Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo Lưu Thị Uyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “ Đánh giá chất lượng nguồn nước dùn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp, khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo Lưu Thị Uyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp “ Đánh giá chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại
một số khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc”
Lần đầu thực hiện nghiên cứu khoa học nên khoá luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên
Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên
Hoàng Thị Nguyên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hoàn thành bởi sự cố gắng, nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Lưu Thị Uyên cũng như các thầy cô giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận này, tôi đã tham khảo một số tài liệu như đã nêu ở mục tài liệu tham khảo
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với kết quả của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Hoàng Thị Nguyên
Trang 3MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vĩnh Phúc là một địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súc như gạo, ngô, đậu tương, bột cá và sản phẩm thuỷ sản rất lớn và đa dạng Đặc biệt, thị trường tiêu thụ thực phẩm rất rộng lớn Từ năm 2005 đến năm 2010, sản lượng thịt gia súc, gia cầm của Vĩnh Phúc bình quân tăng 40%/năm Sự tăng trưởng cao và ổn định của ngành chăn nuôi ở Vĩnh Phúc đã nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu tỷ trọng giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp Chăn nuôi Vĩnh Phúc có xu hướng tăng nhanh về đàn lợn và đàn gia cầm, giảm số lượng đàn trâu bò do điều kiện chăn nuôi không còn phù hợp và lực lượng máy móc đã thay dần sức kéo trâu bò Phương thức chăn nuôi đang chuyển dần từ hình thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại với quy mô ngày càng lớn và áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp
Theo số liệu điều tra, hiện nay có tới trên 40% số hộ nông dân có thu nhập từ chăn nuôi, tương đương với thu nhập từ trồng trọt và cao gấp nhiều lần so với thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp Nhiều xã có phong trào chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển mạnh tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm tới 50 đến 60% tổng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp Số lao động chuyên chăn nuôi ngày càng tăng, các kỹ thuật chăn nuôi và điều kiện cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi hàng hoá Vì vậy, một
số sản phẩm chăn nuôi của tỉnh đã có sức cạnh tranh cao, giữ được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, như sản phẩm lợn sữa, lợn choai xuất khẩu, trứng, vịt, gà… Để khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh này, tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra các giải pháp nhằm "tăng tốc" phát triển chăn nuôi đến năm
Trang 42010, đề ra mục tiêu phương hướng đến năm 2020 Năm 2010, toàn tỉnh có đàn trâu lên 43 ngàn con, đàn bò trên 400 ngàn con, đàn lợn 700 ngàn con và đàn gia cầm trên 10 triệu con Toàn tỉnh có 50% trang traị, gia trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có hệ thống làm mát, hệ thống uống nước tự động cho bò, lợn, gia cầm [7]
Tuy vậy để chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cùng với các yếu tố: con giống, thức ăn, chuồng trại, việc cung cấp đủ số lượng nước và chất lượng đảm bảo có ý nghĩa quan trọng Nước sạch giúp vật nuôi tránh được sự nhiễm các chất độc hại (hoá học và sinh vật học) từ môi trường, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá và nhận xét về chất lượng nước dùng trong chăn nuôi, đối chiếu với các tiêu chuẩn cung cấp nước cho chăn nuôi đã được ban hành Từ
đó có những khuyến cáo và đề xuất các biện pháp xử lý nhằm nâng cao chất lượng của nước dùng trong chăn nuôi tại địa phương
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC TRONG CHĂN NUÔI [1], [8]
Nếu như chúng ta coi protein là một chất đặc hiệu của sự sống thì nước là môi trường không thể thiếu để cho sự sống tiến hành
Vai trò của nước trong sự sống:
Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn
Các dịch tiêu hóa đều có chứa nước, nước bọt và dịch vị có tới 98% nước Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trong thức ăn trương phồng lên
và hòa tan Các men tiêu hóa trong môi trường nước xúc tác phản ứng thủy phân, biến các hợp chất đơn giản như đường glucose, acid amin hòa tan rồi hấp thu qua niêm mạc Nước là nhân tố cần thiết để duy trì sự sống, mặt khác nước cũng là thành phần chủ yếu của cơ thể động vật Gia súc được uống nước đầy đủ, nước hợp vệ sinh sẽ đảm bảo sức khoẻ và nâng cao sức sản xuất
Nước có vai trò quan trọng để duy trì sự sống của cơ thể Nước tham gia vào quá trình trao đổi, chuyển hoá các chất, cân bằng điện giải, điều hoà thân nhiệt, bài tiết, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
Nước hoà tan các chất vô cơ, hữu cơ, các chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh vv…Do vậy, có thể nói rằng khi bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh nước giữ vai trò trung gian truyền bệnh, nên khi cung cấp nước cho gia súc, ngoài yêu cầu đầy đủ còn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
1.2 ĐÁNH GIÁ VỆ SINH CÁC NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN
Ở trong thiên nhiên, nước phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm (bao gồm nước ăn uống, nước tắm rửa, nước vệ sinh chuồng trại vv…) có thể được khai thác từ 4 nguồn
Trang 61.2.1 Nước mưa
Khi qua không khí, nước mưa hấp thụ một số chất khí, các hợp chất hữu cơ, hợp chất vô cơ, bụi, vi sinh vật vv Nước hoà tan khí CO2 tạo thành axit cacbonic (H2CO3) trở thành môi trường ăn mòn kim loại và các vật liệu xây dựng Trong nước mưa, nồng độ Ca , mô và các muối hoà tan ít nên được gọi là nước “mềm”
Ở một số khu vực, nồng độ axit bay hơi, oxit nhơ, oxit lưu huỳnh cao trong không khí (ví dụ như ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn)
sẽ kết hợp với nước mưa tạo thành axit Đây là nguồn gốc của những cơn mưa axit ảnh hưởng lớn đến môi trường đất và cây trồng Ngoài ra, nước mưa có thể còn chứa cả một số kim loại nặng, bụi phóng xạ vv…
1.2.2 Nước ngầm
Nước mưa từ trên mặt đất thấm xuống dưới, đến lớp đất không thấm nước sẽ nằm lại trong các khe hở của lớp đất xốp (hoặc cát) tạo thành nước ngầm (mạch nước ngầm)
Mực nước ngầm cao, thấp khác nhau do vị trí nông hoặc sâu của lớp đất không thấm nước quyết định Sự biến đổi lượng nước ngầm trong đất
do lượng mưa nhiều hay ít, độ sâu của mực nước và tính thẩm thấu của các lớp đất bên trên chi phối
Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào tầng địa chất Nước mưa thấm qua đất
sẽ hấp thụ các hợp chất hữu cơ, vô cơ Tuy nhiên, khi đi qua nhiều lớp đất khác nhau, các hợp chất này hầu như đã bị giữ lại Nước ngầm có thể hoà tan Ca(OH)2 có nhiều Ca++ và Mg+ nên nước hơi “cứng”
Ở những vùng đất có nhiều quặng sắt và muối lưu huỳnh thì nước
ngầm thường có màu vàng, mùi tanh do chứa Fe(HCO3)2 hoà tan hoặc có mùi đặc trưng của hydro sulfua (H2S)
Khi nước mưa thấm qua các lớp đất, lượng oxy hoà tan bị tiêu hao rất
Trang 7nhanh do quá trình oxy hoá các chất nên trong nước ngầm thường có lượng oxy hoà tan rất thấp Do vậy, mực nước ngầm sâu được đánh giá có chất lượng tốt hơn so với mực nước ngầm nông
Nước giếng cũng là nước ngầm, tính chất của nước giếng do đặc điểm của lớp đất chứa nước, mặt đất lọc nước, độ sâu, nông và điều kiện kỹ thuật khai thác, quan lý sử dụng đối với nguồn nước quyết định Giếng nông bị nhiệt độ không khí chi phối nên dễ nhiễm bẩn, nước giếng sâu đảm bảo vệ sinh hơn do ít bị chi phối bởi nhiệt độ không khí
1.2.3 Nước bề mặt
1.2.3.1 Nước sông: là nước chảy trên mặt đất, bắt nguồn từ những
dòng suối nhỏ, từ hồ, ao vv , chảy từ nơi cao về nơi thấp, tập trung nhiều sông nhỏ thành dòng sông lớn đổ ra biển Đặc tính lý, hoá và sinh học của nước sông chịu ảnh hưởng của nước đầu nguồn, thời tiết khí hậu, các khu công nghiệp và tình trạng vệ sinh của dân cư sống hai bên bờ sông
Trong nước sông có rất nhiều các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoà tan Nước sông có nhiều phù sa sẽ đục, đáy sông thường có nhiều bùn Nhiệt độ của nước sông chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí Trong quá trình lưu thông, lượng Ca và Mở trong hợp chất Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 sẽ giảm dần nên nước trở nên "mềm" hơn Nước sông cũng chứa nhiều chất khí hoà tan như O2 , CO2 , N2 nhiều khi cả NH3, H2S Và khí CH4
1.2.3.2 Nước hồ: Chất lượng nước hồ thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào
địa hình, thể tích nước, độ sâu của mực nước và điều kiện thời tiết
Nói chung, hồ sâu, rộng, nguồn nước cung cấp sạch, đầy đủ, có đầu ra + nên nước hơi “cứng” tương ứng với nguồn cấp thì chất lượng nước hồ đảm bảo vệ sinh Phần nước giữa hồ luôn sạch hơn so với gần bờ Trong nước hồ thường có các sinh vật nổi (như tảo, phù du thực vật, các loại cây
Trang 8thuỷ sinh vv…) sinh sống làm cho nước sẫm màu và các loại rong, rêu có khả năng quang hợp sử dụng khí CO2 và sản sinh O2 hoà tan ở trong nước vv…
1.2.3.3 Nước ao: Nước ao là dạng nước tù đọng, chất lượng vệ sinh
của nước ao hầu hết không đảm bảo Nguyên do sự tích tụ nhiều sản phẩm phế thải hữu cơ, vô cơ tự nhiên do người và động vật mang đến Trong ao có nhiều cây thuỷ sinh (như rong, bèo, súng, niễng), khi phân huỷ thường sản sinh khí H2S Ao thường có nhiều bùn lầy, có các sinh vật nổi làm thay đổi màu nước Nước ao nói chung có khả năng tự rửa sạch rất kém Các loại
vi sinh vật, ký sinh trùng, côn trùng, ruồi, muỗi thường cư trú và sinh trưởng, phát triển ờ nhiều nơi, ao, hồ, đầm là chỗ chứa nước thải của khu
dân cư nên mức độ ô nhiễm thường rất cao
1.3 TÍNH CHẤT LÝ HỌC CỦA NƯỚC [ 8]
1.3.1 Màu nước
Nước trong, đảm bảo vệ sinh phải không có màu Màu sắc của nước do các tạp chất vô cơ, hữu cơ quyết định Nhiễm Fe(HCO3)2 hoà tan làm cho nước có màu vàng nâu Đất sét, phù sa với nồng độ cao làm cho nước có màu hồng nhạt (ví dụ như sông Hồng) Màu xanh lá cây do trong nước có nhiều vi sinh vật sinh trưởng, phát triển (tảo lam, tảo lục)
Khi kiểm tra màu nước cần xác định màu thật hay màu giả Màu thật của nước do các hợp chất ô nhiễm hoà tan, màu giả tức các hợp chất nhiễm bẩn còn đang lơ lửng Trên cơ sở đó, tìm biện pháp vệ sinh nước cho phù hợp
Ở những vùng đất có nhiều quặng sắt và muối lưu huỳnh thì nước ngầm thường có màu vàng, mùi tanh do chứa Fe(HCO3)2 hoà tan hoặc có mùi đặc nước thải công nghiệp có mùi đặc trưng tuỳ theo từng nhà máy, xí
Trang 9nghiệp Ở tầng đất sâu có nhiều ferit lưu huỳnh (FeS2), nước ngầm có thể có mùi hydro sulfua
Nói chung, khi nước bị ô nhiễm, có biểu hiện nặng mùi nếu không được xử lý, tiêu độc thì không thể sử dụng được cho nhu cầu sinh hoạt của người và gia súc
1.3.4 Độ trong, độ đục của nước
Nước sạch trong suốt, không có màu Nước nhiễm bẩn có nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ (ví dụ như cát, phù sa vv…) trở nên đục, ánh sáng không xuyên qua được Có 5 cấp độ đục của nước: Nước trong, lờ lờ, hơi đục, vẩn đục và đục nặng
Khi nhận xét vệ sinh nguồn nước theo tính chất vật lý cần xác định nguyên nhân sinh ra màu sắc, mùi, vị và độ trong, đục của nước; Các chất hữu cơ, vô cơ tạo ra tính chất thuỷ lý không đạt tiêu chuẩn vệ sinh Khi xác định rõ nguyên nhân gây ra độ đục sẽ có biện pháp khắc phục, xử lý vệ sinh nước hiệu quả
1.4 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC (THỦY HÓA) [8]
1.4.1 Độ PH
Độ PH của nước dao động từ 5,0 - 8,5 Nước sạch có độ PH trong khoảng từ 6,5 - 8 Phản ứng axit của nước do sự kết hợp với khí CO2 quyết định Nước nhiễm bẩn các hợp chất hữu cơ, nước có nhiều nguồn thực vật phân huỷ thường có phản ứng axit, PH<7 Nước ngầm thường có
Trang 10phản ứng kiềm, PH>7
1.4.2 Chất rắn hoà tan
Nước bốc hơi còn lại tinh cặn Cặn nhiều hay ít cho biết mức độ vô
cơ hoá của nước Nước trong, cặn sẽ có màu trắng hoặc hơi xám Nước ô nhiễm hợp chất vô cơ như Mn, Fe, cặn sẽ có màu vàng nâu
1.4.3 Hợp chất chứa nhơ
NH3 ở dạng muối vô cơ như nitrat amoni NH4NO3, cacbonat amoni (NH4)2CO3 hoặc ở dạng hydroxit amoni NH4OH NH3 ở dạng muối hữu cơ do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ và protein tạo thành
1.4.4 Hợp chất Clo
Clo ở trong nước thường tồn tại dưới dạng muối NaCl, KCl, CaCl2, MgCl2 Nguồn gốc vô cơ của muối Clo thường do thấm từ trong đất ra, có thể ảnh hưởng đến vị nước Nguồn gốc hữu cơ của muối Clo thường từ nước tiểu, phân của gia súc, gia cầm hoặc do các chất phế thải sinh hoạt phân huỷ tạo thành
1.4.5 Hợp chất Sulphat
Nguồn gốc vô cơ của muối Sulphat (SO4) do các muối CaSO4 Và MgSO4 thấm từ đất vào nước Trong nước ngầm (chủ yếu nước giếng), hàm lượng các muối này thường tăng cao
Nguồn gốc hữu cơ của dạng muối này do sự phân huỷ của protein (chủ yếu là albumin) hoặc do quá trình oxy hoá các sản phẩm có chứa lưu huỳnh tạo thành
1.4.6 Muối sắt
Trong nước ngầm thường có hợp chất của Fe, nguồn cung cấp chủ yếu
từ các hợp chất vô cơ có trong đất, đá thấm và nước ngầm Muối sắt hoà tan
Trang 11trong nước ngầm không bền (Fe++), dễ bị oxy hoá tạo thành oxit sắt
(Fe+++), không hoà tan, làm cho nước có màu vàng nâu, có vị chát Nước
có Fe không (hoặc ít) ảnh hưởng cho cơ thể gia súc Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Fe có trong nước uống từ 0,01 - 0,5mg/lít
Nói chung, sử dụng nước cứng hoặc mềm ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc, chủ yếu phải phù hợp với tập quán sinh hoạt và chăn nuôi của mỗi địa phương Tuy nhiên, nếu độ cứng của nước thay đổi quá nhiều có thể gây trở ngại cho hoạt động của hệ thống tiêu hoá
1.4.8 Độ oxy hoá của nước
Đây là chỉ tiêu gián tiếp xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước Độ oxy hoá của nước là lượng oxy tiêu hao dùng để oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm
- Nhu cầu tiêu thụ oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand: COD) Nhu cầu tiêu thụ oxy sinh học (Biological Oxygen Demand: BOD)
Hai chỉ tiêu này cho biết mức độ nhiễm bẩn các hợp chất hữu cơ ở trong nước có nguồn gốc động vật hoặc thực vật
Các hợp chất KMnO4 hoặc KCr2O7 thường được dùng trong môi
Trang 12trường axit hoặc kiềm để giải phóng O2 Độ oxy hoá càng cao (cho biết lượng O2 trong nước đã bị tiêu hao lớn) chúng tỏ chất hữu cơ trong nước nhiều, nước bị nhiễm bẩn nặng
1.4.9 Oxy hoà tan trong nước
Oxy hoà tan trong nước có nguồn gốc từ oxy tự do của không khí và lượng oxy tạo ra từ quá trình quang hợp của vi sinh vật, thực vật thuỷ sinh có khả năng quang hợp (ví dụ như rong, rêu, tảo) Lượng oxy mới này
sẽ góp phần gia tăng nồng độ oxy tự do trong nước nhưng đồng thời, quá trình phân huỷ oxy hoá các hợp chất hữu cơ sẽ tiêu hao đi oxy tự do Do vậy, chỉ tiêu oxy hoà tan sẽ giúp xác định mức độ nhiễm bẩn các hợp chất hữu cơ của nguồn nước
1.4.10 Các nguyên tố vi lượng trong nước
Trong nước thường tồn tại một số nguyên tố vi lượng như Cu, Co, F,
Pb, As, Zn, Cd, Hg vv…
Giới hạn nồng độ của các nguyên tố này ở trong nước được quy định rất nghiêm ngặt vì có ảnh hưởng lớn đến chất lượng vệ sinh nguồn nước, đặc biệt đối với một số kim loại nặng như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), arsenic (As) Nguồn gốc của các nguyên tố này chủ yếu do có sự ô nhiễm từ nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp
1.5 TÍNH CHẤT SINH VẬT HỌC CỦA NƯỚC
Có rất nhiều loại vi sinh vật nhiễm trong nguồn nước Nước ở trạng thái tĩnh, hàm lượng các chất hữu cơ nhiều (tức có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật hoạt động) thì số lượng vi sinh vật sẽ tăng nhanh Trái lại, nếu nước được hấp thụ bức xạ mặt trời, hàm lượng các chất hữu cơ thấp, nước có dòng chảy thì số lượng vi sinh vật giảm Nói chung, số lượng
vi sinh vật thay đổi phụ thuộc vào thể tích nơi chứa nước, tình hình vệ sinh của khu dân cư ở xung quanh nguồn nước, thời tiết khí hậu, hàm lượng
Trang 13oxy hoà tan và các vi sinh vật đối kháng trong nước
Trong môi trường nước có thể tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh như trực khuẩn nhiệt thán Bacillus anthracis, trực khuẩn đóng dấu lợn Erysipelothrix thusiopathiae, trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani, vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida vv…
Ngoài ra, trong nước còn có trứng và ấu trùng của nhiều loại giun, sán vv…, cho nên, nước cũng được coi là môi trường lây lan dịch bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng cho người và gia súc Do vậy, việc kiểm tra vệ sinh nguồn nước đối với các chỉ tiêu vi sinh vật cần phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc
Trong thực tế, thường sử dụng phương pháp chuẩn độ các vi khuẩn chỉ điểm có ý nghĩa vệ sinh nhóm Fecal coliform (ví dụ như E.coli) để đánh giá chất lượng nguồn nước Hai tiêu chuẩn thông dụng đó là:
- Chuẩn độ E.con (Colititre): là thể tích nước nhỏ nhất để 1 khuẩn lạc E.coli mọc Chuẩn độ E.coli càng thấp chứng tỏ độ nhiễm bẩn của nước càng lớn
- Chỉ số Coli (Coli index): là số lượng vi khuẩn E.coli có trong 1000m1 nước Chỉ số Coli lớn chứng tỏ nguồn nước đang bị nhiễm bẩn nặng (chủ yếu do ô nhiễm phân gia súc)
Một số chỉ tiêu khác như tổng số vi khuẩn hiếu khuẩn nước, số lượng vi
khuẩn nhóm Coliform/1ml nước, số lượng vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens/1ml nước, số lượng vi khuẩn Salmonellailml nước Ngoài ra, số lượng trong và ấu trùng giun, sán cũng phải hết sức quan tâm khi đánh giá chất lượng vệ sinh nguồn nước
Trang 14Bảng l.1 Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi
về mặt cảm quan và thành phần vô cơ [8]
TT Tên chỉ tiêu Đơn vi tính Giới hạn tối
Trang 1516 Thủy ngân (Hg) Mol 0,1 TCVN 5991 - 1995
sự thay đổi chất lượng nước để có biện pháp khắc phục kịp thời
Mức độ II: bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để kiểm tra và ít biến động theo thời tiết
Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi:
- Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng
- Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ô nhiễm các thành phần tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên
- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước
- Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong bảng tiêu chuẩn này gây ra
1.6 TIÊU CHUẨN VỆ SINH NGUỒN NƯỚC
Đánh giá vệ sinh nguồn nước phải kết hợp chặt chẽ giữa điều tra trên thực địa với việc kiểm nghiệm, phân tích mẫu nước, sau đó so sánh, đánh giá với tiêu chuẩn mẫu
Bảng 1.2 Đánh giá vệ sinh nguồn nước về chỉ tiêu sinh vật học