C HƯƠNG 2.
2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH
BẠC LIÊU
2.4.1Về tổ chức
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong ngành, đáp ứng kịp thời chức năng,
nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó. Tăng cường hoàn tất số lượng biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho phép.
Điều chỉnh lại tình hình nhân sự, sắp xếp các phòng và văn phòng một
cách hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ được nâng cao tay nghề, được tuyển chọn đào tạo theo đúng quy định của pháp luật
Tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị phương tiện phục vụ
cho hoạt động kiểm sát, xây dựng chính sách đãi ngộ, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật một cách hợp lý, giúp cán bộ ngành kiểm sát tận tâm, tận tụy
với công việc trước những khó khăn và tác động của cơ chế thị trường hiện
nay.
2.4.2 Về hoạt động của Viện kiểm sát
2.4.2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự.
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật để Viện kiểm sát thật sự
trở thành “một kênh thông tin” trong việc tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của
quần chúng nhân dân.
Kiểm sát chặt chẽ các nguồn tin báo, tố giác tội phạm của cơ quan Điều
tra, theo dõi quá trình lập hồ sơ vụ án của cơ quan Điều tra bằng các hoạt động
kiểm sát để kịp thời xử lý vi phạm và kiến nghị hướng khắc phục. Nghiên cứu
kỹ hồ sơ vụ án trước khi quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhất là bắt người khẩn cấp, tạm giữ và tạm giam. Hướng dẫn nâng cao kinh nghiệm cho kiểm sát viên trong công tác giám
định kỹ thuật hình sự, tổ chức nhiều buổi báo cáo, hội thảo liên ngành trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa Viện kiểm sát và cơ quan Điều
tra.
2.4.2.2 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ
Tăng cường thực hiện những phiên tòa mẫu, bắt buộc có sự tham gia
của Viện kiểm sát trong toàn tỉnh để học tập và rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng tranh luận của Kiểm sát viên.
Trước lúc Tòa ánđưa vụ án ra xét xử, Kiểm sát viên phải nghiên cứu
hồ sơ thật cụ thể, nắm chắc toàn bộ nội dung vụ án, dự đoán các tình huống có
thể xảy ra tại phiên tòa, phải nghiên cứu các căn cứ pháp luật có liên quan đến
việc truy cứu trách nhiệm hình sự và các căn cứ pháp luật khác có liên quan. Phải linh hoạt, nhạy bén trong tất cả các vụ án hình sự, trước khi mở
phiên tòa xét xử Kiểm sát viên không thể dự đoán hết mọi trường hợp xảy ra,
sau khi xét hỏi có nhũng chứng cứ có thể thay đổi, hướng đi của việc tranh luận
không phù hợp với những gì Kiểm sát viên dự đoán. Vì vậy, Kiểm sát viên phải
có tâm lý vững vàng cũng như năng lực xử lý tình huống, không bị bất ngờ, giữ được bình tĩnh trước sự thay đổi tình hình.
Đặc biệt khi có sự tham gia tranh luận của Luật sư, Kiểm sát viên phải lắng nghe cẩn thận và phân tích những ý kiến biện hộ, phải nắm chắc
chứng cứ nào là chứng cứ trọng tâm, những quan điểm khác nhau trong tranh
luận có ảnh hưởng đến yếu tố buộc tội đối với bị cáo, căn nhắc mức hình phạt.
Kiểm sát viên cần chú trọng tranh luận và đưa ra chứng cứ để chứng minh việc
truy tố của Viện kiểm sát là dựa trên căn cứ pháp luật.
2.4.2.3 Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia
đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của
pháp luật
Do đặc thù của công tác kiểm sát giải quyết án hành chính đòi hỏi cán
bộ, Kiểm sát viên làm công tác này không chỉ có nghiệp vụ vững chắc, chuyên
sâu mà đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Do đó đối với công tác tổ chức - cán bộ,
khi phân công nhiệm vụ công tác cần chú ý đến năng lực, sở trường công tác,
chuyên môn nghiệp vụ của người làm công tác này. Cần tăng cường, ổn định
bộ máy và cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm sát giải quyết án hành chính. Viện kiểm sát các cấp phải thường xuyên thông báo, rút kinh nghiệm đối
với những vụ án bị cấp giám đốc thẩm xử hủy án, những bản án có quyết định
kháng cáo, kháng nghị bị cấp phúc thẩm xử hủy án hoặc sửa lớn.Việc thông
báo, rút kinh nghiệm sẽ giúp cho việc nhận dạng vi phạm của Tòa án, từ đó rút
kinh nghiệm trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc
dân sự của Tòa án.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc hội thảo,
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với những vụ, việc phức tạp có nhiều ý
kiến khác nhau về quan điểm giải quyết.
Qua nghiên cứu thực tiễn, người viết có những kiến nghị như sau: nhằm
kiểm sát chặt chẽ các vụ, việc dân sự nên thay đổi khoản 2 điều 21 Bộ luật tố
tụng dân sự theo hướng, Viện kiểm sát có quyền kiểm sát quá trình giải quyết
các vụ, việc dân sự.
Tại điều 21 khoản 7 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân áp dụng những biện
pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng tại điều 100 của Bộ luật tố tụng dân sự thẩm
quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không quy định thẩm quyền
của Viện kiểm sát. Trên thực tế ít đương sự biết rằng mình có quyền yêu cầu
áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, tại điều 119 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn
cấp tạm thời nhưng nếu đương sự không có yêu cầu Tòa án không bao giờ tự
mình thực hiện quyền này hoặc đương sự có yêu cầu Tòa án khôngđồng ý thì nêu rõ lý do và thông báo cho người yêu cầu. Người viết kiến nghị bổ sung
khoản 2 điều 117 Bộ luật tố tụng dân sự như sau “nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán phải thông báo
bằng văn bản cho người yêu cầu và Viện kiểm sát biết”.
2.4.2.4 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án,
quyết định của Tòa án nhân dân.
Tiếp tục phối hợp với các ngành Công an, Tòa án để nắm và quản lý
chắc số người bị kết án phải thi hành. Chủ động yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án sau khi án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định, khắc phục tình trạng chậm ra quyết định thi hành án.
Sau khi có quyết định thi hành án, đối với các trường hợp bị kết án phạt tù đang tại ngoại phải theo dõi chặt chẽ và kiểm sát chặt những trường hợp tự
nguyện đến cơ quan Công an để chấp hành hình phạt, những trường hợp hết
hạn không tự nguyện để kịp thời yêu cầu Công an áp giải. Không để ra tình trạng trốn thi hành án đối với các bị án, trường hợp nào trốn phải yêu cầu Cơ
quan Công an truy nã có biện pháp tích cực truy bắt để thi hành án.
Đối với những trường hợp được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phải
kiểm sát chặt chẽ căn cứ pháp luật về điều kiện hoãn, tạm đình chỉ, thời gian được hoãnđể khi hết thời hạn yêu cầu ra quyết định thi hành án.
Tiếp tục áp dụng các phương để kiểm sát việc quản lý, giáo dục của Ủy
ban nhân dân xã, phường, Thị trấn đối với những người bị kết án treo, cải tạo
không giam giữ, coi đây là hoạt động thường xuyên, đi vào nề nếp.
2.4.2.5 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
Tăng cường cho trại tạm giam có biên chế nữ để tiện cho việc khám người, thu giữ tang vật, đổi mới trang thiết bị, xây dựng mới và sữa chữa thêm một số phòng để dễ dàng quản lý bị can.
Viện kiểm sát thực hiện nhiều cuộc kiểm tra bất thường để kịp thời phát
hiện được những vi phạm (nếu có). Thực hiện việc kiểm tra thường kỳ theo quy định, tránh việc nghiêng về nghe báo cáo của giám thị trại tạm giam, kiểm sát
chặt chẽ hồ sơ, sổ sách, chế độ thăm nuôi bị can… theo đúng quy định của
pháp luật
2.4.2.6 Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
Xúc tiến thành lập phòng khiếu tố riêng biệt với biên chế ít nhất từ 3 đến 4 người, trong đó có từ 1 đến 2 Kiểm sát viên để tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động khiếu tố.
Tăng cường công tác tập huấn, kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm, tổ
chức hội thảo theo vùng miền
Tổ chức họp liên ngành giữa Viện kiểm sát và các cơ quan tư pháp để
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, việc gửi công văn đề nghị phối hợp thông qua văn bản gửi bằng đường bưu điện, bằng thư điện tử để trao đổi, đề
nghị cũng thường được thực hiện, khi các ngành không có điều kiện tổ chức
họp hoặc khi có những vấn đề cần phải xác nhận, khẳng định của cơ quan hữu
KẾT LUẬN
Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận trong hệ thống bộ máy Nhà
nước, là cơ quan tư pháp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
thống nhất, lãnh đạo trong toàn ngành, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan
nào, tồn tại một cách độc lập và có vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Viện
kiểm sát, đặc biệt là theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Viện kiểm sát
tập trung thực hiện hai chức năng chính là thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Vì vậy, việc tìm hiểu tổ chức
và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Qua nghiên cứu đề tài, người viết đã tìm hiểu được những quy định của
pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh, người viết đi sâu vào tìm hiểu quy trình làm việc của Viện kiểm sát nhân
dân trong từng hoạt động cụ thể, nghiên cứu cơ cấu tổ chức của Việnkiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, cụ thể là Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Qua 15 năm
thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật, Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành cơ bản chức năng và nhiệm vụ của
mình. Bên cạnh đó, Viện cũng còn tồn tại một số bất cập và khó khăn trong cơ
cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là các văn bản quy
phạm pháp luật chưa quy định rõ ràng và một số bộ phận cán bộ của Viện chưa
nhận thức đúng đắn nhiệm vụ của mình làmảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu
Qua đề tài này, người viết đã nêu lên những vấn đề hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu trong tiến
trình cái cách tư pháp, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, hoàn thành nhiệm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản Quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm
2001)
2. Bộ luật hình sự năm 1999(sửa đổi bổ sung năm 2009)
3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
5. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
6. Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002
7. Quyết định số 01/2003/VKSTC – TCCB ngày 19/02/2003 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về bộ máy làm việc của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06/02/2006 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
9. Quyết định số 807/2007/QĐ-VKSTC ngày 25/7/2007 về việc ban hành quy chế kiểm sát thi hành án
10. Quyết định số 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát
việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giao dục người chấp hành án phạt tù 11. Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
12. Quyết định số 07/2008.QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra
các vụ án hình sự
13. Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
14. Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi
hành một số quy định của Bộ luật tốtụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong Tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân
trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
sách, báo, tạp chí và trang thông tin điện tử
15. Báo cáo số 412/BC-VKS-VP về tổng kết công tác Kiểm sát năm 2010 từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/11/2010 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Bạc Liêu.
16. Tạp chí Kiểm sát số 14 tháng 7 năm 2007
18. Tạp chí Kiểm sát số 21 tháng 11 năm 2008
19. Tạp chí Kiểm sát số 12 tháng 6 năm 2010
20. Trần Thế Vượng:tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội
21. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/nghi-quyet-49-ccua-bo-chinh-tri-dang-cong- san-viet-nam.405937.html
22. http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=24826