1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx

107 1,1K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 306,05 KB

Nội dung

Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Bắt đầu từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời vào cuối năm 1987, tính đếnhết năm 2007, nước ta đã thu hút gần 100 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI nhằm bổ sung vốn cho phát triển kinh tế, tạo đà cho sự tăng trưởng Đặc biệt,

từ năm 2003 đến nay, lượng vốn FDI vào nước ta liên tục tăng, với tốc độ năm saubằng khoảng 1,5 lần năm trước và đến năm 2007 đã đạt mốc kỷ lục 20,3 tỷ USD

Để đạt được tốc độ cao như vậy chúng ta có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân nhưtình hình chính trị - an ninh tiếp tục được duy trì ổn định, hệ thống chính sách đầu

tư được cải cách, cơ sở hạ tầng đã nâng cấp và phát triển hơn… Tựu chung lại, tất

cả các yếu tố đó đều phản ánh môi trường đầu tư của nước ta đã được cải thiện ngàycàng tốt hơn và sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến môi trường đầu tư tạiViệt nam ngày càng lớn

Tuy nhiên, cũng trong quá trình này, bên cạnh các dự án được tiến hànhthành công, tạo tâm lý an tâm, tin tưởng nơi nhà đầu tư khiến họ mở rộng, tăng quy

mô của dự án, cam kết làm ăn lâu dài tại Việt nam thì cũng có nhiều dự án khi thựchiện đã gặp phải thất bại, bị thu hồi giấy phép đầu tư hay giải thể trước thời hạn docác nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan khác nhau trong đó nguyên nhânchính vẫn là do công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm sự chuẩn bị của bản thân nhà đầu

tư và sự hỗ trợ từ phía Việt nam chưa được thực hiện tốt gây ảnh hưởng xấu tới môitrường đầu tư cũng như lãng phí thời gian, công sức của nhà đầu tư cũng như cácnguồn lực của đất nước Từ đó, vấn đề hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư nhằmtăng hiệu quả thực hiện của dự án, cải thiện môi trường đầu tư tại Việt nam được

đặt ra cấp thiết Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam: Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp của mình Luận

văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về dự án FDI và chuẩn bị đầu tư của dự

án FDI, phân tích thực tế công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI về phía nhà đầu tư

và sự hỗ trợ về phía Việt nam để từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn,

Trang 2

vướng mắc cũng như một số kiến nghị với nhà đầu tư trong công tác chuẩn bị đầu

tư dự án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lí luận chung về dự án FDI và chuẩn bị đầu tư của dự án FDI

Chương II: Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án FDI tại Việt nam (1988 -2007)

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án FDI tại Việt nam

Do lượng kiến thức hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi sai sót,rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô để bản luận văn thêmhoàn thiện Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo – Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà vàcác cán bộ nhân viên tại Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư trong thờigian qua đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để luận văn được hoàn thành

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN

FDI VÀ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI

Trang 3

I Lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án FDI

1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài:

1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Trong xu hướng toàn cầu hóa, nhất thể hóa nền kinh tế thế giới hiện nay,hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển sâu, rộng Nếu như trước đây,hoạt động thương mại quốc tế chỉ bao gồm xuất khẩu hàng hóa thì hiện nay hoạt

động này đã được mở rộng sang cả hoạt động, bảo hiểm, tài chính…Trong đó, đầu

tư nước ngoài là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hay vô hình Về bản chất,

đây là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa,

cùng hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình chiếm lĩnh thị trường của các tậpđoàn, công ty đa quốc gia hay xuyên quốc gia hiện nay

Theo định nghĩa và phân loại trong “Tài liệu hướng dẫn về Cán cân Thanhtoán” của quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund), đầu tư nước ngoàicủa tư nhân được chia làm 3 loại: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và phương thức

đầu tư khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) là một

công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác Quyền sở

hữu này phải tối thiểu là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI Cũngtheo hướng trên, cách định nghĩa của OECD lại đưa ra một mức chuẩn về tỉ lệ góp

vốn: “một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp

liên doanh hoặc không liên doanh trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu tối thiểu là 10% cổ phần phổ thông hoặc 15% quyền biểu quyết.” Điểm mấu chốt trong hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là quyền kiểm soát hoạt động của doanhnghiệp Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều sử dụng ngưỡng 10% để xây dựngđịnh nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài Bởi vậy các số liệu thống kê lượng vốn FDIcủa các tổ chức khác nhau có thể không giống nhau Theo Luật đầu tư 2005 của

Trang 4

Việt nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt

nam vốn bằng tiền và tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.

Như vậy, xét một cách chung nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức

đầu tư quốc tế trong đó nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp bỏ vốn và tham gia tổ chứcquản lý, điều hành hoạt động kinh doanh dự án FDI tại một quốc gia khác với quốcgia sở tại của nhà đầu tư FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công

ty chủ quản ( người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc ( doanh nghiệp đầu

tư trực tiếp) đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản Công tychủ quản không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc(trong trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu của công ty phụthuộc) và phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỉ lệ sở hữu của công ty phụ thuộc

1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Có 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biến:

- Đầu tư mới – Greenfield Investment (thành lập mới doanh nghiệp liên

doanh hoặc 100% vốn nước ngoài)

- Mua lại và sáp nhập –Merger & Acquisition (mua lại và sáp nhập một

doanh nghiệp hiện có hoặc mua cổ phiếu của các công ty cổ phần hoặc đã được cổphần hoá)

Ở nhiều quốc gia, hình thức mua lại và sáp nhập là một hình thức quan trọngcủa đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở ViệtNam do những quy định hạn chế cổ phần nước ngoài trong doanh nghiệp nội địa.Cùng với những chính sách cải cách đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu được thựcthi, mua lại và sáp nhập có thể trở thành hình thức quan trọng trong đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam những năm tới

Trang 5

2 Dự án FDI:

2.1 Khái niệm dự án FDI:

Để có thể tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các tổ chức kinh

tế hay cá nhân nước ngoài cần phải tìm hiểu về các yếu tố của nước mà mình dựđịnh bỏ vốn: môi trường đầu tư, thị trường… để có quyết định đầu tư Muốn vậy,

họ phải có chương trình, kế hoạch cụ thể cho hoạt động của mình trong một thờigian nhất định Điều này được thể hiện thông qua việc các nhà đầu tư nước ngoàisoạn thảo dự án đầu tư và tiến hành theo các thủ tục pháp lý nhất định của nướcnhận đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư hay các nhà đầu tư nước ngoàiphải tiến hành đầu tư thông qua các dự án, gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài(dự án FDI) Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dự án FDI tùy theo góc độ tiếpcận

Nếu xét về mặt hình thức, dự án FDI là một tập hồ sơ, tài liệu do nhà đầu tư

nước ngoài trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các kế hoạch hoạt động củanhà đầu tư nước ngoài tại nước nhận đầu tư trong tương lai nhằm đạt được một mụctiêu nhất định

Nếu xét về mặt nội dung, dự án FDI bao gồm toàn bộ các hoạt động có liên

quan tới nhau, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ về thời gian, địa điểm tiếnhành thông qua việc sử dụng các nguồn lực hiện có để tạo ra các kết quả nhất địnhtrong tương lai đi kèm với thực hiện được các mục tiêu đã định của dự án

Như vậy, một cách chung nhất, có thể hiểu dự án FDI là dự án đầu tư do các

tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng các tổ chức kinh tế hay

cá nhân ở nước tiếp nhận đầu tư bỏ vốn đầu tư và trực tiếp quản lý, điều hành để thu lợi nhuận trong kinh doanh.

2.2 Vai trò của dự án FDI:

Các dự án FDI được tiến hành tại nước nhận đầu tư tạo ra các tác động to lớnđối với cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn nước tiếp nhận đầu tư

Trang 6

2.2.1 Với nhà đầu tư nước ngoài:

Xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tập đoàn kinh tế trên thế giớiđòi hỏi họ phải luôn tìm cách đổi mới công nghệ và mục tiêu quan trọng nhất đốivới họ là giảm tối đa giá thành cũng như mở rộng thị trường sản phẩm Thực hiện

dự án FDI tại nước có thị trường rộng lớn, nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, chi

phí rẻ là phương tiện hữu hiệu đối với họ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đồng thời, thông qua thực hiện dự án FDI, nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội để mở rộng

thị trường sản phẩm của mình, được hưởng các ưu đãi của nước nhận đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu… của nước nhận đầu tư nhằm

làm giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, từ

đó làm tăng lợi nhuận

Bên cạnh đó, thực hiện dự án FDI tại nước tiếp nhận đầu tư cũng giúp cho

nhà đầu tư nước ngoài tránh hàng rào thuế quan khi xuất khẩu trực tiếp sản phẩm

sang nước nhận đầu tư, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển sản phẩm tới thị

trường tiêu thụ Ngoài ra, thông qua chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI họ

có thể kéo dài chu kì sống của các công nghệ đã cũ đối với họ nhưng với nước nhậnđầu tư, đó vẫn là công nghệ mới, tạo ra năng suất lao động cao hơn

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm tớiviệc đưa ra một dự án khả thi, đây là căn cứ để họ quyết định bỏ vốn đầu tư cũngnhư là cơ sở để họ trình lên cơ quan có thẩm quyền tại nước tiếp nhận đầu tư để xincấp giấy chứng nhận đầu tư, được hưởng các ưu đãi, được cấp đất, cấp phép xâydựng trong giai đoạn thực hiện dự án…Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để họ thuyếtphục các tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho dự án của mình thông qua chứng minhtính khả thi của dự án về mặt tài chính

2.2.2 Với nước nhận đầu tư:

Thông qua tiếp nhận các dự án FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có thể gia

tăng tổng sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đồng thời nâng cao trình độ công nghệ, tạo việc

Trang 7

làm…Bên cạnh đó, việc thực hiện các dự án FDI cũng tạo ra tác động tràn đối với

các khu vực kinh tế trong nước Thông qua liên doanh, liên kết, hợp tác trong cungcấp đầu vào cho các dự án FDI, các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi đượckinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, các tổchức tín dụng trong nước: ngân hàng, bảo hiểm…cũng có thể tham gia tài trợ vốnhay cung cấp dịch vụ của mình cho dự án FDI Thực tế hiện nay cho thấy, các nướcđang phát triển đang cạnh tranh với nhau trong thu hút nguồn vốn FDI vào nướcmình thông qua những chính sách ưu đãi, xúc tiến đầu tư từ chính phủ các nướcnày, điều đó khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI nói chung cũng nhưviệc thực hiện các dự án FDI nói riêng trong nền kinh tế của mỗi nước

Để có thể tiến hành đầu tư vào nước sở tại, nhà đầu tư nước ngoài phải quabước nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư: nghiên cứu thị trường, chính sách phápluật…để từ đó lập ra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thitrình lên cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư để xin giấy chứng nhận đầu

tư Đây cũng là căn cứ để nước nhận đầu tư xem xét tính khả thi của dự án Nếumột dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nhưng lại chọn vị trí đặt ở khu đông dân

cư thì cũng không được chính quyền nước tiếp nhận đầu tư chấp nhận hay một dự

án có thể thực hiện được tại thời điểm hiện tại nhưng chính quyền nước nhận đầu tưxét thấy ảnh hưởng nếu thực hiện dự án trong tương lai thì có thể họ cũng từ chốicấp giấy chứng nhận đầu tư

2.3 Đặc trưng của dự án FDI:

Với đặc thù là có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nên dù có những

điểm giống so với các dự án trong nước ở tính mục tiêu của dự án, việc huy động và

sử dụng các nguồn lực ở hiện tại, tiến hành theo một chu trình cụ thể từ chuẩn bị

đầu tư đến thực hiện dự án và kết thúc dự án, các dự án FDI cũng có những đặctrưng riêng, chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp hơn:

Một là, sự tham gia và trực tiếp quản lý và điều hành của nhà đầu tư nước

ngoài Tùy theo hình thức đầu tư mà mức độ tham gia từ phía nhà đầu tư nước

Trang 8

ngoài cũng khác nhau Đối với hình thức dự án 100% vốn nước ngoài, chủ đầu tưnước ngoài sẽ trực tiếp điều hành, quản lý đối với vốn đầu tư của mình Trong hìnhthức liên doanh, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tùy thuộc vào mức đô gópvốn của hai bên Do có sự tham gia quản lý, điều hành của nhà đầu tư nước ngoàivới quan điểm về quản lý, điều hành cũng như ngôn ngữ, phong tục tập quán khácnhau nên sự thống nhất giữa các bên trong quản lý (đặc biệt trong hình thức liêndoanh) là rất khó khăn Bên cạnh đó, với sự tham gia của yếu tố nước ngoài, bêncạnh động cơ lợi nhuận cũng cần chú ý đến các động cơ chính trị xã hội có thể bịche đậy bởi các hoạt động kinh tế đòi hỏi các cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhậnđầu tư phải xem xét tới động cơ của nhà đầu tư nước ngoài Ngoài ra, cũng do cóyếu tố nước ngoài nên việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư gặp nhiều khó khănhơn do thiếu thông tin về năng lực tài chính, quản lý của nhà đầu tư nước ngoài, đặcbiệt đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam.

Hai là, dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật

khác nhau của cả nước đi đầu tư cũng như nước nhận đầu tư cũng như các thông lệquốc tế, mối quan hệ về hợp tác về kinh tế giữa các quốc gia Do đó, để tiến hànhcác hoạt động đầu tư tại nước nhận đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải tìmhiểu và thích nghi với hệ thống pháp luật tại nước sở tại trong quá trình thực hiện

dự án của mình Ở đa phần các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu thu hútFDI, để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước nên vẫn có những phân biệt đối xửgiữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài về thủ tục pháp lý cũng nhưgiá cả dịch vụ… đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu kĩ về các quy định đốivới mình khi tiến hành chuẩn bị đầu tư

Ba là, dự án FDI được tiến hành gắn liền với hoạt động chuyển giao công

nghệ Bên cạnh một lượng vốn lớn được đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài khi tiếnhành đầu tư cũng đưa vào nước nhận đầu tư các công nghệ hiện đại so với nướcnhận đầu tư, kinh nghiệm quản lý tiên tiến… mà nước nhận đầu tư có thể học hỏi,tạo ra “tác động tràn” đối với nước tiếp nhận đầu tư Bên cạnh đó, các dự án FDIthường hướng về xuất khẩu nên thông qua các dự án FDI, nước tiếp nhận đầu tư có

Trang 9

thể học hỏi được phía nước ngoài về cách thức tiếp cận thị trường cũng như mởrộng thị trường xuất khẩu Tuy nhiên, có nhiều trường hợp công nghệ được chuyểngiao thường không phải là công nghệ hiện đại, giá trị không đúng như trong khaibáo của nhà đầu tư nước ngoài nên nếu trình độ công nghệ của nước nhận đầu tưchưa cao sẽ chấp nhận công nghệ lạc hậu được đưa vào nước mình Đây cũng làthực trạng chung với các nước đang phát triển trong thu hút vốn FDI Điều này cũngtạo ra khó khăn cho các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư khi thẩm tra cấp giấychứng nhận đầu tư cho các dự án FDI.

Bốn là, dự án FDI chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, tính phức tạp Các dự án

FDI thường được tiến hành ở những thị trường mới so với nhà đầu tư nước ngoài

Họ lựa chọn nơi này để đầu tư chủ yếu vì sức hấp dẫn của thị trường, nguồn cungcác nguyên liệu đầu vào… nhằm giảm giá thành sản xuất Do đây là thị trường mớinên đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài cần có thời gian tìm hiểu nhiều hơn trước khitiến hành đầu tư

2.4 Phân loại dự án FDI:

Có nhiều cách khác nhau để phân loại dự án FDI tùy theo mục đích quản lýhay đánh giá dự án Theo đó, người ta có thể phân loại dự án FDI theo một số tiêuthức như:

Theo hình thức đầu tư, dự án FDI được chia thành: dự án đầu tư theo hình

thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, dự án liên doanh, dự án 100% vốn nướcngoài, dự án theo hình thức BOT Mỗi hình thức đầu tư này lại gắn liền với một cơcấu tổ chức, quản lý khác nhau Thông qua việc phân chia dự án theo từng hìnhthức đầu tư này, các cơ quan quản lý đầu tư có thể đánh giá, xem xét tình hình, sựphát triển cũng như xu hướng chuyển đổi của từng hình thức đầu tư theo thời kì,giai đoạn Ví dụ như ở Việt Nam trước đây, hình thức đầu tư liên doanh chiếm đa sốthì hiện nay hình thức 100% vốn nước ngoài với những ưu thế nhà đầu tư nướcngoài có thể hoàn toàn trực tiếp quản lý với dự án chiếm đa số trong các loại hìnhđầu tư

Trang 10

Theo lĩnh vực đầu tư, dự án FDI có thể được chia thành dự án FDI đầu tư

vào lĩnh vực công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ Sự phân chia theo tiêuthức này gắn liền với cơ cấu ngành của nền kinh tế Từ đó có thể đánh giá được tácđộng của các dự án FDI đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cũng nhưvai trò của khu vực FDI với sự phát triển của từng ngành nói riêng để có những biệnpháp điều chỉnh hay những biện pháp khuyến khích kịp thời

Theo địa giới hành chính, có thể phân chia dự án FDI theo các địa phương và

vùng lãnh thổ Việc so sánh cũng như đánh giá số lượng dự án FDI tại các địaphương khác nhau cho phép tìm ra các nguyên nhân giải thích tại sao có địa phương

dù ở vị trí thuận lợi nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều dự án FDI tương xứng vớitiềm năng của mình để từng địa phương có thể nhìn nhận, xem xét, dựa trên mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình đưa ra các biện pháp thích hợpnhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư tại tỉnh mình

Bên cạnh các tiêu thức trên, các dự án FDI có thể được phân chia theo một

số tiêu thức khác như: dựa vào mức độ tập trung của các dự án FDI có thể chia

thành dự án FDI đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

và các dự án FDI độc lập nằm ngoài khu công nghiệp; dựa vào đối tác đầu tư nướcngoài có thể phân chia dự án FDI theo từng đối tác riêng để có những biện phápriêng nhằm đánh giá cũng như đưa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI theo từng đốitác riêng

Như vậy, có nhiều cách phân loại dự án FDI khác nhau tùy theo mục đíchquản lý cũng như đánh giá về tình hình thu hút FDI theo từng giai đoạn, thời kìnhằm đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước

2.5 Chu kì của một dự án FDI:

Cũng giống như các dự án khác, dự án FDI được tiến hành trong một khoảngthời gian cụ thể và được tiến hành theo một chu trình nhất định từ khi chỉ còn là ý

tưởng của nhà đầu tư cho đến khi dự án kết thúc gọi là chu kì của dự án đầu tư Chu

Trang 11

kì của một dự án FDI có thể được hiểu là các thời kì, giai đoạn mà dự án FDI trải qua, bắt đầu từ khi có ý tưởng đầu tư cho đến khi kết thúc dự án Các thời kì, giai

đoạn này được đánh dấu bằng các sự kiện hay điểm mốc để chuyển sang giai đoạntiếp theo

Nếu xét một cách tổng quát, một dự án nói chung hay một dự án FDI nóiriêng trải qua ba giai đoạn lớn theo chu trình sau:

Hình 1.1 – Chu trình của một dự án FDI

Theo như hình trên, chu trình của một dự án FDI được bắt đầu từ giai đoạnchuẩn bị đầu tư với việc bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu cho dự án đến khi được nướctiếp nhận đầu tư chấp thuận, cấp giấy phép đầu tư Giai đoạn thực hiện dự án bắtđầu từ khi dự án được hình thành về mặt pháp lý tức là được cấp giấy chứng nhậnđầu tư cho đến khi dự án ngừng hoạt động Giai đoạn kết thúc dự án tiến hành đánhgiá, thanh lý tài sản cũng như giải quyết công ăn việc làm cho công nhân Như vậy,

ba giai đoạn này nối tiếp nhau và được bắt đầu bằng các mốc thời gian như: bắt đầutìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, dự án FDI được cơ quan có thẩm quyền nướctiếp nhận đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án ngừng hoạt động Các điểmmốc này được thể hiện cụ thể hơn trong sơ đồ sau:

Trang 12

Hình 1.2 - Các điểm mốc trong thực hiện dự án FDI

Trong mỗi giai đoạn của dự án FDI lại bao gồm nhiều công việc khác nhau,

do tính chất phức tạp của dự án FDI nên so với các dự án thông thường, số lượngcác công việc cần thực hiện cũng nhiều hơn Cụ thể:

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: trong giai đoạn này, chủ đầu tư phải thực hiện

các công việc như nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư thông qua các bước tìm hiểuthị trường, môi trường đầu tư, điều kiện kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư, sau đó

là lập dự án tiền khả thi và khả thi, tìm kiếm lựa chọn đối tác trong trường hợp đầu

tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, hoàn thiện hồ sơ

dự án để cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận đầu tư xem xét cấp giấy chứngnhận đầu tư, sau giai đoạn này dự án FDI đã hình thành về mặt pháp lý Số lượngcông việc mà nhà đầu tư cần thực hiện trong giai đoạn này có thể khác nhau tùytheo hình thức đầu tư mà họ lựa chọn, có thể có hình thức đầu tư cần thực hiện côngviệc này nhưng ở hình thức đầu tư khác không cần thực hiện công việc đó Đối vớicác dự án liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài cần có thêm bước lựa chọn đối tác phíaViệt Nam, đồng thời hồ sơ dự án cũng cần phải có thêm nhiều tài liệu hơn như đàmphán, thỏa thuận điều lệ, hợp đồng liên doanh Còn trong hình thức đầu tư là 100%

NHÀ ĐẦU TƯ

Hình thành

dự án

Triển khai, thực hiện dự án

Kết thúcsản xuất kinh doanh

Thanh lý

dự án

Trang 13

vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện bước công việc này.Cũng tương tự, trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư chỉ cầnphải đăng kí ( dự án FDI có vốn dưới 300 tỉ đồng) thủ tục đầu tư cũng đơn giản hơn

so với khi nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra với các yêucầu về thẩm tra hồ sơ, năng lực của chủ đầu tư Khi dự án FDI đã được cơ quan cóthẩm quyền của nước nhận đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng tức là dự án đãđược hình thành trên cơ sở pháp lý, nhà đầu tư sẽ triển khai thực hiện dự án tronggiai đoạn tiếp theo Đây là giai đoạn có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho việc triểnkhai thực hiện dự án trong các giai đoạn tiếp theo và nhất là với sự thành công củatoàn bộ dự án, đặc biệt trong giai đoạn này, khâu lập dự án đóng vai trò quan trọng

Giai đoạn thực hiện dự án FDI: trong giai đoạn này có thể chia ra thành hai

giai đoạn nhỏ hơn là giai đoạn triển khai thực hiện dự án và vận hành dự án Tronggiai đoạn triển khai thực hiện dự án nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các công việcnhư thiết lập bộ máy quản lý, thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình,thực hiện các thủ tục hành chính về thuê đất, giao đất, góp vốn, thi công xây lắpcông trình, nghiệm thu công trình và tuyển dụng lao động Đây có thể coi là giaiđoạn biến dự án mới được hình thành trên giấy tờ trở thành hiện thực để chuẩn bịbắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thực hiện mục tiêu của dự án.Tiếp sau giai đoạn này, dự án sẽ chuyển sang giai đoạn vận hành Giai đoạn nàyđược bắt đầu kể từ khi dự án đi vào sản xuất, kinh doanh với công suất vận hànhtăng dần ở thời điểm ban đầu, đạt tối đa và giảm dần khi dự án kết thúc

Giai đoạn kết thúc dự án FDI: dự án sẽ được tổng kết, đánh giá đồng thời

với việc giải quyết các vấn đề về thanh lý tài sản, chuyển vốn về nước hay giảiquyết công ăn việc làm cho công nhân

Như vậy, qua quy trình của một dự án FDI, ta có thể thấy được trong quátrình tiến hành hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, giai đoạn chuẩn bị đầu

tư là giai đoạn đầu tiên trong hình thành một dự án và đóng vai trò hết sức quantrọng, dự án FDI có được triển khai thuận lợi trong các giai đoạn tiếp theo hay

Trang 14

không là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị có tốt hay không Trong giai đoạn này, việcsoạn thảo ra được dự án có tính khả thi đóng vai trò quan trọng không chỉ với nhàđầu tư để ra quyết định đầu tư mà còn với cơ quan quản lý nước nhận đầu tư để cấpgiấy chứng nhận đầu tư.

II Chuẩn bị đầu tư của dự án FDI

1 Tổng quan về chuẩn bị đầu tư của dự án FDI

Chuẩn bị đầu tư là một giai đoạn trong chu kì dự án đầu tư, được bắt đầu từkhi có ý tưởng đầu tư cho đến khi dự án được cấp phép Trong toàn bộ chu kì của

dự án đầu tư, chuẩn bị đầu tư đóng vai trò tiền đề và quyết định sự thành công haythất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

Chuẩn bị đầu tư của dự án FDI có thể được hiểu là quá trình mà nhà đầu tư nước

ngoài đưa ý tưởng đầu tư của mình trở thành dự án có tính khả thi hay hình thành

dự án trên cơ sở pháp lý.

Trong giai đoạn này, chất lượng và tính chính xác của các kết quả nghiêncứu, tính toán và các dự đoán chính xác là quan trọng nhất Chẳng hạn như khi nhàđầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực da giày tại Việt nam, nếu không làmtốt bước nghiên cứu thị trường thì sẽ không dự đoán được thị trường tiềm năng chosản phẩm của họ để từ đó lựa chọn quy mô cũng như công nghệ thích hợp Đồngthời nếu không dự đoán được các đối thủ cạnh tranh trong sản xuất ra các sản phẩmcủa dự án thì sẽ không có những biện pháp phù hợp để chiếm lĩnh thị trường, từ đódẫn đến khi dự án đi vào vận hành sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí phảigiải thể trước thời hạn

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, sự am hiểu, thích nghi với môi trường luậtpháp đầu tư nước tiếp nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cũng đóng vai tròquan trọng Ở các nước phát triển, những quy định về đầu tư là rõ ràng, tạo thuậnlợi cho nhà đầu tư nhưng ở các nước đang phát triển, những quy định về đầu tưphức tạp hơn, đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải tìm hiểu kĩ để dự án có thể nhanhchóng được cấp phép

Trang 15

Ngoài ra, bên cạnh những nỗ lực của nhà đầu tư trong hoàn thiện hồ sơ pháp

lý cho dự án thì quy trình, thủ tục cũng như sự hỗ trợ từ phía nước nhận đầu tư cũngđóng vai trò quan trọng Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyềntrong tiếp nhận, thẩm tra cấp giấy phép đầu tư cũng như quy trình, thủ tục đầu tưđơn giản hay phức tạp sẽ ảnh hưởng tới thời gian dự án được cấp phép, do đó cũng

sẽ ảnh hưởng tới các giai đoạn tiếp sau của quá trình chuẩn bị đầu tư

2 Các công việc chính cần tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư :

Do tính chất phức tạp của mình, số lượng các công việc cụ thể mà dự án FDIcần phải thực hiện là rất lớn và tùy theo nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư nàocũng như quy mô dự án của nhà đầu tư mà số lượng công việc cụ thể là khônggiống nhau Tuy nhiên, có thể phân các công việc cụ thể trong giai đoạn này ra một

số công việc chính như sau:

Hình 1.3 – Các công việc chính cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chú thích: : công việc nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện

: hoạt động hỗ trợ chuẩn bị đầu tư của nước nhận đầu tư Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt nam, việc tìmhiểu các bước công việc mà mình cần phải làm đóng vai trò quan trọng Chỉ có trên

Thực hiện các thủ tục pháp lý

để được cấp giấy chứng nhận đầu tư

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi;

tìm đối tác nước ngoài (nếu có)

Trang 16

cơ sở hiểu rõ những quy định, thủ tục đầu tư của nước sở tại, nhà đầu tư mới có thểđẩy nhanh thời gian được cấp giấy chứng nhận đầu tư và qua đó đẩy nhanh quátrình hiện thực dự án Chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và các hoạt độngthu hút đầu tư từ phía nước tiếp nhận đầu tư là hai quá trình được tiến hành songsong với nhau trong đó các hoạt động chuẩn bị đầu tư là công việc của bản thân nhàđầu tư nước ngoài nhưng thông qua các hoạt động thu hút đầu tư từ phía nước nhậnđầu tư như các biện pháp xúc tiến đầu tư, các quy định pháp lý có liên quan tới môitrường đầu tư và thực hiện dự án FDI sẽ tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho nhà đầu tưkhi tiến hành tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng như thực hiện chuẩn bị đầu tư

Sự hỗ trợ từ phía nước nhận đầu tư ( hay công tác chuẩn bị đầu tư của nướcnhận đầu tư) thường được thực hiện thông qua quá trình hoàn thiện môi trường đầu

tư cũng như thực hiện thu hút đầu tư vào nước minh, cụ thể bao gồm một số côngviệc như:

- Xây dựng môi trường pháp luật về đầu tư

- Xây dựng danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư của quốc gia, địa phương

- Tổ chức vận động xúc tiến đầu tư

- Hỗ trợ trong công tác đàm phán , lựa chọn dự án

- Hỗ trợ trong hoàn tất hồ sơ dự án và các hoạt động sau cấp giấy chứngnhận đầu tư: giải tỏa, đền bù đất đai, vấn đề nguồn lao động cho dự án, nhập khẩumáy móc thiết bị, hỗ trợ về vốn

Do giữa các công việc mà nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện và sự hỗ trợ

từ phía nước nhận đầu tư là hai công việc được tiến hành song song nên trong phầnnày, luận văn sẽ được trình bày theo các công việc chính trong giai đoạn chuẩn bịđầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đan xen với các công việc đó là các hoạt động hỗtrợ từ phía nước nhận đầu tư

Trang 17

2.1 Nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt nam:

2.1.1 Về phía nhà đầu tư nước ngoài:

Để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quantâm trước hết tới môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt nam Có thể nói môitrường đầu tư tại Việt nam là yếu tố ban đầu tác động tới ý định của nhà đầu tưnước ngoài Các tổ chức, tập đoàn kinh tế dưới áp lực cạnh tranh gay gắt luôn tìmmọi cách để giảm giá thành và mở rộng thị trường sản phẩm nhằm giành thắng lợitrong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nên họ rất quan tâm trong việc tìm nơi nào

để tiến hành các hoạt động đầu tư sao cho có lợi nhất Môi trường đầu tư tại Việtnam có thể hiểu là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có 3 nhóm nhân tốchính: môi trường chính trị - pháp lý, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa –

xã hội Việt nam qua 20 năm tiến hành mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoàiđược đánh giá là nước có môi trường chính trị ổn định, thêm vào đó là các cam kếtkhông quốc hữu hóa với tài sản của tư nhân nên tạo ra sự an tâm, tin tưởng đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập, các quy địnhcủa luật pháp cũng dần được nới rộng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút

sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài tới thực hiện đầu tư tại Việt nam Để tìmhiểu về môi trường đầu tư tại Việt nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua cácchương trình xúc tiến đầu tư của Việt nam hoặc của các tỉnh tiến hành

2.1.2 Các hoạt động hỗ trợ từ phía nước nhận đầu tư:

Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nước nhận đầu tư phải hoàn thiện môitrường đầu tư – kinh doanh của mình đồng thời giới thiệu đến nhà đầu tư nướcngoài thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư

2.1.2.1 Hoàn thiện về môi trường pháp luật về đầu tư nước ngoài:

2.1.2.1.1 Cam kết về đảm bảo tài sản, quyền lợi cho nhà đầu tư:

Các cam kết này được thể hiện trong hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu

tư nước ngoài: Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư chung Đây là yếu tố quan trọng

mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm khi muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại nướcnào Có sự đảm bảo từ phía Nhà nước không tiến hành quốc hữu hóa các tài sản tư

Trang 18

nhân cũng như các cam kết về đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi có sự thay đổicủa pháp luật, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cũng như đảm bảo môi trường cạnhtranh công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế sẽ tạo ra tâm lý an tâm chonhà đầu tư nước ngoài, từ đó họ mới có động lực để gắn bó, tiến hành hoạt động lâudài.

2.1.2.1.2 Ưu đãi đầu tư:

Ưu đãi đầu tư là công cụ chính sách nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướngđầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định Có nhiều biện pháp ưu đãi đầu tưkhác nhau như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp miễn giảm thuế nhập khẩu,trợ cấp tín dụng, trợ cấp đầu tư v.v… Ưu đãi đầu tư được áp dụng tương đối phổbiến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong bối cảnh cạnh tranhthu hút FDI ngày càng tăng Ở Việt nam, thời điểm trước khi Luật đầu tư 2005 rađời, những quy định về ưu đãi đầu tư của Việt nam rất phức tạp do các luật bịchồng chéo lên nhau, hơn nữa những quy định về thời gian miễn giảm thuế banđầu, thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi còn nhiều bất cập: các đối tượng ápdụng hệ thống thì không hiểu rõ lắm Nhiều nhà đầu tư không dám xin cấp ưu đãi

dù họ đủ điều kiện được hưởng Đặc biệt trong bối cảnh quy trình cấp ưu đãi khókhăn, chi phí cho bộ phận môi giới cao đã làm cho doanh nghiệp giảm đi nhữnglợi ích thu được Bên cạnh đó, việc sử dụng ưu đãi để kích thích đầu tư song lạiràng buộc bằng các điều kiện về lao động khiến cho việc kết hợp này không manglại hiệu quả Khi Luật đầu tư 2005 ra đời, các quy định về ưu đãi đầu tư của Việtnam đã được tập trung thống nhất lại trong một bộ luật Nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư các dự án trong khu công nghiệp bên cạnh những thuận lợi về cơ sở hạ tầngsẵn có, họ còn được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nhưkhoảng thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và khoảng thời gian đượcgiảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mà từng khu công nghiệp đưa

ra Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành dự án tại khu công nghiệpcũng được hưởng những ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân…Đây là những nhân tố làm giảm chi phí đối với dự án nên nhà đầu tư nước ngoài

Trang 19

rất quan tâm tới điều này Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ở ngoài khu côngnghiệp, địa bàn ưu đãi đầu tư là lĩnh vực mà họ quan tâm Những địa bàn ưu đãiđầu tư này được quy định rất rõ trong Luật đầu tư 2005 và nghị định108/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm hiểu để có quyết định về địabàn đầu tư cho dự án của mình Bên cạnh đó, với việc tăng cường phân cấp giấychứng nhận đầu tư cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và ban quản lý cáckhu chế xuất, khu công nghiệp, các tỉnh cũng đưa ra những hình thức ưu đãi đầu

tư để thu hút đầu tư vào tỉnh mình Từ đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể dựa trênnhững mức ưu đãi đầu tư này để lựa chọn nơi đầu tư thích hợp cho dự án củamình

2.1.2.1.3 Quy định về lĩnh vực đầu tư:

a Lĩnh vực cấm đầu tư:

Các lĩnh vực cấm đầu tư là những lĩnh vực mà Nhà nước không cho phépnhà đầu tư được tiến hành đầu tư, quy định này được áp dụng với cả nhà đầu tưtrong nước và nhà đầu tư nước ngoài Do đó, nước nhận đầu tư cần đưa ra nhữnglĩnh vực đầu tư mà mình cấm để nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư tại ViệtNam tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định đầu tư Do tính phức tạp của dự án FDIvới sự tham gia của cả nhà đầu tư nước ngoài nên việc chuẩn bị đầu tư chịu ảnhhưởng rất lớn của không chỉ luật pháp của nước đi đầu tư mà còn của luật phápnước đầu tư Vì vậy, có thể có sự khác biệt trong hệ thống luật pháp giữa hai nướcđòi hỏi nhà đầu tư cần có bước nghiên cứu, tìm hiểu kĩ càng Theo quy định củaLuật đầu tư 2005 và nghị định 108/2006/NĐ-CP thì lĩnh vực cấm đầu tư là nhữnglĩnh vực như:

Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng

- Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần

phong mỹ tục Việt Nam

- Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên,phá hủy môi trường

Trang 20

- Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuấtcác loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.

b Lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực chỉ được thực hiện đầu tư với cácđiều kiện cụ thể do pháp luật quy định Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiệnphải qua quy trình thẩm tra đầu tư trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư Vìvậy, nước nhận đầu tư cũng cần đưa ra quy định dự án thuộc lĩnh vực nào thì thuộclĩnh vực đầu tư có điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu

2.1.2.1.4 Các quy định về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Đây cũng là những căn cứ quan trọng để nhà đầu tư tìm hiểu trong giaiđoạn chuẩn bị đầu tư của dự án FDI đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải có nhữngquy định rõ ràng Quy trình, thủ tục đầu tư ở các nước phát triển thường gọn nhẹ,tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư còn ở các nước đang phát triển, do đang trongquá trình hoàn thiện của hệ thống pháp luật nên nhiều khi các quy định chồngchéo, mâu thuẫn nhau đi kèm với các thủ tục hành chính phức tạp, phải qua nhiềubước nên thường gây khó khăn, tốn nhiều thời gian cho nhà đầu tư Chính vì vậy,quy trình, thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm những bước nào,chuẩn bị hồ sơ với dự án theo từng hình thức đầu tư ra sao là những yếu tố mà nhàđầu tư nước ngoài rất quan tâm khi nghiên cứu cơ hội đầu tư vào Việt nam Bêncạnh đó, thời gian để được cấp giấy chứng nhận đầu tư dài hay ngắn, phải quanhững khâu nào cũng là những bước mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới khi

có ý định đầu tư vào Việt nam Những quy định về quy trình cũng như thủ tục đểđược cấp giấy chứng nhận đầu tư của Việt nam là rất nhiều, có liên quan tới nhiềuvăn bản pháp luật khác nhau, do đó những quy định này sẽ được trình bày chi tiết,

cụ thể hơn trong mục 2.3 về những thủ tục pháp lý mà nhà đầu tư cần tiến hànhkhi đầu tư vào Việt nam

2.1.2.2 Hoàn thiện môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: cơ sở hạ tầng, tài chính, laođộng Cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp giảm chi phí để thực hiện dự án thông qua giảm cácchi phí về điện, nước, viễn thông, giao thông Môi trường tài chính tốt sẽ giảm thiểurủi ro cho nhà đầu tư, tránh các tác động của lạm phát, chênh lệch của tỉ giá hối đoái

Trang 21

có ảnh hưởng tới lợi nhuận của dự án đồng thời giúp cho nhà đầu tư có thể dễ dànghuy động và sử dụng vốn, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Bên cạnh đó, họ cũngcần những lao động có tay nghề cao để phục vụ cho những công việc đòi hỏi cótrình độ nhất định Ý thức kỷ luật của người lao động cũng là yếu tố rất quan trọng,giúp nhà đầu tư yên tâm trong quá trình sản xuất, công việc sẽ không bị gián đoạn

và luôn hoàn thành, thậm chí vượt tiến độ Do đó, nếu số lượng và chất lượngnguồn lao động tốt thì sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn FDI Giá thuê lao độngcũng là yếu tố khá quan trọng, bởi nó chiếm chi phí khá lớn trong tổng chi phí củadoanh nghiệp, dự án Nếu hai nước có các yếu tố khác tương đương nhau thì giáthuê lao động ở đâu rẻ hơn, nước đó sẽ thu hút được nhiều vốn FDI hơn Như vậy,các cơ quan quản lý Nhà nước phải có những quy định về tỉ giá hối đoái, giá điệnnước tại các khu công nghiệp, tuyển dụng đối với lao động nước ngoài… thì mới cóthể thu hút sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư

2.1.2.3 Cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước, ngành, địa phương:

Đây là các căn cứ giúp cho nhà đầu tư có thể tìm kiếm và lựa chọn lĩnh vựcđầu tư thích hợp với mình

2.1.2.3.1 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương, quy hoạch phát triển ngành:

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là những phương hướng,chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một khoảng thời gian nhấtđịnh: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộinày, những đường lối, chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoàitrong tương lai được thể hiện Từ đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể dự đoán đượcnhững chính sách nào liên quan tới đầu tư sẽ được áp dụng trong thời gian tớicũng như sự ổn định trong hệ thống luật pháp của nước nhận đầu tư, những quyđịnh liên quan tới các cam kết của Chính phủ trong đảm bảo đối với tài sản củanhà đầu tư nước ngoài cũng như chính sách liên quan tới tỉ giá hối đoái

Trang 22

Bên cạnh đó, khi nhà đầu tư muốn tiến hành đầu tư vào tỉnh nào thì họ cũngcần quan tâm tới chiến lược phát triển kinh tế của địa phương đó Những ưu tiêncho phát triển ngành nào của từng địa phương trong thời gian tới dẫn tới những ưuđãi khi nhà đầu tư được hưởng khi nhà đầu tư tiến hành dự án trong ngành đó Nhàđầu tư có thể tìm hiểu thông qua Sở kế hoạch và đầu tư của các tỉnh, các công ty

tư vấn về đầu tư

Cũng tương tự, quy hoạch phát triển ngành cũng được nhà đầu tư quan tâmtìm hiểu để có thể nhận biết được định hướng phát triển của từng ngành trong thờigian tới Từ đó, nhà đầu tư có thể biết được những lĩnh vực nào trong ngành được

ưu tiên, trở thành mũi nhọn trong thời gian tới để có định hướng đầu tư phù hợp

2.1.2.3.2 Một số yếu tố khác có liên quan:

Bên cạnh những yếu tố trên mà nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu khi nghiêncứu cơ hội đầu tư vào Việt nam, họ có thể dựa trên một số yếu tố khác như: danhmục kêu gọi đầu tư quốc gia, địa phương, các báo cáo nghiên cứu sơ bộ về thịtrường ( nằm trong bước soạn thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, sẽđược trình bày rõ hơn trong phần sau)

Danh mục kêu gọi đầu tư quốc gia, địa phương là một danh mục gồm các dự

án mà quốc gia hay địa phương cần thực hiện trong một giai đoạn cụ thể mà Chínhphủ hay địa phương cần kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện trong đó nêu rõ tên dự án,địa điểm cần thực hiện, các thông số kĩ thuật có liên quan, vốn đầu tư dự kiến, hìnhthức đầu tư cũng như địa chỉ mà nhà đầu tư có thể liên hệ khi muốn đầu tư Với các

dự án đã có sẵn dự án khả thi, nhà đầu tư không cần phải thông qua bước lập dự án

mà chỉ cần phân tích để đưa ra quyết định đầu tư Với các dự án chưa có sẵn báocáo nghiên cứu khả thi, nhà đầu tư cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi( những nộidung trong báo cáo nghiên cứu khả thi được trình bày chi tiết ở mục 2.2) Đây là cơ

sở để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư và cũng là một yếu tố quan trọng trong chuẩn

Trang 23

bị hồ sơ dự án để cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư thẩm tra cấp giấy chứng nhậnđầu tư.

2.1.2.2 Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư:

Để giới thiệu môi trường đầu tư – kinh doanh tại nước mình đến với các nhàđầu tư, nước nhận đầu tư sẽ tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua:

2.1.2.2.1 Chương trình xúc tiến của Việt nam ở nước ngoài:

Thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư của Việt nam ở nước ngoài, cáchội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến đầu tư cũng như các chuyến viếng thăm của cácnhà lãnh đạo Việt nam, hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt nam được đến gầnhơn với nhà đầu tư Nhà đầu tư nước ngoài được giải đáp những thắc mắc về quyđịnh của Việt nam với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam cũng như những ưuđãi mà nhà đầu tư được hưởng khi tiến hành đầu tư tại Việt nam Mục đích của cáchoạt động xúc tiến đầu tư này là đưa ra những thông tin về tiềm năng cũng như môitrường kinh doanh thuận lợi nhằm thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu

tư tại Việt nam

2.1.2.2.2 Chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư do các tỉnh tổ chức:

Bên cạnh những chương trình xúc tiến đầu tư của Việt nam, các tỉnh cũng tổchức hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh mình thông qua việc giớithiệu những lợi thế của tỉnh cũng như những ưu đãi mà nhà đầu tư nước ngoài cóthể nhận được khi tiến hành đầu tư vào tỉnh Một số vấn đề mà nhà đầu tư nướcngoài quan tâm như:

- Tổng quan về lợi thế so sánh của địa phương so với những địa phương kháccũng như giới thiệu về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Thông tin về pháp luật, chính sách có liên quan tới thực hiện dự án FDI tạiđịa phương: Luật đầu tư chung, các văn bản liên quan đến khu công nghiệp và cáctài liệu khác có liên quan đến triển khai dự án FDI tại tỉnh

- Thông tin về cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài khu công nghiệp cũngnhư giá cả thuê đất, dịch vụ điện, nước

Trang 24

2.2 Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, tìm đối tác phía Việt nam (nếu có):

Theo quy định của hệ thống Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tưnước ngoài có thể tự mình lập dự án nếu có đủ khả năng hoặc thuê tổ chức dịch vụ

tư vấn đầu tư được phép hoạt động tại Việt nam trong lập dự án cũng như lập hồ sơxin giấy chứng nhận đầu tư Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư được phép hoạt động tạiViệt nam có thể thuộc mọi thành phần kinh tế đăng kí hành nghề tư vấn đầu tư theoquy định của pháp luật phù hợp với quy định trong đăng kí kinh doanh hoặc giấyphép đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật đầu tư) và các quy định củapháp luật về hành nghề tư vấn và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật vềtính chính xác, trung thực của dịch vụ tư vấn Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư vớinhiều chuyên gia giỏi, am hiểu trong từng lĩnh vực chuyên môn của dự án như môitrường luật pháp tại Việt nam, các điều kiện ưu đãi về đầu tư… sẽ có vai trò tíchcực trong đẩy nhanh quá trình lập dự án, đưa ý tưởng ban đầu của nhà đầu tư trởthành dự án khả thi Đồng thời, các tổ chức dịch vụ tư vấn cũng đóng vai trò quantrọng trong phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh trong tổ chức các hoạt động xúc tiến về đầu tư

Dự án FDI dù được nhà đầu tư tự lập hay tiến hành thuê dịch vụ tư vấn vềđầu tư thì để đưa ý tưởng ban đầu của nhà đầu tư trở thành dự án khả thi đều phảiqua quá trình nghiên cứu tiền khả thi, khả thi

2.2.1 Những nội dung nghiên cứu của dự án FDI:

Theo quy định của luật pháp Việt nam, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tưtại Việt nam phải có dự án Đối với các dự án trong danh mục đầu tư quốc gia, địaphương đã có báo cáo nghiên cứu khả thi, nhà đầu tư không cần phải qua bước lập

dự án Đối với các dự án chưa có báo cáo nghiên cứu khả thi, nhà đầu tư cần thôngqua bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi xuấtphát từ nghiên cứu ý tưởng đầu tư đã được hình thành ở bước trên để làm căn cứ raquyết định đầu tư và hoàn thiện hồ sơ dự án phục vụ cho đăng kí/thẩm tra cấp giấy

Trang 25

chứng nhận đầu tư cũng như là căn cứ để các đối tác có ý định tham gia đầu tư, tổchức tín dụng tham gia vào thực hiện dự án hay cho vay Cũng giống như với các

dự án thông thường, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Pre – FS (Pre – FeasibilityStudy) và báo cáo nghiên cứu khả thi FS (Feasibility Study) của dự án FDI cũngbao gồm 6 nội dung chính trong đó ở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các nội dungđược nghiên cứu ở mức khái quát để khẳng định lại tính khả thi của ý tưởng đầu tư

đã được hình thành ở trên và báo cáo nghiên cứu khả thi trình bày chi tiết, rõ rànghơn nhằm khẳng định lại về tính khả thi của dự án Các nội dung trong báo cáonghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án FDI bao gồm:

- Nghiên cứu tổng quát tình hình kinh tế - xã hội

- Nghiên cứu thị trường

- Nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý

- Nghiên cứu công nghệ kĩ thuật

- Phân tích tài chính

- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội

Các nội dung trong một dự án FDI cũng giống như với các dự án đầu tư nóichung nhưng do những đặc trưng của mình mà các nội dung này có sự khác biệttrong một số chi tiết cụ thể như: phân chia lợi nhuận, tổ chức bộ máy quản lý,nghiên cứu thị trường

2.2.1.1 Nghiên cứu tổng quát kinh tế - xã hội của dự án:

Các điều kiện kinh tế - xã hội tại nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnhhưởng trực tiếp tới việc triển khai thực hiện dự án Những khó khăn, thuận lợi củacác điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có tác động tới thời gian cũng như chi phí thực hiện

Trang 26

dự án Các yếu tố này đã được nhà đầu tư tìm hiểu ở giai đoạn trước Nội dung củanghiên cứu đề cập đến một số yếu tố như:

- Tình hình chính trị, xã hội, chính sách của Chính phủ, hệ thống luậtpháp, các quy định đối với dự án FDI, các quy định về xuất nhập khẩu có liên quanđến yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án

- Điều kiện tự nhiên, xã hội của cả nước, ngành, vùng mà dự án dự định

sẽ triển khai: tốc độ tăng trưởng, cơ sở hạ tầng, dân số, lao động

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng địa phương mà

2.2.1.2 Nghiên cứu thị trường đối với sản phẩm của dự án:

Đối với các dự án nói chung, nội dung nghiên cứu thị trường đóng vai tròquan trọng trong việc lựa chọn cách thức tiêu thụ sản phẩm cũng như công nghệcho dự án thì với các dự án FDI, nội dung này được nghiên cứu kỹ do đối với nhàđầu tư nước ngoài, đây là thị trường còn rất mới, có thể khác biệt hẳn so với thịtrường trong nước của nhà đầu tư

Một số nội dung của nghiên cứu thị trường gồm:

- Phát hiện cơ hội thị trường

- Dự báo cung – cầu về thị trường sản phẩm của dự án

- Các biện pháp nhằm xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường

Trang 27

Trong bước phát hiện cơ hội thị trường, bên cạnh việc xem xét các yếu tố vềkinh tế như tiềm năng phát triển của nền kinh tế, đối tượng khách hàng cho sảnphẩm của dự án thì với các dự án FDI, các yếu tố như thói quen tiêu dùng cũng nhưphong tục tập quán của người dân địa phương cũng có ảnh hưởng lớn tới việc tìmthị trường cho sản phẩm của mình của nhà đầu tư nước ngoài Bước phát hiện cơhội thị trường này có thể được thực hiện thông qua khảo sát, nghiên cứu sơ bộ về thịtrường nhằm phát hiện ra mảng thị trường mà dự án sẽ cung cấp sản phẩm.

Với nội dung dự báo cung – cầu về thị trường sản phẩm cho dự án, cần xemxét tới tình hình cung – cầu về sản phẩm dự án đầu tư trong quá khứ và hiện tại đểđưa ra những dự báo về tương lai Một số phương pháp dự báo thường được sửdụng như: phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp hệ số co giãncầu, phương pháp ngoại suy theo chuỗi thời gian

Trên cơ sở những dự báo về cung – cầu sản phẩm trong tương lai, dự án sẽđưa ra những biện pháp cần thiết để xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường cũng như đánhgiá khả năng cạnh tranh so với các đối thủ thông qua việc phân đoạn thị trường đểxác định đối tượng khách hàng của dự án, từ đó xác định thị trường mục tiêu mà dự

án hướng tới cũng như đề ra được các chiến lược nhằm tiếp thị cho sản phẩm của

dự án

Một dự án FDI có bước nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng sẽ tạo thuận lợi hơncho nghiên cứu các nội dung tiếp theo của dự án, đặc biệt là việc lựa chọn côngnghệ cho phù hợp với thị trường

2.2.1.3 Nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý của dự án:

Lựa chọn bộ máy quản lý phù hợp, gọn nhẹ, có hiệu quả sẽ tiết kiệm chi phícho nhà đầu tư đồng thời tăng tính năng động trong quá trình điều hành, quản lý dự

án ở các giai đoạn sau Tùy thuộc nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư nào sẽ tươngứng với một mô hình tổ chức quản lý phù hợp Ví dụ như trong trường hợp dự án

dự định triển khai theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, do không hình

Trang 28

thành pháp nhân mới nên không có bộ máy quản lý riêng biệt mà các bên cùng gópvốn, cùng quản lý, cùng chia lợi nhuận theo những nội dung thỏa thuận trong hợpđồng Còn trong hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài trựctiếp quản lý, do đó họ có thể chủ động lựa chọn mô hình quản lý phù hợp.

Một số mô hình tổ chức bộ máy quản lý thường được áp dụng như: mô hình

tổ chức quản lý theo chức năng, theo khu vực địa lý, mô hình tổ chức quản lý dạng

ma trận

2.2.1.4 Nghiên cứu công nghệ của dự án:

Cũng giống như với các dự án thông thường, nghiên cứu công nghệ của dự

án FDI gồm một số nội dung như: công nghệ mà dự án sử dụng, công suất máymóc, thiết bị, các yếu tố đầu vào, cơ sở hạ tầng, địa điểm thực hiện dự án… Đây làcác căn cứ quan trọng, làm tiền đề cho phân tích tài chính của dự án FDI

Đặc trưng của dự án FDI là thường gắn liền với quá trình chuyển giao côngnghệ nên trong nghiên cứu về công nghệ của dự án cần đưa ra các tiêu chí về côngnghệ, điểm mới, hiện đại hơn so với công nghệ hiện có tại nước nhận đầu tư cũngnhư mức tiêu thụ các yếu tố đầu vào và các tác động tới môi trường, các biện pháp

xử lý ô nhiễm đối với chất thải của dự án Một dự án FDI sẽ thuyết phục được các

cơ quan quản lý đầu tư về mặt công nghệ nếu dự án sử dụng công nghệ hiện đại,đồng thời vẫn đảm bảo các yếu tố về môi trường

2.2.1.5 Phân tích tài chính của dự án:

Đây là nội dung quan trọng với dự án FDI, là căn cứ để nhà đầu tư, các bêntham gia góp vốn cũng như các tổ chức tín dụng xem xét quyết định bỏ vốn đầu

tư Cũng như với các dự án thông thường khác, nghiên cứu tài chính của dự ánFDI gồm một số nội dung chính như:

- Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn của dự án

Trang 29

- Phương thức huy động vốn (xác định các nguồn tài trợ cho dự án)

- Tính toán các khoản thu, chi, lợi nhuận và lập ra báo cáo tài chínhcho từng năm hay cho một giai đoạn của dự án

- Tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án

Ngoài các nội dung trên, với các dự án FDI, trong nghiên cứu tài chínhcần đề cập tới tỉ lệ phân chia chi phí, lợi nhuận giữa các bên trong trường hợp đầu

tư theo hình thức liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua các dựbáo tài chính của dự án và kế hoạch chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

2.2.1.6 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, mục tiêu quan trọng nhất để đi tới quyết định

bỏ vốn đầu tư là lợi nhuận với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận Khi đó các hiệu quảđối với kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư ít được nhà đầu tư chú ý xem xét tới,đặc biệt là các tác động môi trường mà dự án đưa tới với cộng đồng dân cư nơi đặt

dự án do sẽ làm tăng thêm chi phí của dự án Do đó, để được chấp thuận cấp giấychứng nhận đầu tư cũng như hỗ trợ triển khai dự án của chính quyền địa phương,của cộng đồng dân cư nơi đặt dự án, nhà đầu tư phải nghiên cứu kĩ những tác độngcủa dự án tới các điều kiện kinh tế - xã hội như môi trường, tạo việc làm cho laođộng địa phương, tác động tới cân đối ngoại tệ, cán cân xuất nhập khẩu, đóng gópcho ngân sách cũng như có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế củađịa phương, phát triển các ngành nghề

Trên đây là những nội dung cơ bản mà các dự án FDI cần phân tích đầy đủ.Tùy theo quy mô của dự án mà từng nội dung sẽ được nghiên cứu ở các mức độkhác nhau Với dự án FDI, những yếu tố về sự khác biệt trong môi trường đầu tưcũng như nghiên cứu thị trường tại nước tiếp nhận đầu tư được nhà đầu tư nướcngoài chú trọng khi soạn thảo dự án đầu tư Trên cơ sở dự án đầu tư này, nhà đầu tưnước ngoài có thể ra quyết định đầu tư đồng thời tiến hành các thủ tục chuẩn bị hồ

Trang 30

sơ dự án để đăng kí hay thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư với cơ quan quản lýđầu tư của nước tiếp nhận đầu tư.

2.2.2 Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng, chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho hồ sơ dự án:

Nếu như trong thời gian đầu thu hút đầu tư nước ngoài, Việt nam chỉ chophép nhà đầu tư nước ngoài tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp quốc doanhnên vẫn chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư thì sau đó, hình thức liên doanh với cácdoanh nghiệp tư nhân trong nước được chấp nhận trong liên doanh với nhà đầu tưnước ngoài Các bên sẽ tiến hành đàm phán để thống nhất với nhau về hình thứchợp tác, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giữa các bên…và kí điều lệ hay hợp đồng,đây là tài liệu nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị trong hồ sơ dự án

Bên cạnh đó, để chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho dự án, tùy theo từngtrường hợp nhà đầu tư nước ngoài cần phải có báo cáo đánh giá tác động môitrường từ phía Sở chuyên ngành hay Bộ Khoa học tài nguyên và môi trường, thỏathuận với địa phương nơi tiến hành dự án( trên nguyên tắc) về địa điểm, mức tiềnthuê đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng cũng như các giấy tờ chứng minh

tư cách pháp lý và năng lực tài chính thực hiện dự án của nhà đầu tư

2.2.3 Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư:

Trong giai đoạn này, các cơ quan quản lý Nhà nước bên phía Việt nam sẽcung cấp các thông tin về các quy định của Việt nam đối với dự án FDI cũng nhưgiải đáp các vướng mắc, khó khăn của nhà đầu tư trong quá trình lập dự án như quyđịnh về cách thức trình bày cũng như nội dung của một dự án FDI, các yêu cầu vềnội dung của thỏa thuận, điều lệ liên doanh, hợp tác kinh doanh… Bên cạnh đó, các

cơ quan xúc tiến đầu tư cũng có thể cung cấp một số dịch vụ liên quan tới lập dự ánFDI đối với nhà đầu tư nước ngoài khi họ có nhu cầu với một mức phí nhất định

Bên cạnh đó, trong quá trình đàm phán với phía nước ngoài, nếu gặp vướngmắc, bên Việt nam có thể tham khảo ý kiến Bộ kế hoạch và đầu tư, Ủy ban nhândân cấp tỉnh hoặc các bộ, ngành có liên quan Đối với các dự án quy mô lớn hoặc

dự án quan trọng do Chính phủ quyết định, để đảm bảo yêu cầu phối hợp liên

Trang 31

ngành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bên Việt nam được Thủ tướng Chínhphủ giao trách nhiệm đàm phán sẽ tổ chức lấy ý kiến hoặc mời đại diện các cơ quan

có liên quan cùng tham gia đàm phán với bên nước ngoài

2.3 Thực hiện thủ tục trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI:

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu

tư, nhà đầu tư phải tiến hành hoàn thiện hồ sơ dự án Tùy theo quy mô cũng nhưtính chất của dự án mà dự án FDI theo quy trình đăng kí đầu tư hay thẩm tra cấpgiấy chứng nhận đầu tư được mô tả trong sơ đồ sau:

Hình 1.4 – Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Theo như quy trình trên, để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tưphải tiến hành các thủ tục đăng kí hay thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư tùy theotính chất cũng như quy mô dự án FDI theo quy định của Việt nam Các bước côngviệc mà nhà đầu tư phải tiến hành trong giai đoạn này bao gồm:

Giấy chứng nhận đầu tư

=< 45 ngày

=>300 triệu VNĐ hoặc

Thuộc lĩnh vực đầu tư

có điều kiện

VB đề nghị cấp GCNĐT

VB xác nhận

tư cách pháp lý

Báo cáo năng lực tài chính

Giải trình KTKT

Hợp đồng, điều lệ

Trang 32

Hình 1.5 – Các bước công việc trong hoàn thiện thủ tục pháp lý của dự án FDI

2.3.1 Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Hồ sơ dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thay đổi về số tài liệu cầnchuẩn bị tùy theo dự án đó được tiến hành theo quy trình đăng kí đầu tư hay thẩmtra đầu tư

2.3.1.1 Theo quy trình đăng kí đầu tư:

Hồ sơ dự án đối với nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy trình đăng kíđầu tư, nhà đầu tư chỉ cần điền vào mẫu Đăng kí đầu tư Đối với nhà đầu tư nướcngoài, số lượng tài liệu cần chuẩn bị là nhiều hơn Các tài liệu cần chuẩn bị trong hồ

sơ dự án bao gồm:

- Văn bản đăng kí đầu tư (theo mẫu có sẵn, nhà đầu tư nước ngoài có thể liên

hệ với Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nơi dự địnhtiến hành dự án)

- Báo cáo về năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư tự lập và chịutrách nhiệm)

- Hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinhdoanh

Trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế,nhà đầu tư phải nộp kèm theo hồ sơ đăng kí kinh doanh tương ứng với loại hìnhdoanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nội dung của điều lệdoanh nghiệp được quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp, nội dung của hợp đồngliên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại điều 54 và 55 nghị định108/NĐ – CP hướng dẫn thi hành luật đầu tư

Thực hiện theo quy trình đăng kí,thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư

Chuẩn bị hồ

sơ dự án đầu

Nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn

bị cho giai đoạn triển khai dự án

Trang 33

2.3.1.2 Theo quy trình thẩm tra:

Trong trường hợp này bên cạnh phải chuẩn bị những tài liệu như trên, nhàđầu tư nước ngoài cần chuẩn bị thêm:

- Giải trình Kinh tế - kĩ thuật của dự án

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư cần bao gồm bản saoquyết định thành lập hay hộ chiếu

- Báo cáo về năng lực tài chính của nhà đầu tư ( do các tổ chức tín dụng xácnhận về các khả năng tài chính của nhà đầu tư, đảm bảo nhà đầu tư có khả năng tàichính để thực hiện dự án: tài khoản có tại ngân hàng lớn hơn vốn đầu tư dự kiến của

dự án)

Nếu dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư phải nộp kèm theoGiải trình về khả năng đáp ứng điều kiện Nếu quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng trongtrường hợp đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư phải nộp kèm theo giải trình về khả năngđáp ứng điều kiện nhưng không phải nộp giải trình kinh tế - kĩ thuật

2.3.2 Trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Trước đây, Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối, tập trung về tiếp nhận

và cấp giấy phép đầu tư trong phạm vi cả nước thì hiện nay với những quy định mới

về phân cấp, đặc biệt Luật đầu tư chung 2005 và nghị định 108/2006/NĐ-CP đãphân cấp triệt để cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và ban quản lý KCN,KCX, KCNC trong tiến hành tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư ngoàikhu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (KCN, KCX, KCNC) và dự ánđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KCX, KCNC với địa phương chưa thành lậpBan quản lý KCN, KCX, KCNC Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh tiếp nhận hồ sơ dự áncủa nhà đầu tư

Ban quản lý KCN, KCX, KCNC tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đầu tưvới dự án đầu tư vào KCN, KCX, KCNC bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướngChính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư

Trang 34

Với các dự án không nằm trong diện quy hoạch đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và các dự án được quy định tại khoản 1 và

2 điều 37 nghị định 108/2006/NĐ-CP cần được Thủ tướng Chính phủ chấp thuậnchủ trương đầu tư Với những quy định mới, Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ chỉ tiến hànhcấp giấy chứng nhận đầu tư với các dự án được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền

2.3.2.2 Với dự án đăng kí đầu tư:

Quy trình được mô tả trong sơ đồ sau:

Hình 1.6 – Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án thuộc diện

đăng kí đầu tư

15

ngày

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấpgiấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ kế hoạch và Đầu

tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng nhà nước,

Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan

2.3.2.3 Với dự án thuộc diện thẩm tra:

2.3.2.3.1 Nội dung thẩm tra:

- Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất,quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản và nguồn tài nguyên

- Nhu cầu sử dụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất

- Tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng vàtiến độ thực hiện mục tiêu dự án

- Giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường vàgiải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

Trang 35

Đối với dự án đầu tư có điều kiện theo điều 29 Luật đầu tư, phải tiến hànhthẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện theo pháp luật có liên quan, với nhà đầu tưnước ngoài, phải có thêm bước thẩm tra thêm điều kiện theo phụ lục C nghị định108/2006 NĐ – CP về danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện và điều ước quốc tế

mà Việt nam là thành viên như các cam kết mở cửa thị trường khi Việt nam thamgia tổ chức WTO hay các cam kết trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ

2.3.2.3.2 Quy trình thẩm tra dự án cần Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:

Với các dự án chưa có quy hoạch và các dự án thuộc khoản 1 và 2 của điều

37 nghị định 108/2006/NĐ-CP cần được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủtrương đầu tư Trong trường hợp này, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ lấy ýkiến Bộ quản lý ngành, Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan có liên quan để trìnhThủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu tư Quy trình này được mô tảnhư hình sau:

Trang 36

Hình 1.7 – Quy trình thẩm tra dự án cầnTTCP chấp thuận chủ trương đầu tư

15 ngày lv 25 ngày lv 3 ngày lv

đồng ý

từ chối

5 ngày lv

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

2.3.2.3.3 Quy trình thẩm tra dự án không cần Thủ tướng Chính phủ phải chấp thuận chủ trương đầu tư:

Đây là trường hợp các dự án đã nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quyđịnh của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên ( cam kết gianhập WTO, hiệp định thương mại song phương Việt nam – Hoa kì…) cơ quan cấpgiấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư mà khôngphải trình Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Quy trình này được mô tả nhưtrong hình dưới đây:

Hình 1.8 – Quy trình thẩm tra dự án không cần TTCP phải chấp thuận

chủ trương đầu tư

Các cơ quan có ý kiến thẩm tra bằng văn bản

Cơ quan cấp GCNĐT lập báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng

VPCP thông báo ý kiến Thủ tướng

về dự án

VB từ chối(nêu rõ lí do)

Cấp GCNĐT

Các cơ quan

có ý kiến thẩm tra bằng

NĐT nộp 8 bộ

hồ sơ tại Sở KH

–ĐT hay 4 bộ

Cơ quan cấp GCNĐT lấy ý kiến cơ quan chức năng địa phương

Trang 37

15 ngày lv 3 ngày lv

đồng ý

từ chối Nguồn: Cục đầu tư nước ngoàiĐối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý cấp Giấy chứng nhậnđầu tư cho nhà đầu tư, trong trường hợp từ chối phải gửi văn bản thông báo cho nhàđầu tư, nêu rõ lí do

2.3.3 Nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự án:

Khi đã có được giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu

tư cấp nghĩa là dự án của nhà đầu tư đã hình thành trên cơ sở pháp lý nhưng chưasản xuất hay kinh doanh sản phẩm Nhà đầu tư có thể nhanh chóng tiến hành triểnkhai dự án sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư

2.3.4 Các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư:

Trong giai đoạn này, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư đóng vai trò là cơquan tiếp nhận và tiến hành các thủ tục đăng kí hay thẩm tra cấp giấy chứng nhậncho nhà đầu tư Các cơ quan này sẽ cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về quy trình,thủ tục cũng như thông báo cho nhà đầu tư bổ sung thêm các giấy tờ còn thiếu Mốiliên hệ giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư này giúp cho cơquan quản lý Nhà nước về đầu tư nắm rõ được dự án mà nhà đầu tư nước ngoàiđịnh tiến hành, từ đó có thể rút ngắn được thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư

Bên cạnh đó, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư có thểnhận được sự hỗ trợ trong triển khai dự án như: hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng

Trang 38

cho dự án, nhập khẩu máy móc thiết bị, hỗ trợ về vốn…từ chính cơ quan cấp giấychứng nhận đầu tư cho mình Nhờ đó, thời gian đưa dự án vào hiện thực được rútngắn đi, giảm thiểu sự phiền hà cho nhà đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nóiriêng cũng như trong quá trình thực hiện dự án nói chung

Trang 39

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

CỦA CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM

I Tổng quan về FDI của Việt nam qua 20 năm tiến hành hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (1987 – 2007):

1 Tình hình thực hiện các dự án FDI:

1.1 Số lượng dự án, lượng vốn FDI được cấp mới và thực hiện:

Từ năm 1988, khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt nam được ban hành, đếncuối năm 2007, cả nước đã có hơn 9.500 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổngvốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (bao gồm cả vốn tăng thêm) Nếu trừ đi các dự án

đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện đang có 8.590 dự án cònhiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD Tình hình về số dự án được cấp mớicũng như vốn đăng kí và quy mô vốn đăng kí bình quân trên một dự án thời kì nàyđược mô tả trong hình sau:

Hình 2.1 – Vốn FDI đăng kí và vốn thực hiện 1988-2007 Đơn vị: tỉ USD

Vốn đăng kíVốn thực hiện

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Trang 40

Hình 2.2 – Số lượng dự án FDI cấp mới 1988-2007

Từ năm 1988 đến năm 1990: đây là giai đoạn mới bắt đầu thực thi Luật Đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên ta vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trongcông tác quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư cũng như sự quan tâm của nhà đầu

tư nước ngoài đến môi trường đầu tư của Việt nam chưa nhiều, mới chỉ mang tínhthăm dò nên số lượng dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn rất ít, chỉ có 214 dự án đượccấp phép với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 1,6 tỷ USD) Các dự án trong thời kìnày quy mô vẫn còn nhỏ, bình quân mỗi dự án chỉ khoảng 7,4 triệu USD với cácđối tác chủ yếu đến từ Châu Á: Hồng Công, Đài Loan

Trong thời kỳ 1991-1996: đây có thể coi là thời kì bùng nổ của nguồn vốn

FDI vào Việt nam, được xem là làn sóng đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Việt nam.Trong thời kì này, bên cạnh những sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài vào những năm

1990, 1992 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân hợp tác với nước ngoài đồngthời cho phép nhà đầu tư có thể mở tài khoản ở nước ngoài thay vì bắt buộc phải

mở tại Việt nam Bên cạnh đó, việc Việt nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kìnăm 1995 và tham gia vào ASEAN đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư

Ngày đăng: 28/09/2012, 08:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Trang tin điện tử http://www.dddn.com.vn - Bài học thu hút đầu tư nước ngoài,quy hoạch KCN có lợi thế; Đầu tư nước ngoài vào Việt nam: thiếu quy hoạch dài hạn; Hiện trạng đi trước, quy hoạch theo sau Link
19. Làn sóng FDI lãng quên nông nghiệp, http://www.toquoc.gov.vn Link
20. Loay hoay giải bài toán thu hút đầu tư; Pháp luật đầu tư nước ngoài trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt nam, http://www.cpv.org.vn Link
21. Cung cấp miễn phí thông tin quy hoạch cho nhà đầu tư, http://www.thoibao.vn Link
22. Đầu tư tại Việt nam thiếu hiệu quả, http://www.baomoi.com Link
23. Luật đầu tư và những bất cập, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com Link
24. Đầu tư nước ngoài còn thiếu quy hoạch trong dài hạn, http://thongtindubao.gov.vn Link
25. Thực trạng quy hoạch KCN, KCX ở Việt nam những năm qua, http://www.saga.vn Link
26. Rút giấy phép của các dự án FDI: diễn biến, nguyên nhân và các giải pháp, http://www.smenet.com.vn Link
29. Nên tháo bỏ rào cản đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Tính hình thức trong đăng kí kinh doanh, http://vibonline.com.vn Link
1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007 Khác
2. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB thống kê, 2005 Khác
3. TS. Nguyễn thị Hường – Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, NXB thống kê, 2002 Khác
4. Bộ KH – ĐT – Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư, 1998 Khác
5. Nhiều tác giả - 20 năm đầu tư nước ngoài, nhìn lại và hướng tới 1987 – 2007, NXB tri thức 2008 Khác
6. Viện quản lý kinh tế TW - Tìm hiểu Luật đầu tư 2005, 2007 Khác
7. Bộ KH – ĐT, Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt nam, 2008 Khác
8. ThS Đinh Đào Ánh Thuỷ, Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, Hà Nội, 8/2007 Khác
9. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Luật Kinh tế - Tổ Bộ môn Luật Đầu tư, Văn bản pháp luật về Đầu tư, NXB Công an Nhân dân, 2007 Khác
10. Cục đầu tư nước ngoài – Tập bài giảng giới thiệu thủ tục pháp lý khi tiến hành đầu tư tại Việt nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư: - Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx
1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư: (Trang 43)
Bảng 2.1 – Quy mô, số lượng dự án FDI tăng vốn giai đoạn 1988 – 2007 - Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx
Bảng 2.1 – Quy mô, số lượng dự án FDI tăng vốn giai đoạn 1988 – 2007 (Trang 43)
Bảng 2.2 – Số lượng dự án bị giải thể giai đoạn 1988-2007 - Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx
Bảng 2.2 – Số lượng dự án bị giải thể giai đoạn 1988-2007 (Trang 46)
Bảng 2.2 – Số lượng dự án bị giải thể giai đoạn 1988 -2007 - Công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt nam Thực trạng và giải pháp.docx
Bảng 2.2 – Số lượng dự án bị giải thể giai đoạn 1988 -2007 (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w