LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai đề tài “Cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập thơ Ta với ta của Tố Hữu”, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo tro
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
ĐOÀN THỊ NGA
CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ TÍNH TRIẾT
LUẬN TRONG TẬP THƠ TA VỚI TA
CỦA TỐ HỮU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
\
Hà Nội – 2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
ĐOÀN THỊ NGA
CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ TÍNH TRIẾT
LUẬN TRONG TẬP THƠ TA VỚI TA
CỦA TỐ HỮU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học ThS.GVC VŨ VĂN KÝ
Hà Nội 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài “Cảm hứng thế sự và tính triết luận
trong tập thơ Ta với ta của Tố Hữu”, tác giả khóa luận đã nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn
học Việt Nam và đặc biệt là Th.s.GVC Vũ Văn Ký- người đã trực tiếp hướng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong khóa luận là trung thực Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Sinh viên Đoàn Thị Nga
Trang 5Mục lục
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp của đề tài 9
8 Bố cục khóa luận 9
Nội dung .11
Chương 1: Những vấn đề chung 11
1.1 Cuộc đời Tố Hữu 11
1.2 Con đường thơ Tố Hữu 12
1.3 Khuynh hướng thơ Tố Hữu trước 1975 15
Chương 2: Cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập thơ Ta với ta của Tố Hữu 21
2.1 Giới thiệu tập thơ Ta với ta 21
2.2 Cảm hứng thế sự trong tập thơ Ta với ta 22
2.2.1 Khái niệm cảm hứng thế sự 22
2.2.2 Cảm hứng thế sự trong tập thơ Ta với ta 24
2.3 Tính triết luận trong tập thơ Ta với ta 37
2.3.1 Khái niệm 37
Trang 62.3.2 Tính triết luận trong tập thơ Ta với ta 38
Kết luận 48 Tài liệu tham khảo 50
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nếu ta coi văn học hiện đại Việt Nam là một dòng chảy thì Tố Hữu là một nhà thơ có vai trò quan trọng góp phần làm nên sự phát triển rực rỡ cho dòng chảy ấy
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam Trên nửa thế kỷ qua, thơ Tố Hữu luôn là
tiếng nói tâm tình gần gũi với bạn đọc Từ tập Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra
trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn đến Ta với ta, mỗi tập thơ đều ghi lại
chân thành tấm lòng của tác giả và hình bóng của cuộc đời Đó là tấm lòng gắn bó tha thiết với dân tộc của nhà thơ và những sự kiện lớn diễn ra trên đất nước qua hơn nửa thế kỷ Ở mỗi tập thơ, Tố Hữu không chỉ ghi lại những sự kiện khách quan mà còn khơi gợi nhiều suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời và dự cảm cho tương lai Tố Hữu là nhà thơ trước sau đều trung thành với lý tưởng cách mạng không lúc nào lầm đường lạc lối
Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam đương đại Trước 1975, những sáng tác mang đậm chất sử thi của ông đã góp phần tạo nên những bức phù điêu hoành tráng về hiện thực anh hùng của dân tộc ta trong chiến tranh vệ quốc Sau 1975, thơ Tố Hữu đã mở ra một không gian đời thường thấm thía khát vọng được trở về
với muôn vàn “ chuyện đời” của nó, bình thường, đơn giản có mà phức tạp,
dữ dội cũng có Nó ẩn chứa những đối thoại theo hướng đạo đức thế sự, tìm
về cội nguồn đích thực của một nền văn học có nền tảng là “chiều sâu của
triết học nhân bản”
Tố Hữu hướng tới những vấn đề thế sự đời thường, quan tâm đến
những cái bình thường nhất, tập trung thể hiện trong hai tập thơ là Một tiếng
đờn và Ta với ta, trong đó Ta với ta là tiêu biểu Ngòi bút của nhà thơ đã bắt
Trang 8mạch với hơi thở cuộc sống, ăn sâu và bám rễ vào nó như chất keo dính giữa thơ và đời Cuộc sống đời thường hiện lên trong thơ Tố Hữu sinh động, gần gũi và chân thực như cuộc sống vốn có và đang diễn ra Nhà thơ đã đi sâu khám phá, phản ánh số phận con người, những trắc ẩn trong cuộc sống đời
thường, những suy tư triết lý về nhân tình thế thái….Có thể nói Ta với ta là
một khuynh hướng thơ mới, khác với thơ Tố Hữu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây Khuynh hướng mới ấy không phải ngẫu nhiên mà có Đó là kết quả quá trình chiêm nghiệm và không thể tách rời sự đổi mới của đất nước, văn học sau 1975
Lựa chọn đề tài “ Cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập thơ
Ta với ta của Tố Hữu” chúng tôi muốn tìm hiểu hai vấn đề: cảm hứng thế sự
và tính triết luận trong tập thơ Ta với ta Từ đó thấy được đóng góp to lớn
của Tố Hữu trong nền văn học hiện đại nước nhà Hy vọng đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói trong việc tìm hiểu quá trình chuyển biến trong sáng tác của Tố Hữu
sự với sự suy ngẫm triết lý, từ “hướng ngoại” chuyển sang “hướng nội”, từ
“giọng cao” chuyển sang “giọng trầm” Sự chuyển biến ấy bắt đầu từ tập Một
tiếng đờn tiếp đó là Ta với ta
So với các tập thơ khác như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng…tập thơ Ta
với ta chưa có thật nhiều những bài viết và công trình nghiên cứu quy mô,
Trang 9mặc dù đó là một trong những tập thơ mang dấu ấn quan trọng trong bước
chuyển thơ Tố Hữu Xung quanh Ta với ta các ý kiến nhìn nhận hầu như chỉ chung chung và đặt trong hệ thống với các tập thơ khác như: Từ ấy, Việt
Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn
Ta với ta không hào hùng mãnh liệt trong âm hưởng thơ như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng…nhưng đằm thắm, trầm tĩnh và gần gũi với đời thường
Những vấn đề nhỏ nhặt của đời sống được khai phá và nhìn dưới góc diện khác nhau tạo ra sự sinh động, chân thực và cho đến những chuyện đời thường nhỏ nhặt cũng đi vào thơ Tố Hữu đầy sức hấp dẫn
Cái đặc biệt của tập thơ không phải ở sự sáng tạo giọng điệu ngôn từ mang tính đột phá mà chính ở cảm hứng thế sự và tính triết luận, một dấu hiệu chuyển biến, một khuynh hướng vận động thơ của một phong cách thơ động đáo
Các tác giả Sách khoa văn học 12, Nxb GD, Hà Nội, 2000 - phần văn
học Việt Nam cho rằng: Thơ Tố Hữu từ 1978 trở lại đây tập hợp trong tập
Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta(1999) Tuy khuynh hướng trữ tình chính
trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự vẫn dễ nhận ra như nét ổn định nhưng đã không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội nhất Đã qua những thăng trầm trải nghiệm trước cuộc đời, hướng tới những quy luật phổ quát và tìm kiếm những giá trị bền vững, giọng thơ vì thế thường trầm lắng thấm đượm chất suy tư [Tr 150]
Sách ngữ văn 12, Nxb, Hà Nội, 2009 cũng khẳng định: Một tiếng đờn
(1992) và Ta với ta (1999) là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới
trong thơ Tố Hữu Dòng chảy sôi động của cuộc sống đời thường với bao vui buồn, được mất, sướng khổ, mừng lo khơi gợi trong tâm hồn nhà thơ nhiều cảm xúc suy tư Tố Hữu tìm thấy những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người [Tr 96]
Trang 10Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu tập thơ Ta với ta viết: Ta với ta
cũng là tập thơ mang nhiều kỷ niệm thời gian của cá nhân (…).Từ tấm lòng
nhân hậu giàu yêu thương, nhà thơ hiểu rõ những giới hạn về thời gian với
mỗi cuộc đời và những ước mong của nhà thơ cũng gần gũi mang nặng tình
đời, tình người
Như vậy, đề cập đến sáng tác của Tố Hữu sau 1975 nói chung và tập
Ta với ta nói riêng, các nhà nghiên cứu đều khẳng định có sự chuyển biến
trong khuynh hướng thơ Tố Hữu
Tóm lại, dù chưa có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào tập thơ
Ta với ta nhưng các tác giả đã khẳng định tập thơ đã đánh dấu bước chuyển
trong khuynh hướng vận động thơ Tố Hữu Từ những gợi ý của các nhà
nghiên cứu chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu và khẳng định “Cảm hứng thế sự và
tính triết luận trong tập thơ Ta với ta” và ý nghĩa của nó đối với hành trình
thơ Tố Hữu và rộng hơn là với nền thơ ca dân tộc bước vào thời kỳ đổi mới
3.Mục đích nghiên cứu
Tố Hữu là một trong số những tác gia lớn của nền Văn học Việt Nam
và là một trong chín tác gia lớn được lựa chọn để giảng dạy trong lịch sử văn
học dân tộc Tố Hữu đã tìm được cho mình một tiếng nói riêng nhờ một tiếng
thơ đặc sắc Từ khi ra đời đến nay, thơ Tố Hữu có một sức hấp dẫn lớn đối
với người đọc
Với đề tài: “ Cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập thơ Ta với
ta của Tố Hữu”, khóa luận hướng tới các mục đích sau :
- Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác thơ Tố Hữu
- Tìm hiểu khuynh hướng thơ Tố Hữu trước 1975
- Làm rõ cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập thơ “ Ta với
ta”
- Đánh giá vị trí của tập Ta với ta trên hành trình thơ Tố Hữu
Trang 11- - Góp phần vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu tác phẩm văn học, tác phẩm thơ nói chung và thơ ca Tố Hữu nói riêng
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu khái quát về tác giả Tố Hữu
- Tìm hiểu các tập thơ của Tố Hữu và khuynh hướng thơ của Tố Hữu trước 1975
- Đi sâu và tìm hiểu cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập thơ
Ta với ta của Tố Hữu
5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận tập trung vào tập thơ Ta với ta ( 40 bài thơ )
- Đặt trong mối tương quan đối sánh với các sáng tác của Tố Hữu
6 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập thơ Ta với
ta”, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- phương pháp hệ thống
- phương pháp so sánh văn học
- phương pháp phân tích văn học
7.Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: Khóa luận tìm hiểu cảm hứng thế sự và tính triết
luận trong sự tương quan đối sánh với các tập thơ trước như Từ ấy, Việt Bắc,
Trang 12Phần nội dung gồm 2 chương:
Trang 13NỘI DUNG
Chương 1 Những vấn đề chung
1.1.Cuộc đời Tố Hữu
Nhà yêu nước, nhà thơ Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày mùng 4 tháng 10 năm 1920 sinh ra và lớn lên ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Xứ Huế - một vùng quê có nhiều phong cảnh đẹp nên thơ với sông Hương, núi Ngự… và còn nổi tiếng là một vùng văn hóa độc đáo mang bản sắc dân tộc đậm đà, văn hóa cung đình với những điệu hò nam ai nam bình, mái nhì mái đẩy Tất cả góp phần quan trọng đến sự hình thành hồn thơ Tố Hữu
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, cha và mẹ đều là những người yêu văn học dân gian Tiếng hát ngọt ngào êm dịu của người mẹ đã nâng giấc cho nhà thơ trong quãng đời tuổi thơ ngắn ngủi (12 tuổi mồ côi
mẹ).Trách nhiệm làm“ thư kí” phải thức dậy từ 4 giờ sáng ghi chép ca dao
tục ngữ cho cha là một kỷ niệm thời thơ ấu đã để lại bao âm điệu, câu chữ ngân nga mãi trong lòng và hóa thân vào giọng điệu ngọt ngào, tâm tình thương mến trong thơ Tố Hữu
Bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, mà Huế là một trong những trung tâm sôi động nhất, tuổi trẻ của Tố Hữu đã có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tưởng cách mạng Được lôi cuốn vào phong trào đấu tranh, Tố Hữu đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương và từ đó hoàn toàn hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng
Trang 14Đầu năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên, bị giam giữ trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu đã vượt ngục Đăc Lay (Kon Tum), thoát khỏi sự vây lùng của kẻ thù, tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với tổ chức cách mạng và
là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế, lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố quê hương, nơi đầu não của bộ máy chính quyền phong kiến Năm 1946 khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu đã lên Việt Bắc Từ 1954 đến năm 2002 Tố Hữu đã giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước
Thời gian và thời cuộc đổ bóng trong thơ Tố Hữu Thơ ông hiện diện hầu như tất cả các sự kiện trọng đại của dân tộc.Có thể nói thơ ông đi vào lòng quần chúng một cách vừa tự nguyện, vừa sâu rộng, vừa lâu bền mà không một nhà thơ hiện đại nào có được
Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng Thơ Tố Hữu đến với nhiều thế hệ như một lời tâm tình nhắn nhủ nhằm khẳng định và phát triển những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc và thời đại trong cuộc sống hôm nay
1.2 Con đường thơ Tố Hữu
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam Con đường thơ Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ
Từ rất sớm, lúc còn rất trẻ, Tố Hữu đã nguyện “ là con của vạn nhà”
Có thể xem đây là một quyết định hết sức quan trọng làm nên nhân cách, hình thành phẩm chất của thơ ông Khi đã tự nguyện là con của vạn nhà, Tố Hữu
Trang 15đã tự nguyện gắn bó với nhân dân với dân tộc, đem tất cả tài năng tâm huyết, sức lực phụng sự cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân Thơ Tố Hữu trở thành một bộ phận không thể tách rời với cách mạng và vì thế không thể tách rời với thời đại mình
Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố
Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của
Đảng.Tập thơ chia làm ba phần “Máu lửa” là tiếng reo náo nức của một tâm hồn trẻ đang “ băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” thì gặp gỡ ánh sáng lý tưởng
Nhà thơ cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội Nhà thơ không chỉ cảm thông mà còn khơi dậy ở họ lòng căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.Trong những năm Tố Hữu bị giam giữ tại nhà tù thực dân Pháp, thơ Tố Hữu là tiếng hát chiến đấu, là bản quyết tâm thư của người chiến sĩ cách mạng tự dặn lòng quyết không khuất
phục trước uy lực và sự tàn bạo của kẻ thù “Xiềng xích” ghi lại những cuộc
đấu tranh gay go của người chiến sĩ cách mạng đồng thời thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên cách mạng qua những gian lao thử
thách hiểm nghèo “Giải phóng” gồm những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vượt
ngục đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc Nhà thơ nồng nhiệt say sưa ngợi ca thắng lợi của cách mạng, nền độc lập tự do của Tổ quốc,
ngây ngất trong niềm “vui bất tuyệt” và khẳng định niềm tin tưởng vững chắc
của nhân dân vào chế độ mới
Tập thơ Việt Bắc ( 1947- 1954) là chặng đường thơ Tố Hữu trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Vào cuộc kháng chiến, thơ Tố Hữu hướng vào thể hiện con người quần chúng kháng chiến, trước hết là công nông binh, với một nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại chúng.Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống
Trang 16Pháp và những con người kháng chiến.Việt Bắc kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam kháng chiến, mà thống nhất và bao trùm là tình yêu nước.Tình cảm ấy thấm sâu vào mọi bình diện và mọi quan hệ trong đời sống,
được biểu hiện trong nhiều trạng thái phong phú đa dạng: tình quân dân “cá
nước”, nghĩa tình hậu phương với tiền tuyến, miền ngược với miền xuôi, lòng
kính yêu của nhân dân với lãnh tụ, tình cảm ấy chi phối cả cái nhìn và cảm xúc về thiên nhiên đất nước với ý thức tự hào của con người làm chủ Tập thơ kết thúc bằng những bài hùng ca vang dội phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng, biết bao tình cảm bồi hồi, xúc động của dân tộc trong những giờ phút lịch sử
Tập thơ Gió lộng (1955- 1961) khai thác những nguồn cảm hứng lớn,
cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh
em Trong niềm vui với cuộc sống hiện tại, Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình cách mạng Qua sự cảm nhận của Tố Hữu, cuộc sống mới trên miền Bắc thực sự là một ngày hội lớn, nhìn vào đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui Trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, thơ Tố Hữu là tình cảm tha thiết sâu đậm với miền Nam ruột thịt được biểu hiện một cách xúc động và nhạy bén Đó là niềm nhớ thương quê hương da diết, tiếng thét căm hận ngút trời, lời ngợi ca những con người kiên trung bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông
Hai tập thơ Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 - 1977) là
chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt
Trang 17và hào hùng của cả dân tộc cho tới ngày toàn thắng Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân
tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc Ra trận là bản anh hùng ca
về “ Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời” với bao hình ảnh tiêu biểu cho dũng
khí kiên cường của dân tộc Máu và hoa ghi lại một chặng đường cách mạng
đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương, cũng như của mỗi con người Việt Nam mới, biểu hiện
niềm tự hào và niềm vui phơi phới khi “toàn thắng về ta”
Một tiếng đờn ( 1992 ) và Ta với ta ( 1999 ) là hai tập thơ đánh dấu
bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu.Tố Hữu viết khi đất nước bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng và đổi mới đất nước Ông hướng ngòi bút vào cuộc sống đời thường với bao vui buồn, được mất Hai tập thơ đã thể hiện những suy tư chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời Niềm tin vào lý tưởng và con người cách mạng, tin vào chữ
“Nhân” luôn tỏa sáng ở mỗi hồn người
Những sự kiện lịch sử từ khi thành lập Đảng, cho đến ngày đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Tố Hữu không chỉ là người chứng kiến mà còn
tham gia ở nơi đầu sóng Từ khi nhận ra “mặt trời chân lý” cho đến những
năm tháng cuối cùng của đời mình, Tố Hữu bao giờ cũng ở giữa dòng chảy xiết của những sự kiện cuộc sống chung quanh mình Thơ Tố Hữu là tiếng hát của trái tim hòa trong trạng thái tinh thần của những sự kiện đó Những thành tựu xuất sắc mà ông có được cũng từ mối quan hệ gắn bó giữa tình cảm riêng
và chung, giữa thơ và sự nghiệp cách mạng mà thời đại yêu cầu
1.3 Khuynh hướng thơ Tố Hữu trước 1975
Trước năm 1975, thơ Tố Hữu là tiếng thơ của lẽ sống, lý tưởng lớn
Thơ Tố Hữu ngay từ buổi đầu đã thể hiện khát vọng tìm chân lý và “mặt trời
chân lý” đã đến với tuổi trẻ, với thơ Giữa lúc thơ mang nặng tâm trạng cá
Trang 18nhân không dễ giải thoát lại có một giọng điệu thơ thanh cao luôn hướng về cộng đồng để hòa nhập, như tiếng nói anh em với những người lao khổ:
…Tôi buộc lòng tôi với mọi người
…Tôi đã là con của vạn nhà Đánh giá về thơ Tố Hữu, giáo sư Trần Thanh Đạm viết: “ Mọi nhà thơ
và mọi nhà văn học, văn hóa Việt Nam dù thuộc thế hệ nào và ở bất cứ nơi đâu đã từ lâu nhất trí tôn vinh anh là lá cờ đầu của thơ ca và văn học cách mạng Việt Nam Anh là ngọn cờ, anh cũng là con đường” Giáo sư, nhà lý luận phê bình Trần Đình Sử cũng nhận định: “ Một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa, một quan niệm cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc lộ tự do, không hề bị trói buộc bởi bất cứ công thức, chuẩn mực nào, đã tạo nên những vần thơ đẹp, xúc động đầy men say, bay bổng bậc nhất trong thơ ca cách mạng Việt Nam”
Cảm hứng thơ Tố Hữu thường nghiêng về những vấn đề chung của dân tộc, đất nước Hồn thơ ông rung động trước những đổi thay thăng trầm của đất nước Ông làm thơ về đất nước ngày khởi nghĩa, ngày có giặc, ngày ra trận, ngày chiến thắng…buồn vui thơ ông cũng là buồn vui của đất nước Tố Hữu vui cùng niềm vui đất nước đổi thay:
Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bùng ngày hội
(Bài ca mùa xuân năm 1961)
Tố Hữu đau xót, băn khoăn vì đất nước chia cắt:
Mười sáu năm rồi nửa ta máu ứa Biết mấy mẹ già chống cửa trông con
Trang 19để em yêu” Có khi ông nói về “Ba con tôi đã ngủ lâu rồi” nhưng liền ngay
đó lại nghĩ đến “Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi” và “Miền Bắc thiên
đường của các con tôi”… Có khi nào niềm vui, nỗi buồn của thơ Tố Hữu lại
không gắn với niềm vui, nỗi buồn của đất nước Từ niềm vui tìm gặp lý tưởng như cánh chim trời tự do Và sung sướng nhất là khi đất nước được giải
phóng: “Hãy bay lên sông núi của ta rồi !” Đất nước đã về ta, nhưng kẻ thù
lại tiếp tục xâm lược Trận Điện Biên Phủ như một luồng ánh sáng lớn, cuốn mạnh tư tưởng và tình cảm Tố Hữu lên phía trước Lòng tự hào dân tộc và vinh quang của chiến thắng đã giúp Tố Hữu tạo được một hình ảnh chói lọi:
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực Trên đất nước, như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Những câu thơ ào ạt, như vọng với tiếng Hịch tướng sĩ hay Bình Ngô
đại cáo của lịch sử dân tộc ta:
Hạ súng xuống, rùng mình run rẩy Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Đến với cuộc kháng chiến cứu nước lần thứ hai, những ngày ra trận
chống Mỹ cứu nước, Tố Hữu đã miêu tả Tổ quốc trên “tầm cao” của thời đại
Tầm cao trong chiều dài của lịch sử, tầm cao trong quan hệ với thời đại, tầm cao trong sức vươn tới không ngừng của con người hôm nay đang vượt lên những thử thách nặng nề chống kẻ thù tàn bạo:
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm
(Việt Nam máu và hoa)
Trang 20Tố Hữu thường viết về những con người bình thường nhưng lại mang tầm vóc của dân tộc, của thời đại Đó là hình ảnh của những người mẹ, người
vợ, anh giải phóng quân, em bé liên lạc… Đó là những người mẹ như mẹ
Tơm “Những trái tim như ngọc sáng ngời” Đó là những người như anh Trỗi chỉ là một người thợ bình thường nhưng lại “Có những phút làm nên lịch sử”
là con người của “chân lý sinh ra” Là những anh giải phóng quân “Áo vải
chân không đi lùng giặc đánh” (Hồng Nguyên) nhưng lại mang dáng dấp của
những “Thạch Sanh thế kỷ hai mươi” Đó còn là hình ảnh của Bác Hồ với
chiếc áo nâu giản dị nhưng là biểu tượng của đất nước Những con người bình thường trong thơ Tố Hữu đã được lý tưởng hóa để mang tầm vóc đại diện cho
cả dân tộc, đất nước
Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinh lực phục vụ cho lý tưởng cách mạng Bao nhiêu điều có thể làm cho người ta chán nản lại là những cớ để cho chàng thanh niên hăng hái sống:
Thì vui chút cho hồn thêm nhựa mạnh
Gân thêm săn và máu hận thêm nồng
(Ý xuân)
Người tưởng tượng ra cảnh ngày mai rạng rỡ để thêm lòng phấn khởi:
Trời hôm nay dầu xám ngắt mùa đông
Ai cản được mùa xuân xanh, thơm sáng
Ai cản được những đàn chim quyết thắng Sắp về đây đắm nắng xuân hồng
(Xuân đến )
Phải biết hi sinh cho cái mình yêu:
Quyết giành đất rộng đồng xanh Không cho lũ vật hôi tanh bám hoài Nhìn tới trước tương lai chiến thắng Ngọn cờ ta giương thẳng tiến lên!
(Quang vinh Tổ quốc chúng ta)
Trang 21Thơ Tố Hữu xuất hiện như là để chấm dứt các giọng thơ cũ và mở đầu giọng thơ mới Xuân Diệu, ông vua thơ tình đã viết : “ Tố Hữu có một bút pháp của riêng mình, không bắt chước ai, mà dễ thu hút người khác bắt
chước” Giọng thơ của Tố Hữu vang lên như là tiếng gọi đấu tranh kết đoàn
hành động:
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa
(Tháp đổ)
Tố Hữu đã tạo ra một giọng thơ “quyền uy” duy nhất hấp dẫn lúc ấy,
thể hiện tập trung cho sức mạnh, khí thế, ý chí, niềm tin cách mạng Đây là lời kêu gọi đầy quyền uy:
Quyết chiến đấu! nào ta liên hiệp lại Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng Ngày mai đây, tất cả sẽ là chung Tất cả sẽ là vui và ánh sáng
(Liên hiệp lại)
Đứng lên tự cứu mà giành ấm no Đứng lên cứu tự do, độc lập Đứng lên giành ruộng đất áo cơm!
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Quyền uy đòi hỏi sự tuyệt đối, dứt khoát Nó không cho phép có sự nước đôi hay hoài nghi Đó là cái giọng đầy sức mạnh sảng khoái của Tố Hữu, khơi nguồn mới cho thơ trữ tình cách mạng phát triển
Là nhà thơ trữ tình công dân, trữ tình chính trị, từ Từ ấy đến Máu và
hoa, Tố Hữu đã là người thể hiện được trọn vẹn nhất tình yêu quê hương, đất
Trang 22nước; thể hiện được đậm đà nhất sự gắn bó sắt son, chung thủy với Đảng, với cách mạng Tố Hữu đã dựng được những đài thơ để ghi lại và tô điểm thêm cho kỳ đài lịch sử Từ cảm hứng lịch sử nhà thơ đã sáng tạo thành cảm hứng
sử thi với ý thức ngợi ca cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước
Như vậy, trước năm 1975 thơ Tố Hữu đã thể hiện những vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị lại được thể hiện qua một trái tim nhạy cảm và dạt dào cảm xúc Nhà thơ đã nhân những phẩm chất của dân tộc, của giai cấp lên thành những hình tượng anh hùng, mang tầm vóc thời đại và lịch
sử Cảm hứng lãng mạn sôi nổi, hướng vào tương lai, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng là khuynh hướng chủ đạo trong thơ Tố Hữu Có thể nói khuynh hướng thơ ấy đã hòa nhịp cùng thơ ca dân tộc trong hai cuộc kháng chiến và góp phần to lớn đưa dân tộc ta đến đỉnh cao vinh
quang, “một dân tộc nhỏ đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ” (Hồ
Chí Minh)
Trang 23Chương 2 Cảm hứng thế sự và tính triết luận trong tập
thơ Ta với ta của Tố Hữu
2.1 Giới thiệu tập thơ Ta với ta
Sau năm 1975 Tố Hữu đã cho ra đời hai tập thơ là Một tiếng đờn và
Ta với ta Trước đây, thơ Tố Hữu hiện diện hầu như tất cả các sự kiện trọng
đại của dân tộc và bao giờ cũng hiện diện trong tư thế của lời ca reo vui Khó
có thể tìm được nỗi buồn vô cớ, những phút giây ngồi lặng hoặc thơ thẩn trong thơ ông Trong bầu không khí sục sôi của cách mạng, của cuộc chiến đấu hình như trong thơ ông không có chỗ cho những biểu hiện có vẻ riêng tư như vậy Tuy nhiên, sau khi hòa bình lập lại đất nước bước vào thời kì đổi mới, thơ ca một mặt thể hiện những suy tư cá nhân độc đáo nhưng măt khác những suy tư ấy thể hiện được tâm thế và trạng thái tinh thần thời đại mình
Từ chỗ là “ca sĩ” ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ cũng chuyển từ “bè cao” sang “giọng
trầm” và thơ Tố Hữu cũng nằm trong dòng chảy chung ấy Trong thơ Tố Hữu
đặc biệt là tập thơ Ta với ta nhà thơ cũng có những giây phút cô đơn, có
những nỗi buồn mang tính thời đại, hình như không ai có thể thoát khỏi, nếu như đó là những người ưu thời mẫn thế, nếu như đó là những nghệ sĩ, người
có trái tim luôn rung cảm sâu sắc trước cuộc đời
Một tiếng đờn là một khúc riêng tư với nhiều ý thơ tiềm ẩn, không dễ
tạo ngay được sự đồng cảm như một khúc ca ở giữa đời Trong tập thơ, Tố Hữu đã tìm đến với cái tôi cá nhân nhiều chiêm nghiệm và muốn tìm đến sự giao cảm Tập thơ là âm thanh của cung đàn chân tình có thể tìm được sự đồng vọng Một hồi âm có tính chất tri âm, tri kỉ giữa năm tháng nhiều biến động và tiếng nói thơ ca có phần nhạt nhòa dần giữa bao âm thanh của đời
Trang 24sống Trong tiếng nói chân thành này tuy có nhiều niềm vui và lòng tin nhưng vẫn sâu lắng nỗi buồn
Vào những tháng ngày cuối cùng của một thế kỉ sắp khép lại, Tố Hữu
đem đến cho bạn đọc một tặng phẩm tinh thần mới: tập thơ Ta với ta Ta với
ta thâu nhận và chứng kiến một thế kỉ nhiều biến động Những cuộc cách
mạng lớn lao, xác lập quyền làm chủ của những người lao khổ, sự vùng lên của các dân tộc đấu tranh cho bình đẳng, tự do Tập thơ cũng là một khúc riêng chung, là những chiêm nghiệm, nghĩ suy của một đời trên nửa thế kỉ đấu tranh qua bao buồn, vui, được mất, hồn thơ đang lắng lại với tác giả và gợi
mở nhiều tâm sự của nhà thơ
Ta với ta gồm những bài thơ Tố Hữu sáng tác trong khoảng từ 1993
đến 1999 Các nhà nghiên cứu vẫn coi mốc 1999 là năm ra đời của tập thơ
Ta với ta in lần đầu tiên tại nhà xuất bản Văn học năm 2000 Đến năm 2001,
tập thơ được tái bản có bổ sung một số bài thơ Đây là tập thơ cuối cùng trong
hành trình thơ Tố Hữu Ta với ta gồm 40 bài thơ Ta với ta là tâm hồn Tố
Hữu đã qua nhiều trải nghiệm, những buồn vui, được mất của cuộc đời Đó cũng là tiếng ngân của một cung bậc khác trong cung đàn thơ Tố Hữu Như
chúng tôi đã giới thiệu, Ta với ta không mất đi niềm vui, niềm lạc quan tin
tưởng, tiếng reo vui…nhưng âm hưởng tập tập thơ đã lắng đọng lại, thâm trầm, thấm thía, sâu sắc mà nét nổi bật là cảm hứng thế sự và tính triết luận làm nên sắc thái rất riêng, có phần khác với phong cách quen thuộc của thơ
Tố Hữu trước đây Vấn đề này là trọng tâm của khóa luận và sẽ được chúng tôi tìm hiểu dưới đây
2.2 Cảm hứng thế sự trong tập thơ Ta với ta
2.2.1 Khái niệm cảm hứng thế sự
“Cảm hứng" : tiếng Hi Lạp cổ là Pathos - một tình cảm sâu sắc nồng
nàn Khái niệm này từ lâu đã được các triết gia cổ Hi Lạp và sau này là
Trang 25Hêghen và Bêlinxki sử dụng để chỉ trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn
do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả Sự chiếm lĩnh
ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lý tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại
Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học thì E.G Rudneva cho rằng:
“Cảm hứng” là sự lý giải đánh giá sâu sắc và chân thực lịch sử đi với các tính
cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các cá tính
ấy [Tr 141]
Theo Từ điển tiếng Việt thì “cảm hứng” là trạng thái tâm lý đặc biệt
khi có cảm xúc, là sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo điều kiện để các óc tưởng tượng sáng tạo hoạt động có hiệu quả [Tr.20]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “cảm hứng” hay còn gọi là “cảm
hứng chủ đạo” được hiểu là : Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật gắn liền với một tư tưởng nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.[Tr.44]
Như vậy, những quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ: “cảm hứng” là
trạng thái tâm lý đặc biệt của người nghệ sĩ khi sức chú ý tập trung cao độ để đánh giá sâu sắc và chân thực lịch sử đối với các vấn đề hiện thực khách quan được miêu tả
“Cảm hứng” là yếu tố quan trọng quy định nhà văn trong việc sáng tạo
ra tác phẩm, hiện thực khách quan đi vào tác phẩm khi người nghệ sĩ nắm bắt chính xác, sâu sắc hiện thực Tuy nhiên, sự nhận thức này mang đậm tính chủ quan Bởi vậy cảm hứng ở mỗi nhà văn luôn khác nhau Ở cùng một tác giả
sự bộc lộ cảm hứng cũng không giống nhau Do đó, bên cạnh cảm hứng chủ đạo còn có các biến thể của cảm hứng
Theo E.G Rudneva : “Do những khác biệt cốt yếu bản thân cuộc sống được nhận thức, cảm hứng của các tác phẩm văn học được phân loại thành
Trang 26hàng loạt các biến thể: cảm hứng anh hùng, cảm hứng kịch tính, cảm hứng bi kịch, cảm hứng châm biếm, cảm hứng hài hước, cảm hứng lãng mạn…[Tr.142]
Thực tế phát triển của văn học cho thấy, ngoài những biến thể trên của cảm hứng có thể kể tới cảm hứng thế sự, cảm hứng triết lý…Tố Hữu đã tạo cho tác phẩm của mình một cảm hứng sáng tạo riêng : Cảm hứng thế sự
Theo Từ điển tiếng Việt ( Nxb Đà Nẵng 2006 ) thì “thế sự” tức là việc
đời (gồm thời thế và thế thái nhân tình)
Như vậy, ở mỗi thời đại, mỗi nhà thơ có một loại cảm hứng sáng tác riêng, mỗi biến thể của cảm hứng lại có những đặc điểm riêng Cảm hứng sáng tác nói chung, cảm hứng thơ nói riêng có sức mạnh chi phối các yếu tố khác trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm: kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật
Dùng khái niệm “cảm hứng thế sự” khi nghiên cứu tập thơ “Ta với ta”
của Tố Hữu chính là tìm hiểu tâm trạng, cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước thực tại, là tâm trạng, suy nghĩ của Tố Hữu trước nhân tình thế thái
2.2.2 Cảm hứng thế sự trong tập thơ Ta với ta
Từ Từ ấy đến Ta với ta, thơ Tố Hữu là một nguồn mạch quan trọng
góp phần tạo nên vẻ đẹp của thơ ca Việt Nam hiện đại Sự gắn bó sâu sắc giữa cái riêng và cuộc đời chung là đặc điểm xuyên suốt trong thơ, đảm bảo cho thơ Tố Hữu lúc nào cũng khác đi với chính mình, nhưng vẫn là mình Nếu như trước kia đó là tâm trạng của người thanh niên yêu nước xót xa trong những cảnh đời đau khổ đến những tình cảm với quần chúng cách mạng đi qua hai cuộc chiến tranh thì trong thời kỳ đổi mới Tố Hữu lại miêu tả những diễn biến của thời cuộc và thế sự Nhà thơ đã miêu tả con người đời thường với tất cả vẻ tự nhiên vốn có của nó Cụ thể là những chuyện bình thường không mang tính điển hình ông vẫn tìm ra được các khía cạnh của thế thái
nhân tình – một thứ triết học nhân sinh