Thành phần hoá học của loài Mallotus glabriusculus đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và đã tìm thấy một số hợp chất flavonoid trong loài này.. Chất này sẽ làm sai lệch kết
Trang 1*****&&&*****
HOÀNG THỊ ANH THƯ
NGHIÊN CỨU HOÁ HỌC DỊCH CHIẾT
NƯỚC CÂY CHIẾT CÁNH
(MALLOTUS GLABRIUSCULUS)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ
Người hướng dẫn khoa học
LỤC QUANG TẤN
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khoỏ luận tốt nghiệp này được hoàn thành tại phũng Dược liệu biển
-Viện Hoá Sinh Biển - -Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam
Trước tiờn, em xin bày tỏ lũng biết ơn chõn thành và sõu sắc tới thầy
giỏo Lục Quang Tấn đó nhiệt tỡnh, tận tõm hướng dẫn em trong suốt quỏ
trỡnh thực hiện khúa luận này
Em xin trõn trọng cảm ơn sự giỳp đỡ tận tỡnh của thầy giỏo
PGS.TS Phan Văn Kiệm và toàn thể Ban Lónh đạo Viện Hoỏ Sinh Biển-
Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam, đó tạo điều kiện cho em được học
tập và sử dụng cỏc thiết bị tiờn tiến của Viện để hoàn thành tốt cỏc mục tiờu
đề ra của khoỏ luận tốt nghiệp
Qua đõy em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cỏc cỏn bộ cụng nhõn viờn,
phũng Dược liệu biển - Viện Hoỏ Sinh Biển - Viện Khoa học và Cụng nghệ
Việt Nam đó tận tỡnh chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giỳp đỡ em trong
thời gian làm khoỏ luận tốt nghiệp
Em xin được bày tỏ lũng biết ơn chõn thành tới thầy giỏo Trưởng khoa
TS Nguyễn Văn Bằng cựng toàn thể cỏc thầy cụ giỏo trong khoa Húa học,
cỏc thầy cụ giỏo trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đó truyền đạt
những kiến thức quý bỏu cho em trong suốt quỏ trỡnh học tập tại trường
Hà Nội, ngày 10 thỏng 05 năm 2011
Sinh viờn
Hoàng Thị Anh Thư
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khoá luận là của bản thân tôi Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là trung thực, không trùng với kết quả của tác giả khác Nếu có bất cứ vấn đề gì không đúng tôi xin hoàn toàn
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về cây Chiết cánh 4
1.1.1 Thực vật học 4
1.1.2 Phân bố và sinh thái 5
1.1.3 Công dụng 5
1.1.4.Thành phần hóa học 5
1.2 Lớp chất Flavonoid, thành phần hóa học có trong cây Chiết cánh 5
1.2.1 Giới thiệu chung [6, 7, 8, 9] 5
1.2.2 Các nhóm flavonoid 7
1.3 Các phương pháp chiết mẫu thực vật 13
1.3.1 Chọn dung môi chiết 13
1.3.2 Quá trình chiết 15
1.4 Các phương pháp sắc ký trong phân lập các chất hữu cơ 17
1.4.1 Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký 17
1.4.2 Cơ sở của phương pháp sắc ký 18
1.4.3 Phân loại các phương pháp sắc ký 18
1.5 Một số phương pháp hoá lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ 20
1.5.1 Phổ hồng ngoại 21
1.5.2 Phổ khối lượng 21
1.5.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 22
Trang 5CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Mẫu thực vật 25
2.2 Phương pháp phân lập các hợp chất 25
2.2.1 Sắc ký lớp mỏng (TLC) 25
2.2.2 Sắc ký lớp mỏng điều chế 25
2.2.3 Sắc ký cột (CC) 25
2.3 Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 26
2.3.1 Điểm nóng chảy (Mp) 26
2.3.2 Phổ khối lượng (ESI-MS) 26
2.3.3 Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR) 26
2.3.4 Độ quay cực []D 26
2.4 Dụng cụ và thiết bị 26
2.4.1 Dụng cụ và thiết bị tách chiết 26
2.4.2.Dụng cụ và thiết bị tách chiết 27
2.5 Hoá chất 27
2.6 Chiết phân đoạn và phân lập các hợp chất 27
2.6.1 Thu mẫu thực vật và xử lý mẫu 27
2.6.2 Phân lập các hợp chất 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 30
3.1 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất 30
3.1.1 Hợp chất 1 – Astilbin 30
3.1.2 Hợp chất 2 – Myricitrin 30
3.2 Thảo luận 31
3.2.1 Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất 1 – Astilbin 31
3.2.2 Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất 2 – Myricitrin 35
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 7H×nh 3.1.d Phæ ESI-MS negative cña 1 33
Bảng 3.2.1 Số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H- và 13C-NMR
Bảng 1 Bảng tổng hợp hai hợp chất flavonoid đã phân
lập được từ dịch chiết nước
41
Trang 8Danh mục chữ viết tắt
13
C NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13
Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy
1
H NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy
1
H-1H COSY 1H-1H Chemical Shift Correlation Spectroscopy
2D-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều
HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence
IR Phổ hồng ngoại Infrared Spectroscopy
TLC Sắc ký lớp mỏng Thin Layer Chromatography
Trang 9MỞ ĐẦU
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Có tới
3/4 diện tích của cả nước là rừng núi trùng điệp, địa hình chia cắt nên điều
kiện khí hậu cũng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu rất đặc trưng Đất
đai của cả nước đều thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm điển hình, rất phức tạp, rất
đa dạng về loại hình, về phân bố và về chất lượng Những yếu tố đó tạo nên
những điều kiện sinh thái, những thảm thực vật mang tính cận nhiệt đới ở các
khu vực cao…
Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 13000 loài thực vật cao có mạch
trong đó có hơn 4000 loài được sử dụng làm thuốc Ngoài sự phong phú về
thành phần chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn ở chỗ
chúng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh khác
nhau Các cây thuốc được sử dụng dưới hình thức độc vị hay phối hợp với
nhau tạo nên các bài thuốc cổ truyền, còn tồn tại và thịnh hành đến ngày nay
Ngoài ra, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại chứng
minh về giá trị chữa bệnh của chúng Nhiều loại thuốc được chiết xuất từ
dược liệu Việt Nam như rutin, D.strophantin, berberin, palmatin, L-tetrahydropalmatin, artermisinin, các sản phẩm từ tinh dầu đã được sử dụng
rộng rãi trong nước và xuất khẩu Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh Y
học cổ truyền và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để
làm thuốc từ dược liệu ngày càng được thế giới quan tâm
Sử dụng cây cỏ làm thuốc luôn gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển
của xã hội loài người Cha ông ta, từ xa xưa đã biết dùng thực vật vừa để tự
nuôi sống mình, vừa để tự chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho chính mình
Hầu hết các loài cây thuốc đều có chứa các hoạt chất sinh học, vì tác dụng
chữa bệnh của các cây thuốc chủ yếu là do các hợp chất tự nhiên đặc biệt là
các hợp chất trao đổi thứ cấp Việc sử dụng các hợp chất thiên nhiên và các
Trang 10sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên dược phẩm chữa bệnh đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như cộng đồng bởi ưu điểm của chúng là độc tính thấp, dễ hấp thu và chuyển hoá trong cơ thể hơn so với các dược phẩm tổng hợp
Chi ba bét ( Mallotus) là một chi khá lớn, gồm khoảng 150 loài phân bố
tại các khu vực từ Ấn Độ , Sri Lanka đến Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và khắp vùng Malesian Về phía Nam, chúng phân bố tới miền Đông Fiji, miền Bắc và Đông Australia Lên phía Bắc, có thể bắt gặp khá nhiều loài
phân bố tại Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản Rất nhiều loài Mallotus đã
được sử dụng làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh khác nhau như : bục núi cao
M.japonicus được sử dụng trong y học dân tộc Trung Quốc để chữa bệnh
viêm loét dạ dày, tá tràng và điều hoà các chức phận của bộ máy tiêu hoá nói
chung, ở nước ta loài bai bái M.contubrnalis làm thuốc chữa các bệnh thấp khớp, u phong, mụn nhọt, ngứa, loài bục trườn M.repandus được sử dụng tại
Thái Lan để chữa bệnh viêm dạ dày, viêm đau gan, viêm đau khớp và chữa rắn độc cắn
Cây Chiết Cánh (Mallotus Glabriusculus), thuộc họ Thầu dầu
(Euphobiaceae) là một loài cây phổ biến, đã được sử dụng từ lâu trong dân gian làm thuốc chữa bệnh, như rễ cây được dùng làm thuốc bổ phổi và chữa
ho, viêm đau họng, kiết lỵ và một số bệnh ngoài da Tuy nhiên cho tới nay chưa có một sản phẩm dược phẩm
Trang 11Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên nên tôi đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp là :
“Nghiên cứu hoá học dịch chiết nước cây Chiết cánh Mallotus
glabriusculus”
Luận văn này tập trung nghiên cứu thành phần hoá học từ lá cây Chiết cánh bao gồm những nội dung chính là:
1 Thu mẫu lá cây Chiết cánh (Mallotus glabriusculus), xử lý mẫu và
tạo dịch chiết nước
2 Phân lập một số hợp chất Flavonoid từ cây Chiết cánh
3 Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về cây Chiết cánh
1.1.1 Thực vật học
Tên khoa học: Mallotus glabriusculus
Tên tiếng việt : Chiết cánh
Tên khác : ba bét nhẵn, kiết cánh, ruối không lông, nhung diện coudere
Họ: Thầu dầu ( Euphorbiaceae)
Chiết cánh là loại cây bụi cao tới 1m, có khi là cây gỗ cao 8-10 m,
nhánh nhẵn hơi dẹp Lá mọc đối, hình trái xoan ngọn mác, gốc tròn chóp
nhọn, lúc non có lông hình sao về sau không lông, khi khô có màu gỉ sắt dài
11-20 cm, rộng 5-9 cm, mép nguyên, gân gốc 3, các gân bên chỉ đến giữa
chiều dài của phiến, gân phụ 4-5 đôi, cuống lá ở mỗi mắt có 1 dài, 1 ngắn (có
1 lá lớn hơn lá kia), lá kèm 5mm
Cụm hoa ở nách, rất ngắn, gần như hình xim co, cỡ 1cm Hoa đực có 3
lá đài, 30 nhị hay hơn Cụm hoa ở nách lá dài 2,5-5-3 cm, quả nang gần tròn,
đường kính khoảng 12mm Hạt tròn, đường kính khoảng 3mm Hoa tháng 5-8
H×nh 1.1: L¸ ChiÕt c¸nh
Trang 131.1.2 Phân bố, sinh thái
Tại Việt Nam: Cây phân bố ở Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hoà, Ninh Thuận (Phan Rang), Đồng Nai (Biên Hoà, Bảo Chánh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc)
Trên thế giới : Lào, Cămpuchia, Myanma
Cây ưa sáng, mọc trong rừng thường xanh, trên đất sa phiến thạch ở độ cao 100- 500m
1.1.3 Công dụng
Nhân dân dùng rễ cây làm thuốc bổ phổi và chữa ho Chiết cánh được dùng như một vị thuốc chữa các chứng ho có đờm, ho ra máu, viêm đau họng khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ Ngày dùng 4- 20 g, dạng thuốc sắc Ngoài ra người ta còn dùng chữa mụn nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài chữa bệnh ngoài da
1.1.4 Thành phần hoá học
Thành phần hoá học của loài Mallotus glabriusculus đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và đã tìm thấy một số hợp chất flavonoid trong loài này Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình chính thức nào được công bố
1.2 Lớp chất Flavonoid, thành phần hóa học có trong cây Chiết cánh
1.2.1 Giới thiệu chung [6, 7, 8, 9]
Flavonoid là một trong những nhóm hợp chất phân bố rộng rãi nhất trong tự nhiên Cho đến nay có hơn 4000 Flavonoid được tìm thấy từ thực vật
Sự tiến hoá của Flavonoid liên quan đến quá trình tiến hoá thực vật Từ các loài có gỗ sơ khai đến các loài cây bụi đã phát triển dẫn đến 3 sự thay đổi quan trọng về mặt cấu trúc của Flavonoid:
- Sự biến mất Proantoxianidin trong lá
- Sự mất 3 nhóm OH ở vòng benzen
- Sự thay thế Flavonol (Quercetin) bởi Flavon (Luteonin)
Trang 14Ban đầu chúng được phát hiện với vai trò là các sắc tố của thực vật vào mùa thu khi các loài hoa, lá cây dần chuyển sang màu vàng, da cam, đỏ Các Flavonoid cũng được tìm thấy trong rau, quả, quả hạch, hạt, cỏ, gia vị, thân cây, các loại hoa cũng như trong chè và rượu vang đỏ Chúng là các thành phần nổi bật trong quả giống cam, quýt và trong nhiều thức ăn khác và có mặt phổ biến trong thức ăn của con người
Như vậy Flavonoid đặc trưng cho các loài sinh vật bậc cao song song với sự phân bố axit Xiamic và Lignin trong cây Flavonoid có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, quả, phấn, rễ… và cư trú ở thành tế bào
Nó tham gia vào sự tạo thành màu sắc của cây đặc biệt là hoa
Flavonoid là một nhóm hợp chất poliphenol đa dạng về cấu trúc hoá học
và tác dụng sinh học Chúng có mặt ở hầu hết các bộ phận của cây, đặc biệt trong các tế bào thực vật, là hợp chất được cấu tạo gồm hai vòng benzen A, B được kết nối bởi 1 dị vòng C với khung các bon C6-C3-C6 Tại các vòng có đính một hay nhiều nhóm hydroxy tự do hay đã thay thế một phần Vì vậy về bản chất chúng là các poliphenol có tính axit Các poliphenol có thể phản ứng lẫn nhau qua các nhóm hydroxy để tạo thành các phân tử phức tạp hơn hay có thể liên kết với các hợp chất khác trong cây như các Oza (dạng glicozit) hay protein
Các flavonoid là dẫn xuất của 2 - phenyl chroman (flavan)
3
4 C
5 6 7
8 9
10
1' 2' 3'
4'
5' 6'
A
B
Hình 1.2: Flavan (2-phenyl chroman)
Một số flavonoid có hoạt tính sinh học thể hiện ở khả năng chống oxi hóa
Trang 15Trong thực vật, các flavon và flavonol thường không tồn tại dưới dạng
tự do mà thường dưới dạng glycozit
Trang 16Các flavanon nằm trong cân bằng hỗ biến với các chalcon do vòng dihydropyron của flavanon kém bền nên dễ xảy ra mở vòng chuyển thành chalcon
Hình 1.6: Flavanon và Chalcon
1.2.2.3 Flavanonol-3
Các flavanonol-3 còn gọi là flavanon-3-ol hay dihydroflavonol, flavanonol có cấu trúc giống như flavanon chỉ khác nhóm thế hydroxi ở vị trí cacbon số 3 (C-3)
O
O OH HO
Trang 171.2.2.4 Chalcon
Chalcon khác với các loại Flavonoid khác là nhóm chalcon có phân tử gồm hai vòng benzen A và B được nối với nhau bởi một mạch hở có 3 nguyên tử cacbon, số thứ tự các nguyên tố được bắt đầu đánh từ vòng B
Trang 18Các auron-glycozit hay xuất hiện trong họ Cúc Ví dụ như hai hợp chất auron
có trong cây Cúc chuồn chuồn là coreopsin và sunphurein, công thức như sau:
OH
OH OH GluO
O
O
O CH
OH OH GluO
Màu sắc của antoxianidin thay đổi theo pH Trong dung dịch axit vô
cơ, antoxianidin cho muối oxoni có màu đỏ, còn trong môi trường kiềm chúng tạo thành các anhydrobazơ với một nhóm quinoid màu xanh:
O
OH
OH HO
OH
Hình 1.14: Các dạng chuyển hoá của antoxianidin Hình 1.11: Coreopsin Hình 1.12: Sunphurein
Trang 19O HO
OH
O H
OH OH
(+)- catechin
O HO
OH
O H OH
(-) epicatechin
OH
O HO
OH
(-) catechin
OH
O HO
OH
OH (+) epicatechin
O H OH
OH OH
Hình 1.16: Cặp catechin và epicatechin
Trang 211.2.2.10 Rotenoid và neoflavonoid
Các rotenoid có quan hệ chặt chẽ với các isoflavon về mặt cấu trúc cũng như sinh tổng hợp Khung cacbon được mở rộng thêm một nguyên tử cacbon nên có thể tạo thêm một vòng pyran thứ hai Công thức như sau:
O
O O
H
H
OMe
MeO O
Hình 1.20: Rotenoid
1.3 Các phương pháp chiết mẫu thực vật
Sau khi tiến hành thu hái và làm khô mẫu, tuỳ thuộc vào đối tượng chất
có trong các mẫu khác nhau (chất không phân cực, chất có độ phân cực trung bình, chất phân cực…) mà ta chọn dung môi và hệ dung môi khác nhau
1.3.1 Chọn dung môi chiết.
Điều kiện của dung môi là phải hoà tan được những chất chuyển hoá thứ cấp đang nghiên cứu, dễ dàng được loại bỏ, có tính trơ (không phản ứng với chất nghiên cứu), không dễ bốc cháy, không độc
Thường thì các chất chuyển hoá thứ cấp trong cây có độ phân cực khác nhau Tuy nhiên những thành phần tan trong nước ít khi được quan tâm Dung môi dùng trong quá trình chiết ít khi được quan tâm và cần phải được lựa chọn rất cẩn thận
Dung môi nếu lẫn các tạp chất thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của quá trình chiết Vì vậy những dung môi này cần được chưng cất để thu được dạng sạch trước khi sử dụng Có một số chất dẻo thường lẫn
Trang 22trong dung môi như: diankyl phtalat, tri-n-butyl photsphat và tri-n-butyl axetylcitrar Những chất này có thể lẫn với dung môi trong quá trình sản xuất hoặc trong khâu bảo quản như trong các nút đậy bằng nhựa hoặc trong các thùng chứa
Methanol và chlorofrom thường chứa dioctylphtalat [di-(2-etylhexyl) phtalat hoặc bis-2-etylhexyl-phtalat] Chất này sẽ làm sai lệch kết quả phân lập trong các quá trình nghiên cứu hoá thực vật, thể hiện hoạt tính trong thử nghiệm sinh học và có thể làm bẩn dịch chiết của cây Chlorofrom, metyl clorit và methanol là những dung môi thường được lựa chọn trong quá trình chiết sơ bộ một phần của cây như: Rễ, thân, lá, hoa, củ, quả…
Những tạp chất của chlorofom như CH2ClBr, CH2Cl2 có thể phản ứng với vài hợp chất như các ancaloid tạo muối bậc 4 và những sản phẩm khác Tương tự như vậy, sự có mặt của một lượng nhỏ axit clohidric (HCl) cũng có thể gây ra sự phân huỷ, sự khử nước hay sự đồng phân hoá với các hợp chất khác Chlorofom có thể gây tổn thương cho gan và thận nên khi làm việc với chất này cần thao tác cẩn thận và khéo léo ở nơi thoáng mát và phải đeo mặt
nạ phòng độc Metylen clorit ít độc hơn và dễ bay hơi hơn chlorofom
Methanol và etanol 80% là những dung môi phân cực hơn các hidrocacbon thế clo Các dung môi thuộc nhóm rượu được cho rằng sẽ thấm tốt hơn lên màng tế bào nên quá trình chiết với các dung môi này sẽ thu được lượng lớn các thành phần trong tế bào Trái lại, khả năng phân cực của chlorofrom thấp hơn, nó có thể rửa giải các chất nằm ngoài tế bào Các ancol hoà tan phần lớn các chất chuyển hoá phân cực cùng với các hợp chất phân cực trung bình và thấp Vì vậy khi chiết bằng ancol thì các chất này cũng bị hoà tan đồng thời Thông thường dung môi cồn trong nước có những đặc tính tốt nhất cho quá trình chiết sơ bộ
Trang 23Tuy nhiên cũng có một vài sản phẩm được tạo thành khi dùng methanol
trong suốt quá trình chiết Thí dụ trechlonolide A thu được từ trechonaetes
aciniata được chuyển thành trechonolide B bằng quá trình phân huỷ 1-hydroxytropacocain cũng xảy ra khi erythroxylum novogranatense được
chiết trong methanol nóng
Người ta thường ít sử dụng nước để thu được dịch chiết thô từ cây mà
thay vào đó là dùng dung dịch nước của methanol
Dietyl ete hiếm khi được dùng cho các quá trình chiết thực vật vì nó rất
dễ bay hơi, dễ bốc cháy và rất độc, đồng thời nó có xu hướng tạo thành
peroxit dễ nổ, peroxit của dietyl ete dễ gây phản ứng oxi hoá với những hợp
chất không có khả năng tạo cholesterol như các calotenoid Tiếp đến là axeton
cũng có thể tạo thành axetonit nếu 1,2-cis-diol có mặt trong môi trường axit
Quá trình chiết dưới điều kiện axit hoặc bazơ thường được dùng với quá trình
phân tách đặc trưng, cũng có khi xử lý các dịch chiết bằng axit – bazơ có thể
tạo thành những sản phẩm mong muốn
Sự hiểu biết về những đặc tính của những chất chuyển hoá thứ cấp
trong cây được chiết sẽ rất quan trọng để từ đó lựa chọn dung môi thích hợp
cho quá trình chiết tránh được sự phân huỷ của chất bởi dung môi và quá trình
tạo thành chất mong muốn
Sau khi chiết dung môi được cất ra bằng máy cất quay ở nhiệt độ không
quá 30-400C, với một vài hoá chất chịu nhiệt có thể thực hiện ở nhiệt độ cao hơn
1.3.2 Quá trình chiết
Hầu hết quá trình chiết đơn giản được phân loại như sau:
- Chiết ngâm
- Chiết sử dụng một loại thiết bị là bình chiết Xoclet
- Chiết sắc với dung môi nước
- Chiết lôi cuốn theo hơi nước
Trang 24Chiết ngâm là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong quá trình chiết thực vật bởi nó không đòi hỏi nhiều công sức và thời gian Thiết bị sử dụng là một bình thuỷ tinh với một cái khoá ở dưới đáy
để điều chỉnh tốc độ chảy thích hợp cho quá trình tách rửa dung môi Dung môi có thể nóng hoặc lạnh nhưng nóng sẽ đạt hiệu quả cao hơn Trước đây, máy chiết ngâm đòi hỏi phải làm bằng kim loại nhưng hiện nay có thể dùng bình thuỷ tinh
Thông thường quá trình chiết ngâm không được sử dụng như phương pháp chiết liên tục bởi mẫu được ngâm với dung môi trong máy chiết khoảng
24 giờ rồi chất chiết được lấy ra Thông thường quá trình chiết một mẫu chỉ thực hiện qua 3 lần dung môi vì khi đó cặn chiết sẽ không còn chứa những chất giá trị nữa Sự kết thúc quá trình chiết được xác định bằng một vài cách khác nhau
Ví dụ: Khi chiết các ancaloid, ta có thể kiểm tra sự xuất hiện của hợp chất này bằng sự tạo thành kết tủa với những tác nhân đặc trưng như tác nhân: Dragendroff và Maye
Chiết ngâm là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong quá trình chiết thực vật bởi nó không đòi hỏi nhiều công sức và thời gian Thiết bị sử dụng là một bình thuỷ tinh với một cái khoá ở dưới đáy
để điều chỉnh tốc độ chảy thích hợp cho quá trình tách rửa dung môi Dung môi có thể nóng hoặc lạnh nhưng nóng sẽ đạt hiệu quả cao hơn Trước đây, máy chiết ngâm đòi hỏi phải làm bằng kim loại nhưng hiện nay có thể dùng bình thuỷ tinh
Thông thường quá trình chiết ngâm không được sử dụng như phương pháp chiết liên tục bởi mẫu được ngâm với dung môi trong máy chiết khoảng
24 giờ rồi chất chiết được lấy ra Thông thường quá trình chiết một mẫu chỉ thực hiện qua 3 lần dung môi vì khi đó cặn chiết sẽ không còn chứa những
Trang 25chất giá trị nữa Sự kết thúc quá trình chiết được xác định bằng một vài cách khác nhau
Ví dụ: Khi chiết các ancaloid, ta có thể kiểm tra sự xuất hiện của hợp chất này bằng sự tạo thành kết tủa với những tác nhân đặc trưng như tác nhân: Dragendroff và Maye
1.4 Các phương pháp sắc ký trong phân lập các hợp chất hữu cơ
Phương pháp sắc ký (Chromatography) là một phương pháp phổ biến
và hữu hiệu nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong việc phân lập các hợp chất hữu cơ nói chung và các hợp chất thiên nhiên nói riêng
1.4.1 Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký
Sắc ký là phương pháp tách các chất dựa vào sự khác nhau về bản chất hấp phụ và sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha: pha động và pha tĩnh
Sắc ký gồm có pha động và pha tĩnh Khi tiếp xúc với pha tĩnh, các cấu tử của hỗn hợp sẽ phân bố giữa pha động và pha tĩnh tương ứng với tính chất của chúng (tính bị hấp phụ, tính tan…) Các chất khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh Trong quá trình pha động chuyển động dọc theo hệ sắc ký hết lớp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác, sẽ lặp đi lặp lại quá tình hấp phụ và phản hấp phụ Kết quả là các chất có ái lực lớn với pha tĩnh sẽ chuyển động chậm hơn qua hệ thống sắc ký so với các chất tương tác yếu hơn với pha này, nhờ đặc điểm này người ta có thể tách các chất qua quá trình sắc ký