Đặc điểm nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số khu vực của tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 31)

Phùng Đức Tiến, Nguyễn Duy Điều, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân trên các đối tượng tương tự tại các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh: hầu hết các cơ sở chăn nuôi không sử dụng nước máy, và tỷ lệ sử dụng nước mặt (ao hồ, sông) mà không qua xử lý chiếm từ 23,33 đến 32,14%.

3.2.2. Đặc điểm nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu cứu

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các cơ sở chăn nuôi đều tự khai thác nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi, thông qua các giếng khoan hay giếng đào ở các độ sâu khác nhau. Vị trí khoan giếng thường rất tuỳ tiện, người chăn nuôi thường quan tâm đến tính tiện ích mà chưa thật sự chú ý đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Chúng tôi đã tìm hiểu một số chỉ tiêu: độ sâu của giếng khoan/ có xử lý nước không/ vị trí nguồn nước có kề cận với nguồn gây ô nhiễm nhưng chuồng nuôi, hố phân, hố xí, rãnh thoát nước thải vv...

Bảng 3.3. Đặc điểm nguồn nước dùng trong chăn nuôi

Cơ sở chăn nuôi Độ sâu giếng khoan TB (m) Có xử lý nước* (%) Không xử lý nước (%) Vị trí gần nguồn ô nhiễm ( <30 m) (%) Chăn nuôi lợn 30-50 35,0 65,0 65,0 Chăn nuôi gà 30-50 75,0 25,0 20,0 Chăn nuôi bò 30-50 20,0 80,0 10,0 * Phương pháp chủ yếu là lọc và khử sắt bằng giàn mưa.

Chúng ta biết rằng, độ nông sâu của giếng khoan có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng nước giếng. Nếu giếng sâu, nguy cơ nhiễm bẩn thấp, khi đó chất lượng nước chủ yếu phụ thuộc vào tính chất của lớp đất chứa nước. Các giếng nông, ngoài tác động của lớp đất chứa nước, chất lượng nước còn dễ bị ảnh hưởng bởi các mạch ngang, nước ở tầng trên thấm xuống nên dễ bị ô nhiễm nếu việc thu gom, quản lý rác thải không tốt.

Kết quả ở bảng 2 cho thấy độ sâu của các giếng khoan ở Vĩnh Phúc tương đối lớn so với giếng khoan của các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Độ sâu trung bình 30 đến 50 m, không thay đổi giữa các cơ sở chăn nuôi, đạt tiêu chuẩn về độ sâu đối với giếng khoan.

Tỷ lệ các cơ sở có nguồn nước không được xử lý nhiều nhất thuộc về các cơ sở chăn nuôi bò, tiếp đến là chăn nuôi lợn, các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tỷ lệ xử lý nước đạt cao nhất (75%). Kết quả này phần nào phản ánh kinh nghiệm của người chăn nuôi gà - đối tượng vật nuôi nhạy cảm với nguồn nước kém chất lượng.

Về khoảng cách giữa nguồn nước với các nguồn gây ô nhiễm, chúng tôi nhận thấy không chỉ phụ thuộc vào nhận thức của người chăn nuôi đối với nguồn nước có chất lượng mà còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khuôn viên của nông hộ. Các hộ gia đình nuôi bò thường có diện tích đất vườn rộng nên giếng khoan, giếng đào thường không bị ở quá gần nguồn ô nhiễm, song các hộ nuôi lợn, gà do hạn chế về đất đai nên giếng nước thường bố trí rất gần nguồn ô nhiễm như chuồng nuôi, hố xí, hố phân nước thải v.v… 3.2.3. Chất lượng nước dùng trong chăn nuôi

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng nước dùng trong chăn nuôi ở 6 cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, với 2 nguồn nước: nước giếng khoan và nước máy.

Các thông số lý hoá được phân tích tại phòng thí nghiệm sở Khoa học công nghệ môi trường Vĩnh Phúc.

Bảng 3.4A. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý của nguồn nước

Chỉ tiêu Nước giếng

khoan

Nước máy Giá trị cho phép

Màu sắc Vàng Không Không

Mùi Tanh Không - Tanh Không

Có vị (mặn, chát, lợ…)

66,67 (%) mẫu 16,67(%) mẫu Không Vị

Không vị 33,33(%) mẫu 83,33(%) mẫu Không

Kết quả phân tích cho thấy nước giếng khoan phần lớn có màu vàng, mùi tanh,..và có vị. Nước máy đảm bảo chỉ tiêu về màu sắc song vẫn có mùi tanh ở một số mẫu nước và vị không bình thường chiếm 16,67% số mẫu.

Chúng tôi cũng phân tích một số chỉ tiêu hóa học của nước giếng khoan tại 3 cơ sở chăn nuôi ( lợn, gà, bò ). Kết quả trình bày ở bảng 3B.

Bảng 3.4B. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nguồn nước giếng khoan

Chỉ tiêu Cơ sở nuôi lợn Cơ sở nuôi gà Cơ sở nuôi bò CTVSCP* pH 6,1 - 7,3 6,0 - 7,9 6,3-7,5 7 COD( mg/l) 39,33 24,5 15,50 10,0 BOD (mg/l) 135,27 gấp 22,54 lần cho phép 50,70 mg/l cao hơn 8,45 lần cho phép 62,61 mg/l cao hơn 10,43 lần 6,0 Tổng sắt ( mg/l) 0 – 1,52 0,13 – 1,6 0 – 23,03 < 0,6 Độ cứng (mg/l) CaCO3 392 – 635 57 – 446,4 6,2 – 290 < 500 TCRHT**(mg/l) 560 – 1280 363,3 – 666,6 121,6 – 426 < 1200

* Chỉ tiêu vệ sinh cho phép (theo TCVN 505 - Bộ Y tế, 2002) ** Tổng chất rắn hoà tan

Theo dõi các chỉ tiêu hóa học của nguồn nước giếng khoan tại các cơ sở chăn nuôi nhận thấy hầu hết các chỉ số đều vượt quá xa chỉ tiêu cho phép. BOD cao gấp từ 8,45 đến 22,54 lần chỉ tiêu cho phép; COD cũng cao gấp 1,55 đến 3,9 lần.Sắt tổng số, tổng chát rắn hòa tan cũng tương tự.

Bảng 3.4C. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật của nguồn nước giếng khoan

Nước máy Nước giếng khoan

Chỉ tiêu sinh vật

Mẫu nước CTVSCP* Mẫu nước CTVSCP* Tổng số vi khuẩn hiếu khi 350 <100 vi khuẩn/ml 645 100 - 1000 vi khuẩn/ml E.coli/ 100ml 3035 <20 vi khuẩn 2280 20 - 100 vi khuẩn Salmonella 9,09% mẫu dương tính 0 11,5% mẫu dương tính 0

* Chỉ tiêu vệ sinh cho phép (theo TCVN 505 - Bộ Y tế, 2002)

Các mẫu nước dùng trong chăn nuôi ( bao gồm nước máy và nước giếng khoan) đều không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép về chỉ tiêu sinh vật học: trong mẫu nước máy E.coli đạt nồng độ 3035 MPN / 100 ml cao hơn mức

cho phép là 151,75 lần, tương tự ở mẫu nước giếng khoan chênh lệch cũng lên tới hàng trăm lần. Đặc biệt có 3,25% mẫu nước máy và 9,5% mẫu nước giếng khoan dương tính với salmonella. Như vậy nguồn nước dùng trong chăn nuôi đã ô nhiễm nặng nề vi sinh vật.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Vĩnh Phúc là một địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện, Năm 2010, toàn tỉnh có đàn trâu lên 43 ngàn con, đàn bò trên 400 ngàn con, đàn lợn 700 ngàn con và đàn gia cầm trên 10 triệu con. Chăn nuôi đang phát triển và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và kinh tế trang trại.

2. Tuy vậy Vĩnh Phúc vẫn chưa chú trọng đầu tư đồng bộ các điều kiện cần thiết cho phát triển chăn nuôi, trong đó có nguồn nước dùng trong chăn nuôi, thể hiện:

Vẫn còn có một tỷ lệ nhất định các cơ sở chăn nuôi dùng nước ao cho gia súc ăn, uống, tắm rửa và vệ sinh chuồng trại.

Nguồn nước giếng đào và giếng khoan được sử dụng phổ biến nhất nhưng tỷ lệ xử lý ở mức độ cao chỉ gặp ở các cơ sở chăn nuôi gà ( 75%), trong chăn nuôi lợn và bò chủ yếu vẫn dùng nước không qua xử lý.

Giếng cung cấp nước cho chăn nuôi đa số có khoảng cách với nguồn ô nhiễm nhỏ hơn 30m

Các chỉ tiêu lí, hóa và vi sinh vật nguồn nước đều vi phạm ở mức độ từ nhẹ đến trầm trọng.

ĐỀ NGHỊ

Chất lượng nước dùng trong chăn nuôi lợn không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là yếu tố ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh và chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường. Vì thế Vĩnh Phúc cần chú trọng hơn nữa tới nguồn nước để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cũng như ngăn ngừa dịch bệnh..

Cần phổ biến rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật để giúp nông dân xử lý nguồn nước chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế

Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước: Biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật chuyên môn

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số khu vực của tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)