện chăm sóc y tế, nạn thất

học do thiếu điều kiện giáo dục Ngược lại, dân số già sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nguồn nhân lực và tăng nhu cầu dịch vụ chăm sóc người già

 Các nhân t ố kinh tế

Chính sách của quốc gia và địa phương có ảnh hưởng đáng kể đến CLCS dân cư

Những thay đổi về chất trong chính sách vĩ mô như:

- Chính sách xóa đói, giảm nghèo thể hiện ở sự mở rộng cơ hội việc làm và tạo thu

nhập cho nhóm người nghèo; làm giảm bớt nguy cơ và tăng khả năng ứng phó với những

rủi ro cho người nghèo; bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương; tạo việc làm và

giảm thất nghiệp

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các địa

phương

Trang 29

- Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo thông qua việc tạo lập môi trường thông thoáng, cũng như hỗ trợ trực tiếp trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm, tạo điều

kiện vay vốn, đất đai, nâng cao tay nghề

- Chính sách mở cửa và hội nhập đã giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng các

vật tư, thiết bị máy móc nông nghiệp và công nghệ và mở rộng thị trường, tăng thêm thu

nhập cho người dân

1.2 Th ực tiễn về CLCS dân cư trên thế giới và tỉnh Đồng Nai

1.2.1 Trên th ế giới

 V ề thu nhập

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới từ năm 1994 đến nay có sự phân hóa rõ rệt

giữa mức sống của các quốc gia và các khu vực trên thế giới Số người có thu nhập cao gấp

60 lần thu nhập của người nghèo Theo báo cáo năm 2005 thì 1/6 dân số thế giới sản xuất

ra 78% hàng hóa, dịch vụ và nhận được 78% thu nhập của toàn thế giới, với mức thu nhập trung bình 70 USD/ngày Khoảng 3/5 dân số thế giới tập trung ở 61 nước nghèo nhất chỉ

nhận được 6% tổng thu nhập của thế giới, trung bình mỗi người thu nhập 2 USD/ngày

Một con số quá thấp, trong khi đó có khoảng 7/1000 trẻ em ở các nước có thu nhập cao

chết trước khi 5 tuổi, con số này là 95/1000 ở các nước có thu nhập thấp

Số người sống cực kỳ nghèo khổ với mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày tương đối ổn định đã tăng nhanh vào đầu thập niên 90 ở con số 1,3 tỉ người và giảm dần theo thời gian, đến 2005 chỉ còn xấp xỉ 1 tỉ người

Số người nghèo ở vùng châu Á – Thái Bình Dương giảm dần từ 452 triệu năm 1990

xuống 248 triệu người vào năm 2008, thành công nhất là ở Trung Quốc và một số nước Đông Á khác Hầu hết các vùng còn lại trên thế giới đều có số người nghèo tăng lên đáng

kể trong khoảng thời gian tương ứng: ở Nam Á tăng từ 495 triệu người lên 522 triệu

người, vùng cận Sahara tăng từ 241 lên 291 triệu người

Các nước Mỹ Latinh và Caribê có 15% dân số sống với mức thu nhập dưới 1 USD/ngày và 36% sống dưới mức 2 USD/ngày Các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi ở Đông Âu và Trung Âu có rất ít người nghèo vào năm 1990 nhưng

hiện nay con số này là 5% dân số có thu nhập dưới 1 USD/ngày và 20% thu nhập dưới

2 USD/ngày, ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi các con số này là 2% và 22%

Trang 30

B ảng 1.7 Xếp hạng chênh lệch GDP giữa các nước giàu và nước nghèo 2010

STT Quốc gia

GDP thực tế đầu người (USD)

Tuổi thọ trung bình (năm)

Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành

Mức chênh lệch về thu nhập thực tế giữa những nước giàu và những nước nghèo

có khoảng cách khá xa, khoảng 47 lần, từ thu nhập kéo theo việc ảnh hướng đến tuổi thọ và trình độ văn hóa thông qua tỉ lệ biết chữ của người trưởng thành ở những nước có thu

nhập cao (Hoa Kỳ, Nhật Bản…) thì tuổi thọ trung bình và tỉ lệ người biết chữ rất cao, còn

ở các nước nghèo thì ngược lại

Việt Nam trong quá trình đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo nên tỉ lệ đói nghèo đã giảm nhanh chóng

 Ch ế độ dinh dưỡng

Từ yếu tố thu nhập thực tế đã tạo ra điều kiện dinh dưỡng của các nhóm nước trên

thế giới cũng có sự khác biệt, mức độ đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ tập trung vào các nhóm thu nhập cao, tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn diễn ra ở các nước nghèo, thu nhập

thấp, thể hiện qua bảng số liệu sau:

B ảng 1.8 Tuổi thọ và điều kiện dinh dưỡng tính trung bình 1 người/ngày của 2 nhóm

nước thu nhập cao nhất và thấp nhất thế giới năm 2007

Trang 31

STT Nước

Lượng calo 1 người/ngày

Tuổi

thọ trung bình

Lượng calo 1 người/ngà

y

Tuổi

thọ trung bình

Nếu trong khẩu phần ăn ở các nước phát triển là 90g/ngày/người với 3000 kalo trong

đó 50% chất protein, thì đối với các nước đang phát triển chỉ có 60g/ngày/người với 200 kalo với 15% protein, tình trạng này dẫn đến hiện trạng suy dinh dưỡng nhiều ở các nước đang phát triển, nhất là mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

 M ức độ tiêu thụ điện năng: Thể hiện sự phát triển và trình độ văn minh của con

người Tuy nhiên, việc tiêu thụ điện năng cũng khác nhau ở các nhóm nước

B ảng 1.9 Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người thế giới 2004

Tiêu thụ điện (Kwh) Mức độ điện khí hóa (%),

Trang 32

13 lần (1990) lên 26,4 lần (2010) Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt được các tiến

bộ nhanh chóng về học vấn, trình độ y tế, giáo dục, trong giai đoạn 1975 – 1999 thu nhập bình quân đầu người tăng lên 4 lần, đặc biệt là Trung Quốc tăng 21 lần trong vòng 40

năm Song song với các khu vực đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao chất

lượng cuộc sống thì Châu Phi đứng trước nguy cơ tụt hậu, đói nghèo, nợ nần, bệnh tật luôn đe dọa đời sống dân cư của “lục địa đen” này, tuổi thọ trung bình chỉ đạt 48,8 năm

Cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vòng vài thập kỷ đã làm cho 34 triệu người

mất việc, 64 triệu người rơi xuống mức dưới chuẩn nghèo, thu nhập 1,25USD/ngày, chất

lượng cuộc sống khó cải thiện được

1.2.2 Khái quát v ề chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với các tỉnh thành khác trong toàn vùng Đông Nam Bộ và cả nước, vì thế CLCS dân cư của tỉnh tương đối cao và ngày càng được cải thiện

 GDP và GDP bình quân đầu người

 Thu nhập

Từ năm 2005 – 2010, GDP của tỉnh đã tăng với tốc độ tương đối nhanh, quy mô GDP năm 2005 là 27.940 tỷ đồng (giá thực tế) thì đến năm 2010 đã tăng lên gần 75.900 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 2,7 lần

B ảng 1.10 Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đồng Nai

Tổng GDP

(tỷ đồng) 27.940,0 43.036,0 54.075,5 61.984,1 75.899,0

Trang 33

GDP/người

GDP bình quân theo đầu người cũng có xu hướng tăng nhanh, năm 2005 là 12,7 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng lên 29,6 triệu đồng Đây chính là một trong những yếu tố, động lực quan trọng góp phần nâng cao CLCS dân cư

Bảng 1.11 So sánh GDP bình quân đầu người của Đồng Nai so với các tỉnh thành trong

Mặc dù GDP bình quân của tỉnh không ngừng tăng lên trong thời gian qua, đến năm

2010 GDP bình quân đã đạt 1.515 USD/người, tăng 3,2 lần so với năm 2000 nhưng so với

một số tỉnh thành khác trong toàn vùng ĐNB, thu nhập bình quân của tỉnh có vị trí thấp Nếu như năm 2000, vị trí của tỉnh còn đứng thứ 4/5 (cao hơn Tây Ninh) thì đến năm 2010

đã tụt xuống cuối bảng Mặc dù GDP bình quân không ngừng tăng nhưng tại thời điểm

2010, tỉnh chỉ bằng khoảng ½ so với TP.HCM và chỉ bằng 1/5 so với Bà Rịa Vũng Tàu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Tổng thu nhập

thấp kéo theo thu nhập bình quân theo đầu người thấp, với con số như thế này, 13 năm sau GDP bình quân của tỉnh mới đuổi kịp TP.HCM và phải mất 59 năm nữa mới bằng giá trị hiện tại của Bà Rịa Vũng Tàu

 Chi tiêu

Chi tiêu của các hộ gia đình cũng có xu hướng tăng theo thời gian, năm 2010 chi tiêu bình quân là 1255,5 nghìn đồng/tháng, cao hơn gấp 2 lần so năm 2006 và bằng 76,9% thu nhập Trong đó, chi tiêu cho đời sống là 87,54%, chi tiêu khác là 12,46%

Mức chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị là 1504,9 nghìn đồng/tháng (cao gấp 2

lần so với 2006), ở nông thôn là 1117,1 nghìn đồng/tháng (cao gấp 1,8 lần so với 2006) Chi tiêu chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thấp nhất đối với nông thôn là 2,3 lần, trong khi đó ở thành thị cao hơn khoảng 3 lần

Trang 34

B ảng 1.12 Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng (nghìn đồng)

Phân theo kho ản chi

Trong các khoản chi hiện nay, chi cho lương thực thực phẩm nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu ăn uống của người dân được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư Tỷ trọng này càng cao thì chứng tỏ mức sống cao và ngược lại Nguyên nhân chính là do khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu ăn uống của người dân cũng tăng theo Đến năm 2010, con số này ở Đồng Nai là 44,9%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn vùng ĐNB (56,3%), điều này chứng tỏ một bộ phận dân cư trong tỉnh có mức thu nhập còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn

Bảng: 1.13 Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Đồng Nai 2000-2010

(Nguồn: Tổng cục thống kê Đồng Nai 2010)

Mặc dù là tỉnh có có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và công nghiệp phát triển khá vững chắc trong thời gian qua Năng suất lao động trong lĩnh vực công nghiệp luôn cao hơn gấp 10 lần nông nghiệp, tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo, mức sống

giữa thành thị và nông thôn của tỉnh còn khá lớn, nhất là bộ phận dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa của huyện Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú gặp rất nhiều khó khăn Năm

2000, toàn tỉnh có 52.827 hộ nghèo chiếm 12,59% đến năm 2003 còn 24.808 hộ đã giảm 5,61% và đến năm 2010 toàn tỉnh có số tỉ lệ hộ nghèo là 1,24%

Trong 5 năm từ 2006 – 2010, chương trình giảm nghèo của tỉnh Đồng Nai đã giảm được 14.485 hộ nghèo, đạt 141,5% so với kế hoạch đặt ra, hiện nay chỉ còn 1,24% tập trung nhiều ở các xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ, Định Quán và

Trang 35

Thành phố Hồ Chí Minh là 0,006% và Bình Dương là 0,01%) Đây là thành tựu đáng khích

lệ trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo tại địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao

mức sống cho người dân trong các địa phương trong tỉnh

 Về chế độ dinh dưỡng

Việc phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu cầu lương

thực và dinh dưỡng cho con người Khi nhu cầu dinh dưỡng được đảm bảo thì con người

sẽ khỏe mạnh, năng suất và hiệu quả làm việc cao hơn, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm Trong giai đoạn 2006-2010, mức tăng trưởng nông nghiệp trung bình của tỉnh đạt 5,34%, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi được chú trọng phát triển nên sản lượng lương thực, thịt, sữa không ngừng tăng lên, nhờ vậy mà giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể

Bảng 1.14 Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người tỉnh Đồng Nai giai

đoạn 2006 - 2010

Sản lượng lương thực của tỉnh ngày càng tăng, song bình quân đầu người có xu

hướng giảm và thấp hơn mức trung bình của cả nước là 480,5 kg/người (2010) Điều này

chủ yếu là do phần lớn diện tích Đồng Nai chủ yếu để phát triển cây công nghiệp hằng

năm và lâu năm, cây ăn quả ngày càng mở rộng, trong khi đó diện tích cây lương thực ngày càng giảm Đồng Nai gần với Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lương thực thực

phẩm lớn nhất cả nước nên vấn đề cung cấp lương thực cho người dân được đảm bảo

 V ề giáo dục

Ngành giáo dục của tỉnh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể

Mạng lưới các cấp học, ngành học được quan tâm đầu tư, bố trí tương đối hợp lí theo địa bàn phân bố dân cư Năm học 2009 – 2010 số lượng 79.316 học sinh các cấp, giảm hơn các năm trước 0,5%, số học sinh tiểu học có xu hướng tăng, số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có xu hướng giảm

B ảng 1.15 Số trường, lớp, giáo viên, học sinh của tỉnh Đồng Nai 2006 -2010

Trang 36

trường viên Tiểu học THCS THPT 2006-2007 510 12.814 18.137 202.615 174.220 81.259

2007-2008 519 12.742 18.519 199.720 167.371 80.291

2008-2009 523 12.514 19.107 205.751 161.102 79.848

2009-2010 527 12.512 19.821 210.681 153.286 79.316

Số lượng học sinh tiểu học có xu hướng tăng, còn số lượng học sinh trung học cơ sở

và trung học phổ thông có xu hướng giảm nhẹ So với toàn tỉnh thì năm 2006 – 2007 cứ 19,8 người dân thì có 1 người trong độ tuổi đi học, đến năm 2009 – 2010 là 17,7 Số HS/1

GV cũng giảm đáng kể, năm học 2006 - 2007 trung bình có 25,3 HSPT/1 GV và giảm xuống còn 22,4 HS/1GV vào năm 2009 - 2010

Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng, trong tổng số 19.991 giáo viên đứng lớp thì có trên 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và và 20% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, số lượng ngày càng tăng

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2009 đạt 97,7%, cao hơn mức trung bình chung cả nước là 93,6%, cao hơn Đông Nam Bộ là 96,2%, chỉ đứng sau Thành phố

Hồ Chí Minh và Hà Nội Đến năm 2010, tất cả các xã, phường của tỉnh đã hoàn thành xong chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, có 108/175 số

xã, phường đã hoàn thành xong chương trình phổ cập giáo dục THPT Có 85 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 15 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 25 trường trung học

cơ sở, 10 trường trung học phổ thông), tăng 15 trường so với năm trước

Số lượng các trường trường cao đẳng và đại học có sự thay đổi trong thời gian qua, phải kể đến là trường đại học Lạc Hồng, trường Đại học Đồng Nai, trường Đại học Lâm nghiệp và một số trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng đã được hình thành và phát triển Số lượng giảng viên và sinh viên các năm học tăng khá nhanh, năm 2010 khối trường đại học và cao đẳng có khoảng 938 giảng viên (trong đó có 462 giảng viên đạt trình

độ trên đại học) và 621.645 sinh viên chính quy, số sinh viên hệ phi chính quy cũng tăng lên nhanh chóng Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai liên kết với các trường đại học khác trong cả nước và đã mở rộng hình thức đào tạo cao học liên kết và các hình thức đại học chuyên tu, tại chức và từ xa, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lao động

Về cơ bản, chất lượng đào tạo của ngành đã được từng bước cải thiện nhưng vẫn còn

Trang 37

thấp so với yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội và sự tiến bộ của khoa

học kỹ thuật Chẳng hạn như giáo dục chuyên nghiệp hiện nay chưa tiếp cận được đầy đủ thông tin về thị trường lao động và việc làm Chất lượng dạy và học giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu, quy mô và chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trên địa bàn

tỉnh và cả nước

 Tuổi thọ bình quân và sức khỏe

Trong những năm qua Đồng Nai đã có những đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển ngành y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân Hầu hết các chỉ số sức khỏe của người dân

đã được cải thiện, các dịch vụ y tế phát triển mạnh, đặc biệt là việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu Ngành y tế Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu mang tính toàn diện trong việc xây dựng mạng lưới ngành y tế, công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nâng cao cơ sở hạ tầng, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành y tế, tích cực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân

B ảng 1.16 Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế tỉnh Đồng Nai 2006 - 2010

Số cơ sở y tế, số giường bệnh, số cán bộ y tế ngày càng tăng, có nhiều tiến bộ cả về số

lượng và chất lượng, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân Xây dựng được đội ngũ cán bộ y tế ngày càng có chất lượng và tăng nhanh về số lượng đáp ứng nhu cầu phục vụ, số lượng bác sĩ, dược sĩ ngày càng tăng, năm 2010 có 996 bác sĩ

Mạng lưới các cơ sở y tế đang dần hoàn thiện Đến năm 2010, toàn tỉnh đã có 223 cơ

sở y tế gồm 17 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa khu vực, 21 nhà hộ sinh, 172 trạm y tế xã phường cơ quan xí nghiệp, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 100% trạm y tế có đầy đủ điện, nước và 85% số trạm y tế có bác sĩ Toàn tỉnh hiện có 6.165 giường bệnh, 4.735 cán bộ y

tế, trong đó có 996 bác sĩ, 64 dược sĩ cao cấp

Chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình đạt được nhiều

Trang 38

kết quả to lớn, giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên hằng năm xuống đáng kể, năm 2010 là 1,19% Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có nhiều tiến bộ, tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm

chủng đầy đủ các loại vacxin là 100% (2010), tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đã

giảm đáng kể chỉ còn 14,5% (giảm 3% so với 2006), tỉ suất chết của người mẹ giảm còn 0,01%

Các chương trình y tế cộng đồng ngày càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn, xã hội hóa y tế được đẩy mạnh với sự tham gia tích cực của cộng đồng Chương trình tiêm chủng đạt được nhiều kết quả khả quan, số người mắc bệnh sốt rét giảm nhanh chóng, số bệnh nhân chết vì sốt rét ác tính giảm 25% mỗi năm, đến nay đã không còn bệnh nhân tử vong

vì sốt rét ác tính Mạng lưới phòng chống lao, da liễu, phong ngày càng mở rộng và hoàn thiện Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng muối Iốt đạt 100%, đến nay đã không còn bệnh nhân mắc

bệnh thiếu Iốt Chương trình phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh qua các chương trình truyền thông đại chúng, các hội thi, các đợt sinh hoạt chuyên đề các hội nghị, đoàn thể,

trường học nhằm nâng cao sự hiểu biết về mối nguy hiểm và các con đường lây lan của

bệnh Tỉnh đã quản lí được số người nhiễm HIV và có biện pháp trong việc hạn chế và đảm

bảo sức khỏe trong sinh hoạt – đời sống

Bên cạnh đó, Đồng Nai thực hiện các công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm,

vệ sinh lao động, nha học đường từng bước được khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy

hiểm dịch hạch, dịch tả, sốt rét, thương hàn, viêm màng não, tay chân miệng, viêm não mô

cầu…ngày càng đảm bảo hơn Thực hiện công tác xã hội hóa về y tế đã có nhiều tiến bộ thể

hiện thành tựu y tế của tỉnh trng thời gian qua, song khả năng này có hạn chế ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe và y tế còn có một khoảng cách khá lớn giữa các địa phương trong tỉnh

Trang 39

Bi ểu đồ 1 Tuổi thọ trung bình tỉnh Đồng Nai từ 1999-2009

Cùng với việc nâng cao mức sống dân cư, giảm tỉ lệ gia tăng dân số, công tác y tế đã góp phần làm cho tuổi thọ trung bình của người dân không ngừng gia tăng Đến năm 2009

đã đạt 77,1 tuổi, tăng hơn 7 tuổi so với 10 năm trước Con số này giúp cho Đồng Nai trở thành tỉnh có tuổi trung bình cao nhất nước, điều này chứng tỏ mức sống và các điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân đã được nâng cao

Các điều kiện về nhà ở, nước sinh hoạt và sử dụng điện

 Nhà ở

Nếu như năm 2000, nhà kiên cố và bán kiên cố là 84% thì đến năm 2009 con số này

đã tăng lên 98% Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhà tranh tre nứa trước đây được thay thế

bằng những vật liệu rắn chắc hơn: khung nhà gỗ lâu bền, nhà có mái lợp tôn, nhà có lợp ngói tường gỗ ván, có nhiều hộ gia đình đã chuyển từ nhà bán kiên cố sang kiên cố

Điều kiện nhà ở của tỉnh có phân hóa theo nhóm thu nhập, nhóm có mức sống cao (người giàu) đạt 100% hộ gia đình có nhà kiên cố, nhóm thu nhập trung bình thì có 82,2%

số hộ gia đình có nhà kiên cố, nhóm thu nhập thấp (nghèo) có 62,8% có nhà ở kiên cố (nhà xây và nhà gỗ lớn) Ở khu vực thành thị 100% số hộ gia đình có nhà kiên cố, ở nông thôn thì số lượng gia đình có nhà bán kiên cố và không kiên cố khá lớn, nhất là các

xã thuộc các huyện vùng sâu vùng xa ở Xuân Lộc, Định Quán và Cẩm Mĩ

Chất lượng nhà ở không ngừng được cải thiện thông qua tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nhà

tắm và hố xí hợp vệ sinh ngày càng tăng, năm 2010 đạt 84% (cao hơn toàn quốc đạt 82,37%), trong đó có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị là 97%, nông thôn là 78%

 N ước sinh hoạt

Nguồn nước sinh hoạt ở Đồng Nai được lấy chủ yếu từ các nguồn sau: nước

giếng: 63,1%, nước máy: 24,8%, các loại khác 12,1% Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch khá cao chiếm 70%, ở khu vực nông thôn chủ yếu các hộ gia đình sử dụng nước giếng,

nước sông suối…, ở một số nơi đạt mức độ an toàn khá cao, tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, sự ô nhiễm ở các nguồn nước này diễn ra khá lớn, điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe dân cư Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 110 nghìn hộ dân sử dụng nước sạch, tăng gấp 3 lần so với năm 2000

 Nhà v ệ sinh

Tỉ lệ số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt năm 2010 đạt 84,21%, cao hơn

mức trung bình chung của cả nước là 81,47%, phân hóa khá rõ giữa thành thị và nông

Trang 40

thôn, ở thành thị là 97% trong khi đó ở nông thôn tỉ lệ này chỉ đạt 78% Điều này cho thấy, phân hóa điều kiện sống giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng khá lớn, trong những

năm qua, nền kinh tế của tỉnh cũng tăng trưởng khá nhanh, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng rút ngắn lại

 Tình hình s ử dụng điện

Đến năm năm 2006 toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có điện đến trung tâm

Ở các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, mạng lưới điện cũng đã được

phủ rộng khắp Có thể thấy số hộ gia đình sử dụng điện tăng đều đặn qua các năm Đến

năm 2010, 99% số hộ gia đình sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất, trong đó tỉ lệ này đạt 100% ở thành thị, tuy nhiên ở nông thôn mới chỉ đạt 97,8%

Nguồn điện phát triển tạo điều kiện cho người dân nâng cao sản xuất, sử dụng máy móc vào canh tác và trồng trọt để nâng cao năng suất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời

sống Đối với đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, nâng cao tỉ lệ sử dụng điện là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ dân trí và xóa

bớt khoảng cách giữa thành thị và nông thôn

 M ức hưởng thụ văn hóa, tinh thần

Sự hoàn thiện của các dịch vụ bưu chính viễn thông, các hoạt động văn hóa, thể dục

thể thao… phản ánh rõ nét mức độ hưởng thụ văn hóa tính thần của người dân trên địa bàn

tỉnh Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 121,5 máy điện thoại trên 100 dân, cao gấp 4 lần so

mức trung bình cả nước Số người sử dụng dịch vụ internet trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, từ 18.585 thuê bao vào cuối năm 2006 đã tăng lên gần 9 lần

và đạt 107.081 thuê bao vào cuối năm 2010

Về cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thông tin ngày càng được quan tâm phát triển mạnh trên địa bàn toàn tỉnh Toàn tỉnh có 927 thư viện, trong đó có 1

thư viện tỉnh, 11 thư viện huyện, thị xã, thành phố, 11 trung tâm văn hóa cấp huyện, thị

xã, thành phố Năm 2010 số lượt người đến thư viện là 521.034 người tăng 1,2 lần so với

năm 2008 Nhà xuất bản Đồng Nai hoạt động xuất bản hàng nghìn đầu sách và tạp chí mỗi

năm

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng được chú trọng mạnh mẽ, số buổi biểu

diễn và số lượt người xem biểu diễn tăng lên đáng kể, năm 2010 số buổi biểu diễn văn nghệ là 290 buổi, số lượt người xem là 335.000 người tăng gấp 1,4 lần so với năm 2006 Điều này cho thấy, mức sống của người dân ngày càng cao, đời sống tinh thần cũng được

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w