Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 96 Chương 3 YÊU C
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trình bày trong luận án
là chính xác, trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Vũ Đình Đắc
Trang 2
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG
CÓ VĂN HÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 271.1 Lối sống có văn hóa và lối sống có văn hóa của học viên ở
các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 271.2 Quan niệm và những yếu tố quy định việc xây dựng lối
sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA
CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN
2.1 Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng lối sống có
văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân
2.2 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và một số vấn
đề đặt ra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên
ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 96
Chương 3 YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY
DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA HỌC VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
3.1 Yêu cầu xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các
trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 1153.2 Một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của
học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ KẾT QUẢ
Trang 3STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩquan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu độc lập,sáng tạo của tác giả, được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của ĐCS Việt Nam về lối sống;các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, báo cáo tổngkết và kết quả khảo sát của tác giả ở một số trường đào tạo sĩ quan quân đội
Luận án đưa ra các quan niệm về lối sống có văn hóa, lối sống có vănhóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN và phân tích nhữngyếu tố quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trườngđào tạo sĩ quan QĐNDVN; đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân vàrút ra một số vấn đề cần giải quyết trong xây dựng lối sống có văn hóa của họcviên; từ đó đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống cóvăn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay
Để triển khai hướng nghiên cứu trên, luận án xây dựng kết cấu gồm: phần
mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học công bốkết quả nghiên cứu của đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng ta đã xác định phát triển
kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa phải được đặt nganghàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hướng vào xây dựng con người có nhâncách, lối sống tốt đẹp Tuy nhiên, tác động của những tiêu cực nảy sinh trongnền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình mở cửa, hội nhập quốc
tế đã làm cho môi trường văn hóa - xã hội có biểu hiện lai căng, thiếu lànhmạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của con người Bên cạnh đó, sựchống phá của các thế lực phản động, thù địch thông qua chiến lược “diễn biến
Trang 5hòa bình” cũng làm tha hóa lối sống của không ít cán bộ, đảng viên và thế hệtrẻ Trong xã hội, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ với đạo lý, truyền thống tốtđẹp của dân tộc xuất hiện Trên thực tế, đồng tiền đã chi phối nhiều mối quan
hệ, trong đó có cả những quan hệ xưa nay luôn được đề cao và không thể muađược bằng tiền Không ít thanh niên hiện nay đang có biểu hiện sống buôngthả, thiếu hoài bão, mờ nhạt lý tưởng, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, cá nhân
vị kỷ, không quan tâm tới các vấn đề chính trị, quay lưng với các giá trị truyềnthống tốt đẹp của cộng đồng Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trungương khóa XI của Đảng đã chỉ rõ: “So với những thành tựu trên lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóachưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môitrường văn hóa lành mạnh Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng” [28, tr 44] Điều
đó đã đặt ra những yêu cầu khách quan trong việc xây dựng con người ViệtNam về lối sống có văn hóa đang trở nên quan trọng và cấp bách
Học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN là những người đượclựa chọn chặt chẽ qua thi tuyển sinh quân sự và đang được học tập, rèn luyệntrong môi trường nghiêm khắc, nhân văn, hiện đại Việc xây dựng lối sống cóvăn hóa sẽ giúp họ nhận thức sâu sắc các giá trị chính trị, văn hóa nhân văn, tiến
bộ trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ĐCS ViệtNam, làm cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn các giá trị sống, nâng cao chấtlượng các hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, công tác và những hành vigiao tiếp, ứng xử, không ngừng vươn lên hoàn thiện nhân cách; đồng thời đấutranh với những nhận thức, hành vi lệch lạc, tiêu cực trong xã hội hiện nay
Nhận thức rõ vấn đề này, các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN đã coitrọng và tiến hành có hiệu quả các hoạt động xây dựng lối sống có văn hóacủa học viên, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện công tác GD & ĐT.Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ, giảng viên đối với việc xây dựng lối
Trang 6sống có văn hóa của học viên còn chưa đầy đủ, từ đó chưa phát huy tốt vaitrò, trách nhiệm và sự gương mẫu tham gia Một số học viên trong quá trình
GD & ĐT chỉ quan tâm nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng công tác, chưacoi trọng đúng mức việc tu dưỡng, rèn luyện về lối sống có văn hóa Cá biệthọc viên còn có những biểu hiện sống thực dụng, thiếu trung thực, lành mạnh,hoặc vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và các tệ nạn xã hội
Nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinhnhuệ, từng bước hiện đại đang đòi hỏi các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVNphải không ngừng đổi mới mạnh mẽ công tác GD & ĐT nhằm xây dựng độingũ sĩ quan quân đội không những có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độkiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải có phẩm chất chính trị, đạo đứctrong sáng, mẫu mực và lối sống có văn hóa Sau này, họ sẽ là lực lượng nòngcốt trong tổ chức các hoạt động lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và giáo dục cán bộ,chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở về mọi mặt, đáp ứng tốt các yêu cầu của nhiệm vụxây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Xây dựng lối sống có vănhóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Namhiện nay” để nghiên cứu có ý nghĩa cơ bản và cấp bách
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng lối sống
có văn hoá của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN, từ đó đềxuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa củahọc viên ở các nhà trường này hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ quan niệm, đặc trưng lối sống có văn hóa của học viên vànhững yếu tố quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở cáctrường đào tạo sĩ quan QĐNDVN
Trang 7Đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và kháiquát một số vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ởcác trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN.
Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có vănhóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩquan QĐNDVN
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng lối sống có văn hoá của họcviên thuộc đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học (hay còngọi là đối tượng đào tạo cơ bản, dài hạn cấp phân đội)
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng lối sống có văn hoá của học viên ở cáctrường đào tạo sĩ quan QĐNDVN Phạm vi điều tra, khảo sát của đề tài ở một
số trường đào tạo sĩ quan quân đội khu vực phía Bắc
Các số liệu phục vụ việc nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm
2008 cho đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận án được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của ĐCS Việt Nam về xây dựng conngười và lối sống; đồng thời dựa vào nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết củaQuân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng lối sống trong QĐNDVN
-Luận án dựa vào thực tiễn việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên
ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN qua việc nghiên cứu các nghị quyết, báocáo tổng kết của một số nhà trường và kết quả điều tra, phỏng vấn, khảo sát củatác giả ở một số trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN; đồng thời kế thừa có chọnlọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Trang 85.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủnghĩa Mác - Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể củaKHXH & NV như: phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử, thống kê, so sánh,tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, phỏng vấn và phương pháp chuyên gia
6 Những đóng góp mới của luận án
Từ góc độ triết học, chính trị - xã hội, luận án góp phần làm rõ quan niệm
về lối sống có văn hóa, lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩquan QĐNDVN; đồng thời luận giải những yếu tố quy định việc xây dựng lốisống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN
Luận án đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lốisống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiệnnay, góp phần thiết thực vào việc đổi mới căn bản và toàn diện công tác
GD & ĐT của các nhà trường quân đội
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho lãnhđạo, chỉ huy các cấp trong công tác GD & ĐT ở các nhà trường quân đội; đồngthời có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liênquan đến việc xây dựng lối sống có văn hóa trong QĐNDVN
Luận án được triển khai trong thực tiễn sẽ xây dựng lối sống có văn hóacủa học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN, góp phần thiết thực vàoviệc xây dựng đội ngũ SQQĐ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng các yêu cầu,đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các
công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Trang 9TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài
* Các công trình nghiên cứu về văn hóa
Văn hóa là vấn đề rộng lớn, phức tạp và liên quan đến mọi lĩnh vực hoạtđộng của con người Một số công trình khi nghiên cứu về văn hóa đã đề cập đếnmối quan hệ giữa văn hóa với sự phát triển của con người và xã hội Tiêu biểu cócác công trình của D.Ikeđa và A.Pécxây, “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷXXI” [67]; Kawada Junzo, “Trân trọng bản sắc văn hoá và tính sáng tạo của các
nền văn hoá địa phương” [69]; V.P.Tugarinốp, “Tự nhiên - văn minh - con
người” [77] Các công trình trên đã lý giải mối quan hệ giữa phát triển kinh tếvới phát triển văn hoá; giữa con người với sản xuất và môi trường sinh thái để điđến khẳng định văn hoá chính là chìa khóa, tiêu chí quan trọng để đánh dấu trình
độ phát triển của con người và xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định
Sự phát triển của văn hoá luôn gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, làđiều kiện, cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững Do vậy, một dân tộc khôngthể có phát triển bền vững nếu không đồng thời giải quyết hài hoà quan hệ giữaphát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó có lối sống của con người
Trong tác phẩm “Trân trọng bản sắc văn hoá và tính sáng tạo của cácnền văn hoá địa phương”, Tác giả Kawada Junzo đã khẳng định: “Không cómột nền văn hoá nào được tạo lập nên bằng một nền văn hoá duy nhất; tráilại, sự trao đổi của nền văn hoá đó với các nền văn hoá khác là rất quan trọng
để đi tới sự hình thành một truyền thống mới” [69, tr 388] Do vậy, các quốcgia, dân tộc ngay từ bây giờ nếu không xác định được cho mình một chiếnlược văn hoá phù hợp thì tất yếu sẽ bị đào thải ra khỏi quá trình phát triển
* Các công trình nghiên cứu về lối sống và lối sống xã hội chủ nghĩa.
Lối sống cũng là vấn đề có nội hàm rộng lớn, phức tạp, phản ánh sự pháttriển của con người và xã hội nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu Tiêu biểu có một số công trình của các nhà khoa học Liên Xô (cũ) được
Trang 10dịch sang tiếng Việt, như: V.I.Tolstykh, “Lối sống (khái niệm, hiện thực, cácvấn đề)” [141]; E.V.Xtơrucốp, “Lối sống XHCN, những vấn đề lý luận vàgiáo dục - tư tưởng” [50]; G.E.Gledơman, M.N.Rútkêvích, X.X.Vítsơnhépxki,
“Lối sống xã hội chủ nghĩa” [51]; V.I.Đôbrưnina, “Lối sống Xô viết, hôm nay
và ngày mai” [47]; V.G.Xinixưn “Nếp sống Xô - Viết” [143]
Các công trình trên đã đưa ra và phân tích sâu sắc khái niệm lối sống,phân biệt với một số khái niệm khác liên quan, chỉ rõ mối quan hệ giữa lốisống với phương thức sản xuất và các điều kiện của một hình thái KT - XH; từ
đó làm rõ các vấn đề về khái niệm, cơ sở của lối sống XHCN; bản chất, biểuhiện, những vấn đề có tính quy luật và con đường, biện pháp xây dựng lối sốngXHCN ở Liên Xô và vận dụng vào thực tiễn các nước trên thế giới Đặc biệt,công trình “Lối sống Xô viết, hôm nay và ngày mai” của tác giả V.I.Đôbrưnina
đã đi sâu phân tích các vấn đề: “Hai thế giới - hai lối sống”, “Tính chất dân chủcủa lối sống xã hội chủ nghĩa”, “Lao động và lối sống”, “Văn hóa và lối sống”
để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về lối sống XHCN; từ đó khẳng địnhviệc xây dựng lối sống XHCN có ý nghĩa cấp bách và quan hệ chặt chẽ với cácnhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng các quan hệ xã hội vàxây dựng con người mới của CNCS Đây còn là nội dung quan trọng của cuộcđấu tranh giai cấp nhằm phê phán những quan điểm, tư tưởng chống cộng và
cơ hội - xét lại đang xuyên tạc, bôi nhọ chính sách của các ĐCS; đồng thờituyên truyền những thành tựu của CNXH hiện thực trong nhân dân
Trong công trình “Nếp sống Xô - Viết”, tác giả V.G Xinixưn đã phân
biệt rõ các khái niệm nếp sống, lối sống và mức sống; từ đó chỉ ra những nềntảng KT - XH và chính trị của nếp sống Xô - Viết được dựa trên những thànhtựu của cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại; sự bình đẳng xã hội của conngười, phúc lợi xã hội; ý thức đại gia đình thống nhất; giai cấp công nhân -người đại biểu và sáng tạo ra nếp sống mới Công trình còn phân tích nhữngnguyên tắc căn bản của nếp sống Xô - Viết được thể hiện ở lòng trung thành đối
Trang 11với lý tưởng tuyệt đẹp, chủ nghĩa tập thể và sự tương trợ đồng chí, chủ nghĩanhân đạo XHCN, sự trong sạch về đạo đức, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩaquốc tế; đồng thời khẳng định nếp sống Xô - Viết là tấm gương cho tất cả cácdân tộc
2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
* Các công trình nghiên cứu về văn hóa và xây dựng văn hóa ở nước ta.
Ở nước ta có rất nhiều công trình của các nhà khoa học đi sâu nghiêncứu về văn hóa Trong đó, một số công trình khoa học khi nghiên cứu về vănhóa đã đề cập đến các khía cạnh lối sống của con người, tiêu biểu có côngtrình: Phạm Văn Đồng, “Văn hoá và đổi mới” [48]; Lương Quỳnh Khuê,
“Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách” [72]; Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), “Vănhoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới” [64]; LêQuang Thiêm (chủ biên), “Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Namtheo định hướng xã hội chủ nghĩa” [100]; Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên),
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [46];Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), “Về phát triển văn hóa vàxây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [56]; Giang ThịHuyền (chủ biên), “Một số chuyên đề văn hóa và phát triển” [66]
Các công trình trên đã tiếp cận văn hoá với tính cách sự phát triển
“năng lực bản chất người”, từ đó khẳng định sự phát triển của văn hoá gắnliền với sự hoàn thiện những giá trị cao cả, tốt đẹp của con người, xã hội theotiêu chí chân, thiện, mỹ Văn hóa còn là động lực để xây dựng xã hội XHCNtheo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Trongcông trình “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã làm rõ những tiền đề lý luận và thực tiễnhoạt động văn hóa hơn nửa thế kỷ qua, khảo sát thực trạng văn hóa, đạo đứclối sống, nhất là của thanh niên, qua đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong công trình “Về
Trang 12phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa”, các tác giả Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm đã làm rõ các vấn đề
về văn hóa, đạo đức và lối sống; về con người và xây dựng con người mới; từ
đó phân tích việc xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới tronggiai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Công trình “Một số chuyên đề văn hóa và phát triển” của tác giả GiangThị Huyền bao gồm nhiều chuyên đề bàn về văn hóa và vai trò của văn hóatrong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nướctheo con đường XHCN Đặc biệt, trong chuyên đề “Văn hóa lối sống”, tác giả
đã từ những luận điểm cơ bản của C.Mác và Ăngghen về lối sống trong tácphẩm “Hệ tư tưởng Đức” để đưa ra khái niệm lối sống, lối sống có văn hóa;đồng thời phân tích một số nét về văn hóa lối sống truyền thống Việt Nam,thực trạng văn hóa lối sống Việt Nam trong giai đoạn đổi mới; từ đó đề xuấtmột số giải pháp cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa lối sống thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
* Các công trình nghiên cứu về lối sống và xây dựng lối sống ở nước ta
Ở nước ta, vấn đề lối sống cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiêncứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau Nghiên cứu lối sống trong mối quan hệvới đạo đức và các giá trị xã hội có công trình của Đào Trí Úc (chủ biên),
“Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” [135]; Huỳnh Khái Vinh (chủbiên), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” [139]; ChuKhắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ, “Văn hóa, lối sống với môi trường” [102];Nguyễn Viết Chức, “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống vănhóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước” [8] Các công trình trên đã nghiên cứu lối sống trong mối quan hệvới các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, môi trường; từ đó đưa ra các giải pháp vàkiến nghị trong xây dựng các vấn đề trên ở nước ta
Trong công trình “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xãhội”, tác giả Huỳnh Khái Vinh đã trình bày phạm vi nghiên cứu và một số cách
Trang 13tiếp cận, nghiên cứu về lối sống; phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị,kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hộitrong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những nộidung kế thừa và phát triển nếp sống, đạo đức và các giá trị truyền thống dân tộctrong xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội mới ở nước ta hiện nay.Công trình của tác giả Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ đã chỉ ra đặc điểm
“con người chinh phục thiên nhiên” của lối sống phương Tây và “con ngườihài hòa với tự nhiên” của lối sống phương Đông; từ đó phân tích những biểuhiện và đặc điểm chủ yếu trong lối sống truyền thống của người Việt; đánhgiá thực trạng và đưa ra một số định hướng xây dựng lối sống có chất lượnghài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội ở nước ta Trong công trình “Xâydựng ý thức và lối sống theo pháp luật”, tác giả Đào Trí Úc trên cơ sở làm rõmột số vấn đề lý luận thực tiễn về lối sống đã phân tích sự ảnh hưởng củaphương thức sản xuất, hệ tư tưởng, văn hoá, đạo đức và tập quán truyền thống;điều kiện phát triển đất nước; cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội đến ý thức
và lối sống theo pháp luật của con người Việt Nam; từ đó đề xuất các giải phápxây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật trong xã hội hiện nay
Nghiên cứu lối sống ở phương diện lịch sử và tâm lý có công trình củaThanh Lê, “Giáo dục lối sống - nếp sống mới” [75]; Đỗ Huy, “Lối sống dân tộc -hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” [61]; Phạm Minh Hạc (chủ biên),
“Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cầnkhắc phục” [55]; Nguyễn Ngọc Hà, “Đặc điểm tư duy và lối sống của con ngườiViệt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [53] Các công trình
trên đã đưa ra định nghĩa về lối sống; chỉ ra đặc điểm tư duy và lối sống truyền thống của người Việt Nam; những ưu điểm và hạn chế trong lối sống truyền
thống của dân tộc; từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng lối sống ở nước ta
Trong công trình “Giáo dục lối sống - nếp sống mới”, tác giả Thanh Lê đãphân tích khái niệm lối sống, cơ sở, đặc trưng của lối sống XHCN và so sánh vớiđặc trưng của lối sống tư sản; từ đó vận dụng vào xem xét lối sống đô thị và xây
Trang 14dựng lối sống - nếp sống đô thị, trực tiếp là ở thành phố Hồ Chí Minh nước ta.Công trình “Lối sống dân tộc - hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, tácgiả Đỗ Huy đã phân tích rõ điều kiện khách quan hình thành lối sống dân tộc -hiện đại XHCN; bản chất và nội dung cơ bản của lối sống dân tộc - hiện đạiXHCN; sự vận động của lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam trước vàtrong thời kỳ đổi mới; vai trò của lối sống dân tộc - hiện đại với sự phát triểnnhân cách người Việt Nam Trong công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vàocông nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục”, tác giả PhạmMinh Hạc đã chỉ ra những mạnh, yếu trong lối sống truyền thống của ngườiViệt Nam; từ đó khẳng định những giá trị cần phải kế thừa, phát huy vànhững hạn chế cần khắc phục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước
Nghiên cứu về xây dựng lối sống của thanh niên và sinh viên có côngtrình của Phạm Hồng Tung, “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Namtrong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [133] và công trình của Tạ NgọcTấn, “Tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống tích cực của thanhniên, sinh viên hiện nay” [95] Các công trình đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận
và thực tiễn về lối sống của thanh niên và sinh viên; đánh giá thực trạng lốisống của họ; đồng thời đề xuất một số giải pháp xây dựng lối sống của thanhniên, sinh viên ở nước ta hiện nay Đặc biệt, công trình “Thanh niên và lối sốngcủa thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, tác giả
Phạm Hồng Tung đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và lối sống
của thanh niên hiện nay; xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên trong quátrình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; những yếu tố tác động, có tính chấtđịnh hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên; từ đó đưa ranhững khuyến nghị và giải pháp xây dựng lối sống thanh niên hiện nay
Một số công trình còn nghiên cứu về sự suy thoái về lối sống trong cán
bộ, đảng viên hiện nay, như: Kỷ yếu hội thảo Quốc gia của Ban tuyên giáo
Trang 15Trung ương, “Nghiên cứu về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngtrong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công cuộc phòng chống” [3]; Vũ Văn Phúc
và Ngô Văn Thạo (chủ biên), “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng,chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” [92];Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Thành ủy thành phố Hồ ChíMinh, “Bàn về giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống hiện nay” [2] Các công trình đã phân tích thực trạng suy thoái vàviệc phòng chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trongcán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, quanđiểm, giải pháp và những điều kiện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng,chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên,nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và củng cố niềm tincủa đảng viên và nhân dân đối với Đảng hiện nay
* Các công trình nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa ở nước ta
Công trình của Thanh Lê, “Văn hóa và lối sống” [76]; Lê Như Hoa,
“Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại” [59]; Võ Văn Thắng, “Xây dựng lốisống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)” [99];Đặng Quang Thành, “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thànhphố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN” [97].Các công trình đã từ góc độ văn hóa để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về lốisống và văn hóa; từ đó đưa ra khái niệm về lối sống có văn hóa; chỉ rõ các giá trị
văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam; từ đó đề xuất
phương hướng, giải pháp kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dântộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay và lối sống có văn hóa của thanhniên Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN
Trên bình diện bản sắc dân tộc, công trình “Bản sắc dân tộc trong lốisống hiện đại” của tác giả Lê Như Hoa đã làm rõ sự khác nhau giữa khái niệm
“lối sống” với “phương thức sản xuất” và “hình thái kinh tế xã hội”; giữa “lối
Trang 16sống” với “nếp sống”, “mức sống”, “lẽ sống”, “cách sống” và đi sâu phân tíchđặc trưng của lối sống XHCN; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn
đề xây dựng nếp sống mới; lối sống trong xã hội hiện đại mang bản sắc vănhóa dân tộc; xây dựng nếp sống XHCN trong sinh hoạt lễ hội và lễ thức mớitrong nếp sống văn hóa XHCN; một số vấn đề về lối sống đô thị, lối sống giađình và xây dựng lối sống lành mạnh trong học sinh, sinh viên hiện nay
Trong công trình “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độvăn hoá truyền thống dân tộc)”, tác giả Võ Văn Thắng đã chỉ ra những nhân
tố ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống mới mang tính dân tộc hiện đại nhân văn ở Việt Nam hiện nay là ảnh hưởng của KTTT; quá trình toàn cầuhóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lối sống tiểu nông và tư tưởng, đạo đứcphong kiến; đồng thời phân tích một số vấn đề đặt ra khi kế thừa và phát huycác giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam;
-từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp kế thừa và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay
Đặc biệt, trong công trình “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niênThành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN”,tác giả Đặng Quang Thành đã chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữa lối sống có vănhóa của thanh niên với các bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra quan niệm về lối sống có vănhoá, chỉ rõ tầm quan trọng của nó đối với việc hình thành nhân cách của thanhniên thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới ở nước ta; phân tích nhữngyếu tố tác động và thực trạng xây dựng lối sống có văn hoá của thanh niênthành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới đất nước; từ đó đề xuất phươnghướng, quan điểm và các giải pháp xây dựng lối sống có văn hoá của thanhniên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
* Các công trình nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa trong QĐNDVN.
Trang 17Nghiên cứu về lối sống của con người trong môi trường quân sự là vấn đềkhó và phức tạp Bởi hoạt động của con người bên cạnh tác động của những quyluật chung còn bị chi phối bởi các quy luật đặc thù của tổ chức quân sự Một sốcông trình đã nghiên cứu việc xây dựng lối sống của sĩ quan trẻ quân đội vànhững ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng đến nhân cách người cán bộquân đội ta Tiêu biểu là công trình của tác giả: Vũ Công Toàn, “Ảnh hưởng củachủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ ở các doanh nghiệp Quân đội nhân dânViệt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục” [106];Nguyễn Ngọc Ba, “Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cáchngười cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [1] Các côngtrình đã phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa cá nhân và thựcdụng; từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để khắc phục ảnh hưởng của chủnghĩa cá nhân, thực dụng đến nhân cách người cán bộ quân đội hiện nay.Đặc biệt, công trình của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốcphòng do Phạm Xuân Hảo (chủ biên), “Bồi dưỡng lối sống xã hội chủ nghĩacho sĩ quan trẻ hiện nay” [136] đã đề cập đến một số vấn đề về tính giai cấp,tính dân tộc, tính lịch sử, cụ thể và phát triển của lối sống; phân tích nhữngvấn đề cơ bản về bồi dưỡng lối sống XHCN cho sĩ quan trẻ; từ đó đề xuấtyêu cầu và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng bồi dưỡng lối sốngXHCN cho sĩ quan trẻ quân đội trong thời kỳ mới.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lối sống của cán bộ, học viên ở cácnhà trường quân đội có các công trình: Lê Văn Làm, “Bồi dưỡng ý thức kỷ luậtquân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay” [73];
Vũ Văn Thường, “Bồi dưỡng văn hóa pháp luật cho học viên đào tạo sĩ quan ởcác nhà trường quân đội trong giai đoạn hiện nay” [103]; Lê Văn Ngọc, “Khắcphục ảnh hưởng của lối sống thực dụng đối với học viên đào tạo sĩ quan ởHọc viện Phòng không - Không quân hiện nay” [78]; Đoàn Quốc Huy, “Phát
Trang 18triển lối sống văn hóa của học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sựhiện nay” [62]; Nguyễn Văn Tuyến, “Lối sống có văn hóa của học viên Chỉhuy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay” [111]
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Thường và Lê Văn Làm
đã đưa ra quan niệm về học viên và phân tích rõ đặc điểm của học viên đào tạo
sĩ quan ở các nhà trường quân đội; đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đề xuấtmột số yêu cầu và giải pháp bồi dưỡng văn hóa pháp luật và ý thức kỷ luật củahọc viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội Công trình “Phát triển lốisống văn hóa của học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiệnnay”, tác giả Đoàn Quốc Huy đã đưa ra các quan niệm về lối sống văn hóa, lốisống văn hóa của học viên và phát triển lối sống văn hoá của học viên cấp phânđội ở Học viện Chính trị quân sự; từ đó phân tích rõ đặc điểm phát triển lốisống văn hoá của học viên và đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển lốisống văn hoá của học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay
Trong công trình “Lối sống có văn hóa của học viên Chỉ huy - Thammưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn
Tuyến cũng đưa ra quan niệm về lối sống có văn hóa của học viên Chỉ huy
-Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1; phân tích vai trò và thựctrạng lối sống có văn hóa của học viên; từ đó đề xuất yêu cầu và một số giải
pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên Chỉ huy - Tham mưu
Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 thời gian tới Các công trình trên đãnghiệm thu và được đánh giá cao nên có giá trị tham khảo thiết thực đối vớitác giả khi nghiên cứu và triển khai đề tài luận án
3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
* Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Một là, các công trình khoa học đã đưa ra và làm rõ các khái niệm lối sống, lối sống xã hội chủ nghĩa
Trang 19Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà khoa học Liên
Xô (cũ) đã tiếp tục nghiên cứu và phân tích sâu sắc khái niệm về lối sống.Trong cuốn “Lối sống xã hội chủ nghĩa” của tập thể tác giả ở Liên Xô (cũ) đãcho rằng: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những những đặc điểm chủyếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cánhân trong những điều kiện của một hình thái KT - XH nhất định” [51, tr 45].Khi phân tích khái niệm lối sống, các công trình nghiên cứu đã làm rõ các
“hoạt động” sống cơ bản của con người trong mối quan hệ với các điều kiệncủa một hình thái KT - XH nhất định; làm rõ mối quan hệ giữa “lối sống” với
“mức sống”, “nếp sống” và một số khái niệm khác Trên cơ sở đó, các côngtrình đã đưa ra khái niệm lối sống XHCN, chỉ rõ cơ sở và những đặc trưng cơbản của lối sống XHCN; đồng thời phân tích sự hình thành, phát triển của lốisống XHCN ở Liên Xô và vận dụng vào các nước trên thế giới
Kế thừa, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô, các công trình nghiên cứu ở nước
ta đã tiếp cận lối sống theo nhiều phương diện khác nhau Trong công trình
“Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, tác giả HuỳnhKhái Vinh đã đưa ra khái niệm: “Lối sống là tổng hòa những dạng hoạt độngsống ổn định của con người được vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào
đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái KT - XH nhấtđịnh” [139, tr 31] Trong công trình “Văn hoá Việt Nam, xã hội và conngười”, tác giả Vũ Khiêu đã đưa ra khái niệm: “Lối sống là phạm trù xã hộikhái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các
cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT - XH nhất định và biểuhiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan
hệ giữa người với người, trong hoạt động tinh thần và văn hoá” [71, tr 514].Tác giả Võ Văn Thắng trong cuốn “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay
từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc” cũng đưa ra nhận định: “Nói đến lốisống là nói đến tổng hòa các hoạt động sống ổn định của con người gắn liền
Trang 20với dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội và các cá nhân trong cộng đồng Vì vậy, cóthể phân loại lối sống theo ba cấp độ: lối sống của dân tộc (hay quốc gia), lốisống của giai cấp (hay nhóm xã hội), lối sống của cá nhân” [99, tr 37]
Về cấu trúc của khái niệm lối sống, các tác giả thường nhấn mạnh đếnnhững đặc điểm hay những mặt hoạt động sống cơ bản của con người Tác giảThanh Lê đã chỉ rõ: “nói đến lối sống phải nói đến các lĩnh vực hoạt động củacon người, trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội và cá nhân, là hoạtđộng lao động, hoạt động sinh hoạt - gia đình, hoạt động xã hội - chính trị; hoạtđộng văn hóa tinh thần trong đó hoạt động lao động là hoạt động cơ bản nhất, tuybản thân nó cũng chịu ảnh hưởng to lớn của những hoạt động khác” [76, tr 110].Tác giả Huỳnh Khái Vinh lại phân chia lối sống thành hai mặt vật chất và tinhthần: “Mỗi lối sống đều có mặt vật chất của nó, như quan hệ lao động, trình
độ và thời gian lao động, các phương thức thỏa mãn nhu cầu vật chất, cáccách thức quản lý phúc lợi vật chất Lĩnh vực tinh thần của lối sống dựa trêncác hoạt động sản xuất vật chất của các cá nhân và nhóm xã hội” [139, tr 29].Tác giả Giang Thị Huyền lại cho rằng: khái niệm lối sống bao hàm cả mặtkhách quan lẫn chủ quan Mặt khách quan là những điều kiện sống của conngười mà trong đó bao hàm những đặc điểm của một hình thái KT - XH nhấtđịnh - cốt lõi là phương thức sản xuất Mặt chủ quan là ý thức của con ngườitrong việc tự lựa chọn cho mình một lối sống Vì vậy, lối sống có sự kết hợpbiện chứng giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, gắn với phương thức sảnxuất của xã hội, với chế độ chính trị - xã hội, với một hình thái KT - XH
Về bản chất của lối sống, các tác giả đều cho rằng trong xã hội có giaicấp, lối sống của con người mang bản chất giai cấp Lối sống còn phản ánhđặc điểm văn hóa của dân tộc và nhân loại trong những giai đoạn lịch sử Tácgiả Đỗ Huy chỉ rõ: “lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động sống điểnhình của con người trong sự thống nhất với các điều kiện tự nhiên, xã hội lịch
sử cụ thể, là sự tổng hòa những đặc điểm cơ bản nhất của mối quan hệ giữa
Trang 21vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, truyền thống và hiện đại, dân tộc vàquốc tế trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định thì lối sống có liênquan toàn bộ đến hoạt động vật chất và tinh thần của con người” [61, tr 33]
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học ở nước ta và nước ngoài đãđưa ra và làm rõ khái niệm lối sống Các khái niệm luận án đưa ra tuy chưa đủđại diện cho các xu hướng tiếp cận, nghiên cứu về lối sống nhưng phần nào đãphản ánh được tính chất phức tạp của nó Mỗi khái niệm lối sống thường chỉ rađược một hoặc một số đặc tính quan trọng của cái cần định nghĩa, hoặc khi nhàkhoa học này nhấn mạnh phương diện cá nhân thì người khác lại đề caophương diện cộng đồng của lối sống Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có kháiniệm nào về lối sống được chấp nhận chung cho các trường phái nghiên cứu
Hai là, các công trình đã phân tích mối quan hệ giữa lối sống với văn hóa và một số vấn đề về xây dựng lối sống có văn hóa ở nước ta
Đề cập đến mối quan hệ giữa “lối sống” với “văn hóa”, trong cuốn
“Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới vàhội nhập quốc tế”, tác giả Phạm Hồng Tung đã chỉ rõ: “Lối sống của con người
là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trịvăn hóa thông qua hoạt động sống của con người” [133, tr 89] Theo tác giả,phạm trù lối sống dù được định nghĩa theo cách nào cũng để chỉ những quátrình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống.Song không phải tất cả những giá trị văn hóa đều được con người tiếp nhận vàhiện thực hóa vào trong thực tiễn, mà chỉ những giá trị nào được con ngườichấp nhận và hiện thực hóa trong cuộc sống mới tạo nên lối sống
Tác giả Giang Thị Huyền cũng chỉ rõ văn hóa (cá nhân và cộng đồng)được biểu hiện qua lối sống Một lối sống lành mạnh, hài hòa trong các quan
hệ của cá nhân là biểu hiện của một trình độ văn hóa cao Sự lành mạnh củalối sống cộng đồng là dấu hiệu của một môi trường văn hóa tốt đẹp Lối sống
là mặt thể hiện dễ thấy nhất, sống động, uyển chuyển và linh hoạt nhất của
Trang 22văn hóa Theo tác giả, lối sống có văn hóa là một yêu cầu về phát triển nhân
cách trong chiến lược con người ở nước ta hiện nay nhằm đáp ứng các yêu
cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN
Đặc biệt, tác giả Đặng Quang Thành đã đưa ra quan niệm: “Lối sống cóvăn hóa mà chúng ta xây dựng là lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc được hình thành trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcnhư một yêu cầu về nhân cách của con người phát triển toàn diện trong chiếnlược phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước hiện nay” [97, tr 20].Tác giả cũng chỉ rõ những đặc điểm cơ bản trong lối sống có văn hóa củangười Việt Nam là: “Tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; tình yêulao động, lao động sáng tạo; sống có đạo đức, trong sáng, nghĩa tình, trungthực, tiết kiệm; có tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật; không ngừng học tập đểnâng cao trình độ về mọi mặt; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trườngsinh thái” [97, tr 26] Việc xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niênthành phố Hồ Chí Minh cần phải dựa trên những đặc điểm này
Ba là, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc xây dựng lối sống XHCN ở sĩ quan trẻ và việc khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng đến nhân cách người cán bộ quân đội
Trong quân đội, hoạt động của con người luôn chịu tác động, chiphối mạnh mẽ bởi các quy luật đấu tranh vũ trang, tính chất và đặc điểmcủa môi trường quân sự Công trình nghiên cứu của PGS, TS Phạm XuânHảo đã chỉ rõ những biểu hiện đặc thù trong lối sống XHCN của sĩ quan trẻquân đội là: Sống có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ; biểu hiện cụ thể ở tinhthần sẵn sằng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH;sống mực thước, tuân theo những giá trị, chuẩn mực của con người mớiXHCN, người quân nhân cách mạng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; sống tựgiác, trách nhiệm, trung thực, tích cực, sáng tạo và kiên trung; tính cộngđồng, ý thức tập thể, đoàn kết và lạc quan cách mạng; đề cao trách nhiệm
Trang 23công dân, tư cách người SQQĐ trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi,trong mọi quan hệ xã hội; tính dân tộc và ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm
quốc tế; tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
Ở góc độ nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Ngọc Ba đã lý giải sâu sắc
về chủ nghĩa thực dụng; chỉ ra sự ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nhân cáchngười cán bộ quân đội, làm cho những chuẩn mực đạo đức, lối sống, lẽ sống
bị suy giảm, tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ của họ giảm sút.Tác giả Vũ Công Toàn cũng đã chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu gây nên sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lốisống, đào sâu sự đối lập giữa cá nhân với cộng đồng và do đó nó làm nảy sinhnhững biến đổi phức tạp về tâm lý, tư tưởng, hành vi trong thực hiện nhiệm
vụ của đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp quân đội ta
Bốn là, một số công trình đã làm rõ các vấn đề về lối sống văn hóa của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc bồi dưỡng ý thức kỷluật quân sự, văn hóa pháp luật của học viên đào tạo sĩ quan ở một số nhàtrường quân đội và việc khắc phục ảnh hưởng của lối sống thực dụng đối vớihọc viên đào tạo sĩ quan ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay.Đặc biệt, công trình của Đoàn Quốc Huy và Nguyễn Văn Tuyến đã làm rõmột số vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển lối sống văn hóa của học viêncấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự và học viên Chỉ huy - Tham mưuLục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay Các công trình trên đềuđược đánh giá cao và có giá trị tham khảo thiết thực đối với đề tài luận án.Tuy nhiên, việc nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ởcác trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN đến nay chưa có công trình nào đề cậpmột cách hệ thống Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đềnày nhằm góp phần thiết thực việc xây dựng lối sống có văn hóa của họcviên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay
Trang 24* Những vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết
Một là, nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng lối sống
có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN Lối sống cóvăn hóa là khái niệm có nội hàm rộng lớn và phức tạp Những công trình khoahọc mà tác giả có điều kiện tiếp cận khi nghiên cứu đã đưa ra quan niệm lốisống, lối sống có văn hóa, lối sống có văn hóa của học viên ở các phươngdiện khác nhau và đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận đối với vấn
đề này Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới chỉ phản ánh được một phần nàotrong nội hàm rộng lớn, phức tạp của khái niệm lối sống và được xem xét vớicác đối tượng thanh niên, sinh viên, hay học viên ở một nhà trường quân đội
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục làm rõ các khái niệm về lối sống, lốisống có văn hóa; từ đó đưa ra quan niệm về lối sống có văn hóa của học viên
và xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quanQĐNDVN nhằm đem lại một cách nhìn và cách tiếp cận về vấn đề này
Việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên được tiến hành trongnhững điều kiện cụ thể nên luôn chịu sự tác động, chi phối bởi những yếu tốkhách quan và chủ quan khác nhau Một số công trình nghiên cứu đã đề cậpđến những nhân tố tác động và đặc điểm xây dựng, phát triển lối sống có vănhóa của thanh niên, học viên ở một số nhà trường quân đội Do vậy, vấn đềđặt ra là phải nghiên cứu dưới góc độ triết học, chính trị - xã hội những yếu tốquy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo
sĩ quan QĐNDVN Đây cũng là vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết
Hai là, nghiên cứu thực trạng xây dựng lối sống có văn hóa của họcviên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN Sự phát triển mạnh mẽ củacuộc cách mạng KH & CN hiện đại và những thay đổi của đời sống kinh tế,chính trị, văn hóa - xã hội trên thế giới và ở nước ta hiện nay đã có tác động,ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của con người trong xã hội, nhất là thế hệtrẻ Khi nghiên cứu về việc xây dựng, phát triển lối sống có văn hóa của học
Trang 25viên, thanh niên, một số công trình khoa học đã chỉ rõ những thành tựu, hạnchế của các lực lượng trong thực hiện vấn đề này và đưa ra những số liệu cụthể để chứng minh Tuy nhiên, việc xem xét đó mới chỉ được tiến hành đốivới các đối tượng thanh niên, sinh viên bên ngoài quân đội, hoặc học viên ởmột trường đào tạo sĩ quan cụ thể nên chưa phản ánh được những vấn đềchung của hoạt động này ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN Do vậy,vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng những thành tựu, chỉ rõ nguyên nhân vàkhái quát được một số vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong xây dựng lốisống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN Đâycũng là vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết.
Ba là, nghiên cứu, đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựnglối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiệnnay Khi nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa, một số công trình đã đềxuất những yêu cầu có tính nguyên tắc và hệ thống các giải pháp thiết thực,mang tính khả thi trong xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thànhphố Hồ Chí Minh và sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay Trongquân đội, một số công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất các yêu cầu và giảipháp cơ bản trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở một trườngđào tạo sĩ quan cụ thể, nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới, nâng cao chấtlượng toàn diện công tác GD & ĐT của mỗi nhà trường hiện nay
Tuy nhiên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương khóa XIcủa Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đạo hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa” đã đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với việc nâng cao chấtlượng toàn diện công tác GD & ĐT ở các trường đào tạo SQQĐ, nhằm xâydựng đội ngũ sĩ quan quân đội có đầy đủ “đức” và “tài” Do vậy, việc nghiêncứu, đề xuất yêu cầu và những giải pháp xây dựng lối sống có văn hóa của họcviên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay sẽ góp phần thực hiện tốt
Trang 26những vấn đề này, đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhândân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA
CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1 Lối sống có văn hóa và lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1.1 Quan niệm lối sống có văn hóa
Lối sống là khái niệm đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ởcác phương diện khác nhau Trước đây, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
đã nghiên cứu lối sống từ việc tiếp cận hoạt động sản xuất vật chất để chỉ rõmối quan hệ giữa lối sống với phương thức sản xuất của một hình thái KT -
XH Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết:
“Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó
là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân Mà hơn thế, nó là mộtphương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất
định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ.
Hoạt động sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy Do đó, họ là như thế
nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách họ sản xuất Do đó, những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc
vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ” [79, tr 30]
Mặc dù chưa đưa ra khái niệm lối sống nhưng theo C.Mác và Ph.Ăngghenphương thức sinh sống của con người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với mộtphương thức sản xuất và những điều kiện vật chất của xã hội Điều đó chothấy, các hoạt động sống của con người một mặt sẽ chịu sự quy định của trình
độ của lực lượng sản xuất; mặt khác nó còn chịu sự chi phối bởi tính chất của
Trang 27các quan hệ xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Do đó, khi nghiêncứu về lối sống cần phải tiếp cận nó trong mối quan hệ với một phương thứcsản xuất và những điều kiện khách quan của một hình thái KT - XH
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nghiên cứu về lối sống đã đề cập đến cácphương diện “tư cách”, “lề lối”, “tác phong” làm việc, sinh hoạt, hay “phươngthức ứng xử” của con người, hoặc trong nội hàm khái niệm “đời sống mới”.Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, được viết trong điều kiện đấu tranh giànhchính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến tư cách của người cách mạng,được thể hiện ở cách ứng xử đối với bản thân mình, đối với người khác và đốivới công việc Năm 1947, Người đã viết tác phẩm “Đời sống mới”, “Sửa đổi lốilàm việc” để chỉ rõ những vấn đề cơ bản về xây dựng lối sống mới ở nước ta,nhất là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên Vì theo Người, đây là lực lượng luôn đitiên phong trong xã hội nên các vấn đề về tư cách, lề lối, tác phong làm việc sẽ
có tác động, ảnh hưởng lớn đến những người khác và sự phát triển của xã hội
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng rất coitrọng đến việc xây dựng lối sống của con người Ngay từ Đại hội IV (1976),Đại hội V (1982), khái niệm “lối sống”, “nếp sống mới” đã được Đảng ta sửdụng và việc xây dựng lối sống, nếp sống mới đã được xác định là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của văn hóa XHCN Khái niệm “lối sống có văn
hóa” lần đầu được Đảng sử dụng trong văn kiện Đại hội VI (1986) để chỉ rõnhững yêu cầu cơ bản trong chiến lược xây dựng con người mới ở nước tatrong giai đoạn này Vấn đề lối sống có văn hóa được Đảng ta tiếp tục đề cập
rõ hơn trong Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII (1998) và cácĐại hội IX (2001), Đại hội X (2006) và Đại hội XI (2011) của Đảng
Vấn đề lối sống cũng đã được nhiều nhà khoa học ở nước ta quan tâmnghiên cứu Theo Từ điển Bách khoa Văn hóa học: “Lối sống - tính chất tổngthể của hoạt động sinh sống của cá nhân, nhóm xã hội hoặc xã hội nói chungvào một thời điểm nhất định nào đó trong sự phát triển lịch sử, trong một
Trang 28hoàn cảnh xã hội nhất định.” [94, tr 283] Tác giả Phạm Minh Hạc và NguyễnKhoa Điềm trong công trình “Về phát triển văn hóa và xây dựng con ngườithời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã định nghĩa: “Lối sống là những dạnghoạt động xã hội đã ổn định, đã trở thành nếp cảm, nếp nghĩ, nếp lao động,công tác và sinh hoạt theo một bảng giá trị xã hội nhất định và có tính ngườicủa những cá nhân - thành viên tích cực của xã hội, biết đau khổ, cảm giác, suynghĩ và hành động như những con người trong sự thống nhất với những điềukiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.” [56, tr 245].
Tác giả Võ Văn Thắng trong công trình “Xây dựng lối sống ở Việt Namhiện nay từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc” đã nhận xét: “Điểm giốngnhau cơ bản của các tác giả khi định nghĩa về lối sống là ở chỗ, các tác giả chorằng, lối sống bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người,
từ lao động, sinh hoạt, hoạt động xã hội - chính trị và giải trí” [99, tr 36 - 37].Tác giả Thanh Lê, trong công trình “Văn hóa và lối sống” cũng cho rằng: “Phầnlớn các định nghĩa đều giống nhau ở chỗ cho rằng khái niệm ấy bao gồm tất cảcác lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người - lao động, sinh hoạt, hoạtđộng xã hội - chính trị và phát triển cá nhân toàn diện” [76, tr 168]
Từ nghiên cứu trên cho thấy, lối sống là khái niệm phản ánh hoạt độngsống của các chủ thể (cộng đồng, nhóm xã hội, hoặc cá nhân) trong quá trìnhthích nghi và biến đổi hoàn cảnh, mà con người vừa là sản phẩm, vừa là chủthể sáng tạo ra hoàn cảnh sống của mình Những hoạt động ấy luôn được xemxét trong mối quan hệ với các điều kiện khách quan của một hình thái KT - XH
và thể hiện ra ở các hành vi, thói quen hoạt động, ứng xử của con người trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội Theo đó, có thể quan niệm: Lối sống là tổng hòa các hoạt động sống cơ bản của con người (cộng đồng, nhóm xã hội, cá nhân) được vận hành theo một hệ thống các chuẩn mực, giá trị xã hội trong mối quan hệ với những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Trang 29Như vậy, khi nói đến lối sống là nói đến các hoạt động sống cơ bản củacon người Điều đó cho thấy, lối sống không phải là sự cộng lại của tất cả cáchoạt động, mà nó chỉ bao hàm những hoạt động sống có ý nghĩa nền tảng,quyết định đến sự tồn tại, phát triển của con người Các hoạt động này đượcvận hành theo một hệ thống chuẩn mực, giá trị xã hội, trong những điều kiệncủa một hình thái KT - XH nhất định Do đó, quan niệm lối sống bao hàm cảmặt chủ quan và mặt khách quan Mặt chủ quan của lối sống bao gồm: nhậnthức, tình cảm, động cơ, hành động xã hội (hoặc ứng xử xã hội) và cách tổchức đời sống sinh hoạt xã hội Nó phản ánh ý thức tự giác của con ngườitrong việc lựa chọn và hành động theo các chuẩn mực, giá trị xã hội, đồngthời có sự khác nhau cho dù trong cùng một phương thức sản xuất hay hoàncảnh sống Mặt khách quan của lối sống bao gồm các điều kiện sống, cốt lõi là
phương thức sản xuất và điều kiện tự nhiên, dân số, thể chế kinh tế, thể chế
chính trị, cơ cấu xã hội, truyền thống văn hóa… có mối quan hệ và thườngxuyên tác động đến các hoạt động sống của chủ thể Do vậy, khi tiếp cận vấn
đề lối sống không chỉ nghiên cứu mặt chủ quan của nó mà còn phải xem xét
cả những điều kiện khách quan có tác động, ảnh hưởng đến các nhân tố đó
Lối sống luôn mang bản chất xã hội và được thể hiện thông qua hành visống của mỗi cá nhân Trong xã hội có giai cấp, lối sống cũng mang tính giaicấp sâu sắc Thực tế cho thấy, giai cấp thống trị thường tìm mọi cách tuyêntruyền để gây ảnh hưởng những giá trị trong lối sống đối với các giai tầngkhác Tuy nhiên, cùng với sự tồn tại lối sống của giai cấp thống trị, trong xãhội sẽ còn có lối sống của các giai tầng khác Bên cạnh đó, lối sống còn mangtính dân tộc và nhân loại Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm, điều kiện lịch
sử, tự nhiên, văn hóa riêng, nên trong lối sống bao giờ cũng mang những giátrị văn hóa đặc trưng của dân tộc và có sự vận động, phát triển cùng với sựphát triển của các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Lối sống cònphản ánh đặc điểm của thời đại trong những giai đoạn lịch sử nhất định
Trang 30Lối sống là khái niệm gần gũi và có mối quan hệ mật thiết với các kháiniệm “lẽ sống”, “mức sống” và “nếp sống Do vậy, cần phải có sự phân biệt vềnội hàm và mối quan hệ của lối sống với các khái niệm này Trong đó, lẽ sống làkhái niệm phản ánh sự lựa chọn chủ quan của con người theo một mục tiêu, lýtưởng nhất định nên có vai trò rất quan trọng trong định hướng, dẫn dắt các hoạtđộng sống của con người Lẽ sống được coi là cái hoa tiêu chỉ đường cho người
ta tiến tới nên chứa đựng cả mục đích, động cơ, nhu cầu hoạt động của mỗi cánhân, nhóm xã hội và cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định Dovậy, trong xây dựng lối sống cần phải quan tâm đến việc xây dựng lẽ sống
Nếp sống là khái niệm dùng để chỉ những mặt ổn định của lối sống, baogồm những cách thức, quy ước, quy tắc đã trở thành thói quen trong sản xuất,trong sinh hoạt và trong tổ chức đời sống xã hội Trong một lối sống có thể sẽ
có nhiều nếp sống Nếp sống tồn tại lâu đời sẽ trở thành phong tục, tập quán
xã hội Nếp sống được duy trì lâu dài nếu nó tiến bộ, nhưng cũng có thể bịđẩy lùi nếu không phù hợp với thực tiễn Nếp sống là những mặt cơ bản, ổnđịnh của lối sống nên nhiều người đã đồng nhất giữa lối sống với nếp sống
Do vậy, trong nghiên cứu và xây dựng lối sống một mặt cần phải phân biệt rõhai khái niệm này, mặt khác cần phải quan tâm đến việc xây dựng nếp sống
Mức sống là khái niệm dùng để đánh giá các nhu cầu vật chất, tinh thầncủa con người được thoả mãn trong những điều kiện lịch sử nhất định Mức sống
có mối liên hệ và tác động mạnh mẽ đến lối sống nhưng không hoàn toàn quyếtđịnh lối sống Cùng một mức sống giống nhau nhưng lối sống có thể khác nhau,thậm chí đối lập nhau Đây chính là cơ sở để đấu tranh chống lại những quanđiểm của các học giả tư sản khi tuyệt đối hóa các yếu tố vật chất, kinh tế (mứcsống), mà không thấy được vai trò định hướng của lẽ sống và những mặt kháccủa lối sống Mức sống là điều kiện quan trọng cho các hoạt động sống của conngười nên trong xây dựng lối sống cần phải quan tâm đến mức sống
Trang 31Trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, việc nghiên cứu vấn đề lốisống ở nước ta đã kế thừa có chọn lọc những kết quả của các nhà khoa họcLiên Xô - nghiên cứu lối sống ở phương diện chính trị - xã hội (giai cấp) đểlàm rõ các vấn đề về lối sống XHCN và vận dụng vào thực tiễn xây dựngCNXH ở nước ta Nghiên cứu lối sống ở phương diện này, các hoạt độngsống cơ bản của con người được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tốkinh tế, chính trị, văn hóa trong giai đoạn đầu của hình thái KT - XH CSCN.
Do được xây dựng trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, một nềndân chủ tiến bộ và nền văn hóa mới, tiến bộ nên lối sống XHCN có đặc trưng:chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa quốc tế
và chủ nghĩa lạc quan xã hội Những giá trị đó được thể hiện trong các hoạtđộng lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội, các hoạt động sinh hoạttinh thần và văn hóa Nó không những phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ
xã hội mới mà còn là cơ sở để phân biệt với lối sống của giai cấp tư sản vàđấu tranh chống lại các quan điểm, tư tưởng phản động, sai trái
Tuy nhiên, việc tiếp cận lối sống ở phương diện chính trị - xã hội cũngbộc lộ hạn chế đó là chưa chú ý đúng mức đến những đặc điểm của thời kỳquá độ lên CNXH nên đã làm cho việc tiến hành xây dựng lối sống XHCNtrên thực tế không tránh khỏi lúng túng, vướng mắc, nhất là khi xuất hiệnnhững nhận thức chủ quan, sơ cứng về CNXH Hiện nay, mặc dù chế độXHCN ở Liên Xô và Đông Âu không còn tồn tại nhưng bản chất nhân văn,tiến bộ, tốt đẹp của lối sống XHCN đã tạo dựng được trong lịch sử vẫn còn ýnghĩa chính trị - xã hội sâu sắc; đồng thời vẫn là mục tiêu hướng tới của nhândân lao động và lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới
Sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đến nay, việcnghiên cứu vấn đề lối sống đã được các nhà khoa học tiến hành theo xuhướng ngày càng đa góc cạnh hơn Nghiên cứu các văn kiện đại hội của Đảngcho thấy, tùy theo đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của đất nước mà Đảng ta có
Trang 32những cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau về lối sống Tuy nhiên, Đảng tathường không sử dụng khái niệm “lối sống XHCN” mà là các khái niệm “lốisống mới”, “lối sống lành mạnh” hay “lối sống có văn hóa” Trong đó, kháiniệm “lối sống mới” được Đảng ta sử dụng trong Văn kiện Đại hội Đảng IV(1976) để xác định nhiệm vụ của nền văn học, nghệ thuật XHCN nước ta là:
“Phải khẳng định mạnh mẽ chế độ mới, lối sống mới và đạo đức mới, pháthuy những truyền thống dân tộc tốt đẹp và những truyền thống cách mạng củanhân dân ta” [14, tr 569] Như vậy, việc sử dụng khái niệm “lối sống mới”của Đảng ta trong giai đoạn này thực chất là để chỉ khái niệm lối sống XHCN.Bởi tính chất XHCN chính là hệ giá trị chính trị, văn hóa chủ đạo, chi phốimọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, đạo đức và lối sống của con người
Vấn đề lối sống ở nước ta còn được nghiên cứu dưới góc độ văn hóa.Song văn hóa cũng là khái niệm có nội hàm rộng lớn và phức tạp Ngay từthời cổ đại, văn hoá đã được hiểu với ý nghĩa “văn trị, giáo hoá”, nghĩa là lấycái hay, cái đẹp để đi giáo dục, cảm hóa thiên hạ Hiện nay, khái niệm vănhoá thường được tiếp cận theo hai phương diện chủ yếu Ở phương diện lýluận, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất vàtinh thần do con người sáng tạo ra Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa: “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và cácphương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòihỏi của sự sinh tồn” [82, tr 458] Theo định nghĩa trên, văn hoá không nhữngphản ánh trình độ phát triển của con người và cộng đồng người trong nhữnggiai đoạn lịch sử nhất định mà nó còn thể hiện chủ yếu ở các giá trị chân,thiện, mỹ trong tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng
Trang 33tạo ra; đồng thời văn hoá còn được hàm chứa trong mọi lĩnh vực hoạt động vàcác hình thức sinh hoạt vật chất, tinh thần của con người.
Ở phương diện thực tiễn, văn hóa được thể hiện trong các hoạt độngsống của con người, từ hoạt động lao động sản xuất vật chất, hoạt độngchính trị - xã hội, văn hóa - tinh thần đến các hành vi trong giao tiếp, ứng xử
xã hội và với môi trường tự nhiên Đối với cá nhân, văn hóa được thể hiện ra
ở các giá trị trong các hành vi hoạt động, giao tiếp, ứng xử xã hội Do vậy,một lối sống mà các hành vi của con người luôn tuân theo một hệ thống cácgiá trị giá trị đúng đắn, nhân văn, tiến bộ, có sự hài hòa trong các quan hệứng xử là thể hiện của trình độ văn hóa cao Sự lành mạnh trong các hoạtđộng sống của cộng đồng cũng phản ánh một đời sống văn hóa tốt đẹp Trênthực tế, văn hoá đã trở thành nội dung, tính chất của nhiều hoạt động, lĩnhvực xã hội, như xây dựng đời sống văn hoá, khu phố văn hoá, làng, bản vănhoá, gia đình văn hóa, lối sống và nếp sống văn hóa Đảng ta đã khẳng địnhphải: "làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thểhiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng vàtừng con người, tạo sức đề kháng với các sản phẩm độc hại" [25, tr 223]
Điều đó cho thấy, trong quan hệ với văn hóa thì lối sống vừa là nộidung cốt lõi, vừa là hình thức thể hiện của văn hóa Văn hoá không nhữngphản ánh trình độ phát triển của con người, được thể hiện ở các phẩm chấtbên trong, như phẩm chất chính trị, trình độ trí tuệ, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ… mà còn được biểu hiện ra bên ngoài, thông qua những hành vi,thói quen hoạt động, giao tiếp, ứng xử của con người trong các hoạt độngthực tiễn Đảng ta cũng đã chỉ rõ: “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhâncách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa Trong xây dựngvăn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốtđẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn
kết, cần cù, sáng tạo” [28, tr 48 - 49] Từ đó, có thể quan niệm: Lối sống có văn hóa là tổng hòa các hoạt động sống và hình thức sinh hoạt, ứng xử của
Trang 34con người (cộng đồng, nhóm xã hội, cá nhân) được vận hành theo một hệ thống các chuẩn mực, giá trị văn hóa dân tộc và yêu cầu phát triển của xã hội, thời đại trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Quan niệm lối sống có văn hoá được dùng để nhấn mạnh những yêucầu có tính định hướng về nhận thức và các hành vi, thói quen trong hoạtđộng, sinh hoạt, ứng xử của con người theo một hệ thống chuẩn mực, giá trịvăn hóa và các yêu cầu của xã hội, thời đại Thực chất, đó là cách con người
tổ chức các hoạt động sống và các hình thức sinh hoạt, quan hệ ứng xử xã hộitheo một hệ thống các khuôn mẫu, chuẩn mực, giá trị văn hóa của dân tộc,nhân loại Tuy nhiên, trong các hoạt động sống không phải hành vi, thói quennào của con người cũng “có văn hóa” mà chỉ những hành vi, thói quen đượcvận hành theo một hệ thống các chuẩn mực, giá trị văn hóa mới nằm trongquan niệm “lối sống có văn hóa” Bên cạnh đó, các chuẩn mực, giá trị văn hóađược con người sáng tạo ra lại vô cùng phong phú và đa dạng Có nhữngchuẩn mực, giá trị được chấp nhận ở cộng đồng người này nhưng lại khôngđược thừa nhận ở cộng đồng người khác, hoặc có giá trị trong thời điểm lịch
sử này nhưng lại không còn ý nghĩa trong thời điểm lịch sử khác Do vậy, lốisống có văn hóa sẽ được thể hiện ở việc con người nhận thức và thực hiện cáchành vi, thói quen trong hoạt động, sinh hoạt, ứng xử theo hệ thống các chuẩnmực, giá trị trong mối quan hệ với họ ở những giai đoạn lịch sử nhất định
Xét về bản chất, lối sống có văn hóa luôn có sự khẳng định, tôn vinhcác giá trị về cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng và nhân văn Điều đócho thấy, cơ sở để xem xét lối sống có văn hóa hay không có văn hóa là các
giá trị văn hóa, cốt lõi là giá trị chân, thiện, mỹ được thể hiện trong các hành
vi, thói quen hoạt động, sinh hoạt và ứng xử của con người Một lối sống màcác hành vi, thói quen trong hoạt động, sinh hoạt, ứng xử của họ luôn đingược lại với các giá trị này thì không thể gọi là lối sống có văn hóa Song hệgiá trị văn hóa cũng là một phạm trù lịch sử, vừa mang tính dân tộc vừa phảnánh đặc trưng của thời đại trong những giai đoạn nhất định Thực tế cho thấy,
Trang 35ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, tính chất XHCN chính là nộidung văn hóa của lối sống mà các quốc gia này xây dựng Hiện nay, văn hóađược Đảng ta xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước thì bản sắc văn hóa dântộc, cùng với những giá trị tiến bộ của chế độ XHCN và nhân loại sẽ là hệ giátrị cốt lõi mà lối sống mà con người Việt Nam cần phải đạt được
Đối lập với khái niệm lối sống có văn hóa là các khái niệm lối sống phi vănhóa (lối sống phản văn hóa, lối sống không có văn hóa, hay lối sống thiếu vănhóa) Thực chất, đó là những khái niệm chỉ lối sống theo các xu hướng phản nhânvăn, tiến bộ, đi ngược lại với các chuẩn mực, giá trị văn hóa, mà biểu hiện cụ thểcủa nó là sự lệch lạc về lý tưởng, hoài bão; sống tự do, tùy tiện, đề cao chủ nghĩa
cá nhân; phản dân chủ, vô nhân đạo; bạo lực, phi nhân tính; chạy theo các giá trịthấp hèn bên ngoài, coi thường, phủ nhận các giá trị nhân văn, tốt đẹp của dân tộc
Trong lối sống có văn hóa truyền thống của người Việt Nam, các hoạtđộng sống cơ bản của con người thường không thiên về các giá trị vật chất,tiền bạc mà chủ yếu được thực hiện trên cơ sở những giá trị văn hóa tinh thầnnhân văn, tiến bộ, tốt đẹp của dân tộc và sự mẫu mực về nhân cách cá nhân.Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII của Đảng chỉ rõ những giátrị đặc trưng trong bản sắc văn hóa dân tộc: "Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ýchí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - giađình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý;đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dịtrong lối sống." [20, tr 56] Trên nền tảng các giá trị đó, lối sống có văn hóacủa người Việt Nam được hình thành, phát triển, trở thành sợi dây bền chặtcủng cố mối đoàn kết cộng đồng và tạo nên sức mạnh vượt trội để dân tộc tavượt qua mọi khó khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược Hiện nay,lối sống có văn hóa vẫn là nội dung quan trọng trong chiến lược con ngườinhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng đưa đất nước phát triển vững chắc
Trang 36theo con đường XHCN; đồng thời giúp chúng ta chủ động và tích cực hộinhập sâu rộng quốc tế mà không sợ bị hòa tan, không sợ bị đánh mất mình
Lối sống có văn hóa của người Việt Nam hiện nay được thể hiện ở cácgiá trị: tinh thần yêu nước, yêu CNXH; ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làmviệc theo Hiến pháp, pháp luật; cần cù, sáng tạo trong lao động; tinh thần đoànkết, gắn bó cộng đồng cao; giàu lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình,đạo lý; chân thành, giản dị, tinh tế trong giao tiếp, ứng xử; nhạy bén, sáng tạotiếp thu các giá trị văn hóa bên ngoài; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trườngsinh thái Đó cũng là kết tinh những giá trị văn hoá dân tộc và giá trị mới củathời đại trong xây dựng con người Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu của côngcuộc đổi mới đất nước theo con đường XHCN, mở cửa và hội nhập quốc tế
Quân đội ta là lực lượng chính trị trung thành, công cụ bạo lực sắc béncủa Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Quânđội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự
do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khókhăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Cán bộ và chiến sĩthương yêu nhau như ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi Quân và dân như cá với nước,đoàn kết một lòng, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.” [89, tr 435] Luận điểm trêncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã khái quát bản chất cách mạng vàtruyền thống tốt đẹp của quân đội mà còn chỉ rõ phẩm chất của “Bộ đội CụHồ” và những giá trị văn hóa cơ bản trong lối sống của người quân nhân
Do vậy, lối sống có văn hóa của người quân nhân trong quân đội tađược thể hiện ở các giá trị: lý tưởng, hoài bão sống cao đẹp, tuyệt đối trungthành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập,
tự do của dân tộc, vì CNXH; ý chí quyết tâm cao vượt qua mọi khó khăn, giankhổ, hy sinh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; sự mưu trí, dũngcảm, sáng tạo trong chiến đấu, lao động và công tác; các hành vi sống có tổchức, kỷ luật và nếp sống chính quy; tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ; sự
Trang 37giản dị, chân thành, khiêm tốn, trung thực trong cuộc sống; sự nghiêm túc,đúng mực, hài hòa trong các quan hệ ứng xử xã hội và với môi trường sống
Lối sống đó đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng cơ sở chính trị tinh thần để xây dựng, củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa cácquân nhân, giữa quân đội với nhân dân nhằm tạo nên sức mạnh to lớn để mỗicán bộ, chiến sĩ vượt qua những khó khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù và
-đã trở thành biểu tượng cao đẹp, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với thanh niênViệt Nam, nhất là chiến sĩ trẻ trong quân đội ta Hiện nay, những giá trị tronglối sống có văn hóa đó vẫn được thể hiện trong các hoạt huấn luyện, sẵn sàngchiến đấu, lao động, học tập, rèn luyện, công tác, sinh hoạt và trong các quan
hệ ứng xử của mỗi quân nhân và đang đòi hỏi cần phải tiếp tục được giữ gìn vàphát huy cao độ trong những điều kiện lịch sử mới, đáp ứng tốt những yêu cầucủa nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
1.1.2 Quan niệm và đặc trưng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
* Quan niệm lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN (gọi tắt là các trường đào tạo sĩquan quân đội) là những học viện, trường sĩ quan được Bộ Quốc phòng giaonhiệm vụ đào tạo các đối tượng học viên để trở thành sĩ quan cấp phân đội, đápứng các yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN Hiện nay, các trường đào tạo sĩ quan quân đội bao gồm: Họcviện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hậu cần, Học viện Hải quân,Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học việnBiên phòng, Học viện Kỹ thuật - Mật mã, Trường Đại học Chính trị (Trường Sĩquan Chính trị), Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1),Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2), Trường Đại họcTrần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich), Trường Đại
Trang 38học Thông tin (Trường sĩ quan Chỉ huy - kỹ thuật Thông tin), Trường Sĩ quanTăng - Thiết giáp, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường sĩ quan Công binh, Trường
sĩ quan Phòng hóa, Trường Sĩ quan Pháo Binh và Trường sĩ quan Không quân
Trong các trường đào tạo sĩ quan quân đội, người học được gọi là họcviên Tuy nhiên, ở mỗi trường lại có nhiều đối tượng học viên đào tạo khácnhau Trong đó, có đối tượng học viên là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổthông và chiến sĩ được đào tạo trở thành sĩ quan cấp phân đội (đối tượng nghiêncứu của luận án) Nhưng có một số đối tượng học viên đã là sĩ quan nay đượcđào tạo ở các bậc học cao hơn, hoặc hoàn thiện, chuyển loại theo chức danh [Phụlục 2] Từ đó cho thấy, học viên ở các trường đào tạo sĩ quan quân đội là nhữnghọc sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và quân nhân đã trúng tuyển trongcác kỳ thi tuyển sinh quân sự và đang được đào tạo theo những mục tiêu, yêucầu, nội dung, chương trình xác định, sau khi tốt nghiệp ra trường được phongquân hàm sĩ quan và điều động về công tác ở các cơ quan, đơn vị, nhà trườngtrong QĐNDVN Với điểm xuất phát ban đầu và việc được học tập, rèn luyệntrong môi trường GD & ĐT quân đội nên họ có những đặc điểm nổi bật sau:
Một là, học viên là những người trẻ tuổi, có trình độ nhận thức nhanh, nhân cách đang trong giai đoạn phát triển để trở thành người sĩ quan quân đội; tuy nhiên ở họ còn một số hạn chế về kinh nghiệm sống và thói quen của lối sống cũ
Học viên ở các trường đào tạo sĩ quan quân đội cơ bản đều là nhữnghọc sinh và chỉ có một số ít là quân nhân đã tốt nghiệp phổ thông trung học,
có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về lai lịch, phẩm chất chính trị, đạo đức, họclực, sức khoẻ, đã trải qua sơ tuyển ở cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã vàtrúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh quân sự Qua số liệu khảo sát cho thấy,học viên ở các trường đào tạo sĩ quan quân đội về cơ bản đều là người Kinh
và được sinh trưởng trong gia đình nông dân, chiếm từ 80% - 90% Số họcviên có bố, mẹ là thương, bệnh binh và đồng bào các dân tộc ít người chiếm tỉ
lệ dưới 10% [Phụ lục 3] Như vậy, các vấn đề về trình độ nhận thức, sức khỏe
Trang 39và động cơ nghề nghiệp của học viên là tương đối đồng đều và rõ ràng Cũnggiống như sinh viên ở các trường đại học khác, họ là những người trẻ tuổi, cónhiều khát vọng, hoài bão, ước mơ phấn đấu để lập thân, lập nghiệp.
Trong những năm gần đây, công tác tuyển sinh vào các trường đào tạo
sĩ quan quân đội được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng quan tâm, đổimới và tiến hành chặt chẽ nên chất lượng đầu vào của học viên ngày càng đượcnâng cao Các nhà trường đã thu hút được học viên có trình độ nhận thức tốt cả
về lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, có ý thức chấp hành nghiêmđường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội Trước nhữngthành quả của công cuộc đổi mới đất nước, họ luôn tỏ rõ sự yên tâm, phấn khởivới nghề nghiệp đã lựa chọn và thích ứng nhanh với những thay đổi của cuộcsống trong môi trường quân đội Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc xâydựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo SQQĐ
Là những người đang học tập, rèn luyện, phấn đấu để trở thành ngườiđảng viên, SQQĐ nên các yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cáchcủa học viên vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành, phát triển Vì thế, họ luôn
có nhu cầu tự khẳng định mình cao và tinh thần chịu đựng mọi khó khăn, giankhổ, luôn chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện, phấn đấu theo những yêucầu của quân đội và xã hội Trong quá trình GD & ĐT tại các nhà trường, họ sẽđược trang bị hệ thống các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước,các quan điểm cơ bản về CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN Do vậy, thế giớiquan khoa học của họ sẽ từng bước được hình thành, phát triển, việc xác địnhđộng cơ nghề nghiệp, ý thức, trách nhiệm của họ đối với Đảng, Tổ quốc, nhândân cũng dần ổn định và nâng cao Đây là những điều kiện rất thuận lợi choviệc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo SQQĐ
Tuy nhiên, do chưa có sự trải nghiệm nhiều trong thực tiễn nên trướcnhững tác động tiêu cực của môi trường xã hội và sự căng thẳng, vất vả trong
Trang 40việc thực hiện các chế độ học tập, rèn luyện, sinh hoạt ở các nhà trường dễ làmcho học viên có tư tưởng hoang mang, giao động, thiếu sự kiên trì, nhẫn nại,hoặc có những hành động bột phát Nhu cầu muốn khẳng định mình khá cao,trong khi ý thức của họ về vị trí, vai trò chưa tương xứng dễ dẫn tới các thái cựctuyệt đối hoá cá nhân hoặc buông xuôi, ỷ lại, thụ động, e dè, nể nang, ngại đấutranh, ngại va chạm với các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu Bên cạnh đó, sự đadạng về thành phần xuất thân, nơi sinh sống của học viên trước khi về trườngcũng kéo theo những tư tưởng nhỏ lẻ, manh mún của người sản xuất nhỏ,phường hội, cục bộ địa phương kiểu phong kiến Sự đan xen về tư tưởng, tácphong, lối sống khi trong một gia đình có nhiều nghề nghiệp khác nhau cũnglàm tăng tính phức tạp trong lối sống của học viên các trường đào tạo SQQĐ.
Hai là, học viên luôn có ý thức học tập, kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp trong lối sống truyền thống của dân tộc và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; tuy nhiên trong lối sống của họ cũng đang xuất hiện một số biểu hiện mới phức tạp.
Những giá trị tốt đẹp trong lối sống truyền thống của dân tộc đã đượchình thành, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và đã tạo dựngnên phẩm chất, nhân cách, bản lĩnh của con người Việt Nam Bên cạnh đó,phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là giá trị văn hóa quân sự bền vững được hìnhthành và phát triển qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành củaquân đội ta đã và đang có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vănhóa, tinh thần và lối sống của con người trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ
Học viên là những người được sinh ra và lớn lên trong thời điểm đấtnước đang tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới theo con đường XHCN Họkhông những được thừa hưởng đầy đủ những thành quả tốt đẹp mà đất nước
và gia đình đã tạo dựng mà còn luôn tỏ rõ sự thích ứng nhanh với cuộc sốngđời thường, với xã hội hiện đại và luôn biết tự vượt lên chính mình Vì vậy, ở
họ luôn có cái nhìn thực tế, biết trân trọng quá khứ và hướng tới lương lai