1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân thực tiễn tỉnh bạc liêu

64 596 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 429,85 KB

Nội dung

- Tại điều 1, điều 2 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền cô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

MSSV:5075285 Luật thương mại 3-k33CẦN THƠ, 04/2010

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

MỤC LỤC

….

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNGVỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ VỀ VIỆN KIỂM SÁT 3

1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 5

1.2.1 Vị trí 5

1.2.2 Vai trò 6

1.3 CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 6

1.3.1 Chức năng công tố 7

1.3.2 Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp 7

1.4 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 7

1.4.1 Nguyên tắc hoạt động 7

1.4.2 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân 9

1.5 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 12

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU 2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU 15

2.1.1 Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội 15

2.1.2 Khái quát vài nét về Viện kiểm sát tỉnh Minh Hải (Viện Kiểm sát Bạc Liêu– Cà Mau) 15

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu 17

2.1.4 Tổ chức bộ máy của Viện 17

2.2 HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU 20

Trang 4

2.2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự 20

2.2.2 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự 30

2.2.3 Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật 34

2.2.4 Công tác kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân 36

2.2.5 Công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, cải tạo và giáo dục người chấp hành án phạt tù 39

2.2.6 Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát 42

2.2.7 Công tác xây dựng ngành 47

2.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU 49

2.3.1 Về tổ chức bộ máy 49

2.3.2 Về hoạt động của Viện kiểm sát 49

2.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU 54

2.4.1 Về tổ chức bộ máy 54

2.4.2 Về hoạt động của Viện kiểm sát 54

KẾT LUẬN 58

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo

của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến

bộ quan trọng Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổimới Nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lýngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnhvực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ,nhiều quy định của pháp luật vẫn con chồng chéo nhau, thiếu thống nhất,

quy định rải rác ở nhiều văn bản, nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền dẫn đến

việc đùn đẩy trách nhiệm, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống Cơ chếxây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổimới, hoàn thiện Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng

các văn bản pháp luật chưa cao, cơ quan thực thi pháp luật cò hạn chế về tổ

chức cũng như chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm và gây

ra nhiều vụ oan sai

Đất nước Việt Nam đã và đang tiến hành đổi mới một cách sâu rộng

trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội Trong bối cảnh

đó, cải cách tư pháp đã và đang là mục tiếu rất quan trọng có ý nghĩa lâu dài

trong công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước Nhất là sau khi có Nghịquyết số 48/NQ-TW ngày 24/03/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghịquyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020 của Bộ Chính trị Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải

cách tư pháp là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân theo hướng đảm bảo tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư

pháp Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố

Ở nước ta Viện kiểm sát nhân dân gồm ba cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh

và cấp huyện Trong đó Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là cơ quan cao nhất tại

địa phương thực hiện chức năng nhiệm vụ trong quyền hạn của mình, để đápứng nhu cầu cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cũng có nhiềuthay đổi về tổ chức và hoạt động theo hướng hoàn thiện, khắc phục nhữngvướng mắc, những điều bất hợp lý, những khó khăn mà pháp luật đã quy địnhđối với ngành kiểm sát nói chung và Viện kiểm sát cấp tỉnh nói riêng Ngày

Trang 6

01/01/1997 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu được thành lập Ngành kiểmsát tỉnh Bạc Liêu ra đời trong hoàn cảnh thật sự khó khăn: khó khăn về con

người, cơ sở vật chất Với sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sự

quan tâm lãnh đạo của Cấp ủy địa phương, sự hỗ trợ của chính quyền, ban

ngành đoàn thể, ngành Kiểm sát tỉnh Bạc Liêu đã vượt qua nhiều khó khăn

Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, thách thức trước mắt, bên cạnh việcnghiên cứu các vấn đề chung, mang tính chất lý luận, cần phải nghiên cứu thựctiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh để tìm hiểu rõ hoạt động công

tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, tìm ra các ưu khuyết điểm, các giải phápgóp phần khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhândân tỉnh Bạc Liêu trong tiến trình cải cách tư pháp Đó là lý do người viết chọn

đề tài “ Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân- thực tiễn tỉnh BạcLiêu’ làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa 33 năm 2007- 2011

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Vấn đề về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đã đượcnhiều sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu trong nước và nhất là luận văncủa các sinh viên khóa trước đề cập, tại Hội nghị khoa học "Tổ chức và hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân trong tình hình mới" do Ủy ban pháp luật của

Quố hội tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 4/10/2001 thu hút đông đảocác nhà khoa học tham gia, góp ý kiến

Ngoài ra, còn một số bài viết khác của các tác giả đăng tải trên Tạp chíkiểm sát, Tạp chí Luật học, cũng đề cập đến tổ chức và hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân Nhưng cho đến nay, việc tìm hiểu về tổ chức và hoạt độngcủa Viện kiểm sát nhân dân vẫn chưa được rõ ràng, có nhiều ý kiến khác nhau

Vì vậy tiếp tục nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dânnói chung và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nói riêng có ý nghĩa quan trọng

về mặt lý luận và thực tiễn

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua những lý luận chung về Viện kiểm sát nhân dân, các quy chế,quy trình nghiệp vụ kiểm sát cùng với việc thực tập tại Viện kiểm sát nhân dântỉnh Bạc Liêu, người viết muốn tìm hiểu rõ cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc liêu Qua đó tìm ra được những ưu,

khuyết điểm, đề ra được những biện pháp cần thiết để đổi mới tổ chức và hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu đồng thời xây dựng và thực

hiện cơ chế vận hành các mặt công tác kiểm sát từ Trung ương đến địa phươngmột cách đồng bộ và hoàn thiện

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các quy định chung về Viện kiểm sát nhân dân,

không nghiên cứu Viện kiểm sát Quân sự, tập trung tìm hiểu cơ cấu tổ chức vàhiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, tìm ra nhữnghạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, kiến nghị một số giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động của Viện trong tiến trình cải cách tư pháp

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu người viết đã sử dụng phương pháp phântích luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành, phương pháptổng hợp, thống kê, liệt kê, sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu, so sánh

đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, tìm hiểu thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân

dân tỉnh Bạc Liêu

6 Kết cấu của đề tài.

Đề tài của luận văn được trình bày những nội dung chính như sau:

- Mục lục

- Lời mở đầu

- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Viện kiểm sát nhân dân

- Chương 2: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu

- Kết luận

- Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 8

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ VỀ VIỆN KIỂM SÁT

- Kiểm sát là một trong những hoạt động đặc trưng của Viện kiểm sátnhân dân nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tất cả các cơ quan

nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức

xã hội và của công dân Khác với cơ quan kiểm tra và thanh tra, cơ quan kiểmsát tiến hành kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật trong các đối tượng

khác như: Trong các văn bản pháp quy, các biện pháp và các hoạt động thực

hiện các văn bản đó của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên nhà

nước và công dân; Trong các hoạt động điều tra và truy tố; Trong công tác xét

xử; Trong công tác thi hành án; Trong việc giam, giữ và cải tạo Chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát do Hiến pháp, Luật tổ chức Việnkiểm sát và các luật khác quy định

- Tại điều 1, điều 2 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

năm 2002 quy định: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của

pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trungthực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinhthần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa có thời gian làm công tácthực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thànhnhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sátviên

- Trong lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan Kiểm sát thì hai từ

“công tố” xuất hiện trong hiến pháp và các văn bản pháp luật “công tố có

nghĩa là buộc tội nhân danh nhà nước”1 Quyền công tố, thực hành quyền công

tố có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và có liên

quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy và Nhà nước ta Hiến pháp 1980 làvăn bản đầu tiên của bộ máy Nhà nước đưa ra cụm thuật ngữ “Thực hành

quyền công tố” và từ đó đến nay khái niệm về quyền công tố luôn được làm rõ

về mặt lý luận và thực tiễn Theo người viết quyền công tố là quyền nhân danh

nhà nước truy tố người phạm tội ra trước Tòa án

Trang 9

Từ khái niệm này cho ta thấy quyền công tố chỉ xuất hiện trong lĩnh vựchình sự và chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới được nhà nước giao quyền công

tố Quyền công tố là quyền của Nhà nước, Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước

để quyết định đưa hay không đưa một sự việc ra xem xét trước Tòa án

- Cùng với công tố, tư tố là một khái niệm pháp lý xuất hiện rất sớmtrong pháp luật của Nhà nước cổ đại Tư tố là một chế định pháp lý thuộc loại

cổ xưa nhất mà pháp luật cổ đại cho phép người bị hại hoặc người thân thíchcủa họ sử dụng để khởi kiện, khởi tố những người có hành vi vi phạm pháp luậtxâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Quyền này của

người thân thích hoặc của người bị hại được gọi là quyền tư tố, người đứng ra

khởi tố vụ án gọi là tư tố viên, các vụ án loại này gọi là án tư tố Quyền tư tố do

người bị hại trực tiếp thực hiện, nhân danh cá nhân để bảo vệ lợi ích của bản

thân mình trước tòa án hoặc có thể nhờ người khác thay mình thực hiện quyềnnày

- Quyền công tố và tư tố vẫn tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định, một số loại tội khi khởi tố vụ ánphải có yêu cầu của người bị hại như: cố ý gây thương tích, hiếp dâm, tội vukhống…So với tư tố thì quyền công tố có tầm quan trọng hết sức đặc biệt trongquá trình giải quyết vụ án hình sự Kiểm sát viên là người đại diện cho quyềnlực Nhà nước, nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội bị cáo, đồng thờithay mặt bị hại buộc tội bị cáo Kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật, bảo vệlợi ích của Nhà nước, lợi ích của người bị hại và lợi ích công cộng, đảm bảo sựcông bằng cho xã hội

1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG BỘ

- Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp

- Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp

Mặc dù chỉ là một bộ phận trong hệ thống cơ quan nhà nước nhưng Việnkiểm sát nhân dân tồn tại như một hệ thống độc lập và có một vị trí đặc biệtquan trọng trong bộ máy Nhà nước

Trang 10

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì Quốc hội thực hiện quyềngiám sát tối cao đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Quốc hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

theo đề nghị của Chủ tịch nước

- Đối với Chính phủ: Viện kiểm sát nhân dân độc lập cả về tổ chức,hoạt động và cơ cấu cán bộ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tậptrung thống nhất lãnh đạo trong toàn ngành

- Đối với cơ quan xét xử: Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyềncông tố, kiểm sát xét xử và kiểm sát thi hành án của Tòa án

- Đối với chính quyền địa phương: Viện kiểm sát nhân dân khôngnằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương mà chỉ chịu sự giámsát của Hội đồng nhân dân cùng cấp (cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương)

Xem xét về vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta

có thể kết luận: với vị trí như trên đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân đủ điềukiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như bảo vệ pháp chế thống nhất trongtoàn quốc

1.2.2 Vai trò

Từ khi thành lập và phát triển đến nay Viện kiểm sát nhân dân đóng mộtvai trò hết sức to lớn: góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Xãhội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, củatập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm củacông dân, bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý theo pháp luật

Ngoài những vai trò trên Viện kiểm sát nhân dân còn có trách nhiệmtrong việc ngăn ngừa tội phạm, tuyên truyền giáo dục pháp luật, tiến hànhthống kê, nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân làm phát sinh tội phạm

1.3 CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2002, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân đã

có một sự chuyển biến lớn, Viện kiểm sát thôi không làm chức năng kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế (kiểm sát chung), đểtập trung thực hiện tốt hai chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

(được quy định tại điều 137 Hiến pháp và điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sátnăm 2002) Trong đó, chức năng thực hiện quyền công tố là chức năng cơ bản

Trang 11

thứ nhất, đồng thời Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 cũng quy

định riêng khi thực hiện quyền công tố trong giai đoạn điều tra và xét xử, Viện

kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể để phân biệt với những nhiệm

vụ và quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng kiểm sát cáchoạt động tư pháp

1.3.1 Chức năng thực hiện quyền công tố.

Công tố là nhân danh Nhà nước để truy tố và buộc tội bằng bản cáotrạng trước Tòa đối với người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luậthình sự Việt Nam năm 1999 đã quy định trên cơ sở những quy định của Bộ luật

tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, chức năng này chỉ thể hiện trong tố tụnghình sự, được thực hiện từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng

1.3.2 Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp

Kiểm sát các hoạt động tư pháp là một trong những hình thức kiểm soátquyền lực Nhà nước bên cạnh các hình thức giám sát và thanh tra, kiểm tra.Xuất phát từ nhận định Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất, Quốc hộicần phải có cơ quan để thực hiện quyền lực của mình, Viện kiểm sát nhân dângiúp cho Quốc hội tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm phápluật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên toàn quốc Tuy nhiên hoạt

động kiểm tra và giám sát của Viện kiểm sát nhân dân mang một số đặc thù cơ

bản: đây là nhiệm vụ chủ yếu của Viện kiểm sát, việc kiểm tra và giám sát

được tiến hành trên diện rộng từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc

Chính phủ, cơ quan thuộc chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế , mức

độ thường xuyên liên tục đối với đối tượng bị giám sát

1.4 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG CƠ CẤU TỔ CHỨCCỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.4.1 Nguyên tắc hoạt động

Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận hợp thành bộ máy Nhà nước nêncác nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa

chính là tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của Viện

kiểm sát nhân dân: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trungdân chủ, nguyên tắc bình đẳng dân tộc, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của

Đảng

1.4.1.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ nguyên tắc “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật vàkhông ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”(điều 12 hiến pháp năm

1992 sửa đổi bổ sung năm 2001) Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của

Trang 12

Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật,

các văn bản pháp luật phải được Viện kiểm sát chấp hành một cách nghiêm

chỉnh, Viện kiểm sát nhân dân phải đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều phải

được xử lý kịp thời, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không xử lý oanngười vô tội, đảm bảo hiệu lực pháp lý của các văn bản

1.4.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Đảng cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân

Việt Nam, đại biểu trung thành đối với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân

dân lao động và của dân tộc Việt Nam Đảng lãnh đạo tổ chức, hoạt động của

Viện kiểm sát nhân dân bằng các biện pháp:

Đảng đề ra chủ trương, đường lối, phương hướng cho việc tổ chức và

hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Lựa chọn, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, sắp xếp bố trí công tác, giữnhững cương vị quan trọng trong bộ máy Viện kiểm sát nhân dân

Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động và việc chấp hành đường

lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện khuyết

điểm, sai lầm để khắc phục sửa chữa

Đảng lãnh đạo nhưng không quản lý, làm thay chức năng của Viện kiểm

sát nhân dân, hoạt động của Đảng và Đảng viên trong khuôn khổ của Hiếnpháp và Pháp luật

1.4.1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Là sự kết hợp giữa hai yếu tố lãnh đạo tập trung thống nhất và bảo đảmquyền dân chủ rộng rãi Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩmquyền cao nhất lãnh đạo hoạt động của cả hệ thống Viện kiểm sát nhân dântrong cả nước, ban hành kỷ luật, quy chế hoạt động, các văn bản của Viện kiểmsát nhân dân cấp dưới không được trái với các văn bản của Viện kiểm sát nhândân cấp trên, hoạt đông của Viện kiểm sát nhân dân cả nước có sự kết hợp giữa

người đứng đầu và tập thể lãnh đạo, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủthông qua cơ chế làm việc của Ủy ban kiểm sát, đồng thời Viện kiểm sát nhân

dân cấp trên phải thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân cấp dưới, nhưng vẫn phải đảm bảo cho nhân dân trực tiếp hoặc giántiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thông qua các đạibiểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm báo

cáo công tác trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân Người dân có quyền khiếu

nại các quyết định không đúng của Viện kiểm sát nhân dân, của các Kiểm sátviên, tố cáo các hành vi sai trái của Kiểm sát viên trong khi thi hành công vụ

Trang 13

1.4.1.4 Nguyên tắc bình đẳng dân tộc

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng nhiệm vụ phải đảm bảomọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính,

tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, bất cứ người nào có hành vi vi

phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng pháp luật

1.4.2 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta được tổ chức thành một hệ thống từ

Trung ương đến địa phương, tại điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

2002 quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Các Viện kiểm sát quân sự

1.4.2.1 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:2

- Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và trường đào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, báo bảo vệ pháp luật

- Viện kiểm sát quân sự trung ương;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các phó Viện

trưởng, các Kiểm sát viên, các Điều tra viên, các kiểm tra viên và các chuyên

viên

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; chịu sự giám sát của Quốchội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội phó Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tốicao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân

tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức

Ủy ban kiểm sát gồm có Viện trưởng, phó Viện trưởng, một số Kiểm sát

viên do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao

2

Điều 31 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

Trang 14

Bên cạnh đó còn có một bộ máy giúp việc giúp cho Viện kiểm sát nhândân tối cao hoàn thành tốt công việc của mình.Căn cứ vào quyết định số01/2003/VKSTC-TCCB ngày 19/02/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân tối cao về việc quy định bộ máy giúp việc của Viện kiểm sát nhândân tối cao gồm có:

 Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự;

 Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh;

 Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự;

 Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội;

 Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng;

 Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố

 Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự;

 Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và

những việc khác theo quy định của pháp luật;

 Ban thanh tra;

 Viện khoa học kiểm sát;

 Tạp chí kiểm sát; Báo bảo vệ pháp luật, Trường đào tạo, bồi dưỡng

Trang 15

Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sựgiám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công táctrước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội

Bên cạnh đó ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương còn có các phòng nghiệp vụ, tùy theo biên chế và tình hình tội phạm của

từng tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thì có các phòng khác nhau, nhưngnhìn chung về cơ bản có các phòng như sau: Phòng thực hành quyền công tố,kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; Phòng thực hànhquyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh và án

ma túy; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám

đốc thẩm, tái thẩm án hình sự; Phòng kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ quản lý

và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Phòng kiểm sát giải quyết các vụ ándân sự; Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao

động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Phòng kiểm sát thi hành

án; Phòng khiếu tố; phòng thống kê tội phạm; Văn phòng tổng hợp

1.4.2.3 Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân Quận, Huyện và cấp tương đương.

Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm

có 3 bộ phận công tác: bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra,kiểm sát xét xử và kiểm sát tạm giữ, tạm giam; bộ phận kiểm sát các vụ việcdân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác

theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án và bộ phận văn phòng tổng

hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố.4

Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm

có Viện trưởng, các phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự giám sátcủa Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội

4

Điều 36 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

Trang 16

đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân

dân

Tóm lại cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân về cơ bản là hoànchỉnh, có sự kết hợp giữa người đứng đầu và tập thể lãnh đạo, đảm bảo nguyêntắc tập trung dân chủ thông qua cơ chế làm việc của Ủy ban kiểm sát

1.5 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM SÁTNHÂN DÂN

Với cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu tháng Tám năm 1945, đất nước ta đã

giành được độc lập, cùng với chính quyền mới được thành lập, hệ thống tư

pháp cũng kiện toàn trong đó có Viện kiểm sát nhân dân, hệ thống tổ chức củaViện kiểm sát đã trải qua những bước phát triển khác nhau phù hợp, đáp ứngnhu cầu phát triển của xã hội

Ngày 15/01/1946 sắc lệnh số 07 cho phép Chưởng lý tòa thượngthẩm (theo hệ thống tòa án thường) chỉ định một nhân viên của công tố Việnthực hiện chức năng buộc tội tại tòa án quân sự

Ngày 24/01/1946 Chủ tịch chính phủ lâm thời ban hành sắc lệnh

số 13 về việc tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán (trong đó có thẩmphán buộc tội) của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Như vậy, về tổ chức, cơ quan Công tố viện trong thời kỳ này được tổ

chức trong hệ thống tòa án ở hai cấp: Tòa đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm Tuynhiên, hoạt động của các Công tố viên khi đó hoàn toàn độc lập với hệ thốngTòa án

Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1959, Nhà nước ta không thành

lập cơ quan thực hành quyền công tố riêng Trong cơ cấu Toà án, các Thẩm

phán được chia làm hai loại:

- Các Thẩm phán xét xử do Chánh án Toà án Thượng thẩm đứng đầu

- Các Thẩm phán Công tố viên (Thẩm phán buộc tội) hợp thành một

đoàn thể độc lập (Công tố viện) với các Thẩm phán xét xử do Chưởng lý đứngđầu Các Thẩm phán Công tố viên ở Toà án đệ nhị cấp gọi là Biện lý, Phó biện

lý; ở Toà thượng thẩm gọi là Chưởng lý, Phó chưởng lý, Tham lý Thực hànhnhiệm vụ công tố trong việc hình, Thẩm phán Công tố viên được áp dụng nhiềubiện pháp trong quá trình giải quyết vụ án và có nhiệm vụ thay mặt Nhà nướcbuộc tội bị cáo tại phiên toà Trong việc hộ, Thẩm phán Công tố viên bảo vệquyền lợi của những người ở tuổi vị thành niên, của các pháp nhân hành chính

và phải tham gia vào một số công việc khác theo quy định của pháp luật

Trang 17

Với thắng lợi của cuộc kháng chống thực dân Pháp và cùng với việc xâydựng miền Bắc sau ngày giải phóng, Hiến pháp năm 1959 của nước Việt NamDân Chủ Cộng Hoà ra đời Những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước trongHiến pháp năm 1959 có những sửa đổi căn bản so với Hiến pháp năm 1946.Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Phó Chủ tịch nước được tách rakhỏi Hội đồng Chính phủ, là người thay mặt cho Nhà nước về đối nội và đốingoại Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan

hành chính nhà nước cao nhất

Viện công tố được thay thế bằng Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sátnhân dân cùng với Toà án nhân dân là các cơ quan tư pháp, không còn trựcthuộc Hội đồng Chính phủ mà chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội Hiến

pháp năm 1959 xác định cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân

theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước, nhân viên cơ quan Nhà nước và côngdân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa

phương và Viện kiểm sát quân sự CácViện kiểm sát nhân dân trên chịu sự lãnhđạo thống nhất của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Như vậy, theo quy định

của Hiến pháp năm 1959 thì Viện kiểm sát nhân dân các cấp được tổ chứcthành một hệ thống nhất, độc lập với cơ quan xét xử và cơ quan hành chính, chỉchịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội

Những quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân các cấp đã được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân năm 1960 Theo quy định tại Điều 4 này thì các Viện kiểmsát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân

dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sự Các Viện kiểm sát nhân dân địaphương gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

hoặc đơn vị hành chính tương đương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phốthuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương, Viện kiểm sát nhân dân

ở các khu vực tự trị

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Nhà nước ta đã ban hành Hiếnpháp năm 1980 So với Hiến pháp năm 1959 thì vai trò, vị trí của Viện kiểm sátnhân dân đã được khẳng định rõ hơn và có những điểm bổ sung mới trong Hiếnpháp năm 1980 Hiến pháp năm 1980 đã nhấn mạnh đến chức năng “thực hành

quyền công tố” của Viện kiểm sát, đồng thời đã đề cao vai trò và trách nhiệmcủa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cao Điều 140 Hiến pháp năm 1980

quy định: “Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát

Trang 18

nhân dân cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sựlãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Để cụ thể hoá những quy định trên đây về Viện kiểm sát nhân dân trong

Hiến pháp năm 1980, Quốc hội khoá VII đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm

sát nhân dân năm 1981 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1989 So với luật tổ

chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, thì Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân

dân năm 1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được sửa đổi, bổ sungvào năm 1989 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn rất nhiều về nhiệm vụ, quyền hạn

của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự vàkhi thực hiện công tác kiểm sát chung

Đường lối đổi mới mọi mặt về đời sống xã hội do Đại hội lần thứ VI củaĐảng cộng sản Việt Nam khởi xướng đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, xây

dựng Hiến pháp năm 1992, một Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước Một

số quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan

tư pháp đã thể hiện rõ nét những điểm đổi mới trong nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan này

Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và

hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và Uỷ ban hành Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 1992 và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hànhPháp lệnh về tổ chức Viện kiểm sát quân sự, Pháp lệnh về Kiểm sát viên Việnkiểm sát nhân dân

Do yêu cầu thực tiễn của xã hội đặt ra, tình hình tội phạm ngày càngnghiêm trọng và tinh vi, đòi hỏi phải chuyên môn hóa, nâng cao nghiệp vụ, tậptrung công tác phòng chống Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã

được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002

Theo đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và

kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, cácViện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định

Như vậy trải qua hơn 65 năm phát triển (tiền thân của Viện kiểm sát)

Viện kiểm sát nhân dân đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu tổ chức vàhoạt động, góp phân tích cực vào công cuộc bảo vệ Pháp chế Xã Hội ChủNghĩa

Trang 19

2.1.1 Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội

Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sôngCửu Long cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía bắc) Phía bắc giáptỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng,phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông

Bạc Liêu được tái lập với 4 đơn vị hành chính gồm: 3 huyện (Hồng Dân,Vĩnh Lợi, Giá Rai) và thị xã Bạc Liêu, trong đó thị xã Bạc Liêu là thị xã tỉnh lỵcủa tỉnh Đến cuối năm 2005, tỉnh Bạc Liêu có 6 huyện (chia tách từ 3 huyệncũ) là Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Giá Rai, Đông Hải và thị

xã Bạc Liêu

Dân số tỉnh Bạc Liêu là 856.250 người (01/4/2009), ba dân tộc chủ yếu

là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 90% dân số) – dân tộc Khmer (chiếm khoảng7% dân số) và dân tộc Hoa (chiếm khoảng 3% dân số Ngày 1-1-1997,

Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng rừng Bạc Liêu thuộc hệ

sinh thái rừng ngập mặn như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ, Bên dưới là thảmthực vật gồm cỏ và các loài dây leo Theo Viện sinh học nhiệt đới, rừng BạcLiêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát, Sập, Bạc Liêu có bờbiển dài 56 km Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết, Hàng năm,sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm Trong đó, sản lượng tômgần 10 nghìn tấn Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làmmuối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngàymột tăng Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồngthời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển

2.1.2 Khái quát vài nét về Viện kiểm sát tỉnh Minh hải (Kiểm sát Cà Mau – Bạc Liêu)

Ngày 15 tháng 6 năm 1976, cùng với các tỉnh phía Nam Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh Minh Hải được Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thànhlập và đi vào hoạt động

Trang 20

Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khó khăn về con người, cơ sở vậtchất, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hải là một ngành của tỉnh nhưng chỉvỏn vẹn có tất cả 07 đồng chí và trong số này chỉ có một đồng chí được đào tạo

cơ bản trung cấp kiểm sát từ miền bắc về Đến cuối năm 1976 được sự quan

tâm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp Ủy địa phương, một số cán bộ

được tăng cường từ miền Bắc và địa phương bổ sung tại chỗ Viện kiểm sát

tỉnh Minh Hải dần dần ổn định và đi vào hoạt động nề nếp có hiệu quả.5

Lúc đó Viện kiểm sát tỉnh Minh Hải có cơ cấu tổ chức gồm các phòng:

- Văn phòng tổng hợp

- Phòng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính,kinh tế, xã hội

- Phòng kiểm sát điều tra án trị an – an ninh

- Phòng kiểm sát điều tra án kinh tế

Và 11 Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã cụ thể:

- Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu

- Viện kiểm sát nhân dân thị xã Cà Mau

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Hồng Dân

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Lợi

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Giá Rai

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Thới Bình

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Cái Nước

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Đầm Dơi

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Ngọc Hiển

- Viện kiểm sát nhân dân huyện Trần Văn Thời

- Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh

Trong 20 năm ( 1976 – 1996), Viện kiểm sát tỉnh Minh Hải đã tích cực

góp phần vào thành quả chung trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo

Trang 21

vệ an ninh chính trị, giữ gìn kỷ cương xã hội, phát triển kinh tế, luôn được sựtin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tỉnh Minh Hải được chia thành 2 tỉnh Bạc

Liêu, Cà Mau và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.6

Ngày 28/12/1996 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kýquyết định số 13/QĐ – TC thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu.Lúc này cán bộ, công chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu chỉ vỏnvẹn 25 người kể cả lãnh đạo Viện từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hảichia tách và 4 Viện kiểm sát nhân dân huyện thị, bao gồm: Viện kiểm sát nhândân thị xã Bạc Liêu, Viện kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh lợi, Hồng Dân, GiáRai Trụ sở làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu là tòa nhà số

25, đường Hai Bà Trưng, phường 3, thị xã Bạc Liêu, xây dựng từ thời Pháp

thuộc

13 năm qua, cán bộ Viện kiểm sát tỉnh Bạc Liêu với tinh thần, trách

nhiệm, với phương châm vừa học, vừa làm, vừa xây dựng, vừa hoạt động, nắmchắc nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, mặt khác nhờ sự quan tâm chỉ đạokịp thời của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sự lãnh đạo của cấp Ủy địa

phương, khó khăn dần dần được đẩy lùi, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu

từng bước tiến lên, phục vụ nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn, phối hợpvới các ngành đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ gìn an ninhchính trị, bảo vệ trật tự an toàn xã hội của tỉnh nhà

2.1.4 Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu được thành lập theo quyết định số

13/QĐ – TC ngày 28/12/1996 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu hiện nay gồm có 48

người, được chia thành 6 phòng nghiệp vụ và 1 văn phòng Sơ đồ sau đây sẽ

giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và bộ máy làm việc của Viện kiểmsát nhân dân tỉnh Bạc Liêu:

6

Kỷ yếu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bac Liêu trang 7

Trang 22

Viện trưởng

Ủy ban kiểm sát

Phòng kiểm sát giải quyết các vụ

án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và các việc khác theo quy định của pháp

luật(1 trưởng phòng,

2 phó trưởng phòng

và 3 chuyên viên

(1 trưởng phòng

và 2 chuyên viên)

Phòng kiểm sát giam giữ, cải tạo và giáo dục người chấp hành án phạt tù

(1 trưởng phòng

và 3 chuyên viên)

Phòng

tổ chức, khiếu tố

(1 trưởng phòng

và 1 chuyên viên)

Văn phòng tổng hợp và thống

kê tội

phạm(1 chánh văn phòng

và 11 chuyên viên giúp việc)

Trang 23

2.1.4.1 Ủy ban kiểm sát

Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Viện kiểm sát cấptỉnh như: Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế họach công tác, chỉ thị,

thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo, tổng kết

công tác với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo công tác trước Hội đồngnhân dân cùng cấp và những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao quy định

2.1.4.2 Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự thông qua việc kiểm sát hồ sơ vụ

án, ban hành và phê chuẩn các lệnh, quyết định của cơ quan Điều tra từ giai

đoạn khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra, nếu thấy đủ căn cứ và hợp pháp thì

ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, kiểm sát việc xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự của Tòa án, đọc cáo trạng và nêu ý kiến của Viện kiểm sát liên quan

đến việc giải quyết vụ án

2.1.4.3 Phòng kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm

án hình sự

Thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm các bản án, quyết

định của Tòa án có kháng cáo, kháng nghị, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp

pháp của bị cáo

2.1.4.4 Phòng kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh

tế, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật

Kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động từkhi tòa án thụ lý đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, phát biểu quan

điểm tại các phiên tòa, phiên họp, báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc

Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền xem xét kháng nghị nếu thấy cầnthiết

Xem xét việc tạm giam, tạm giữ, gia hạn tạm giam, tạm giữ của cơ quan

Điều tra có căn cứ và hợp pháp hay không, phê chuẩn hoặc đề nghị hủy bỏ,

trực tiếp hủy bỏ các quyết định đó

2.1.4.7 Văn phòng tổng hợp và thống kê tội phạm

Trang 24

Tổng hợp tài liệu báo cáo hoạt động hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,

hàng năm của các phòng nghiệp vụ và trình Viện trưởng trong các kỳ họp Việntrưởng chủ trì, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động để Viện trưởng báo cáotrước Hội đồng nhân dân tỉnh, thống kê tình hình tội phạm đã xảy ra, đề ra kế

hoạch biện pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh

Xuất phát từ Chỉ thị 53-CT/TW ngày 21/3/2000 và Nghị quyết số NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2002, bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, luật tốtụng dân sự năm 2004 và gần đây là Nghị quyết số 49- NQ-TW ngày 02/6/2005của bộ chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 và những văn bản pháp luật

08-khác có liên quan đến chức năng của Viện kiểm sát đã lần lượt ban hành, đó là

những chủ trương và căn cứ pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát nhân dân nóichung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu nói riêng thực hiện tốt chức

năng, nhiệm vụ của mình

2.2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự.

Trong Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo phápluật trong việc điều tra các vụ án hình sự thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BạcLiêu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:7

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra thì

2.2.1.1 Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố

vụ án của cơ quan Điều tra hoặc cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt

động điều tra, Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị kiểm sátđiều tra cử ngay Kiểm sát viên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyếtđịnh khởi tố để xem xét và xử lý như sau:

Trang 25

- Nếu thấy quyết định khởi tố có căn cứ và hợp pháp thì phâncông Kiểm sát viên làm nhiệm vụ và thông báo cho cơ quan khởi tố biết, nếu

chưa rõ thì yêu cầu cơ quan khởi tố bổ sung tài liệu làm rõ căn cứ khởi tố

- Nếu thấy quyết định khởi tố rõ ràng là không có căn cứ thì ra

văn bản yêu cầu cơ quan khởi tố hủy bỏ quyết định khởi tố, nếu cơ quan đã

khởi tố không nhất trí thì báo cáo với Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm

sát viên được Viện trưởng ủy quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ

án

- Nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tộihoặc còn có tội phạm khác chưa được khởi tố thì Kiểm sát viên thụ lý vụ ánbáo cáo với Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện

trưởng ủy quyền yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ

sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu cơ quan khởi tố không nhất trí thìViện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự và phải gửi ngay quyết định này cho cơ quan khởi tố để tiến hành điềutra trong vòng 24 giờ

Đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử nếu xét

thấy có căn cứ thì chuyển quyết định đó kèm theo tài liệu đến cơ quan Điều tra

có thẩm quyền để tiến hành điều tra, nếu quyết định khởi tố không có căn cứ thìkháng nghị lên Tòa án cấp trên

Đối với quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan Điều tra vàcác cơ quan khác tiến hành một số hoạt động điều tra thì Viện kiểm sát cũng

xem xét giải quyết tương tự

Đối với quyết định khởi tố bị can và quyết định thay đổi hoặc bổ sung

quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát có thể hỏi cung lấy lời khai của bị can,

người làm chứng để quyết định phê chuẩn hay hủy bỏ quyết định khởi tố bị can

2.2.1.2 Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan Điều tra tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

- Kiểm sát viên chủ động trao đổi với Điều tra viên được phân

công điều tra vụ án về những vấn đề cần được điều tra ngay từ khi kiểm sát

việc khởi tố vụ án, khám hiện trường và trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên

có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong quá trìnhtrực tiếp khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai

người làm chứng, người bị hại, đối chất và thực nghiệm điều tra

Trang 26

- Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra của

Điều tra viên, bảo đảm các yêu cầu điều tra được thực hiện đầy đủ, trường hợpĐiều tra viên không nhất trí thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, phó Việntrưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền, xem xét, kiến nghị với

thủ trưởng cơ quan Điều tra giải quyết

2.2.1.3 Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan Điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật, nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự

Khi thấy Điều tra viên thuộc trong những trường hợp phải từchối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tải khoản 1 điều 44 Bộluật tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên có ý kiến để Điều tra viên từ chối tiếnhành tố tụng hoặc báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên

được Viện trưởng ủy quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan Điều tra thay đổi Điều

tra viên

2.2.1.4 Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan Điều tra theo quy định của pháp luật, trường hợp quyết định không phê chuẩn thì phải ghi rõ

lý do trong quyết định.

Khi nhận được quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ của cơ quan Điềutra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra ngay tính có căn cứ và hợp pháp của quyết

định này để báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được

Viện trưởng ủy quyền xử lý như sau:

- Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ pháp luật hoặc khôngcần thiết thì yêu cầu cơ quan Điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữhoặc trực tiếp ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu cơ quan

Điều tra trả tự do ngay cho người tạm giữ

- Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ pháp luật hoặckhông cần thiết thì ra quyết định hủy bỏ quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu

người ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người tạm giữ theo quy định tạiđiều 87 Bộ luật tố tụng hình sự

- Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì ra quyết

định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ

Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnhbắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam kèm theo tài liệu liên quan của cơ quan

Điều tra, Kiểm sát viên kiểm tra tài liệu, chứng cứ và đối chiếu với điều 80 và

Trang 27

88 của Bộ luật hình sự để làm rõ thẩm quyền, đối tượng, điều kiện tạm giam

đối với từng trường hợp và báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểmsát viên được Viện trưởng ủy quyền xem xét quyết định phê chuẩn hay không

phê chuẩn, nếu thấy có căn cứ để tạm giam bị can theo quy định của pháp luật,

mà cơ quan Điều tra không ra lệnh bắt thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng,

phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền ra văn bảnyêu cầu cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam

Sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam bị can,Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành bắt bịcan và thời hạn tạm giam bị can để báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặcKiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền xử lý

Đối với việc gia hạn tạm giam để điều tra được quy định như sau:

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giammột lần không quá 1 tháng

- Đối với tội phạm nghiêm trọng thì gia hạn tạm giam hai lần, lầnthứ nhất không quá hai tháng, lần thứ hai không quá một tháng

- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giamhai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạmgiam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng, tuy nhiên nếu thời gian đã hết mà

vụ án còn nhiều tình tiết rất phức tạp không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏbiện pháp tạm giam, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giahạn lần thứ ba, trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốcgia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm mộtlần nữa không quá bốn tháng

Về thẩm quyền gia hạn được quy định như sau:

- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có quyền gia hạn tạm giam

đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội

phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng Trong trường hợp vụ án

được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền gia

hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất

đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng

- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có quyền gia hạn tạm giamlần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có

Trang 28

thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rấtnghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp Trung

ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân

tối cao Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thay

đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác của cơ quan Điều tra, bảo đảm

việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải có căn cứ, đúng quy định của phápluật

Hàng tuần, Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị kiểm sát

điều tra phối hợp với Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra nắm sốngười bị bắt, bị tạm giữ, gia hạn tạm giữ, số người bị chuyển sang tạm giam, sốngười được trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, số người Viện

kiểm sát không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ,

số người bị bắt không xử lý được bằng biện pháp hình sự, phát hiện và tổnghợp vi phạm của cơ quan điều tra và báo cáo bằng văn bản lên Viện trưởngViện kiểm sát cấp trên trực tiếp

2.2.1.5 Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của

cơ quan Điều tra, yêu cầu cơ quan Điều tra truy nã bị can

Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra của cơ quan Điều tra,nếu thấy quyết định tạm đình chỉ điều tra không có căn cứ thì báo cáo Viện

trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền hủy

bỏ quyết định đó và yêu cầu cơ quan phục hồi điều tra, khi phát hiện bị can trốnhoặc không xác định được bị can ở đâu thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng,phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền yêu cầu cơ

quan Điều tra ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ điều trakèm theo hồ sơ vụ án Kiểm sát viên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp củaquyết định, báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên đượcViện trưởng ủy quyền xem xét xử lý:

- Nếu quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì trả hồ sơ cho cơ

quan Điều tra giải quyết theo thẩm quyền

- Nếu quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì ra quyết địnhhủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan Điều tra và yêu cầu cơ quan

điều tra phục hồi điều tra

- Nếu thấy đủ căn cứ truy tố thì ra quyết định hủy bỏ quyết định

đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố bị can

Trang 29

Khi nhận được quyết định phục hồi điều tra vụ án của cơ quan Điều traKiểm sát viên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định, báo cáoViện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyềnxem xét xử lý:

- Nếu quyết định phục hồi điều tra có căn cứ thì Kiểm sát viêntiến hành tố tụng đối với vụ án

- Nếu quyết định phục hồi điều tra không có căn cứ thì ra quyết

định hủy bỏ quyết định phục hồi điều tra của cơ quan Điều tra

2.2.1.6 Quyết định truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án

Trong thời hạn quyết định truy tố đối với từng loại tội phạm, Kiểm sátviên nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu cần thiết có thể tiến hành một số hoạt động

điều tra, báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Việntrưởng ủy quyền xem xét xử lý như sau:

- Nếu thấy đủ căn cứ để quyết định truy tố thì Kiểm sát viên dựthảo cáo trạng trình Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên đượcViện trưởng ủy quyền xem xét, duyệt ký

- Nếu thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng mà Kiểm sátviên không thể tự điều tra được hoặc có căn cứ khởi tố bị can về một tội danh

khác, có đồng phạm khác hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì báo

cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủyquyền ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra để điều tra bổ sung

- Nếu có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 điều 105

và điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự hoặc tại điều 19, điều 25, và khoản 2 điều

69 Bộ luật hình sự thì ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án đốivới bị can

- Nếu bị can bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà cógiấy chứng nhận của Hội đồng giám định y khoa, bị can bỏ trốn mà không biết

rõ bị can ở đâu (trong trường hợp này phải yêu cầu cơ quan Điều tra truy nã bịcan) thì ra quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bịcan

Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra

2.2.1.7 Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan Điều tra.

- Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

Trang 30

Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều traphân công Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường đối với tất cảnhững vụ việc mà cơ quan Điều tra tiến hành khám nghiệm Đối với những vụ

án nghiêm trọng, thì Viện trưởng, phó Viện trưởng trực tiếp hoặc cùng Kiểmsát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường

Trước khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải chủ động nắm

tình hình, yêu cầu Điều tra viên thông báo sự việc xảy ra để tham gia ý kiếnchuẩn bị khám nghiệm, nếu thấy người làm chứng, người bị hại hoặc bị can cóthể chết hoặc không có khả năng khai báo thì Kiểm sát viên yêu cầu cơ quan

điều tra lấy lời khai và ghi âm lời khai của họ, Kiểm sát viên có thể chụp ảnh,

vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, xem xét tại chỗ dấu vết, tài liệu liên quan… các tàiliệu này được lưu vào hồ sơ kiểm sát

- Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi

Trong mọi trường hợp khám nghiệm tử thi, Viện trưởng, phó Viện

trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra phải phân công Kiểm sát viên

kiểm sát việc khám nghiệm tử thi, trường hợp phải khai quật tử thi để khámnghiệm thì Kiểm sát viên phải kiểm tra sự cần thiết của việc khai quật, trình tự,thủ tiến hành khai quật theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự

Nếu việc khám nghiệm có vi phạm quy định của pháp luật thì Kiểm sát

viên trao đổi với Điều tra viên để khắc phục vi phạm hoặc báo cáo Viện trưởng,

phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền ra văn bảnyêu cầu cơ quan điều tra khắc phục kịp thời

- Kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản.

Khi kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản,Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên và những người tham gia xét xử khác chấp

hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành, đối với những trường hợp

không thể trì hoãn, lệnh khám xét hoặc thu giữ bưu kiện, bưu phẩm không có

sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, thì ngay sau khi nhận được văn bản thông báoviệc khám xét, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của cáclệnh và biên bản khám xét để kịp xử lý vi phạm, báo cáo Viện trưởng, phóViện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền có văn bản yêucầu cơ quan điều tra khắc phục

- Kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn,

bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Kiểm sát viên chủ động yêu cầu cơ quan Điều tra kịp thời lấy lời khaicủa những người làm chứng và người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,

Trang 31

người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, không để sót những chứng

cứ quan trọng mà họ trực tiếp nghe được, nhìn thấy hành vi phạm tội, bảo đảmcho họ thực hiện quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và những yêu cầu của mình đểlàm rõ vụ án, có thể tiến hành ghi âm, chụp ảnh Phải tuân theo đúng những

quy định của pháp luật trong suốt quá trình thực hiện

Trong quá trình điều tra và sau khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên

có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân

sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án để kiểmtra chứng cứ trong những trường hợp lời khai của họ có mâu thuẫn với nhauhoặc mâu thuẫn với những chứng cứ khác đã thu thập, hoặc nghi ngờ về tínhtrung thực trong lời khai của họ Quá trình này phải được lưu vào hồ sơ kiểmsát

- Kiểm sát việc hỏi cung bị can

Kiểm sát viên chủ động bàn bạc với Điều tra viên kế hoạch và đề ra yêucầu hỏi cung bị can ngay sau khi khởi tố bị can để làm rõ những vấn đề liên

quan đến tội phạm đã khởi tố, nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu hoặc có

vấn đề phát sinh thì yêu cầu Điều tra viên hỏi cung lại

Sau khi kết thúc điều tra, nhận hồ sơ vụ án từ cơ quan Điều tra chuyểnsang, Kiểm sát viên có thể gặp trực tiếp để hỏi cung bị can, kiểm tra tài liệu,chứng cứ trong hồ sơ vụ án

- Kiểm sát việc đối chất và nhận dạng

Trong quá trình kiểm sát điều tra hoặc sau khi kết thúc điều tra nếu thấy

có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng thì Kiểm sátviên yêu cầu cơ quan Điều tra hoặc trực tiếp tiến hành việc đối chất nhận dạng

theo đúng quy định của pháp luật, biên bản đối chất phải lưu vào hồ sơ vụ án

và hồ sơ kiểm sát

- Kiểm sát thực nghiệm điều tra

Đối với những vụ án cần phải thực nghiệm điều tra để kiểm tra và xác

minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án thì Kiểm sát viênyêu cầu Điều tra viên thực nghiệm điều tra , Kiểm sát viên phải nghiên cứu nộidung thực nghiệm, kế hoạch và kiểm sát việc thực nghiệm điều tra, nếu thấychứng cứ tình tiết chưa rõ thì có thể trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra yêu cầuthực nghiệm lại

- Kiểm sát việc trưng cầu giám định và việc giám định

Kiểm sát viên chủ động phát hiện các vấn đề cần phải giám định để báocáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy

Trang 32

quyền ra văn bản yêu cầu cơ quan Điều tra trưng cầu giám định, Kiểm sát viên

có quyền tham dự việc giám định đối với những việc phức tạp, nhưng phải báo

trước cho người giám định Nếu thấy nội dung giám định chưa rõ, chưa đầy đủ

hoặc phát hiện được những vấn đề mới có liên quan đến tình tiết vụ án thì báocáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủyquyền yêu cầu cơ quan Điều tra ra quyết định trưng cầu giám định bổ sunghoặc trực tiếp ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung

- Kiểm sát việc dùng tiếng nói chữ viết trong tố tụng hình sự.

Kiểm sát viên đảm bảo mọi hoạt động tố tụng hình sự được tiến hànhbằng tiếng Việt, người tham gia tố tụng dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộcmình theo quy định của luật tố tụng hình sự, phải có người phiên dịch đối với

trường hợp không sử dụng tiếng Việt được và việc này phải được ghi vào văn

bản và đưa vào hồ sơ vụ án

- Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án và giữ bí mật điều tra

Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ vụ án hình sự của Điều

tra viên, đảm bảo các hồ sơ phải đóng dấu bút lục và đưa vào hồ sơ vụ án

Kiểm sát viên phải giữ bí mật điều tra, yêu cầu Điều tra viên những người thamgia tố tụng, những người chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra, nếu có

vi phạm thì báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên đượcViện trưởng ủy quyền xem xét, xử lý, kiến nghị xử lý theo quy định của phápluật

2.2.1.8 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng

Kiểm sát viên chủ động yêu cầu Điều tra viên giải thích và bảo đảm thựchiện quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can và những ngườitham gia tố tụng khác trong hoạt động điều tra, việc giải thích quyền và nghĩa

vụ của người tham gia tố tụng phải được ghi vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụán

Trong quá trình kiểm sát điều tra, khi xác định bắt buộc phải có ngườibào chữa mà bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bàochữa, thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên báo cáo thủ trưởng, phó thủ

trưởng cơ quan Điều tra yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cửngười bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam, tổ chức

thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình

Trường hợp các tổ chức trên đã cử người bào chữa, nhưng bị can và người đại

diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì Kiểm sát viên phải yêu cầu

Điều tra viên lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án

Ngày đăng: 27/11/2015, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) Khác
2. Bộ luật hình sự năm 1999( sửa đổi bổ sung năm 2009) 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Khác
5. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 6. Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 Khác
7. Quyết định số 01/2003/VKSTC – TCCB ngày 19/02/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Khác
8. Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06/02/2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát Khác
9. Quyết định số 807/2007/QĐ-VKSTC ngày 25/7/2007 về việc ban hành quy chế kiểm sát thi hành án Khác
12. Quyết định số 07/2008.QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự Khác
13. Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Khác
14. Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. sách, báo, tạp chí và trang thông tin điện tử Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w