1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật đối tượng phê phán trong ngụ ngôn la phong ten

53 843 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 392,14 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu Ngụ ngôn La Phôngten để thấy được sự phong phú, đa dạng, độc đáo của thế giới nhân vật người, loài vật, vật vô tri,…, biết được nhân vật -đối tượng phê ph

Trang 1

Lời cảm ơn Tác giả khoá luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: Ths- GVC Nguyễn Ngọc Thi Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khoá luận này

Đề tài: “Nhận vật- đối tượng phê phán trong Ngụ ngôn La Phôngten” do

thời gian và năng lực hạn chế nên khoá luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Dương Thị Liên

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Nhân vật- đối tượng phê phán

trong Ngụ ngôn La Phôngten” hoàn toàn là do chính bản thân tôi nghiên cứu Kết

quả này hoàn toàn không trùng với kết quả của tác giả nào

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Dương Thị Liên

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu Trang

1 Lý do chọn đề tài……… 1

1.1 Lý do khoa học……… 1

1.2.Lý do sư phạm……… 2

2 Mục đích nghiên cứu……….…….…2

3 Lịch sử vấn đề……….… ….2

4 Phạm vi nghiên cứu………7

5 Phương pháp tiến hành……… 8

Nội dung chính Chương 1: Khái niệm 1.1 Ngụ ngôn……….9

1.2 Nhân vật……… … 11

1.2.1 Nhân vật chính, nhân vật phụ………13

1.2.2 Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện……… …….14

Chương 2: Nhân vật - đối tượng phê phán trong Ngụ ngôn La Phôngten 2.1 Thế giới nhân vật……….……… 16

2.2 Nhân vật – đối tượng phê phán trong Ngụ ngôn La Phôngten………… 17

2.3 ý tưởng và hiệu quả……… …………27

Trang 4

Chương 3 : Việc giảng dạy th¬ Ngụ ng«n La Ph«ngten trong trường

tiểu học

3.1 T¸c phẩm thơ La Ph«ngten trong trường tiểu học……… 32

3.2 Việc giảng dạy thơ ngụ ng«n La Ph«ngten trong trường tiểu học……… 33

3.3 Thiết kế gi¸o ¸n………39

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

tộc, một đất nước Những bài tập đọc và những truyện kể giúp các em “ nhìn ra thế giới ” đồng thời cũng bước đầu hình thành cho các em cái nhìn về vị thế của đất

nước và dân tộc mình trong mối quan hệ với các quốc gia và dân tộc khác trên thế giới

Các tác giả văn học nước ngoài và tác phẩm của họ được chọn để đưa vào chương trình tiểu học đều là những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, được văn học thế giới khẳng định Đó là Lep Tôn-xtôi, Grim, Anđecxen, La Phôngten… mà nổi bật

là thơ ngụ ngôn của La Phôngten như Rùa và Thỏ, Bác sĩ Sói, Sư tử xuất quân, Quạ

và Cáo, Gà Trống và Cáo được thiếu nhi rất yêu thích Nhắc đến Ngụ ngôn, ta

không thể không nhắc đến La Phôngten – một cây đại thụ trong nền văn học cổ

điển Pháp, một nhà thơ kiệt xuất đã đưa ngụ ngôn vốn bị coi là “ hạ đẳng ” lên vị

trí xứng đáng với tầm vóc của nó Mỗi bài được xây dựng như một vở kịch nhỏ, có xung đột, cao trào, thắt nút và cởi nút rất giàu kịch tính Với trẻ em, tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức mà các em rút ra những bài học phù hợp với lứa tuổi của mình

Trang 6

Các tác phẩm của La Phôngten tạo cho các em sự suy ngẫm, khơi gợi trí tò mò và làm sống dậy sự ham thích được khám phá với tâm hồn trẻ thơ luôn bay bổng

1.2 Lý do sư phạm :

Nghiên cứu đề tài “ Nhân vật - đối tượng phê phán trong Ngụ ngôn La

Phôngten ” có ý nghĩa to lớn đối với tôi trong công tác giảng dạy sau này Nó giúp

tôi có cái nhìn cụ thể về thể loại ngụ ngôn, sự yêu thích của thiếu nhi khi tiếp nhận thơ ngụ ngôn La Phôngten và những giá trị to lớn mà La Phôngten để lại cho độc giả trong kho tàng thơ ngụ ngôn

Là một giáo viên tiểu học tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản mà còn là người cung cấp vốn sống, vón kinh nghiệm, người giáo dục các em về mọi lĩnh vực từ lời ăn tiếng nói đến cách ứng xử, giao tiếp trong môi trường lứa tuổi Giúp các em có cái nhìn, cách đánh giá đúng đắn về thế giới muôn màu xung quanh, phân biệt được tốt xấu, đúng – sai, những việc nên làm

và những điều cần tránh, dần hoàn thiện bản thân vươn tới “ chân –thiện – mỹ ”

Việcgiáo dục các em qua các câu chuyện ngụ ngôn là hết sức quan trọng

Những bài học rút ra từ câu chuyện có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục thiếu nhi

Hiểu được giá trị đích thực của thơ ngụ ngôn là cơ sở vững chắc cho công tác giảng

dạy tốt môn Tiếng Việt và giáo dục học sinh tiểu học sau này

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu Ngụ ngôn La Phôngten để thấy được sự phong phú, đa dạng, độc

đáo của thế giới nhân vật ( người, loài vật, vật vô tri,…), biết được nhân vật -đối

tượng phê phán trong thơ; đồng thời khám phá những giá trị, ý nghĩa của thơ ngụ ngôn

La Phôngten với học sinh tiểu học

Trang 7

3 Lịch sử vấn đề:

La Phôngten ( Jean de La Fontaine ) ( 8.VII.1621 – 14.IV.1695 ) – nhà văn, nhà thơ ngụ ngôn cổ điển Pháp ông sinh ở Satô - Chieri trong một gia đình trung lưu Sớm mồ côi mẹ, La Phôngten chịu ảnh hưởng sâu sắc sự giáo dục của cha – một người phụ trách ngành thuỷ lâm ưa sống tự do, phóng túng Lớn lên, ông ở Pari

và theo học thần học Năm 1642, La Phôngten học luật và được làm luật sư tại Nghị viện Nhưng không bao lâu, ông từ bỏ công việc này để sống cuộc sống tự do Năm 1652, La Phôngten nhậm chức hạt trưởng thuỷ lâm, kế tục nghề của cha Sáu năm sau, 1658, ông quyết định ở hẳn Pari và theo sự nghiệp văn chương

Lòng say mê văn thơ khiến La Phôngten lao vào đọc các tác phẩm văn chương cổ đại Hy Lạp và các sáng tác của những nhà nhân văn nổi tiếng Italia, Anh, Pháp,…ông dành nhiều thời gian để sáng tác văn học và thường xuyên gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ như Môlie, Raxin và Boalô Tiếp xúc với các nhà văn có tên tuổi, đồng thời lại chịu ảnh hưởng của họ, La Phôngten đã đứng cùng một trận tuyến chung, đấu tranh cho lý tưởng thẩm mỹ của Chủ nghĩa cổ điển, nhưng vẫn khẳng định được phong cách riêng

Ông làm thơ, viết văn, kể chuyện nhiều song nổi tiếng là truyện kể và thơ ngụ

ngôn Đặc biệt với thể loại ngụ ngôn, ông đã nâng vị trí của mình lên ngang tầm với

những nhà văn, nhà thơ lớn của thời đại – không chỉ của nước Pháp mà cả thế giới

Ông đã sáng tác Ngụ ngôn trong quá trình 26 năm ( 1668 – 1694 ) gồm 12 quyển

được in thành 3 tập :

Năm 1668, tập I ( từ quyển 1 đến quyển 6 ) gồm 124 bài được xuất bản

Năm 1678 – 1679, tập II ( từ quyển 7 đến quyển 11 ) gồm 87 bài ra mắt độc giả

Năm 1694, tập III ( quyển 12 ) gồm 27 bài

Trang 8

Bàn về La Phôngten và những sáng tác của ông, từ xưa đến nay đã có nhiều nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình văn học trên thế giới cũng như trong nước đề cập

đến Do khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, đặc biệt do khả năng ngoại ngữ

có hạn nên phần lịch sử vấn đề chỉ xây dựng từ những bài viết của một số tác giả nước ngoài đã dịch sang tiếng Việt và các ý kiến đánh giá của các tác giả trong nước

Trong cuốn “ Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam có viết ” :“ Ngụ ngôn

La Phôngten rất giàu chất hiện thực, chan chứa tinh thần công dân, là công cụ có hiệu lực để đấu tranh chống thói hư tật xấu của xã hội phong kiến quân chủ ”

Nguyễn Ngọc Thi trong cuốn “ Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường ” cho rằng :

“ Thơ ngụ ngôn La Phôngten tự nhiên, tinh tế, triết lý nhẹ nhàng, dễ đi vào

lòng người và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.Qua câu chuyện giữa các loài vật, La Phôngten bóc trần cái xấu xa, độc ác của kẻ thống trị với giọng châm biếm sâu cay, đồng thời mỉa mai và phê phán thói hư tật xấu của con người nói chung La

Phôngten đã khẳng định : “…những ngụ ngôn này là bức tranh mà mỗi người

đều thấy mình được vẽ lên ở đó ”

Với Ngụ ngôn, La Phôngten không chỉ tạo dựng một xã hội sôi động, phức

tạp mà còn vẽ nên bức tranh thiên nhiên rộng lớn với tất cả cảnh sắc vốn có của nó

Trang 9

Đây cũng là sắc thái riêng của sáng tác La Phôngten trong dòng văn học cổ điển chủ nghĩa [ 13; tr 315 ]

Trong cuốn “ Từ điển các tác gia văn học và sân khấu nước ngoài ”, Nxb Văn hoá Hà Nội, 1982, Hữu Ngọc có viết : “ Tập thơ ngụ ngôn ( 1668 – 1694 ) đã

khiến

La Phôngten nổi tiếng khắp thế giới Đề tài lấy ở nhiều nguồn ( truyện ngụ ngôn

Hy Lạp, ấn Độ ) Sử dụng thể thơ tự do ( thời ấy ít dùng ) và ngôn ngữ nhân dân xây dựng những đoạn kịch phản ánh một cách trào phúng xã hội Pháp với những bất công, thói chyên quyền, áp bức ; lạc quan, yêu cái lành mạnh, yêu thiên nhiên ; thông cảm với nỗi khổ đau của kẻ yếu hèn La Phôngten tạo ra được một thế giới

riêng, loài vật và cỏ cây nói và hành động như con người Những bài thơ ngụ ngôn

ngắn gọn kết hợp với nhiều thể loại ( bi kịch, hài kịch, hùng ca trữ tình, nghị luận, triết lý ) ” [ 9, tr 263 ]

Ngoài những ý kiến đánh giá của các tác giả trong nước còn có ý kiến đánh giá của một số tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt

Một nhà phê bình Liên Xô đã khẳng định “ Những Ngụ ngôn của La Phôngten là sự nghiệp chính của đời ông Bằng những Ngụ ngôn đó, ông nói ra tư

tưởng sâu kín của mình mà ông đã cố công nghiên cứu một cách thận trọng ”

Nhà Văn học – Sử Mô Cun-xki cho rằng Ngụ ngôn của La Phôngten là“ cả

một phòng triển lãm thênh thang gồm những bức tranh của xã hội Pháp hồi thế kỷ XVII ” [2, tr184]

Ten-nơ, triết gia, nhà phê bình văn hoá Pháp thế kỷ XVII đã nhận xét về La Phôngten: “Ông là nhà thơ Tôi tin rằng với người Pháp chúng ta, ông thực sự là một nhà thơ chân chính Hãy chú ý đến tính độc đáo trong bản chất, cốt cách nghệ thuật của ông Tác phẩm của ông là những bức tranh sinh động về cuộc đời và xã hội Pháp cuối thế kỷ XVII ” [15, tr 15]

Trang 10

Xanhtơ Bơvơ- nhà phê bình văn học Pháp thế kỷ XVIII thì tìm thấy ở La Phôngten những cảm xúc chân thành, những băn khoăn, trăn trở trước những vấn

đề bức xúc trong xã hội đã bật thành lời nhưng không gay gắt mà nhẹ nhàng, tế nhị:

“Ông suy tưởng và viết bằng trái tim chân thành, có những nhận xét tinh tế, vui, dí dỏm, dùng các ngôn ngữ dân gian giỏi, khéo léo chọn, hàm súc và có vần điệu”

[15, tr 17]

Ni- sa- nhà văn thế kỷ XVIII nhận thấy tính giáo dục trong thơ ngụ ngôn La

Phôngten là dành cho đối tượng ở mọi lứa tuổi thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội Độc giả ở mọi lứa tuổi đều đọc thơ ông Cùng trong những truyện đó, tuỳ theo tuổi tác, khi đọc sẽ rút ra từ tác phẩm sự thích thú, những hiểu biết bổ ích, kinh nghiệm sống, cách xử thế phù hợp với đối tác của mình [15, tr 18]

Gút- ta- vơ Lăng- sông, nhà phê bình văn học Pháp thế kỷ XIX cho rằng:

“ La Phôngten chỉ nêu lên và đúc kết những lời nhận xét, để rồi qua đó người đọc

dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa răn đời ” [15, tr 20 ]

Lơ Sanoa Lơmơ- nhà phê bình văn học Pháp, nhà sư phạm phát biểu: “Có một nhà thơ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự làm giàu kho tàng chung của nhân loại bằng sự tìm tòi, quan sát rất khổ công, bằng trí tưởng tượng tuyệt vời và bằng tài năng độc đáo của mình, cuối cùng nhà thơ đó đã làm nên một tác phẩm nghệ thuật bất hủ” [15, tr 20]

Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao tính giáo dục trong thơ ngụ ngôn

La Phôngten, nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học cùng thời với ông và cả sau này cũng đóng góp ý kiến khác nhau:

Nhà thơ La Mác- tanh cho rằng thơ ngụ ngôn La Phôngten là “khập khiễng,

nhố nhăng…”, “không hài hoà”

Giăng Giắc Rút- xô thường chê thơ ngụ ngôn La Phôngten không có chức

năng giáo dục Ông thường thấy trong tác phẩm toàn gương xấu, ích kỷ, tàn ác, vụ lợi, lừa đảo…

Trang 11

Tuy vậy, trải qua hơn 3 thế kỷ tồn tại, thơ ngụ ngôn La Phôngten vẫn giữ

được sức hấp dẫn đối với người đọc Những bài học luân lý, đạo đức được thể hiện trong thơ ông luôn khiến cho người xem tiếp nhận một cách thích thú đúng như mong muốn của tác giả Trong Lời tựa năm 1668 của tác phẩm mang tiêu đề rất

khiêm tốn (Những ngụ ngôn chọn lọc chuyển thành thơ do Jean de La Fontaine) La Phôngten đưa ra quan niệm của mình: “Ngụ ngôn gồm có hai phần: thể xác là câu chuyện bịa, linh hồn là bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện ấy” Tính giáo dục trong thơ ngụ ngôn La Phôngten là không thể phủ nhận vì số đông độc giả đều

nhận được những bài học cho bản thân mình

Để góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu thơ ngụ ngôn La Phôngten, tôi xin

phép được trình bày những hiểu biết của mình qua đề tài: “ Nhân vật- đối tượng

phê phán trong Ngụ ngôn La Phôngten” Trên cơ sở đề cập đến vấn đề đạo đức,

giáo dục tình cảm, giáo dục nhận thức cho học sinh tiểu học, đối tượng mà chúng tôi trực tiếp giảng dạy sau này

4 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu về La Phôngten và tác phẩm của ông có thể xem xét, nghiên cứu

về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh khác nhau như: Nội dung, nghệ thuật, xây dựng

nhân vật, kết cấu… Thơ ngụ ngôn La Phôngten có rất nhiều vấn đề lý thú bởi đó là

một kho tàng tri thức văn học của một cây đại thụ Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu: “Nhân vật- đối tượng phê phán

trong Ngụ ngôn La Phôngten” Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng cuốn

“Truyện ngụ ngôn La Phôngten”, Nxb Văn hoá- Thông tin, 2005 do Nguyễn Văn Qua dịch, cuốn “Ngụ ngôn chọn lọc” của Nxb Văn học, 1985 do Huỳnh Lý,

Nguyễn Đình và Tú Mỡ dịch

Nội dung giải quyết gồm 3 chương:

Trang 13

Nội dung chính Chương 1 Khái niệm

con người; truyện ngụ ngôn được sáng tác nhằm mục đích giáo dục trẻ em”

ở mục từ: “Ngụ ngôn” trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, tác giả Lê

Bá Hán viết: Ngụ ngôn là lời nói, mẩu chuyện có ngụ ý (ngụ là gửi ) xa xôi, bóng

gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân gian và văn học thành văn (Thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ)

Tục ngữ ngụ ngôn như: Chó chê mèo lắm lông, Cha lươn không đào lỗ cho lươn nằm, Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Truyện ngụ ngôn thường dùng các loài vật, đồ vật để gián tiếp nói chuyện

loài người, nêu lên những bài học luân lý hoặc triết lý dưới hình thức kín đáo

(Chẳng hạn: Thầy bói xem voi, Cáo mượn oai Hùm, Mèo lại hoàn mèo)

Trang 14

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn đa số là loài vật nhưng cũng có thể là cây cỏ,

trăng sao và cũng có khi là người Các nhân vật loài vật trong ngụ ngôn đều là nhân vật chức năng, đóng vai trò tượng trưng cho một kiểu người nào đó trong xã hội Những con thú dữ thường là hình ảnh của kẻ có quyền lực và sức mạnh; những con vật nhỏ bé thường là hình ảnh của người lương thiện, luôn là nạn nhân của kẻ mạnh, nhưng đôi khi bằng lòng dũng cảm và trí thông minh, họ có thể làm cho kẻ mạnh

phải nể sợ Nhưng dù là loại gì đi chăng nữa thì nhân vật trong truyện ngụ ngôn

cũng chỉ là phương tiện giúp cho tác giả gián tiếp nêu lên những điều muốn gửi gắm mà thôi

ở Việt Nam, loại truyện ngụ ngôn được kể bằng văn vần phát triển khá mạnh

Ví dụ những bài ca dao tự sự như: Con mèo mà trèo cây cau, Con cò mà đi ăn đêm Hoặc những truyện thơ dài như: Trê Cóc, Lục súc tranh công…[ 5, tr 186 ]

Ngoài ra, trong mục “Ngụ ngôn” ở cuốn “Lý luận văn học” Nxb Giáo dục,

2002, Phương Lựu- Trần Đình Sử… cũng viết về thể loại ngụ ngôn: “Ngụ ngôn là

một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất Nó xuất hiện trước Công nguyên trong kho tàng các văn hoá dân tộc như: Hy Lạp, ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc…Đặc điểm cấu trúc của ngụ ngôn không biến đổi trong suốt quá trình lịch sử Đó là do tính

chất, đối tượng và chức năng của nó Ngụ ngôn là một kiểu phúng dụ bằng thơ hoặc

bằng văn xuôi rất ngắn mang nội dung giáo dục đạo đức Bài học đạo đức trong thơ

ngụ ngôn toát ra từ việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người Phần lớn các thói xấu và nhược điểm của con người có trong Ngụ ngôn đều

được thể hiện trong các hình tượng loài vật Cũng như trong Cổ tích, phúng dụ của ngụ ngôn dựa trên đặc điểm tiêu biểu thông dụng của loài vật: Con Cáo ranh mãnh, con Sói tham lam, con Lừa ngốc nghếch, con Thỏ nhút nhát, Sư tử khoẻ mạnh…” [

7, tr 385 ]

Như vậy là truyện ngụ ngôn được đặt ra cốt để gửi gắm một ý răn đời, một

kết luận luân lý, triết lý, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã

Trang 15

hội, với lối biểu hiện thông thường là nhân hoá giới tự nhiên để nói chuyện về con người

1.2 Nhân vật:

Nhân vật là đối đối tượng chủ thể để làm nên hành động Các hành động của nhân vật sẽ làm nảy sinh những biến cố, những mâu thuẫn trong tác phẩm Các mâu thuẫn gắn kết và móc xích với nhau để tạo nên cốt truyện Vì vậy, người ta nói

“nhân vật” là lực lượng tạo nên những diễn biến, nội dung của tác phẩm Đó là nhân vật nói chung, bên cạnh đó còn có các loại nhân vật cụ thể như nhân vật chính, nhân vật phụ… Về khái niệm nhân vật có các quan điểm sau:

Theo Phương Lựu thì: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ Do đó, nhân vật là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học [ 6, tr 109 ]

Lại Nguyên Ân cho rằng: Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại, toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học tự sự và kịch Các thành tố tạo nên nhân vật gồm: Hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới xúc cảm, ý chí, các ý thức và hành động Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con người có thực ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy Nhân vật văn học

Trang 16

là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hay phong cách [1, tr 249]

Lại có những nhận định: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phương diện văn học Khái niệm văn học có khi

được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm ” [7, tr 277]

“Nhân vật văn học đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dánh, tính cách của con người

được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người ” [4, tr 102]

Các khái niệm trên đã nêu ra những đặc điểm của nhân vật văn học nhưng

khái niệm “nhân vật” của tác giả Lại Nguyên Ân- 150 thuật ngữ văn học- Nxb Văn

học là đầy đủ và chuẩn xác hơn cả vì nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ bó hẹp trong phạm vi con người mà còn có các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn những đặc điểm giống với con người để tái hiện cuộc sống phong phú phức tạp của con người Nếu nhân vật trong các tác phẩm chỉ đơn thuần

là con người, xoay quanh mối quan hệ giữa con người với con người thì văn học nghiêng về sự sao chép đơn điệu của cuộc sống thực Như vậy, sẽ trái với bản chất của văn học là loại hình nghệ thuật mang tính ước lệ và sáng tạo, phản ánh hiện thực cuộc sống Cuộc sống của con người bao gồm nhiều mối quan hệ: giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, loài vật… trong đó con người là trung tâm

Văn học đã biến hoá những cái không thể thành có thể, đó là thổi vào các nhân vật: Cỏ cây, loài vật, thần thánh, ma quỷ…”tính người” làm cho nhân vật có tính cách, tình cảm, hành động như con người

Trang 17

Ví dụ: Con Cáo đại diện cho bản chất ranh ma, xảo quyệt, lúc nào cũng chất

đầy trong mình những âm mưu thâm độc nhưng cũng rất thông minh, tháo vát, nó phản ánh bọn nịnh thần, chuyên bịp bợm, lừa đảo

Trong tác phẩm văn học, thường có một hay nhiều nhân vật nhưng không phải mọi nhân vật trong tác phẩm đều có vai trò như nhau trong kết cấu và chủ đề

của tác phẩm Vì vậy người ta chia ra làm nhiều loại nhân vật khác nhau:

1.2.1 Nhân vật chính, nhân vật phụ:

“Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm

trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm”.[ 5, tr 193 ]

“Nhân vật phụ là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn

biến cốt truyện, trong qúa trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề tác

phẩm Nhân vật phụ thường gắn với tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ,

bổ sung ”[5, tr 199]

Phương Lựu cho rằng: “Nhân vật chính là loại nhân vật giữ vai trò then chốt

trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm Tuỳ theo dung lượng và mật độ vấn đề

trong tác phẩm mà số lượng nhân vật chính nhiều hay ít Nhân vật phụ vừa có ý nghĩa làm nổi bật, rõ thêm nhân vật chính thông qua những quan hệ đôi bên nhưng

cũng có khi vừa có ý nghĩa tương đối độc lập nếu được dùng để triển khai một khía

cạnh, một chủ đề nào đó trong tác phẩm Có thể xếp vào nhân vật phụ những nhân

vật xuất hiện thoáng qua chỉ cốt điểm xuyết cho bối cảnh ” [ 7, tr 1109 ]

Các tác giả trong cuốn “Lý luận văn học”, Nxb 2002 nhận định: “Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều lần, giữ vị trí then chốt của

cốt truyện hay tuyến cốt truyện Đó là những con người liên quan đến các sự kiện

chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để các tác giả triển khai đề tài của mình Nhân vật chính được khắc hoạ đầy đủ, có tình tiết, tiểu sử nhưng cái chính là tập trung thể hiện đề tài và chủ đề của tác phẩm Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư

tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung [7, tr 283]

Trang 18

Như vậy, cả ba định nghĩa của các tác giả đều cho rằng: Nhân vật chính là

nhân vật then chốt của cốt truyện, tập trung thể hiện đề tài và chủ đề của tác phẩm

Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung

Tuy nhiên, các tác giả Phương Lựu- Trần Đình Sử- Nguyễn Xuân Nam- Lê

Ngọc Trà- La Khắc Hoà- Thành Thế Thái Bình cho rằng: Nhân vật chính là những con người liên quan đến những sự kiện chủ yéu… Thế nhưng nhân vật chính

trong tác phẩm văn học không chỉ là con người mà nó còn là loài vật, sự vật, hiện tượng, thần thánh, ma quái… nên khái niệm về nhân vật của nhóm tác giả Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi và tác giả Phương Lựu là bao quát và

chính xác hơn cả vì hai khái niệm này không trình bày cụ thể là nhân vật chính, nhân vật phụ bao gồm những gì mà chủ yếu đi sâu vào tính chất của từng loại nhân

vật Như vậy, nó sẽ giúp các tác giả mở ra nhiều hướng khám phá mới trong cuộc sống

1.2.2 Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện:

Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ với lý tưởng xã hội lại có thể chia

ra thành: Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Sự phân biệt nhân vật chính diện, nhân vật phản diện gắn liền với những đối kháng trong đời sống xã hội, hình

thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tường Các tác giả Lê Bá Hán-

Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Nhân vật chính diện là nhân vật thể

hiện các giá trị tinh thần, những phẩm chất tốt đẹp , những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm, tư tưởng, một lý tưởng xã hội, thẩm mĩ nhất định ” [ 5, tr 194 ]

“Nhân vật phản diện là nhân vật mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo

lý và tư tưởng của con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định ” [5, tr 198 ]

Nhóm tác giả Phương Lưu- Trần Đình Sử- Nguyễn Xuân Nam- Lê Ngọc

Trà- La Khắc Hoà- Thành Thế Thái Bình cũng cho rằng: “Nhân vật chính diện

Trang 19

mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại Đó

là người mà tác giả khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất cao

đẹp của con người một thời Trái lại với nhân vật phản diện lại mang những phẩm

chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, đáng lên án và phủ định Như vậy, hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng với nhau như nước với lửa ”[7, tr 284]

Phương Lựu đưa ra khái niệm: “Nhân vật chính diện hoặc nhân vật tích cực, nhân vật phản diện hay nhân vật tiêu cực là được xét theo tiêu chuẩn tiêu biểu hoặc

chống đối những lý tưởng thẩm mỹ- đạo đức của nhân dân trong các nền văn học tiến bộ xưa nay và của lý tưởng Cộng Sản trong nền văn học cách mạng hiện đại ” [7, tr 110]

Các khái niệm trên đều cho rằng nhân vật chính diện và phản diện là những

phạm trù lịch sử, thể hiện mâu thuẫn đối khắng của con người về mặt hành vi, phẩm chất đạo đức Thực chất qua hai loại nhân vật này, tác giả muốn thể hiện cuộc

đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, xác định chuẩn mực giá trị đạo đức trong quan hệ giữa con người với con người

Qua ba khái niệm về nhân vật chính diện, nhân vật phản diện của các nhóm

tác giả thì khái niệm của nhóm tác giả Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc

Phi là đầy đủ và bao quát hơn cả Nhân vật chính diện là những nhân vật thể hiện

các giá trị, những phẩm chất tốt đẹp, những hành vi cao cả của con người mà nhân vật bao gồm rất nhiều loại như: con người, sự vật, hiện tượng, thần thánh…

Trang 20

chương 2

Nhân vật- đối tượng phê phán trong ngụ ngôn la phôngten

2.1 Thế giới nhân vật

Số đông các nhân vật trong Ngụ ngôn La Phôngten là loài vật, chiếm khoảng

80% tổng số nhân vật Với đầy đủ các loài vật khác nhau, từ những con vật chốn rừng xanh

( Sư tử, Cáo, Sói, Hổ, Thỏ, Lừa…) đến thế giới côn trùng ( Ve, Kiến, Muỗi, Rận, Bọ Hung…) và thế giới các loài chim( Bồ Câu, Sẻ, Công, Quạ…) đến cả những con vật gần gũi quen thuộc xung quanh chúng ta ( Chó, Mèo, Gà, Chuột…) Chúng biết nói, biết buồn, vui, thương yêu, căm giận, rộng lương hay hẹp hòi, hiền lanh hay

độc ác như con người Đây chính là nét đặc sắc cũng như sự khác biệt giữa thể loại

ngụ ngôn với các thể loại khác ấy là sự phong phú, đa dạng trong việc sử dụng thế giới loài vật để nói chuyện người, như La Phôngten đã nói “ Tôi dùng thú vật để dạy người ’’.

Thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Phôngten thì loài vật chiếm đa số còn

thiên nhiên thì đựơc miêu tả một cách đầy cảm hứng, những vật vô tri như dòng suối, cánh rừng…đều sống động có hồn Đến cả những đồ vật quen thuộc của người dân lao động ( cái Rìu, Nồi đồng, Nồi đất…) cũng mang tính người, có đầy đủ những tâm tư, tình cảm của con người Cũng có khi nhân vật là thần tiên, ma quái hay con người, đó là những người nông dân bình thường, bác tiều phu, người thợ chữa dép, bác lái… và thấp thoáng bóng dáng của Thánh, của Thần Chết

Có thể nói rằng thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Phôngten rất đa dạng,

phong phú Dưới ngòi bút của La Phôngten, mọi nhân vật đều có hồn, được tác giả thổi vào một luồng sinh khí mới Tất cả những nhân vật vay mượn phản ánh rõ rệt tính cách của con người, phản ánh đủ các hạng người trong xã hội, từ giai cấp thống trị đến quần chúng nhân dân

Sáng tác thơ ngụ ngôn, La Phôngten muốn dựng lên :

Trang 21

“ Một tấn hài kịch quy mô với hàng trăm hồi khác nhau

Mà sân khấu là cả thế gian”

Như ông nói :

“ Tôi cố gắng biến cái xấu thành cái lố bịch

Vì không thể tấn công nó bằng cánh tay của Hec quyn ”

Bằng cách gắn mình vào cuộc sống thực tiễn, ông đã khám phá, cần mẫn như một con ong chăm chỉ hút nhuỵ trăm hoa La Phôngten – “một con người đã đọc tất cả ”, lấy khắp nơi, kể cả những nhà thơ ít tiếng tăm làm vốn liếng cho mình La Phôngten hiểu rõ sự sáng tạo không phải nằm ở trong chất liệu mà trong cách thể hiện :

“ Một bài học luân lý trần trụi mang đến sự buồn tẻ

Câu chuyện tìm cách tuồn vào trong nó lời khuyên giáo

Bằng cái lối giả vờ ấy, mà tiến hành giáo dục và mua vui

Kể chuyện để mà kể chuyện hình như tôi ít quan tâm ”

2.2 Nhân vật - đối tượng phê phán trong Ngụ ngôn La Phôngten

La Phôngten viết : “ ở Pháp, người ta chỉ xem cái vui : đó là quy tắc lớn, cũng là quy tắc duy nhất ”

Thời kì La Phôngten viết Ngụ ngôn là thời kì nền quân chủ chuyên chế đã

trở thành phản động, quần chúng nhân dân rên xiết dưới ách độc đoán, mâu thuẫn

xã hội gay gắt Thế giới Ngụ ngôn của ông tái hiện hiện thực xã hội với đủ mọi loại

người, đủ mọi thói hư tật xấu được đem ra để phê phán, sửa chữa La Phôngten đã

khẳng định : “…những ngụ ngôn này là bức tranh mà mỗi người đều thấy mình

được vẽ lên ở đó” Ông đã biến các nhân vật : Sư tử, Sói, Cáo, Thỏ,… cả con người

nữa thành các nhân vật của kịch, hài hước trong một vở kịch cô đúc đến cao độ

La Phôngten đã vẽ nên những con người của thời đại mình, Vua và các vị tai

to mặt lớn đều có mặt Vua thường được thể hiện bằng hình ảnh Sư tử – kiêu ngạo

Trang 22

với quyền lực gần như mang tính chất thần linh Là nhân vật thường đóng vai trò nhân vật chính, được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, Sư tử luôn hống hách, độc

đoán, chuyên quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị Sư Tử sống ăn bám phè phỡn trên sự đói khổ của muôn loài Nó coi khinh thần dân, thích phô trương sức mạnh trong các buổi yến tiệc, lễ lạc linh đình (Triều đình vua Sư Tử, Tang lễ của Sư tử cái) Bản chất của nó là hống hách, kiêu căng (Sư tử bị người quật chết), thói ngông nghênh, ưa phỉnh nịnh nhiều khi khiến nó bị chuốc vạ vào thân (Sư tử và Muỗi Mắt) Cùng với lũ tay chân thích luồn cúi, bợ đỡ, nó thiết lập một chế độ chính trị hà khắc, bất công, che đậy những trò bịp bợm, xảo trá Dưới gánh nặng chuyên chế được cảm nhận như một định mệnh khắt khe, những con vật nhỏ bé, hiền lành chỉ còn biết cắn răng chịu đựng, không dám phản kháng (Các loài vật bị dịch hạch):

Nếu cần Trẫm vui lòng hiến mạng Nhưng xét ra muốn đặng phân minh Mỗi khanh nên thú tội mình

Theo gương của Trẫm, chí tình mới hay

Một cuộc họp của “triều đình” gồm đủ văn, võ bá quan để bàn một việc trọng

đại có quan hệ đến sự tồn vong của giống nòi Và vua Sư tử “đã thuyết giảng cực hay về lợi ích chung, song lại chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình”

Nhưng đôi khi Chúa tể của núi rừng lại tỏ ra ngây thơ, ngốc nghếch, si tình

đến mức ngu muội, mù quáng, bỏ hết cả nanh vuốt rồi chịu chết, đúng là “Si thời hết khôn” (Sư tử mê gái)

Với dáng vẻ bề ngoài oai nghiêm, dũng mãnh, Sư tử không chỉ được miêu tả

ở mặt tàn bạo, bất công mà còn được miêu tả ở khía cạnh hào hiệp, đáng khen nữa

Đó là tính cách độ lượng của kẻ bề trên (Sư Tử và Chuột Nhắt), có tài quân sự, có tầm nhìn bao quát, sâu sắc như một đấng minh quân (Sư tử xuất quân), cũng có lúc tỏ ra rất thông minh, sâu sắc (Sư tử và Người đi săn)

Trang 23

Hơn nữa, hình tượng cho Sư tử còn đại diện cho những giá trị lớn của một

đức tính, một vấn đề nào đó mà những kẻ hợm mình, ảo tưởng, “ăn cắp” lốt để khoác cho mình khi lừa bịp người như con Lừa nọ (Lừa đội lốt Sư tử)

Ngoài Sử tử không thể không nhắc tới những nhân vật, con vật đại diện cho giai cấp thống trị, bè lũ triều thần của vua- mặt trời, lũ quý tộc ăn bám, độc ác, bất nhân, nịnh trên, nạt dưới mà hình ảnh tiêu biểu là chó Sói

Nhân vật Sói xuất hiện với tần số lớn trong thơ ngụ ngôn La Phôngten, trong

đó chỉ có bài “Các loài vật bị dịch hạch” là Sói xuất hiện với tư cách là nhân vật phụ, còn lại Sói đều là nhân vật chính Đây là nhân vật được gắn cho tính cách của những kẻ chuyên dùng sức mạnh của mình để hù doạ kẻ yếu thế hơn bằng hành

động thô bỉ, cục súc Trước hết, Sói thuộc loài ăn thịt “ăn tham, nuốt vội Tính Sói xưa nay” Nó là nỗi kinh hoàng của đàn cừu, là sự căm ghét truyền đời của bọn chó

chăn Cừu, cùng mục tử chăn chiên Nó là tên kẻ cướp chuyên dùng sức mạnh để chiếm đoạt miếng mồi và đôi khi cũng ranh mãnh, tinh ma (Chó Sói giả dạng người chăn Cừu; Chó Sói, Dê mẹ và Dê con) Thế nhưng, với loài Sói thì việc sử dụng bạo lực săn mồi là thường xuyên hơn cả Đây cũng chính là bản chất của bọn quý tộc tỉnh lẻ, quý tộc nông thôn, các tướng lĩnh của triều đình với bản chất võ biền, thô lỗ, cục cằn, hống hách, tham lam và ngu xuẩn Sói có bản tính hung tàn, tham lam, ỷ mạnh hiếp yếu (Chó Sói và Cừu non) Nó dùng đủ lời lẽ để bao biện cho mục đích chiếm đoạt của mình, sự tráo trở của nó cùng thể hiện rất rõ bản năng của kẻ vong ơn bội nghĩa (Sói và Cò):

Sói bảo: “Đòi tiền ông nữa hử?

Rõ đùa dai con mụ nực cười!

Cổ vừa thoát họng ông rồi,

Được ta đã phúc, còn đòi tính công? ”

Trang 24

Là kẻ cướp nhưng cũng sẵn sàng trở thành một kẻ lừa gạt khi có cơ hội (Chó Sói giả dạng người chăn Cừu) song cuối cùng vẫn bị lộ tẩy:

ở đời những kẻ hiểm sâu Xưa nay vẫn thế, giấu đầu hở đuôi Sói thà ra mặt Sói thôi

ấy là đạo trắc, việc trôi hơn nhiều

Tuy nhiên, đôi khi Sói bộc lộ là một kẻ ngốc nghếch, khờ khạo tin vào lời của

bà mẹ doạ con (Chó Sói, bà mẹ và đứa con nhỏ) ngu ngốc đến mức không biết tính toán, không biết tận dụng cơ hội, miếng mồi có trong tay mà để tuột mất (Chó Sói và Chó gầy) Đôi khi Sói cũng là biểu tượng cho con người có khát vọng sống

tự do, tuy thanh bần vất vả nhưng được thảnh thơi, nhẹ nhàng, không luồn cúi, xu nịnh, không phải lo lắng những cạm bẫy, gièm pha, những mối nguy hiểm chốn cung đình :

Tự do, ta quý hơn vàng,

Chẳng thèm đổi lấy bữa sang nhà người

(Chó Sói và Chó giữ nhà)

Trong thơ ngụ ngôn La Phôngten, con Sói và con Cáo xuất hiện khá nhiều

lần với tần số tương đương nhau, đa phần Cáo xuất hiện là nhân vật chính Triều

đình xuất hiện trong thơ của La Phôngten như là xứ sở của những tên ký sinh “mưu

đồ bịp bợm” Trong đám nịnh thần, Cáo là nhân vật tiêu biểu nhất, cái nghệ thuật

bợ đỡ với thứ xảo ngôn dẻo miệng được hiện lên khá rõ (Các loài vật bị dịch hạch)

Cáo ta đứng dậy tấu trình :

“Muôn tâu, Thánh thượng anh minh tuyệt trần

Lệnh ngài quả băn khoăn quá mức Nhá Cừu ư ? Giống ngốc, giống tồi,

Có gì đáng tội, Ngài ơi ?

Trang 25

Chúng còn hân hạnh được Ngài nhá cho ! Thằng chăn nữa ! Cái đồ vô lại !

Chính hắn nên chịu mọi nhục hình Cái đồ ngợm quá hợm mình

Toan trên muôn vật ngông nghênh trị vì !”

Những người mà Cáo đại diện là giai cấp thống trị, những bọn thường hay lừa gạt, lưu manh, xáo trá, luôn tìm cách để an nhàn, phè phỡn trên mồ hôi, nước mắt của người khác Nó được sử dụng như một hình tượng tiêu biểu cho bọn quý tộc chốn cung đình Nó thích hợp với vai trò cận thần, được sùng bái của vị chúa tể chuyên quyền, độc đoán nhưng ưa phỉnh nịnh Tập hợp đầy đủ những tính cách tiêu biểu của giai cấp mình: Nịnh trên, nạt dưới, gian tham nhưng khôn khéo, nham hiểm xảo quyệt Cáo- Vua xỏ lá lừng danh, đại diện cho những kẻ lừa lọc, vong ơn bội nghĩa (Cáo và Dê) Cáo và Dê cùng uống nước dưới giếng Dê giúp Cáo lên trước:

Cáo ra khỏi, giở câu lật lọng Thuyết một câu: Vững bụng! Kiên tâm!

Trí anh ví địch, râu cằm Thì đâu anh có xuống nằm giếng sâu!

Anh ở lại, xin chào anh vậy!

Cố mà ra, chớ ngại gian nan

Khoác lác, hợm hĩnh (Cáo và giàn Nho) được tác giả châm biếm qua hình

ảnh con Cáo đói meo nhìn thấy giàn nho có những quả chín mọng đỏ chót Cáo thèm rỏ dãi nhưng vì không với tới, không lấy được nên nó đành tự lừa dối mình,

chê rằng: “Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu”

Sự khôn ngoan của Cáo cũng mang lại kết quả mong muốn Cáo đớp được miếng pho mát từ miệng Quạ (Quạ và Cáo)

Cáo cuỗm phắt ngỏ lời:

Trang 26

Phàm kẻ nịnh hót xằng Chỉ sống bám vào thằng Cả tin vào lời tán tỉnh Bài học này tôi tính

Đổi pho mát còn hời

nhưng đôi khi sự khôn ngoan đó lại phản lại nó khi vấp phải trí thông minh sắc sảo của Gà Trống, được nếm cảm giác “gậy ông đập lưng ông” (Gà Trống và Cáo):

Cáo nghe hồn lạc phách bay Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì

Bài “Cáo và Cò ”chê trách con Cáo xấu chơi, nó mời Cò ăn súp trong đĩa

Mỏ Cò dài mà súp lại loãng nên Cò không ăn được Gã Cáo được một phen đắc thắng vì lừa được bạn mình Vào dịp khác, Cò mời Cáo dự tiệc cho nó ăn thịt quay cắt thành miếng, đựng trong vò cổ cao, miệng vò lại thắt nhỏ vào, chỉ có mỏ nhọn như Cò mới ăn được còn cái mõm to bè của Cáo thì làm sao mà thò vào ăn cho

được Thế là Cáo cụp đuôi bỏ đi ở đây, Cáo lập mưu lừa bạn lại phải ngạc nhiên khi chính mình là nạn nhân Đáng đời loài độc ác, dù gian ngoan, xảo quyệt đến

đâu nó cũng trở thành kẻ chiến bại trước quần chúng lao động

Dù vậy, Cáo còn là biểu hiện của trí thông minh, sự nhận thức sâu sắc, toàn diện (Cáo và Pho tượng) Cáo thấy rằng pho tượng ấy tuy “đầu bảnh” nhưng đằng sau cái đầu, cái bộ mặt đẹp đẽ oai nghiêm ấy là một sự thật- đầu tượng không có óc, không có ý thức, không có trí thông minh để xét đoán việc đời Dưới ngòi bút của mình, La Phôngten cho thấy bản chất của con người xét trên bình diện có mặt tốt,

có mặt xấu, sự gian trá nhưng cũng khá thông minh

Như vậy, Sư tử, Sói và Cáo là ba nhân vật được xuất hiện nhiều lần trong thơ

ngụ ngôn La Phôngten đại diện cho giai cấp thống trị tàn bạo, xảo quyệt, độc ác, chuyên quyền trong xã hội Pháp thời bấy giờ Tác phẩm của ông phản ánh chế độ chuyên chế như kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của hạnh phúc chân chính

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w