1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu.

27 599 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 407,93 KB
File đính kèm Nhóm 6_Quản trị thương hiệu.rar (367 KB)

Nội dung

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt,nền kinh tếViệt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.Vấn đềxây dựng và phát

Trang 1

Đề tài: Vấn đề triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu Các trường hợp xâm phạm thương hiệu chủ yếu.

Nhóm: 06

Lớp HP: 1507BRMG0611

GV : Đào Cao Sơn

Trang 3

STT Nội Dung Phân công Đánh Giá Ghi chú

1

I Hệ thống nhận diện

thương hiệu(Phần A) Nguyễn Thanh Sơn

Đoàn Thị Quỳnh

2 II Xâm phạm thương

3

I Thực trạng triển khai

HTNDTH ở VN(Phần

B) và Phần C Kết Luận

Nguyễn Thị Kim Oanh

4 II.Trường hợp xâm

phạm thương hiệu

Phùng Linh PhươngNguyễn Thị Thắm TNguyễn Thị Thắm CĐặng Thảo Quyên5

Mở đầuLàm SlideKết luận

Trang 4

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt,nền kinh tếViệt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.Vấn đềxây dựng và phát triển thương hiệu nổi lên như một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế,

uy tín của hàng hóa Việt Nam và của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lựcthâm nhập, duy trì và phát triển thị trường trong và ngoài nước.Thương hiệu không chỉđơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hay một tổ chứcnày với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức khác, mà cao hơn, đó chính làmột cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uytín,hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.Tạo dựng một thương hiệu là cảmột quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanhnghiệp Tuy nhiên, trong thực tế đã có không ít doanh nghiệp còn hiểu chứ đúng về vaitrò của thương hiệu, còn lúng túng trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu Điều đó có thểdẫn đến những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển Theo báocáo của Cục Quản lý thị trường, mỗi năm lực lượng này xử phạt hàng trăm nghìn vụ liênquan đến hàng giả, hàng nhái Riêng quý I/2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước đãkiểm tra gần 40.000 vụ, xử lý trên 25.000 vụ, với tổng số tiền phạt lên đến 70 tỷ đồng.Những con số giật mình, những thiệt hại không thế không bàn cãi.Hơn lúc nào hết, chúng

ta cần thay đổi thực trạng này Một trong những vấn đề được đặt ra đó là doanh nghiệpcần có những chính sách triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu của chính mình,tránhnhững trường hợp xâm phạm cả vô tình và cố ý xảy ra vì những thiệt hại,tổn thất phảigánh chịu thuộc về chính bản thân doanh nghiệp

A Lý thuyết

1 Hệ thống nhận diện thương hiệu

1.1 Khái niệm :

Trang 5

Hệ thống nhận diện thương hiêu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu

có thể tiếp cận với khách hàng như: Logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, công ty ca, bao

bì, nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo trên Media; các vật phẩm và

ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalouge, cờ, áo, mũ…); các phương tiện vậntải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửahàng và các hình thức PR, sự kiện khác

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm các quy định sử dụng màu sắc, tên gọi,cách thức sắp xếp và bố trí các nội dung thông điệp của thương hiệu, sự thống nhất củatất cả các điểm tiếp xúc thương hiệu theo một hình thức thống nhất khiến khách hàng cóthể liên tưởng đến thương hiệu về mặt hình ảnh và sâu sắc hơn là về mặt nhân cáchthương hiệu

Một hệ thống nhận diện thương hiệu nói chung thì phải đảm bảo thương hiệu được

sử dụng đồng bộ nhất quán nhưng vẫn phải có tính mở, tính ngỏ cho khả năng cải thiện

và sửa đổi trong tương lai cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi

mà môi trường luôn có sự biến đổi không ngừng

• Dựa vào phạm vi ứng dụng của HTND:

– HTND nội bộ: Chủ yếu được sử dụng trong nội bộ (biển tên và

Trang 6

chức danh, các ấn phẩm nội bộ, trang phục, vị trí là việc …).

– HTND ngoại vi: Chủ yếu sử dụng trong các giao tiếp với bên

ngoài (card, cataloge…, tem nhãn, biển hiệu, quảng cáo….)

• Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của HTND:

– HTND tĩnh: Thường ít dịch chuyển, biến động (biển hiệu, biển

quảng cáo tấm lớn, điểm bán, biểu mẫu, ô dù, dụng cụ…)

– HTND động: Thường dịch chuyển, thay đổi (tem nhãn, ấn phẩm

truyền thông, chương trình quảng cáo, card, bì thư…)

• Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện:

– HTND gốc: Là các thành tố cốt lõi (Tên, logo, slogan, biển hiệu,

nhãn sản phẩm, ấn phẩm chính, card, bì thư…)

– HTND mở rộng: Các điểm nhận diện bổ sung (sản phẩm quảng

cáo, poster …)

1.4 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu :

- Có khả năng nhận biết và phân biệt cao

- Đơn giản ,dễ sử dụng ,ứng dụng và thể hiện

- Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa ,ngôn ngữ

- Hấp dẫn ,độc đáo và có tính thẩm mỹ cao

 Yêu cầu đối với việc thiết kế tên :

- Tạo khả năng nhận biết và phân biệt cao

- Có tính thẩm mỹ và hấp dẫn, tạo sự cá biệt và có tính liên tưởng tốt đẹp Tên khôngnên quá ngắn hoặc quá dài

- Tên thương hiệu có thể dễ dàng chuyển đổi sang không dấu

- Tên thương hiệu phải thể hiện được tính ưu việt của sản phẩm ,hàng hóa…

 Yêu cầu đối với thiết kế logo :

- Tạo khả năng nhận biết và phân biệt cao

- Đơn giản về bố cục và hoạ tiết, đường nét và màu sắc

- Thể hiện được tầm nhìn và giá trị cốt lõ của doanh nghiệp

- Màu sắc, cách trình bày ,bố cục… có thể dễ dàng thể hiện trên nhiều loại phương tiệnkhác nhau

 Yêu cầu đối với việc thiết kế khẩu hiệu

Trang 7

- Phải có nội dung phong phú , thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp

- Khẩu hiệu dễ nhớ và không trùng lặp với các khẩu hiệu khác

- Có tính hấp dẫn và thẩm mỹ cao.

Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

- Bước 1 : Xác định phương án mục tiêu thương hiệu

- Bước 2 : Khai thác nguồn sáng tạo để thiết kế yếu tố thương hiệu

- Bước 3 : Xem xét lựa chọn các phương án thiết kế

- Bước 4 : Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn

- Bước 5 : Thăm dò vê phản ứng của người tiêu dung

- Bước 6 : Lựa chọn phương án cuối cùng

Điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu

 Các lý do điều chỉnh, làm mới HTND: Một thương hiệu là một yếu tố quan trọng trongtừng bước phát triển của thương hiệu nhưng không phải hệ thống nhận diện thương hiệuluôn luôn phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp mà trải qua mỗi giai đoạn khác nhaudoanh nghiệp cần có sự thay đổi điều chỉnh làm mới hệ thống nhận diên thương hiệu Cócác lý do chính như sau :

- Nhằm thu hút sự chú ý.

- Phù hợp chiến lược truyền thông và phát triển thương

- Tránh tranh chấp thương hiệu

- Phù hợp cho các sản phẩm mới

 Kỹ thuật chính điều chỉnh, làm mới:

- Điều chỉnh sự thể hiện của HTND (điều chỉnh màu sắc theo màu nền, thay đổi cách

thể hiện thương hiệu trên ấn phẩm…)

- Điều chỉnh các chi tiết của HTND (hiệu chỉnh một số họa tiết logo, rút gọn tên thương

hiệu, bổ sung họa tiết…)

- Bổ sung, hoán vị thương hiệu (bổ sung thương hiệu phụ, dịch chuyển vai trò

chính/phụ, hoán vị thương hiệu)

- Chuyển ngữ thành tố thương hiệu …

1.5 Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu

 Rà soát quá trình triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu :

- Lập kế hoạch rà soát định kỳ theo từng nội dung công việc

- Đối chiếu trục tiếp với cẩm nang thương hiệu và chiến lược thương hiệu

- Rà soát về nội dung , sự thể hiện, thời gian, thông điệp truyền thông

 Nguyên tắc trong xử lý tình huống triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu :

- Ưu tiên đáp ứng yêu cầu chiến lược định vị thương hiệu

- Tiết kiệm tối đa chi phí

Trang 8

- Tận dụng tốt các phương tiện và thông điệp truyền thông

- Linh hoạt và đảm bảo lợi ích các bên liên quan.

 Xử lý các tình huống phát sinh và hiệu chỉnh hệ thống nhận diện thương hiệu

- Hiệu chỉnh nội dung của hệ thống nhận diện thương hiệu

- Hiệu chỉnh hình thức thể hiện hệ thống nhận diện thương hiệu

- Xử lý về tiến độ và phương tiện thể hiện

- Xử lý sự cố với các bên và bộ phận triển khai

1.6 Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu

Điểm tiếp xúc thương hiệu (touch point) là những điểm mà tại đó khách hàng,công chúng có thể tiếp xúc được với thương hiệu

Dưới góc nhìn của khách hàng ,thương hiệu là tổng hợp những tác động qua lạigiữa khách hàng và công ty Mỗi thời điểm khách hàng tiếp xúc với thương hiệu đượcxem là 1 tiếp điểm và có ảnh hưởng đến khách hàng nhìn nhận về thương hiệu Các điểmtiếp xúc cần được đồng bộ hóa nhằm tăng khả năng nhận biết,ghi nhớ cho khách hàng Các hoạt động như : pr, sản phẩm bao bì ,điểm bán, ấn phẩm công ty, trang web ,quảngcáo ,hệ thống kênh ,đồng phục nhân viên… có thể được đồng bộ hóa để mang màu sắcthương hiệu

2 Xâm phạm thương hiệu.

2.1 Khái niệm:

Xâm phạm thương hiệu là bất kỳ hành vi nào từ bên ngoài làm tổn hại đến uy tín vàhình ảnh thương hiệu

2.2 Các trường hợp xâm phạm thương hiệu:

-Sự xuất hiện của hàng giả/nhái:

+Hàng giả về nhãn hiêu: hàng hóa có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu làsản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì sản phẩm, hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặctương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thểcấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụcùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Ví dụ: nhãn hiệu nước khoáng aquafina bị làm nhái với tên aquabeta…

+Hàng giả về kiểu dáng công nghiệp:là loại hàng hóa có hình dáng bên ngoài giống hệthàng thật

Trang 9

+Hàng giả về chất lượng:loại hàng giả này có hình dáng bên ngoài giống hệt hàng thật ,nhưng chất lượng kém, gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.

+Hàng giả về nguồn gốc xuất xứ

-Các điểm bán tương tự hoặc giống hệt gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

-Các hành vi xuyên tạc , nói xấu về hàng hóa , dịch vụ và doanh nghiệp

-Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Ví dụ: Năm 2009, hãng sữa Mead Johnsoncũng đã từng bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng diễn đàn trên website www.webtretho.com đểnói xấu Thủ đoạn của họ là giả danh phụ nữ mang bầu hoặc có con nhỏ đưa lên diễnđàn hàng trăm lời bình luận để phao tin rằng chất lượng sản phẩm sữa Enfagrow A+ củaMead Johnson “có vấn đề” Hậu quả là trong suốt một thời gian dài, sản phẩm của hãngnày bị mất uy tín, sản lượng bán và thị phần bị giảm rõ rệt, thiệt hại rất lớn

Một cuộc điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương gần đây cũng khẳng địnhrằng thị trường sữa tại Việt nam hiện đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lànhmạnh bằng việc lợi dụng diễn đàn trên mạng để nói xấu đối thủ cạnh tranh

2.3.Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu.

-Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa.

Mở rộng hệ thống và mạng lưới phân phối, mạng lưới bán lẻ luôn đảm bảo cho sựphát triển của thương hiệu nhưng cũng là biện pháp quan trọng để duy trì và bảo vệthương hiệu chống lại sự thâm nhập từ bên ngoài.Khi mạng lưới phân phối hàng hóađược mở rộng đồng nghĩa với việc tăng cường sự tiếp xúc của người tiêu dùng với doanhnghiệp, tạo những cơ hội tốt nhất để họ có thể lựa chọn đúng hàng hóa, tránh được tìnhtrạng mua phải những hàng hóa giả mạo cả về chất lượng hay kiểu dáng công nghiệp,nhãn hiệu Cũng cần lưu ý rằng mật độ cửa hàng hay điểm phân phối hàng hóa , dịch vụhợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp không chỉ trong bảo vệ thương hiệu

mà còn trong thu nhập Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ

về hàng hóa và doanh nghiệp , tạo sự thân thiện với khách hàng

-Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả , hàng nhái

Để rà soát thị trường và phát hiện sự xâm phạm thương hiệu , doanh nghiệp kết hợp

cả nhân viên bán hàng và những chuyên gia , những nhà quản trị thương hiệu để rà soátthị trường.Cách làm này đã tạo ra sự kiểm tra , rà soát chéo ngay cả với các đại lí và hệ

Trang 10

thống phan phối bán lẻ, nhằm phát hiện nhanh chóng và đưa ra các quyết định xử lý kịpthời các vi phạm thương hiệu.

-Thường xuyên đổi mới bao bì và sự thể hiện thương hiệu trên bao bì của hàng hóa Đổi mới bao bì tạo nên một rào chắn hạn chế sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoàivào thương hiệu Đổi mới làm cho hàng giả khó theo kịp Tuy nhiên, cũng rất khó khăncho người tiêu dùng nhận dạng hàng hóa Người tiêu dùng lung túng trước sự đổi mớiquá nhanh về bao bì từ phía nhà cung cấp

-Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để đánh dấu bao bì và sản phẩm

Đánh dấu bao bì và sản phẩm bằng phương pháp vật lí đang được rất nhiều công ty

áp dụng do tính linh hoạt và dễ sử dụng của chúng Để đánh dấu, có thể dán lên bao bìcác loại tem khác nhau Ngoài ra , cũng có thể đánh dấu theo cách tạo những dấu ấnriêng, cá biệt và khó bắt chước trên bao bì và trên bản thân hàng hóa như các loại khuy ,khóa giật , nút dặc biệt ,…Hiện đại nhất hiện nay là sử dụng các vi mạch điện tử để gắnlên hàng hóa Hoặc có thể đánh dấu bao bì và phương pháp hóa học như sử dụng các hóachất khác nhau như các chất chỉ thị màu, các chất phản quang,

-Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu

Để bảo vệ thương hiệu không thể không thiết lập hệ thống thống thông tin phản hồi

và cảnh báo xâm phạm thương hiệu.Mạng lưới các nhà phân phối và đại lý giúp cung cấpcác thông tin phản hồi cho doanh nghiệp về tình hình hàng giả và vi phạm thươnghiệu Bên cạnh đó, họ còn cho doanh nghiệp biết được thông tin phản hồi từ phía ngườitiêu dùng về chất lượng hàng hóa , dịch vụ, Một cách khác là thiết lập đường đay nóng

để thu nhận những thông tin phản hồi và xâm phạm thương hiệu từ mọi luồng.Cách làmnày không chỉ cho doanh nghiệp cơ hội có được thông tin kịp thời nhất để bảo vệ thươnghiệu khi bị xâm phạm thương hiệu mà còn tạo cho người tiêu dùng lòng tin, thúc đẩy sựgắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp

B Thực trạng

I Thực trạng triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu tại Việt Nam.

Trang 11

Thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị lớn của doanh nghiệp, việc đầu tư vàothương hiệu mang lại lợi ích lâu dài cho công ty Nhận biết được tầm quan trọng đó cácdoanh nghiệp việt nam đã và đang có những thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá, xâydựng về thương hiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu là yếu tố cơ bản nhất mà mỗidoanh nghiệp chú trọng tạo dựng và triển khai, để thiết lập hệ thống nhận diện thươnghiệu bao gồm rất nhiều yếu tố như logo, biển quảng cáo, font chữ… tất cả sự xuất hiệncủa thương hiệu đòi hỏi phải có sự đồng nhất tạo nên những khác biệt cho hoạt độngquảng bá thương hiệu của mình thông qua áp dụng bộ CIP.

Các doanh nghiệp Việt Nam trước đây chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức vào hệthống nhận diện thương hiệu, tình trạng này diễn ra phổ biến hầu hết ở mọi doanh nghiệplớn nhỏ Dấu hiệu nhận biết đầu tiên đó là logo nhưng có một thời gian chúng ta bắt gặprất nhiều những mẫu logo dập khuôn, máy móc thiếu tính sáng tạo, dễ gây nhầm lẫn chongười tiêu dùng Những công ty thương mại thì thường sử dụng hình ảnh quả địa cầu,hình ảnh đồng tiền tượng trương cho các ngân hàng hay công ty vận tải biển thì đều dùnghình ảnh song biển… bên cạnh đó còn có nhiều cụm từ viết tắt tên công ty kết thúc bằng

“co” ví dụ như Rexco, Tribeco, Trapaco, Habeco Doanh nghiệp Việt Nam nào cũng cólogo, nhưng thiết lập những quy định để đảm bảo rằng logo được sử dụng đúng, hài hòa

và có kiểm soát thì chẳng mấy công ty chú ý đến, nhất là ở những công ty sử dụng logo

có những nét vẽ phức tạp hoặc quá nhiều màu sắc thì càng nên quan tâm đúng mức nhằmđảm bảo rằng sự thống nhất của logo trong cách xuất hiện Logo của thương hiệu cũnggiống như chữ ký của chủ công ty, chữ ký sai, mọi điều khoản trở nên vô giá trị, logo sai,điều đầu tiên sai thì những phần sau của CIP, dù có đúng, thì cũng không phát huy đượchoàn toàn tác dụng của nó Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng thay đổi trở nên khótính và kén chọn hơn do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư để làm thỏamãn cả những khách hàng khó tính nhất Dẫn đầu sự thay đổi về hệ thống nhận diệnthương hiệu là các ngân hàng đó là Viettinbank, Dong A bank, GPBank, Techcombanknhững thay đổi này tạo nên phản ứng tích cực, tạo nên cái nhìn mới về những doanhnghiệp này thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như sự khác biệt của mình Sự thay đổi nàykéo theo hàng loạt những động thái của các doanh nghiệp khác đó là VNPT, Mobifone,Sfone hầu hết những doanh nghiệp này đã xuất hiện khá lâu trên thị trường nhưng cũngchuyển mình theo xu hướng làm mới và chuyên biệt hóa về thương hiệu, hình ảnh củamình bắt nhịp với sự chuyên nghiệp hóa trong xây dựng thương hiệu nói riêng cũng nhưhoạt động phát triển của doanh nghiệp nói chung

Sự khác biệt là lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, ngày nay yếu tố này cònđược thể hiện sâu sắc hơn nữa khi doanh nghiệp xây dựng sự khác biệt này không chỉ ởnhững gì mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng mà sự khác biệt còn được chú trọng

Trang 12

thể hiện ngay từ bên trong nội bộ doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp từngay trong nội bộ nhân viên ở công ty Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã và đang trởthành một yếu tố quan trọng ngày càng nhận được sự chú ý của các doanh nghiệp ViệtNam Khi doanh nghiệp tiến hành triển khai vật phẩm nội bộ trong bộ CIP, dù ít dùnhiều, cũng góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp thông qua cách sử dụng màu sắc,kiểu chữ, bố cục hay những phác thảo thiết kế hiện diện trong mọi vật phẩm Từ nhữngbấm gim, điện thoại, bút bi hay dao rọc giấy, những văn phòng phẩm thường ngày củanhân viên đều có sự hiện diện thương hiệu của công ty Mọi hệ thống giấy tờ, quyết định,hợp đồng đều thể hiện được font chữ riêng biệt của doanh nghiệp Các màu sắc và biểutượng chủ đạo đều được thể hiện rõ nét thông qua bộ đồng phục, áo mưa… của công ty.Những cư dân TP.HCM cũng đều biết đến màu sắc đặc trưng của hãng xe taxi Mai Linh,màu đỏ của Techcombank hay màu vàng đen của các cửa hàng Điện thoại di động Tất cảnhững màu sắc đó đều được các công ty này tuân thủ và sử dụng đồng nhất từ cấp lãnhđạo tới nhân viên Từ đó, giúp ích cho việc hình thành nên văn hóa màu sắc riêng củacông ty Đối với các đối tác của doanh nghiệp thì việc thể hiện sự chuyên nghiệp qua cácvật phẩm đối ngoại là rất quan trọng giúp họ có thể hình dung một cách rõ nét về thươnghiệu của công ty thông qua banner, đồng phục, bảng hiệu, showroom, website…

Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã tổ chức giải Quả Chuông Vàng vào năm 2008 vàgiải thưởng đã thuộc về công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ về bộ hệ thống nhậndiện thương hiệu xuất sắc Giải thưởng phần nào đã nói lên tầm quan trọng của bộ CIPtrong môi trường cạnh tranh về thương hiệu ngày càng gay gắt, bên cạnh đó thúc đẩy sựphát triển xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn Một số doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi thực hiện đầu tư vào hệ thống nhận diệnthương hiệu bởi chi phí khá tốn kém nhưng xét cho cùng thì việc đầu tư vào CIP là mộtchiến lược cần thiết để doanh nghiệp phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn nhất là đốivới các doanh nghiệp lâu năm, việc thay đổi có lẽ là phức tạp đối với những doanhnghiệp này vì thế mà những doanh nghiệp mới thành lập cần tiến hành công tác xây dựnghệ thống nhận diện thương hiệu ngay thuở ban đầu để tránh vấp phải những khó khăn vềsau cũng như tạo được dấu ấn riêng biệt về doanh nghiệp của mình trong tâm trí kháchhàng và các đối tác kinh doanh

II Các tình huống xâm phạm thương hiệu.

1.Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái

Trang 13

Dạng 1: Giả về nhãn hiệu

Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ củathương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo chỉ dẫn vềnguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa trên nhãn hoặc bao bì hànghóa.Hàng giả, hàng nhái trong trường hợp này khá phổ biến ở nhiều mặt hàng, từ nhữngmặt hàng thông thường, như mỹ phẩm, quần áo, hàng hiệu túi xách, xi măng…, nhữngmặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, như thuốc tân dược, rượu, mộtsố thực phẩm…, đến những mặt hàng có tính kỹ thuật, những mặt hàng cao cấp, có giá trịlớn, như phụ tùng xe máy…Hàng giả chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc, giả cả cácnhãn hiệu nổi tiếng như đồng hồ giả nhãn hiệu Thụy Sĩ, túi xách giả nhãn hiệu LouisVuitton, Gucci, Chanel Hàng trong nước thì có cả gas giả, xà bông giả nhãn hiệu omo,đường Biên Hòa giả…

Ví dụ: Nhãn hiệu nổi tiếng về hàng thời trang túi xách và mĩ phẩm Gucci luôn bịlàm giả, làm nhái tràn lan trên thị trường mà không có bất cứ một sự can thiệp của các cơquan chức năng

Một ví dụ thực tế khác, ngày 19/1/2014, Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàucho hay, Cơ quan này đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉhoạt động của chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đối với hộ Hà Minh Chương, kinh doanhquần áo may sẵn tại địa chỉ số 409, Trương Công Định, P 7, TP Vũng Tàu Theo đó hộ

Ngày đăng: 29/11/2015, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w